Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không? Cách tắm đúng cho trẻ

Trẻ sốt siêu vi có tắm được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ trong lúc chăm con bị bệnh. Tắm gội, vệ sinh thân thể đúng cách khi trẻ bị sốt siêu vi là cách hạ sốt nhanh nhất, đẩy lùi virus gây bệnh. Hôm nay hãy cùng MarryBaby giải đáp thắc mắc trẻ sốt siêu vi có tắm được không và cách tắm cho trẻ sốt siêu vi đúng cách nhé!

1. Sốt siêu vi ở trẻ em là gì?

Sốt siêu vi ở trẻ em (sốt virus) là bệnh nhiễm virus cấp tính rất thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu; phần lớn là trẻ em và người già. Sở dĩ được gọi chung là sốt virus bởi người ta phát hiện có rất nhiều loại virus gây bệnh này nhưng vẫn chưa xác định được chính xác đó là những loại nào.

Cũng giống như tình trạng cảm cúm do virus gây ra; phần lớn các trường hợp sốt siêu vi không gây nguy hiểm và bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày. Chậm nhất là 2 tuần mà không cần điều trị gì.

Thế nhưng trong khoảng thời gian mắc bệnh; trẻ có các dấu hiệu như ra nhiều mồ hôi mà cha mẹ lại không chắc trẻ sốt siêu vi có tắm được không. Hãy tìm câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.

2. Trẻ sốt siêu vi (sốt virus) có tắm được không?

trẻ sốt siêu vi có tắm được không

Trẻ sốt siêu vi có tắm được không là một trong những vấn đề vệ sinh cá nhân được nhiều cha mẹ quan tâm nhất trong suốt tiến trình điều trị bệnh cho con nhỏ. Bởi thông thường, trẻ bị sốt siêu vi thì phải 5 đến 7 ngày mới đỡ bệnh.

Trong khoảng thời gian trẻ bị sốt siêu vi; nhiều chuyên gia y tế vẫn khuyến khích người thân nên tắm rửa cho trẻ. Nhưng lưu ý là chỉ tắm bằng nước ấm. Không những có tác dụng giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, giảm nhức mỏi cơ thể, mà tắm bằng nước ấm khi trẻ bị sốt siêu vi còn được chứng minh làm giãn mạch ngoại vi, giúp giảm sốt và tránh các cơn co giật một cách hiệu quả.

Theo đó, các mẹ nên tắm cho bé với nước ấm trong bồn hoặc dưới vòi hoa sen. Điều quan trọng là phải luôn đảm bảo giữ ấm cơ thể của trẻ trước, trong và sau khi tắm.

Trước khi tắm, mẹ nên cho bé uống một ly nước ấm. Sau khi tắm, mẹ cần nhanh chóng lau khô người cho bé rồi giữ ấm cơ thể bằng một bộ đồ ấm, thậm chí có thể mang vớ để đảm bảo cơ thể trẻ không bị nhiễm lạnh.

3. Trẻ sốt siêu vi có được tắm gội đầu không?

Cũng tương tự như câu hỏi trẻ sốt siêu vi có tắm được không, có nhiều mẹ thắc mắc trẻ bị bệnh này thì có được gội đầu không? Trẻ sốt siêu vi vẫn có thể tắm rửa, gội đầu để đảm bảo vệ sinh thân thể của bé luôn sạch sẽ, mát mẻ.

Tuy vậy, khi gội đầu, mẹ cần tuân thủ một vài quy tắc để giữ cơ thể bé không bị lạnh:

  • Gội đầu khi trẻ bị sốt siêu vi phải dùng nước ấm, gội đầu trong phòng kín gió.
  • Mẹ nên thao tác nhanh cho bé để không bị ngấm nước, nhiễm lạnh.
  • Sau khi gội xong, mẹ nhanh chóng hong khô, sấy tóc và giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Nếu gội đầu trước khi tắm, mẹ nên dùng khăn lông để che đầu, giữ ấm đầu tóc trẻ cẩn thận.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé bị sổ mũi và bí quyết giải cứu không cần dùng thuốc

4. Trẻ sốt siêu vi có tắm được không? Cách tắm cho trẻ em bị sốt virus

  • Bước 1: Đo nhiệt độ cơ thể trẻ

Liên tục cặp nhiệt độ cho trẻ trước khi tắm để có phương pháp tắm hợp lý cho trẻ.

  • Bước 2: Chuẩn bị trước khi tắm

Đóng kín cửa phòng tránh tình trạng gió lùa vào, trẻ dễ cảm lạnh. Chú ý khi pha nước tắm cho trẻ em sốt virus nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ là 2 độ C (luôn giữ nhiệt độ của nước tắm ổn định như nhiệt độ pha lúc ban đầu).

  • Bước 3: Tắm cho trẻ

cách tắm cho trẻ

Mẹ cần gội đầu thật nhanh cho trẻ. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô vùng đầu của trẻ.

Trẻ em sốt siêu vi ra nhiều mồ hôi nên được tắm rửa cẩn thận để tránh nguy cơ bị mắc các bệnh ngoài da do vi khuẩn tích tụ gây hại. Mẹ có thể cho trẻ ngồi trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước ấm lên cơ thể trẻ.

  • Bước 4: Sau khi tắm

Mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên người trẻ sốt siêu vi để loại bỏ tất cả bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng mẹ lấy khăn choàng to lau khô người trẻ trước khi cho con mặc quần áo.

Nếu vẫn lo ngại và băn khoăn trẻ sốt siêu vi có tắm được không, mẹ có thể vệ sinh cơ thể cho bé bằng cách lau người với nước ấm. Để vừa đảm bảo vệ sinh, vừa có tác dụng giảm sốt, cách thực hiện như sau:

  • Mẹ chuẩn bị năm cái khăn vải màn.
  • Nhúng khăn vào chậu nước ấm (nhiệt độ bằng với nước dùng để tắm).
  • Tiến hành đặt 2 khăn ở dưới 2 nách, 2 khăn để ở 2 bên bẹn và 1 khăn để lau khắp người cho trẻ.

Đến đây hẳn mẹ đã có câu trả lời trẻ sốt siêu vi có tắm được không!

5. Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi như thế nào?

Ngoài vấn đề trẻ sốt siêu vi có tắm được không; uống thuốc giảm sốt như thế nào; việc uống nhiều nước cũng góp phần quan trọng để cơn nóng sốt của trẻ có thể nhanh hạ. Cho trẻ uống nhiều nước có tác dụng điều nhiệt cho cơ thể rất tốt, nhất là khi trẻ bị sốt cao, cơ thể bị mất nước qua đường hô hấp.

Mẹ không được ủ ấm quá mức khi trẻ bị sốt siêu vi, sẽ làm mất đi phản ứng điều nhiệt của cơ thể khiến tình trạng sốt của trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát, hạn chế việc tích nhiệt cho cơ thể.

Nếu cho trẻ nằm phòng máy lạnh, mẹ phải điều chỉnh nhiệt độ và giữ thường xuyên ở mức 28 độ C. Còn nếu sử dụng quạt, không nên để gió quạt hướng trực tiếp vào người trẻ. Nên thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông, thoáng đãng cho phòng.

Đặc biệt, để biết chính xác thân nhiệt của trẻ có còn sốt hay không, sốt bao nhiêu độ, mẹ cần đo bằng nhiệt kế. Tránh dùng tay hoặc so sánh thân nhiệt của trẻ với mình, thường không đúng, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh.

Ngoài ra, mẹ cũng nên biết cách phân biệt rõ sốt siêu vi và sốt xuất huyết để định bệnh và chăm sóc trẻ đúng cách.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Xử trí nhanh khi trẻ bị trúng gió không rõ nguyên nhân

6. Cách phòng ngừa sốt siêu vi trẻ em

Sau khi biết trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không; mẹ cần biết một số mẹo ngăn ngừa trẻ bị sốt siêu vi:

  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ở gần nhiều người.
  • Hướng dẫn trẻ cách rửa tay với phòng xà phòng.
  • Tránh cho tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm bệnh sốt siêu vi.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho và che mũi khi hắt hơi.
  • Tránh dùng chung cốc, ly và dụng cụ ăn uống với người khác.

Sốt siêu vi là bệnh dễ gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mùa, khi thời tiết, khí hậu thay đổi. Do đó, các mẹ cần trang bị những kiến thức về sốt siêu vi, đặc biệt là cách chăm sóc sức khỏe trẻ như bị sốt siêu vi có tắm được không, có được gội đầu không… sẽ giúp con nhanh chóng đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.

[inline_article id=278976]