Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai và những điều cần biết

Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các chị em các vấn đề liên quan đến xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Các chị em chuẩn bị có kế hoạch sinh con hãy tham khảo ngay bài viết này để hiểu rõ hơn về các xét nghiệm này nhé.

Vì sao phải xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai?

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC); xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai là một biện pháp giúp chẩn đoán hội chứng rối loạn đông máu (tình trạng máu khó đông) và tình trạng tăng đông máu.

1. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Khi bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ; thai phụ thường bị thiếu hụt các yếu tố đông máu VIII, IX, XI; từ đó dẫn đến tình trạng máu khó đông. Tình trạng này khiến việc cầm máu trong quá trình sinh nở trở nên khó khăn hơn; thậm chí đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. Ngoài ra, rối loạn đông máu còn có thể gây lại nhiều biến chứng như:

  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung
  • Chảy máu âm thầm
  • Tắc mạch ối
  • Nhau bong non
  • Suy nhau thai
  • Hội chứng tiền sản giật
  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Tăng nguy cơ sảy thai và nhiễm khuẩn ở mẹ
  • Xuất huyết bất thường trong thai kỳ
  • Băng huyết sau sinh

Chính vì thế, trước khi mang thai chị em phụ nữ cần thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Nếu mắc hội chứng máu khó đông, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp cũng như những phương pháp điều trị kịp thời cho chị em.

>> Bạn có thể xem thêm: Trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch phải chăng không có thai?

2. Tăng đông máu

rối loạn đông máu

Tăng đông máu hay còn gọi là hội chứng tăng đông Thrombophilia là nguyên nhân chủ yếu mà các bác sĩ chỉ định phụ nữ làm xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Hội chứng này bao gồm tăng đông do bẩm sinh (di truyền); hoặc do mắc phải hội chứng kháng Phospholipid.

Khi mang thai, sự thay đổi sinh lý sẽ làm tăng khả năng đông máu; giảm hoạt động chống đông máu; và giảm tiêu sợi huyết. Sự thay đổi này là tự nhiên và an toàn cho cả mẹ và thai nhi; giúp duy trì chức năng nhau thai; và giảm thiểu tối đa các biến chứng chảy máu trong giai đoạn thai kỳ; chuyển dạ và sau sinh.

Tuy nhiên, nếu người mẹ mắc hội chứng tăng đông máu sẽ làm gia tăng huyết khối; dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Sảy thai
  • Sinh non
  • Thai chết lưu
  • Tiền sản giật
  • Thai chậm phát triển trong tử cung
  • Suy giảm chức năng bánh nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Gói tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, hội chứng tăng đông máu có thể tạo ra các cục máu đông nhỏ trong nhau thai; làm mất lưu lượng máu đầy đủ của thai nhi. Điều này gây ra nhiều nguy hiểm cho em bé trong bụng mẹ. Hơn nữa, việc xét nghiệm gen đông máu ở các cặp vợ chồng sắp chuẩn bị sinh con có thể giúp xác định tỉ lệ nguy cơ các đột biến trong gen đông máu (nếu có) có thể di truyền sang cho con.

Những ai cần xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai?

Có rất nhiều đối tượng cần thực hiện xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên, những trường hợp sau nên cân nhắc thực hiện xét nghiệm này:

  • Phụ nữ có tiền sử sảy thai liên tiếp từ 3 lần trở lên mà chưa rõ nguyên nhân.
  • Phụ nữ từng bị tiền sản giật.
  • Phụ nữ từng gặp vấn đề thai chết lưu.
  • Phụ nữ từng mang thai nhưng bào thai kém phát triển.
  • Từng sinh non trước tuần thứ 34 do hội chứng tiền sản giật hoặc bất thường về nhau thai.
  • Phụ nữ từng bị huyết khối tĩnh mạch trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ không sử dụng thuốc chống đông máu nhưng có dấu hiệu xuất huyết bất thường như: Chảy máu chân răng; chảy máu tiêu hóa/niệu dục; chảy máu khớp…. hay đã từng có huyết khối trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể (huyết khối tĩnh mạch sâu).
  • Phụ nữ đã có một cục máu đông di chuyển đến phổi mà không rõ lý do (thuyên tắc phổi).
  • Phụ nữ bị bệnh huyết khối tắc mạch khi còn trẻ không kèm theo chấn thương.
  • Phụ nữ có tiền sử gia đình bị hội chứng tăng đông máu hoặc có huyết khối liên quan đến cơ địa bất thường.

Nếu nằm trong bất kỳ trường hợp nào đã đề cập ở trên; bạn cần báo ngay cho bác sĩ để thực hiện xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Điều này sẽ đảm bảo quá trình mang thai và sinh con được khỏe mạnh và an toàn.

Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai giúp phát hiện những gì?

đông máu

Việc xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai giúp phát hiện ra các đột biến trong các gen di truyền. Thông thường, khi sử dụng công nghệ Realtime PCR, các bác sĩ có thể phát hiện 6 đột biến (đồng hợp tử hoặc dị hợp tử) xảy ra trên 4 gen, bao gồm:

  • Gen yếu tố V:
  • Gen yếu tố V Leiden: Phát hiện biến thể G1691A/R506Q trên exon 10 (Arg 506 Gln).
  • Gen yếu tố V R2: Phát hiện biến thể A4070G (FV R2).
  • Gen yếu tố II: Phát hiện biến thể G20210A trong vùng không mã hóa.
  • Gen MTHFR: Phát hiện biến thể C677T (Ala 222 Val) và biến thể A1298C (Glu 429 Ala).
  • Gen mã hóa PAI-1 (Plasminogen activator inhibitor – 1): 4G/5G.

Ngoài ra, khi dùng công nghệ giải trình tự gen trên hệ thống tự động; 7 đột biến nữa có thể được phát hiện trên 7 gen khác:

  • Gen yếu tố VII: G10967A (Arg353Gln)
  • Gen yếu tố XIIIA1: G103T (Val34Leu)
  • Gen ITGA2: C807T (Phe224Phe)
  • ITGB3: T1565C (Leu33Pro)
  • FGB (BF): -455G>A
  • MTRR: A66G (Ile22Met)
  • TFPI: C536T (Pro179Gln).

>> Bạn có thể xem thêm: Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai bao lâu thì an toàn?

Các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai phổ biến

Hiện nay, các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai được thực hiện bằng máy móc dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên môn. Trong đó, có 2 hình thức xét nghiệm đông máu chính:

1. Xét nghiệm đông máu tổng quát

Đây là các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai cơ bản được hầu hết các bệnh viện áp dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm thời gian máu chảy
  • Nghiệm pháp dây thắt
  • Nghiệm pháp co cục máu

Tuy nhiên, hiện nay các xét nghiệm này không còn được phổ biến.

2. Xét nghiệm đông máu chuyên sâu

Các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai chuyên sâu thường được chỉ định bao gồm:

  • Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT)
  • Xét nghiệm thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT)
  • Xét nghiệm thời gian thromboplastin (TT)
  • Xét nghiệm định lượng fibrinogen

[inline_article id=259199]

Hy vọng những thông tin về xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai sẽ giúp ích cho các cặp vợ chồng đang có kế hoạch sinh con. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề rối loạn đông máu hay máu khó đông hãy để lại bình luận ngay bài viết này. Đội ngũ y bác sĩ của MarryBaby sẽ giải đáp ngay nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai có an toàn không?

Với các thai phụ bị chứng rối loạn đông máu thường được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này có an toàn cho mẹ và thai nhi không? Và khi dùng phương pháp này, mẹ bầu cần lưu ý gì? Bài viết này sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu tất cả về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai. Cùng tham khảo nhé!

Chứng máu đông khi mang thai là gì?

Theo Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH), phụ nữ mang thai thường xuất hiện tình trạng máu đông. Trong thời kỳ mang thai, máu có nhiều khả năng bị đông lại như một biện pháp bảo vệ chống lại việc mất quá nhiều máu trong quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, cục máu đông có thể xuất hiện trong các tĩnh mạch sâu của chân hoặc ở vùng xương chậu. Tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Bên cạnh đó Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Anh (NHS) cho biết; DVT có thể hạn chế lưu lượng máu qua tĩnh mạch gây sưng và đau.

Nhưng nó có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch máu. Nếu khối thuyên tắc nằm trong phổi gây thuyên tắc phổi (PE). PE có thể gây khó thở, đau ngực và ho ra máu. Thậm chí, PE lớn có thể gây xẹp phổi và có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nếu DVT đã được chẩn đoán và điều trị; thì nguy cơ phát triển thuyên tắc phổi là rất nhỏ.

>> Mẹ bầu có thể tham khảo: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết.

Tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai

1. Vì sao nên tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

rối loạn đông máu
Phụ nữ mang thai được chỉ định tiêm thuốc heparin chống đông máu khi mang thai.

Một số loại thuốc chống đông máu dùng ở dạng viên nén thường không được chỉ định cho thai phụ dùng. Vì thuốc này tác dụng với axit ở dạ dày và đi qua nhau thai gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng mẹ bầu.

Vì thế đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ đã sinh con; bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chốngđông máu khi mang thai. Đó là 2 loại gồm Heparin bình thường và Heparin trọng lượng phân tử thấp. Do thuốc này được tiêm vào lớp mô mỡ bên dưới da. Vì thế, nó không đi qua nhau thai nên rất an toàn cho thai nhi.

2. Đối tượng nào cần được tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai?

Thai phụ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng máu đông trong 3 tháng đầu của thai kỳ; hoặc trong 6 tuần đầu sau khi sinh.

Ngoài ra Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA) cho biết, một số đối tượng sau có thể bị chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Mẹ bầu hoặc người thân đã từng bị chứng DVT.
  • Người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi.
  • Phụ nữ béo phì.
  • Phụ nữ đi du lịch đường dài khi đang mang thai
  • Người ít vận động trong thời gian dài.
  • Sản phụ sinh mổ.
xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai
Tiêm thuốc Heparin chống đông máu khi mang thai

3. Dấu hiệu nhận biết thai phụ bị chứng đông máu

APA cũng cho biết thêm các dấu hiệu nhận biết chứng đông máu khi mang thai gồm:

  • Sưng hoặc đau ở một bên chân.
  • Đau nặng hơn khi đi bộ.
  • Các tĩnh mạch trông lớn hơn bình thường.

Xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai

Bên cạnh việc tìm hiểu về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai; thai phụ thông thường không cần phải thực hiện các xét nghiệm gen đông máu trước khi mang thai. Tuy nhiên nếu chị em thuộc trong các nhóm sau; thì nên cân nhắc việc xét nghiệm đông máu trước khi mang thai.

  • Phụ nữ đã từng bị huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Phụ nữ từng bị thuyên tắc phổi.
  • Phụ nữ đã từng bị sẩy thai từ ba lần trở lên. Bởi vì, chị em có thể bị mắc hội chứng kháng phospholipid. Hội chứng này làm tăng nguy cơ sẩy thai; thai nhi phát triển kém; và tiền sản giật.

[inline_article id=266323]

Chứng rối loạn đông máu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Hy vọng với các thông tin về tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu thai phụ cần tiêm thuốc chống đông máu khi mang thai, mẹ nên hỏi ý kiến từ bác sĩ trước nhé.