Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường không?

Trong bài viết này, Marrybaby sẽ cho cha mẹ hiểu thêm về tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh, bên cạnh đó cũng giúp cha mẹ biết cách chăm sóc cho con thật an toàn và đúng cách.

1. Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có bình thường?

Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ sơ sinh thường bị rụng tóc trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Hiện tượng rụng tóc này được gọi là hiện tượng rụng tóc TE (Telogen Effuvium). Nguyên nhân là do tóc chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen); sau giai đoạn này tóc sẽ mọc lại bình thường.

Bên cạnh đó, rụng tóc ở trẻ sơ sinh còn có thể do một vài nguyên nhân khác có thể kể đến như:

1.1 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở phần thóp

Hiện tượng trẻ sơ sinh rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rụng tóc, đa phần bố mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều.

Thóp của bé sơ sinh được chia làm 2 phần: thóp trước và thóp sau. Đây là vùng mềm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Tình trạng rụng tóc của con trẻ ở thóp là hoàn toàn bình thường. Vì lớp tóc non hay tóc máu giúp bảo vệ phần thóp mềm yếu, giữ ấm phần đầu.

Lớp tóc này được hình thành khi bào thai đạt 24 tuần tuổi. Chúng sẽ rụng dần lớp tóc máu để mọc mới tóc trưởng thành khỏe hơn. Quá trình này được xem như quy luật tái tạo của tóc. Do đó, mẹ cũng đừng nên quá hoang mang khi bé bị rụng tóc ở thóp.

>> Mẹ xem thêm: Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh – Các biện pháp khắc phục

1.2 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở phần trước trán

Tình trạng trẻ bị rụng tóc ở phần trước trán thường làm cho bố mẹ lầm tưởng là bé bị hói đầu. Hiện tượng này cũng được lý giải tương tự tóc rụng tóc ở thóp. Vì tóc của bé bắt đầu mọc từ tuần thứ 24 của thai kỳ do sự tăng cường hóc môn. Khi chào đời, lượng hóc môn này không còn nữa nên tóc sẽ rụng dần.

Tình trạng này sẽ kết thúc khi bé đạt 6 tháng tuổi. Sau thời gian này; nguyên nhân rụng tóc có thể xuất phát từ việc bé uống thuốc kháng sinh; hay cơ thể thiếu chất sắt, canxi.

1.3 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở trên đỉnh đầu

Phần đỉnh đầu của bé còn thưa do bị rụng tóc cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Nếu trong giai đoạn 3-6 tháng, đây là chuyện bình thường do tóc bé rụng nhiều nhưng mọc còn ít. Thể trạng của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên hóc môn kích thích mọc tóc chưa nhiều.

Nếu tình trạng này kèm theo các triệu chứng khó ngủ, thiếu cân, chậm nói, bé hay khóc đêm… thì trẻ đang bị thiếu canxi.

[inline_article id=214690]

1.4 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc ở từng mảng

Rụng tóc từng mảng ở trẻ sơ sinh thường có nguyên nhân từ bệnh tự miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch cho rằng các nang tóc là kháng nguyên nên sẽ tấn công và đào thải các nang tóc.

Trẻ bị rụng tóc từng mảng là hiện tượng tóc của trẻ rụng với kích thước và sợi tóc khác nhau. Tình trạng này tạo nên các vùng không có tóc loang lổ trên đầu bé.

Sự thiếu hụt dinh dưỡng khiến tóc bị rụng theo từng mảng, sau đó có thể to dần thành vùng lớn và dẫn tới hói đầu.

2. Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không?

nguyên nhân rụng tóc
 Tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị rụng tóc có sao không? Có liên quan đến bệnh lý nào không?

Trẻ sơ sinh bị rụng tóc có sao không? Thông thường tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nhưng cũng sẽ có một vài trường hợp rụng tóc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến bệnh lý. Trong đó có thể kể đến như:

2.1 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc do bệnh lý

Một vài bệnh có thể gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh, cụ thể là:

  • Rụng tóc do nấm da đầu. Nấm da đầu là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ em. Đây là một dạng nhiễm trùng do nấm có tính truyền nhiễm, gây tổn thương từng mảng tóc, khiến tóc của trẻ ngày càng thưa thớt và xuất hiện các vết trầy trên da đầu.
  • Rụng tóc do mắc bệnh Alopecia. Tóc rụng ở một vùng tạo thành vùng hói có dạng hình tròn, trơn nhẵn, đôi khi lông mi bị rụng, móng tay trẻ bị rỗ và giòn. Đây là căn bệnh khiến cho hệ miễn dịch tự động tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ mọc tóc.
  • Hắc lào của da đầu: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc từng mảng cần được điều trị y tế. Bác sĩ sẽ kê cho con một loại thuốc trị hắc lào ở da đầu.
  • Một số tình trạng y tế – chẳng hạn như suy giáp (rối loạn tuyến giáp); hoặc suy tuyến yên (tuyến yên kém hoạt động); có thể gây rụng tóc trên đầu của con.

2.2 Trẻ sơ sinh bị rụng tóc không phải do bệnh lý

  • Ma sát nhiều gây rụng tóc: Phần tóc phía sau đầu của con có thể dễ bị rụng, do ma sát giữa đầu và bề mặt nơi con nằm xuống.
  • Cột tóc tóc quá chặt: Thỉnh thoảng mẹ sẽ muốn cột phần tóc đuôi hoặc tóc mái cho con, để con được thoáng mát hơn. Nhưng đôi khi cột chặt và lâu sẽ khiến tóc con bị gãy rụng.
  • Thói quen giựt, kéo tóc: Có thể trong vô thức con thường xuyên có thói quen chạm vào đầu và giựt tóc của mình. Đây được gọi là hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania).

3. Các quan niệm dân gian sai lầm về rụng tóc ở trẻ sơ sinh

rụng tóc không phải do bệnh lý
Tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh vẫn còn bị hiểu lầm rất nhiều.

3.1 Rụng tóc ở trẻ sơ sinh là do còi xương

Rất nhiều phụ huynh nuôi con lo lắng liệu rụng tóc ở trẻ (rụng tóc vành khăn) là do bé bị còi xương. Điều này là KHÔNG ĐÚNG.

Mặc dù tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng; hoặc liên quan đến bệnh lý, nhưng hoàn toàn không phải là bé bị còi xương.

3.2 Cạo đầu sẽ giúp cho tóc của trẻ mọc dày hơn

Đây cũng là một quan niệm sai. Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là thử cạo sạch tóc của con, để tóc của con mọc lại phần tóc mới dày hơn.

Tuy nhiên, dù có cạo sạch hay không thì chu kỳ phát triển của tóc cũng sẽ không thay đổi.

>> Mẹ tham khảo thêm Chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn!

3.3 Chải tóc nhiều giúp tóc trẻ sơ sinh mọc nhanh hơn

Chải đầu liên tục, không những không giúp tóc trẻ mọc nhanh hơn mà còn làm cho tóc của con rụng đi nhiều hơn.

Trong 12 tháng đầu đời, da đầu, nang tóc của con còn rất mỏng và yếu. Lúc này, nếu cha mẹ liên tục chải đầu cho con sẽ dễ khiến tóc của con bị gãy và rụng nhiều hơn.

>> Xem thêm: Có nên cắt tóc cho trẻ sơ sinh khi còn quá nhỏ không?

4. Có thể làm gì để cải thiện tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh?

Có thể làm gì để cải thiện tình trạng rụng tóc
Mẹ lưu ý chăm sóc tóc và da đầu cho trẻ sơ sinh thật nhẹ nhàng nhé!

Một vài biện pháp chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất trong bữa ăn dặm để tóc bé sớm phát triển trở lại.
  • Nếu con đang trong giai còn bú mẹ, mẹ nên ăn nhiều món giàu canxi như sữa, hải sản, cá chạch, các loại rau có lá màu xanh…
  • Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cắt tóc cho trẻ sơ sinh. Nếu cha mẹ cắt tóc đúng lúc con cựa quậy; lúc này sẽ rất dễ làm trầy xước da đầu của con.
  • Cha mẹ phải liên tục theo dõi tình trạng rụng tóc ở trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng kéo dài và không thuyên giảm; cha mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ ngay.

Hiện tượng rụng tóc ở trẻ sơ sinh là một trong các vấn đề mà nhiều cha mẹ vẫn còn lo lắng. Tuy nhiên, nội dung trên là tất cả những gì mà cha mẹ cần biết về tình trạng rụng tóc ở trẻ. Nên cha mẹ có thể áp dụng theo để tóc con sớm mọc trở lại nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có đáng lo không? Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc và không cần điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể giúp con giảm lượng tóc rụng và đẩy nhanh tốc độ mọc tóc bằng cách chăm sóc da đầu cho bé đúng cách.

1. Triệu chứng trẻ 3 tháng bị rụng tóc

Tình trạng rụng tóc ở trẻ thường xảy ra trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là ở khoảng tháng thứ 3. Ở một số trẻ, tóc mới sẽ mọc lên ngay khi tóc cũ rụng nên bạn sẽ không thấy rõ sự khác biệt. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ có tốc độ mọc lại tóc chậm nên ba mẹ có thể quan sát rõ rệt được tình trạng rụng tóc.

Một số triệu chứng cha mẹ thường thấy là:

  • Tóc vương trên tay sau khi bạn vuốt đầu con
  • Có tóc trong chậu tắm hoặc trên khăn tắm sau khi bạn tắm gội cho con
  • Tóc vương ở những nơi trẻ tựa đầu như gối, nôi hoặc xe đẩy hay vai áo cha mẹ.

2. Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có đáng lo không?

Rụng tóc là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là dấu hiệu bình thường về mặt sinh lý của trẻ; nên việc trẻ bị rụng tóc trong 6 tháng đầu đời thì hoàn toàn không có gì đáng lo. Bên cạnh đó, phần tóc bị rụng này của trẻ còn được gọi là “tóc máu”.

Tóc máu là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh từ khi bé còn trong bụng mẹ. Từ tuần thai thứ 24 trở đi, tóc máu được hình thành và cứ thế phát triển dài ra cho đến khi bé chào đời. Sau đó tóc sẽ ngả sang màu vàng và rụng dần khi bé được 4-5 tuổi. Vậy nên, nếu phần tóc này của trẻ bị rụng khi trẻ chỉ 3 tháng tuổi thì cũng không sao và tóc mới sẽ tự mọc lại sau đó.

Vậy khi nào trẻ 3 tháng tuổi bị rụng là có liên quan đến bệnh lý? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu và làm sao để phân biệt?

3. Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc

Nguyên nhân trẻ 3 tháng tuổi bị tụng tóc
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng tuổi bị tụng tóc

3.1 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do sinh lý

Lượng hormone trong cơ thể bé khi bé đang trong bụng mẹ và sau khi chào đời đã chênh lệch khá nhiều dẫn đến nhiều thay đổi ở trẻ, kể cả vấn đề rụng tóc. Thông thường, trẻ mới sinh sẽ rụng một phần hoặc toàn bộ tóc trong 6 tháng đầu đời, đặc biệt là vào tháng thứ 3 mà dân gian hay gọi là rụng tóc máu. Sau đó, tóc bé sẽ mọc lại hoàn toàn khi được 1 tuổi.

Bên cạnh đó, trẻ nằm nhiều, nằm cọ xát đầu vào gối/nệm cũng gây ra rụng tóc. Hơn nữa, chân tóc của bé ở giai đoạn này vẫn chưa chắc chắn nên rất dễ gãy rụng khi bị tác động. Vậy nên, nếu trẻ 3 tháng bị rụng tóc do sinh lý thì cũng không có gì đáng lo ngại. Cha mẹ có thể yên tâm nhé!

3.2 Trẻ bị rụng tóc do bệnh lý

Trẻ bị rụng tóc có thể do một số vấn đề sức khỏe như:

  • Các rối loạn tuyến nội tiết: Các tình trạng như suy giáp hay suy tuyến yên có thể khiến trẻ bị rụng tóc nhiều.
  • Nhiễm trùng: Nấm da đầu là một tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở bé có thể gây rụng tóc, bong tróc da đầu, ngứa và mẩn đỏ da đầu…

3.3 Trẻ bị rụng tóc do căng thẳng, áp lực

Theo thống kê lâm sàng, trẻ bị căng thẳng thần kinh hoặc sợ hãi thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng rụng tóc ở trẻ. Đây là lý do các thành viên trong gia đình cần chủ động giữ bầu không khí hòa thuận, vui tươi, tạo môi trường sống tích cực cho trẻ nhỏ.

[inline_article id=251793]

3.4 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do gối nằm không thích hợp

Việc cho trẻ nhỏ sử dụng gối nằm có chất liệu và kiểu dáng không phù hợp, bé sẽ dễ bị nóng và đổ mồ hôi khiến da đầu ngứa ngáy, có thể dẫn đến rụng tóc. Tình trạng này nếu kéo dài còn có thể khiến trẻ bị viêm nhiễm trực khuẩn.

3.5 Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do thiếu dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân thường thấy khiến trẻ bị rụng tóc là thiếu canxi. Ngoài ra, tình trạng rụng tóc còn có thể do thiếu một số dưỡng chất khác như vitamin D, vitamin A, sắt, kẽm…

[key-takeaways title=”Bài viết cùng chủ đề trẻ 3 tháng:”]

[/key-takeaways]

4. Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng

Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng
Cách cải thiện và ngăn rụng tóc cho trẻ 3 tháng tuổi

Hầu hết các trường hợp trẻ bị rụng tóc đều không cần điều trị và sẽ tự hết trong vài tháng. Vì sau đó tóc bé sẽ mọc lại trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến tháng 12. Bên cạnh đó, để cha mẹ có thể yên tâm nhiều hơn về tình trạng này; đồng thời cha mẹ có thể giúp trẻ đỡ bị rụng tóc bằng những cách sau đây:

  • Chọn gối nằm phù hợp và thường xuyên trở đầu cho con.
  • Vệ sinh khăn trải giường, khăn gối cho trẻ để đảm vệ sinh cho con.
  • Trong trường cha mẹ lo lắng trẻ bị rụng tóc do bệnh lý thì nên đưa con đi khám sớm.
  • Ba mẹ có thể lấy khăn ướt thấm dầu gội đầu rồi nhẹ nhàng massage da đầu của trẻ.
  • Nếu trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc do thiếu chất dinh dưỡng; thì mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng của mình để cải thiện chất lượng sữa khi cho con bú.
  • Cho bé sử dụng dầu gội cho trẻ sơ sinh để tránh gây kích ứng da đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên gội đầu cho trẻ từ 2 đến 3 lần một tuần; vì việc gội đầu quá thường xuyên có thể gây khô da đầu.

Tóm lại, tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc là không có gì đáng lo ngại. Điều cha mẹ cần quan tâm hơn đó là tạo điều kiện cho trẻ luôn được phát triển toàn diện; từ dinh dưỡng cho đến cả tinh thần của trẻ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Muốn tóc mọc nhanh cho trẻ, mẹ cần thử những biện pháp sau

bé cài băng đô

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng khi bé cưng nhà mình quá ít tóc không như những bé khác có mái tóc dày. Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng biện pháp gì để kích thích tóc mọc nhanh cho con?

Các ông bố bà mẹ vẫn muốn con có mái tóc dày, đen chắc khỏe dù bé là trai hay gái. Nhưng khổ nỗi, có những bé tận 18 tháng tuổi đầu vẫn “trọc lốc” khiến không ít bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Xét về mặt lý thuyết, ngoài yếu tố thuộc về di truyền thì cũng có nhiều vấn đề trong cách chăm con của mẹ dẫn đến chuyện trẻ chậm mọc tóc. Thế nên, nếu muốn bé nhà mình tóc mọc nhanh hơn, mẹ cần tham khảo bài viết sau của Marry Baby nhé.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ nhỏ chậm mọc tóc

Trước khi đến với các biện pháp giúp tóc mọc nhanh, mẹ cần hiểu vì sao trẻ nhỏ lại chậm mọc tóc.

Ngoài yếu tố di truyền như đã đề cập ở phần đầu, các vấn đề trong chế độ dinh dưỡng như thiếu hụt vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm cũng có thể khiến bé gặp tình trạng này. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần biết cách cân đối dinh dưỡng cho con.

Bỏ túi cho mẹ 10 biện pháp hữu hiệu kích thích tóc trẻ mọc nhanh

Thông thường, tóc của trẻ sẽ tăng trưởng nhiều sau 2 – 3 tháng kể từ khi chào đời. Khi được từ 3 – 4 tuổi, tóc con sẽ dày đẹp hơn.

Với trẻ nhỏ, để giúp tóc con mọc nhanh hơn, bạn có thể áp dụng những lời khuyên sau:

1. Sử dụng khăn mềm

cho trẻ dùng khăn mềm để giúp tóc mọc nhanh

Mẹ nên lưu ý rằng, việc lau khô tóc và da đầu cho trẻ nhỏ sau khi tắm gội bằng một chiếc khăn thô, ráp có thể khiến các nang tóc của trẻ bị suy yếu, từ đó dẫn đến hiện tượng rụng tóc.

Thay vì vậy, bạn hãy dùng khăn mềm và thấm nhẹ da đầu và tóc của con sau khi gội. Việc này sẽ giúp da đầu và mái tóc của bé tránh được những thương tổn không đáng có.

2. Bổ sung thêm vitamin E

Theo các nghiên cứu, ngoài tốt cho da, vitamin E cũng hỗ trợ tóc mọc nhanh. Thành phần này có mặt khá nhiều trong các sản phẩm chăm sóc tóc cho trẻ. Do đó, mẹ nên ưu tiên sản phẩm chăm sóc tóc có vitamin E.

3. Hạnh nhân

dầu hạnh nhân cho trẻ

Bạn có biết, hạnh nhân là loại thực phẩm khá giàu protein và các axit amin thiết yếu. Với những bé đã ăn được thực phẩm thô, khả năng nhai nuốt tốt, bạn nên cho con ăn từ 2 – 3 hạt hạnh nhân mỗi ngày để kích thích tóc mọc nhanh. Đối với trẻ nhỏ, bạn có thể sử dụng dầu hạnh nhân để massage da đầu cho bé.

4. Cung cấp thêm sắt trong chế độ ăn của con

Sắt là một khoáng chất vô cùng quan trọng giúp cải thiện sự tăng trưởng của tóc. Nhờ có sắt, tóc sẽ tránh được tình trạng gãy rụng và phát triển khỏe mạnh hơn.

Vì thế, bạn cần đảm bảo những loại thực phẩm giàu chất sắt có mặt trong chế độ ăn của bé bao gồm: bí ngô, các loại đậu, rau ăn lá màu xanh đậm… Nếu bé còn nhỏ và được nuôi bằng sữa mẹ, bạn nên bổ sung các thực phẩm kể trên vào chế độ ăn. Điều này giúp bé nhận được các dưỡng chất thiết yếu thông qua sữa.

5. Chải tóc cho bé

cắt tóc cho trẻ

Để tóc con mọc nhanh, đơn giản mẹ chỉ cần chọn một chiếc lược chải tóc rối phù hợp, chải nhẹ nhàng từng lọn tóc nhỏ là được. Đặc biệt, bạn nên chải tóc cho bé sau mỗi lần gội (lưu ý chỉ chải khi tóc đã khô). Điều này sẽ giúp chân tóc phát triển khỏe hơn và cải thiện lưu thông máu ở da đầu.

Bạn cũng có thể cắt tỉa tóc cho trẻ gọn gàng định kỳ. Tuy nhiên, việc cắt hoặc cạo này không hứa hẹn sẽ giúp tóc mọc nhanh.

6. Nên gội đầu cho bé đều đặn

Tốt nhất bạn nên gội đầu cho trẻ bằng loại dầu phù hợp với tần suất 2 – 3 ngày/lần. Điều này sẽ làm giảm sự tích tụ bụi bẩn và giữ cho da đầu luôn sạch sẽ.

Lưu ý rằng, nước dùng để gội đầu cho con phải không quá nóng cũng không quá nguội để không làm trẻ khó chịu.

7. Dầu xả

dầu xả giúp tóc mọc nhanh

Trong trường hợp tóc của bé quá xoăn hay rối, bạn nên sử dụng thêm dầu xả. Một loại dầu xả thân thiện với da đầu của bé không chỉ giúp tóc thêm suôn mượt mà còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da đầu.

Ngoài việc dùng các sản phẩm dầu xả thương mại, bạn có thể làm các loại dầu xả tự nhiên từ trứng, sữa chua… cho bé dùng. Bởi lẽ, chúng không chứa bất kỳ hóa chất độc hại nào, lại còn giữ cho tóc trẻ sơ sinh luôn được mềm mại.

8. Sử dụng dầu massage để kích thích tóc mọc nhanh

Sự thật là trẻ khá thích thú khi được người lớn massage da đầu. Ngoài tác dụng thư giãn và giảm căng thẳng, việc massage đầu còn giúp lưu thông máu đến da ở khu vực này. Bạn có thể kết hợp cùng dầu ô liu, dầu dừa nhằm cung cấp độ ẩm giúp tránh tình trạng ngứa da đầu.

9. Nha đam (lô hội)

lô hội giúp tóc mọc nhanh

Ai trong chúng ta cũng biết lô hội tuyệt diệu thế nào trong việc làm đẹp, giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của tóc. Bạn có thể dùng gel lô hội tự nhiên thoa trực tiếp lên da đầu của bé hoặc trộn cùng với dầu gội hoặc dầu xả để có kết quả tốt nhất.

10. Thử dùng các sản phẩm khác nhau

Giống như da, sản phẩm chăm sóc tóc cũng có nhiều loại với thành phần và công dụng khác nhau. Một loại dầu gội và dầu xả nào đó có thể hợp với tóc xoăn nhưng lại sẽ không phù hợp khi sử dụng cho tóc thẳng. Hơn nữa, các sản phẩm chăm sóc tóc cho trẻ sơ sinh cần phải đảm bảo 2 yếu tố là không chứa hóa chất và an toàn khi sử dụng.

Do vậy, bạn cần thử kết hợp các sản phẩm khác nhau cho đến khi tìm được loại phù hợp với mái tóc của bé. Thay vì cứ dùng một sản phẩm và không có hiệu quả, bạn nên thử đổi dầu gội hoặc dầu xả cho bé cách nhau mỗi tuần để chọn được loại ưng ý nhất.

Một số lời khuyên khác dành cho mẹ

  • Nếu buộc tóc cho con, hãy đảm bảo rằng bạ không buộc quá chặt. Kiểu buộc đuôi ngựa hoặc thắt bím có thể làm hỏng chân tóc và khiến tóc mau rụng hơn.
  • Cho bé uống bổ sung đủ nước để trẻ không bị mất nước. Với trẻ lớn, bạn cũng có thể cấp nước cho bé bằng các loại nước ép trái cây, rau quả mỗi ngày một lần.
  • Trừ những lúc ngủ, khi con thức nằm chơi, bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng sang cả hai bên. Có như vậy, đầu bé sẽ hạn chế cọ xát vào chỗ nằm, hiện tượng rụng tóc cũng sẽ giảm trông thấy.

Liệu cạo trọc đầu cho bé có giúp tóc mọc nhanh hơn không?

cạo trọc đầu trẻ sơ sinh

Việc cạo trọc đầu trẻ sơ sinh dường như là truyền thống từ thời ông bà chúng ta ngày xưa. Họ cho rằng, làm như vậy sẽ giúp trẻ sơ sinh mọc tóc nhanh hơn. Không chỉ riêng Việt Nam, mà tập tục cạo đầu này cũng được tiến hành ở nhiều quốc gia châu Á khác. Qua nhiều thế hệ, quan niệm này dần khắc sâu vào tư tưởng chăm sóc con của nhiều người.

Bạn cần hiểu rằng, chất lượng của mái tóc mỗi người được quy định bởi yếu tố di truyền, qua cách chăm sóc, nuôi dưỡng từ cha mẹ. Vì thế, việc cạo đầu hoàn toàn không tác động đến kết cấu hay chất lượng mái tóc của trẻ.

Hơn nữa, việc cạo tóc dễ khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ khác nhau. Làn da trẻ sơ sinh khá mỏng manh, khả năng bảo vệ tương đối kém. Do đó, nếu dùng dao cạo hay tông đơ, da đầu trẻ sẽ dễ bị trầy xước và nhiễm trùng. Phần thóp của trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn khép, vì vậy mái tóc lúc này sẽ đóng vai trò như bộ đệm bảo vệ. Nếu cạo trọc, toàn bộ mảng da đầu lộ ra sẽ không an toàn.

Trong những ngày thời tiết dần trở nên oi bức như hiện nay, việc cạo đầu trọc sẽ khiến bé có nguy cơ sốc nhiệt.

Mỗi đứa trẻ là một bản thể khác nhau nên mái tóc của con có thể dày hay thưa phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền. Tuy vậy, để giúp tóc bé mọc nhanh hơn, bạn vẫn có thể thử các biện pháp mà chúng tôi đã gợi ý ở trên nhé!

Marry Baby