Chính vì lý do đó, việc biết cách chăm sóc để bé bị tay chân miệng giảm bớt các triệu chứng và mau khỏi là hết sức quan trọng. Nếu ở nhà cha mẹ vẫn còn bé chưa mắc bệnh tay chân miệng thì bài viết này cũng vô cùng hữu ích. Vì cha mẹ có thể biết cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ.
Và đầu tiên, trước khi bật mí bé bị tay chân miệng phải làm sao, cha mẹ hãy cùng xem qua tay chân miệng lây lan bằng cách nào nhé!
1. Nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em
Các triệu chứng khi trẻ bị tay chân miệng thường xuất hiện từ 7-10 ngày. Dấu hiệu tay chân miệng bao gồm sốt, ho, chảy mũi, lở loét miệng và phát ban quanh miệng, tay chân. Lúc này, cha mẹ phải ở bên cạnh và chăm sóc cho bé bị tay chân miệng thật kỹ.
Theo NHS, trẻ bị nhiễm hoặc lây tay chân miệng qua các con đường sau:
- Tiếp xúc với các giọt nước bọt có chứa virus sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
- Chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm; hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
- Chạm vào phân của người bị bệnh; chẳng hạn như thay tã, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của chính mình.
- Khi chạm vào các đồ vật và bề mặt có virus như tay nắm cửa hoặc đồ chơi. Sau đó trẻ lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng để rồi mình bị nhiễm virus.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
2.1 Cách ly và cho trẻ nghỉ học
Khi bé bị tay chân miệng nên làm gì? Cha mẹ cần trẻ cách ly với các trẻ nhỏ khác, không đi học trong 10 ngày đầu khi bị tay chân miệng để tránh lây cho các bạn khác.
Cha mẹ, người thân khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng nên đeo khẩu trang và rửa tay sạch bằng xà phòng để sát khuẩn, tránh lây lan bệnh.
2.2 Đảm bảo trẻ được có đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
Sốt do tay chân miệng kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói hay tình trạng đau khi nuốt do các vết loét trong miệng khiến trẻ lười uống nước, cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mất nước gây ra. Vì vậy, để chăm sóc cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
2.3 Tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc hạ sốt
Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt và giảm đau như paracetamol, ibuprofen. Các loại thuốc còn lại nếu dùng phải do bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối mẹ không tự ý cho bé sử dụng thuốc giảm đau aspirin.
Hãy phối hợp sát sao cùng bác sĩ để có thể chăm sóc tốt nhất cho bé bị tay chân miệng cha mẹ nhé!
2.4 Súc miệng nước muối sinh lý và vệ sinh cơ thể
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bằng cách vệ sinh miệng cho bé bằng dung dịch sát khuẩn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.
Dùng các loại dung dịch sát khuẩn vệ sinh vết lở loét trên da để tránh bội nhiễm. Không cần kiêng nước và kiêng tắm cho bé. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ da bé để tránh nhiễm khuẩn.
2.5 Sát khuẩn các dụng cụ cá nhân của bé
Quần áo, tã lót hay vật dụng của trẻ bị bệnh cần được ngâm dung dịch sát khuẩn; hoặc luộc qua nước sôi. Ngoài chăm sóc vệ sinh cho bé bị tay chân miệng, cha mẹ cũng nên xịt khử khuẩn nhà cửa, vệ sinh đồ vật, bàn ghế, vật dụng trong nhà thật kỹ; để phòng người khác chạm vào virus.
2.6 Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho con
Cho trẻ ăn đa dạng chất dinh dưỡng; thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau củ quả, sữa chua, súp, cháo gà,… và uống nhiều nước.
Không cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi ngậm vú giả; ăn thức ăn chứa axit, cứng, chua cay và nóng; vì chúng khiến vết loét của trẻ trở nặng hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cần liên tục theo dõi tình trạng bệnh của bé để khi có dấu hiệu bất thường có thể đưa bé đến bệnh viện kịp thời.
>> Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?
3. Khi nào cần đưa trẻ bị tay chân miệng gặp bác sĩ chăm sóc?
Sau khi đã chăm sóc trẻ bị tay chân miệng giống như bên trên mà tình trạng bệnh của bé chưa thuyên giảm. Hãy liên hệ bác sĩ ngay nếu trẻ có các dấu hiệu như sau:
- Đi loạng choạng.
- Bé co giật, hôn mê.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
- Các triệu chứng của trẻ không cải thiện sau 7 đến 10 ngày.
- Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
- Trẻ bị sốt trên 39 độ C, kéo dài hơn 3 ngày; hoặc cảm thấy nóng và rùng mình.
- Các triệu chứng của trẻ bị tay chân miệng trở nên bất thường khiến cha mẹ lo lắng.
- Trẻ bị mất nước, đòi uống nước liên tục. Trẻ cũng không đi tiểu thường xuyên như bình thường.
[inline_article id=177418]
4. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ
Cách chăm sóc trên là dành cho bé đã bị tay chân miệng. Nếu ở nhà cha mẹ còn bé chưa mắc bệnh, hãy tham khảo cách phòng ngừa dưới đây.
– Rửa tay:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn .
Luôn rửa tay:
- Sau khi thay tã.
- Sau khi đi vệ sinh.
- Sau khi hắt hơi, ho hoặc hắt hơi.
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh nếu cha mẹ là bác sĩ.
Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách rửa tay và đảm bảo bé rửa tay thường xuyên.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ sốt nhẹ kéo dài là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa
– Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của mình:
Bé và cha mẹ có thể bị nhiễm bệnh tay chân miệng nếu chạm vào nơi có virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hạn chế chạm vào mặt khi chưa rửa tay kỹ.
– Hạn chế tiếp xúc gần:
Việc tiếp, nói chuyện gần người bệnh sẽ khiến bé và cha mẹ mắc bệnh. Hãy giữ khoảng cách để đảm bảo sức khỏe
Trên đây là cách chăm sóc bé bị tay chân miệng cũng như cách phòng để ngăn ngừa trẻ bị tay chân miệng. Cha mẹ nên bỏ túi những thông tin này vì bệnh tay chân miệng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ; đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.