Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ em hay bị chảy máu cam: Nguyên nhân và cách xử trí hợp lý

Các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng khi thấy con mình chảy máu cam. Họ có rất nhiều những thắc mắc quanh vấn đề đó. Vậy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì và biết cách chăm sóc con khi bị chảy máu cam.

Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì?

Để biết trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì, cha mẹ cần tìm hiểu rõ về căn bệnh này. Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là chỉ tình trạng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, gây chảy máu. Máu chỉ chảy trong một khoảng thời gian ngắn rồi tự động ngưng.

Nhiều trẻ em gặp hiện tượng chảy máu cam nhiều lần trong 1 tuần khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Nhưng đây là tình trạng thường gặp ở các trẻ có độ tuổi từ 3-10 tuổi, nhất là các bé 2-3 tuổi. Mà với các bé này thì bệnh chảy máu cam thường là lành tính và nhanh khỏi.

 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Chảy máu cam là chỉ hiện tượng các mạch máu trong mũi bị vỡ và gây chảy máu

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ hay bị chảy máu cam? Nguyên nhân chảy máu cam của trẻ có thể do vật lý (tại chỗ) hay bệnh lý (liên quan đến vùng tai mũi họng). Theo đó, các bậc làm cha làm mẹ cần xác định rõ nguyên nhân con bị chảy máu cam để có phương án điều trị phù hợp, an toàn.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay bị chảy máu cam mà cha mẹ cần biết: 

  • Thời tiết hanh khô, sử dụng điều hòa, máy lạnh hay máy sưởi trong thời gian dài làm mạch máu trong mũi vỡ gây chảy máu.
  • Nhiều trẻ thường ngoáy mũi quá sâu và mạnh khiến các mạch máu trong mũi bị tổn thương. 
  • Trẻ cào, gãi hay vô tình đưa dị vật vào bên sâu trong mũi. 
  • Mũi bị va chạm mạnh trong quá trình trẻ vui chơi, chạy nhảy.
  • Trẻ hắt hơi hay xì mũi quá mạnh cũng có thể gây chảy máu cam. 
  • Nguyên nhân do vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi.
  • Trẻ bị gãy xương mũi, vỡ nền sọ do chấn thương cũng có thể gây chảy máu mũi. Bố mẹ không được xem nhẹ trong trường hợp này. 
  • Nguyên nhân bệnh lý là trẻ mắc một số bệnh về huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu….
  • Nguyên nhân hiếm gặp là trẻ bị các khối u (lành tính và ác tính) ở vùng tai mũi họng. 
 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Nguyên nhân chảy máu mũi cũng có thể do trẻ vui chơi, chạy nhảy

Trẻ em hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Nhiều bậc phụ huynh hoảng sợ khi thấy con thường xuyên bị chảy máu cam. Vậy trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Theo các bác sĩ, trẻ em bị chảy máu cam là bình thường khi cơ thể quá nóng hay thiếu vitamin C.

Nhưng với những trẻ bị chảy máu cam thường xuyên thì cha mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là dấu hiệu của của một số bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, hay khối u mũi (u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.

Cha mẹ đã hiểu trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì rồi đúng không nào. Đó có thể là dấu hiệu của những bệnh vô cũng nguy hiểm nên các bậc làm cha làm mẹ chớ có chủ quan.

Những sai lầm cha mẹ cần tránh khi sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì sơ cứu ra sao? Khi con bị chảy máu cam, các bậc làm cha làm mẹ đều có tâm lý lo lắng, thậm chí mất bình tĩnh.

Do đó, trong quá trình sơ cứu cho bé có thể mắc phải một số sai lầm khiến tình trạng chảy máu cam ngày càng tồi tệ. Bố mẹ cần tham khảo để tránh gặp phải một số sai lầm dưới đây. 

1. Cho bé nằm hoặc ngả đầu ra sau

Nhiều bố mẹ cho con nằm xuống hay ngửa đầu ra sau là sai lầm phổ biến và tai hại khi sơ cứu chảy máu cam. Vì điều này có thể làm máu chảy càng nhiều xuống cổ họng khiến bé khó chịu, bị ngạt và sặc máu. Nhiều bé nghiêm trọng hơn là gây khó thở và ngộ độc máu.

2. Cầm máu bằng bông, gạc, giấy

Theo thói quen, nhiều bố mẹ cầm máu cho con bằng cách lấy bông, gạc, giấy thấm nhét vào mũi. Nhưng không ai có thể chắc chắn bông, gạc hay giấy thấm đã được vô khuẩn. Những vật dụng cầm máu này khi tiếp xúc với mũi trẻ có thể sẽ gây nhiễm trùng.

 trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì
Dùng giấy ngăn máu chảy có thể không hợp vệ sinh

3. Lạm dụng nước muối sinh lý

Nhiều phụ huynh cứ nghĩ, nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên tạo độ ẩm cho mũi nên niêm mạc mũi không bị khô và con không bị chảy máu cam.

Thực tế, nếu cha mẹ nhỏ nước muối sinh lý Tuy nhiên, nhỏ muối sinh lý quá nhiều chỉ có tác dụng tạo độ ẩm tức thời và lâu dài làm mũi khô hơn. 

Cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam đúng và an toàn

Nếu trẻ bị chảy máu cam thông thường thì bố mẹ vẫn có thể tự sơ cứu tại nhà giúp cầm máu nhanh chóng. Cùng xem cách hướng dẫn chi tiết dưới đây: 

  • Hãy giúp con bình tĩnh vì nhiều bé thấy máu sẽ hoảng loạn, sợ hãi và quấy khóc. 
  • Bố mẹ cần để con đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.
  • Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Cứ giữ chặt như vậy khoảng 10 phút. Nếu trẻ đã lớn thì bố mẹ có thể hướng dẫn để con tự làm sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. 
  • Sau 10 phút giữ chặt mũi thì bố mẹ thả tay ra và chờ đợi. Nếu máu ngừng chảy thì cho bé nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi và chảy xuống họng). Không được cho con nuốt máu vì có thể khiến bé bị sặc, nôn mửa hay ngộ độc.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để trị dứt điểm?

Con bị chảy máu cam, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì có nguy hiểm không? Chảy máu cam chính là một phản ứng thường gặp ở trẻ khi gặp phải các kích thích từ điều kiện sống. Nhưng bố mẹ không được chủ quan khi con bố một số biểu hiện như: 

  • Con chảy máu cam liên tục và không thể cầm dù bố mẹ đã bóp mũi hơn 10 phút bóp mũi. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn mất máu.
  • Trẻ bị chảy máu cam liên tục và cứ lặp đi lặp lại mà không tìm ra nguyên nhân. Có thể đây là dấu hiệu bệnh về mũi. Vậy nên cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để tìm nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời.
  • Bố mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám ngay khi chảy máu mũi kèm theo xuất hiện các vết tím bầm dập trên cơ thể. Hay trẻ chảy máu chảy máu đồng thời ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu…
  • Trẻ mắc các bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia… và ảnh hưởng tới chức năng đông máu.
  • Tim trẻ đập nhanh, khó thở và khạc hay nôn ra máu.

Nên phòng tránh tình trạng trẻ bị chảy máu cam như thế nào?

Với một số nguyên nhân chảy máu cam của trẻ do vật lý gây nên thì bố mẹ có thể giúp con phòng ngừa với một số cách dưới đây:

  • Thường xuyên để ý và cắt ngắn móng tay để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi.
  • Bố mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh không khí khô.
  • Các gia đình cần chú ý, không để trẻ hít phải khói thuốc lá ngăn ngừa tình trạng khô mũi.
  • Nên để trẻ mở miệng khi hắt hơi.
  • Bố mẹ hướng dẫn con cách xì mũi nhẹ nhàng.
  • Nếu con bị chảy máu mũi nên để trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ ngả về phía trước. Tuyệt đối, các bậc phụ huynh không đặt trẻ nằm, ngả đầu ra sau hay kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Hạn chế dùng thuốc aspirin bởi có nguy cơ tăng chảy máu.
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi nhưng không lạm dụng. 

Vậy là các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ em hay bị chảy máu cam là bệnh gì rồi đúng không nào. Nếu trẻ chảy máu cam do vật lý tác động thì bố mẹ có thể sơ cứu ngay tại nhà cho con. Còn nếu chảy máu cam do bệnh lý thì cần đưa con đi khám ngay tại trung tâm y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và không nên ăn gì để trị dứt điểm?

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Rất nhiều mẹ còn lúng túng trong việc bổ sung dinh dưỡng khi trẻ hay bị chảy máu cam. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây của MarryBaby để chăm sóc con nhỏ nhé.

Trẻ bị chảy máu cam hay chảy máu mũi (Nosebleed) khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến, xuất hiện nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Bé có thể hoảng sợ nên mẹ cần trấn an và sơ cứu cho con đúng kỹ thuật. Đồng thời mẹ cần biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để bổ sung dinh dưỡng phù hợp, giúp con mau phục hồi nhé.

Các dạng chảy máu cam thường gặp

1. Trẻ bị chảy máu mũi trước

  • Chiếm khoảng 90% trường hợp. Xuất phát từ phía trước mũi. Vị trí hay bị chảy máu nhất là đám rối kieselbach ở phần dưới của vách ngăn mũi. Khu vực này chứa nhiều mạch máu nhỏ rất dễ vỡ khi xì mũi hay khi có chấn thương cục bộ (ngoáy mũi, day mũi).
  • Rất phổ biến ở những vùng khí hậu hanh khô hay môi trường khô (dùng lò sưởi, máy điều hòa kéo dài). Tình trạng khô niêm mạc khiến vách ngăn mũi có vảy, nứt nẻ và chảy máu.
  • Thường chảy máu một bên. Máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Chảy máu dai dẳng, khối lượng không nhiều. Thường ngừng chảy máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu. Trường hợp nặng cần thực hiện kỹ thuật “đốt” điểm mạch bằng nitrat bạc hoặc hóa chất khác.

2. Trẻ bị chảy máu mũi sau  

  • Chiếm khoảng 10% trường hợp, thường liên quan tới các mạch máu ở cao hơn và sâu hơn của mũi.
  • Tuy không phổ biến ở trẻ em nhưng chảy máu mũi sau nguy hiểm, khó kiểm soát hơn và cần được chăm sóc y tế. Tình trạng này hay xuất hiện ở người cao tuổi, người huyết áp cao hay chấn thương vùng mũi mặt.
  • Thường chảy máu cả hai bên. Máu mũi chảy ra phía sau và chủ yếu đi xuống họng. Máu chảy nhiều, có thể nguy kịch. Kiểm soát bằng cách nhét bấc mũi hoặc thắt mạch máu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Vì sao trẻ bị chảy máu cam? Trẻ hay bị chảy máu cam là bệnh gì? Muốn biết trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì, mẹ nên biết nguyên nhân gây bệnh. Bé bị chảy máu cam do các nguyên nhân sau:

1. Nguyên nhân gây chảy máu mũi trong hốc mũi

bé bị chảy máu cam là thiếu chất gì

Do viêm mũi cấp tính và mãn tính gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng trong hốc mũi.

Đồng thời, lớp chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước. Chính vì vậy, trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.

  • U mũi: Bao gồm u hốc mũi lành hoặc ác tính và u cơ vòm mũi họng gây ra hiện tượng chảy máu cam. Những khối u này có thể là lành tính và cũng có thể là ác tính nhưng chủ yếu là lành tính. Để chắc chắn, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
  • Dị vật mũi: Khi trẻ nghịch ngợm nhét hạt cườm, hạt lạc (đậu phộng) hoặc các vật sắc nhọn vào trong hốc mũi gây viêm loét và chảy máu cam.
  • Chấn thương mũi: Do nhiều nguyên nhân khác nhau như trẻ đánh nhau hay tai nạn sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi, làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng lớn có thể tử vong.

2. Chảy máu mũi ngoài hốc mũi

Hiện tượng này do các loại bệnh lý gây ra bao gồm:

  • Cúm
  • Thương hàn
  • Sốt xuất huyết
  • Bệnh viêm cầu thận cấp
  • Sử dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh

3. Một số nguyên nhân khác

  • Mất cân bằng độ ẩm: Thời tiết nóng nực, nhiều gia đình sử dụng điều hòa suốt cả ngày là nguyên nhân làm khô không khí ở môi trường xung quanh, do đó làm cho mũi trẻ bị khô, dễ chảy máu cam.
  • Thiếu vitamin C: Vitamin C là loại vitamin vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của trẻ, có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ trẻ đặc biệt chống lại các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt vitamin C còn tăng sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ việc hấp thu sắt canxi. Thiếu hụt vitamin C ngoài việc khiến da khô ráp, dễ xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ) sẽ làm cho sức đề kháng của trẻ suy yếu, các cơ quan, đặc biệt là hệ hô hấp, bị vi khuẩn truyền nhiễm tấn công, một phần gây tổn thương vùng mạch máu khiến trẻ bị chảy máu cam.
  • Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam. Nếu trong gia đình có thành viên bị chảy máu cam, bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Trước khi cho trẻ bị chảy máu cam ăn gì để cầm máu, cha mẹ nên sơ cứu bé đúng cách:

1. Cách sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, mẹ hãy thực hiện các bước sau:

  • Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đông đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.
  • Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.
  • Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ, nói trẻ thở bằng miệng. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.
  • Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.
  • Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
  • Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.
  • Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.
  • Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì

2. Cách cầm máu khi bé bị chảy máu cam theo kinh nghiệm dân gian

Mẹ lưu ý, các phương pháp cầm máu theo dân gian chỉ có tính chất tham khảo. Mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi áp dụng nhé.

  • Dùng lá xương sông, lá dâu, lá nho non hoặc lá bạc hà tươi vò nát rồi bịt vào mũi để cầm máu.
  • Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.
  • Quả dành dành đốt cháy tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.
  • Hạt mào gà trắng sắc đặc nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được máu.
  • Dùng 3-5 tép tỏi tươi giã nhỏ. Nếu cả hai lỗ mũi đều chảy máu thì chia tỏi làm 2 phần gói vào vải màn, buộc vào hai gan bàn chân.

Khi nào trẻ bị chảy máu cam cần đi khám bác sĩ?

Thông thường, hiện tượng đổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do trẻ chảy máu cam về đêm, trẻ bị chảy máu cam khi ngủ). Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

  • Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.
  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
  • Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).
  • Chảy máu do trẻ bị chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.
  • Cảm thấy người yếu, chóng mặt.
  • Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
  • Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.
  • Chảy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.
  • Đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.
  • Mới trải qua hóa trị liệu.

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?

Dinh dưỡng hợp lý sẽ là một cách chữa chảy máu cam cho trẻ thiết thực lại đơn giản, các mẹ hãy bổ sung hoặc hạn chế cho bé ăn những thực phẩm sau để trẻ chóng khỏe nhé!

1. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì?

♦ Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Trái cây giàu vitamin C

Trẻ chảy máu cam bổ sung gì, nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam nên bổ sung vitamin C. Vitamin C đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ mạch máu, đẩy lùi tình trạng chảy máu cam ở trẻ rất tốt. Do đó, mẹ nên tăng cường các loại rau củ quả, nhất là các loại rau lá xanh, củ quả và trái cây giàu vitamin C vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ.

  • Cam, quýt, chanh
  • Bông cải xanh
  • Cà chua
  • Khoai tâyTrẻ bị chảy máu cam nên ăn gì

♦ Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Thực phẩm giàu canxi

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Canxi là một chất dinh dưỡng không thể thiếu khi trẻ bị chảy máu cam. Canxi là một yếu tố cần thiết để thúc đẩy cơ chế chống chảy máu trong cơ thể trẻ hoạt động hiệu quả, ngăn chặn trẻ tại chảy máu cam. Mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu canxi để chế biến món ăn cho bé.

  • Các loại cá, đặc biệt là cá trích, cá thu, cá bơn
  • Tôm
  • Cua
  • Ghẹ

♦ Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Nên ăn thực phẩm chứa sắt

Trẻ hay chảy máu cam nên ăn gì? Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu. Do đó, sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua vi chất này khi bàn đến việc chảy máu cam nên ăn gì. Bên cạnh các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bò, thịt nạc, hải sản như tôm, sò huyết, bạn cũng có thể cung cấp sắt cho bé từ các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt hay mật mía.

♦ Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Nên ăn thực phẩm chứa Kali

Trẻ em hay bị chảy máu cam bổ sung gì? Nên ăn gì? Nếu cha mrj thắc mắc bị chảy máu cam nên ăn gì; thì câu trả lời chính là thực phẩm giàu kali. Sự xuất hiện của loại khoáng vi lượng này trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều chỉnh lượng khí huyết lưu thông.

Nếu thiếu kali, trẻ có nguy cơ cao bị mất nước, các mô trong cơ thể, đặc biệt là mao mạch tại mũi trở nên khô rát, do thiếu chất lỏng. Mẹ có thể bổ sung kali cho bé mỗi ngày thông qua bữa ăn chứa nhiều trái cây, rau quả như
  • Chuối
  • Cà chua
  • Sữa chua
  • Cà rốt
  • Cá, nghêu,…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Vì sao cần bổ sung kali cho bé? Nguồn thực phẩm giàu kali

♦ Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Vitamin K

Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì? Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin K. Vitamin K giúp quá trình đông máu diễn ra thuận lợi, hạn chế lượng máu bị mất khi trẻ bị chảy máu cam. Vì vậy, trẻ em hay bị chảy máu cam mẹ nên bổ sung vitamin K vào thực đơn hàng ngày cho bé.

  • Kiwi
  • Nho xanh
  • Dưa leo
  • Đậu cove
  • Bắp cải

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Vì sao cần tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh giúp con khỏe mạnh?

Các mẹ cũng cần ghi nhớ, một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất là đã đủ để vi khuẩn ruột có thể tổng hợp đủ vitamin K cần thiết mỗi ngày cho trẻ rồi đấy.

[key-takeaways title=””]

Trẻ em hay bị chảy máu cam bổ sung gì? Nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam là do thiếu chất sắt, kali, vitamin C, K. Thế nên khi bị chảy máu cam, trẻ nên bổ sung và ăn các thực phẩm chứa sắt, kali, vitamin C, K. Các chất này thường được chứa trong, gan, thịt bì, thịt dê, sò huyết, cam, chanh, bông cải xanh, bơ,…

[/key-takeaways]

[inline_article id=300571]

2. Trẻ bị chảy máu cam không nên ăn gì?

Trẻ hay bị chảy máu cam không nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam nên hạn chế ăn các thực phẩm:

  • Nước ngọt có ga.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo xấu.
  • Cay nóng như tiêu, ớt, mù tạc, hành; một số loại trái cây có tính nhiệt như nhãn, vải, xoài, mận, na (mãng cầu)… cũng cần tránh.

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì

Các món ăn, bài thuốc dân gian chữa bệnh chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Mẹ có thể áp dụng các món ăn, bài thuốc dân gian này để bồi bổ giúp con mau bình phục và ngăn ngừa chứng chảy máu cam nhé.

1. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Canh mướp thịt heo rau ngót

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam nên ăn canh mướp thịt heo rau ngót.

  • Nguyên liệu: 100g thịt heo xay, 200g mướp tươi gọt vỏ, 50g rau ngót, 4 lá bạc hà và gia vị.
  • Cách làm: Nấu tất cả các nguyên liệu thành món canh, cho bé ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.

2. Canh rau má nấu tôm

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam nên ăn canh rau má nấu tôm.

  • Nguyên liệu: 100g rau má, 20g tôm nõn, 50g cỏ nhọ nồi, gia vị.
  • Cách làm: Nấu tất cả các nguyên liệu thành canh rồi cho trẻ ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.

3. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Chè đậu đen

  • Nguyên liệu: 100g đậu đen, 30g đường phèn
  • Cách làm: Nấu chè đậu đen rồi cho bé ăn 1 lần/ngày, ăn liên tục trong 5 ngày.

4. Ngó sen hầm móng giò

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Trẻ bị chảy máu cam nên ăn ngó sen hầm móng giò để giảm bớt tình trạng chảy máu mũi.

  • Nguyên liệu: 200g ngó sen, 1-2 móng giò.
  • Cách làm: Hầm ngó sen với móng giò rồi cho bé ăn 1-2 lần/1 tuần.

5. Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì? Lươn hầm ngải cứu

  • Nguyên liệu: 200g thịt lươn, 100g ngải cứu.
  • Cách làm: Hầm lươn với ngải cứu rồi cho bé ăn 1 lần/tuần.

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì

6. Nước ép lá hoa kim châm

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá hoa kim châm rửa sạch.
  • Cách làm: Xay lá hoa kim châm rồi nấu với nước, sau đó lọc bỏ bã, chắt lấy nước cho bé uống 1 lần/ngày, uống liên tục trong vài ngày.

[inline_article id=300461]

Cách phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ

1. Một số biện pháp phòng ngừa chảy máu mũi trở lại

Sau đã biết trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì và bé đã máu ngưng chảy thì cần có một số biện pháp để ngăn tình trạng này quay trở lại:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 2 giờ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống đồ nóng, thức ăn nóng hay tắm nước nóng trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi chảy máu cam.
  • Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục như chạy, tránh nhấc vật nặng.
  • Nếu trẻ bị táo bón thì cho uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn.
  • Có thể làm ẩm niêm mạc mũi bằng kem làm ẩm hoặc nước muối sinh lý.

>> Mẹ có thể tham khảo: Chữa táo bón cho trẻ với 10 thực phẩm dễ mua mẹ đã biết chưa?

2. Các phòng ngừa bệnh chảy máu cam cho trẻ

  • Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gìBỏ thói quen ngoáy mũi, day mũi. Xì mũi nhẹ nhàng và chỉ xì mũi khi cần thiết.
  • Tránh sự kích thích, ví dụ như đặt các vật lạ bên trong mũi hay các hoạt động làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng đến phần mặt.
  • Cẩn thận khi tiếp xúc với những kích thích trong không khí như: khói, bụi, không khí khô hanh làm khô niêm mạc mũi.
  • Giảm dần lượng thuốc xịt mũi có corticoid.
  • Theo dõi định kỳ với những bệnh nhân có tiền sử các về bệnh máu, bệnh tăng huyết áp, chấn thương đầu đặc biệt có nứt ổ mắt và không nhìn được.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong điều kiện khí hậu khô.
  • Tránh hoạt động nặng sau khi bị chảy máu cam ít nhất 7 ngày, để tránh tái phát.
  • Uống nhiều nước để giữ ẩm hoặc sử dụng gel mũi nước muối để giữ cho màng nhầy ẩm.
  • Tránh hút thuốc, vì nó có thể kích thích khoang mũi của bạn và làm cho nó khô.
  • Tránh dùng thuốc chống viêm hoặc làm loãng máu sau khi bị chảy máu cam, hay thuốc cảm lạnh và chống dị ứng thường xuyên; vì chúng có xu hướng làm khô mũi của bé.

Vấn để chính không phải là trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì mà là cách xử lý tại chỗ và phòng ngừa tình trạng chảy máu mũi quay trở lại. Mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp phù hợp.