Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

Cách xông vùng kín sau sinh để “cô bé” se khít và thơm tho!

Một trong những cách làm đẹp vùng kín sau sinh được truyền tai nhiều đó là xông hơ. Liệu phương pháp xông hơ cửa mình sau sinh lợi hại đến đâu? Mời mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Xông hơi vùng kín sau sinh là gì?

Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp dùng hơi nước bốc lên từ nước nóng. Các chị em có thể thực hiện phương pháp này bằng cách đun sôi nước với các loại thảo mộc như: lá trầu không; gừng; ngải cứu; sả; muối…

Lợi ích của cách xông vùng kín sau sinh

Cách xông vùng kín sau sinh có thể giúp bạn nhận được một số lợi ích dưới đây:

1. Giúp diệt khuẩn ở âm đạo

Sau quá trình sinh nở, tử cung mẹ bắt đầu đào thải sản dịch ra khỏi cơ thể. Do đó, âm đạo và tử cung trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển; từ đó gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Vi khuẩn thậm chí có thể xâm nhập sâu vào cơ thể; gây hại cho buồng trứng và tử cung. Trong khi đó, lợi ích của xông hơi vùng kín sau sinh sẽ giúp bạn diệt vi khuẩn; làm sạch âm đạo; ngừa viêm nhiễm; thúc đẩy nhanh lành vết thương; se khít âm đạo và khử mùi.

2. Làm giảm stress và giảm mệt mỏi

Phụ nữ dù sau sinh đẻ hay sinh thường rất dễ bị đuối sức. Bạn xông vùng kín sau sinh sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ; kích thích thần kinh; tăng cường năng lượng và thúc đẩy sự phục hồi sau khi sinh con.

Ngoài ra, phương pháp này còn giúp bạn giảm ù tai; nghẹt mũi; nhức đầu. Và xông vùng kín còn hỗ trợ chữa các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt như đầy hơi; chuột rút; kiệt sức và xuất huyết.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách xông hơ mặt sau sinh giúp da trắng hồng

Cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

cách xông vùng kín sau sinh bằng lá trầu không

Thông thường, các mẹ sẽ thực hiện cách xông hơi vùng kín với lá trầu. Sản phụ xông lá trầu có tác dụng gì? Lá trầu có các thành phần kháng khuẩn tự nhiên nên được các chuyên gia khuyên dùng để vệ sinh vùng kín; nhằm điều trị nấm và ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn từ bên ngoài.

Không chỉ vậy, lá trầu còn có chứa nhiều kẽm, canxi và axit amin. Các chất này có tác dụng làm hồng hiệu quả; giúp hồi phục các tổn thương và diệt các vi khuẩn gây mùi.

[inline_article id=189040]

Dưới đây là cách xông hơi vùng kín sau sinh bằng lá trầu không giúp “cô bé” nhanh hồi phục sức khỏe; để chồng cứ muốn bên bạn không rời.

1. Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Muối trắng
  • Một nắm lá trầu không
  • Nồi nước, chậu, chăn bông mềm và ghế xông hơi vùng kín

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì được dùng sữa rửa mặt? 7 lưu ý cho bà đẻ

2. Các bước thực hiện

  • Bạn rửa sạch lá trầu, vò nát và cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi có chứa khoảng 2 lít nước.
  • Đặt nồi lên bếp, đun với lửa riu riu trong 30 phút thì cho thêm 1 chút muối trắng vào.
  • Trước khi xông lá trầu vùng kín sau sinh, bạn nên vệ sinh “cô bé” nhẹ nhàng với nước sạch có vắt 1 chút chanh tươi. Điều này giúp nước xông lá trầu dễ dàng xâm nhập vào vùng tiếp xúc hơn.
  • Đổ nước trầu không sau khi đun ra chậu và đặt ghế xông hơi vùng kín lên trên. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ nước trước khi xông. Vì hơi nước quá nóng có thể làm bỏng vùng “tam giác vàng”.
  • Khi xông hơi, bạn ngồi lên ghế, không mặc quần. Sau đó, dùng chăn bông để quấn quanh từ thắt lưng xuống cho hơi nước không thoát ra ngoài.
  • Khi hơi nước giảm thì bạn đổ thêm nước xông. Khi nước xông nguội, bạn lấy nước để vệ sinh ngoài vùng kín và lau khô “cô bé” bằng khăn sạch.
  • Trong quá trình thực hiện cách xông lá trầu se khít vùng kín, bạn có thể massage bên ngoài. Điều này giúp kích thích máu lưu thông hoặc thực hiện các bài tập hít thở sâu cũng rất tốt.

Lưu ý cách xông vùng kín sau sinh

lưu ý khi xông hơi vùng kín sau sinh

Để cách xông hơi vùng kín sau sinh mang lại tác dụng, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Không xông lá trầu vùng kín sau sinh khi đang có kinh
  • Tuyệt đối không xông hơ vùng kín sau sinh khi vừa ăn no
  • Không xông quá 15 phút để tránh nhiễm lạnh
  • Uống nước sau khi xông hơi để tránh mất nước
  • Làm sạch các thiết bị xông hơi để tránh nhiễm trùng
  • Tránh tiếp xúc quá gần hơi nước hoặc sử dụng nước quá nóng
  • Không tắm ngay sau khi xông hơi mà nên đợi 1-2 tiếng rồi mới tắm bằng nước ấm
  • Cần tránh đặt nồi nước xông hơi ở phòng gió lùa sẽ làm nước xông bay hơi nhanh chóng.
  • Nên thực hiện khoảng 2 lần/tuần liên tục đến khi hết kiêng cữ để vùng kín nhanh lành và thơm tho.
  • Mẹ sinh thường chỉ nên thực hiện cách xông vùng kín sau sinh khoảng 3 ngày. Với những mẹ sinh mổ, cần đợi cho vết thương khô và lành thì mới có thể xông hơi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh bao lâu thì làm tóc được và 9 điều mẹ cần chú ý!

Khi thấy vùng kín đã cải thiện, bạn nên cân nhắc tần suất xông hơi bằng lá trầu không. Bởi nếu thực hiện quá nhiều sẽ khiến vùng kín bị khô do mất cân bằng độ pH gây viêm nhiễm.

Trước khi thực hiện cách xông vùng kín sau sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe âm đạo. Đồng thời, mẹ nên kiểm tra cơ địa có bị dị ứng với lá trầu không. Sau đó, mẹ hãy tìm hiểu cách xông vùng kín sau sinh bằng gì để phù hợp với bản thân hơn nhé!

[inline_article id=160528]

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vùng kín có mùi sau sinh: Cách trị tuyệt chiêu dành cho mẹ bỉm!

Nguyên nhân vùng kín có mùi sau sinh do đâu? Sau sinh vùng kín có mùi hôi có nguy hiểm không? Bài viết này MarryBaby sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này và các cách khắc phục. Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời cụ thể nhé.

Tại sao vùng kín có mùi hôi sau sinh?

Sau khi sinh, vùng kín có mùi hôi sau sinh do sự xuất hiện của sản dịch. Đây là hỗn hợp gồm máu, chất nhầy và mô tử cung. Chất này có mùi hôi, mốc giống như dịch kinh nguyệt và có thể kéo dài vài tuần. Tình trạng sản dịch có màu sắc và thời gian kéo dài khác nhau ở mỗi người.

Ngoài ra, khi sản dịch kết hợp với nước tiểu và không được làm vệ sinh sạch sẽ; thì dẫn đến sau sinh vùng kín có mùi hôi. Điều này có thể xuất phát từ thói quen dùng vòi xịt rửa vùng kín những không dùng giấy khô lâu khô lại.

>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ cách se khít vùng kín sau sinh tại nhà cực hiệu quả

Vùng kín có mùi hôi sau sinh có nguy hiểm không?

Thông thường, vùng kín có mùi hôi sau sinh do sản dịch là tình trạng rất bình thường. Điều này sẽ không gây bất kỳ các biến chứng sau sinh. Khi tử cung và mô âm đạo co lại bình thường thì tình trạng này sẽ không còn.

Tuy nhiên, khi môi trường âm đạo ẩm ướt kèm theo vấn đề không được làm vệ sinh sạch sẽ có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập. Vùng kín có mùi hôi sau sinh có thể là dấu hiệu viêm âm đạo ban đầu. Bên cạnh đó, dấu hiệu sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng có thể là dấu hiệu bệnh phụ khoa nguy hiểm khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh 2 tháng vẫn ra máu, không phải lúc nào cũng nguy hiểm

Sau sinh bao lâu thì vùng kín hết mùi hôi?

Nếu vùng kín của bạn chỉ có mùi do đang tiết sản dịch sau sinh; thì sau sinh bao lâu thì vùng kín hết mùi hôi? Thông thường, khi sản dịch hết thì vùng kín của chị em sẽ hết mùi hơn khoảng tầm 3-4 tuần sau sinh. Tuy nhiên, thời gian tiết sản dịch ở mỗi người sẽ khác nhau do nhiều yếu tố nên thời gian vùng kín hết mùi hôi sẽ khác nhau.

Ngoài ra, nếu trong quá trình vùng kín tiết sản dịch nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần phải đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì đó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý dưới đây.

Dấu hiệu nguy hiểm khi vùng kín có mùi hôi sau sinh

1. Viêm nhiễm âm đạo 

Vùng kín có mùi hôi sau sinh đi kèm các biểu hiện như khí hư ra nhiều bất thường, ngứa rát, mùi khó chịu, cảm giác đau rát khi quan hệ. Đây là những dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm nguy hiểm. Khi gặp dấu hiệu này, bạn nên đi khám phụ khoa ngay.

2. Vùng kín có mùi hôi sau sinh do viêm tuyến cổ tử cung

Viêm tuyến cổ tử cung cũng mang dấu hiệu vùng kín có mùi sau sinh và khí hư ra nhiều ở dạng bọt màu vàng hay xanh nhạt. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận thấy thêm những biểu hiện như ngứa, rát âm đạo và chảy máu khi quan hệ.

3. Viêm vùng chậu

Vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào vùng chậu gây viêm nhiễm. Triệu chứng kèm theo có thể là:

  • Đau vùng bụng dưới, khí hư có màu lạ.
  • Vùng kín có mùi hôi sau sinh.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Đau rát khi quan hệ.
  • Sốt

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh trông như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục

4. Vùng kín có mùi hôi sau sinh do polyp tử cung

Sau sinh vùng kín có mùi hôi cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý polyp tử cung. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận biết thêm các dấu hiệu sau:

  • Âm đạo chảy máu bất thường
  • Kỳ kinh kéo dài, ra kinh nhiều, ra kinh giữa các kỳ kinh,
  • Khí hư ra nhiều.
  • Âm đạo có mùi hôi.
  • Bụng dưới đau từng cơn.

5. Dấu hiệu bệnh ung thư cổ tử cung

Khi dịch âm đạo tăng bất thường, kèm theo vùng kín có mùi hôi sau sinh; đau vùng xương chậu; xuất huyết, sụt cân, suy nhược. Điều này chính là dấu hiệu báo hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Nếu vùng kín có mùi hôi sau sinh kèm với các triệu chứng trên. Bạn nên thu xếp thời gian để đi khám phụ khoa ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ khám bệnh, xét nghiệm và thực hiện các phương pháp khác để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và sinh mổ với những hình ảnh chi tiết

Các cách trị vùng kín có mùi hôi sau khi sinh

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Sau khi sinh em bé, bạn nên tránh thức ăn chứa lượng đường cao và nhiều men. Vì các thực phẩm này có thể làm tăng lượng nấm men trong âm đạo. Điều này có thể gây ra nhiễm trùng và vùng kín có mùi hôi sau sinh.

Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm như đậu nành; đậu hũ; sữa đậu nành; ngũ cốc; rau củ quả màu vàng, đỏ… giúp phụ nữ bổ sung hormone, vi khuẩn có lợi giúp ổn định độ pH âm đạo.

sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi

2. Rửa vùng kín với lá trầu không

Theo dân gian, người ta thường vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không. Các chuyên gia cũng cho biết, lá trầu không cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt.

Khi bạn dùng trực tiếp nước lá trầu không để lau rửa vùng kín. Các tinh chất từ lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ và vùng kín có mùi hôi sau sinh.

3. Xông hơi vùng kín sau sinh

Xông hơi vùng kín sau sinh là phương pháp dùng hơi nước bốc lên từ nước nóng. Phương pháp này sẽ giúp diệt vi khuẩn âm đạo; ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi sau sinh; giảm mệt mỏi và căng thẳng cho chị em.

Thông thường, các mẹ sẽ thực hiện cách xông hơi vùng kín với lá trầu. Vì đây là nguyên liệu có công dụng kháng khuẩn tự nhiên đã được các chuyên gia khuyên dùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp ‘cô bé’?

4. Nước muối

Muối là nguyên liệu dễ tìm thấy trong gian bếp của mỗi gia đình. Đây là nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn cao. Bạn có thể dùng nước muối xông hơi vùng kín. Phương pháp này sẽ giúp giảm và ngăn ngừa vùng kín có mùi hôi sau sinh rất hiệu quả.

5. Nước phèn chua

Phèn chua cũng có công dụng khử mùi hôi và có tính sát khuẩn cao. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không dùng phèn chua để rửa trực tiếp âm đạo.

Thay vào đó, bạn hãy dùng phèn chua để xông hơi vùng kín sau sinh. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm vùng kín có mùi hôi sau sinh đáng kể.

6. Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách

Trong thời cho con bú môi trường vùng kín có nhiều thay đổi do đó mẹ cần chăm sóc vệ sinh đúng cách. Dưới đây là cách vệ sinh đúng cách bạn nên nhớ:

  • Vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh lây lan vi khuẩn và mầm bệnh từ hậu môn.
  • Bạn không nên vệ sinh vùng kín quá nhiều lần, không nên thụt rửa âm đạo sâu.

7. Thay đồ lót thường xuyên

Bên cạnh việc làm vệ sinh vùng kín đúng cách, bạn cũng nên lưu ý về vấn đề mặc quần lót như sau:

  • Nên mặc quần lót rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
  • Thay quần lót hàng ngày từ 1 – 2 lần để tránh ẩm ướt.
  • Tránh dùng quần lót ẩm ướt sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển.

8. Quan hệ đúng cách

Sau khi sinh, bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất 1 tháng đầu sau sinh. Bởi vì, thời điểm này, cơ quan sinh dục vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Nếu bạn quan hệ không đúng cách có thể gây viêm nhiễm, tổn thương vùng kín. Vì thế, bạn nên chờ tử cung và vùng kín hồi phục rồi hãy “gần gũi” chồng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn và thời điềm nào là tốt nhất?

9. Cách phòng tránh hôi vùng kín sau sinh

Sau khi sinh, âm đạo sẽ có sản dịch chảy ra. Để tránh vùng kín có mùi sau sinh, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Bạn nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2-3 lần ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.
  • Sau khi vệ sinh bạn cần phải lâu khô vùng kín và thay băng vệ sinh mới.
  • Sử dụng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín khi sản dịch vẫn còn.
  • Bạn chỉ nên vệ sinh phần bên ngoài, tránh thụt rửa sâu bên trong.

[key-takeaways title=”Sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi?”]

Sau khi sinh em bé, cơ thể của bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hồi phục. Nhưng sau sinh bao lâu thì vùng kín phục hồi?

  • Sau sinh, âm đạo sẽ xuất hiện sản dịch để tống hết tất cả máu, chất nhầy và mô tử cung. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nó sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ có thời gian hết sản dịch khác nhau.
  • Bên cạnh đó, nếu bạn sinh thường có thể bị rạch tầng sinh môn. Tùy vào cơ địa mỗi người, vết thương này sẽ có thời gian hồi phục khác nhau. Nhưng khoảng ít nhất 6 tuần sau sinh thì vùng kín mới hồi phục.

[/key-takeaways]

[inline_article id=288964]

Như vậy, bạn đã biết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng vùng kín có mùi sau sinh. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm thì hãy đi khám phụ khoa ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán và điều trị bệnh lý trước khi tình trạng trở nặng hơn.