Với trẻ nhỏ, việc dùng thuốc cần phải thận trọng. Do thuốc có vị đắng hoặc có mùi trẻ không thích nên nhiều bé thường có phản ứng nôn, ói ngay sau uống thuốc. Trong trường hợp này, nhiều mẹ rất bối rối, không biết trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không.
1. Vì sao trẻ buồn nôn khi uống thuốc?
Trước khi biết “trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không”; và cách cho trẻ uống thuốc đúng là gì. Mẹ cần điểm qua những lý do vì sao thuốc gây buồn nôn cho bé:
- Thuốc đắng, mùi của thuốc khiến con không chịu hợp tác khi uống.
- Con uống trong tình trạng khóc lóc, lóc, ép buộc nên dễ bị sặc và nôn sau khi uống.
- Chức năng nuốt của trẻ thường chưa hoàn thiện nên con dễ bị nôn khi uống.
- Do bị ép phải uống thuốc; trẻ phản kháng khi uống thuốc.
2. Trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không?
Thuốc tuy có công dụng chữa bệnh nhưng chính là hóa chất. Vì vậy, thuốc bao giờ cũng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ để giúp phát huy hết mặt lợi ích và tránh những tác hại không mong muốn nếu dùng sai cách.
2.1 Trẻ uống thuốc bị nôn có nên uống lại không? Yếu tố cần cân nhắc
Để biết trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không; theo khuyến nghị của Bệnh viện Nhi đồng; các bậc phụ huynh cần cân nhắc một số những yếu tố như sau:
Yếu tố quan trọng:
- Thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn.
- Loại thuốc (thuốc đó có tác dụng điều trị gì).
- Tình trạng của trẻ sau khi nôn.
- Lượng thuốc có thể nhìn thấy được khi trẻ nôn ra.
Yếu tố cân nhắc thêm:
- Dạng bào chế của thuốc (dạng viên, siro, hỗn dịch…).
- Lượng dịch nôn.
- Tuổi của trẻ.
>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ cần nằm lòng
2.2 Trẻ uống kháng sinh bị nôn có nên uống lại?
Uống thuốc bị nôn có uống lại không? Theo các hướng dẫn hiện có, việc xác định “thời gian kể từ khi uống thuốc đến khi trẻ nôn” là nội dung quan trọng nhất; sau đó áp dụng nguyên tắc chung sau đây
- Nếu xảy ra tình trạng nôn ói trong vòng 15 phút sau uống thuốc; mẹ có thể cho trẻ uống lại thuốc thêm lần nữa vì chưa đủ thời gian để thuốc hấp thụ vào máu của bé.
- Nhưng nếu sau 15 – 60 phút trẻ mới nôn; mẹ có thể cho trẻ uống lại một liều thuốc nếu cân nhắc lợi ích điều trị lớn hơn so với nguy cơ quá liều. Cụ thể:
Tuy nhiên, mỗi loại thuốc có thành phần, công dụng và thời gian hấp thụ vào máu khác nhau. Một số thuốc có khả năng xâm nhập vào máu nhanh để đáp ứng yêu cầu điều trị (như thuốc trị bệnh tim, hen suyễn…). Vì vậy, tốt nhất mẹ nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ về tình huống trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không trong lúc thăm khám, tránh việc cho trẻ uống lại sẽ quá liều, gây ngộ độc thuốc.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng hoặc trắng thì có đáng lo ngại hay không?
3. Bé uống thuốc bị nôn phải làm sao?
Sau khi hiểu “trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không”; mẹ cùng xem gợi ý để biết bé uống thuốc bị nôn phải làm sao nhé:
- Với trẻ dễ nôn ói, để không phải lo lắng nhiều về việc trẻ uống thuốc bị nôn; mẹ có thể dùng cách phân tán sự chú ý của bé. Khi con vừa uống thuốc xong; mẹ có thể gõ lắc đồ chơi hoặc bật chương trình trẻ yêu thích để bé quên đi việc uống thuốc hay vị đắng, mùi vị khó chịu thuốc để lại trong miệng.
- Cách cho trẻ uống thuốc không bị nôn khác là mẹ có thể cho con ăn một viên kẹo; miếng trái cây; hoặc món gì con thích để giảm tình trạng nôn ói sau uống thuốc. Như vậy mẹ sẽ không còn lo lắng trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không.
- Nếu dùng xilanh cho con uống thuốc; mẹ hãy bế con trong lòng giống tư thế đang cho bú hoặc cho con ngồi trong xe đẩy. Sau đó, mẹ nhẹ nhàng bóp hai má cho con mở miệng ra rồi bơm thuốc vào. Nhớ là không nên bơm mạnh vào giữa miệng trẻ vì có thể làm con bị sặc. Thay vào đó, mẹ hãy bơm thuốc từ từ ở một bên khóe miệng.
Đây cũng là cách cho trẻ sơ sinh uống thuốc hoặc cho trẻ nhỏ uống thuốc mẹ hãy tham khảo nhé.
>> Mẹ có thể xem thêm: 10 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều mẹ nên áp dụng
4. Một số lưu ý khác khi cho bé uống thuốc
Để tránh tình trạng trẻ buồn nôn, nôn ói khi uống thuốc; mẹ lưu ý một số điều sau:
- Nếu trẻ thuộc dạng khó uống thuốc, thường xuyên nôn ói sau uống thuốc, mẹ có thể hỏi bác sĩ về các biện pháp điều trị thay thế khác như chích, đặt thuốc ở hậu môn…
- Với trẻ lớn, nếu con uống được thuốc nguyên viên thì mẹ không nên nghiền nhuyễn thuốc sẽ làm trẻ khó uống.
- Tránh pha thuốc với sữa, nước ép trái cây vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Mẹ có thể pha tí xíu đường vào thuốc cho bé dễ uống nhưng không nên quá nhiều đường nhé.
- Mẹ nên cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý cho bé dùng thuốc một cách tự phát để tránh làm bé ngộ độc thuốc, lờn thuốc.
- Luôn có số điện thoại của bác sĩ điều trị để khi cần liên hệ ngay, nhất là trường hợp trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không hoặc khi con bị nổi mề đay, nôn, tiêu chảy, phát ban… vì tác dụng phụ của thuốc.
- Mẹ không nên ép trẻ uống thuốc khi trẻ đang quấy khóc hoặc có hành động cậy miệng, bóp mũi trẻ rồi đổ thuốc vào. Việc này vô cùng nguy hiểm vì có thể làm trẻ sặc thuốc, tím tái, ngạt thở.
>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?
[inline_article id=269858]
Tóm lại, khi cho con uống thuốc, mẹ không chỉ quan tâm đến việc trẻ uống thuốc bị nôn có uống lại không; mẹ còn phải biết cách cho bé uống thuốc thế nào để con không nôn ói.
Hương Lê