Mỗi ngày, khi chăm sóc bàn tay bé, mẹ nên để ý kiểm tra xem có xuất hiện những vùng da bong tróc ngay ở phần da tiếp xúc với móng tay hay không. Những mảng da bong tróc này sẽ bị xước thành sợi, chính là xước măng rô hay còn gọi là xước móng rô. Trẻ bị xước măng rô có thể ở bất kỳ độ tuổi nào, từ sơ sinh cho đến trẻ mầm non và cả trẻ vị thành niên.
1. Nguyên nhân con bị xước măng rô?
Trẻ bị xước măng rô thường đến từ yếu tố môi trường và do một số bệnh về da tiềm ẩn. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm được giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng này.
1. Những yếu tố môi trường khiến trẻ bị xước măng rô
- Trẻ bị khô da: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị xước măng rô; và thường nó xảy ra vào mùa đông. Bé bị tắm nước quá nóng hoặc ngâm mình quá lâu cũng dẫn đến tình trạng này.
- Rửa tay quá thường xuyên: Rửa tay quá nhiều có thể dẫn đến bong tróc đầu ngón tay. Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên có thể làm mòn hàng rào lipid trên bề mặt da của trẻ. Điều này có thể khiến xà phòng hấp thụ vào các lớp da nhạy cảm hơn, dẫn đến kích ứng và trẻ bị xước măng rô.
- Sử dụng sản phẩm chứa chất hóa học quá mạnh: Một số hóa chất trong kem dưỡng ẩm, xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng da dẫn đến trẻ bị xước măng rô.
- Cháy nắng: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể khiến bé bị cháy nắng. Bỏng nắng có thể khiến da bé ấm và mềm khi chạm vào. Da của bé có thể sẽ có màu đỏ hoặc hồng. Trẻ bị xước măng rô là một triệu chứng phổ biến vài ngày sau khi bị cháy nắng.
- Phản ứng với thời tiết lạnh hoặc nóng: Khí hậu khô và nhiệt độ mùa đông có thể khiến da bị khô, nứt nẻ và bong tróc.
- Thói quen mút ngón tay: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi mút ngón tay cái của mình là điều không bình thường. Nhiều trẻ em phát triển từ thói quen này một cách tự nhiên.
1.2 Những bệnh lý gây ra tình trạng trẻ bị xước măng rô
- Dị ứng: Da trên đầu ngón tay của bé có thể bị bong tróc nếu con bị dị ứng với thứ mà chúng tiếp xúc.
- Chàm da tay: Viêm da nói chung cũng có thể làm phát triển bệnh chàm ở tay; gây tình trạng trẻ bị xước măng rô.
- Bệnh vẩy nến: Trẻ bị xước măng rô có thể là một triệu chứng của bệnh vẩy nến. Bệnh vẩy nến là một tình trạng da mãn tính làm xuất hiện dưới dạng các mảng màu bạc hoặc các tổn thương khác trên da.
- Bệnh tróc tế bào da sừng bàn tay: Hiện tượng bong vảy sừng thường xảy ra vào những tháng mùa hè. Điều này sẽ dẫn đến da trông đỏ và có cảm giác khô nứt. Các loại xà phòng và chất tẩy rửa gây kích ứng có thể khiến trẻ bị xước măng rô nghiêm trọng hơn.
- Bệnh Kawasaki: Bệnh Kawasaki là một tình trạng hiếm gặp, chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này xảy ra trong vài tuần và các triệu chứng xuất hiện trong ba giai đoạn khác nhau.
2. Trẻ bị xước măng rô thiếu chất gì?
Tình trạng trẻ bị xước măng rô là biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng thiếu vitamin C và a-xít folic. Ngoài ra, khi thiếu vitamin C, trẻ cũng giảm sức đề kháng và hay bị mắc bệnh vặt.
Pellagra là một tình trạng do thiếu vitamin B-3 (niacin) trong chế độ ăn uống. Nó có thể dẫn đến viêm da, tiêu chảy và thậm chí là mất trí nhớ.
Mặc dù bệnh pellagra thường là kết quả của một chế độ ăn uống không lành mạnh; nó cũng có thể do các bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra. Bổ sung niacin là cách duy nhất để khôi phục mức vitamin B-3. Nói chuyện với bác sĩ về việc liệu chất bổ sung có an toàn cho bé hay không và nên uống bao nhiêu.
Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A, nó có thể khiến da bị kích ứng và móng tay bị nứt.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Buồn nôn.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Sự mệt mỏi.
Cách bổ sung vitamin cho trẻ bị xước măng rô
Khi nhận thấy tình trạng xước măng rô ở trẻ em, mẹ nhớ giúp con bổ sung thêm vitamin C và a-xít folic cùng các dưỡng chất cần thiết cho làn da bằng cách:
- Ăn các loại trái cây họ cam, chanh: Chanh, bưởi, quýt, cam đều là những loại quả giàu vitamin C với vị mọng nước, dễ ăn. Mẹ có thể cho con thưởng thức các loại quả này hàng ngày để bé không bị thiếu hụt vitamin C.
- Cho con ăn nhiều rau quả: Không chỉ cam chanh chứa vitamin C, mẹ có thể cho con ăn ớt chuông, đu đủ, dâu tây và các loại rau. Vừa bổ sung vitamin, a-xít folic, bé vừa được cung cấp chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Đặc biệt bổ sung các loại rau lá xanh đậm: Cải bó xôi là một lựa chọn lý tưởng để bổ sung a-xít folic. Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau giàu a-xít folic nhất.
- Cho bé ăn thịt, trứng: Đây là những nguồn folate tự nhiên hoàn hảo cho bé. Đồng thời, trứng cũng chứa vitamin E cần thiết cho sự phục hồi của làn da.
- Uống bổ sung vitamin: Nếu trẻ bị thiếu chất, mẹ nên nhờ bác sĩ kê toa cho bé để bổ sug vitamin đúng liều lượng.
3. Cách tránh nhiễm trùng cho trẻ bị xước măng rô
Mẹ biết không, những mảnh da xước nhỏ xíu lại có thể dẫn đến nhiễm trùng và hoại tử cả ngón tay nếu không được chăm sóc đúng cách. Đầu ngón tay là nơi tập trung các mạch máu và dây thần kinh, nên dù chỉ là một vết xước măng rô nhỏ bé cũng đáng để mẹ lưu tâm đấy nhé.
Khi trẻ bị xước măng rô, mẹ đừng quên thực hiện những bước sau để giữ vệ sinh, tránh nguy cơ nhiễm trùng cho bé.
- Làm sạch và cắt các mảnh da xước: Trước hết, mẹ nên rửa tay bé thật sạch rồi ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút. Khi những phần da xước móng rô đã được làm mềm bởi nước, mẹ dùng bấm móng tay để cắt chúng ra khỏi tay bé. Đây là một bước mẹ nên làm để tránh việc bé tự kéo, dứt những đoạn da bị tưa, gây chảy máu và nhiễm trùng.
- Nhắc trẻ bị xước măng rô tránh tác nhân gây bong tróc da: Vì bàn tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn, thức ăn, đồ chơi… nên mẹ cần nhắc bé rửa tay đúng cách với xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đồ chơi. Nếu bé còn nhỏ và chưa thể tự rửa tay, mẹ nhớ giúp bé thực hiện bước này nhé. Không chỉ giúp loại bỏ vi khuẩn ở bàn tay, tránh nhiễm trùng, sưng tấy ở các vết xước măng rô mà bé còn hạn chế được nguy cơ lây mầm bệnh từ tay sang miệng.
- Chọn nước rửa tay có độ kiềm nhẹ: Mẹ chú ý các sản phẩm chăm sóc da cho bé, bao gồm cả nước rửa tay, nên có độ pH cân bằng, không quá nhiều kiềm làm cho da tay bé dễ bị khô, bong tróc.
Ngoài ra, khi trẻ bị xước măng rô, mẹ nên quan sát bàn tay con thường xuyên. Nếu thấy có hiện tượng mưng mủ, sưng, đỏ thì nên nhờ bác sĩ kiểm tra để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.
4. Cách phòng ngừa trẻ bị bong tróc da đầu ngón tay
Một số mẹo đơn giản và thay đổi lối sống mà mẹ có thể làm để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị xước măng rô. Bao gồm:
- Rửa tay bằng nước ấm thay vì nước nóng.
- Đeo găng tay ấm bên ngoài khi thời tiết lạnh.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm sau khi đầu ngón tay tiếp xúc với nước
Kem dưỡng da tay dành cho da khô, bệnh chàm và bệnh vẩy nến có sẵn để mua trực tuyến, nhưng mẹ cần kiểm tra trước với bác sĩ để đảm bảo loại kem mẹ nhận được phù hợp với trẻ.
Xước măng rô thường không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể chăm sóc ngay tại nhà. Tuy nhiên, khi mẹ thấy trẻ bị xước măng rô kèm theo những biểu hiện như bất thường về màu sắc và hình dáng móng tay, bé thường bị bệnh vặt, nhợt nhạt… thì nên để bé đến viện để kiểm tra. Những bất thường này có thể là biểu hiện của bệnh tim mạch hoặc suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau, không nên xem nhẹ.