Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải do tiêu chảy? Khi nào thì đáng lo?

Nhìn chung, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi phân lỏng rất thường gặp do hệ tiêu hóa non yếu của con chưa thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Nhưng trong một số trường hợp, dấu hiệu đi phân lỏng ở trẻ có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Bài viết sẽ giúp mẹ nhận biết khi nào trẻ sơ sinh đi phân lỏng là bình thường, khi nào là bất thường, cần cho bé đi gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bình thường?

Phân lỏng có độ đặc như mù tạt và có màu nâu vàng là dấu hiệu trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc cả tuần. Trong thời gian này, mẹ đừng lơ là. Hãy luôn theo dõi trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm nếu có. 

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

Trẻ đi phân lỏng sẽ đáng lo ngại và được xem là bị tiêu chảy nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau kèm theo. 

1. Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

– Phân rất lỏng, đi ngoài ra nước, phân tràn ra khỏi tã.

– Đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường.

– Ngoài ra, bé có thể bị nôn hoặc sốt. Trẻ đi phân lỏng có kèm theo triệu chứng sốt là dấu hiệu đáng lo ngại. Sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 38,8 độ C đối với trẻ 3-12 tháng tuổi là điều cần phải lưu ý.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu mất nước do tiêu chảy như: 

– Khô môi, miệng.

– Da khô.

– Bỏ bú hoặc chỉ bú một ít.

– Cáu kỉnh hơn bình thường.

– Khóc mà không ra nước mắt, tiếng khóc yếu ớt.

– Mắt trũng sâu.

– Buồn ngủ, lờ đờ.

– Tã ướt ít hơn 6 chiếc mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

2. Các triệu chứng nguy hiểm khác

Ngoài triệu chứng tiêu chảy đi kèm, mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sau khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng và cần sớm đưa con đi bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

– Phân của bé có chất nhầy: Phân rất lỏng tạo thành một vòng như chất nhầy.

– Màu sắc: Phân chuyển sang màu xanh lục.

– Mùi: Ngoài sự thay đổi về màu sắc, phân của bé có mùi rất khó chịu, phân lỏng và có bọt.

– Phân có lẫn máu: Trẻ đi phân lỏng có máu (dạng các đốm hoặc vệt máu) và kèm theo sốt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng

– Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Hệ tiêu hóa còn non yếu khiến bé không thể hấp thụ hết dưỡng chất là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng. Hơn nữa, sữa mẹ bú vào sẽ được bài tiết qua phân nên phân của bé lỏng là điều bình thường. 

Thông thường, khi khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé được cải thiện thì phân của bé sơ sinh sẽ đặc hơn và tần suất đi ngoài cũng giảm.

– Nhạy cảm với thức ăn (thường xảy ra ở trẻ ăn dặm): trẻ đi ngoài phân lỏng có thể do nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm nào đó như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, các loại hạt… 

– Ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước trái cây: Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ đi phân lỏng hơn bình thường.

Nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm trùng do virus rota, ký sinh trùng giardia, vi khuẩn salmonella khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng. Bên cạnh đó, trẻ có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt…

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công gây rối loạn tiêu hóa, một tình trạng khiến trẻ đi ngoài phân lỏng. 

– Trẻ trong giai đoạn mọc răng: Trong năm đầu đời, trẻ đi phân lỏng còn do quá trình mọc răng gây nên. Cụ thể, nước bọt tiết nhiều trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ nuốt nhiều. Từ đó gây xáo trộn sự cân bằng dạ dày dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

1. Khi trẻ bú mẹ

Nếu đang cho con bú và trẻ vẫn bú tốt, mẹ có thể an tâm và tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ gồm chất lỏng và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ngừa nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn giàu các kháng thể giúp con chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu bé bị tiêu chảy kèm theo nôn, mẹ nên cho bé bú thành nhiều cữ, mỗi cữ bú ít hơn bình thường.

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đi phân lỏng, mẹ cần:

– Hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giảm lượng chất đạm trong thực đơn để bé dễ tiêu hóa.

– Tránh dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, bánh ngọt, thức uống có ga… 

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, trái cây nên ăn chuối, táo.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

2. Khi trẻ uống sữa công thức

Trường hợp bé đang bú bình, mẹ không nên pha loãng sữa công thức chỉ để bổ sung nước cho trẻ. Mẹ nên pha sữa cho bé như bình thường. 

Đồng thời, dù là trẻ bú mẹ hay bú bình, nếu bé đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 2 tuần hoặc có các dấu hiệu đáng báo động trên, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ về chế độ ăn uống, bù điện giải (cho trẻ sơ sinh lẫn trẻ ăn dặm) cũng như cách chăm sóc trẻ đi ngoài phân lỏng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu bé đi phân lỏng màu vàng chỉ bị sốt nhẹ và không có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy thì mẹ vẫn có thể chăm sóc con tại nhà theo những cách sau:

  • Bổ sung đủ chất lỏng cho trẻ: Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa mẹ liên tục để giúp trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
  • Thay tã cho bé thường xuyên: Mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ đi phân lỏng màu vàng thường xuyên để mông trẻ luôn khô ráo và ngăn ngừa hăm tã. Thói quen này cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn, ít quấy khóc.
  • Tránh một số thực phẩm không tốt cho bé: Mẹ cho con bú cần tránh dung nạp sữa bò, nước hoa quả, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống giải khát.
  • Hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng màu vàng dùng thuốc hoặc bổ sung nước điện giải.

Ngoài ra, khi phân trẻ sơ sinh lỏng, mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy nhập viện để điều trị nếu có kèm 1 trong những tình trạng sau:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ sốt cao trên 38°C
  • Trẻ nôn, bỏ bú
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Như vậy, trẻ sơ sinh đi phân lỏng thường là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ có những triệu chứng khác đi kèm theo như tiêu chảy, sốt, mất nước. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?

Tiêu chảy (diarrhea) là một vấn đề cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khác với tình trạng trẻ bị táo bón rất dễ nhận biết; tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy biểu hiện ở sự thay đổi trong cách đi tiêu. Song nếu không để ý kỹ, cha mẹ sẽ khó nhận ra.

Hậu quả khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là sự mất nước; khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng nhanh chóng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Vậy, làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bé

2. Nguyên nhân nào làm bé sơ sinh bị tiêu chảy?

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bé bị tiêu chảy có thể do một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Nhiễm trùng đường ruột: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy; đặc biệt là virus rota. Loại virus này gây ra bệnh viêm dạ dày; viêm ruột và một số bệnh nhiễm trùng khác.
  • Thay đổi chế dộ dinh dưỡng: Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất.
    • Khi bé đang bú sữa mẹ nhưng chuyển sang sữa công thức đôi lúc làm bé bị tiêu chảy.
    • Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bị ăn phải món ăn lạ trong thực đơn, hoặc thực đơn ăn dặm cũng có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: cho em bé, hoặc mẹ đang cho con bú sử dụng cũng làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Bé sẽ cần uống thuốc để khỏi bệnh.
  • Các bệnh hiếm gặp: như xơ nang.

[inline_article id=187817]

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trước tiên, mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn; không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy. Chẳng hạn, các bé 1 tháng hay 2 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2-5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng, việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường.

Thức ăn chính của bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ; nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị mất nước do tiêu chảy

Việc xác định chính xác các dấu hiệu bé sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy; mẹ hãy để ý:

  • Mắt khô và bé khóc không có nước mắt.
  • Mắt trũng và thóp lõm (chỗ mềm trên đỉnh đầu).
  • Đột nhiên bé đi ngoài nhiều hơn so với những ngày khác.
  • Da khô bé bị khô; khi chạm vào không trở lại trạng thái da bình thường.
  • Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng; hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh hoặc nhợn hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

4. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Một số gợi ý cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

  • Không tự ý mua thuốc chống tiêu chảy cho con dùng.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi cho bé bú và sau khi thay tã.
  • Đầu tiên để tránh mất nước, mẹ cần cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn để bù vào lượng nước đã mất.
  • Uống thêm khoảng 50-100ml nước oresol sau mỗi lần đi ngoài. Thức uống này dành cho các trẻ có thể uống được nước.

Nếu bé đã ăn dặm (6 tháng tuổi), mẹ có thể thêm các thực phẩm sau vào chế độ ăn như chuối, sữa chua, táo… Tránh các thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ…

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có diễn biến rất nhanh, gây mất nước trầm trọng. Nếu không cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng nặng, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

[inline_article id=298487]

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ nên tìm cách cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn; và bù nước cho bé trên 6 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Mẹ nên tìm cách cho bé dưới 6 tháng tuổi bú nhiều hơn; và bù nước cho bé trên 6 tháng tuổi

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào thì đáng lo?

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Nếu đang cho con bú và bé bị tiêu chảy; mẹ nên ăn các thực phẩm sau để giúp trị tiêu chảy cho trẻ nhé:

  • Táo.
  • Gạo.
  • Chuối
  • Bánh mì.
  • Sữa chua.
  • Trứng nấu chín.

Những thực phẩm này sẽ giúp phân của bé đặc hơn.

Một ngày trẻ sơ sinh có thể đi ngoài vài lần, kết cấu và màu sắc của phân đôi khi cũng khác nhau nên thường khiến mẹ lầm tưởng con gặp vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu trẻ vẫn bú khỏe, ngủ tốt thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên lại có một số mẹ tự ý điều trị và cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh; cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về hệ tiêu hóa và các vấn đề thường gặp.

>> Mẹ xem thêm: Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày tại nhà hiệu quả

Hãy xác định rõ nguyên nhân cũng như biết cách nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sớm sẽ giúp chữa trị và chăm sóc bé đúng cách, giúp bé mau chóng hồi phục.