Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị cảm lạnh và tất tần tật những điều cha mẹ cần biết

Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để tìm ra cách trị và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh.

1. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

trẻ bị cảm lạnh

Cũng có dấu hiệu lâm sàng khá giống với cảm cúm, cảm lạnh sau khi hắt hơi thường xuyên thường có các triệu chứng như:

  • Sổ mũi: Mũi xuất hiện dịch đặc, gây khó ngủ cũng như khó chịu khi trẻ đi học. Ban đầu, dịch trong, loãng dễ “hỉ” nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh.
  • Sốt: Khác với cúm mùa, có thể trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cảm lạnh thông thường chỉ sốt nhẹ, 38 độ C.
  • Viêm long đường hô hấp trên: Trong thời gian từ 1-3 ngày, trẻ sẽ ho và ho có đờm sau đó là các biểu hiệu nghẹt mũi, há miệng để thở, ngủ ngáy.
  • Biếng ăn: Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống đồng thời, vị giác cũng sẽ thay đổi khẩu vị.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Khi trẻ bị sốt nên làm gì? Những nguyên tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

2. Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều

Cùng với các triệu chứng sổ mũi, sốt, biếng ăn thì khi bị cảm, trẻ thường xuyên bị nôn trớ vì bé nuốt nước mũi và nước bọt vào dạ dày. Điều này khiến đầy bụng quá mức, gây buồn nôn và nôn – một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể.

Trường hợp trẻ chỉ nôn trớ nhẹ, không sốt và không quấy khóc quá nhiều thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút sau khi nôn trớ, không cho ăn hoặc uống bất kì thứ gì.

Tiếp theo xoa bụng bé một cách nhẹ nhàng, bé có thể cảm thấy dễ chịu hơn. Sau khi ngừng nôn, nếu là trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú sữa mẹ, trẻ lớn hơn thì cho trẻ ăn một cái gì đó nhẹ và nhạt, ví dụ như một chiếc bánh quy, bánh mì, vài miếng chuối hoặc bơ,…

3. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Trẻ bị cảm lạnh là do một loại vi-rút gây kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng gây ra. Cảm lạnh có thể do hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra. Nhưng hầu hết cảm lạnh là do virus Rhino gây ra.

Virus cảm lạnh có thể lây lan qua:

  • Không khí: Nếu một người bị cảm lạnh hắt hơi hoặc ho, một lượng nhỏ vi rút từ đó đi vào không khí. Trẻ khi hít phải không khí này, virus sẽ bám vào bên trong mũi của trẻ, khiến trẻ cảm lạnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp: Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Đó là bởi vì trẻ thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt sau khi chạm vào người hoặc đồ vật khác. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay cho bé thường xuyên, tránh cho bé tiếp xúc với người khác bị cảm lạnh.

Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị cảm lạnh và dễ bị cảm lạnh hơn người lớn. Dưới đây là một số lý do tại sao:

  • Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ không mạnh bằng người lớn khi phải chống chọi với vi trùng lạnh.
  • Thời tiết lạnh và khô: Hầu hết các bệnh về đường hô hấp xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi trẻ em ở trong nhà và xung quanh có nhiều vi trùng hơn. Độ ẩm cũng giảm trong mùa này làm cho các lỗ thông trong mũi bị khô hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
  • Trường học hoặc nhà trẻ: Đây là những nơi đông người và trẻ thường xuyên sử dụng những vật dụng cá nhân với các bạn khác.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ tại: Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh mẹ không thể ngờ tới!

4. Biến chứng thường gặp khi bị cảm lạnh

Một số biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị cảm lạnh lâu ngày bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm xoang
  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng cổ họng

5. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cách trị cảm lạnh cho trẻ ngay tại nhà

trẻ bị cảm lạnh

Để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm và các biến chứng khôn xảy đến với con, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Có thể là nước chín để nguội, nước lọc, sữa ấm, cháo, súp, v.v.
  • Vệ sinh mũi: Để giúp trẻ không bị khó chịu khi ngủ hoặc thở bằng miệng hãy hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh rửa mũi khi bị bệnh bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (0.9 %), nước muối biển sâu hoặc có thể lấy mũi cho trẻ bằng khăn giấy sạch cuốn bấc sâu kèn.
  • Giảm ho: Các bài thuốc dân gian trị ho có thể áp dụng cho trường hợp này bao gồm: Hoa hồng bạch hấp cách thủy, tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong, mát-xa gan bàn chân bằng dầu nóng…

6. Trẻ bị cảm lạnh nên ăn gì?

Chắc chắn khi con bị ốm mẹ không nên ép ăn cơm hoặc đồ khô mà nên cho trẻ ăn súp hoặc cháo gà giúp làm dịu tình trạng cảm lạnh. Đồng thời các món ăn dạng lỏng này tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn so với các món nóng khác. Mẹ có thể bỏ thêm một số nguyên liệu như hành, gừng… nếu bé ăn được.

Các loại rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, hành đỏ… chứa một chất chống ô-xy hóa được gọi là quercetin có thể giúp chống lại các cơn cảm lạnh thông thường.

Cho bé thưởng thức sữa chua cũng là một lựa chọn hợp lý để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.

7. Khi nào cần đưa con bị cảm lạnh đến bác sĩ?

ho liên tục

  • Sốt liên tục: Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm khác.
  • Đau khi nuốt: Đau buốt khi nuốt cho thấy họng trẻ đã bị viêm.
  • Ho liên tục: Ho nặng hơn sau 2-3 tuần, trẻ có thể bị viêm tiểu phế quản và cần thuốc kháng sinh. Viêm xoang cũng làm con ho dai dắng.
  • Đau đầu và tắc mũi không khỏi: Trẻ đau quanh mắt và mặt, tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần, rất có thể con đã gặp biến chứng viêm xoang. Trẻ nên được đưa đến phòng khám để bác sĩ kê thuốc kháng sinh.
  • Trẻ khó thở hoặc thở nhanh, da chuyển màu hơi tái, không uống đủ nước, không tương tác bình thường, quấy khóc, khó chịu, các triệu chứng được cải thiện sau đó đột nhiên xấu đi, sốt kèm theo nổi ban… Đó là dấu hiệu nguy hiểm cần can thiệp y khoa ngay lập tức.

8. Biện pháp phòng ngừa trẻ em bị cảm lạnh

Cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng là bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Cha mẹ cũng cần lưu ý khi bổ sung vitamin C và kẽm không nên quá nhiều. Cho trẻ uống 3-4 ly nước chanh/ ngày có thể sẽ gây tác dụng ngược. Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng nhưng bất cứ cái gì quá nhiều đều không tốt.

Để tránh bị cảm lạnh, trẻ nên biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ cần rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày. Trong mùa dịch bệnh, nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người. Giáo dục trẻ khi ho khạc vào khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác.

Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ không cần quá lo lắng vì “Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương”. Thực tế cho thấy chưa có loại thuốc nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường nên bạn chỉ cần cố gắng làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi cơ, đau đầu và sốt để giảm bớt khó chịu cho trẻ.

[inline_article id=241212]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Cách điều trị khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

Thông thường, khi trẻ bị trúng gió, cha mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện như bệnh cảm cúm; ớn lạnh; buồn nôn,…Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ bị trúng gió lại không rõ nguyên nhân, cũng như là ít có biểu hiện ra bên ngoài.

Vậy làm làm thế nào để xử lý và điều trị khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân? 

1. Làm sạch và loại bỏ chất nhầy trong mũi bé

trẻ bị trúng gió phải làm sao

Khi trẻ còn nhỏ, nhất là trong giai đoạn 6 tháng tuổi, đường thở chủ yếu của con là bằng mũi (chưa biết thở miệng). Vì vậy, các chất nhầy đóng kín trong mũi sẽ khiến hơi thở của con trở nên nặng nề.  Do đó cha mẹ cần ưu tiên làm sạch mũi cho bé, để con thở dễ dàng hơn.

Cha mẹ có thể sử dụng ống tiêm làm sạch cho trẻ, khi con bị trúng gió và nghẹt mũi.

Cách sử dụng ống tiêm bóng đèn để làm sạch mũi:

  • Dùng tay bóp hết phần không khí của ống tiêm ra ngoài.
  • Đưa phần ống tiêm vào vị trí mũi của trẻ, sao cho vuông góc với mặt.
  • Thả từ từ ngón tay để hút ngược không khí và dịch mũi của bé vào bên trong bóng.
  • Loại bỏ phần dịch mũi sau khi hút khỏi mũi của trẻ vào khăn giấy; hoặc chậu nước sạch.

Hoặc để đơn giản hơn,  mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Dần dần dịch mũi sẽ tan dần; và mang lại hơi thở thông thoáng cho con.

>> Mẹ cũng có thể tham khảo thêm Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biết

2. Cho trẻ uống đủ nước

Cũng giống như người lớn, trẻ bị trúng gió hoặc bị bệnh sẽ thường không muốn ăn. Tuy nhiên, cha mẹ cần khuyến khích con ăn hoặc bú để con có sức khỏe chống lại bệnh.

Lúc này, cha mẹ nên tăng cường cho trẻ bú sữa, để luôn đảm bảo là trẻ không bị mất nước. Trường hợp khác, cha mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc có nên sử dụng nước điện giải cho trẻ sơ sinh khi bị trúng gió không.

>> Cùng chủ đề: Đâu là nguyên nhân chính khiến trẻ bị cảm lạnh?

3. Đặt trẻ bị trúng gió vào không gian có nhiều độ ẩm

bé bị cảm gió

Đối với  người lớn, khi bị nghẹt mũi, chúng ta có thể ho hoặc khịt mũi mạnh để loại bỏ chất nhầy. Nhưng trẻ sơ sinh thì không đủ sức để hành động tương tự.

Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng cách đưa bé vào nhà tắm và bật vòi sen nước ấm, nhằm tạo độ ẩm và nhiều hơi nước. Cách này sẽ giúp làm lỏng chất nhầy trong mũi và cổ họng; giúp giảm phần nào các triệu chứng ho và sổ mũi của con.

Cha mẹ có thể tham khảo qua bài viết “nhiệt độ phòng cho trẻ bao nhiêu là phù hợp?”, để đảm bảo chọn đúng nhiệt độ thích hợp cho con khi đi ngủ.

4. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ bị trúng gió cần ngủ nhiều hơn. Bé có thể cần ngủ trưa nhiều hơn bình thường hoặc ngủ thêm giấc. Nhưng tất cả những triệu chứng trúng gió có thể khiến bé khó ngủ lại.

Một thói quen thoải mái trước khi đi ngủ; chẳng hạn như chơi nhạc hoặc đi tắm cùng nhau; có thể giúp ích rất nhiều cho việc khuyến khích con thư giãn, nghỉ ngơi.

>> Mẹ xem thêm cách “Đánh bay” virut cảm lạnh

5. Bật máy tạo ẩm cho con khi ngủ

Đặt một máy tạo độ ẩm phun sương mát mẻ trong phòng của bé khi ngủ trưa và ban đêm có thể được coi là một phương pháp chữa trúng gió. Vì máy tạo độ ẩm làm ẩm không khí giúp giảm ho và tắc nghẽn.

Để máy tạo độ ẩm xa tầm tay của bé; và đổ đầy nước sạch hàng ngày để máy không bị ẩm mốc. Ngoài ra, nhớ không để nhiệt tăng quá cao; điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nghẹt mũi của bé.

6. Trẻ bị trúng gió phải làm sao? Một số gợi ý khác

trẻ bị cảm gió

Mẹ có thể thử những cách này để giảm triệu chứng khi trẻ bị trúng gió:

  • Tắm bé bằng nước ấm.
  • Bổ sung nước cho bé bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc nước lọc.
  • Dùng nước muối sinh lý và một ống hút mũi bằng cao su để làm lỏng và hút dịch trong mũi bé.
  • Đặt một vài cái khăn hoặc chêm thêm tấm lót dưới đệm của bé, giúp bé nằm cao đầu để bé dễ thở.
  • Đặt máy tạo ẩm/ phun sương trong phòng bé hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước hoặc tắm trong khoảng 15 phút để giúp thông đường mũi cho bé.

(Lưu ý: Mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG cạo gió cho con nhé. Da của con còn rất mỏng và có thể làm tổn thương con.)

>> Mẹ tìm hiểu ngay: 5 mẹo nhỏ giúp phòng ngừa cảm lạnh cho bé

7. Trẻ bị trúng gió có nên cạo gió không?

Theo Tây y, cách điều trị bệnh cảm bằng cách cho trẻ uống thuốc cảm, và vitamin C để tăng sức đề kháng. Đồng thời làm nóng vùng nhiễm lạnh để làm giãn tĩnh mạch. Ngược lại, theo Đông y sẽ chữa trúng gió bằng cách cạo gió, đánh gió bằng dầu nóng.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa Nhi, cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG không nên áp dụng bất kì hình thức cạo gió nào đối với trẻ em. Vì da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương. Khí huyết của bé cũng rất yếu nên sẽ không chịu được độ ma sát cao khi cạo gió.

Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu trẻ bị sốt xuất huyết hoặc đó bị rối loạn đông máu.

[inline_article id=78532]

8. Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?

khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị trúng gió đã được điều trị tại nhà từ 1 – 2 ngày, nhưng tình trạng không thuyên giảm. Thậm chí còn trầm trọng hơn. Lúc này cha mẹ nên ưu tiên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi, để được chẩn đoán chính xác.

Cần đưa bé đến bệnh viện sớm nếu:

  • Thở gấp.
  • Đau tai.
  • Đau ngực và bụng.
  • Đau đầu, họng và mặt hơn.
  • Ngủ lịm hoặc mệt mỏi bất thường.
  • Không thể nuốt trôi thức ăn và uống nước.
  • Sưng và đau họng nghiêm trọng gây cản trở nuốt.
  • Sốt 38,5 độ C trở lên hoặc 38 độ C kéo dài hơn 1 ngày.

Để hạn chế tình trạng trẻ bị trúng gió, mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, vào những ngày lạnh mẹ cần áp dụng quy tắc “4 Ấm – 1 Lạnh” để giữ ấm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị trúng gió là bệnh mà trẻ có thể sẽ phải trải qua. Thành thử, điều quan trọng cha mẹ cần biết đó chính là cách xử lý phù hợp. Và tất cả nội dung trên là những gì cha mẹ cần biết về cách xử lý khi trẻ bị trúng gió (không rõ nguyên nhân).

[inline_article id=186678]

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Hướng dẫn cách làm siro cam tại nhà vừa ngon vừa an toàn đảm bảo trẻ thích mê

Trong thời tiết oi bức như thế này, chẳng có gì tuyệt bằng việc thưởng thức những cốc siro mát lành do chính tay mình làm. Nếu yêu thích vị chua, ngọt tự nhiên của cam, bạn có thể tham khảo qua cách làm siro cam mà Marry Baby gợi ý sau đây.

cách làm siro cam tại nhà

Có thể nói siro là nguyên liệu tuyệt vời để pha chế ra các loại thức uống giải nhiệt giúp thỏa mãn cơn khát trong những ngày hè. Trà, cocktail hay những ly siro đá bào là các món khoái khẩu của các bé.

Thay vì mua ở ngoài, bạn có thể trổ tài tự làm siro cho con vừa đảm bảo vệ sinh, lại có thể điều chỉnh theo đúng ý thích của bé yêu. Cùng vào bếp ngay với Marry Baby để học cách làm siro cam ngay mẹ nhé!

Siro cam và những lợi ích thiết thực với sức khỏe bé yêu

lợi ích khi cho trẻ dùng nước cam

Được chế biến từ những quả cam tươi nên chắc chắn loại siro này sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Một trong số đó phải kể đến tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi tình trạng nhiễm trùng và bệnh tật. Chính vì vậy, khi thời tiết giao mùa, mẹ có thể đổi món cho bé dùng siro cam thường xuyên hơn để tránh bị cảm vặt.

Nhờ lượng chất xơ dồi dào nên cam cũng là thực phẩm tuyệt vời giúp phòng ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ. Điều thú vị hơn nữa là trẻ được uống nước cam thường xuyên sẽ không phải gặp vấn đề còi xương. Bởi lẽ, các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, kẽm, mangan… có rất nhiều trong từng tép cam tươi, tất cả đều góp phần hình thành nên hệ xương vững chắc cho cơ thể.

Bật mí cách làm siro cam đơn giản không tưởng

Marry Baby sẽ gợi ý 2 cách làm siro cam nhanh nhất và dễ làm nhất cho mẹ mới bắt đầu làm món này cho con nhưng không kém phần bổ dưỡng đâu nhé.

1. Cách làm siro cam truyền thống

Với cách làm siro cam này, bạn cần chuẩn bị:

  • Cam vàng: 4 quả
  • Chanh: 2 quả
  • Vani: 1 thìa cà phê
  • Đường trắng: 100 gram

Đầu tiên, bạn rửa sạch cam và chanh, sau đó dùng dao sắc cắt thành từng miếng mỏng. Tiếp đến, cho toàn bộ phần cam, chanh vừa sơ chế ở trên vào nồi, thêm đường trắng, vani.

Tiếp tục đổ khoảng 2 bát (chén) nước lọc vào nồi rồi bật bếp nấu cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Lưu ý: Bạn nên để lửa vừa, khi nấu đảo nhẹ để cam và chanh không dính nồi gây cháy. Thành phẩm siro sau khi nấu có màu vàng đậm là đạt yêu cầu.

Bạn tắt bếp, để siro nguội rồi đổ vào hũ hoặc lọ thủy tinh bảo quản. Bạn nên đậy nắp thật kín để tránh tình trạng siro bị nhiễm tạp khuẩn.

2. Siro cam mật ong

cách làm siro cam mật ong

Khác với công thức trên, ở cách làm siro cam này có thêm nguyên liệu mật ong. Đây cũng là một trong những cách làm siro cam nhanh nhất đấy mẹ. Bạn cần chuẩn bị:

  • Cam vàng: 2 quả
  • Đường thốt nốt hoặc đường phèn: 100 gram
  • Mật ong: 60ml
  • Nước: 500ml

Cam rửa sạch, gọt lấy vỏ cam và bỏ phần cùi trắng. Vỏ cam thái lát mỏng rồi ngâm trong nước muối pha loãng.

Chuẩn bị nồi sạch, cho nước và đường vào đun cho đến khi đường tan hoàn toàn. Vỏ cam sau khi ngâm một thời gian, bạn vớt ra rồi rửa lại sơ 2–3 lần cho bớt tinh dầu, để ráo nước.

Khi nồi nước đường sôi, bạn cho toàn bộ vỏ cam vào đun đến khi thấy vỏ trong. Tiếp tục cho phần thịt quả (tép cam) vào, đun sôi với ngọn lửa vừa. Nấu cho đến khi hỗn hợp hơi sệt lại, chuyển sang màu cánh gián nhẹ. Chờ hỗn hợp nguội rồi cho mật ong vào, trộn đều, đổ siro vào lọ bảo quản.

Cách làm siro cam không dùng nhiệt hay cách làm siro cam ngâm đường

Theo cách làm siro cam truyền thống là đun sôi hỗn hợp gồm: nước, đường, cam cho đến khi đường tan hết, hỗn hợp siro lên màu đẹp. Thành phẩm thu được cần lưu trữ trong lọ hoặc bình.

Tuy nhiên, một vấn đề nhiều bà nội trợ gặp phải trong khi đun nấu là có thể bị các giọt nước sôi bắn ra gây bỏng. Vì lý do này mà một số người chuyển sang chọn cách làm siro cam không cần nhiệt hay còn gọi là cách làm siro cam ngâm đường.

[inline_article id=203947]

Ở phương pháp này, bạn chỉ việc ướp những lát cam với đường trong hũ thủy tinh kín, đợi 1−2 ngày cho nước cam tiết ra hết quyện với đường thành dung dịch hơi sánh. Sau khi đường tan hết, bạn cho hũ vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Khi cần pha siro uống, bạn lấy ra vài lát cam, cùng ít nước siro, cho vào ly rồi thêm đá là đã có ly siro cam ngon giải nhiệt cho bé.

Lưu ý khi làm cam ngâm đường, bạn nên lau cam thật khô trước khi thái để khi ngâm hỗn hợp không bị mốc hay lên men. Với cách làm siro cam này, bạn sẽ không mất công dọn dẹp nhiều, không tốn thì giờ chờ siro nguội và đặc biệt không phải lo bị bỏng.

Tuy nhiên, siro cam nấu bằng nhiệt sẽ có thời gian bảo quản được lâu hơn. Bởi lẽ việc đun sôi sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể gây phân hủy siro. Mặt khác, cách làm không dùng nhiệt khiến thời gian ngâm cam có thể kéo dài, đồng thời có kèm theo hiện tượng lên men.

Bỏ túi ngay mẹo chọn cam tươi, ngon

chọn nguyên liệu cho cách làm siro cam

Tùy vào sở thích mà bạn có thể lựa chọn bất kỳ cách làm siro cam nào ở trên. Tuy nhiên, thành quả làm ra để hoàn hảo thì không thể thiếu nguyên liệu tươi, ngon. Một số lưu ý về cách chọn cam dành cho bà nội trợ bao gồm:

  • Chọn quả chín, đồng màu, mỏng vỏ, quả to vừa cầm chắc tay.
  • Quả cam tươi khi sờ vào núm cuống thấy chặt, bẻ bằng tay không rụng ngay được. Ngoài ra với quả tươi, khi bóp nhẹ sẽ thấy dầu cam tiết ra.
  • Trường hợp nếu muốn pha nước cam, bạn nên để ý lựa những quả căng mọng, phần cuống hơi lõm xuống nhiều hơn so với xung quanh.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về cách làm siro cam, cũng như mẹo để lựa chọn nguyên liệu chế biến hoàn hảo. Đừng quên chia sẻ thêm kinh nghiệm làm siro của bạn ngay bên dưới phần bình luận nhé!