Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng? Lời giải đáp cho mẹ sinh mổ

Để hiểu tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng tránh thai ngay; trước hết MarryBaby và bạn cần tìm hiểu về vòng tránh thai cũng như cách hoạt động của nó ra sao.

Vòng tránh thai và cách hoạt động

Vòng tránh thai (Intrauterine Device – IUD) là một dụng cụ tránh thai được đưa vào tử cung của phụ nữ. Sau khi đặt vòng tránh thai, phần trăm cơ hội mang thai là rất thấp. Một vòng tránh thai thường có thời hạn từ 3-10 năm, tùy thuộc vào nhãn hiệu.

Có 2 loại vòng tránh thai phổ biến. Nguyên tắc hoạt động của chúng như sau:

  • Vòng tránh thai bằng đồng: Tăng cường phản ứng viêm khiến niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bị viêm. Ngay cả khi tinh trùng thụ tinh với trứng, niêm mạc tử cung sẽ gây khó khăn cho phôi làm tổ và phát triển.
  • Vòng tránh thai nội tiết: Giải phóng một lượng nhỏ hormone progestin levonorgestrel theo thời gian. Hormone này làm đặc chất nhầy cổ tử cung khiến tinh trùng khó bơi đến ống dẫn trứng hơn. Nó cũng làm mỏng niêm mạc tử cung và ngăn chặn một phần khả năng giải phóng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh tìm hiểu về các loại vòng tránh thai, bạn cũng có thể tham khảo 9 cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch” nhé.

Vòng tránh thai là gì?

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng?

Tại sao mẹ đẻ mổ không nên đặt vòng tránh thai?

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ sau sinh mổ cần thời để tử cung hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, các sợi chỉ khâu vết mổ sau sinh cũng cần được tiêu biến thì mới an toàn để đặt vòng tránh thai.

Vậy sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được? Bạn phải chờ từ 3 tháng trở lên để tử cung hồi phục trở lại và chỉ khâu hòa tan vào tử cung. Tuy nhiên, nếu sau khi sinh mổ bạn bị rơi vào các trường hợp sau thì không nên đặt vòng gồm:

  • Đang bị viêm vùng chậu
  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Có bệnh lý ác tính đường sinh dục
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị

>> Bạn có thể xem thêm: Cho con bú vô kinh biện pháp tránh thai tạm thời sau khi sinh

[key-takeaways title=”Có nên đặt vòng sau sinh mổ lần 2 không?”]

Hiện chưa có chỉ định sinh mổ 2 lần sẽ không được đặt vòng. Tuy nhiên, mổ đẻ 2 lần có thể dẫn đến một số bất thường ở tử cung. Vì vậy, bạn cần được thăm khám kỹ để biết có thích hợp đặt vòng tránh thai sau sinh mổ lần 2 hay không

[/key-takeaways]

Lưu ý khi đặt vòng tránh thai sau sinh

Khi đặt vòng tránh thai, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nếu đã có kinh trở lại, thời điểm thích hợp để đặt vòng là ngay khi vừa sạch kinh.
  • Nên đặt vòng tránh thai tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Trong trường hợp mẹ chưa có kinh thì chỉ được đặt vòng sau khi thăm khám, kiểm tra và chắc chắn không có thai.
  • Sau khi đặt vòng, cần tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra vòng có bị tuột không hoặc có cần thay vòng khác không. Vì đến thời điểm dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, có thể sẽ cần phải đổi vòng có kích thước lớn hơn.

Một số lưu ý đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai sau sinh

Tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng và sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được?

Khi bạn đã biết tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng ngay; thì hãy tham khảo vấn đề mẹ bỉm đang cho con bú có uống thuốc tránh thai được không trong giai đoạn chưa thể đặt vòng tránh thai nhé.

Như vậy, bạn đã biết tại sao đẻ mổ không nên đặt vòng rồi phải không? Bởi vì, sau sinh mổ tử cung và vết khâu sau sinh chưa lành. Nếu đặt vòng tránh thai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên chờ từ 3 tháng trở lên để tử cung và vết mổ lành hẳn rồi mới đặt vòng tránh thai nhé.

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Có bao nhiêu loại vòng tránh thai, khi nào có thể đặt vòng tránh thai sau sinh?

Giai đoạn sau sinh là thời điểm quan trọng để xem xét nhu cầu tránh thai của người mẹ. Đặt vòng tránh thai sau sinh là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất do tính thuận tiện của nó. Khi nào có thể dùng cách tránh thai này là điều mà bất cứ mẹ nào cũng quan tâm. Bài viết đi sâu trả lời về thời điểm có thể đặt vòng tránh cho mẹ sau khi sinh, các lưu ý khi đặt vòng. Mời mẹ cùng theo dõi.

1. Thông tin chung về đặt vòng tránh thai sau sinh

a. Vòng tránh thai là gì? 

Vòng tránh thai là một thiết bị tránh thai nhỏ, có hình dạng chữ T, chữ S hoặc vòng cung. Nó được đặt vào tử cung của một người phụ nữ để ngăn chặn việc có thai. Tính thuận tiện của phương pháp này nằm ở chỗ: Khi gỡ bỏ vòng tránh thai (ngay khi đã sử dụng lâu dài), khả năng sinh sản của người mẹ trở lại bình thường nhanh chóng.

b. Các loại vòng đặt tránh thai sau sinh và ưu, nhược điểm từng loại

Có 2 loại vòng tránh thai đang được sử dụng phổ biến hiện nay: Vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai chứa đồng. 

Vòng tránh thai nội tiết

đặt vòng tránh thai sau sinh
Đặt vòng tránh thai nội tiết có hiệu quả tránh thai lên đến 99%.

Loại vòng có hình chữ T này chứa hormone nội tiết, thường là Mirena và Liletta.

Cơ chế hoạt động: Khi đặt vòng tránh thai sau sinh này vào tử cung, lượng hormone nội tiết sẽ được tiết ra nhằm ngăn cản sự rụng trứng. Đồng thời, nó làm chất nhầy ở tử cung dày, tạo nên rào cản ngăn sự xâm nhập của tinh trùng, ngăn cản quá trình thụ thai.

Ưu điểm:

  • Có hiệu quả tránh thai cao đến 98–99% với thời gian tác dụng 3–5 năm. 
  • Chỉ tác động tại niêm mạc tử cung nên không gây ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn, ít đau bụng hơn so với vòng tránh thai chứa đồng.
  • Không làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh sản.
  • Có thể lấy vòng ra bất cứ lúc nào khi có nhu cầu mang thai, sinh nở.
  • Bên cạnh tác dụng ngừa thai, vòng tránh thai nội tiết còn có thể ngăn ngừa những trường hợp rong kinh cơ năng liên quan đến nội tiết, u xơ tử cung, hay lạc nội mạc tử cung.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Thời gian sử dụng ngắn hơn so với việc đặt vòng tránh thai sau sinh chứa đồng.
  • Không có tác dụng nhanh chóng do lượng hormone cần thời gian để giải phóng. Do vậy vẫn cần sử dụng thêm các biện pháp tránh thai khác: bao cao su, thuốc tránh thai
  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn, căng tức ngực, đau đầu, buồn nôn, tính khí thất thường…
  • Vòng tránh thai nội tiết tố có thể làm giảm chảy máu kinh nguyệt hoặc ngừng kinh nguyệt hoàn toàn.

Vòng tránh thai chứa đồng

đặt vòng tránh thai sau sinh
Cách đặt vòng tránh thai sau sinh chứa đồng có nhiều ưu điểm và chi phí hợp lý cho nhiều chị em phụ nữ.

Là loại vòng tránh thai có tác dụng ngăn ngừa quá trình thụ tinh của tinh trùng với trứng. Đây cũng là loại được sử dụng nhiều trong các loại vòng đặt tránh thai sau sinh hiện nay. Vòng có hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng.

Cơ chế hoạt động: Chất đồng sẽ tác động lên các enzym trong quá trình xâm nhập của tinh trùng vào lớp niêm mạc tử cung. Các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày sẽ ngăn tinh trùng gặp trứng để làm tổ.

Ưu điểm:

  • Với vòng Tcu 380, hiệu quả tránh thai là 8 – 10 năm, còn với loại vòng Multiload hiệu quả là 5 – 6 năm.
  • Tác dụng tránh thai khá hiệu quả
  • Đặt vòng tránh thai sau sinh chứa đồng giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt nhiều
  • Giúp giảm tình trạng đau bụng kinh 
  • Có thể hạn chế được nguy cơ bị viêm vòi trứng

Nhược điểm:

  • Khi mới đặt vòng tránh thai sau sinh, mẹ có thể cảm thấy đau bụng, vướng víu, ra máu. Ngoài ra, nó có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu ra nhiều hơn, đau bụng nhiều hơn trong chu kỳ.
  • Một vài triệu chứng khác: Ra khí hư bất thường, đau đầu, nổi mụn trứng cá, đau lưng, chuột rút, …

>> Mẹ có thể xem thêm: 9 cách tránh thai sau sinh an toàn cho mẹ tránh “vỡ kế hoạch”

2. Khi nào nên đặt vòng tránh thai sau sinh thường? 

Chọn thời điểm tốt đặt vòng tránh thai sau sinh là điều cần thiết mà nhiều bà mẹ quan tâm. Theo Chi cục Dân số – Kế hoạch gia đình TP.HCM, thời điểm đặt vòng tránh thai được khuyến cáo như sau:

Thông thường, thời điểm mẹ có thể áp dụng phương pháp này là 3 tháng sau sinh. Cụ thể:

  • Sau thời gian này nếu mẹ có kinh nguyệt trở lại, thì đặt vòng 3-7 ngày sau khi sạch kinh.
  • Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt. Trước khi đặt vòng, cần kiểm tra xem mẹ có mang thai không.
  • Nếu không có thai, mẹ sẽ được tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết.
  • Sau 3-7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng. Như vậy mới có tác dụng loại trừ khả năng mang thai hiệu quả.

Nếu cơ thể mẹ có sản dịch ra nhiều, tử cung chảy máu, thời điểm đặt vòng tránh thai sau sinh là 6 tháng.

Việc chọn vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh con phải thật cẩn thận. Vì lúc này, khoang tử cung mẹ khá nhỏ, thành tử cung mỏng, nên cần xác định kích cỡ vòng cho phù hợp. Đến khi dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, sẽ cần phải đổi một vòng khác có kích thước lớn hơn.

3. Thời điểm thích hợp để đặt vòng tránh thai sau sinh mổ

Mẹ sinh mổ cần có thời gian để tử cung hồi phục trước khi đặt vòng tránh thai nhằm bảo đảm an toàn và tăng tỷ lệ hiệu quả của phương pháp.

Sản phụ sau sinh mổ còn rất yếu, tử cung cũng chưa được phục hồi. Vì thế, mẹ cần phải lựa chọn thời điểm đặt vòng hợp lý. Mẹ sinh mổ cần phải chờ 6 tháng mới đặt vòng tránh thai nhé.

Một số lưu ý khi mẹ quyết định đặt vòng tránh thai sau sinh mổ:

  • Cần thăm khám để bác sĩ để được tư vấn lựa chọn loại vòng phù hợp. Trên thị trường có rất nhiều loại vòng với nhiều kích thước khác nhau. Việc chọn những loại vòng có kích thước phù hợp sẽ không gây hại đến tử cung mỏng và yếu của mẹ.
  • Lựa chọn bệnh viện uy tín để việc đặt vòng bảo đảm an toàn và hiệu quả. 
  • Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài.

>> Mẹ có thể tham khảo: Xuất tinh ngoài có bầu không? 3 biện pháp tránh thai an toàn tuyệt đối

4. Mẹ muốn đặt vòng sau sinh cần chú ý gì?

Việc đặt vòng tránh thai sau sinh không phải sẽ phù hợp với tất cả phụ nữ. Do đó, mẹ cần tham khảo ý kiến chuyên khoa để đảm bảo quá trình đặt vòng được tiến hành thuận lợi. Nên sử dụng các loại vòng đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, đảm bảo môi trường vệ sinh, đúng kỹ thuật và không gây tổn thương tử cung.

Một số trường hợp mẹ không nên đặt vòng tránh thai:

  • Đang mắc các bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục (STDs).
  • Viêm vùng chậu, bệnh về tử cung, ung thư tử cung, viêm cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân, đang có thai hoặc nghi có thai,…

Đặt vòng tránh thai sau sinh là phương pháp ngừa thai an toàn, hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những tác dụng phụ nhất định. Mẹ cần tìm hiểu kĩ về phương pháp ngừa thai này để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân nhé.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Trước khi đặt vòng có được quan hệ không? Điều bạn cần biết!

Đặt vòng là phương pháp ngừa thai được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cao, trước khi đặt vòng tránh thai bạn cần tuân thủ một số lưu ý. Và vấn đề trước khi đặt vòng có được quan hệ không? Đây là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm và thắc mắc.

Vòng tránh thai là gì?

Trước khi tìm hiểu trước khi đặt vòng có được quan hệ không; chúng ta cần biết vòng tránh thai là gì. Vòng tránh thai (IUD) có dạng hình chữ T, dài khoảng 3,2cm và được bác sĩ đặt vào tử cung của bạn. Hiện nay có 2 loại phổ biến là vòng tránh thai quấn dây đồng và vòng tránh thai nội tiết.

  • Vòng tránh thai quấn dây đồng (copper IUD): Quanh thân của dụng cụ nhựa hình chữ T được quấn dây đồng mảnh. Một sợi nylon được thòng vào dụng cụ này. Vòng này có tác dụng tránh thai từ 5-10 năm.
  • Vòng tránh thai nội tiết (hormonal IUD): Dụng cụ nhựa hình chữ T này sẽ giải phóng một lượng nhỏ hormone progestin vào cơ thể bạn trong 3-7 năm, tương đương khoảng thời gian tránh thai.
Vòng tránh thai quấn dây đồng (bên phải) và vòng tránh thai nội tiết
 Trước khi đặt vòng có được quan hệ không?

Cách thức hoạt động của vòng tránh thai

Bên cạnh vấn đề trước khi đặt vòng có được quan hệ không; chúng ta cũng cần biết nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai.

Vòng tránh thai đồng có hiệu quả lên tới 99,5%. Nhiệm vụ của nó là:

  • Làm chậm tốc độ của trứng để ngăn cản cơ hội tinh trùng gặp trứng.
  • Độc hại với trứng và tinh trùng, do đó ngăn tinh trùng thụ tinh với trứng.
  • Thay đổi độ dày và cấu trúc niêm mạc tử cung khiến trứng đã thụ tinh khó làm tổ.

Vòng tránh thai nội tiết có hiệu quả lên tới 99%, giải phóng các hormone giúp ngăn cản cơ hội mang thai bằng cách:

  • Khiến chất nhầy trong cổ tử cung dày lên, chặn đường khiến tinh trùng không thể gặp trứng.
  • Chặn không cho trứng rời khỏi buồng trứng, nghĩa là sẽ không có trứng rụng để thụ tinh.
Vòng tránh thai được đưa vào tử cung
Vòng tránh thai được đưa vào tử cung. 

Cách đặt vòng tránh thai

Thủ thuật đặt vòng tránh thai kéo dài từ 5-15 phút và phải được tiến hành tại cơ sở y tế uy tín. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc giảm đau trước khi tiến hành.
Một dụng cụ mỏ vịt sẽ được đẩy vào âm đạo để mở rộng ra. Vòng tránh thai sẽ được đưa vào tử cung thông qua một ống piston rất nhỏ. Sau đó bác sĩ rút ống và cắt ngắn sợi dây, chỉ chừa lại 3-5cm dây thòng từ cổ tử cung xuống âm đạo.

Bạn có thể cảm thấy đau, váng vất khi đứng dậy. Do đó hãy nằm trên giường một chút rồi đứng dậy từ từ.

Các triệu chứng của cơ thể sau khi đặt vòng tránh thai

Ngoài vấn đề trước khi đặt vòng có được quan hệ không; thì các triệu chứng sau khi đặt vòng cũng được nhiều chị em quan tâm. Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể cảm thấy đau và rỉ máu âm đạo trong 2-3 ngày.

Tình trạng đau nhẹ âm ỉ và rỉ máu có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Bạn có thể uống ibuprofen hay paracetamol hoặc chườm chai nước nóng lên bụng để giam đau.

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Sau khi đặt vòng, bạn có thể cảm thấy đau và rỉ máu âm đạo một thời gian. Ảnh minh họa: freepik

Nếu đặt vòng tránh thai quấn dây đồng, kỳ kinh nguyệt có thể nặng nề hơn bình thường. Do đó các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dùng vòng tránh thai nội tiết, vòng này giúp kỳ kinh nhẹ đi rất nhiều và còn có tác dụng giảm đau bụng kinh.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 cách tránh thai an toàn và siêu đơn giản cho phụ nữ.

Trước khi đặt vòng có được quan hệ không?

Thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng là sau khi hết kinh 2-3 ngày và chưa quan hệ tình dục. Lúc này cổ tử cung còn hơi mở nên việc đặt vòng sẽ ít đau, ít tổn thương và dễ thực hiện hơn. Quan trọng là lúc này các bác sĩ chắc chắn bạn không có thai mà không cần làm xét nghiệm.

Trước khi đặt vòng có được quan hệ không? Nếu trong 2-3 ngày này, bạn có quan hệ tình dục nhưng đã sử dụng các biện pháp phòng tránh thai; thì bác sĩ có thể cân nhắc đặt vòng. Dĩ nhiên để cẩn thận, bác sĩ vẫn có thể thử nước tiểu để xác định việc không mang thai.

Nếu bạn có quan hệ mà không sử dụng phương pháp ngừa thai nào; thì tinh trùng có thể còn sống khỏe trong cơ thể. Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị chờ đợi đến chu kỳ sau mới đặt vòng.

Thế nên trước khi đặt vòng có được quan hệ không thì câu trả lời là có. Nhưng cần dùng biện pháp bảo vệ như bao cao su nhé bạn.

bao cao su tránh thai
 Trước khi đặt vòng có được quan hệ không? Trước khi đặt vòng, bạn nên dùng bao cao su khi quan hệ

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Khi đã biết trước khi đặt vòng có được quan hệ không; bạn cũng nên biết thêm đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được. Để trả lời cho câu hỏi đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được, bạn phải chờ ít nhất 24 tiếng. Trong thời gian này, không được nhét tampon hoặc thụt rửa âm đạo.

  • Đối với vòng tránh thai đồng, sau trọn 1 ngày đặt vòng bạn có thể quan hệ.
  • Đối với vòng tránh thai nội tiết: Nếu vòng được đặt vào tử cung trong vòng 7 ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh, thì bạn có thể quan hệ sau 24 giờ. Nhưng nếu vòng được đưa vào cơ thể ngoài thời gian 7 ngày này, thì bạn phải chờ 7 ngày sau khi đặt vòng mới có thể quan hệ.

Hãy dùng bao cao su nếu bạn muốn quan hệ trước ngày vòng tránh thai kích hoạt.

Làm gì khi vòng tránh thai bị lệch?

Ngoài tìm hiểu trước khi đặt vòng có được quan hệ không; bạn cũng cần biết cách xử trí khi phát hiện vòng tránh thai bị lệch. Mỗi tháng hãy luôn kiểm tra xem sợi dây có còn nằm bên ngoài cổ tử cung hay không. Để tìm sợi dây, bạn rửa sạch tay và thò một ngón vào âm đạo. Phần cứng tận cùng bên trong chính là cổ tử cung. Sợi dây nên thò ra 2-5cm trong âm đạo.

Nếu sợi dây ngắn hoặc dài hơn ban đầu, vòng tránh thai có thể đã bị lệch. Hãy đi khám để chỉnh lại, đồng thời dùng bao cao su hoặc một phương pháp tránh thai khác để phòng ngừa.

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
 Trước khi đặt vòng có được quan hệ không và làm gì khi vòng tránh thai bị lệch?

Khi nào nên đi khám?

Hãy đi khám nếu bạn:

  • Không còn cảm thấy sợi dây, sợi dây dài ngắn bất thường
  • Nghi ngờ có thai
  • Máu âm đạo chảy nhiều hơn bình thường
  • Cảm lạnh hoặc sốt hơn 38ºC
  • Chóng mặt, váng đầu
  • Đau nhiều ở bụng hoặc xương chậu
  • Dịch tiết âm đạo có mùi hôi
  • Đau đầu nặng hoặc đau nửa đầu
  • Đau khi giao hợp.

Trường hợp nào không nên đặt vòng?

Khi đã có câu trả lời về vấn đề trước khi đặt vòng có được quan hệ không; chúng ta cũng cần biết đến một số trường hợp không nên đặt vòng.

  • Bạn không nên đặt vòng nếu có tiền sử viêm xương chậu hoặc mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh ung thư cổ tử cung chưa qua điều trị.
  • Nếu bạn bị u xơ tử cung dẫn tới tử cung dị dạng thì nên thông báo điều này với bác sĩ trước khi đặt vòng.
  • Bạn không nên đặt vòng tránh thai đồng nếu mắc bệnh Wilson (rối loạn chuyển hóa đồng) hoặc dị ứng với đồng, cũng như bị thiếu máu, chảy máu âm đạo bất thường, máu khó đông.
  • Phụ nữ bị ung thư vú thì không nên đặt vòng tránh thai nội tiết.

[inline_article id=259199]

Hy vọng bài viết về trước khi đặt vòng có được quan hệ không sẽ giúp ích cho các chị em. Nếu còn thắc mắc về vấn đề hãy để lại bình luận. Các bác sĩ tham vấn của MarryBaby sẽ giải đáp ngay.