Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Giải mã lí do bất thường của cơn đau nhói!

Mẹ có biết tại sao vết mổ sau sinh bị đau nhói? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc vết mổ sau sinh mẹ nhé!

Tại sao vết mổ sau sinh bị đau nhói?

Sinh mổ không phải là điều dễ dàng với tất cả các mẹ, đặc biệt là các mẹ lần đầu có em bé. Sau sinh mẹ sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vết thương nhanh lành và liền sẹo. Trong giai đoạn này, những cơn đau luôn thường trực ngay cả khi mẹ hắt hơi, ho hay thậm chí đứng lên, ngồi xuống,… Vậy tại sao vết mổ sau sinh bị đau nhói?. Điều này có gây nguy hiểm gì cho mẹ hay không?

Lý giải cho hiện tượng vết mổ sau sinh bị đau nhói. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng: “Khi thực hiện phẫu thuật mổ lấy thai, bác sĩ sẽ phải rạch qua rất nhiều lớp trên cơ thể của sản phụ như da, mỡ, cân, cơ, phúc mạc, cơ tử cung nhằm đưa thai nhi ra ngoài thay vì sinh thường qua đường âm đạo”. Lúc này, Mẹ sẽ được tiêm mũi gây tê màng cứng nên vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, mẹ sẽ cảm thấy cơn đau khá dữ dội ở vết mổ. 

Vậy vết mổ sau sinh bị đau nhói có sao không?. Nếu mẹ cảm thấy đau mà không đi kèm các dấu hiệu bất thường khác thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Vì đây chỉ là hiện tượng bình thường mà bất kỳ mẹ bỉm nào cũng đều phải trải qua sau quá trình sinh mổ mà thôi.

Vết mổ sau sinh bị đau nhói

Mổ xẻ sau sinh bao lâu thì hết đau?

Thông thường, sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần. Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau. Khoảng 2-3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành. Lúc này sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vết mổ đau tỉ tê kéo dài tới 6 tháng hoặc thậm chí 1,5 năm. 

Vết mổ sau sinh bị đau nhói có sao không? Không. Thời gian để vết mổ hết đau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa, sức khỏe, sức chịu đựng, khả năng tự phục hồi của mỗi sản phụ hoặc quan trọng hơn là quá trình mẹ chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau sinh.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào để giúp sản phụ mau phục hồi?

Mổ xẻ sau sinh bao lâu thì hết đau? Trong trường hợp, cơ địa của mẹ dữ, da khó lành, vết thương khó lành, đã từng sinh mổ,… Thì thời gian lành vết mổ cũng như hết đau sẽ chậm hơn 1 chút. Nhưng nếu mẹ thấy tình trạng đau kéo dài, mãi không có dấu hiệu thuyên giảm. Thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra chi tiết nhất.

Vết mổ sau sinh khi nào là bất thường? Trường hợp mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra vết mổ?

Nhiễm trùng sau sinh là một trong những biến chứng nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải khi vết mổ sau sinh bị đau nhói mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngay khi thấy các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây, mẹ cần tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất, để bác sĩ có phác đồ điều trị bệnh kịp thời.

1. Vết mổ sau sinh bị đau nhói có sao không? Có, nếu kèm sốt cao trên 38 độ C

Đây là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường gặp được khuyến cáo bởi các bác sĩ khoa sản. Sốt do nhiễm trùng vết mổ sau sinh thường dai dẳng, kéo dài, rất khó giảm gây nguy hiểm cho sức khỏe của sản phụ.

2. Vết mổ sau sinh bị đau nhói có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm

Thông thường sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ có cảm giác đau ở vết khâu và không có mùi lạ. Trong trường hợp, nếu mẹ cảm thấy có mùi hôi ở khu vực xung quanh vết rạch thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh. 

Do đó, nếu phát hiện triệu chứng bất thường này bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

>> Mẹ có thể quan tâm đến Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh giúp mẹ bỉm sữa “lột xác”

3. Sản dịch có mùi lạ bất thường là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Vết mổ sau sinh bị đau nhói kèm theo Sản dịch có mùi tanh giống như khi hành kinh thì có thể là do nhiễm trùng tử cung hoặc nhiễm khuẩn do rách tầng sinh môn khi sinh nở. Nếu mẹ thấy có sự thay đổi về mùi sản dịch, mẹ nên thông báo cho bác sĩ sớm nhất có thể.

4. Vết mổ sau sinh bị đau nhói kèm dấu hiệu sưng tấy, đỏ, chảy mủ

Trong trường hợp vết mổ sưng tấy trong thời gian dài, đau tức, xuất hiện tình trạng tụ dịch máu hoặc dịch mủ,… Thì đây là một trong những dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Một số trường hợp vết mổ của sản phụ bị hở, tăng tiết dịch từ vết rạch và có mùi hôi khó chịu.

Vết mổ sau sinh bị đau nhói

Cách bước chăm sóc vết mổ sau sinh bị đau nhói để giảm bớt cơn đau 

Dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ thì việc chăm sóc hàng ngày và theo dõi sau sinh cũng đều rất quan trọng. 

1. Tuần đầu sau khi mẹ sinh mổ

Để điều trị cẩn thận tránh Vết mổ sau sinh bị đau nhói. Các sản phụ sẽ được các bác sĩ chăm sóc và thay băng vệ sinh vết mổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ được sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, giảm đau và co hồi tử cung,… Để tránh bị nhiễm trùng vết mổ hay có các biến chứng nguy hiểm khác.

2. Tuần thứ 2 sau sinh mổ

Bước sang tuần thứ 2, các bác sĩ sẽ chỉ định chi việc cắt chỉ ( thông thường sẽ là sau 5 ngày đối với sinh mổ lần đầu tiên và sau 7 đến 8 ngày nếu như sinh mổ từ lần thứ 2 trở đi). Với các vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần đến quá trình cắt chỉ này

Nếu như vết mổ đã dần dần phục hồi ổn định, mẹ có thể được ra viện và về nhà để chăm sóc. Các mẹ sau khi sinh mổ cũng cần nhớ thực hiện cách chăm sóc vết mổ sau sinh tới khi cắt chỉ tại nhà đúng cách, để không làm Vết mổ sau sinh bị đau nhói nhé.

>> Mẹ có thể quan tâm đến Sau sinh chưa có kinh quan hệ có thai không? Mẹ nên biết điều này!

3. Chăm sóc vết mổ sau sinh bị đau nhói: Với chế độ dinh dưỡng sau khi sinh

Bên cạnh các bước chăm sóc cẩn thận như trên để không làm vết mổ sau sinh bị đau nhói. Mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nữa. Với chế độ ăn uống hợp lý và an toàn không chỉ giúp mẹ mau chóng phục hồi sức khỏe; có sữa cho bé cưng. Hơn nữa, chế độ này còn có tác dụng làm mờ vết sẹo mổ sau sinh cực hiệu quả. 

[inline_article id=297995]

Tâm lý mang bầu và sinh con luôn khiến mẹ áp lực. Do đó, nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu trầm cảm như buồn bã trong thời gian dài, không muốn nói chuyện với người thân hoặc nghiêm trọng hơn là không muốn gần gũi con mình, thì tốt nhất mẹ nên gọi cho bác sĩ tâm lý để giải tỏa ngay, mẹ nhé. Qua bài viết, hi vọng đã giúp mẹ hiểu hơn về câu hỏi “vết mổ sau sinh bị đau nhói” có sao không. Từ đó, mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình hơn trong quá trình nuôi con.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Mẹ lưu lại ngay 7 dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp nhé!

Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật trên vùng bụng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường vào vùng bụng, xẻ một đường ở thành trước tử cung để đưa thai nhi ra ngoài. Mặc dù sinh mổ có những ưu điểm nhất định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là khi xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Dấu hiệu bục vết mổ đẻ

Vết mổ sau sinh nếu bị viêm, nhiễm hoặc bị tác động ngoại lực từ bên ngoài rất dễ bục, rách. Sau đây là một số dấu hiệu mẹ cần lưu tâm vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ đẻ hoặc bục vết mổ đẻ.

  • Vết mổ sau sinh bị đau nhói bên trong.
  • Sốt, vết mổ sau sinh bị đỏ, sưng gây nóng rát.
  • Vết mổ sau sinh bị cứng và đau
  • Cảm thấy nhói mỗi khi cử động.
  • Vết mổ có thể tiết dịch, mùi hôi
  • Vùng bụng dưới bị đau tức, ngực bị cương đau.
  • Vết mổ có dấu hiệu bị hở, rỉ máu, thịt bên trong có vẻ như lồi ra. 

Nếu nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, mẹ cần nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế địa phương để được xử lý kịp thời, tránh vết mổ sau sinh nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí đây còn là dấu hiệu bục vết mổ đẻ khi mang thai.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Sinh mổ nên ăn rau gì để sữa về nhiều và mẹ nhanh hồi phục sức khỏe?

Yếu tố nguy cơ gây bục vết mổ đẻ

Ngoài nhận biết dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ cần biết nguy cơ để phòng tránh. Đó là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ bản thân khỏi biến chứng nguy hiểm này. 

Vết mổ đẻ tăng nguy cơ rủi ro, dễ bục hoặc nhiễm trùng nếu:

  • Việc chăm sóc, vệ sinh vết mổ sau sinh chưa đúng cách khiến vết thương nhiễm khuẩn, vết mổ đẻ bị sưng mủ.
  • Vận động quá mạnh sau sinh mổ không chỉ gây đau đớn cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến vết mổ, dễ khiến vết mổ xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ khi mang thai.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, làm chậm quá trình hồi phục vết thương.
  • Quan hệ sớm sau sinh, nhất là các tư thế, hành động mạnh bạo có thể ảnh hưởng tới vết mổ, làm động vết mổ, dẫn đến rách. Đây cũng là dấu hiệu bục vết mổ đẻ khi mang thai xong.
  • Vết mổ bị ngâm trong nước cũng dễ bị bục, bung chỉ.
  • Việc ho, hắt hơi quá mạnh nhưng không dùng tay đỡ bụng cũng có thể khiến vết mổ bị bục, đứt chỉ.
  • Chà sát, bôi kem khi vết mổ chưa lành cũng sẽ khiến mẹ đau vết mổ sau sinh.
  • Vệ sinh không đúng cách

Do đó để tránh nguy cơ bục vết mổ đẻ sau sinh, mẹ cần chăm sóc và kiêng cữ đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vết mổ sau sinh bị cứng và mưng mủ có nguy hiểm không?

Vết mổ bao lâu thì lành? Dấu hiệu vết mổ đang lành tốt

Vết mổ bao lâu thì lành? Dấu hiệu vết mổ đang lành tốt

Vết khâu từ các ca sinh mổ sẽ có mức độ lành khác nhau, do đó dấu hiệu vết mổ đang lành của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Các vết khâu trên da sẽ lành sau 5-10 ngày. Các vết khâu bên dưới (trong lớp cơ) sẽ mất nhiều thời gian hơn và sẽ không lành hoàn toàn trong 12 tuần.

Về cơ bản, sau 2 tuần, vết mổ đẻ trông tốt lên rất nhiều. Ở tuần đầu tiên, nếu mẹ chăm sóc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc không bị nhiễm trùng hậu sản, các lớp da bên ngoài sẽ bắt đầu kết dính với nhau. Lúc này sẽ khó xuất hiện dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Dấu hiệu vết mổ đang lành là vết mổ chuyển sang màu đỏ hoặc hồng. Vết mổ liền miệng sẽ tạo thành một đường mảnh. Ở một số mẹ khác, vết mổ có thể dày và rộng hơn, phần da nhô cao. 

[key-takeaways title=””]

Khoảng 3 tháng sau sinh, vết thương có thể được xem là lành, không còn lo bục vết mổ đẻ. Tuy nhiên, vết mổ tử cung vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Đó là lý do bác sĩ khuyên khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ là 2-3 năm.

[/key-takeaways]

Trong quá trình chăm sóc vết mổ đẻ, mẹ hãy thường xuyên theo dõi để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Hơn nữa, mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là khi xuất hiện các dấu hiệu bục vết mổ đẻ hay nhiễm trùng.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn mau lành và Top 5 sản phẩm giảm đau tầng sinh môn cho mẹ sinh thường

Lưu ý để vết mổ nhanh lành, không bị bục hoặc nhiễm trùng

Bên cạnh dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ cần biết cách chăm sóc vết mổ để nhanh lành. Từ đó, mẹ cũng hạn chế tối đa nguy cơ bục vết mổ hoặc nhiễm trùng.

Không nhấc vật nặng hoặc vận động mạnh: Điều này sẽ làm căng cơ bụng, nhất là trong 3 tháng đầu. Từ đó, gây đau và tăng nguy cơ gây bục vết mổ đẻ.

Tập đi bộ: Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị xơ hóa tử cung. Nhưng nếu đi lên hoặc xuống cầu thang phải hết sức cẩn thận. Mẹ cần đi chậm rãi để tránh va chạm vết thương. Nếu muốn tập thể dục, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không để vết mổ tiếp xúc với nước: Để vết mổ nhanh lành, bạn không nên để vết mổ tiếp xúc với nước cho đến khi vết mổ khô hoàn toàn.

Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vết mổ: Mẹ không được chạm vào vết mổ nếu chưa rửa tay sạch sẽ. Ngoài ra, mẹ cũng tránh chà xát hoặc ấn vào vết mổ để tránh gây ra các dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Mặc quần áo vừa vặn: Mẹ tránh mặc quần áo bó sát gây ma sát làm đau, nhiễm trùng vết mổ sau sinh.

Dùng kem dưỡng chứa vitamin E: Sau khi vết mổ liền miệng và khô hẳn, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm có vitamin E thoa lên vùng vết thương để bổ sung độ ẩm.

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất: Những thực phẩm quan trọng sau sinh mổ là thịt, sữa, trứng, đậu nành và các loại hạt. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung vitamin C, giúp xây dựng thành tế bào, thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

Uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ: Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón. Vì táo bón sẽ gây áp lực lên ổ bụng, tác động đến vết mổ. Đây cũng là một trong những nguyên gây ra các dấu hiệu bục vết mổ đẻ.

Không nên lái xe trong 45 ngày sau khi phẫu thuật: Điều này giúp ngăn ngừa bục vết mổ đẻ.

Kiêng quan hệ: Mẹ sinh mổ nên kiêng quan hệ ít nhất 3 tháng sau sinh để đảm bảo an toàn

Những lưu ý để vết mổ nhanh lành, không bị bục hoặc nhiễm trùng

>>> Mẹ có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

Ngoài việc theo dõi để nhận biết dấu hiệu bục vết mổ đẻ, mẹ hãy cố gắng chú ý đến cơ thể nhiều hơn, nhất là trong 6 tuần đầu sau sinh. Vì đây là giai đoạn mẹ trải qua nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tinh thần cũng như dễ mắc các bệnh hậu sản.

[inline_article id=288812]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Vết mổ sau sinh: Những dấu hiệu bất thường mẹ nên cảnh giác!

Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ bỉm rất lo lắng vì sợ vết mổ sẽ liền sẹo gây mất thẩm mỹ. Thậm chí, có nhiều mẹ còn bị đối mặt với những biến chứng nguy hiểm do chăm sóc vết mổ không cẩn thận. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp các mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ sau sinh và cách chăm sóc giúp vết mổ nhanh liền da.

Bao lâu thì hết đau vết mổ sau sinh?

Khi lựa chọn đẻ mổ các bác sĩ sẽ thực hiện rạch 1 đường qua 3 lớp : da, cơ (thịt, mỡ) và thành tử cung để có thể đưa em bé ra ngoài. Theo thứ tự rạch phần da bên ngoài là trước nhất, sau đó tới phần cơ, cuối cùng là thành tử cung.

Vậy bao lâu vết mổ được coi là liền da bình thường trở lại? Trung bình là sau 3 tháng và phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc vết mổ sau khi sinh của mẹ. Thông thường 7 ngày mẹ sinh mổ sẽ được xuất viện, lúc này vết khâu đã khô lại, gồ thành một đường cơ bản.

Sau khoảng 2-3 tuần vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người vẫn sẽ cảm thấy đau. Phải mất khoảng 3 tháng mới được coi là lành hẳn. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy hết đau và không cần lo về việc bục vết thương.

Với một số ít mẹ, cảm giác đau ở vết mổ có thể kéo dài đến tận 6 tháng, thậm chí 1.5 năm. Thành tử cung phải mất từ 2-3 năm mới lành hẳn. Đó là lý do bác sĩ thường khuyên nên đợi vài năm nữa mới được mang thai tiếp.

>> Bạn có thể xem thêm: Các dấu hiệu bục vết mổ đẻ, cần nhập viện gấp

Những dấu hiệu bất thường của vết mổ

1. Vết mổ bị ngứa

Vết mổ bị ngứa hay không phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của mỗi sản phụ. Thông thường vết mổ hình thành tế bào mới thì sẽ có hiện tượng ngứa nhưng hiện tương ngứa nhiều không phổ biến. Chỉ những mẹ có cơ địa hình thành sẹo lồi và không được kiêng cữ vết mổ đúng cách mới khổ sở.

Để tránh trường hợp ngứa vết mổ sau sinh, trong quá trình chăm sóc vết mổ và thay băng cần đảm bảo  dụng cụ thay băng cho vết mổ cần được vô trùng; tránh cho vết mổ bị nhiễm khuẩn. Khi có hiện tượng vết mổ sau sinh bị ngứa cần tránh không được gãi vết mổ, vì vết mổ càng gãi càng gây tổn thương vết mổ và hình thành sẹo lớn hơn.

2. Vết mổ sau sinh bị lồi

Sẹo lồi là tình trạng cơ thể sản sinh quá mức collagen để phục hồi vết thương, do đó sau khi lành mô sẹo sẽ chồng lên vùng bị tổn thương, nhìn thấy sẹo gồ lên, sờ vết sẹo cứng và có thể ngày càng lan rộng ra làm ảnh hưởng thẩm mỹ.

Vẫn liên quan tới vấn để cách chăm sóc cơ thể sau sinh, nếu làm không đúng quy trình sẽ xuất hiện vết sẹo lồi. Mẹ cần biết rằng, sẹo không thể tự hết khi không điều trị, thậm chí còn có khả năng lớn dần theo thời gian.

Vì vậy, ngay khi vết mổ bắt đầu ăn da non, mẹ có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như hành tây, nha đam, rau má đắp lên vùng vết mổ để không cho sẹo hình thành. Nếu không có thời gian, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại kem trị sẹo của các thương hiệu uy tín.

3. Vết mổ bị sưng đỏ

bị đau vết mổ sau sinh 2 năm
Đau vết mổ sau sinh có phải là dấu hiệu bất thường không?

Đỏ ửng là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cần giảm dần theo thời gian nhưng sưng ở chỗ vết rạch hay sưng chân cũng có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Ngay khi nhận thấy tình trạng xấu đi khi vết mổ đỏ hơn hoặc nóng rực, cần gặp ngay bác sĩ để thăm khám.

4. Vết mổ sau sinh bị chảy nước

Thông thường hiện tượng vết thương chảy nước vàng trong suốt (chảy huyết thanh hoặc dịch mô) xảy ra ngay sau thời gian khâu. Hiện tượng này sẽ hết sau khi vết thương khô (2- 3 ngày) và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu vết thương chảy nước vàng và có mùi hôi nghĩa là vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.

5. Vết mổ bị cứng

Về lý thuyết, sau khi mổ một thời gian, vết mổ sẽ thành sẹo lồi, có màu hồng. Nhưng nếu mẹ cảm thấy nổi lên một cục nhỏ, vết mổ cứng cứng (nổi hạch) và thấy vết mổ sau sinh bị đau nhói khi ấn vào thì đó là do chỉ bên trong chưa tự tiêu hết.

Hiện tượng này không có gì đáng ngại, sau một thời gian nữa nó sẽ tự tiêu hết, vết mổ đẻ không còn sưng cứng, chai cứng và cũng không còn cảm thấy đau nữa. Vết mổ đẻ bị lồi là chuyện khá phổ biến, nó cũng không có gì nguy hiểm song lại khá mất thẩm mỹ.

>> Bạn có thể xem thêm: 10 điều nhất định phải biết về vết mổ sau sinh

Cách chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách

ngứa vết mổ sau sinh

Khi mẹ đã nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết mổ sau sinh; thì cũng nên biết cách chăm sóc vết mổ tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là cách chăm sóc vết mổ sau sinh để ngăn ngừa sẹo mẹ bỉm nên biết:

  • Sau 1 tuần mổ: Mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh cho vết mổ; tuyệt đối không tự ý tháo băng hoặc làm ướt băng. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng hoặc biến chứng vết mổ.
  • Sau 2 tuần mổ trở đi: Mẹ cần phải vệ sinh vết thương hàng ngày bằng dung dịch povidine 10% để nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng. Do vết thương mới bắt đầu khô nên mẹ chỉ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh; tránh ngâm mình trong bồn tắm làm vết mổ bị ướt.
  • Chế độ dinh dưỡng: Mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin A, B, C, K , khoáng chất và uống nhiều nước. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh ăn thịt bò, rau muống, xôi, ăn rau lang, các thực phẩm gây dị ứng và khó tiêu.
  • Cuối cùng mẹ cũng đừng quên thoa các loại mỹ phẩm giúp mờ sẹo để chiếc bụng của mẹ xinh xắn trở lại nhé.

[inline_article id=298128]

Vết mổ sau sinh nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể dẫn đến các dấu hiệu bất thường. Khi gặp các biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu nên nhanh chóng đi đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Để tránh những bất thường do vết mổ sau sinh gây ra, mẹ bỉm nên chú ý cách chăm sóc vết mổ cho thật cẩn thận nhé.