Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là bình thường hay bất thường?

Lần đầu có em bé, mẹ không khỏi lo lắng trước những thay đổi xảy ra với con. Đặc biệt, những khác lạ trong phân trẻ sơ sinh như phân trẻ sơ sinh có mùi chua cũng có thể làm mẹ bất an. Nhưng mẹ cần hiểu rằng không phải lúc nào sự thay đổi ở con cũng là dấu hiệu bất thường. Bài viết này sẽ giúp mẹ giải đáp hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bình thường?

Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Trường hợp phân có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường. 

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa còn non yếu của con chưa thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng dẫn đến phân trẻ sơ sinh có mùi chua.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?

Trường hợp trẻ đi ngoài có mùi chua kèm theo các triệu chứng sau là dấu hiệu nghiêm trọng, mẹ nên cho con đi khám bác sĩ:

Đặc biệt khi nhận thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của con đang không khỏe.

Khi nào phân trẻ sơ sinh có mùi chua là dấu hiệu bất thường?

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua

Nếu một ngày thay tã và phát hiện phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần tìm hiểu xem con có thuộc trường hợp nào dưới đây không nhé.

1. Do hấp thu dinh dưỡng kém

Khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn, phân của trẻ sơ sinh có mùi chua. Nguyên nhân là chất dinh dưỡng dư thừa gây kích ứng dạ dày, tạo điều kiện để vi sinh vật trong đường ruột phát triển và gây mùi.

Với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, chiếc bụng nhỏ xíu của con với hệ tiêu hóa còn non nớt gặp khó khăn khi lượng tinh bột đưa vào quá nhiều. Hoặc nó không thể “xử lý” một số loại thực phẩm khó tiêu hóa như các loại hạt, trứng, đậu nành. Điều đó dẫn đến trẻ đi ngoài có mùi chua.

Việc hấp thu kém còn có thể do trẻ mắc các bệnh lý như nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa.

Tình trạng kém hấp thu cần tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời. Vì không chỉ phân có mùi chua, bé còn có thể thường xuyên bị tiêu chảy. Đáng nói, việc kém hấp thu dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, gây sụt cân, chậm phát triển.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi thối tưởng bình thường mà lại bất thường

2. Không dung nạp đường lactose

Một nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua là do dạ dày nhạy cảm với đường lactose có trong sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Lactose có trong thực phẩm cũng có thể theo sữa mẹ đi vào cơ thể của bé. 

Trường hợp bé không thể dung nạp lactose, mẹ cần theo dõi thêm vì thường có các triệu chứng khác đi kèm như đầy hơi, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt hoặc bị tiêu chảy. 

3. Hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng

Hiện tượng phân trẻ sơ sinh có mùi chua hay xảy ra ở trẻ phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Vì kháng sinh tiêu diệt cả hại khuẩn lẫn lợi khuẩn có trong đường ruột.

Ngoài ra, với trẻ sinh mổ, do không có cơ hội nhận lợi khuẩn tại ngả sinh âm đạo như trẻ sinh thường nên hệ vi sinh đường ruột của con dễ mất cân bằng. Điều này cũng giải thích tại sao trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua.

Một số nguyên nhân khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua?

4. Mọc răng

Mọc răng là một giai đoạn dường như khó chịu với tất cả các bé. Mặc dù có rất ít hoặc thậm chí chưa có bằng chứng khoa học cho thấy mối liên hệ giữa trẻ đi ngoài có mùi chua với tình trạng mọc răng. Song nhiều mẹ thấy rằng phân của con thường có mùi chua như giấm trong giai đoạn bé mọc răng.

5. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn là một “thủ phạm” khác khiến phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đây là căn bệnh viêm ruột đặc thù mãn tính ở trẻ. Các triệu chứng gồm đi ngoài phân lỏng, bé quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, sốt. Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy cũng là một trong các triệu chứng của bệnh Crohn.

6. Bệnh xơ nang

Căn bệnh di truyền này rất nguy hiểm vì có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa và phổi, làm cho dịch tiêu hóa cũng như chất nhầy trở nên đặc, dính. Từ đó khiến các enzym tiêu hóa không thể đến ruột non để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Kết quả là phân trẻ đi ngoài có mùi chua.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt có đáng lo ngại?

Lưu ý khác cho mẹ

Nếu thấy phân trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ nên:

– Theo dõi tình trạng đi ngoài của con để xem có những bất thường nào khác hay không.

– Nếu đang cho con bú, mẹ nên lưu ý những thực phẩm mình ăn, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa. Nếu nghi ngờ bất kỳ thực phẩm nào khiến bé đi ngoài có mùi chua, mẹ cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của mẹ. Tương tự, với trẻ ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho con ăn các thực phẩm làm con đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, đi phân có mùi chua, hôi.

– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm lẫn trẻ bú mẹ. 

– Theo dõi số lần đi ngoài có mùi chua của con. Nếu chỉ là một hoặc hai lần thì không cần phải lo lắng.

– Nhiều mẹ cũng thắc mắc trẻ sơ sinh đi tướt là gì? Đây là tình trạng trẻ đi ngoài có phân màu vàng pha xanh, gần giống như màu của hoa cải. Khác với tiêu chảy, trẻ đi tướt thì phân không bị nhầy và sủi bọt.

Lưu ý khác cho mẹ khi trẻ đi ngoài có mùi chua

Đoán bệnh qua màu sắc phân trẻ sơ sinh

Ngoài mùi, màu sắc phân trẻ sơ sinh cũng có thể “dự báo” tình hình sức khỏe của bé. Phân của trẻ có nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt là trong năm đầu đời khi bé trải qua nhiều thay đổi trong ăn uống. Dưới đây là danh sách màu phân giúp mẹ dự đoán phần nào tình trạng sức khỏe của con.

  • Màu xanh đen: Đây chính là phân su, thải ra trong những ngày đầu tiên bé chào đời và là hiện tượng bình thường.
  • Màu vàng mù tạt: Xảy ra ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Điều này là bình thường.
  • Màu vàng tươi: Gặp ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nếu phân có nhiều nước, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy.
  • Màu cam: Gặp ở cả trẻ bú mẹ và sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu đỏ: Lý do có thể bé dung nạp các thực phẩm màu đỏ. Nếu gần đây bé không ăn thực phẩm màu đỏ thì mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Hoặc nếu màu phân không trở lại bình thường trong lần đi ngoài tiếp theo, hãy gọi cho bác sĩ. 
  • Màu xanh rêu nhạt: Xuất hiện ở trẻ bú sữa công thức. Điều này là bình thường.
  • Màu xanh lá cây đậm: Gặp ở trẻ ăn thức ăn đặc có màu xanh lá cây hoặc uống bổ sung sắt. Điều này là bình thường.
  • Màu trắng: Đây có thể là dấu hiệu gan có vấn đề. Mẹ nên đưa con đi khám nhi.
  • Màu xám: Đây là dấu hiệu hệ tiêu hóa bé có vấn đề và cần được kiểm tra sức khỏe.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì? Thông điệp sức khỏe bé muốn gửi gắm

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng về tình trạng phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Đừng quên thường xuyên truy cập MarryBaby để tìm hiểu thêm những mẹo hay chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng, nhầy màu xanh là do đâu?

Nếu trẻ sơ đi ngoài có bọt và nhầy thì là một cảnh báo về sức khỏe của con. Những ngày tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường đi tiêu sau mỗi cữ bú. Bé thường đi 5-10 lần trong một ngày; phân sệt; màu vàng sậm và tăng cân tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt và nhầy rất có thể hệ tiêu hóa đang có vấn đề.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Thông thường, nếu trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ hoàn toàn có thể đi ngoài từ 5 – 7 lần/ ngày. Phân bình thường của trẻ sơ sinh bú mẹ sẽ hơi mềm và có màu vàng tự nhiên. Điều này hay bị lầm tưởng là trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nhưng không phải các mẹ nhé.

Bé đi ngoài có bọt thường xảy ra ở những bé 0 – 36 tháng tuổi. Do hệ tiêu hoá của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng cũng còn kém. Khi gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi kỹ. Nếu kéo dài và kèm theo các dấu hiệu khác thì cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện. Các y bác sĩ sẽ chẩn đoán; và có hướng điều trị kịp thời để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp phân của trẻ sơ sinh có bọt nhưng tần suất đi như bình thường. Phân không có dấu hiệu bất thường nào khác; vẫn ăn ngủ tốt; không quấy khóc vô cớ. Nếu vậy cha mẹ cũng tạm yên tâm, nên theo dõi tiếp. Sau 3 ngày không thấy hết thì nên cho bé đi khám bệnh.

[/key-takeaways]

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có đáng lo?

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do bệnh lý

Bên cạnh đó, những trẻ sơ sinh bị mắc chứng loạn khuẩn đường ruột; rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng đường ruột cũng có thể đi ngoài có bọt. Phân của trẻ sơ sinh lúc này sẽ có các dấu hiệu như:

  • Phân màu xanh sẫm, lượng ít, có chất nhầy.
  • Phân bã đậu, có màu xanh và lẫn dịch nhầy. Trường hợp này có thể bé bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Phân có thể cứng, bên ngoài có chất nhầy hoặc máu. Trường hợp này có thể do bé đang bị táo bón.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

2.1 Quá tải đường lactose do hệ thống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Chức năng đường ruột và tiết niệu của bé sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt màu vàng. Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy; có khả năng đường ruột bị kích thích và chưa tiêu hóa hết đường trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?

2.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do nhiễm khuẩn đường ruột

Các vi khuẩn như như Salmonella; Shigella; Staphylococcus; Campylobacter hay E. coli cũng có thể gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kèm theo tiêu chảy. Nếu bị nặng bé có thể bị chuột rút, sốt. Khi gặp dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám chữa bệnh.

2.3 Do dị ứng sữa

Bé sơ sinh có thể bị dị ứng protein trong sữa dẫn đến đi ngoài có bọt kèm theo tiêu chảy. Ngoài ra, bé có thể gặp các triệu chứng sau: Có máu trong phân; phân trẻ sơ sinh có bọt; quấy khóc do đau bụng.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng sữa ở trẻ cũng có thể gây phát ban, sưng và khó thở.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể do dị ứng sữa

2.4 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do hội chứng kém hấp thu

Các bé mắc hội chứng kém hấp thu cũng dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt. Vì chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

2.5 Do chế độ ăn uống của mẹ

Nếu bé đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ ăn các loại thức ăn nhuận tràng có thể khiến bé bị đi ngoài có bọt.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy màu xanh có thể do thay đổi trong cách trẻ bú mẹ. Ví dụ, một số trẻ sơ sinh bú trong thời gian ngắn trước khi chuyển đổi vú bị đi ngoài phân nhầy màu xanh lá cây và có sủi bọt.

3. Những ảnh hưởng khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Ở thời điểm ban đầu, khi có dấu hiệu bất thường ở đường ruột, trẻ sơ sinh đi phân lỏng có bọt sẽ có 5 trường hợp:

3.1 Liên tục đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kèm liên tục quấy khóc; bú ít hoặc bỏ bú; có dấu hiệu bị giảm cân hay không lên cân trong một thời gian dài. Điều này cho thấy dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hay rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân cụ thể đã được chỉ ra:

  • Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu.
  • Bé bị dị ứng sữa ngoài và các chế phẩm từ sữa.
  • Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ; hoặc ăn các loại thức ăn nhuận tràng.

[key-takeaways title=””]

Trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị. Vì điều này có thể gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Cách tốt nhất là cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn; hỗ trợ điều trị kịp thời từ các y bác sĩ.

[/key-takeaways]

3.2 Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Tính chất phân của trẻ có thay đổi nhưng bé bú mẹ bình thường; không quấy khóc; tăng cân đều thì không đáng lo ngại. Mẹ chỉ cần chăm sóc trẻ thật chu đáo.

Đồng thời, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn của bản thân. Hãy giảm dầu mỡ và các thức ăn có tính hàn như hải sản. Sau đó, tình trạng bé sơ sinh đi ngoài ra bọt cũng sẽ nhanh hết.

Bé đi ị có bọt
Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường chỉ cần mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng

3.3 Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài sủi bọt

Mẹ cần biết rằng tiếng sôi bụng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là bình thường. Chỉ khi bé quấy khóc liên tục thì có thể là do sự tắc nghẽn của lượng khí ở các nếp gấp của ruột; hoặc một nơi nào đó trong đường tiêu hóa.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn của mẹ có nhiều dầu mỡ; thức ăn khó tiêu (khi trẻ bú mẹ hoàn toàn). Hoặc mẹ cho bé bú bình không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh…

Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày:

  • Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải… Không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
  • Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu sẽ không dung nạp được đường lactose có trong sữa ngoài.
  • Khi bé sơ sinh bị sôi bụng, mẹ chỉ cần đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ nóng sau khi bú. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa, gập đầu gối và di chuyển từng chân trẻ lên xuống.

3.4 Bé sơ sinh 1 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

Trong 1 tháng đầu tiên, với bé bú sữa mẹ, sẽ đi đại tiện khoảng 5-6 lần/ngày, phân hoa cà hoa cải. Nếu trẻ bú sữa công thức thì đi đại tiện ít hơn từ 1-3 lần/ngày; phân thường dẻo và có màu nhạt hơn, mùi cũng nặng hơn.

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, phân lỏng hơn và có chất nhầy. Điều này rất có thể là dấu hiệu của đường ruột đang bị kích thích do chưa tiêu hóa hết chất đường có trong sữa.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

4. Cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy sủi bọt, mẹ phải cho con bú nhiều lần trong ngày để bù lại lượng nước đã mất.

Ngoài sữa mẹ và sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải oresol. Mẹ nên nhớ cho bé uống theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng cho bé.

Trường hợp bé không hấp thu dung dịch oresol mà có dấu hiệu mất nước. Mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để bù dịch bằng đường truyền

Khi thấy dấu hiệu sau, mẹ cần đưa trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đến bác sĩ khám:

  • Bé bị sốt cao.
  • Trong phân có lẫn máu.
  • Bé mệt mỏi, bỏ ăn hoặc bỏ bú.
  • Tiêu chảy, phân sủi bọt 2 ngày không khỏi.
  • Bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng: da khô, mắt khô, khóc không nước mắt.
Khi nào đưa bé đi gặp bác sĩ?
Đảm bảo bé không bị mất nước là cách xử trí khi trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

5. Cách phòng tránh tình trạng trẻ đi ngoài có bọt và nhầy

Đối với trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng bản thân hợp lý.

  • Mẹ cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe.
  • Nên ăn nhiều rau; củ; quả; sữa chua; nước dừa… để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho con.
  • Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 – 3 ngày khi mới uống. Vì hệ thống tiêu hóa của con cần thời gian thích nghi.
  • Nếu tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy kéo dài, mẹ cần thay đổi nhãn hiệu sữa khác. Mẹ nên chọn các loại sữa không có lactose để bé dễ tiêu hóa.

[inline_article id=211608]

Hy vọng với những thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh đi phân nhầy và có bọt MarryBaby vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho các mẹ. Nếu các mẹ còn thắc mắc gì trong quá trình nuôi dạy con cái hãy truy cập ngay vào trang MarryBaby nhé.