Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng có phải do tiêu chảy? Khi nào thì đáng lo?

Nhìn chung, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi phân lỏng rất thường gặp do hệ tiêu hóa non yếu của con chưa thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Nhưng trong một số trường hợp, dấu hiệu đi phân lỏng ở trẻ có thể liên quan đến tình trạng bệnh lý.

Bài viết sẽ giúp mẹ nhận biết khi nào trẻ sơ sinh đi phân lỏng là bình thường, khi nào là bất thường, cần cho bé đi gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bình thường?

Phân lỏng có độ đặc như mù tạt và có màu nâu vàng là dấu hiệu trẻ vẫn khỏe mạnh bình thường. Tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng có thể kéo dài 1-2 ngày hoặc cả tuần. Trong thời gian này, mẹ đừng lơ là. Hãy luôn theo dõi trẻ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường đi kèm nếu có. 

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

Trẻ đi phân lỏng sẽ đáng lo ngại và được xem là bị tiêu chảy nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau kèm theo. 

1. Triệu chứng của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

– Phân rất lỏng, đi ngoài ra nước, phân tràn ra khỏi tã.

– Đi ngoài với tần suất nhiều hơn bình thường.

– Ngoài ra, bé có thể bị nôn hoặc sốt. Trẻ đi phân lỏng có kèm theo triệu chứng sốt là dấu hiệu đáng lo ngại. Sốt trên 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và trên 38,8 độ C đối với trẻ 3-12 tháng tuổi là điều cần phải lưu ý.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu bé có các dấu hiệu mất nước do tiêu chảy như: 

– Khô môi, miệng.

– Da khô.

– Bỏ bú hoặc chỉ bú một ít.

– Cáu kỉnh hơn bình thường.

– Khóc mà không ra nước mắt, tiếng khóc yếu ớt.

– Mắt trũng sâu.

– Buồn ngủ, lờ đờ.

– Tã ướt ít hơn 6 chiếc mỗi ngày.

Trẻ sơ sinh đi phân lỏng khi nào là bất thường?

2. Các triệu chứng nguy hiểm khác

Ngoài triệu chứng tiêu chảy đi kèm, mẹ cần hết sức lưu ý các dấu hiệu sau khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng và cần sớm đưa con đi bệnh viện hoặc cơ sở y tế.

– Phân của bé có chất nhầy: Phân rất lỏng tạo thành một vòng như chất nhầy.

– Màu sắc: Phân chuyển sang màu xanh lục.

– Mùi: Ngoài sự thay đổi về màu sắc, phân của bé có mùi rất khó chịu, phân lỏng và có bọt.

– Phân có lẫn máu: Trẻ đi phân lỏng có máu (dạng các đốm hoặc vệt máu) và kèm theo sốt rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh nói lên điều gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng

– Hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh: Hệ tiêu hóa còn non yếu khiến bé không thể hấp thụ hết dưỡng chất là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi phân lỏng. Hơn nữa, sữa mẹ bú vào sẽ được bài tiết qua phân nên phân của bé lỏng là điều bình thường. 

Thông thường, khi khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé được cải thiện thì phân của bé sơ sinh sẽ đặc hơn và tần suất đi ngoài cũng giảm.

– Nhạy cảm với thức ăn (thường xảy ra ở trẻ ăn dặm): trẻ đi ngoài phân lỏng có thể do nhạy cảm hoặc dị ứng với thực phẩm nào đó như hải sản, đậu phộng, trứng, sữa, các loại hạt… 

– Ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước trái cây: Đây cũng là nguyên nhân làm trẻ đi phân lỏng hơn bình thường.

Nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm trùng do virus rota, ký sinh trùng giardia, vi khuẩn salmonella khiến trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng. Bên cạnh đó, trẻ có thể kèm theo đau bụng, nôn mửa, sốt…

– Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột tạo điều kiện để các vi khuẩn có hại tấn công gây rối loạn tiêu hóa, một tình trạng khiến trẻ đi ngoài phân lỏng. 

– Trẻ trong giai đoạn mọc răng: Trong năm đầu đời, trẻ đi phân lỏng còn do quá trình mọc răng gây nên. Cụ thể, nước bọt tiết nhiều trong giai đoạn mọc răng khiến trẻ nuốt nhiều. Từ đó gây xáo trộn sự cân bằng dạ dày dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định điều này. 

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

1. Khi trẻ bú mẹ

Nếu đang cho con bú và trẻ vẫn bú tốt, mẹ có thể an tâm và tiếp tục cho con bú. Sữa mẹ gồm chất lỏng và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ ngừa nguy cơ mất nước. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn giàu các kháng thể giúp con chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Nếu bé bị tiêu chảy kèm theo nôn, mẹ nên cho bé bú thành nhiều cữ, mỗi cữ bú ít hơn bình thường.

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh đi phân lỏng, mẹ cần:

– Hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, giảm lượng chất đạm trong thực đơn để bé dễ tiêu hóa.

– Tránh dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, bánh ngọt, thức uống có ga… 

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, trái cây nên ăn chuối, táo.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng

2. Khi trẻ uống sữa công thức

Trường hợp bé đang bú bình, mẹ không nên pha loãng sữa công thức chỉ để bổ sung nước cho trẻ. Mẹ nên pha sữa cho bé như bình thường. 

Đồng thời, dù là trẻ bú mẹ hay bú bình, nếu bé đi ngoài phân lỏng kéo dài hơn 2 tuần hoặc có các dấu hiệu đáng báo động trên, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ về chế độ ăn uống, bù điện giải (cho trẻ sơ sinh lẫn trẻ ăn dặm) cũng như cách chăm sóc trẻ đi ngoài phân lỏng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu bé đi phân lỏng màu vàng chỉ bị sốt nhẹ và không có dấu hiệu mất nước do tiêu chảy thì mẹ vẫn có thể chăm sóc con tại nhà theo những cách sau:

  • Bổ sung đủ chất lỏng cho trẻ: Khi trẻ sơ sinh đi phân lỏng do tiêu chảy, mẹ cần đảm bảo cho bé bú sữa mẹ liên tục để giúp trẻ có đủ lượng nước cần thiết.
  • Thay tã cho bé thường xuyên: Mẹ cần chú ý thay tã cho trẻ đi phân lỏng màu vàng thường xuyên để mông trẻ luôn khô ráo và ngăn ngừa hăm tã. Thói quen này cũng giúp bé thấy dễ chịu hơn, ít quấy khóc.
  • Tránh một số thực phẩm không tốt cho bé: Mẹ cho con bú cần tránh dung nạp sữa bò, nước hoa quả, thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống giải khát.
  • Hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu muốn cho trẻ sơ sinh đi ngoài lỏng màu vàng dùng thuốc hoặc bổ sung nước điện giải.

Ngoài ra, khi phân trẻ sơ sinh lỏng, mẹ nên đưa trẻ bị tiêu chảy nhập viện để điều trị nếu có kèm 1 trong những tình trạng sau:

  • Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi dưới 3 tháng tuổi
  • Trẻ sốt cao trên 38°C
  • Trẻ nôn, bỏ bú
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Như vậy, trẻ sơ sinh đi phân lỏng thường là dấu hiệu bình thường. Tuy nhiên mẹ cần hết sức lưu ý nếu trẻ có những triệu chứng khác đi kèm theo như tiêu chảy, sốt, mất nước. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Theo dõi màu và mùi phân của trẻ sơ sinh để chẩn đoán bệnh

Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu màu phân của trẻ sơ sinh để biết được sự phát triển của con yêu cũng như các dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe mà bé có thể gặp phải nhé.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

1.1 Phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Phân trẻ sơ sinh có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau, và điều này được coi là bình thường. Dưới đây là một số thông tin về phân trẻ sơ sinh:

  • Màu sắc: Phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng nhạt, màu nâu nhạt hoặc màu xanh nhạt. Màu sắc này phụ thuộc vào chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh và cách cơ thể tiêu hóa thức ăn. Nếu phân có màu xanh lá cây hoặc màu đen, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Kết cấu: Phân trẻ sơ sinh có thể có kết cấu từ lỏng đến dính và nhày. Những thay đổi này cũng phụ thuộc vào chế độ ăn và tiêu hóa của trẻ. Ban đầu, phân trẻ sơ sinh thường có kết cấu lỏng như sữa và sau đó có thể dày và nhày hơn khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn.
  • Mùi: Phân trẻ sơ sinh có mùi khá đặc trưng, nhưng không nên có mùi hôi mạnh. Nếu phân có mùi rất hôi hoặc có mùi khác thường, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?
Theo dõi số lần và bảng màu phân của trẻ sơ sinh

1.2 Trẻ sơ sinh đi tiêu bao nhiêu lần một ngày?

Câu trả lời thường phụ thuộc phần lớn vào việc trẻ đang bú mẹ hay bú sữa công thức. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu nhiều lần mỗi ngày. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức có thể ít hơn.

Số lần đi tiêu đối với trẻ sơ sinh bú mẹ:

  • Lúc 1-3 ngày tuổi: Trẻ sơ sinh sẽ đi phân su sau 24-48 giờ sau khi sinh. Nó sẽ chuyển sang màu xanh lục-vàng vào ngày thứ 4.
  • Trong 6 tuần đầu đời: Đi ngoài ra phân vàng. Bé sẽ đi ít nhất 3 lần mỗi ngày; nhưng có thể lên đến 4-12 lần đối với một số trẻ sơ sinh. Sau đó, trẻ có thể chỉ ị vài ngày một lần.
  • Sau khi bé đã có thể ăn dặm: Bé thường sẽ đi ngoài nhiều phân hơn sau khi bắt đầu ăn dặm.

Số lần đi tiêu đối với trẻ sơ sinh uống sữa công thức:

  • Lúc 1-3 ngày tuổi: Trẻ sơ sinh sẽ đi phân su sau 24-48 giờ sau khi sinh. Nó sẽ chuyển sang màu xanh lục-vàng vào ngày thứ 4.
  • Trong 6 tuần đầu đời: Phân màu nâu nhạt hoặc hơi xanh. Bé sẽ đi ít nhất 1-4 lần mỗi ngày. Sau tháng đầu tiên, bé có thể đi tiêu cách ngày.
  • Sau khi bé đã có thể ăn dặm: 1-2 lần/ngày.

2. Theo dõi bảng màu phân của trẻ sơ sinh để chẩn bệnh

Màu phân của trẻ sơ sinh có ý nghĩa gì
Bảng ý nghĩa màu phân của trẻ sơ sinh

2.1 Màu phân xanh đen của trẻ sơ sinh

Đây chính là màu phân su. Ngay sau khi sinh, trẻ sẽ đi “đại tiện” và màu phân xanh đen. Màu phân này cua trẻ hết sức bình thường và không có gì phải lo lắng. Sữa non trong sữa mẹ sẽ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng.

Nếu mẹ không thấy phân su trong vòng 48 giờ, hãy chia sẻ với bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, sau vài ngày đầu tiên, phân su sẽ không bao giờ có màu đen nữa. Nếu phân có màu đen, trắng, màu đất sét; hoặc mẹ có thể nhìn thấy máu hoặc chất nhầy trong phân, mẹ cần gọi cho bác sĩ nhi khoa để thông báo.

2.2 Màu phân của trẻ sơ sinh vàng

Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài từ 3-4 lần phân lỏng màu vàng mù tạt; có hạt; cứ 24 giờ một lần. Nhiều trẻ sơ sinh ị sau mỗi lần bú. Sau đó, trẻ sơ sinh có thể tiếp tục đi ị sau khi bú, hoặc chỉ ị một lần một tuần.

Nếu bé chỉ bú sữa mẹ, bé sẽ có phân màu vàng hoặc mù tạt trông có hạt từ khoảng 5 ngày sau khi sinh đấy mẹ.

2.3 Màu phân nâu nhạt và có mùi mạnh

Trẻ bú sữa công thức có phân đặc hơn, sẫm màu hơn bé bú sữa  mẹ; bé sẽ đi 1 lần/ngày (hoặc nhiều hơn) kể từ ngày đầu tiên. Màu phân của trẻ sơ sinh uống sữa công thức thường có màu rám nắng, nhưng cũng có thể có màu vàng hoặc hơi xanh.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thường đi phân nhão giống như bơ đậu phộng, mùi hăng hơn so với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.

2.4 Màu phân của trẻ sơ sinh màu nâu lục nhạt

Khi bé bắt đầu ăn dặm, màu phân của trẻ sơ sinh sẽ chuyển sang nâu lục nhạt. Hơn nữa, phân bé màu nâu lục nhạt là dấu hiệu tốt cho thấy bé đã bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa bột.

Bé tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn, mẹ có thể sẽ thấy các màu khác; chẳng hạn như cam và vàng; và đôi khi là đậu nguyên hạt hoặc nho khô.

2.5 Màu phân của trẻ sơ sinh nâu sậm

Phân bé màu nâu sậm và nhiều mùi hơn là do bé ăn dặm với thực ăn đặc và thô hơn. Vì vậy, lúc này phân của con sẽ chuyển sang màu nâu sẫm không còn vàng nhạt như thời gian trước.

Hiện tại, tần suất trẻ đi tiêu không quan trọng. Điều quan trọng là tính nhất quán. Mặt trái của phân trẻ mới biết đi là gì? Phân trẻ bắt đầu có mùi giống như phân của người lớn thông thường.

2.6 Màu xanh lá cây đậm

Nhiều mẹ hoang mang khi thấy tã bẩn của bé cưng toàn màu xanh lá đậm. Lý do dẫn đến màu phân này của trẻ đó là thực phẩm bổ sung sắt; hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt. Sự đổi màu phân của trẻ sơ sinh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

màu sắc phân của trẻ sơ sinh

2.7 Bọt màu xanh lá cây sáng

Màu này có thể được nhìn thấy ở những trẻ bú sữa mẹ, những bé thường xuyên chuyển đổi vú; tiêu thụ nhiều chất béo thấp hơn so với sữa đầy đủ chất béo. Vi rút cũng có thể gây ra phân màu xanh lá cây sáng; vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu con có những biểu hiện bất thường.

2.8 Các màu phân của trẻ sơ sinh khác

Thỉnh thoảng, phân của bé sẽ lẫn với màu sắc từ các sắc tố mà bé ăn trong thực phẩm. Vì vậy, nếu bé đang ăn cà rốt, phân của bé có thể có màu cam vàng.

Ngoài những màu phân của trẻ sơ sinh nổi bật nêu trên; mẹ cũng cần nhận diện một số vấn đề tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến phân của bé.

3. Màu phân cảnh báo bệnh lý của trẻ sơ sinh

3.1 Trẻ bị tiêu chảy

Màu phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy:

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Bổ sung men tiêu hóa.
  • Cho trẻ (trên 6 tháng tuổi) uống thêm nước.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ.
  • Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm này. Mẹ ăn các loại trái cây xanh, chát và không ăn trái cây chua.

[/key-takeaways]

3.2 Táo bón

Màu phân của bé bị táo bón:

  • Có máu trong phân.
  • Phân có màu xanh đen khô hoặc phân sống.
  • Phân cứng hơn bình thường, trông tỏn mỏn như phân dê.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Cho bé từ 6 tháng trở lên ăn nhiều rau xanh và trái cây.
  • Nếu bé còn bú mẹ thì mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để cho con bú.
  • Cho bé trên 6 tháng tuổi uống nhiều nước; bé dưới sáu tháng mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

[/key-takeaways]

trẻ bị táo bón
Màu sắc phân của trẻ sơ sinh bị táo bón

3.3 Trẻ hấp thụ quá nhiều đường lactose

Màu phân của trẻ sơ sinh bị hấp thụ quá nhiều đường lactose:

  • Phân có màu xanh lá.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

  • Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ uống sữa công thức.
  • Lúc này mẹ nên đổi sữa cho con, mẹ nên chọn loại sữa ít đường để con dễ hấp thụ.

[/key-takeaways]

3.4 Bệnh vàng da

Màu phân của trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da:

  • Phân có màu nhạt.

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

Mẹ nên đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt; để thăm khám và điều trị theo kê đơn của bác sĩ.

[/key-takeaways]

3.5 Nhiễm trùng ruột

Màu phân của trẻ sơ sinh nhiễm trùng ruột:

[key-takeaways title=”Giải pháp”]

Mẹ nên đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị nếu bé bị nhiễm trùng ruột.

[/key-takeaways]

Đường ruột của trẻ trong những năm đầu đời rất non nớt, dễ gặp phải các tình trạng khác nhau là bình thường; song nếu trẻ đi tiêu chảy quá 2 ngày, hoặc táo bón quá 3 ngày; đi phân lẫn máu thì mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám; và điều trị sớm tránh những biến chứng đáng tiếc.

[key-takeaways title=”Khi nào mẹ nên gọi và đưa trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ?”]

  • Trẻ sơ sinh không ị trong hơn ba ngày.
  • Phân có màu đỏ hoặc đen, có thể là dấu hiệu chảy máu.
  • Phân cứng và có nhiều sạn; hoặc đặc hơn nhiều so với bơ đậu phộng.
  • Phân loãng hoặc có nước, hoặc bạn thấy chất nhầy trong tã – đây có thể là bệnh tiêu chảy.
  • Phân có màu trắng hoặc màu đất sét, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan; hoặc vấn đề dạ dày; hoặc do một loại thuốc cụ thể.

[/key-takeaways]

3. Mẹ nên kiểm tra những gì trong tã bẩn của bé?

Để phát hiện những màu sắc phân bất thường của trẻ sơ sinh; mẹ lưu ý kiểm tra những điều sau:

  • Đối chiếu với bảng màu sắc phân: Nếu phân của bé có lẫn máu; màu trắng thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi bác sĩ.
  • Xem xét cấu trúc phân cứng hay khô: Phân của bé cứng cho thấy trẻ sơ sinh đang thiếu nước; phân lỏng có thể là dấu hiệu tiêu chảy.
  • Ghi nhận lại số lần đi tiêu bất thường của bé: Mẹ cần xem bé có đang đi ngoài nhiều hơn; hoặc ít hơn bình thường hay không. Mẹ đọc nội dung tiếp theo để biết số lần đi ngoài bình thường của bé.

4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc phân của trẻ sơ sinh

Đôi khi, màu sắc phân của trẻ sơ sinh cũng thay đổi do một số tác nhân khác chứ không phải do trẻ bệnh:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu mẹ đang cho con bú, bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc và kết cấu của phân của trẻ. Nếu trẻ bú sữa công thức, việc thay đổi loại sữa công thức cũng có thể gây ra thay đổi màu sắc phân của trẻ sơ sinh.
  • Sức khỏe: Một số bệnh lý, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể khiến phân trẻ sơ sinh thay đổi.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, có thể khiến phân trẻ sơ sinh thay đổi.

[key-takeaways title=”Xem thêm bài viết cùng chủ đề:”]

[/key-takeaways]

Sau khi biết trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường; mẹ sẽ cần biết phân biệt và ý nghĩa màu phân của trẻ để theo dõi sức khỏe con tốt hơn.

Nói tóm lại, tình trạng, màu sắc phân của trẻ sơ sinh sẽ là bình thường nếu bé đi đại tiện không kèm theo biểu hiện khó chịu, khóc nhiều hay đau. Hiện tượng đỏ mặt khi đi ngoài ở bé sơ sinh là khá phổ biến nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé quấy khóc, khó chịu, rặn nhiều khi đi đại tiện thì bố mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ vì nó có thể là dấu hiệu bé gặp các vấn đề về trực tràng.