Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Triệu chứng và bệnh phổ biến

Mẹo chữa quai bị ở trẻ em khỏi ngay tại nhà theo dân gian

Chữa trị quai bị cho trẻ em là một điều vô cùng cần thiết vì nó giúp con được vui chơi; hoạt động thoải mái hơn cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do đó, MarryBaby xin được chia sẻ đến các mẹ mẹo chữa quai bị ở trẻ em đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.

Nhưng trước khi phần mẹo chữa quai bị ở trẻ em được bật mí; các mẹ hãy tìm hiểu một xíu về bệnh quai bị ở trẻ em là gì nhé!

1. Hiểu bệnh quai bị ở trẻ em

1.1 Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em

quai bị

Quai bị (Mumps) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Chúng làm nhiễm trùng cặp tuyến nước bọt ở phía trước tai, được gọi là các tuyến mang tai. Quai bị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ em.

Các triệu chứng thường xuất hiện từ ​​2 đến 3 tuần sau khi tuyến nước bọt của trẻ bị virus xâm nhập. Nhiều trẻ em không có triệu chứng; hoặc các triệu chứng rất nhẹ. Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh quai bị bao gồm:

  • Đau và sưng các tuyến nước bọt, đặc biệt là ở vùng hàm.
  • Khó nói và nhai.
  • Đau tai.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Những điều cần biết về sưng mí mắt ở trẻ em

1.2 Bệnh quai bị có lây không?

Quai bị dễ lây lan. Nó lây lan từ nước bọt khi người mắc quai bị hắt hơi, ho, nói hoặc cười. Trẻ tiếp xúc với các đồ vật mà người bệnh sử dụng như khăn giấy, ống hút hoặc ly uống nước… cũng có thể lây nhiễm virus. Nếu họ không rửa tay, bất kỳ bề mặt nào họ chạm vào đều có thể lây bệnh quai bị cho những người khác chạm vào.

2. Cách chăm sóc trẻ em quai bị

Vì quai bị là một loại virus gây ra nên kháng sinh hoặc các loại thuốc sẽ vô hiệu. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em là giúp bé điều trị triệu chứng để con cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ khi mệt.
  • Không cho bé tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là trẻ em và trẻ sơ sinh.
  • Dùng thuốc giảm đau, ví dụ như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt. Lưu ý không cho trẻ uống ASA (axit acetylsalicylic).
  • Dùng túi đá chườm mang tai.
  • Uống nhiều nước, bù dịch.
  • Ăn thức ăn nhẹ như súp, cháo loãng, sữa chua và những loại thực phẩm không cần nhai (động tác nhai có thể khiến bé thấy đau vì tuyến nước bọt đang sưng).
  • Không cho trẻ dùng các loại thức ăn và nước uống chứa axit.

3. Mẹo dân gian chữa quai bị ở trẻ em tại nhà

Các thành phần trong các bài mẹo dân gian chữa quai bị ở trẻ em không có tác dụng chữa lành triệt để chỗ quai bị nhưng giúp làm giảm các triệu chứng của quai bị. Hãy cùng tìm hiểu các thành phần đó là gì nhé!

3.1 Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng mật ong

Mẹo chữa quai bị ở trẻ em

Theo nghiên cứu, mật ong có tác dụng kháng virus, giảm ho cực tốt. Ngoài ra, đã có báo cáo kết luận rằng mật ong làm giảm hoạt động của cyclooxygenase-1 và cyclooxygenase-2 (enzyme gây tình trạng viêm và sốt) giúp hạ sốt và làm giảm tình trạng phù nề của vết thương. Đó là lý do vì sao mật ong là một trong những thành phần tuyệt vời của mẹo chữa quai bị ở trẻ em.

Cách chữa quai bị ở trẻ em bằng mật ong:

  • Xích tiểu đậu từ 50 – 70 hạt tán vụn; trộn với mật ong thành dạng đặc sệt rồi đắp lên nơi sưng.
  • Thay thuốc 1 ngày/1 lần chỗ sưng đau sẽ giảm dần sau mỗi lần thay thuốc.
  • Cha mẹ lưu ý chỉ áp dụng mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi.

3.2 Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng gừng

gừng

Gừng đã được chứng minh là có tác dụng chống oxy hóa và giảm đau hiệu quả nhờ chứa hợp chất mạnh tên gingerol.

Cách chữa quai bị ở trẻ em đơn giản bằng gừng gồm các bước:

  • Trộn 1 thìa canh bột gừng với nước quấy lên cho tới khi tạo thành hỗn hợp dạng sệt không quá loãng.
  • Đắp hỗn hợp này lên vùng má và cằm bị sưng, có thể dùng vải sạch hoặc băng gạc quấn lại để bã gừng không bị rơi ra ngoài.

Lưu ý: Gừng rất nóng nên khi chữa quai bị bằng gừng, bạn chỉ cần giã một lượng nhỏ, vừa đủ đắp lên vùng quai bị . Không được giã quá nhiều sẽ làm nóng rát và khiến da mặt bị trẻ đỏ tấy.

3.3 Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc

Theo nghiên cứu, hạt gấc là một nguồn giàu chất phytochemical và có chức năng kháng khuẩn, chống oxy hóa. Sử dụng hạt gấc làm bài thuốc chữa quai bị sẽ giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn do virus gây ra.

Mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc gồm có:

  • Đem hạt gấc chặt đôi, mài lấy bột và hòa vào rượu cùng giấm để xoa vào vết quai bị.
  • Mẹ có thể thoa hỗn hợp này mỗi ngày một lần lên da bé để giảm sưng và giảm đau.

Ngoài ra, còn một mẹo chữa quai bị ở trẻ em bằng hạt gấc khác nữa. Đó là mẹ giã nhỏ hoặc đốt cháy hạt gấc thành than rồi gói trong một cái khăn xô. Nhúng vào dầu vừng rồi đắp vào hai bên má. Cách này đỡ mất công hơn vì mẹ không phải bôi đi bôi lại nhiều lần trong ngày.

3.4 Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng tỏi

Mẹo chữa quai bị ở trẻ em
Mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em bằng tỏi

Theo báo cáo, bên cạnh công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tỏi còn giúp cơ thể chống viêm, giảm đau và giúp cơ thể chống lại các cuộc tấn công từ vi khuẩn. Có thể nói, tỏi là một vũ khí đắc lực trong bài các bài mẹo chữa bệnh quai bị ở trẻ em.

Cách chữa quai bị cho trẻ vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần cho tỏi giã nát, hòa chung vào giấm. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng da quai bị của bé để giúp vết thương mau khỏi.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ?

Quai bị đôi khi có thể gây ra các vấn đề hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Gọi cho bác sĩ ngay nếu con bị quai bị và:

Ngoài ra nếu trẻ đau bụng có thể là một dấu hiệu của các vấn đề với tuyến tụy ở trẻ em trai hoặc trẻ em gái; hoặc buồng trứng ở trẻ em gái. Ở trẻ em trai, cần theo dõi sốt cao kèm theo đau và sưng tinh hoàn .

5. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em

Mẹo chữa quai bị ở trẻ em

Cách ngăn ngừa quai bị tốt nhất hiện nay giúp cha mẹ không cần bận tâm đến mẹo chữa quai bị ở trẻ em là tiêm vacxin cho trẻ. Vacxin MMR đã được chứng nhận là có khả năng ngăn ngừa bệnh quai bị ở trẻ em. Bên cạnh đó, còn có bệnh sởi, bệnh Rubella.

Trẻ em nên tiêm hai mũi MMR: Mũi 1 lúc 12-15 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4-6 tuổi để tối ưu hiệu quả ngừa bệnh quai bị của vacxin.

Ngoài tiêm vacxin ra, cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc các bề mặt tắm gội sạch sẽ, rửa tay cho bé thường xuyên để tiêu diệt virus bệnh quai bị trên da bé.

[inline_article id=189640]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Bệnh quai bị ở trẻ em: Dấu hiệu, biến chứng và cách chữa trị

Bệnh quai bị thường hay gặp ở trẻ em, phổ biến nhất là các bé trong độ tuổi từ 5-9 tuổi. Bệnh nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là gây vô sinh đối với các bé trai.

Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng và biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em trai để bạn có hướng điều trị cũng như chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em

Quai bị (Mumps) là một bệnh nhiễm trùng do virus Paramyxoviridae gây ra. Nó có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể; nhưng được biết đến nhiều nhất là gây sưng tuyến nước bọt mang tai. Những tuyến này, tạo ra nước bọt (khạc nhổ), nằm trước tai, xung quanh hàm.

Nhiều trẻ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất nhẹ giống như cảm lạnh. Các triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em có thể xuất hiện từ 2-3 tuần kể từ khi trẻ nhiễm virus:

Trong vòng một vài ngày, các tuyến mang tai có thể sưng và đau. Điều này làm cho má trẻ trông sưng húp. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi trẻ nuốt, nói, nhai hoặc uống nước trái cây có tính axit (như nước cam).

2. Bệnh quai bị có lây không?

Quai bị là một loại bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp do virus paramyxoviridae gây ra. Vì thế chúng rất dễ lây lan. Virus có trong các hạt nước bọt hoặc tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện… và lây sang người khỏe mạnh. 

Ngoài ra, trẻ tiếp xúc với các đồ vật mà người bệnh sử dụng; chẳng hạn như khăn giấy bẩn, ống hút hoặc ly uống nước; cũng có thể nhiễm virus. Nếu trẻ không rửa tay; bất kỳ bề mặt nào người bệnh chạm vào đều có thể lây bệnh quai bị cho trẻ.

Bệnh quai bị ở trẻ em dễ lây nhất từ ​​2 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu đến 5 ngày sau khi chấm dứt. Bất kỳ ai bị nhiễm bệnh đều có thể truyền bệnh, ngay cả khi họ không có triệu chứng.

[inline_article id=308106]

3. Biến chứng của bệnh quai bị

biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em trai
Biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em trai

Bệnh quai bị ở trẻ em trai nếu không được chữa trị sớm; và đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng vô cùng nguy hiểm. Một số biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ em trai như sau:

  • Điếc tai: Xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương đến tai. Biến chứng điếc tai do chứng quai bị rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai.
  • Viêm não: Virus quai bị sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não.
  • Viêm tinh hoàn ở bé trai: Trẻ bị quai bị có vô sinh không? Trẻ bị quai bị gặp biến chứng là viêm tinh hoàn một phần nhỏ sẽ có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này.
  • Viêm ống dẫn trứng ở bé gái: Một điểm khác biệt giữa bệnh quai bị ở trẻ em trai và quai bị ở trẻ em gái là bé gái có nguy cơ mắc viêm vòi trứng. Viêm ống dẫn trứng có thể dẫn đến mang thai ngoài tử cung, tắc nghẽn ống dẫn trứng dẫn đên vô sinh.
  • Những biến chứng nặng khác: Trẻ bị quai bị ở trường hợp nặng hơn có thể gặp những biến chứng như nhồi máu phổi, viêm cơ tim, viêm tụy.

4. Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

cho bé nghỉ ngơi để điều trị bệnh quai bị ở trẻ em trai
Cách điều trị bệnh quai bị ở trẻ em

Khi bé mắc quai bị, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện khám; và điều trị kịp thời nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay, không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh qua bị ở trẻ em; chủ yếu là điều trị triệu chứng; giúp bé giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Trong hầu hết các trường hợp bệnh; trẻ có thể hồi phục sau 2 tuần.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kết hợp cách chăm sóc trẻ bị quai bị tại nhà bằng cách:

  • Cho bé nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Không cho bé tiếp xúc với nhiều người để ngăn ngừa lây truyền virus quai bị.
  • Dùng túi đá chườm bên mang tai, hàm…
  • Uống nước nhiều.
  • Ăn thức ăn nhẹ, dễ nuốt như súp, sữa chua và bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.
  • Không nên ăn thực phẩm có vị chua, như trái cây, nước ép cam quýt vì sẽ kích thích tiết nước bọt.
  • Uống thuốc hạ sốt bằng paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ định từ bác sĩ.

Với những trẻ em bị viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng cần được bác sĩ kiểm tra ngay. Trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế chạy, nhảy, vận động mạnh. 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ mắc quai bị nên ăn thực phẩm gì? Nên ăn hoa quả gì cho nhanh khỏi?Trẻ bị quai bị kiêng gì? 9 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ

[key-takeaways title=”Bé bị quai bị rồi có bị lại không?”]

  • Mỗi người chỉ mắc quai bị 1 lần trong đời. Sau khi bé bị nhiễm quai bị, cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa có tác dụng bảo vệ; mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.
  • Tuy nhiên, người đã từng bị quai bị cũng không nên thoải mái tiếp xúc với người bệnh. Mỗi người cần có những biện pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình.

[/key-takeaways]

5. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em là cha mẹ nên cho bé tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hầu hết mọi người đều có thể phòng được bệnh nếu tiêm dưới dạng kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR II).

Trẻ nên tiêm vacxin lúc 12–15 tháng tuổi và tiêm mũi 2 khi trẻ được 4–6 tuổi. Liều vắc-xin thứ ba không được khuyến cáo thường xuyên. Nhưng bác sĩ có thể đề nghị liều thứ ba nếu trẻ đang ở trong khu vực bùng phát dịch bệnh.

Ngoài ra, cha mẹ nên vệ sinh tay chân, cơ thể bé sạch sẽ. Hạn chế cho bé tiếp xúc với người đang bệnh. Dọn dẹp sạch sẽ môi tường xung quanh để giảm tỷ lệ mắc bệnh quai quai bị ở trẻ em.

Bệnh quai bị ở trẻ em thường hay xảy ra biến chứng nguy hiểm; ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản trong tương lai. Vậy nên, cha mẹ nếu thấy các bé có dấu hiệu mắc bệnh quai bị; chớ chủ quan mà hãy đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Bé được điều trị từ sớm có thể tránh được những biến chứng như viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn; hoặc viêm buồng trứng đấy. 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Trẻ bị quai bị kiêng gì? 9 nguyên tắc vàng mẹ nên nhớ

Bệnh quai bị được hình thành do các tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. Do đó, nếu không may trẻ bị mắc bệnh này, mẹ nên quan tâm đến vấn đề trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì?

Bệnh quai bị là gì?

Trước khi tìm hiểu trẻ bị quai bị kiêng gì, mẹ cần biết bệnh quai bị là như thế nào.

Quai bị (Mumps) là một bệnh do virus Paramyxo. Chúng lây nhiễm vào cặp tuyến nước bọt ở phía trước tai, được gọi là các tuyến mang tai. Quai bị thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi.

trẻ bị quai bị kiêng gì

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em thường xuất hiện từ 2-3 tuần, gồm có:

  • Đau và sưng các tuyến nước bọt, đặc biệt là ở vùng hàm
  • Khó nói và nhai
  • Đau tai
  • Sốt
  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Ăn mất ngon

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính

Vậy trong thời gian mắc bệnh, trẻ bị quai bị cần kiêng gì?

Trẻ bị quai bị cần kiêng gì?

Có khá nhiều vấn đề mẹ phải kiêng cữ cho con khi mắc bệnh quai bị để giúp trẻ mau hồi phục:

1. Kiêng gió, nước lạnh

Không nên cho trẻ bị quai bị gặp gió, hoặc tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh. Thay vào đó, các bậc cha mẹ hãy giữ trẻ trong nhà hoàn toàn trong khoảng 10 ngày, đến khi những vùng quai bị sưng tấy giảm hẳn.

2. Kiêng những thực phẩm có chứa axit

trẻ bị quai bị kiêng gì

Cóc, xoài, me, dưa chua… là những loại thực phẩm giàu axit, có tác dụng làm tăng hoạt động tiết nước bọt, khiến tình trạng viêm tuyến nước bọt trở nặng. Từ đó, vết sưng quai bị sẽ càng sưng to hơn, trẻ bệnh càng đau đớn, khó chịu hơn.

3. Trẻ bị quai bị cần kiêng gì? Hạn chế vận động

Một trong những điều các mẹ hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ bị quai bị là nên cho trẻ nghỉ ngơi và hạn chế vận động tối đa. Đặc biệt là những bé trai có tình trạng sưng đau ở tinh hoàn.

4. Không tự ý sử dụng thuốc uống, bôi hay đắp lên vùng bị sưng quai bị

Những phương pháp trị bệnh dân gian, truyền miệng chưa được khoa học kiểm chứng có thể mang đến nhiều hậu quả khôn lường lên sức khỏe của trẻ, làm tình trạng sưng viêm tăng nặng, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng cho trẻ nếu cha mẹ không lưu ý kỹ.

Lời khuyên tốt nhất dành cho các bậc cha mẹ vẫn là phải đưa con trẻ đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chẩn đoán, phát hiện và có được phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

6. Trẻ bị quai bị có cần kiêng tắm?

Giữ gìn vệ sinh thân thể là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị quai bị. Vì vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyên các mẹ nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ, dù đang mắc bệnh quai bị.

Tuy nhiên, các mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, ở nơi kín gió và tắm nhanh, tránh để trẻ ở trong nước quá lâu. Nếu trẻ quá mệt, mẹ nên lau người bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cơ thể cho trẻ.

7. Trẻ bị quai bị cần kiêng gì? Có cần kiêng quạt?

Lời khuyên dành cho trẻ mắc bệnh quai bị là kiêng nước lạnh, kiêng gió. Tuy nhiên, các mẹ nên hiểu một cách khoa học rằng việc riêng gió là để tránh sự lây nhiễm của bệnh ra cộng đồng bởi quai bị có thể lây truyền qua nước bọt khi trẻ nói chuyện ho, hắt hơi…

Do đó, khi trẻ bị quai bị, mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm quạt bình thường. Tuy nhiên, không nên để quạt thổi thẳng vào người trẻ và nên giữ tốc độ quạt ở mức vừa phải.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

8. Trẻ bị quai bị cần kiêng gì? Thịt gà

thịt gà

Vấn đề dinh dưỡng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ khi đặt ra câu hỏi trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì. Câu trả lời là mẹ nên cho bé kiêng thịt gà trong thời gian mắc bệnh.

Trong một số trường hợp, sau khi ăn thịt gà, người bệnh sẽ có cảm giác đầy bụng và khá khó tiêu. Điều này không hề tốt đối với bệnh nhân bởi vì họ đang rất mệt, sau khi bị đầy hơi, khó tiêu thì cơ thể lại càng mỏi mệt, uể oải hơn nhiều.

9. Trẻ bị quai bị cần kiêng gì? Đồ nếp

Nếu đang mắc bệnh quai bị, tốt nhất không nên cho trẻ ăn các món ăn làm từ đồ nếp ví dụ như: xôi, bánh chưng, bánh trôi,… Các món ăn này có thể khiến chỗ sưng viêm sẽ sưng to hơn và trẻ phải tốn rất nhiều thời gian để điều trị khỏi bệnh.

[inline_article id=224285]

Bệnh quai bị kiêng bao lâu?

Khi đặt ra câu hỏi trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì thì các mẹ cũng không khỏi băn khoăn về thời gian kiêng cữ cho trẻ. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế, các mẹ nên kiêng các vấn đề kể trên cho trẻ bị quai bị ít nhất 10 ngày và tốt nhất là khoảng 20 ngày kể từ khi phát hiện dấu hiệu trẻ mắc bệnh.

Cách chăm sóc trẻ bị quai bị

Mục tiêu của việc chăm sóc trẻ là giúp giảm bớt các triệu chứng. Mẹ có thể cho trẻ:

  • Nghỉ ngơi tại giường.
  • Uống nhiều nước.
  • Acetaminophen hoặc ibuprofen để sốt và khó chịu.
  • Chườm ấm hoặc chườm lạnh để làm dịu cơn đau do sưng hạch.
  • Tránh thức ăn cần nhai nhiều. Hãy thử các món súp làm từ nước dùng hoặc thức ăn mềm, chẳng hạn như khoai tây nghiền hoặc bột yến mạch.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị quai bị uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Xoay quanh vấn đề trẻ bị bệnh quai bị kiêng gì là rất nhiều điều mẹ cần quan tâm để có thể chăm sóc chu đáo và đúng cách, đảm bảo sức khỏe trẻ thật tốt trong suốt quá trình chống lại bệnh quai bị. Đừng bao giờ quên những nguyên tắc vàng trên đây để có cách chăm sóc bé tốt hơn mẹ nha!