Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị

Các triệu chứng và dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh tay chân miệng ở trẻ là các vết loét trong miệng, phát ban trên bàn tay và bàn chân. Ngoài ra, trẻ bị mắc tay chân miệng còn có nhiều biểu hiện khác khá giống cúm.

Hầu hết trẻ em bị mắc bệnh tay chân miệng (Hand, Foot, and Mouth Disease) có các triệu chứng nhẹ trong 7 đến 10 ngày. Trong khoảng thời gian này; các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ như sau.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

1.1 Sốt và các triệu chứng giống cúm

Trẻ em thường bị sốt và các triệu chứng giống cúm khác từ 3 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm virus tay, chân, miệng.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

1.2 Lở miệng

Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính là bị đau và lở miệng. Những vết loét này ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ, thường nằm ở trên lưỡi và bên trong miệng. Sau đó, chúng trở nên phồng rộp và có thể khiến trẻ đau đớn.

Chưa dừng lại ở đó; trẻ bị lở miệng do chân tay miệng còn có các dấu hiệu và triệu chứng khác đi kèm như:

  • Không muốn ăn uống.
  • Chỉ muốn uống nước lạnh.
  • Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường.

>> Xem thêm: Trẻ bị nổi mụn nước trong miệng là bệnh gì? Chữa trị ra sao

1.3 Phát ban đỏ ở trên da

Trẻ bị phát ban trên da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân cũng là một dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vết ban cũng có thể xuất hiện ở mông, chân và cánh tay.

Các vết ban của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa. Chúng trông giống như những nốt đỏ phẳng hoặc hơi nhô lên. Đôi khi có những mụn nước ở đỉnh đầu. Chất lỏng chứa trong các vết ban có thể chứa virus gây bệnh tay chân miệng.

Vì vậy, khi các vết ban vỡ ra, cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ thật kỹ. Tránh chạm vào chúng để không bị lây bệnh.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì? 4 loại lá thảo dược tự nhiên an toàn

Phát ban đỏ ở trên da
Hình ảnh dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

2. Biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Vì vậy hãy cho bé uống nước trong thời gian bị bệnh; hoặc khi bé có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ em. 

Đó là khi dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nằm ở mức độ nhẹ. Trường hợp nặng hơn, virus gây bệnh tay chân miệng có thể xâm nhập vào não và gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như viêm não, viêm màng não; hoặc các bệnh có khả năng đe dọa tính mạng trẻ.

Theo CDC và Bộ Y tế về dấu hiệu bệnh tay chân miệng độ IIA trở lên; triệu chứng và biểu hiện bệnh tay chân miệng nghiêm trọng ở trẻ em bao gồm:

  • Đi loạng choạng.
  • Bé co giật, hôn mê.
  • Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
  • Trẻ bị sốt cao > 39 độ C và kéo dài hơn 3 ngày.
  • Trẻ bị giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
  • Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ không cải thiện sau 10 ngày.
  • Trẻ không thể uống bình thường được; và cha mẹ lo lắng bé có thể bị mất nước.
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có dấu hiệu bệnh tay chân miệng cần được thăm khám với bác sĩ gấp.

Vì sao bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể tái đi tái lại? Có nhiều chủng virus có thể gây ra bệnh tay chân miệng; do đó, bệnh này có thể tái phát. Các chủng virus gây dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em bao gồm: Coxsackievirus A từ 2 đến 8, 10, 12, 14, 16; Coxsackievirus B 1, 2, 3, 5; Enterovirus 71.

Biến chứng khi trẻ bị bệnh tay chân miệng

3. Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra ở trẻ, khi phát hiện bé có các triệu chứng hay dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng ở trẻ; cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Dù bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi, nhưng trong thời gian mắc bệnh, trẻ cũng cần được chăm sóc:

  • Vệ sinh cơ thể bé thường xuyên. Hạn chế chà rửa mạnh vùng ban đỏ.
  • Để các vết phồng rộp khô tự nhiên, đừng cố gắng chọc thủng vì có thể làm lây lan.
  • Thường xuyên cho trẻ uống nước hoặc dung dịch điện giải để trẻ không bị mất nước.
  • Cho bé ăn các thực phẩm lạnh như kem, sữa chua, sinh tố; vì những món này giúp bé có dấu hiệu bị lở miệng đỡ đau.
  • Tránh cho trẻ đồ uống nóng, nước có gas và thức ăn có tính axit (nước cam, nước khóm, v.v.); vì chúng có thể làm cơn đau tồi tệ hơn.
  • Nếu trẻ bị đau hoặc khó chịu; hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau, như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào!

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

4. Cách phòng ngừa dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để không phải lo lắng bé có các triệu chứng hay dấu hiệu của tay chân miệng ở trẻ, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên thực hiện các cách dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay trong ít nhất 20 giây. Đảm bảo rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc thay tã. Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến hoặc ăn thức ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho bằng xà phòng.
  • Dạy trẻ cách vệ sinh: Chỉ cho trẻ cách rửa tay với xà phòng mỗi ngày để tạo thành thói quen. Giải thích cho trẻ lý do tại sao tốt nhất không nên cho ngón tay hoặc bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bệnh: Vì bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc tay chân miệng ở trẻ và người lớn.
  • Khử trùng các khu vực xung quanh, nơi công cộng: Trước tiên, hãy làm sạch các đồ vật ở trong nhà bằng xà phòng và nước. Tiếp theo, hãy khử khuẩn ngôi nhà, trường học, khu vui chơi của bé vì đây là khu vực vi khuẩn dễ trú ngụ nhất.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em bị nổi hạch ở cổ có sao không? Cách nhận biết hạch lành tính

Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Dạy trẻ rửa tay để phòng ngừa tay dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Trên đây là cách nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em và các biến chứng, cách trị, cách phòng ngừa. Hy vọng rằng khi thấy bé nhà mình có các dấu hiệu giống như bệnh tay chân miệng ở trẻ em, cha mẹ sẽ biết mình nên làm những gì tiếp theo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.