Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tăng cường miễn dịch cho bé sinh mổ bằng 3 lớp bảo vệ tối ưu

Sinh mổ là phương pháp sinh con khá phổ biến hiện nay. Trong năm 2020 – 2021, tỉ lệ sinh mổ chiếm tới 34.4% tổng số ca sinh ở Việt Nam, tăng 6.9% so với năm 2014. Đây là con số cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ sinh mổ được WHO khuyến nghị là 10 – 15% [1]. Mục đích ban đầu của sinh mổ là giúp các mẹ sinh con an toàn hơn trong trường hợp thai kỳ nguy cơ cao hoặc tai biến sản khoa. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng hiện nay có xu hướng lựa chọn sinh mổ chủ động vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như sợ đau khi sinh thường, muốn sinh con nhanh, thoải mái, được chọn ngày sinh theo ý muốn… [2]

Sinh mổ có thể khiến bé chịu nhiều thiệt thòi

Sinh mổ đã được chứng minh là khiến trẻ sơ sinh thiệt thòi và gặp nhiều bất lợi hơn so với trẻ sinh thường. Trong đó, các vấn đề sức khỏe sau đây của trẻ sinh mổ thường được quan tâm nhiều nhất.

Vấn đề hô hấp

Khi sinh thường, em bé phải đi qua cổ tử cung và đường âm đạo của mẹ. Điều này khiến lồng ngực của em bé bị ép lâu và kéo dài. Từ đó, giúp đẩy nước trong phổi ra ngoài và giúp trẻ thở dễ dàng hơn sau sinh. Đối với trẻ sinh mổ, việc không được qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến trẻ không trải qua áp lực ép lồng ngực giúp tống/đầy nước ối trong phổi ra ngoài [4]. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ sinh mổ bị tồn dịch phổi dẫn đến tình trạng trẻ khó thở, thở khò khè, ho ra dịch đờm nhầy… Một số trẻ sau sinh mổ cũng có thể gặp phải những cơn thở nhanh thoáng qua. Các biểu hiện đặc trưng bao gồm nhịp thở nhanh, thở khò khè, da tím tái… [5]

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa sinh mổ và bệnh hen suyễn ở trẻ em. Cụ thể, việc sinh mổ có thể làm trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn khi lớn lên [6]. Bên cạnh đó, kết quả của nhiều nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần [3]. Vì vậy, có thể nói hệ hô hấp của trẻ sinh mổ luôn dễ gặp nhiều bất lợi hơn trẻ sinh thường [6].

Vấn đề tiêu hóa

Một trong những điểm khác biệt lớn giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi khuẩn ở đường ruột. Khi sinh thường, em bé có thể tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong âm đạo của mẹ thời gian dài và “thừa hưởng” các lợi khuẩn từ mẹ. Qua đó hình thành hệ vi sinh khỏe mạnh trong đường ruột giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Với bé sinh mổ, bé sẽ không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi này. Đồng thời, các vi khuẩn có hại sẽ chiếm ưu thế trong đường ruột của trẻ nên dễ dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh lý về tiêu hóa, liên quan đến dạ dày và ruột [4], [6]. Đặc biệt hơn, bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [19].

Vấn đề hệ miễn dịch

Khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [7]. Vì vậy, sự cân bằng hệ tiêu hóa có vai trò rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của bé. Khi sinh mổ, trẻ thường có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do không tiếp xúc với lợi khuẩn của mẹ. Do đó, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ kém hơn so với trẻ sinh thường. Điều này khiến cho trẻ có thể gặp khó khăn trong việc chống lại bệnh tật và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn ở thời thơ ấu [6]. Bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn bé sinh thường 1,5 lần [20].

Tăng cường miễn dịch cho trẻ sinh mổ bằng 3 lớp bảo vệ tối ưu

Nuôi con bằng sữa mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém và dễ gặp các vấn đề sức khỏe. Bởi trong sữa mẹ có 3 thành phần rất quan trọng, được ví như 3 lớp bảo vệ tối ưu là:

Đại dưỡng chất HMO

HMO (Human Milk Oligosaccharide) là thành phần dinh dưỡng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Hầu hết các mẹ sau sinh đều tiết sữa có chứa HMO. Thế nhưng, số lượng và sự đa dạng của HMO có trong sữa mẹ là khác nhau giữa mỗi người mẹ dựa trên nền tảng di truyền [9].

Trong đó, 5 HMOs nhiều nhất, chiếm 50% hàm lượng dưỡng chất HMO trong sữa mẹ đó là LNT, 2’FL, 3-FL, 3’SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, phát triển hàng rào biểu mô ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [8].

Nucleotides tăng cường sự bảo vệ vượt trội

Nucleotides là các hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu của trẻ sơ sinh [18]. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Nucleotides trong sữa mẹ có vai trò:

  • Tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn [10].
  • Mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột. Tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [11].
  • Giúp trẻ bắt kịp tốc độ tăng trưởng trong trường hợp trẻ đã trải qua tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung trước đó [12].
  • Một nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung Nucleotides cũng giúp trẻ tăng cân và tăng trưởng vòng đầu. Một yếu tố gián tiếp cho thấy sự phát triển của trẻ, đặc biệt là phát triển não bộ [13].
  • Sản sinh kháng thể sau tiêm chủng nhiều hơn 86% sau 6 tháng [21].

Bifidobacterium cải thiện hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Đối với trẻ sinh mổ, các vi khuẩn từ môi trường bệnh viện có thể dễ xâm nhập và chiếm ưu thế hơn. Vì vậy, việc cho trẻ bú sữa mẹ là rất quan trọng để đảm bảo sự cân bằng hệ vi sinh của đường ruột. Bởi ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, sữa mẹ còn chứa nhiều loại vi khuẩn có lợi như Lactobacilli, Bacteroides and Bifidobacterium [14]. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [17].

Có thể nói sữa mẹ là nguồn cung cấp các dưỡng chất vô cùng quý giá đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều mẹ sau sinh mổ không tránh khỏi những khó khăn trong việc cho con bú vì vết mổ còn đau hoặc sữa chưa về nhiều. Trong trường hợp này, mẹ có thể chọn sữa công thức gần với tiêu chuẩn vàng để bổ sung cho bé.

Trên thực tế, trẻ sinh mổ có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ sinh thường. Do vậy, ba mẹ nên chủ động tìm hiểu thông tin về chăm sóc trẻ sinh mổ đúng cách, đặc biệt là vấn đề chọn công thức sữa cho con khi sữa mẹ không đủ hoặc bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Mẹ nên ưu tiên sản phẩm sữa có đủ 3 lớp bảo vệ tối ưu là HMO, Nucleotides và lợi khuẩn (BB-12) để giúp trẻ nâng cao miễn dịch và phát triển khỏe mạnh nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sinh mổ khác với trẻ sinh thường như thế nào? Làm sao tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mổ?

Hãy cùng Marry Baby xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường có gì khác biệt cũng như biết cách chăm sóc trẻ sinh mổ tốt nhất nhằm giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh nhé!

Trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt?

trẻ sinh mổ và sinh thường có gì khác biệt

Trẻ sinh mổ có thể bị thiếu hụt lợi khuẩn

Nếu nhìn từ bên ngoài, trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường dường như không có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trẻ sinh thường có thể nhận được nhiều vi sinh vật có lợi hơn trẻ sinh mổ [2].

Âm đạo của mẹ là nơi “cư ngụ” của hàng trăm tỷ vi sinh vật, trong quá trình sinh thường, bé sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên có có cơ hội “tiếp xúc” với hệ vi sinh vật trong âm đạo của mẹ [3], [4]. Và chính sự tiếp xúc này là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển hệ vi sinh đường ruột của bé sau sinh.

Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nói chung và của hệ miễn dịch nói riêng [5]. Bởi đối với trẻ nhỏ, ruột chính là cơ quan miễn dịch lớn nhất cơ thể và sức khỏe đường ruột lại được quyết định bởi hệ vi sinh đường ruột. Trẻ sinh thường sẽ có khởi đầu thuận lợi hơn vì bé có cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh đa dạng của mẹ nên sẽ có một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, cân bằng hơn. Và đây chính là nền tảng để hệ miễn dịch phát triển tốt, giúp bảo vệ cơ thể bé trước mầm bệnh ngay từ khi chào đời [3].

Ngược lại, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến vi khuẩn gây hại gia tăng trong khi vi khuẩn có lợi giảm đi. Một số nghiên cứu cho thấy, các chủng vi khuẩn được tìm thấy ở đường ruột khỏe mạnh bị giảm đi rất nhiều ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường [3].

Trẻ sinh mổ có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe

Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu và nhận thấy trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường [6]. Do không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ và một số yếu tố khác nên trẻ sinh mổ thường thiếu hụt các vi sinh vật quan trọng khiến trẻ có nguy cơ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, hệ vi sinh đường ruột lại được mệnh danh là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi chứa đến 70 – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể [7]. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng thì chức năng và sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có nhiều khả năng gặp một số vấn đề như: [8].

  • Rối loạn miễn dịch: Dựa vào kết quả nghiên cứu được thực hiện với 2 triệu trẻ em tại Đan Mạch từ năm 1973 đến năm 2016, trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm khớp, bệnh Celiac và bệnh viêm ruột cao hơn đáng kể so với trẻ sinh thường. [3]
  • Hen suyễn: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn do thiếu vi sinh vật cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bé sinh mổ sinh ra với nhiều dịch ối trong phổi chưa được đẩy ra hết dẫn đến tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè. [3]
  • Béo phì và tiểu đường: Các nhà nghiên cứu cho rằng em bé sinh ra qua đường mổ có ít vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và Bacteroides giúp hạn chế nguy cơ béo phì. [3]
  • Bệnh nhiễm trùng: Trong một nghiên cứu năm 2020, thu thập dữ liệu trên hơn 7 triệu ca sinh tại Đan Mạch, Scotland, Anh và Úc từ năm 1996 đến 2015, kết quả chứng minh rằng trẻ sinh mổ có nhiều khả năng phát triển các loại bệnh nhiễm trùng liên quan đến tiêu hóa (dạ dày và ruột), hô hấp và nhiễm virus, từ khi sinh ra cho đến khi trẻ được 5 tuổi. [3]
  • Các vấn đề tiêu hóa: Rối loạn chức năng tiêu hóa như đau bụng ở trẻ sơ sinh, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón và tiêu chảy cũng có nguy cơ cao hơn ở trẻ sinh mổ do hại khuẩn chiếm ưu thế, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột [9], [10]. Hơn nữa, với trường hợp trẻ dùng sữa ngoài do mẹ sinh mổ khiến sữa về chậm, ít sữa… sẽ dễ tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa hơn do đa phần công thức sữa hiện nay có chứa đạm biến tính. Vì đạm biến tính sau gia nhiệt nhiều lần khi đi vào đường ruột sẽ trở nên đông vón, khiến con khó tiêu, dễ ọc trớ, tiêu chảy, táo bón… và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Làm thế nào để trẻ sinh mổ có được hệ vi sinh khỏe mạnh, hoàn thiện hệ miễn dịch?

1000 ngày đầu đời là thời gian “đặt nền móng” quan trọng đối với sức khỏe của một đứa trẻ trong tương lai [11]. Trong giai đoạn này, sức khỏe đường ruột của bé phát triển nhanh chóng, bao gồm việc thành lập hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh vật này cũng thay đổi theo thời gian để thích ứng với môi trường và dinh dưỡng bên ngoài [12].

Dù vậy, nếu trẻ sinh mổ bỏ lỡ cơ hội nhận được sự bảo vệ từ hệ vi sinh vật từ đường sinh của mẹ thì vẫn có cách để giúp bé có được một hệ vi sinh khỏe mạnh, giúp hệ miễn dịch sớm hoàn thiện và giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ vào sữa mẹ [13].

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng ‘vàng’ với trẻ sơ sinh vì các thành phần chứa đạm (protein) và chất béo tự nhiên, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Đặc biệt, đạm sữa mẹ mềm, nhỏ,con dễ tiêu hóa và ít gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón [18]. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Bifidobacterium, Staphylococci, Streptococci, Corynebacterium… cùng hàm lượng cao chất xơ prebiotic giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đường ruột. Qua đó, giúp trẻ được tăng cường đề kháng tự nhiên từ bên trong [19], [20].

Chính vì điều này, nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt, nhất là bé sinh mổ và nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không thể cho bé bú hoặc bị ít sữa, hoặc sữa chậm về do cơ thể trải qua nhiều áp lực sau ca sinh, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tìm các phương pháp hỗ trợ thích hợp. Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho trẻ sinh mở, mẹ có thể cân nhắc các công thức có hệ dưỡng chất nâng cao miễn dịch, điển hình là hệ dưỡng chất BIOPRO+ gồm:

  • HMO: Hỗ trợ điều hòa miễn dịch, chống lại mầm bệnh, đặc biệt là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng nên cần bổ sung cho bé sinh mổ, đối tượng trẻ em có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa. [21
  • Chất xơ GOS cùng Probiotics: Tăng cường và nuôi dưỡng lợi khuẩn, giúp duy trì cân bằng hệ vi sinh cho bé sinh mổ, từ đó ổn định hệ tiêu hóa, đường ruột khỏe mạnh và nâng cao miễn dịch từ bên trong. [22], [23]

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm sữa phù hợp với trẻ sơ sinh như:

  • Chứa đạm mềm, nhỏ, tự nhiên: Ưu tiên công thức có quy trình xử lý nhiệt 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa tự nhiên giúp con tiêu hóa tốt và hấp thu hiệu quả. Đạm mềm cũng sẽ giúp hạn chế các nguy cơ về tiêu hóa, đặc biệt là với trẻ sinh mổ.
  • Nguồn sữa chất lượng: Mẹ có thể cân nhắc các sản phẩm với nguồn sữa chuẩn NOVAS của châu u vì mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao. Vị sữa thanh nhạt tự nhiên cho con dễ chịu sữa và mẹ dễ dàng cho bú kết hợp.

Qua những chia sẻ trên, Marry Baby hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về những khác biệt giữa trẻ sinh thường và sinh mổ. Dù trẻ sinh mổ có thể bị “thua thiệt” hơn trẻ sinh thường về hệ vi sinh đường ruột và sự phát triển của hệ miễn dịch nhưng nếu biết cách chăm sóc và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, trẻ sinh mổ vẫn có thể lớn nhanh và khỏe mạnh!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

7 lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh mổ có thể mẹ chưa biết

Sinh mổ hoặc sinh thường hầu hết phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ, ngoại trừ một số trường hợp mẹ chọn đẻ mổ vì lý do cá nhân. Vậy sau sinh mổ, mẹ cần chăm sóc bé như thế nào để con phát triển khỏe mạnh? Mời bạn cùng Marry Baby theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về những lưu ý khi chăm sóc bé sinh mổ nhé!

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh mổ

So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có nguy cơ gia tăng các vấn đề sức khỏe trong những tháng đầu đời [1]. Do vậy, khi tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu các vấn đề sức khỏe phổ biến thường xảy ra với trẻ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ. Nhờ đó, mẹ sẽ không quá căng thẳng và biết cách xử trí, giúp trẻ sinh mổ không bị “chệch” khỏi tiến trình tăng trưởng.

1. Hệ miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh hô hấp, tiêu hóa

Trẻ sinh mổ sở dĩ có sức đề kháng yếu hơn trẻ sinh thường là do con không nhận được các vi khuẩn có lợi từ đường sinh thường của mẹ, dẫn đến nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trái lại, trẻ sinh thường có hệ miễn dịch tốt hơn vì khi qua ống sinh của mẹ, trẻ có cơ hội tiếp cận với các lợi khuẩn để hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột. Theo một số nghiên cứu tại châu Âu, trẻ sinh mổ nhận rất ít vi khuẩn có lợi từ mẹ và một số khác có khả năng nhận các vi khuẩn bất lợi có liên quan đến môi trường bệnh viện [2].

Do đó, trẻ sinh mổ có khả năng gia tăng tỷ lệ mắc các vấn đề hô hấp, tiêu hóa. Ngoài ra, con cũng có nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì trong tương lai. Mẹ cần lưu ý điều này để có cách chăm sóc trẻ sinh mổ phù hợp [8].

2. Trẻ sinh mổ bị khò khè, dễ mắc bệnh hô hấp

Trẻ sinh thường khi chào đời bằng đường tự nhiên buộc phải ép ngực để qua âm đạo của mẹ. Quá trình này giúp ép hết nước ối trong phổi. Trong khi đó, trẻ sinh mổ không trải qua lực ép của tử cung nên còn tồn dịch trong phổi, dẫn đến khò khè. Bên cạnh đó, trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ mắc nhiễm trùng hô hấp cao hơn 1,3 lần [6], [7].

Nghiên cứu thực hiện trên 37.171 trẻ sinh mổ tại Na Uy đã cho thấy, khi chăm sóc trẻ sinh mổ cần lưu ý đến vấn đề hô hấp, cụ thể là thở nhanh, thở khò khè và hen suyễn có nguy cơ cao xảy ra ở trẻ sinh mổ đến 36 tháng tuổi [1].

Cách chăm sóc trẻ sinh mổ

cách chăm sóc trẻ sinh mổ

1. Chăm sóc da kề da [5]

Tiếp xúc da kề da là điều không thể bỏ qua trong chăm sóc bé sau khi sinh mổ tại bệnh viện.

Phương pháp da kề da (hay Kangaroo) mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng bởi việc này có thể giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch khi vừa chào đời. Thông qua da tiếp da, các lợi khuẩn từ mẹ sẽ truyền qua cho bé, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thường việc tiếp xúc da kề da sẽ diễn ra sớm nhất có thể sau sinh phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ. Khi về nhà, mẹ có thể tiếp tục áp dụng phương pháp này vì có lợi rất nhiều cho hai mẹ con.

2. Cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và duy trì nguồn sữa mẹ

Trong một số trường hợp, nếu mẹ không thể da tiếp da với con (do tình trạng sức khỏe sau ca mổ) thì hãy cho bé bú mẹ sớm nhất có thể. Đối với những trẻ sinh mổ, việc cho bé sớm bú mẹ lại càng quan trọng hơn nữa vì đây là cách tốt nhất để giúp bé thu hẹp “khoảng cách miễn dịch” với các bé sinh thường. Bởi trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp bé nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế rủi ro mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, hen suyễn, đái tháo đường tuýp 1, béo phì… trong các giai đoạn trưởng thành sau này của trẻ [3], [8]. 

Trong đó, dưỡng chất tiêu biểu nhất phải kể đến là HMO, đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Có rất nhiều loại HMO khác nhau nhưng phổ biến nhất là 5 loại HMO: 2’-FL,3-FL; 3′-SL, LNT, 6’-SL có vai trò nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, tạo nền tảng khoẻ mạnh cho hệ tiêu hoá, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch đặc hiệu cho trẻ [9], [10]. Kết quả của các nghiên cứu cũng cho thấy, HMO 2’-FL có thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp lên đến 66% [15].

Ngoài HMO, trong sữa mẹ còn có chứa nucleotides, dưỡng chất có thể giúp tăng cường sản sinh kháng thể. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nucleotides có trong sữa mẹ có thể giúp cơ thể trẻ sản xuất kháng thể tốt hơn sau khi tiêm chủng và còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Hơn nữa, sữa mẹ còn chứa rất nhiều chủng lợi khuẩn. Một trong những chủng lợi khuẩn quan trọng nhất là Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn có thể giúp củng cố hệ tiêu hóa, giúp giảm số ngày mắc tiêu chảy và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ [11], [12], [13]. 

Nếu sau sinh mổ, mẹ gặp khó khăn khi cho bé bú, chẳng hạn dù đã thử nhiều cách mà vẫn thiếu sữa hoặc do điều kiện cơ thể không cho phép, mẹ có thể lựa chọn bổ sung cho con nguồn dinh dưỡng gần với tiêu chuẩn vàng.

3. Theo dõi các vấn đề sức khỏe ở trẻ sinh mổ

Cũng giống như các bé sinh thường, khi chăm sóc trẻ sinh mổ, mẹ đừng bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Trong quá trình chăm sóc, nếu mẹ thấy bé có các biểu hiện như trẻ thở nhanh, thở co lõm ngực, co giật, bú kém, tím tái, lừ đừ… thì cần đưa bé đi khám ngay [4].

4. Tuân thủ lịch tiêm phòng và lịch khám sức khỏe định kỳ

Việc tiêm phòng đầy đủ cho bé là một trong những cách chăm sóc trẻ sinh mổ hiệu quả giúp ngừa bệnh cho trẻ, nhất là các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bất kỳ mũi tiêm nào trong lịch tiêm chủng. Bên cạnh đó, mẹ hãy nhớ cho con đi khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ (nếu có).

5. Bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của con trong suốt 36 tháng đầu đời. Ngay sau khi xuất viện về nhà, mẹ nên bổ sung vitamin D mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ Nhờ đó, con sẽ có hệ xương chắc khỏe. Mặt khác, khi trẻ cứng cáp hơn, mẹ cũng có thể cho con ra ngoài đi dạo vào buổi nắng sớm, việc này giúp hệ hô hấp của con hoạt động hiệu quả, hệ miễn dịch của con cũng phát triển hơn [14].

6. Không để bé tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá

Đối với trẻ sinh mổ dễ bị khò khè, sức đề kháng yếu thì khói thuốc lá, môi trường sống ô nhiễm, bụi bặm sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn. Vì thế, mẹ hãy luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và giữ cho bé tránh xa khói thuốc. Trong nhà có người hút thuốc, nếu không thể cai thuốc, hãy yêu cầu họ hút thuốc ở nơi không ảnh hưởng đến trẻ và người khác [1].

7. Theo dõi các cột mốc phát triển của bé

Mẹ có thể tham khảo trên MarryBaby các cột mốc phát triển của trẻ theo từng tuần, tháng để theo dõi sự tăng trưởng của con. Chẳng hạn sự phát triển của trẻ 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, 3 tuần tuổi…

Nếu các chỉ số chiều cao, cân nặng, chu vi vòng đầu của con thấp hơn nhiều so với bảng chiều cao cân nặng chuẩn thì cần cho trẻ đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Hy vọng hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sinh mổ trên đây phần nào cung cấp cho mẹ những thông tin bổ ích để mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Theo đó, trẻ sinh mổ có thể phát tối ưu và toàn diện nhất.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sinh mổ bị khò khè? 4 hướng khắc phục hiệu quả cho trẻ

Khác với tiếng khóc oe oe quen thuộc, âm thanh khò khè từ bé yêu có thể khiến ba mẹ lo lắng. Đặc biệt, tình trạng này lại khá phổ biến ở trẻ sinh mổ, dẫn đến nhiều câu hỏi: Vì sao trẻ sinh mổ bị khò khè? Bao lâu bé sẽ hết khò khè và cha mẹ cần làm gì? Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá “bí ẩn” đằng sau tiếng khò khè và giải đáp những thắc mắc thường gặp.

Tại sao trẻ sinh mổ bị khò khè?

Có 3 nguyên nhân chính liên quan đến vấn đề này, xuất phát từ những điều kiện mà trẻ sinh mổ trải qua như bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở, sót dịch ối trong phổi và hệ miễn dịch hoàn thiện chậm hơn so với các bé sinh thường.

1. Bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở

Trước khi vội vàng tìm kiếm giải pháp trẻ sinh mổ bị khò khè phải làm sao, hãy cùng khám phá một lý giải đơn giản nhưng đầy thú vị đằng sau âm thanh này của con, đó là bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở.

Đối với cả trẻ sinh thường và trẻ sinh mổ, khò khè có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang trong giai đoạn hoàn thiện kỹ năng “nhịp nhàng” với thế giới bên ngoài. Khi bé bú sữa, nuốt nước bọt hoặc tiết chất nhầy, một phần những chất lỏng/dịch này có thể lọt vào khí quản của bé và tạo ra âm thanh khò khè khi bé thở.

[key-takeaways title=””]

Trẻ sinh mổ bị khò khè có sao không? Kỹ năng phối hợp giữa nuốt và thở là một phần trong quá trình phát triển tự nhiên của trẻ. Khi bé mới chào đời, các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ hô hấp, vẫn đang hoàn thiện chức năng. Khi bé lớn hơn và các cơ quan hoàn thiện dần, tình trạng khò khè sẽ tự khỏi. Hầu hết trẻ sẽ hết khò khè sau 3 tháng tuổi.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 7 lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh mổ có thể mẹ chưa biết

Tại sao trẻ sinh mổ hay bị khò khè? Do con đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở
Tại sao trẻ sinh mổ hay bị khò khè? Do con đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở

2. Trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối

Ở trẻ sinh thường, khi đi qua ngả âm đạo của mẹ, quá trình chuyển dạ sẽ giúp tống chất lỏng trong phổi của bé ra ngoài. Trái lại, ở trẻ sinh mổ do không trải qua quá trình này nên phổi của bé không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để tống sạch nước ối. Chính vì thế, nhiều bé còn tồn dịch phổi, khiến trẻ bị khò khè…

Nếu trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối, ba mẹ có thể nhận thấy một số dấu hiệu của con như:

  • Thở khò khè: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Âm thanh khò khè có thể nghe rõ hơn khi bé thở ra.
  • Nôn trớ nhiều: Do dịch ối còn sót lại trong phổi có thể kích thích dạ dày của bé, dẫn đến tình trạng thở khò khè và nôn trớ nhiều hơn bình thường.
  • Dịch nhầy trong bãi nôn: Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy trong bãi nôn của bé có lẫn dịch nhầy. Đây là dấu hiệu cho thấy dịch ối đang được tống xuất khỏi cơ thể bé.

Ngoài ra, một số bé có thể có thêm các triệu chứng khác như: Ho nhẹ, khó thở, bú kém, quấy khóc nhiều…

[key-takeaways title=””]

Tình trạng khò khè do phổi sót dịch ối thường tự khỏi sau 3 tháng tuổi khi phổi bé hoàn thiện chức năng. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận và đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu bất thường như: Tiếng khò khè dai dẳng, không thuyên giảm sau 3 tháng tuổi; bé có biểu hiện khó thở, thở nhanh, tím tái; bé bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều, bé sốt cao, ho nhiều, chảy nước mũi…

[/key-takeaways]

3. Hệ miễn dịch hoàn thiện chậm khiến bé dễ mắc bệnh về hô hấp

Bé mắc bệnh viêm hô hấp 

Nếu trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại mất đến 6 tháng. Do đó, so với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh về hô hấp, điển hình như nguy cơ hen suyễn… dẫn đến thở khò khè.

  • Về cơ bản, có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột. Nói cách khác, vi khuẩn đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ sau sinh. Thế nhưng, trẻ sinh mổ không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến việc dễ thiếu hụt các vi sinh vật có lợi ở đường ruột. Điều này giải thích vì sao trẻ sinh mổ thường có miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
  • Mẹ sinh mổ thường chậm trong việc da kề da sau sinh với em bé do mẹ phải nằm trong phòng hậu phẫu để chăm sóc đặc biệt. Việc tiếp xúc da kề da ngay sau sinh giúp bé tiếp nhận vi khuẩn có lợi từ da mẹ, góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
  • Mẹ sinh mổ cần thời gian phục hồi sau ca phẫu thuật hoặc sữa mẹ về chậm cũng khiến con chậm bú. Điều này có thể khiến trẻ sinh mổ không nhận được các lợi ích của sữa mẹ ngay sau sinh và có nguy cơ miễn dịch kém.
  • Ngoài ra, thời tiết nắng nóng cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp. Bởi khí hậu nóng ẩm sẽ tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi và dễ lây bệnh, đặc biệt là với trẻ sinh mổ có nền tảng miễn dịch kém nên ba mẹ cần lưu ý.

[key-takeaways title=””]

Hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ thường phát triển chậm hơn so với trẻ sinh thường, khiến bé dễ mắc các bệnh như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,…; tiêu chảy, nôn trớ,…; cảm cúm, sởi, quai bị,… Trong trường hợp trẻ sinh mổ bị khò khè do viêm đường hô hấp dưới, tình trạng khò khè có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thời gian hồi phục hoàn toàn có thể lâu hơn tùy vào sức khỏe và cơ địa của mỗi bé.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Bé bị viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào, mẹ cần làm gì?

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè

Cách khắc phục tình trạng trẻ sinh mổ khò khè

Theo tiến triển tự nhiên, tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè do phổi còn sót lại dịch ối sẽ tự hết, mẹ không phải quá lo lắng, nhất là nếu bé vẫn ăn, ngủ và lên cân tốt. Song, để khắc phục và cải thiện tình trạng này tốt hơn và không còn băn khoăn trẻ sinh mổ bị khò khè phải làm sao, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.

1. Cho bé bú mẹ để nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch

Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ.

Trong đó, 3 thành phần quan trọng nhất của sữa mẹ có thể kể đến là HMO, Nucleotides và Bifidobacterium. HMO là dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn và nâng cao khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, Nucleotides là thành phần giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn có thể hỗ trợ củng cố hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ. Nhờ những thành phần này mà tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè cũng sẽ được khắc phục đáng kể.

Nhìn chung, mẹ cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, và giữ cho tinh thần thoải mái để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ cho bé cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, những mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn trong việc cho con bú do vết mổ đau thì có thể tạm thời lựa chọn các loại sữa công thức được thiết kế phù hợp cho bé sinh mổ.

2. Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý

Ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ sinh mổ bị khò khè bằng nước muối sinh lý
Ba mẹ nên rửa mũi cho trẻ sinh mổ bị khò khè bằng nước muối sinh lý

Bên cạnh việc cho bé bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch, mẹ có thể hỗ trợ bé loại bỏ đờm nhớt bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Phương pháp đơn giản này giúp bé sinh mổ giảm tình trạng khò khè hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm ngửa: Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của bé.
  • Lật bé nằm sấp: Giữ bé nằm sấp trên đùi mẹ, đầu thấp hơn mông.
  • Vỗ nhẹ: Dùng một tay đỡ người bé, tay kia khum lại và vỗ nhẹ, đều đặn vào mông và lưng bé để kích thích bé nôn và tống đờm ra ngoài.
  • Hỗ trợ bé nôn: Nếu bé không tự nôn được đờm, hãy đặt bé nằm nghiêng. Dùng một tay giữ đầu bé, tay kia đeo gạc rơ lưỡi và đưa ngón tay vào trong má bé để ngoáy nhẹ, kích thích bé nôn.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé.
  • Rửa mũi cho bé 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi bé bị khò khè nặng.
  • Vệ sinh dụng cụ rửa mũi cho bé sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.

Trong 6 tháng đầu, bạn cần cho bé bú nhiều, thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng để máu lưu thông đến phổi tốt hơn, đồng thời giúp long đờm và thải ra ngoài dễ dàng.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú

3. Giữ môi trường sống sạch sẽ

Giữ môi trường sống thoải mái cho con để hạn chế tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè
Giữ môi trường sống thoải mái cho con để hạn chế tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè

Để giúp trẻ sinh mổ bị khò khè vượt qua giai đoạn này và ngăn ngừa khò khè tái phát, việc giữ vệ sinh môi trường sống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý.

  • Tạo môi trường ấm áp, thoáng mát: Giữ ấm cho bé bằng cách mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ phòng, cho bé nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa trực tiếp và sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm trong phòng ở mức 50-60%.
  • Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hại: Tránh cho bé tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại, đặc biệt là khói thuốc lá, hạn chế cho bé đến những nơi đông người, tập trung nhiều khói bụi và vệ sinh nhà cửa thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc.
  • Giặt giũ quần áo đúng cách: Sử dụng xà bông dành riêng cho trẻ em, không chứa hương liệu và chất tạo màu độc hại, giặt quần áo của bé bằng nước ấm để tiêu diệt vi khuẩn và phơi quần áo của bé dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô hoàn toàn.
  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân của bé: Rửa bình sữa, núm vú, đồ chơi của bé thường xuyên bằng nước nóng và xà phòng, thay ga giường, chăn màn của bé định kỳ và vệ sinh tay thường xuyên trước khi cho bé bú hoặc thay tã.

4. Cho trẻ sinh mổ bị khò khè tắm nắng

Cuối cùng, để giúp con phát triển khỏe mạnh, mẹ cần thường xuyên cho bé tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D giúp bé ngủ đủ, ngủ sâu và tránh còi xương. Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể khiến trẻ chậm biết đi, biến dạng, gãy xương, dễ mắc viêm phổi…

Khi nào cần đưa trẻ sinh mổ bị khò khè đi khám?

Trẻ sinh mổ bao lâu hết khò khè? Thông thường, khi bé lớn hơn và các cơ quan hoàn thiện chức năng, tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè sẽ tự khỏi. Hầu hết trẻ sẽ hết khò khè sau 3 tháng tuổi.

Tuy khò khè thường là hiện tượng bình thường, ba mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận và đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu bất thường như:

  • Tiếng khò khè dai dẳng, không thuyên giảm sau 3 tháng tuổi.
  • Bé có biểu hiện khó thở (lồng ngực co rút), thở nhanh (hơn 60 nhịp mỗi phút), da xanh, tím tái.
  • Bé bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều.
  • Bé sốt cao liên tục 3 ngày, ho nhiều, chảy nước mũi.
  • Bé lừ đừ, ngủ mê…

[inline_article id=225326]

Tình trạng trẻ sinh mổ bị khò khè có thể gây lo lắng. Thế nhưng, khi đã biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ có thể có những phương hướng tốt để giúp con yêu khỏe mạnh.