Categories
3 tháng đầu Mang thai

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung thì em bé có an toàn không?

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không? Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo không được sử dụng thuốc kháng sinh vì có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, những ngày đầu tiên của thai kỳ, nhiều mẹ chưa nhận biết được dấu hiệu mang thai nên đã lỡ uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. MarryBaby sẽ cũng mẹ đi tìm câu trả lời cho vấn đề này!

Mất bao lâu để trứng đã thụ tinh vào làm tổ trong buồng tử cung

Trước khi tìm hiểu uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung bạn cần biết về vấn đề này. Quá trình thụ thai được tính từ lúc trứng gặp tinh trùng, tạo thành hợp tử và di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ.

Thông thường, sau khi thụ tinh khoảng 3 – 4 ngày, trứng đã thụ tinh sẽ bắt đầu di chuyển khỏi ống dẫn trứng và tìm đường vào buồng tử cung. 

Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ tiến hành phân bào. Sau nhiều giai đoạn phân chia tế bào, phôi nang sẽ được hình thành khi tới được buồng tử cung. Từ đây, phôi nang sẽ tiếp tục hình thành chân giả, bám vào niêm mạc và dần dần phát triển lên thành nhau thai

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung
Quá trình thụ tinh và phôi thai làm tổ lâu hơn bạn tưởng

Quá trình làm tổ trong tử cung sẽ mất khoảng 7 – 10 ngày. Như vậy, khoảng thời gian từ lúc trứng bắt đầu thụ tinh cho đến khi hợp tử đi vào buồng tử cung và làm tổ thành công mất khoảng 13 – 14 ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa, quá trình này sẽ có thể dài hoặc ngắn hơn ở mỗi mẹ bầu. 

Một số dấu hiệu thai vào tử cung 

Để biết uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không, khi mình uống thuốc thai vào tử cung chưa? Mẹ có thể nhận biết thời điểm trứng được thụ tinh đã vào trong tử cung thông qua một số dấu hiệu như:

  • Chảy máu âm đạo (thường gọi là máu báo thai): Đây là dấu hiệu thai đã vào tử cung phổ biến và dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do niêm mạc tử cung chứa nhiều mạch máu nên khi phôi thai tiến hành làm tổ, bộ phận này sẽ bị kích thích và gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Máu báo có màu hồng nhạt, chỉ rỉ vài giọt chứ không ra ồ ạt như kinh nguyệt. Thời gian xuất hiện máu ở âm đạo thường kéo dài 1 – 2 ngày.
  • Đau bụng: Những cơn đau bụng sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng dưới và lưng. Các cơn đau này sẽ kéo dài trong vài ngày với cường độ nhẹ và đau râm ran. Nếu gặp tình trạng đau dữ dội thất thường, mẹ cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
  • Dấu hiệu ở ngực: Vòng 1 có cảm giác căng ra và hơi tức cũng có thể là dấu hiệu thai đã vào tử cung thành công.
  • Chuột rút: Những cơn chuột rút nhẹ nhàng có thể sẽ ghé thăm mẹ trong vòng 2 – 3 ngày đầu, khi thai đã vào làm tổ trong tử cung.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ: Khi phôi thai làm tổ thành công, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ lưu thông nhanh hơn bình thường, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn, khiến nhiệt độ cơ thể có sự tăng nhẹ.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung

Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm, giúp người bệnh khỏe mạnh trở lại. Để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, bạn cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có hiệu lực đối với virus và bạn không nên lạm dụng kháng sinh vì có thể gây ra nhiều tác hại với sức khỏe.

1. Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến phôi thai?

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ được khuyến cáo không nên dùng thuốc kháng sinh, trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, nếu mẹ lỡ uống thuốc kháng sinh trong những tuần đầu mang thai, thời điểm mà thai vẫn chưa vào tử cung thì có sao không? Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có nguy hiểm đến thai nhi không?

Theo lý thuyết, khi phôi thai mới hình thành, còn nằm lơ lửng trong vòi trứng chứ chưa vào tử cung, phôi thai sẽ phát triển nhờ thẩm thấu dưỡng chất thì việc mẹ dùng thuốc kháng sinh sẽ gần như không ảnh hưởng đến bé. Thuốc kháng sinh được cho là bắt đầu có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ mang thai ở tuần thứ 5 trở đi.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung
Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung không quá nguy hiểm

Lúc thai đã vào tử cung và đang trong quá trình hình thành, phát triển các bộ phận quan trọng, nền tảng của cơ thể. Vì vậy, dùng thuốc kháng sinh trong giai đoạn này sẽ dễ ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, có thể có một số loại kháng sinh có thành phần đặc biệt, tác động đến các bộ phận sinh sản hoặc quá trình thụ thai của mẹ bầu. Những loại này nếu dùng trong thời gian đầu của thai kỳ, ngay cả khi thai chưa vào tử cung cũng có thể ảnh hưởng ít nhiều.

Như vậy, với thắc mắc uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung có sao không, câu trả lời còn tùy thuộc vào loại kháng sinh mà mẹ đã dùng. Những loại kháng sinh được xem là an toàn cho phụ nữ đang mang thai:

  • Penicillins, including amoxicillin (Amoxil, Larotid) and ampicillin
  • Cephalosporins, including cefaclor and cephalexin (Keflex)
  • Clindamycin (Cleocin, Clinda-Derm, Clindagel)

Trong khi những loại kháng sinh sau sẽ gây ảnh hưởng đến bào thai: azithromycin,clarithromycin,metronidazole,quinolones,streptomycin, kanamycin, tetracycline.

2. Cách xử lý nếu uống thuốc kháng sinh khi mới mang thai

Cách tốt nhất, mẹ nên mang vỏ thuốc đã uống đến tham khảo ý kiến của bác sĩ để có câu trả lời chính xác và yên tâm nhất. Tùy theo từng loại kháng sinh với những thành phần và tác dụng của thuốc, bác sĩ sẽ giúp mẹ phân tích được ảnh hưởng của thuốc lên thai kỳ.

Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi sự phát triển của thai nhi thường xuyên, tuân thủ lịch khám thai định kỳ, nhất là thời điểm 11 – 13 tuần, 18 – 22 tuần để được sàng lọc dị tật bẩm sinh.

Uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung
Mọi loại thuốc trong thai kỳ cần có chỉ định của bác sĩ

Như vậy, uống thuốc kháng sinh khi thai chưa vào tử cung trong phần lớn trường hợp sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết về loại thuốc đã uống cũng như chia sẻ những thắc mắc, lo lắng.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có câu trả lời chính xác và hướng giải quyết hợp lý, nên mẹ đừng quá lo lắng nhé.