Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Sự phát triển của trẻ 0 – 3 tuổi: Khi nào đáng lo?

Sự phát triển của trẻ từ 0-3 tuổi
Mỗi trẻ khác nhau sẽ có tốc độ lớn khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các bé sẽ đi qua các mốc phát triển tương tự nhau

Mẹ hãy “đọc vị” những dấu hiệu đáng lưu ý, báo hiệu những bất thường trong sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn nhé

1/ Từ 0- 4 tháng tuổi

– Hầu hết thời gian, bé gặp phải vấn đề về khả năng di chuyển mắt

– Dù tiếng ồn lớn đến mấy, bé cũng không phản ứng

– Bé 2 tháng tuổi nhưng không nhận biết bàn tay của mình

– Với bé 3 tháng tuổi, bất thường là khi bé không nhìn theo hướng di chuyển của đồ vật trước mắt cũng như không thể ngóc đầu. Đồng thời, bé cũng không thể cầm nắm đồ vật hoặc mỉm cười với mọi người.

– 4 tháng tuổi, bé không thể bập bẹ hoặc bắt chước âm thanh, không thường đưa đồ vật vào miệng cũng như không đẩy chân khi bàn chân đặt trên mặt phẳng.

2/ Khi trẻ 5- 7 tháng tuổi

– Bé 5 tháng không lăn qua một trong hai hướng

– Với sự giúp đỡ của mẹ nhưng bé vẫn không thể ngồi (6 tháng)

– Không cười, kêu hoặc phát ra âm thanh (6 tháng)

– Cơ bắp căng cứng hoặc có vẻ rất mềm

– Đầu ngả về sau khi ngồi

– Chỉ vươn được một tay

– Bé không thích hoặc không muốn ôm ấp. Ít biểu hiện tình cảm với người thân

– Chảy nhiều nước mắt, mắt bị khô hoặc nhạy cảm với ánh sáng

–  Khó dùng miệng ngậm đồ vật

3/ Bé 1 tuổi

–  Không bò hoặc trườn một bên của cơ thể khi trườn bò

–  Không thể đứng khi được hỗ trợ

–  Không tìm kiếm các vật bị giấu đi

–  Không nói những từ đơn

–  Không dùng cử chỉ hoặc lắc đầu khi thể hiện ý muốn không đồng ý

–  Không chỉ trỏ các đồ vật hoặc hình ảnh

[inline_article id=79204]

4/ Khi bé lên 2

– Không nói được ít nhất 15 từ

– Không sử dụng câu có hai từ

– Không bắt chước hành động hay lời nói của người thân

– Không làm theo chỉ dẫn đơn giản

– Không thể đẩy xe đồ chơi

5/ Bé 3 tuổi 

– Thường gặp vấn đề với cầu thang hoặc bị ngã liên tục

– Chảy nước miếng thường xuyên hoặc nói không rõ ràng

– Không thể xây một tòa tháp hơn bốn khối

– Có vấn đề thao tác với đồ vật nhỏ

– Không thể bắt chước vẽ vòng tròn

Không thể giao tiếp bằng cụm từ ngắn

– Không tham gia vào các trò chơi giả vờ

– Không hiểu các hướng dẫn đơn giản

– Không thể hiện sự quan tâm với trẻ khác

– Giao tiếp bằng mắt kém

– Ít quan tâm đến đồ chơi

Nếu nhận thấy bé có những hiểu hiện trên, mẹ nên đưa bé đi khám ngây để được tư vấn và xử lý kịp thời để đảm bảo sự phát triển của trẻ diễn ra bình thường như tất cả các bạn đồng trang lứa.

[inline_article id=55282]

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

[Trắc nghiệm] Nhận diện tính cách trẻ sơ sinh

Hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây để hiểu hơn về tính cách trẻ sơ sinh và thử phân loại xem bé yêu nhà mình thuộc nhóm nào nhé!

1/ Bé khóc:

A. Rất hiếm khi

B. Chỉ khóc khi đói, mệt hoặc bị kích thích quá mức

C.Khóc mà không có lý do rõ ràng

D. Khóc to và nếu bạn không để ý đến bé, bé sẽ mau chóng gào khóc dữ dội

E. Hầu hết thời gian trong ngày bé đều khóc

2/ Chuẩn bị đi ngủ:

A. Bé nằm im trong nôi và nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ

B. Thường dễ dàng ngủ say trong khoảng 20 phút

C. Quấy một chút và có vẻ buồn ngủ, nhưng sau đó vẫn cứ thức

D. Bé rất bồn chồn và thường thì bạn phải ôm hoặc quấn khăn cho bé

E. Khóc nhiều và tỏ ra không hài lòng khi bị đặt xuống

3/ Khi ngủ dậy:

A. Bé hiếm khi khóc và tự chơi trong cũi cho đến khi bạn đến bên

B. Bé ậm ừ một chút và sau đó nhìn xung quanh

C. Cần được “ngó ngàng” ngay bằng không bé sẽ òa khóc

D. Bé hét to

E. Bé thút thít

4/ Bé cười:

A. Hầu như trước bất kỳ ai và vật gì

B. Khi được khuyến khích

C. Khi được khuyến khích nhưng đôi khi bé lại khóc ngay trong lúc đang cười

D. Bé cười giòn giã và có khuynh hướng cười to, ồn ã

E. Chỉ cười trong một số điều kiện nhất định

5/ Khi đối diện với một người lạ đang tươi cười hỏi chuyện mình, bé sẽ:

A. Ngay lập tức mỉm cười

B. Mất một ít thời gian làm quen nhưng thường cười nhanh chóng sau đó

C. Thường sẽ khóc, trừ khi người lạ đó có thể vỗ về bé

D. Rất vui sướng

E. Hiếm khi vui vẻ

6/ Khi bạn cho bé ra ngoài chơi:

A. Tỏ ra hoàn toàn “hợp tác”

B. Mọi chuyện sẽ ổn nếu bạn đưa bé đến nơi nào không quá xa lạ hay đông đúc

C. Tỏ ra rất cáu kỉnh, quấy khóc

D. Đòi hỏi sự quan tâm cao

E. Không muốn bị kiểm soát nhiều

7/ Khi một tiếng động lớn bất ngờ vang lên:

A. Bé không tỏ ra sợ sệt

B. Bé có chú ý nhưng không tỏ ra bị quấy rầy

C. Tỏ ra nao núng rõ rệt, sau đó bắt đầu khóc

D. Tự mình la lớn

E. Bắt đầu khóc

8/  Trong lần tắm đầu tiên:

A. Bé thoải mái như một chú vịt con lội nước

B. Có một chút ngạc nhiên nhưng gần như ngay lập tức, bé tìm lại sự thoải mái

C. Bé tỏ ra rất nhạy cảm, chỉ nhúng tay chân vào nước một chút và có vẻ lo lắng.

D. Bé nghịch ngợm vẫy nước bắn tung tóe

E. Bé ghét bị nhúng nước và khóc ầm ĩ

9/ Cử chỉ của bé thường:

A. Tỏ ra thoải mái, dễ chịu và lanh lẹ

B. Thoải mái trong mọi trường hợp

C. Khó chịu và căng thẳng khi phản ứng với các kích thích bên ngoài

D. Mạnh mẽ, đập tay và chân khắp nơi trên giường

E. Cứng nhắc – Cánh tay và cẳng chân vận động hơi cứng

10/ “Tần suất” la hét, làm ồn của bé

A. Một lúc bé lại làm rộn một lần

B. Chỉ khi bé đang chơi hoặc bị kích thích quá độ

C. Hiếm khi

D. Rất thường xuyên

E. Khi bé tức giận

11/ Mỗi lần tắm, thay tã hay thay quần áo

A. Bé luôn tỏ ra bình thường

B. Bé không có phản ứng quá mức nếu như mẹ tiến hành chậm rãi và cho bé biết mình đang làm gì

C. Thường cáu kỉnh, như thể không thể chịu được khi phải cởi bỏ quần áo

D. Ngọ ngoạy liên tục và cố gắng kéo mọi thứ ra khỏi bàn thay tã

E. Bé ghét bị thay tã, quần áo hay tắm. Mỗi lần như thế là một cuộc chiến mới.

12/ Nếu đột ngột đưa ra chỗ có ánh sáng mạnh

A. Bé tỏ ra bình thường

B. Bé thỉnh thoảng có thể bị giật mình

C. Hấp háy mắt rất nhiều và cố quay mặt đi

D. Bị kích thích mạnh.

E. Bé tỏ ra khó chịu

13a/ Nếu mẹ cho bé bú bình:

A. Bé bú đúng cách, chú tâm, và thường hoàn tất trong vòng 20 phút

B. Nhìn chung bé bú một cách thoải mái và đều đặn, chỉ hơi có một chút biến động ở những mốc phát triển thể chất.

C. Bé ngọ ngoạy không ngừng, mất rất nhiều thời gian để bú hết bình sữa

D. “Ngoạm” lấy bình sữa một cách mạnh bạo và có khuynh hướng ăn quá nhiều

E. Thường cáu kỉnh và kéo dài thời gian bú

13/ Nếu mẹ cho bé bú trực tiếp

A. Bé lập tức bú mẹ và khớp ngậm đúng cách

B. Mất từ 1 đến 2 ngày để bú mẹ đúng cách

C. Luôn muốn bú mẹ nhưng mỗi lần bú tiếp theo, bé lại gần như quên mất cách ngậm ti mẹ

D. Bé chịu bú khi mẹ bế bé đúng cách bé muốn

E. Bé tỏ ra khó chịu như thể mẹ không có đủ sữa

14/ Câu chính xác nhất để mô tả “giao tiếp” giữa mẹ và bé là

A. Bé luôn để mẹ biết chính xác những gì mình cần

B. Hầu hết tín hiệu từ bé đều dễ hiểu

C. Bé làm mẹ nhầm lẫn, thậm chí bé còn khóc vì thấy mẹ nữa

D. Bé thường bày tỏ thái độ thích hoặc không thích rất rõ ràng và ồn ào

E. Bé thường thu hút sự chú ý bằng tiếng khóc giận dữ

15/ Khi có đông người xung quanh và mọi người muốn bồng bế bé:

A. Bé tỏ ra thoải mái

B. Bé tỏ vẻ lưỡng lự, chọn lựa người nào thích hợp với mình

C. Dễ khóc nếu như có quá nhiều người bế bé

D. Khóc hoặc cố gắng thoát ra nếu bé không thấy thoải mái

E. Từ chối tất cả mọi người và chỉ để bố hoặc mẹ bế bé

16/ Khi vừa đi chơi bên ngoài về:

A. Bé ngay lập tức trở lại trạng thái bình thường

B. Mất vài phút để lấy lại sự bình ổn

C. Bé có khuynh hướng quấy khóc nhiều

D. Bé thường bị kích thích quá độ và khóc nhiều

E. Tỏ ra đau khổ và tức giận

17/ Bé tự chơi:

A. Tỏ ra thoải mái, vui vẻ trong một thời gian khá dài dù chỉ nằm im và nhìn vào những thanh chắn nôi

B. Bé có thể tự chơi trong vòng 15 phút

C. Thường khó chịu và khó vui vẻ khi bị đặt vào môi trường xa lạ

D. Cần rất nhiều kích thích để có thể trở nên tươi tỉnh

E. Bé khó có thể trở nên phấn chấn dù có kích thích bé bằng cách nào chăng nữa

18/ Tính cách nổi bật nhất của bé là:

A. Luôn thoải mái và dễ chịu

B. Luôn tuân theo thời khóa biểu cố định

C. Nhạy cảm với mọi thứ

D. “Hung hăng”

E. “Cáu kỉnh”

19/ Mỗi khi được đặt vào giường

A. Bé tỏ ra an tâm, dễ chịu

B. Gần như lần nào bé cũng tỏ ra yêu thích chiếc giường của mình

C. Cảm thấy bất an ngay trên chính giường của mình

D. Cư xử như thể mình bị cầm tù

E. Phẫn nộ khi bị đặt lên giường

20/ Nếu được nhận xét về bé, bạn sẽ nói rằng:

A. Bé như cục vàng vậy

B. Bé rất ngoan, dễ đoán

C. Bé thật tinh tế, nhạy cảm

D. Tôi sợ khi bé biết bò thì mọi thứ trong nhà sẽ bị lục tung lên mất

E. Bé thật là “cổ lỗ sĩ” – luôn hành động như thể mình biết trước mọi thứ vậy!

Và đây là câu trả lời về tính cách trẻ sơ sinh sau khi bạn hoàn tất 20 câu hỏi trên.

-Đáp án hầu hết là A: Bé là một thiên thần đúng nghĩa, luôn dịu dàng, mỉm cười, ít đòi hỏi. Bé dễ thích nghi với mọi môi trường, không khóc thét khi thấy người lạ và tự biết cách xoa dịu mình. Tuy vậy, bạn vẫn cần quan tâm và chia sẻ cảm xúc cùng bé.

-Đáp án hầu hết là B: Bé như một quyển sách bạn có thể đọc và tiên liệu trước mọi việc. Mẹ dễ dàng đưa bé vào thời khóa biểu sinh hoạt, đồng thời bé sẽ đạt mọi mốc phát triển vào đúng lúc.

-Đáp án hầu hết là C: Bé cực kỳ nhạy cảm và hầu hết mọi thứ xung quanh đều có thể trở thành những vật đáng sợ trong con mắt bé. Để làm bé trấn tĩnh, bạn cần tạo cho bé cảm giác yên ấm như còn trong bụng mẹ.

-Đáp án hầu hết là D: Bé luôn bộc lộ rõ cá tính của mình. Bé thường đập chân, đập tay liên tục, chú ý đến những em bé khác, thích với lấy mọi thứ. Đôi khi, những hành động của bé có phần quá khích. Để bé ngủ ngon trong những tháng đầu, tốt hơn hết là bố mẹ nên quấn chặt bé trong khăn.

-Đáp án là E: Cứ như thể bé đã biết hết mọi thứ trên thế giới và chẳng còn hứng thú gì để khám phá. Bạn hãy vỗ về và chơi với bé nhiều hơn nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

[INFOGRAPHIC] 4 lưu ý quan trọng khi chăm bé mới sinh

Dù đã tham khảo rất nhiều thông tin nhưng chắc hẳn mẹ sẽ vẫn còn nhiều lúng túng khi lần đầu chăm sóc bé mới sinh. Chăm con như thế nào là tốt nhất? Mẹ có đang bỏ qua bước qua bước quan trọng nào? “Ngâm cứu” kỹ những lưu ý sau mẹ nhé!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Bé sơ sinh rất cần được mẹ nâng niu chăm sóc

1/ Tắm cho bé sơ sinh: Không phải nhiều là tốt!

Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày. Đặc biệt, trong những tuần đầu tiên sau khi chào đời, bé cũng không có hoạt động nào đáng kể để khiến cơ thể bị bẩn. Ngược lại, việc tắm quá thường xuyên lại dễ khiến da bé sơ sinh bị khô, rát.

Tuy không cần tắm nhiều, nhưng mẹ nên thường xuyên lau tay, mặt, rốn và bộ phận sinh dục của con mỗi ngày nhé!

2/ Thường xuyên thay tã cho bé

Tiếp xúc với tã bẩn trong thời gian dài là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị hăm tã. Vì vậy, đừng để con bị “bao” trong tã bẩn quá lâu mẹ nhé!

3/ Cho bé bú mẹ

Gần như là bản năng của người phụ nữ, nhưng nhiều mẹ cũng không tránh khỏi sai lầm khi cho con bú. Nếu vẫn không chắc mình đang cho bú đúng cách, mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Cách cho con bú chuẩn không cần chỉnh.

4/ Giữ thân nhiệt chuẩn

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường bên ngoài. Đặc biệt, những bé sinh non, không có đủ lớp mỡ dưới da để cách nhiệt, thân nhiệt rất dễ bị hạ, thậm chí trong ngày hè oi ả.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp thân nhiệt bé tăng cao hơn bình thường. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé cưng đang có vấn đề về sức khỏe. Tùy từng trường hợp, mẹ sẽ đưa ra những bước xử lý phù hợp.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm infographic dưới đây, vừa rút gọn những thông tin quan trọng, vừa bật mí cho mẹ thêm vài bí quyết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.

Lưu ý khi chăm sóc bé mới sinh
Với những lưu ý sau, việc chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

5 mẹo hay cho bố khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Tay chân lóng ngóng, vụng về, bố lo lắng mình sẽ làm tổn thương “thiên thần” mỏng manh của mình. Đây là nỗi lo của phần lớn các ông bố lần đầu được lên chức. Yêu con và muốn san sẻ công việc chăm con với vợ, các ông bố không thể bỏ qua bài viết sau đây!

Chăm sóc trẻ sơ sinh
Chăm sóc bé yêu dễ dàng hơn với 5 lưu ý quan trọng sau, bố ơi

1/ Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Các ông bố trẻ, tuyệt đố đừng bao giờ ngắt đi đoạn rốn còn thừa của bé cưng nhé! Động tác này có thể làm chảy máu và gây hại cho lớp da bên dưới đang hình thành lỗ rốn. Tốt nhất, bố nên để rốn tự khô, chuyển sang màu đen và rụng sau khoảng 7-14 ngày. Vết thương sẽ lành trong 7 ngày tiếp theo.

2/ Thóp trẻ sơ sinh: Không cần quá lo!

Bé yêu sẽ có các khoảng da mềm ở phần đỉnh đầu, gọi là “thóp”. Đó là nơi xương sọ của trẻ chưa nối liền nhau. Dĩ nhiên bố nên hành động thật nhẹ nhàng, nhưng đừng lo lắng về việc chạm vào hay lau rửa vùng này, vì còn có một lớp màng cứng cáp bên dưới da đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ não bộ rồi nhé!

[inline_article id=82806]

3/ Khi bé cưng cũng “nổi mụn”

Sau khi chào đời, cục cưng của bố có thể sở hữu gương mặt lấm tấm mụn một thời gian ngắn sau, thường gọi là “mụn sơ sinh”. Những nốt mụn đỏ và mụn đầu trắng đều vô hại, và sẽ tự nhiên tan biến nếu bố siêng rửa mặt cho con bằng nước sạch mỗi ngày. Bố nên tránh dùng dầu và lotion (vì thường không có hiệu quả) đồng thời liên lạc với bác sĩ nếu hiện tượng nổi mụn không chịu biến mất sau vài tuần.

4/ Chăm sóc trẻ sơ sinh : Đừng lơ là phần da dưới cằm bé!

Chấm nhẹ kem vào phần da dưới cằm của bé. Cách này sẽ giúp ngăn cơn đau hình thành do mồ hôi chảy tụ về các nấp gấp da trên cổ. Tình trạng này rất thường gặp ở những trẻ nhỏ chưa thể ngẩng đầu lên.

5/ Cắt móng tay cho bé

Tuy nhỏ nhưng bố không thể bỏ qua bước cắt móng tay khi chăm sóc trẻ sơ sinh đâu nhé! Thường xuyên cắt móng tay cho bé sẽ giúp trẻ không thể tự cào cấu và làm trầy xước mặt mình. Các đầu móng tay của bé thường sắc bén và dài ra rất nhanh, đặc biệt khi trẻ còn nhỏ. Bố nên dùng kéo dành riêng cho trẻ (với phần mũi kéo tròn) để giúp bé giữ vệ sinh và an toàn cho cục cưng nhà mình.

[inline_article id=107585]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh có biết giận?

Trong suốt những năm đầu đời, khóc là cách đơn giản nhất để bé bày tỏ mong muốn hoặc chỉ để gây sự chú ý của bố, mẹ và những người thân. Bé sẽ khóc khi cảm thấy đói, khi tã ướt, khi mệt mỏi hoặc khi bị đau. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có lúc bé phản ứng hơi “thái quá” và hệ quả tất yếu là con trở nên tức giận.

Song nhiều người lớn lại không biết điều này nên luôn cho rằng trẻ sơ sinh thì chưa thể biết giận dữ. Vậy thật sự thì trẻ sơ sinh có biết giận hay không? Mẹ chăm khám phá về bé yêu nên tìm hiểu ngay điều này nhé.

Trẻ sơ sinh có biết giận không?
Khóc lóc cũng là một trong những cách biểu hiện bé đang tức giận

Trẻ sơ sinh có biết giận không?

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể biết giận ngay khi chỉ mới 2 tháng tuổi, nhưng phải đến khi bé được 12-18 tháng tuổi, nhiều mẹ mới nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng về một cơn giận dữ của trẻ. Và đến khi bé được 2 tuổi, những cơn giận của trẻ trong giai đoạn này thậm chí có thể khiến mẹ bị “khủng hoảng” tinh thần.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tâm lý học phát triển của các chuyên gia đến từ Đại học Wisconsin cho thấy, có một mối liên quan trực tiếp giữa các cơn giận của trẻ sơ sinh và “sự nhạy cảm” của người mẹ. Theo đó, những bé có mẹ nhạy cảm, có thể đáp ứng nhanh những nhu cầu của bé thường sẽ ít giận và căng thẳng hơn khi lớn lên. Các chuyên gia cũng cho rằng, thực tế cơn giận của các bé chỉ nhằm mục đích gây chú ý để khiến mẹ quan tâm hơn đến các nhu cầu của mình.

Tùy tính cách và độ tuổi, cách biểu hiện sự tức giận của trẻ có thể sẽ khác nhau. Thông thường, với những bé dưới 6 tháng tuổi, các con sẽ biểu hiện cơn giận của mình bằng cách khóc lóc, la hét hoặc thậm chí nằm lăn qua lăn lại để “ăn vạ”.

Lớn hơn một chút, bé con còn có thể chạy khắp nhà, la hét, quơ tay chân phản kháng “điên cuồng” khi không được người lớn đáp ứng nhu cầu của mình.

Làm gì khi bé tức giận?

Muốn giải quyết cơn giận của bé, mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để có thể tìm hiểu và nhận biết chính xác nhu cầu, những điều đang làm phiền và khiến bé khó chịu. Bằng cách phản ứng lại với trẻ, mẹ có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, và làm dịu cảm giác tức giận ở trong bé. Thỉnh thoảng, trấn an và âu yếm trẻ cũng rất hiệu quả để xua tan cơn tức giận của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng âm nhạc và liệu pháp mùi hương để khiến bé cảm thấy dễ chịu. Khi bé cáu giận, mẹ hãy mở những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc vui nhộn. Âm nhạc sẽ khiến bé phân tâm và mau chóng quên đi điều đang khiến con khó chịu. Tương tự như vậy, mùi hương thơm dịu cũng khiến tinh thần của bé được thư giãn, từ đó giúp con bớt cáu kỉnh hơn.

Nếu bé cáu giận mà không phải vì lý do đòi ăn, đòi ngủ hoặc thay bỉm, mẹ nên bế con khỏi chỗ nằm và đi dạo quanh nhà hoặc ra ngoài trời để con được hít thở không khí trong lành. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, con không còn tập trung vào điều khiến mình khó chịu nữa, từ đó bé sẽ ngừng cơn cáu kỉnh.

Cuối cùng, mẹ có thể sử dụng liệu pháp massage cho con mỗi ngày để giúp máu lưu thông và kích thích các dây thần kinh. Massage không chỉ giúp bé thoát khỏi sự căng thẳng mà còn tránh được cả những bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón nữa.

Không phải tự nhiên em bé lại hay cáu gắt, giận hờn, khó chịu như vậy, tất cả đều có lý do của nó. Chẳng hạn như con bị đau, khó chịu trong người, con buồn ngủ, đòi ăn, muốn thay bỉm, muốn rời khỏi chỗ nằm… Vì vậy, mẹ nên kiên nhẫn tìm hiểu xem vì sao bé yêu lại trở nên khó tính như thế. Một điều nữa mẹ cần lưu ý là trẻ sơ sinh còn rất nhỏ nên việc quát nạt sẽ không làm con ngừng giận dỗi, cáu gắt, do đó, mẹ nên nhẹ nhàng, âu yếm và giúp con tìm được cảm giác dễ chịu nhất nhé.

[inline_article id=33616]

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sơ sinh hay nhìn tay?

Có gì kỳ lạ trên đôi bàn tay bé nhỏ mà bé lại cứ nhìn chăm chú đến vậy? Liệu có vấn đề gì đang xảy ra ư? Mời bố mẹ tìm lời giải đáp về hành động kỳ lạ này của các bé sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh
Bé hay nhìn ngắm bàn tay liệu có vấn đề về sức khỏe?

Thực tế, theo tiến trình phát triển tự nhiên của mình, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rất thích được quan sát và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, chẳng hạn như cái quạt quay, đồ chơi treo lủng lẳng trước mặt hay cái mùng chụp trên nôi… Theo bản năng, bé sẽ thấy đôi bàn tay mình chuyển động được, ở ngay trước mặt mình và thấy hứng thú với phát hiện này. Do đó, bé sẽ ngắm mãi đôi bàn tay be bé của mình. Điều này không chỉ rất bình thường mà còn cho thấy bé cưng đang phát triển đúng tiến độ của mình.

Tầm nhìn của trẻ 2 tháng tuổi được cải thiện nhiều nên bé có thể nhìn thấy được đồ vật để ở xa và quan sát được chi tiết hơn. Điều này là do sự phát triển của não bộ đã giúp củng cố thêm các cơ mắt của bé.

Khoảng 2-3 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy thỉnh thoảng trẻ sẽ nhìn chằm chằm khuôn mặt mình mà không rời mắt cho đến khi mẹ đi chỗ khác. Điều này cũng xảy ra tương tự với đôi tay của trẻ. Những biểu hiện này đều nằm trong quá trình phát triển tự nhiên và cũng là cách bé “giải trí” đầy thú vị.

Bé sẽ sớm kiểm soát được tầm nhìn xung quanh mình và rất thích thú nhìn ngắm những đồ vật mới và lạ. Vì thế, khi mẹ treo những đồ chơi mới lên, mắt trẻ sẽ mở to hơn khi phát hiện ra “người bạn mới” rồi nhìn ngắm kỹ hơn, lâu hơn so với những món đồ chơi đã quen thuộc với bé. Việc trẻ nhìn chăm chú đôi tay mình là một cách đơn giản giúp trẻ phát triển thị lực của mình và khả năng phối hợp cử động hai tay cùng lúc. Những điều này là sự chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc hơn sau này của trẻ.

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể tự chủ trong việc phối hợp cử động hai tay và sau đó, bé sẽ học cách để chờm với hay bắt chụp lấy đồ vật. Lúc này, bé sẽ không còn hứng thú để nhìn ngắm đôi tay của mình nữa mà chuyển sang tìm cách điều khiển chúng theo ý mình.

[inline_article id=83772]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

8 dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh: Mẹ cần cập nhật ngay!

Thực tế, không cần phải chờ đến khi bé lớn và thực hiện những bài kiểm tra hay những câu đố thì mẹ mới có thể đánh giá trí thông minh của con. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, nếu muốn biết trẻ sơ sinh thông minh từ khi mới lọt lòng, mẹ có thể áp dụng những “bí kíp” sau đây.

1/ Bé hay nhìn chăm chú vào vật gì đó lâu

Những bé sơ sinh có thói quen nhìn chăm chú vào những vật xung quanh trong một thời gian dài thường có xu hướng thông minh hơn những nhóc cùng lứa. Nguyên nhân là do khi dành nhiều thời gian quan sát, khả năng ngôn ngữ và nhận thức của trẻ sẽ phát triển tốt hơn. Đồng thời, điều này cũng cho thấy, bé cưng của bạn là một nhóc nhanh nhạy, và dễ tiếp thu.

2/ Trẻ sơ sinh thông minh thường hay cười

Đây là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh đáng lưu tâm. Phần lớn trẻ sơ sinh sẽ nở nụ cười đầu tiên của mình trong vòng 1 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé phải chờ đến tháng thứ 4 mới bắt đầu nở nụ cười duyên của mình.

Biết cười sớm là biểu hiện của sự phát triển của kỹ năng vận động. Những bé biết cười sớm và hay cười sau khi lớn thường có xu hướng trở thành người hoạt bát, lanh lợi.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

3/ Trẻ sơ sinh thông minh thường ngủ ít

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Thông thường, bé sơ sinh cần phải ngủ từ 10-18 tiếng mỗi ngày, tùy theo độ tuổi. Tuy nhiên, những bé ít ngủ, nhưng vẫn khỏe mạnh và không khó chịu thường thông minh hơn. Nguyên nhân của dấu hiệu này có thể do bộ não của những trẻ sơ sinh thông minh luôn được kích thích nên khó đi vào giấc ngủ hơn.

[video-embeb title=’Những đặc điểm con thường được di truyền từ bố’ description=” url=’https://youtube.com/embed/8hnnlzu-kQk”>’ ][/video-embeb]

4/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh: Trẻ phát triển nhanh hơn

Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau, nhưng tất nhiên, vẫn có những cột mốc chuẩn nhất định cho sự phát triển các kỹ năng thể chất của mình. Những bé sớm biết lẫy, biết bò, trườn… thường thông minh hơn.

[inline_article id=683]

5/ Trẻ sơ sinh thông minh dễ cả thèm chóng chán

Theo các chuyên gia, những đứa trẻ thông minh luôn thích học hỏi và tiếp nhận thông tin mới. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, những trẻ này sẽ nhanh chán nếu thường xuyên lặp lại một hành động hoặc khi phải chơi mãi một món đồ chơi nào đó. Nếu nhận thấy con nhanh chán những món đồ chơi của mình, mẹ đừng quá “khắt khe” với con nhé. Có thể bé nhà bạn là người có nhu cầu khám phá, tìm tòi và học hỏi cao.

6/ Bé phát triển các giác quan tốt hơn

Bé có thể dễ dàng bú mẹ ngay trong lần đầu tiên hay có thể phân biệt sữa mẹ và những loại sữa khác hoặc có khả năng phân biệt sự tương phản màu sắc… Nếu nhóc của bạn có những dấu hiệu này, mẹ có thể vui mừng rồi nhé! Đây là những dấu hiệu cho thấy bé cưng là một người thông minh, nhạy bén.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: 16 trò chơi kích thích trí thông minh vượt trội cho bé

7/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh: Bé lúc mới sinh nặng cân hơn bình thường

Dấu hiệu trẻ sơ sinh nặng cân thì liệu có liên quan đến việc thông minh hay không? Khi bé sinh ra càng lớn chứng tỏ chất dinh dưỡng nhận được khi còn trong bụng mẹ cũng nhiều hơn các bé khác. Đây là nền tảng giúp bé phát triển trí tuệ vượt trội. Chính vì thế, mẹ hãy ghi nhớ dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh này để bồi bổ lúc mang thai.

8/ Dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh: Bướng bỉnh

Sự cứng đầu có thể được coi là một biểu hiện của quyết đoán. Một đứa trẻ bướng bỉnh sẽ cố gắng và thuyết phục người lớn để đạt được thứ mình muốn. Trẻ có thể làm được điều này là một dấu hiệu rất rõ ràng của sự thông minh.

Mẹ biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh sẽ giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Vì thế, hãy yêu thương, nói chuyện và chăm sóc trẻ ngay từ những ngày đầu tiên để con lớn lên trở thành người tài đức.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

“Đo” độ năng động của bé yêu

Trong vài tuần đầu đời, mẹ có thể nhận thấy rằng thiên thần nhỏ của mình rất ư là nghịch ngợm. Tuy chưa thể chạy băng băng cùng cả nhà ra công viên, bé vẫn không bỏ qua các cơ hội để phát triển kỹ năng vận động của mình để chuẩn bị cho một tuổi thơ đầy sôi nổi. Độ năng động này cũng là thước đo phản ánh trung thực về sự phát triển của trẻ sơ sinh.

sự phát triển của tre sơ sinh thông qua sự năng động của bé
Sự phát triển của các kỹ năng vận động là những dấu mốc quan trọng giúp mẹ theo dấu sự phát triển của con

Kỹ năng vận động của bé qua từng tháng

Vào tháng thứ 2, bé cưng đã bắt đầu đá chân. Thực ra, đây là một hoạt động rất điển hình ở thời điểm này, nhưng chẳng bao lâu sau đó, bé có thể gập và duỗi chân bất cứ khi nào bé muốn.

Ở tháng thứ 3, bé có thể lật người từ tư thế nằm ngửa thành nằm sấp. Bé sẽ chưa thể lật theo chiều ngược lại, từ sấp thành ngửa ở thời điểm này mà phải chờ khoảng 3 tháng nữa.

Cũng trong khoảng thời gian này, khi bạn giữ cho con đứng lên, bé có thể ấn mạnh chân xuống sàn và đẩy thẳng chân như thể đang tự đứng. Sau một thời gian, bé sẽ phát hiện ra mình còn có thể cong đầu gối lại và nhảy tưng lên. Việc bé đứng và nhún nhảy không ngừng là một mốc phát triển bình thường của bé 3-4 tháng tuổi, mẹ cứ để bé được thoải mái khám phá khả năng của đôi chân nhé.

Khi bước vào tháng thứ 5, bé yêu sẽ có thể nâng cao đầu khi đang nằm sấp và dùng cánh tay đẩy cao phần ngực lên khỏi sàn. Với bụng làm bệ đỡ, bé có thể quẫy đập chân tay lên sàn như thể đang bơi. Chẳng bao lâu nữa mẹ sẽ thấy bé có thể lăn tròn.

Ở tháng thứ 8, bé có thể ngồi mà không cần trợ giúp nữa. Không những thế, bé còn có thể nhấc cả hai tay lên để vỗ tay hoặc chơi đồ chơi. Bé cũng đã biết nhặt và chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia.

[inline_article id=84925]

Chỉ vài tháng trước ngày sinh nhật đầu tiên, bé cưng có khuynh hướng hoạt động liên tục. Bé sẽ kéo chân để cho vào miệng. Bé có thể nóng nảy đá và giãy chân suốt những lúc thay tã. Giữa khoảng thời gian từ 7 đến 10 tháng, bé từ một “tập sự” đã trở nên một “bậc thầy” trong việc bò tung tăng đây đó. Vào gần ngày sinh nhật 1 tuổi, bé đã có thể bước những bước đầu tiên.

Kích thích sự phát triển của con

Khi bé yêu đang phát triển, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội tăng tốc cho con bằng các cách kích thích tinh thần và thể chất. Trong vài tuần đầu tiên, trong lúc bế con đi dạo đây đó, mẹ có thể chỉ cho bé thấy những sự vật xung quanh và đọc to tên gọi của chúng. Rất nhanh sau đó, bé sẽ muốn với ra và chạm vào những đồ vật này, và nhặt chúng lên. Mẹ cũng đừng quên nói với con về nơi mà mình đang đứng. Bất cứ khi nào ở bên con, mẹ cũng nên tiếp tục cuộc đối thoại, dù là thay tã, đi tắm hay chở con đi chơi. Mẹ có thấy con đang đáp lại mình bằng cách ngọ ngoạy chân và tay không?

[inline_article id=85937]

Dưới đây là một vài gợi ý những việc mà mẹ và bé có thể cùng làm với nhau:

-Đọc to tên đồ vật,

-Chơi nhạc và nhún nhảy khi bạn bế bé trong tay,

-Chơi cùng nhau trên sàn

-Chơi trò hú -hà

-Ôm, bế bé thường xuyên để bé cảm thấy sự vỗ về, yêu thương

-Đặt bé vào xe đẩy và đi dạo cùng nhau. Đây là một cách tốt để bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình.

-Khi bé lớn hơn, mẹ có thể mua cho con những món đồ chơi thích hợp và an toàn.

>>> Thảo luận cùng chủ đề từ cộng đồng:

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Lên lịch sinh hoạt chuẩn cho bé sơ sinh

giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Thiết lập giờ giấc chuẩn cho bé sẽ giúp sinh hoạt của cả nhà dễ dàng hơn

1/ Có cần thiết để lên hẳn một lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Nhu cầu của trẻ sơ sinh không có gì quá phức tạp, ăn, chơi, rồi ngủ. Tuy nhiên, để biết nhu cầu của bé cho từng mảng là bao nhiêu quả là thách thức đối với mẹ. Chưa kể, mẹ còn phải cân bằng giờ giấc sinh hoạt của trẻ  với bản thân và cả các thành viên khác trong gia đình.

Thực tế, khi duy trì một thói quen hoặc lịch trình sinh hoạt chuẩn cho bé, cuộc sống trở nên muôn phần dễ dàng hơn. Kế hoạch này cũng chính là phương pháp để ba mẹ dạy cho trẻ kỹ năng quản lý, kỷ luật từ sớm. Ai bảo trẻ sơ sinh không biết gì nào? Việc áp dụng một khung giờ chuẩn ngày qua ngày, bé cũng cảm nhận và biết mong chờ đấy. Chẳng hạn, cứ theo lịch, sau khi ngủ dậy, bé sẽ biết mình sắp được bú, sau đó chơi và được bồng đi loanh quanh.

[inline_article id = 64423]

Trẻ sơ sinh chưa biết nói, chưa biết đi, chưa giỏi  kỹ năng cầm nắm, vì vậy ít nhất trẻ cũng muốn mình thông thạo ở lĩnh vực nào đó, chẳng hạn luôn biết trước những điều sắp xảy ra với mình. Lên lịch chuẩn cho giờ giấc sinh hoạt của con, đồng nghĩa mẹ biết lúc nào nên cho con ăn, cho con ngủ. Như vậy, bé sẽ không bao giờ phải khó chịu vì buồn ngủ, đói, khát, và lúc nào cũng đủ năng lượng để khám phá, học hỏi thế giới xung quanh.

Thêm một điểm cộng cho việc lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh: Khi mẹ phải quay trở lại công việc sau 6 tháng thai sản và nhờ người khác trông bé, với thói quen thông thường hằng ngày, bé sẽ yên tâm hơn và không bị bỡ ngỡ vì phải xa mẹ. Người trông bé cũng dễ dàng hơn vì biết khi nào bé muốn ăn, ngủ hay chơi.

2/ Khi nào mẹ có thể bắt đầu lên lịch trình sinh hoạt cho trẻ sơ sinh?

Thông thường, trẻ sơ sinh đã sẵn sàng cho khung giờ chung vào khoảng giữa 2-4 tháng tuổi. Ngủ và thói quen ăn uống ở hầu hết trẻ đều trở nên nhất quán và dễ dự đoán sau 3-4 tháng. Thời điểm này rất lý tưởng để mẹ khuyến khích bé “tuân theo” kỷ luật.

Để bé dần quen với khung giờ vàng, mẹ cần thời gian, kiên nhẫn và nhẹ nhàng. Theo dõi việc ăn uống, ngủ, nghỉ của trẻ để nắm được nhịp điệu sinh hoạt và lên kế hoạch phù hợp cho bé. Vào những ngày đầu tiên sau sinh, mẹ đã có thể bắt đầu chiến lược theo dõi nhu cầu ăn của bé, khi nào bé đi tè, ị, ngủ trong bao lâu, cứ như vậy đến khoảng 2-3 tháng.

Nếu muốn đưa bé vào giờ giấc chuẩn từ sớm, mẹ đã có thể bắt đầu từ 1 tuần tuổi. Miễn là bé được bú no, đủ lượng sữa mẹ hay sữa công thức khuyến cáo hằng ngày.  Giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng rất quan trọng. Tốt nhất, mẹ nên cố gắng đáp ứng những nhu cầu mà bé đang cố gắng truyền đạt. Nhất là khi bé còn quá bé, mẹ nên du di nhiều chút. Nếu bé khóc đòi ăn dù đã ăn 1-2 tiếng trước, nếu bé không buồn ngủ nhưng muốn chơi khi đến giờ đi ngủ, mẹ vẫn nên đáp ứng và du di cho bé nhé!

[inline_article id = 62553]

3/ 3 lựa chọn về lịch trình chăm sóc trẻ sơ sinh chuẩn cho mẹ

-Lịch trình của ba mẹ:  Thích hợp với ông bố, bà mẹ muốn rèn con vào khuôn khổ, kỷ luật từ sớm. Bạn chính là người ra kỷ luật, khi nào bé sẽ ăn, ngủ bao lâu, chơi ở nhà hay ra ngoài. Mẹ có thể tự đưa ra giờ giấc sinh hoạt cho bé dựa trên những nhu cầu hằng ngày đã được theo dõi và thiết lập từ lúc mới sinh.

-Lịch trình của bé:  Dựa vào nhu cầu của bé, mẹ thiết lập một kế hoạch sinh hoạt chuẩn cho con. Điều này có nghĩa mẹ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu từ trẻ để biết được bé muốn gì theo thứ tự, chứ không áp đặt một thời gian biểu do tự mình đặt ra. Sau vài tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều hình thành thói quen ngủ, chơi và ăn uống rất trơn tru.

-Lịch trình kết hợp : Lịch trình này không đồng điệu và nhất quán ngày này sang ngày khác, mà là sự xáo trộn rất khoa học và thông minh để ba mẹ vừa thoải mái, trẻ cũng được đáp ứng nhu cầu đầy đủ. Điều này cũng đồng nghĩa mẹ phải “du di” cho trẻ rất nhiều trong giờ giấc sinh hoạt.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

30 mẹo chăm sóc con trong 30 ngày đầu làm mẹ

Gợi ý cách bạn chăm sóc con

Trẻ sơ sinh chỉ có ăn, ăn và ăn. Ban đầu, gần như chắc chắn là mọi thứ sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ. Từ đau núm vú cho tới những chốt cài áo ngực cứng đầu, việc chăm bé dường như nhấn chìm lấy bạn.

1. Phụ nữ tìm đến sự giúp đỡ có tỉ lệ thành công cao hơn. Hãy nghĩ đến những cách để bảo đảm sự thành công trước cả khi bạn sinh bé. Đơn giản nhất, nói chuyện với những người bạn đã có kinh nghiệm nuôi con, hỏi các bác sĩ nhi khoa hoặc tham gia vào các nhóm hỗ trợ bà mẹ nuôi con, là những điều bạn nên làm.

2. Tận dụng “tài nguyên” của bệnh viện. Bạn có thể học mọi thứ về nuôi con bằng sữa mẹ và cả cách chăm sóc con trước khi rời khỏi bệnh viện. Hãy hỏi bệnh viện phụ sản nơi bạn sinh bé xem liệu có các lớp hướng dẫn nuôi con hoặc bác sĩ tư vấn cách chăm sóc con hay không. Bạn hãy gọi y tá mỗi khi bạn sẵn sàng cho con bú và tranh thủ hỏi y tá những lời khuyên trong việc chăm sóc bé.

3. Chuẩn bị sẵn sàng. Tại nhà, khi nghe bé khóc đòi mẹ, bạn sẽ dễ dàng muốn vứt hết mọi thứ để cho bé bú. Tuy nhiên, bạn nên chăm sóc cho bản thân của bạn trước vì một người mẹ khỏe mạnh mới có thể chăm con tốt. Hãy rót cho mình một ly nước và một quyển sách hay tạp chí để đọc. Và còn một điều tế nhị nữa, hãy đi tiểu trước khi bắt đầu cho bé bú vì bạn nên biết rằng việc chăm sóc con, cụ thể là cho bé bú sẽ tốn kha khá thời gian đấy.

4. Hãy thử một miếng gạc ấm nếu ngực bạn căng sữa hoặc bị tắc sữa. Bạn cũng có thể thay bằng một miếng đệm nóng hoặc một chiếc khăn ẩm và ấm, nhưng bông trang điểm (thường được bán với các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên) thì tốt hơn. Bạn hãy làm nóng miếng gạc hoặc bông trang điểm trong lò vi sóng và áp nó lên ngực bạn.

5. Nhiệt giúp tiết sữa, nhưng nếu ngực bạn bị đau sau khi cho con bú, hãy thử túi chườm lạnh. Hiệu quả rất nhiều.

6. Nếu bạn muốn tập cho bé bú bình, chỉ nên cho bé tập bú bình sau một thời gian cho bé bú bằng sữa mẹ, nhưng phải trước cột mốc 3 tháng. Theo nhiều chuyên gia thì trong khoảng từ tuần thứ 6 đến 8 là ổn. Tuy nhiên, nếu chẳng đặng đừng thì khi chăm sóc con, bạn cũng có thể tập cho bé bú bình sớm hơn, chẳng hạn mỗi ngày bú bình một lần từ khoảng tuần thứ 3 chẳng hạn.

♦Giấc ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ đến 16 tiếng mỗi ngày nhưng chỉ trong những khoảng thời gian ngắn. Thế nên kết quả là bạn sẽ cảm giác như luôn trong tình trạng báo động và mất sức nhiều hơn bạn tưởng. Nên nhớ, cho dù bạn khỏe mạnh đến đâu thì cũng khó mà không thay tâm đổi tính khi thiếu ngủ.

Chăm sóc con: 30 mẹo trong 30 ngày đầu làm mẹ
Ngủ cùng giấc với bé là lời khuyên tốt nhất cho bạn khi chăm bé

Tránh giám sát đến mệt nhoài. Chỉ vì duy nhất một mục tiêu: chăm cho bé. Nhưng nếu bạn không ngủ đủ giấc, bạn sẽ hoặc thấy mệt mỏi và bực bội hoặc chỉ cảm thấy mệt. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên dừng ở ngưỡng chỉ cảm thấy mệt thôi nhé.

8. Thay ca. Một đêm mẹ chăm bé, sau đó tới lượt cha của bé. Bằng cách này hay cách khác, cha và mẹ cần chia đều thời gian chăm sóc bé cho phù hợp để bảo đảm sức khỏe cho cả hai. Ví dụ bạn có thể thức đêm chăm bé rồi mới ngủ, còn chồng bạn có thể chăm bé vào buổi sáng khi bạn ngủ, và chợp mắt nghỉ sau đó khi bạn thức giấc.

9. Ngủ khi bé ngủ thật sự là lời khuyên tốt nhất cho bạn. Bạn nên bắt đầu tập ngủ sớm cùng giấc với bé.

10. Nếu bé của bạn khó ngủ thì sao? Hãy làm bất cứ gì có thể: cho bé bú hoặc đung đưa cho bé dễ ngủ, hoặc nếu cần bạn cũng có thể để bé ngủ trên ngực bạn hoặc trên xe hơi. Tốt nhất bạn đừng lo lắng gì về những thói quen xấu làm gì. Tất cả lúc này điều bạn cần làm là sự sống còn cho chính bạn.

♦Dỗ bé

Việc giải mã bé thật sự muốn gì trong những tuần đầu tiên thật sự rất khó khăn. Nhưng rồi bạn sẽ học được dựa vào việc thử và sai.

11. Chìa khóa để dỗ bé khóc quấy là bắt chước tử cung “dỗ dành” khi bé còn trong bụng mẹ. Bọc tã, suỵt, và đung đưa, cũng như cho bé bú và ẵm ngang người bé, có thể kích thích phản xạ làm dịu.

12. Mở nhạc. Hãy quên đi những mớ lý thuyết không rõ ràng rằng âm nhạc sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Thay vào đó, khi chăm sóc con, bạn sẽ tập trung vào một thực tế là âm nhạc có khả năng dỗ bé.

13. Làm ấm mọi thứ. Tình trạng hăm tã có thể gây kích thích cho làn da nhạy cảm của bé. Để tránh gây kích động bé khi thay tã, bạn có thể dùng khăn giấy và bình bơm nước ấm để lau cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua máy làm nóng khăn bằng điện để sử dụng hàng ngày nếu bé của bạn nhạy cảm.

14. Bạn sẽ cần đến những “chiêu” khác nữa. Một bà mẹ đã bật mí độc chiêu “quỳ gối khom người ẵm bé vỗ vỗ vào lưng” đã giúp bé gái của cô nín khóc.

15. Ngâm nước để làm dịu. Nếu mọi cách đều thất bại và bé của bạn đã rụng dây rốn, hãy thử tắm nước ấm cùng với bé. Như thế, bạn cũng sẽ được thư giãn, và một bà mẹ khi đang thư thái có thể dỗ bé dễ dàng hơn.

“Lôi” cha bé vào cuộc

Khi bạn sinh bé, chồng bạn có thể bị “bỏ phí”. Điều này tùy thuộc vào bạn, hãy giao bé cho chồng và để anh ấy giúp bạn một tay, như những gì bạn đang làm.

16. Để mặc anh ấy với con. Nhiều ông bố lần đầu lên chức ngần ngại phải nhúng tay vào vì lo ngại sẽ làm sai và chịu cơn thịnh nộ của cô vợ mọi ngày dịu dàng bỗng thành sư tử. Tuy vậy, không có sai lầm thì không có thành công, do vậy mà các bà mẹ cần phải “cho phép” các đức lang quân gây những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh thay bạn, mà không chỉ trích họ.

Chăm sóc con: 30 mẹo trong 30 ngày đầu làm mẹ
Hãy để chồng chia sẻ việc chăm con cùng bạn

17. Đề nghị chồng tận dụng ngày phép ở công ty sau khi người thân trong gia đình đã “rút lui” khỏi việc giúp bạn chăm em bé. Như thế bạn sẽ có thể làm được nhiều việc hơn, và cũng có thời gian riêng tư bên bé hơn.

18. Chia sẻ công việc. Các ông bố hoàn toàn có thể gánh bớt việc cho bạn, chẳng hạn phụ trách phần dọn dẹp và đi siêu thị. Tất nhiên, chồng bạn cũng cần chăm bé giúp bạn một lúc nào đấy để các bà vợ có chút thời gian nghỉ ngơi và riêng tư.

19. Đừng quên rằng các ông bố nhiều cảm xúc. Bạn có thể gợi ý chồng bạn cởi trần và đặt bé lên ngực khi chợp mắt một chút. Có thể chồng bạn sẽ yêu tiếng nhịp tim hai cha con cùng đập chung đấy.

♦Giữ tinh thần thoải mái

Cho dù bạn dâng trào cảm xúc thế nào khi làm mẹ, nhưng việc liên tục đáp ứng cho nhu cầu của bé có thể rút cạn sức lực của bạn. Hãy tìm những cách để tự chăm sóc bản thân bằng cách hạ thấp kỳ vọng và tranh thủ những khoảng nghỉ ngơi ngắn ngủi.

20. Trước tiên, hãy bỏ qua những lời khuyên mơ hồ hoặc không mong muốn. Sau cùng thì chính bạn mới là cha mẹ của bé, vì thế chỉ có bạn mới có thể quyết định điều gì là tốt nhất khi chăm sóc con.

21. Quên đi việc nội trợ trong vài tháng đầu. Hãy tập trung vào việc làm quen và hiểu tâm ý bé yêu của bạn. Thế nên, nếu ai đó nói bạn rằng nhà dơ hay chồng chén chưa rửa, hãy mỉm cười và dúi vào tay họ khăn lau bụi hoặc chai nước rửa chén nhé!

22. Nhận sự giúp đỡ từ bất kỳ ai tốt bụng hoặc… tự nguyện “ướm lời”. Có nghĩa là nếu may mắn có một chị hàng xóm qua chơi và ngỏ ý sẽ giữ bé cho bạn tắm, đừng chần chừ mà không gật đầu đồng ý ngay!

23. Có nhiều người muốn giúp bạn nhưng không biết phải làm gì? Đừng ngần ngại nói cho mọi người biết chính xác bạn cần gì. Cả đời không dễ gì có cơ hội để bạn có thể sai mọi người làm việc này việc kia cho bạn đâu!

24. Nhưng đừng để mọi người làm những việc vặt, chẳng hạn như thay tã vốn chỉ tốn của bạn hai phút. Hãy để mọi người làm những việc tốn nhiều thời gian hơn như làm bếp, dọn dẹp nhà cửa, đi mua tã cho bé.

25. Tái “nối kết”. Để tránh cảm giác bị tách biệt khỏi thế giới, thỉnh thoảng bạn hãy một mình bước ra ngoài dạo phố, dù chỉ 5 phút cũng được.

♦Ra phố cùng bé

26. Dự phòng người hộ tống. Hãy chọn địa điểm cho chuyến du hành đầu tiên là một nơi công cộng, rộng rãi cùng với một bà mẹ giàu kinh nghiệm. Chỉ như vậy, bạn mới có được sự hỗ trợ cần thiết mà không phải bối rối khi lần đầu đi mua sắm với cục cưng của mình.

27. Nếu bạn chỉ có một mình, hãy đến những nơi có khả năng chào đón bé, như đọc sách ở thư viện hoặc tiệm sách.

28. Giữ tã của bé gọn gàng trong một chiếc túi. Không có gì tệ hơn khi bé cần đến việc chăm sóc con kịp thời thì bạn lại phải lục tung đồ mà kiếm tã cho bé.

29. Mang theo đồ dự phòng. Nếu bạn không muốn bị bắt gặp đang đi ngoài phố với bé yêu trên tay nhưng trên người dính đầy thứ mà ai-cũng-biết-là-gì-đấy của bé thì hãy luôn nhớ mang theo một bộ đồ dự phòng cho bạn trong túi tã của bé.

30. Cuối cùng, “phóng lao thì theo lao”. Hãy giữ các kế hoạch của bạn đơn giản và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hủy chúng bất kỳ lúc nào.

Bạn hãy nhớ rằng mọi người đều có thể vượt qua thì bạn cũng làm được. Chẳng bao lâu rồi bạn sẽ được tưởng thưởng bằng nụ cười đầu tiên của bé yêu, và điều đó sẽ bù đắp cho tất cả những chuyện chăm sóc con làm bạn “đau cả điền” ban đầu.

Bạn không cần là một bác sĩ, một kỹ sư mới có được một gia đình hạnh phúc. Luôn có những bí quyết đơn giản để tạo ra cảm giác thoải mái, vui tươi cho cả gia đình, đặc biệt là cho con yêu của bạn. Bí quyết nằm ở cách chăm sóc con mà bạn áp dụng.

Giai đoạn nuôi con nhỏ, các mẹ cảm thấy thật vất vả với việc ăn ngủ của con. Có khi con không chịu ăn, bón vào là nhè ra, rồi có những lúc khi mọi người an giấc thì con cứ ngọ nguậy đùa giỡn. Vậy làm cách nào để bé ăn ngon ngủ ngoan?

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan

Hiểu thế nào về giấc ngủ của trẻ sơ sinh?

  • Ngủ là từ chỉ trạng thái tâm lý nên không thể ép trẻ ngủ theo ý mẹ được. Mẹ chỉ có thể tạo điều kiện thoải mái để đưa con vào giấc ngủ mà thôi.
  • Miếng ăn giấc ngủ là hai phạm trù đi liền nhau:

Nếu mẹ cho trẻ ăn vặt liên tục, con sẽ không no. Điều này gây ngủ vặt khiến trẻ hay mệt mỏi, dẫn đến khẩu vị kém đi và dần dà ăn không ngon, không dinh dưỡng cho bé.

Với những bé không có nhu cầu ăn đêm nhưng mẹ thấy con giật mình thức dậy ban đêm, mẹ lại cho ăn. Khi con ăn no đêm rồi, sáng ra không thấy đói và lại ăn ít, sinh ra ăn vặt và ngủ vặt như thế sẽ quay về vòng lẩn quẩn như trên.

Mẹo chăm sóc con ăn ngon ngủ ngoan
Chăm sóc con như thế nào để bé ăn ngon, ngủ ngoan luôn là nỗi lo lắng của ba mẹ

Giải pháp cho vần đề ăn ngủ của con
Về cơ bản, có thể hiểu nôm na rằng: “Bé ăn ngon thì bé sẽ ngủ ngon”. Mẹ nên cho con ăn đúng giờ, 3 bữa chính và 2 bữa phụ cách bữa chính ít nhất 2 tiếng với sữa hoặc chế phẩm từ sữa để giúp con no đủ, dễ đi vào giấc ngủ ngon.

Giấc ngủ là tiền đề cho sự phát triển trí não và tinh thần của trẻ. Nếu ban ngày trẻ ngủ đủ giấc, ban đêm bé cũng sẽ dễ đi vào giấc ngủ ngon và sâu mà không khóc quấy.

Mẹ nên lên “dây cót” đồng hồ sinh học của bé, để bé có thói quen ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc cũng là một cách trẻ tự giải quyết vấn đề. Nếu mẹ làm được như thế, con sẽ ăn ngon ngủ ngoan ngay thôi.

Thời gian ngủ ban ngày theo từng độ tuổi của con

  • Bé dưới 2 tháng: Trên 4 giờ ngủ ban ngày
  • Bé 3 – 4 tháng: Từ 3 – 4 giờ ban ngày
  • Bé 5 – 8 tháng: Từ 2 – 3 giờ ngủ ban ngày. Độ tuổi này không nên cho bé ngủ hơn 3 giờ vào ban ngày
  • Bé từ 9 – 11 tháng: 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 12 – 24 tháng: Từ 1 – 2 giờ ngủ ban ngày
  • Bé từ 24 tháng trở đi: Chỉ nên ngủ 1 giờ vào ban ngày

Lịch ăn uống của con

  • Bé dưới 4 tháng: 5-8 cữ sữa. Mỗi cữ khoảng 120ml
  • Bé từ 4 – 6 tháng: 4-5 cữ khoảng 150ml sữa. Với bé trên 6kg, chỉ cho dùng 4 cữ sữa mỗi ngày. Độ tuổi này mẹ có thể tập cho bé ăn dặm. Khi cho con ăn dặm, nên ăn thêm cữ sữa liền sau buổi ăn dặm này.
  • Bé 6 – 9 tháng: 4 cữ cả dặm cả sữa, trong đó 1 suất ăn dặm gộp với sữa thành 1 bữa, ăn dặm sau ăn sữa trước.
  • Bé từ 9-14 tháng: 3 cữ sữa 180ml + 1 bữa ăn dặm hoàn chỉnh với 5 nhóm thực phẩm luân phiên 7 ngày trong tuần, thành những phần nhỏ trong bữa.
  • Bé trên 14 tháng: 3 cữ chính, có thể dùng thức ăn theo thực đơn của gia đình, và 2 cữ sữa phụ.

Linh Lan