Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh có nhiều triệu chứng gây khó chịu cho trẻ và khiến ba mẹ lo lắng. Điển hình là triệu chứng bé bị viêm phế quản thở khò khè. Nguyên nhân trẻ bị viêm phế quản là gì?
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ. Mẹ nên theo dõi và can thiệp sớm để không để lại biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản thở khò khè nguy hiểm như thế nào? Mẹ đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Các kiểu thở khò khè của trẻ
Khi nhiễm các bệnh về hô hấp, trẻ thường sẽ có vấn đề ở đường thở. Tiếng hít thở của trẻ phát ra âm thanh khò khè, rồ rồ. Tùy theo từng bệnh mà tiếng thở có thể khác nhau. Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu dưới đây để phân biệt các kiểu thở khò khè của trẻ.
- Trẻ thở khò khè như âm thanh tiếng huýt sáo: Khi trẻ bị nghẹt mũi, tắc mũi do có chất nhầy, lỗ thông khí của trẻ sẽ thu hẹp lại. Lúc này không khí ra vào trong đường mũi bị cản trở và gây ra những âm thanh như tiếng huýt sáo khi hít vào thở ra.
- Trẻ thở khò khè kèm tiếng khàn khàn: Tiếng khàn khàn phát ra từ cổ họng mỗi khi thở của trẻ là dấu hiệu của bệnh viêm thanh khí phế quản. Tình trạng này gây phù nề cả khí quản và thanh quả, làm cho đường dẫn khí dưới dây thanh âm bị hẹp đi.
- Bé bị viêm phế quản thở khò khè: Trẻ thở khò khè do tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp, là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản, viêm phổi hoặc hen suyễn. Ngoài ra, không loại trừ khả năng trẻ bị dị vật lọt vào đường thở, dị tật bẩm sinh ở phế quản hay phế quản bị chèn ép.
- Trẻ thở dốc: Trẻ có thể vừa phát ra âm thanh lúc thở vừa đi kèm thở dốc. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Ngoài thở dốc, trẻ còn kèm theo các triệu chứng như mặt mày hơi tím và ho dai dẳng.
>> Xem thêm: Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày, những điều bố mẹ cần làm để không xảy ra điều đáng tiếc
Triệu chứng bé bị viêm phế quản thở khò khè
Khi trẻ bị viêm phế quản, niêm mạc ống phế quản sưng tấy, phù nề và tiết ra chất dịch nhầy. Đường thở của trẻ lúc này thu hẹp khiến không khí gặp cản trở khi lưu thông, từ đó hình thành những tiếng khò khè.
Ngoài triệu chứng thở khò khè, bé còn gặp một số triệu chứng sau khi bị viêm phế quản:
- Ho: Trong những ngày đầu tiên nhiễm bệnh, trẻ sẽ ho khan, sau đó chuyển sang ho có đờm. Đờm thường đặc, có màu xanh hoặc ngả vàng.
- Thở nhanh: Viêm phế quản làm đường thở bị co hẹp, khiến bé thiếu khí, phải thở nhanh và dồn dập hơn để lấy đủ không khí.
- Rút lõm lồng ngực: Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng. Trẻ hít thở khó khăn, lồng ngực rút lõm mỗi khi hít vào thở ra.
- Mệt mỏi: Viêm phế quản làm trẻ mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn, quấy khóc và khó chịu, sức khỏe suy giảm.
>> Bài cùng chủ đề: Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và kiêng gì để hạ sốt siêu tốc?
Biến chứng khi bé bị viêm phế quản thở khò khè
Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè có dấu hiệu chuyển biến nặng, nếu ko kịp can thiệp có thể dẫn đến nhiều biến chứng xấu như:
- Viêm phổi: Khi bệnh trở nặng, tình trạng nhiễm trùng có thể lan đến phổi, dẫn tới viêm phổi nặng. Niêm mạc đường thở bị xơ hóa sẽ trở nên nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn, tái viêm nhiễm nhiều lần.
- Nhiễm khuẩn huyết: Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phổi. Vi khuẩn lúc này đã xâm nhập vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Triệu chứng đặc trưng là ớn lạnh, tim đập nhanh, sốt cao, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc.
- Suy hô hấp: Đường thở bị thu hẹp, chất nhầy cản trở không khí lưu thông nên bé dễ gặp tình trạng khó thở và thiếu oxy. Lúc này, trẻ sẽ thở nhanh, hơi thở nặng nề, lồng ngực rút lõm, tím tái toàn thân.
>> Bài cùng chủ đề: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Nhận biết dấu hiệu bất thường và cách trị
Mẹ nên làm gì khi bé bị viêm phế quản thở khò khè
Bệnh viêm phế quản nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể tự khỏi mà không gặp biến chứng nguy hiểm nào. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ viêm phế quản tại nhà dành cho mẹ.
1. Cách điều trị
Đa phần các trường hợp viêm phế quản do virus sẽ tự khỏi mà không dùng thuốc kháng sinh.
Điều quan trọng khi điều trị bệnh do virus gây ra đó là tăng sức đề kháng của cơ thể để “đánh bại” được virus.
Ngược lại, bệnh do vi khuẩn gây ra cần được điều trị bằng kháng sinh với liều lượng thích hợp. Vi khuẩn thường gây biến chứng nặng hơn so với virus nên mẹ cần theo dõi trẻ kỹ hơn.
Tất cả loại thuốc điều trị, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng theo sự chỉ định nhé.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ ăn uống là một trong những nhân tố quan trọng giúp trẻ tăng cường miễn dịch, mau khỏi bệnh.
Những thực phẩm trẻ cần bổ sung
- Trẻ cần những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, những món giàu protein từ thịt, sữa, trứng, tăng cường tôm cá, chất béo lành mạnh, rau xanh và trái cây.
- Ngoài ra, mẹ cần lưu ý cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước ấm. Uống đủ nước sẽ giúp trẻ giảm sốt, hạn chế tình trạng rối loạn điện giải.
- Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần, mẹ cần bổ sung oresol để bù điện giải.
Những thực phẩm trẻ nên tránh
- Nước ngọt có ga là thức uống sẽ khiến trẻ dễ rối loạn tiêu hóa, tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.
- Bánh kẹo, thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, món chiên xào nhiều dầu mỡ là những món vừa không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng vừa không tốt cho hệ tiêu hóa.
Vì vậy, mẹ cần lưu ý hạn chế những món ăn này khi bé bị viêm phế quản thở khò khè nhé.
Cách chế biến bữa ăn cho trẻ
- Mẹ nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để trẻ dễ hấp thu và đỡ ngán.
- Các món ăn nên được chế biến ở dạng loãng như cháo, súp để bé dễ ăn.
- Trường hợp trẻ không tự ăn được, bác sĩ có thể hỗ trợ bằng cách cho ăn qua ống thông hoặc nuôi dưỡng tĩnh mạch.
3. Giữ vệ sinh cho trẻ
- Mẹ vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hằng ngày, đặc biệt trước khi đi ngủ để mũi họng thông thoáng, trẻ ngủ ngon hơn.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm nước ấm, mặc quần áo thoáng mát, duy trì thân nhiệt ổn định.
- Không gian vui chơi và phòng ngủ của bé cần được lau dọn sạch sẽ, hạn chế bụi bặm. Mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm để giúp không khí bớt khô, trẻ đỡ được tình trạng nghẹt mũi, viêm mũi.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc. Khói thuốc là tác nhân cực kỳ có hại cho phổi, sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Khi nào bé cần phải đưa đi bác sĩ
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là tình trạng có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong quá trình theo dõi, nếu mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu trở nặng dưới đây, mẹ cần đưa bé đi bác sĩ ngay.
- Trẻ ho nhiều, ho dai dẳng. Những cơn ho kéo dài không ngừng khiến mặt đỏ bừng, trẻ phải quặn người mỗi khi ho.
- Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C, dùng thuốc hạ sốt vẫn không hạ được.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ thở nhanh, thở gấp, có triệu chứng khó thở.
Cách kiểm tra mức độ khó thở của trẻ:
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mức độ khó thở của trẻ được tính như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở < 60 lần/phút;
- Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: nhịp thở <50 lần/phút;
- Trẻ từ 1- 5 tuổi: nhịp thở <40 lần/phút
Bé bị viêm phế quản thở khò khè là triệu chứng thường gặp, tuy nhiên mẹ không nên chủ quan. Mỗi trẻ sẽ có cơ địa và sức đề kháng khác nhau. Có trẻ tự khỏi bệnh sau khi chăm sóc tại nhà nhưng cũng có trẻ chuyển nặng và cần sự hỗ trợ của y tế. Vì vậy, mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu cũng như tiến trình phát triển của bệnh để có cách xử lý kịp thời nhé.
Xem thêm: