Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è? Có nguy hiểm không?

Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è kèm vặn mình? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?

[key-takeaways title=””]

Trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là hiện tượng bé trong lúc ngủ thường phát ra âm thanh kêu è è, càu nhàu; và rặn đỏ mặt. Đôi khi việc rặn è è đỏ mặt còn kèm theo việc bé vặn mình, gồng mình.

[/key-takeaways]

Đa số những trẻ dưới 2 tuổi thường rặn è è, vặn mình bởi vì bé chưa quen dần với cuộc sống ở bên ngoài tử cung mẹ. Khi vừa mới chào đời, những tế bào thần kinh ở trẻ vẫn chưa thể phân biệt được hóa vỏ não; nên bé luôn phải ngọ quậy, vận động thường xuyên. Điều này nhìn chung không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên, không phải trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình nào cũng để thích nghi với môi trường bên ngoài; mà do các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động. Đây là hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý.

trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è đỏ mặt và vặn mình?

1.1 Trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ do bệnh lý

  • Do chỗ ngủ bé không được thoải mái, ấm áp, nhiều tiếng ồn, ánh sáng, ngủ sai tư thế.
  • Bé bị táo bón, hệ tiêu còn yếu: Bé đang học cách co bụng để thải phân đúng cách hoặc đi vệ sinh; đây là lí do giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Ngoài ra, nếu bé bị táo bón kèm bị sốt; nôn mửa; có máu trong phân hoặc bụng đầy hơi; hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Bé đang gặp vấn đề về hô hấp: Khi còn nhỏ, bé dễ tiết nhiều nước bọt, nước mũi. Do bé có lỗ mũi nhỏ nên bé dễ bị khó thở và phát ra âm thanh è è.
  • Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản: Khi mắc chứng bệnh này; trẻ cũng sẽ rặn è è kèm theo các dấu hiệu như nôn ói; khó chịu, quấy khóc nhiều về đêm.

>> Mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

1.2 Trẻ sơ sinh rặn è è khi ngủ do sinh lý

Bé vặn mình, rặn è è khi ngủ khoảng 2-3 phút có thể là do một số nguyên nhân liên quan đến sinh lý như:

  • Do trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện.
  • Do bé đang trong quá trình mọc răng nên làm gián đoạn giấc ngủ; cộng với việc nước bọt dư thừa sẽ làm tăng âm thanh khi ngủ của trẻ.
  • Nơi ngủ của trẻ không được thoải mái. Có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn lớn xung quanh làm trẻ bị giật mình, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khi mới chào đời, các tế bào thần kinh của bé vẫn chưa biệt hoá vỏ não; nên bé thường xuyên vận động, vặn mình hoặc ngọ nguậy và phát ra âm thanh.
  • Do khả năng dự trữ năng lượng thấp và dạ dày nhỏ nên trẻ ăn được rất ít mỗi lần dẫn đến bé đói về đêm. Vì vậy khi ngủ trẻ cũng có thể bị đói làm trẻ khó chịu, vặn mình, quấy khóc và rặn è è.
  • Bé đang tập nói giọng nói: Trong những tháng đầu đời, đặc biệt là lúc ngủ não bộ của bé đang phát triển rất nhanh. Việc bé phát ra âm thanh rè rè có thể là dấu hiệu của việc bé muốn nói, muốn bày tỏ cảm xúc của mình.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé sơ sinh bắt bế ngủ, cứ đặt xuống giường là khóc phải làm sao?

2. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è tại sao nguy hiểm?

tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là nguy hiểm
Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình rặn è è tại sao nguy hiểm?

Nếu như trẻ sơ sinh hay vặn mình và rặn è è do các hiện tượng sinh lý thì bố mẹ không cần phải quả lo lắng; khi bé lớn hơn, hiện tượng này sẽ tự hết. 

Vậy tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è lại nguy hiểm? Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình kêu è è nếu đi kèm với các bệnh lý như trào ngược dạ dày, hô hấp kém, ngủ sai tư thế nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ vô cùng nguy hiểm. Chúng ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự phát triển của con.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ rặn è è kéo dài kèm theo những dấu hiệu khác làm ảnh hưởng tới ăn uống, giấc ngủ, bé chậm lớn. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

[inline_article id=32613]

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ không sâu giấc rặn è è?

Sau khi biết nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è và tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è lại nguy hiểm, cha mẹ cần có cách điều trị ngay. Tùy vào nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau.

3.1 Đối với trường hợp trẻ rặn è è do bệnh lý

  • Nếu bé bị táo bón, tiêu hóa kém, có thể là do bé bú thiếu sữa mẹ. Mẹ nên cho bé bú đủ cử và liều lượng. Ngoài ra mẹ nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ chứ không tự ý cho bé uống thuốc.
  • Các bệnh còn lại như trào ngược dạ dày, gặp vấn đề hô hấp cũng tương tự. Nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

3.2 Đối với trường hợp trẻ rặn è è do sinh lý 

  • Luôn phải vệ sinh cho con, thay tã, bỉm, mặc quần áo rộng rãi để trẻ được dễ ngủ. 
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: chú ý nhiệt độ phòng 27-28 độ C đo bằng nhiệt kế đo nhiệt độ phòng; không phải nhiệt độ của máy lạnh. Cho bé ngủ phòng yên tĩnh, không ồn ào, nhiều ánh sáng gây kích động, bé hay giật mình. 
  • Cần vệ sinh chăn màn cho trẻ thường xuyên để không gây viêm da cho trẻ.
  • Cho con ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, thực phẩm giàu chất xơ.
  • Nên xoa dịu nhẹ nhàng, vỗ về và hát ru cho con để tạo cho con cảm giác yên tâm, thoải mái khi ngủ.
  • Bổ sung Vitamin D3 liều 400 IU mỗi ngày cho đến lúc trẻ biết đi. Như vậy là sẽ đủ để chuyển hóa thành Canxi.
  • Không nên áp dụng các phương pháp dân gian hoặc mẹo lạ bởi có thể sẽ gây nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới làn da của trẻ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn được vấn đề tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è. Với những nguyên nhân giải thích tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è, các bậc phụ huynh hãy chú ý quan sát để đưa ra hướng khắc phục kịp thời nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!

Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc?

1. Trẻ bị thiếu can-xi

Thiếu can-xi là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Can-xi có vai trò cực kỳ quan trọng, nó được xem là “nền móng” cho sự phát triển của hệ xương, răng khỏe mạnh. Không chỉ còi xương, chậm lớn, trẻ bị thiếu can-xi còn thường hay hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc… Vì nếu thiếu can-xi, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, trẻ trở nên khó ngủ, ngủ hay mơ màng bất an…

Nguyên nhân trẻ khiến thiếu can-xi

– Không bổ sung đầy đủ canxi dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt can-xi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Sau khi sinh trẻ bị “cắt” nguồn can-xi đột ngột từ mẹ do đó cơ thể trẻ phải tự điều chỉnh.

– Trẻ không được bổ sung can-xi, vitamin D sau khi sinh cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu can-xi trầm trọng.

– Chế độ dinh dưỡng “nghèo” can-xi.

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

Cách khắc phục

– Khi mang thai, mẹ cần tích cực ăn uống nhiều thực phẩm có nguồn can-xi dồi dào như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, rau chân vịt, súp lơ xanh… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi bằng viên uống nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời bởi sữa mẹ có hàm lượng can-xi dồi dào và an toàn nhất cho bé.

– Thường xuyên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể tổng hơp vitamin D hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa can-xi.

[inline_article id=144074]

2. Phòng ngủ không phù hợp

Phòng ngủ cũng là một nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Sau khi chào đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới và khác xa so với chiếc “tổ” ấm áp khi còn ở trong bụng mẹ. Đây cũng là lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng do chỗ nằm không được thoải mái, bị ẩm ướt…

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ hay quấy khóc có đáng lo ngại hay không?

Cách khắc phục

– Quấn chăn quanh người cho bé: Đây là cách làm rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, đặc biệt không bị giật mình khi ngủ.

– Tạo cho bé nơi ngủ tiện lợi: Tình trạng ướt át, tã bỉm đang bị “quá tải” do bé tè nhiều sẽ khiến bé trở nên khó chịu, bứt rứt không yên. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khi phải thức dậy giữa đêm khóc vì bị ướt, bị lạnh. Vì vậy mẹ cần lưu ý đảm bảo nơi ngủ cho bé phải thật khô thoáng, êm ái, ấm áp mẹ nhé!

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc

3. Tinh thần bị kích động

Tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng và khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Trẻ bị một tác động bên ngoài khiến cho tinh thần không ổn định. Chẳng hạn, khi không chịu ngủ cha mẹ thường hay la mắng, dọa nạt đôi khi còn dùng đòn roi đối với trẻ; Hoặc kể với bé về những con ma, ông kẹ nhằm mục đích khiến bé sợ hãi và bắt đầu đi ngủ…Những việc làm này có thể sẽ có tác dụng nhưng lại làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình đôi khi khóc thét bởi những giấc mơ xấu… Do đó, cha mẹ cần tuyệt đối không áp dụng biện pháp này nhé!

Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn thích vận động mọi lúc mọi nơi hay khi đùa giỡn vui cười quá khích cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hoạt động tuy tốt nhưng cũng cần hạn chế, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi đi ngủ vào buổi tối.

[inline_article id=105517]

4. Giấc ngủ không được “lập trình” theo nhịp sinh học

Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, do đó cha mẹ khó tạo cho bé một thói quen sinh hoạt có giờ giấc. Nhưng khi lớn hơn khoảng 6 tháng trở lên mẹ có thể lập cho trẻ một thời gian biểu nhất định cho giấc ngủ. Việc làm này giúp trẻ ngủ đủ giấc, đến giờ là bé sẽ tự ngủ.

Trong độ tuổi từ 1-3 bé rất ham chơi nên thường ít ngủ, bỏ qua giấc ngủ trưa, ngủ trễ hơn vào buổi tối. Theo đó, bé không ngủ đủ giấc ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển thể chất, khả năng học hỏi, tiếp thu bài vở sau này.

Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh và quy đinh giờ giấc ngủ một cách hợp lý, không cho bé ngủ quá muộn vào ban đêm. Điều này giúp trẻ ngủ đủ giấc hơn và ngon hơn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hát ru cho bé – Tuyệt chiêu giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc hơn

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ có thể tham khảo cách sau:

1. Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ

Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thì trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.

Cách giúp trẻ ngủ ngon
Ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu và ngon giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ

2. Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm

Đối với trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ nên dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm. Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.

Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,…nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?

3. Dạy trẻ tự ngủ

Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách giúp bé ngủ ngoan hơn rồi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!