Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Yêu thương gia đình

Dạy bé 3 tuổi biết gắn kết với gia đình
Những hoạt động truyền thống như ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm hay mỗi dịp lễ, Tết sẽ là mối dây gắn kết và thắt chặt tình cảm gia đình. Nghĩ về những kỷ niệm ngọt ngào thời ấu thơ vẫn còn khắc ghi trong tâm trí của bạn. Bạn còn nhớ vị ngon của chiếc bánh sinh nhật mẹ chuẩn bị, mùi thơm lừng của bánh nướng, bánh dẻo Tết Trung thu hay những lần được ba mẹ cho đi rước đèn phá cỗ…

Bé 3 tuổi đã phát triển trí nhớ và dần hình thành những ký ức. Đây chính là thời gian tuyệt vời để bạn bắt đầu tạo ra những ký ức tuổi thơ cho con. Hoạt động truyền thống mang đến cơ hội xiết chặt mối liên hệ giữa những thành viên trong gia đình.
Trong khi cùng nướng món bánh đặc biệt, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống của mình hay những bậc tiền bối đã từng trải qua.

“Ngày xưa khi mẹ bằng tuổi con, ngoại và mẹ thường cùng nhau làm những chiếc bánh quy này. Mẹ vẫn nhớ ngoại đã để mẹ giúp khuấy bột và trang trí bánh bằng nho khô và những hạt kẹo nhỏ như thế nào…”. Hoạt động truyền thống là một cách kết nối quan trọng trong một đại gia đình mà mọi người ở cách xa về địa lý.

Tăng cường những hoạt động truyền thống trong gia đình cũng giúp bé 3 tuổi cảm thấy gắn bó và an toàn. Dù bé có khi không nhớ được điều gì đã xảy ra lúc 2 tuổi, nhưng qua mỗi năm, bé sẽ nhớ nhiều hơn. Về lâu dài sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu các giá trị mà bạn coi là quan trọng.

Bé 3 tuổi: Yêu thương gia đình
Yêu thương cũng phải học nữa đấy mẹ ạ!

Cuộc sống của mẹ hiện tại: Mẹ đã sẵn sàng đón thêm thành viên mới?
Bạn có muốn có một “đại gia đình” không?

Một số gia đình để phát triển tự nhiên, trong khi nhiều gia đình khác kế hoạch và tính toán cẩn thận trước khi nghĩ đến chuyện có thêm thành viên mới.

Việc sinh em bé thứ 2 cũng cần mẹ cân nhắc. Ngoài việc đảm bảo kế hoạch tài chính của gia đình, mẹ cũng phải xét xem mình đã sẵn sàng về sức khỏe và tâm lý. Bạn có thể vừa có bầu vừa chăm sóc tốt bé lớn hay không. Bạn sẽ có những ai trợ giúp lần này. Điều gì không còn là vấn đề lo lắng nữa.

Tất nhiên, giờ bạn đã là một người mẹ nhiều kinh nghiệm, nhưng rõ ràng bạn vừa mới chỉ thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn “thay tã, cho ăn rồi lại thay tã…” không lâu. Lắng nghe ý kiến của chồng. Cả hai bạn có thể sẽ muốn dành thời gian cho nhau và hâm nóng tình cảm lứa đôi một thời gian trước khi quyết định có thêm em bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 3 tuổi: Chơi cùng bạn bè

Bé 3 tuổi bắt đầu kết bạn?
Đừng ngạc nhiên nếu hỏi bé 3 tuổi về bạn bè của trẻ. Trẻ sẽ đọc thuộc lòng tên của tất cả các bạn trong lớp mẫu giáo. Trẻ chưa hiểu được khái niệm “bạn bè” là như thế nào. Trẻ có thể có một vài người bạn yêu thích. Tuy nhiên đối với trẻ lúc này, bạn bè tức là những người đã từng chơi cùng với trẻ.

Bé 3 tuổi đã có thể chơi cùng với bạn khác nhưng thường không được lâu. Một buổi chơi chung với bạn bình thường không kéo dài quá 1 giờ. Rất nhiều bé 3 tuổi vẫn chơi một mình dù ngồi gần những bạn khác hoặc khá hơn là có thể chơi chung chỉ chút ít, sau đó quay lại những hoạt động cá nhân.

Những buổi chơi tương tác với bạn lâu hơn có thể sẽ xảy ra vào năm tới. Một số trẻ hay xấu hổ cần nhiều ngày chơi chung để cảm thấy thoải mái khi chơi cùng một bạn khác.

Mặc dù bé 3 tuổi ít khi xem mình là trung tâm của vũ trụ hơn vài năm trước nhưng vẫn gặp khó khăn với việc chia sẻ với ai đó. Không ngạc nhiên khi cách bé 3 tuổi nói rằng: “Mình muốn chơi với bạn”, có nghĩa là giành lấy món đồ chơi của bạn hoặc thậm chí xô đẩy bạn.

Một số trẻ có thể tự giải quyết xung đột của mình, nhưng hầu hết đều chạy đến những người lớn hơn nhờ giúp đỡ. Đây chính là cơ hội cho bạn để dạy cho trẻ cách biết chia sẻ, nói với trẻ rằng: “Tại sao con không chờ bạn Bi chơi với cái xô trước rồi mới tới con?”. Với hầu hết trẻ em tuổi này, chỉ cần học được nghệ thuật đàm phán, trẻ sẽ sẵn lòng chấp nhận thỏa hiệp.

Bé 3 tuổi: Chơi cùng bạn bè
Chuyện bé 3 tuổi thích chơi một mình hơn chơi với bạn là hoàn toàn bình thường

Cuộc sống của mẹ: Khi bé thích và ghét
“Ghét” và “Thích” là 2 từ mà hiện tại con bạn thích dùng nhất. Trẻ thường nói “Con ghét mấy hạt đậu”, “Con thích đá bóng” và chuyện “thích” hay “ghét” này của trẻ chỉ mang tính tạm thời và có thể thay đổi rất nhanh. Con của bạn thích tự trải nghiệm những từ này vì chúng giúp trẻ tự khám phá ra mình là ai.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có nên uống cà phê khi mang thai?

Những lo ngại về việc dùng caffeine khi mang thai

Theo một nghiên cứu được công bố rộng rãi vào năm 2008, phụ nữ dùng hơn 200 mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sẩy thai gấp 2 lần phụ nữ không dùng caffeine. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra mối liên hệ giữa việc dùng caffeine và nguy cơ sẩy thai.

Một nghiên cứu ở Đan Mạch chỉ ra rằng phụ nữ uống hơn 8 cốc cà phê mỗi ngày trong khi mang thai sẽ có nguy cơ bị phôi thai chết cao gấp 2 lần phụ nữ không dùng cà phê.

Nghiên cứu khác cũng cho thấy những trẻ sơ sinh có mẹ dùng hơn 500 mg caffeine mỗi ngày khi mang thai sẽ có nhịp tim, nhịp thở nhanh hơn và thường hay bị giật mình trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa lượng tiêu thụ caffeine của mẹ khi mang thai với tỉ lệ nhẹ cân của trẻ sơ sinh, nhưng một số nghiên cứu khác thì không, cũng như chưa có mối liên hệ nào từ việc tiêu thụ một lượng caffeine nhất định khi mang thai sẽ dẫn đến khả năng sinh non.

Và cũng chưa có chỉ dẫn nào cho thấy việc dùng caffeine khi mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp trong thời kỳ thai nghén và chứng tiền sản giật.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng: Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn khi mang thai nếu không dùng quá nhiều lượng caffeine!

Có nên uống cà phê khi mang thai?
Hạn chế uống cà phê khi mang thai vì chất caffeine trong cà phê không tốt cho thai nhi

Vì caffeine là chất kích thích nên sẽ làm tăng nhịp tim, ngoài ra còn gây cảm giác bồn chồn và chứng mất ngủ. Caffeine cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ợ nóng khi kích thích sự bài tiết axít của dạ dày.

Những ảnh hưởng này có thể dễ dàng gặp phải hơn trong quá trình mang thai. Đó là vì sự suy giảm khả năng của cơ thể trong việc giảm lưu lượng caffeine khiến cho lượng caffeine trong mạch máu tăng lên. Trong suốt quý hai của thai kỳ, lượng thời gian tiêu biến caffeine trong cơ thể mất gấp 2 lần so với khi không mang thai và nhiều gấp 3 lần trong quý ba của thai kỳ.

Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến lượng caffeine xâm nhập qua dạ con và tiếp xúc với thai nhi trong khi bé chưa thể xử lý chất kích thích này. Điều này cũng đúng với trẻ em mới sinh vì vậy bạn cần hạn chế lượng caffeine khi cho con bú, nhất là trong vài tháng đầu.

Và cuối cùng, thêm một lý do để bạn không dùng cà phê và trà khi mang thai cho dù có chúng có chứa caffeine hay không vì những loại thức uống này đều chứa chất phenol, hoạt chất ngăn cản cơ thể bạn hấp thụ chất sắt. Đây là một lý do khá quan trọng vì đa số phụ nữ đều bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai. Nếu bạn có dùng cà phê và trà, hãy uống giữa các bữa ăn để giảm khả năng gây ảnh hưởng việc hấp thụ chất sắt.

Những loại thực phẩm và đồ uống nào chứa chất caffeine?

Dĩ nhiên cà phê là một trong số đó. Lượng caffeine ở mỗi loại cà phê tùy thuộc vào loại hạt, cách rang, pha và cả dung tích của tách cà phê.

Và để kiểm soát lượng caffeine đưa vào cơ thể, bạn cũng cần chú ý đến các nguồn khác như trà, nước uống không cồn, nước uống tăng lực, chocolate và kem cà phê.

Chất caffeine cũng có trong các sản phẩm làm từ thảo mộc hoặc một số loại thuốc không cần kê đơn như thuốc trị nhức đầu, cảm, dị ứng. Bạn hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng nhé.

Mẹo từ bỏ thói quen dùng caffeine khi mang thai

Có thể nụ vị giác sẽ giúp bạn khá nhiều khi từ bỏ thói quen này. Rất nhiều phụ nữ không còn cảm giác thèm cà phê trong quý đầu của thai kỳ khi bị những con nghén hành hạ mỗi sáng.

Nếu bạn là một người nghiện cà phê nặng, việc từ bỏ caffeine sẽ không dễ dàng. Dần dần cai cà phê để giảm nhẹ một vài triệu chứng như nhức đầu, chứng cáu kỉnh, lừ đừ.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc pha nhiều sữa và ít cà phê. Ngâm túi trà trong 1 phút thay vì 5 phút cũng giảm được phân nửa lượng caffeine.

Điều cuối cùng: tuy lá thảo mộc thường ít khi chứa chất caffeine, hãy chắc chắn đọc kỹ danh sách các thành phần và tham khảo người bán thảo dược trước khi thử. Một vài loại thảo mộc, phụ gia có thể không an toàn cho thai phụ và một vài loại khác sẽ gây nguy hiểm trong quá trình mang thai.

Lượng caffeine trong một số loại thực phẩm và đồ uống thông thường 

 

Cà phê Liều lượng Caffeine
Cà phê pha nguyên hạt 227 g 95-200 mg
Cà phê pha của Starbuck 453 g 330 mg
Latte, Misto hoặc Cappuccino của Starbuck 453 g 150 mg
Latte, Misto hoặc Cappuccino của Starbuck 340 g 75 mg
Espresso của Starbuck 28,4 g 75 mg
Espresso 28,4 g 64 mg
Cà phê pha sẵn (đóng gói) 1 muỗng café 31 mg
Cà phê pha sẵn (tách bỏ caffeine) 227 g 2 mg
Trà Liều lượng Caffeine
Trà đen nóng 227 g 47 mg
Trà xanh nóng 227 g 25 mg
Trà đen tách caffeine 227 g 2 mg
Trà pha sẵn không đường (đóng gói) 1 muỗng bột trà 26 mg
 
Nước uống không cồn Liều lượng Caffeine
Coca cola 340 g 35 mg
Coca cola dành cho người ăn kiêng 340 g 47 mg
Pepsi 340 g 38 mg
Pepsi dành cho người ăn kiêng 340 g 36 mg
7-Up 340 g 0 mg
Sprite 340 g 0 mg
Nước uống tăng lực Liều lượng Caffeine
Red Bull 235 g 77 mg
Món tráng miệng Liều lượng Caffeine
Chocolate đắng (70 – 85% ca cao) 28.4 g 23 mg
Chocolate sữa 44 g 9 mg
Kem cà phê hoặc yogurt cà phê đông lạnh 227 g 2 mg
Ca cao nóng 227 g 8-12 mg
Sữa chocolate 227 g 5-8 mg

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Dị ứng khi mang thai có phải vấn đề bất thường và cách chữa trị cho bạn

Dị ứng khi mang thai có phải vấn đề bất thường?

Chuyện các thai phụ thường hay cảm thấy ngứa ngáy trong thai kỳ không phải là hiếm, đặc biệt là khi bụng và ngực lớn dần lên, làn da sẽ căng ra. Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết tố cũng có thể là một phần nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng khi mang thai.

Một số người cảm thấy lòng bàn tay và lòng bàn chân đỏ lên và đôi khi bị ngứa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do sự gia tăng hormone estrogen. Tình trạng này thường biến mất ngay sau khi sinh em bé.

Bạn cũng có thể nhận ra rằng những triệu chứng trước đây làm cho bạn ngứa sẽ khiến bạn ngứa hơn khi mang thai, chẳng hạn như bị khô da. Đây là giai đoạn bạn có thể sẽ thấy sự xuất hiện hoặc thay đổi tình trạng của một số bệnh ngoài da. Bệnh chàm bội nhiễm thường có dấu hiệu nặng hơn trong thai kỳ, còn bệnh vẩy nến thì ngược lại. Nhiều thai phụ cho biết các triệu chứng của bệnh ít nghiêm trọng hơn. Dĩ nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ.

Dị ứng khi mang thai
Trước khi đi khám bác sĩ, mẹ nên thử các phương pháp xoa dịu làn da tại nhà

Một số bệnh mới xuất hiện trong giai đoạn mang thai có thể làm cho bạn bị mẩn ngứa hoặc ngứa khắp nơi nhưng không nổi mẩn. Các chứng bệnh này sẽ biến mất sau khi bạn sinh bé.

Nguyên nhân dị ứng khi mang thai: Do một số bệnh mới xuất hiện

Dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay, sẩn ngứa (PUPPP)

Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.

PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.

Dị ứng khi mang thai
Bạn sẽ cần uống thuốc để chữa khỏi tình trạng dị ứng khi mang thai do bệnh mề đay và phát ban thai kỳ

Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để bạn bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải uống một đợt steroid.

Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.

Do bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)

Ngứa dữ dội trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật thai kỳ (ICP).

Khi mật lưu thông không bình thường trong các ống dẫn mật, muối mật sẽ tích tụ lại trong da gây ra ngứa. Ngứa có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn tay đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở nơi khác trên cơ thể. Nhiều thai phụ mắc phải chứng ứ mật thai kỳ cảm thấy ngứa toàn thân, có thể ngứa rất dữ dội và triệu chứng trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm.

Triệu chứng ban đầu chỉ bao gồm ngứa và không thấy phát ban, nhưng da bạn có thể đỏ lên, vùng da bạn gãi nhiều sẽ bị kích ứng bởi những vết xước nhỏ. Một số phụ nữ có thể có các triệu chứng khác như chán ăn, buồn nôn, khó ở. Một số ít bị vàng da nhẹ.

Làm gì nếu nghi ngờ bị bệnh ứ mật thai kỳ (ICP)?

Điều cần làm ngay là mẹ bầu nên đi khám sớm nếu bạn nghi ngờ mình bị ứ mật thai kỳ vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe em bé. Bác sĩ sẽ thăm khám và làm một số xét nghiệm máu để chẩn đoán xem nguyên nhân của tình trạng dị ứng khi mang thai lúc này có phải do bệnh ứ mật thai kỳ (ICP) hay không.

Ứ mật thai kỳ làm tăng nguy cơ thai chết lưu, vì vậy bạn cần siêu âm định kỳ và theo dõi tim thai để phát hiện sớm nếu có rủi ro. Bạn cũng nên duy trì xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tăng cường chức năng gan để giảm ngứa và các triệu chứng khác mà bạn gặp phải. Thuốc không chỉ cải thiện các biểu hiện dị ứng khi mang thai mà cũng có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh của bé.

Nếu việc siêu âm hoặc theo dõi tim thai cho thấy có vấn đề, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, của thai nhi và tuổi thai mà bác sĩ quyết định cho bạn sinh ngay hay chờ thêm một thời gian nữa để thai nhi khỏe hơn. Tuy nhiên, khả năng buộc sinh sớm sẽ cao hơn.

Tình trạng dị ứng của mẹ bầu sẽ biến mất sau khi bạn sinh em bé, thường trong một hoặc hai ngày, hoặc có thể một tuần. Nếu bạn đã từng bị ứ mật thay kỳ, tình trạng này thường tiếp tục xảy ra ở lần mang thai tiếp theo, vì vậy bạn cần báo sớm cho bác sĩ khi đi khám thai. Bên cạnh đó, một số phụ nữ đã từng bị ứ mật thai kỳ cũng có thể xuất hiện những vấn đề như ngứa và suy gan nếu họ sử dụng biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố.

Do bệnh Pemphigoid 

Đây là một bệnh dị ứng khi mang thai hiếm gặp nhưng lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Triệu chứng của bệnh này là các nốt phát ban rất ngứa, sau đó căng lên thành những bọng nước. Tình trạng này được gọi là bệnh Pemphigoid ở phụ nữ mang thai.

Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường gặp nhất trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, thậm chí sau sinh một đến hai tuần. Các nốt phát ban thường bắt đầu xung quanh rốn và cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như tay và chân, kể cả lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bệnh thường được điều trị bằng thuốc corticoid đường uống.

Tình trạng dị ứng khi mang thai này có thể xuất hiện, biến mất trong quá trình mang thai, nhưng cũng có thể tái phát ở giai đoạn hậu sản và sẽ phải mất vài tuần đến vài tháng sau khi sinh để tình trạng bệnh cải thiện. Có một số bằng chứng cho thấy việc cho con bú bằng sữa mẹ có thể giúp bệnh lặn đi nhanh hơn.

Bệnh Pemphigoid nghiêm trọng hơn bệnh mề đay, sẩn ngứa ở phụ nữ có thai (PUPPP) và bệnh phát ban thai kỳ bởi nó là tác nhân tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây ra thai chết lưu. Vì vậy, các thai phụ mắc bệnh Pemphigoid cần được theo dõi chặt chẽ. Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện các nốt phát ban, tuy nhiên nó thường nhẹ và lặn đi trong vòng một vài tuần.

Bệnh Pemphigoid thường tái phát trong lần mang thai tiếp theo và có xu hướng trầm trọng hơn. Thuốc tránh thai đang bị nghi ngờ là một trong những yếu tố gây tái phát bệnh ở một số phụ nữ.

Dị ứng khi mang thai
Bệnh Pemphigoid và chốc lở herpes là 2 trong số các nguyên nhân nghiêm trọng gây nên dị ứng da khi mang thai

Do bệnh chốc lở herpes

Đây cũng là một bệnh dị ứng khi mang thai hiếm gặp. Mặc dù tên bệnh như vậy nhưng nó không liên quan đến virus herpes hoặc bệnh chốc lở (tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn). Tình trạng này được xem là một hình thức của bệnh vẩy nến trong thai kỳ.

Bệnh thường xuất hiện trong ba tháng cuối thai kỳ hoặc có thể sớm hơn. Dấu hiệu nhận biết bệnh là da nổi mảng đỏ với những đám mủ trắng, có thể cụm lại thành đám và có xu hướng lan rộng ra. Tình trạng này có thể xuất hiện trên đùi, bẹn, nách, xung quanh rốn, dưới ngực và những nơi khác. Nó có thể gây đau nhưng thường không ngứa.

Chốc lở herpes cũng có thể gây ra các triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, sốt và ớn lạnh. Các biến chứng nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra, vì vậy, thai phụ và thai nhi cần được theo dõi chặt chẽ.

Bệnh này được điều trị bằng corticosteroid toàn thân. Tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc khác. Bệnh thường biến mất sau khi sinh nhưng có thể tái phát ở lần mang thai sau.

Cách chữa dị ứng khi mang thai

Cách điều trị cho tình trạng dị ứng khi mang thai sẽ phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ngứa. Nếu do làn da của bạn bị căng hoặc bị khô, lưu ý những cách đơn giản sau đây:

  • Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Việc này có thể làm khô da và khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn. Bạn nên sử dụng loại xà bông nhẹ không mùi vì một số mùi hương có thể gây kích thích. Tắm kỹ cho thật sạch xà phòng, sau đó lau khô người nhẹ nhàng. Bạn cũng nên dùng các sản phẩn làm từ bột yến mạch và tắm với nước ấm
  • Dưỡng ẩm da với sữa dưỡng thể không mùi sau khi tắm
  • Đắp gạc mát trên vùng da bị ngứa
  • Tránh đi ra ngoài trong những ngày quá nóng, vì nắng nóng dễ làm da mẫn cảm hơn
  • Mặc quần áo coton mềm mại, thoáng mát
  • Nếu các biện pháp này dường như không có tác dụng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc bôi hay thuốc uống hay cả hai

[inline_article id=137197]

Có nên đi khám nếu bị dị ứng khi mang thai?

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn thấy trên da nổi những nốt phát ban mới, tình trạng da xấu đi, hoặc cảm thấy ngứa rần rần toàn thân ngay cả khi bạn không có phát ban. Bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp bằng các loại thuốc da liễu.

Bạn nên lưu ý rằng một số nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, vì vậy đừng nên chủ quan nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bổ sung sắt khi mang thai như thế nào cho tốt?

Nếu bạn đang bổ sung canxi hoặc một loại thuốc có chứa canxi, đừng uống hai thứ này khi ăn các loại thực phẩm giàu sắt hoặc uống cùng lúc với viên sắt. Canxi cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể, vì vậy bạn cũng không nên uống viên sắt cùng với sữa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc bổ sung sắt cho cơ thể

Bạn có thể uống sữa giữa các bữa ăn. Các nguyên tắc này cũng áp dụng với trà và cà phê vì hai chất này chứa các polyphenol ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt từ viên sắt và thực vật.

[inline_article id=77804]

Để tăng khả năng hấp thu sắt có nguồn gốc phi động vật, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C trong thời gian uống viên bổ sung sắt khi mang thai hoặc ăn các loại rau củ giàu sắt. Bạn có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể bằng một ly nước ép cam hoặc cà chua, vài quả dâu, ớt chuông xắt lát hoặc nửa quả bưởi.

Bổ sung sắt
Không nên uống viên sắt với sữa vì canxi trong sữa làm giảm khả năng hấp thu sắt

Ăn thịt và cá cũng giúp bạn cải thiện khả năng hấp thu sắt nguồn gốc thực vật, các nguồn cung cấp sắt có nguồn gốc động vật được cơ thể dễ dàng hấp thu hơn, ví dụ, thịt bò trong món thịt bò xào bông cải sẽ giúp bạn hấp thu được lượng sắt trong bông cải tốt hơn.

Bạn sẽ phải tốn một chút công sức để cải thiện tình trạng thiếu máu do thiếu sắt nhưng yên tâm rằng mẹ thiên nhiên cũng đang giúp bạn một tay. Cụ thể là những người thiếu sắt sẽ hấp thu nhiều sắt từ thực phẩm hơn những người khác.

Uống thuốc bổ sung sắt có tác dụng phụ nào không?

Hàm lượng sắt cao trong thuốc có thể ảnh hưởng đến đường ruột. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống viên sắt là táo bón. Đây cũng là một vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ mang thai. Nếu bị táo bón, bạn nên thử uống nước ép mát. Bạn cũng có thể uống các loại thuốc trị táo bón theo đơn của bác sĩ.

Trong thời gian uống viên bổ sung sắt, thai phụ có thể bị ợ nóng, thấy khó chịu ở bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy, nhưng hiện tượng này ít xảy ra. Lời khuyên cho bạn là thử bổ sung sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời điểm thích hợp nhất.

Ví dụ, nếu uống viên sắt khiến bạn bị ợ nóng, đừng nên uống trước khi ngủ. Ngược lại, nếu viên sắt khiến bạn buồn nôn, hãy uống trước khi đi ngủ.

Bạn có thể giảm liều lượng để cơ thể làm quen rồi từ từ tăng dần hoặc thử chia nhỏ lượng sắt cần uống thành nhiều liều để giảm thiểu sự khó chịu. Nếu các phương pháp này đều không hiệu quả, bạn có thể phải tìm cách bổ sung  một phần hoặc toàn bộ lượng sắt cần thiết qua thực phẩm.

Một giải pháp khác là dùng các loại thuốc có hoạt tính chậm hơn. Nếu các tác dụng phụ tiếp tục làm phiền bạn, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn cũng đừng lo lắng khi thấy phân có màu sẫm hơn sau khi uống viên bổ sung sắt. Đây là một tác dụng phụ bình thường và vô hại. Tuy nhiên, nếu trong phân có máu bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?

Phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin hàng ngày có chứa 30 miligram (mg) sắt. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại gặp phải vấn đề với việc uống vitamin khi mang thai, đặc biệt là những loại chứa nhiều chất sắt.

Nếu gặp phải vấn đề trên, bạn nên kiểm tra hàm lượng từng chất được ghi trên bao bì. Trong trường hợp viên vitamin bạn uống chứa nhiều hơn 30 mg chất sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển sang loại thấp hơn, miễn sao đảm bảo mẹ không bị nguy cơ thiếu máu.

Mẹ cũng có thể uống vitamin và ăn kèm chút thức ăn nhẹ hoặc uống trước khi đi ngủ để giảm tình trạng khó chịu.

Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?
Dù muốn dù không, việc uống vitamin khi mang thai là thật sự cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh

Nếu kích thước của viên thuốc quá to, mẹ có thể chia làm 2 để uống hoặc chuyển sang viên nhai, uống vitamin dạng lỏng, viên bé hơn không chứa canxi… Mẹ có thể dùng thuốc chứa canxi riêng hoặc chăm uống sữa để cung cấp lượng canxi cần thiết.

Thêm vào đó, các mẹ cần lưu ý đến sự có mặt của vitamin B6 trong những viên thuốc bổ sung vì có thể giúp phụ nữ chữa buồn nôn trong thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, nên bổ sung axit folic thường xuyên. Phụ nữ dùng axit folic trong những tháng trước và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh ở bé lên đến 70%. Liều khuyến cáo của axit folic là 400 microgram (mcg) mỗi ngày nếu bạn đang cố gắng thụ thai và 600 mcg nếu biết chính xác đã mang thai.

Cuối cùng, nếu đã thử đủ mọi cách mà tình trạng buồn nôn do uống vitamin khi mang thai vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được hướng dẫn thêm.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Quá trình sinh thường như thế nào ở giai đoạn 2?

Một khi cổ tử cung của bạn giãn ra hết cỡ, giai đoạn tiếp theo của quá trình sinh con bắt đầu: thai nhi đi xuống lần cuối và chuẩn bị ra đời. Để biết rõ hơn về quá trình sinh thường như thế nào, bạn hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khi chuẩn bị sinh, phụ nữ sẽ trải qua 2 kỳ co thắt. Sau kỳ co thắt mạnh đầu tiên, phụ nữ sẽ trải qua đợt co thắt tiếp theo do áp lực tống đẩy em bé ra ngoài.

Tử cung co bóp sẽ gây sức ép lên bé để di chuyển bé xuống đường sinh. Vì vậy, nếu mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp, bạn nên từ tốn để cho tử cung làm việc, cho đến khi cảm thấy sự thôi thúc từ bên trong làm cho bạn muốn đẩy em bé ra ngoài. Việc chờ đợi này giúp bạn đỡ mất sức và đuối vào phút cuối.

Tuy nhiên, trong nhiều bệnh viện, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí từng cơn co thắt với nỗ lực thúc bé nhanh di chuyển xuống phía dưới để tăng tốc quá trình sinh con thay vì chờ đợi. Vì vậy, nên nói cho bác sĩ biết nếu bạn muốn đợi cho đến khi cảm thấy một sự thôi thúc tự nhiên để sinh con.

Nếu bạn chọn cách gây tê ngoài màng cứng khi sinh con có thể làm giảm sự thôi thúc đẩy này, vì vậy bạn có thể không nhận thấy cảm giác co thắt này cho đến khi đầu em bé đã ló ra một chút. Sự kiên nhẫn sẽ làm cho quá trình này kỳ diệu hơn.

Quá trình sinh thường như thế nào trong những bước tiếp theo? Dưới đây là những bước mà bà đẻ nên thực hiện khi con yêu xuống đường sinh, lộ đỉnh đầu và khi đầu em bé ra ngoài.

Quá trình sinh thường như thế nào khi bé chuyển xuống đường sinh?

Quá trình sinh thường như thế nào? Bước đầu tiên là bé di chuyển xuống đường sinh. Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.

Khi các cơn co thắt đi qua và tử cung của bạn được nghỉ ngơi, đầu của bé sẽ hơi rút xuống một chút theo nguyên tắc “xuống 2 bước lên 1 bước”. Thử các tư thế khác nhau để rặn cho đến khi tìm thấy tư thế phù hợp với bạn một cách có hiệu quả. Việc thay đổi tư thế liên tục trong lúc sinh con là chuyện bình thường.

Quá trình sinh thường như thế nào khi bé lộ đỉnh đầu?

Sau một thời gian, đáy xương chậu của bạn, phần mô giữa âm đạo và trực tràng, sẽ bắt đầu phình ra cùng với mỗi lần rặn đẩy. Chẳng bao lâu sau, da đầu của bé sẽ lộ ra. Đây là một khoảnh khắc rất tuyệt và là dấu hiệu cho thấy cuối cùng quá trình sinh con cũng đã gần kết thúc. Bạn có thể yêu cầu xem qua gương để có thể nhìn thấy phần đầu tiên trong cơ thể của con bạn. Bạn có thể cố gắng cúi xuống và chạm vào đỉnh đầu của bé.

Bây giờ sự thôi thúc để đẩy trở nên hấp dẫn hơn. Với từng cơn co thắt, đầu của bé sẽ ngày càng ló ra nhiều hơn. Lúc này, áp lực đầu của bé vào đáy chậu của bạn sẽ rất mạnh. Bạn có thể cảm thấy trong người rất nóng hoặc cảm giác như bị châm chích vì các mô của bạn bắt đầu được căng ra.

Quá trình sinh thường như thế nào khi đầu em bé ra ngoài?

Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Niềm vui sinh con ngày một dâng lên khi lần lượt từng phần trên khuôn mặt bé xuất hiện: trán, mũi, miệng và cuối cùng là cằm.

sinh con
Khoảnh khắc khi sinh con là điều mà bạn sẽ nhớ mãi về sau này

Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.

Sau đó, đầu của bé sẽ quay sang một bên khi vai bé bắt đầu xoay bên trong xương chậu của bạn để chuẩn bị đi ra. Với cơn co thắt tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn để dùng lực đẩy khi vai bé ló ra, rồi đến cơ thể của bé được đẩy ra ngoài. Quá trình sinh con đã hoàn tất!

Cuối cùng, bạn đã đươc ôm bé vào lòng!

Khi từ bụng mẹ chuyển qua sống trong bầu khí quyển, bé cần phải được giữ ấm và được lau khô bằng khăn. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ nhanh chóng hút miệng và mũi bé một lần nữa nếu như bé còn nhiều chất nhầy trong đường hô hấp.

Nếu không có gì bất thường, bé sẽ được đặt lên bụng của bạn để bạn có thể chạm vào, hôn hay chỉ đơn giản là nhìn bé. Sự tiếp xúc da thịt với mẹ sẽ làm cho bé dễ chịu và ấm áp. Bé sẽ được quấn kỹ trong một tấm chăn ấm áp và có lẽ bé sẽ được đội chiếc mũ đầu tiên của mình để giữ ấm cơ thể.

Bác sĩ sẽ kẹp dây rốn của bé ở hai vị trí và sau đó sẽ cắt khoảng giữa 2 vị trí này. Chồng của bạn có thể sẽ được vinh dự mời làm việc này.

Lúc này bạn sẽ đắm chìm trong những cảm xúc lẫn lộn như hưng phấn, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên cảm giác căng thẳng cũng được giảm đi. Sau đó, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay tràn đầy năng lượng,…

Giai đoạn thứ 2 sẽ kéo dài trong bao lâu?

Toàn bộ giai đoạn thứ hai có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.

Categories
Gia đình Giải trí

Bé đi máy bay: Kinh nghiệm khi cho bé đi du lịch bằng máy bay

Bé đi máy bay là nỗi sợ của không ít ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và giữ bình tĩnh, mọi sự sẽ không quá tệ đâu ba mẹ nhé.

Chuyện cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đi máy bay có thể được xem là một thử thách với nhiều người. Do đó, ba mẹ nên chuẩn bị trước cả về vật chất lẫn tinh thần để giúp chuyến bay trở nên nhẹ nhàng hơn. Việc nghỉ ngơi trước chuyến đi cũng góp phần quan trọng để giữ cho ba mẹ có tinh thần vui vẻ, thoải mái và không dễ dàng nổi nóng nếu bé không ngoan.Bé đi máy bay

Chuẩn bị trước khi bé đi máy bay

Trước tiên, bạn cần đóng gói thực phẩm dự phòng, bình sữa, đồ chơi, một vài vật dụng có thể giúp cho bé con của bạn vui vẻ và bận rộn hơn trong khi di chuyển như thú bông hay đồ chơi chẳng hạn.

  • Nếu ngày thường bạn hạn chế cho bé ăn kẹo, đây là lúc nên “dễ dãi” một chút với bé. Một cây kẹo mút nhiều màu sắc có thể khiến bé thích thú và nín khóc ngay lập tức.
  • Mẹ nên cho bé bú hoặc ăn lúc cất cánh và hạ cánh vì động tác nuốt sẽ giúp giảm bớt áp lực lên tai, nhờ đó tai bé sẽ bớt đau.
  • Nếu bé đang bị đau bụng kéo dài, bạn nên trì hoãn chuyến đi, nếu có thể, cho đến khi tình hình bé tốt hơn.

Dỗ dành khi bé đi máy bay

  • Nếu bé khóc không ngừng khi đang trong chuyến bay, bạn có thể ẵm bé lên và đi tới đi lui để dỗ dành bé.
  • Bạn cũng có thể đưa bé ra gần cửa sổ, quang cảnh và những thứ mới mẻ xung quanh có thể đánh lạc hướng và khiến bé bình tĩnh trở lại. Đồng thời, tiếng động cơ máy bay sẽ giúp át tiếng khóc của bé khi bạn di chuyển.

Bạn có thể sẽ gặp phải những ánh nhìn và các ý kiến bất lịch sự từ một số hành khách nhưng quá chú ý đến chúng sẽ chỉ làm bạn rối hơn. Nếu bạn đã nghiêm túc đi đi lại lại trên các lối đi và cố gắng để dỗ dành bé, mọi người sẽ hiểu và thông cảm cho bạn thôi.

Bé đi máy bay
Mẹ nên dỗ dành bé nếu thấy con có dấu hiệu khó chịu, muốn khóc để không làm phiền tới những người xung quanh

Những chia sẻ kinh nghiệm khi cho bé đi máy bay của các bà mẹ

“Khi bạn biểu hiện sự căng thẳng ra ngoài, bé có thể cảm nhận được và như thế càng khó khăn hơn để xoa dịu bé. Cố gắng hít thở sâu, chậm rãi và nhớ rằng hầu hết mọi người trên máy bay đều biết bạn đang làm tất cả những gì có thể để dỗ bé nín khóc. Đừng để ý đến những ánh mắt khó chịu vì điều đó chỉ khiến bạn căng thẳng hơn. Bạn có thư giãn thì mới có thể khiến bé thư giãn được.” – Chị Minh Thảo, Q.4, TP.HCM.

“Là một tiếp viên hàng không với hai con nhỏ, mình thường đi đến các cửa hàng và mua vài món đồ chơi mới trước mỗi chuyến đi. Tuy nhiên, nên tránh những đồ chơi gây tiếng động ồn ào. Hai bé nhà mình thích bánh snack nên mình cũng đem theo vài gói mỗi khi đưa các bé đi máy bay. Sách thiếu nhi nhiều màu sắc cũng có thể hữu ích nhé. Đừng quên mang theo thú bông hoặc núm vú, nếu bé đang ngậm núm vú giả, và bình sữa trẻ em. “ – Chị Nguyệt Hằng, Q.7, TP.HCM.

“Cách của tôi có vẻ hơi “khác người”. Vài giờ trước khi bay, tôi không cho bé ăn no và ngủ nhiều mà giữ cho chúng bận rộn với các món đồ chơi hoặc các hoạt động chạy nhảy. Khi sắp lên máy bay tôi mới cho bé ăn, sau đó bé sẽ được ngủ ít nhất 2-3 giờ suốt chuyến bay. Nếu bé thức dậy trước khi đến nơi, tôi dẫn bé đi bộ dọc lối đi. Sau khi hạ cánh, tôi cho bé ăn một lần nữa. Một mẹo vặt có thể có ích cho bạn đó là bỏ các thứ cần thiết vào những túi nhỏ, như vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều khi lấy ra lấy vào.” – Chị Minh Tâm, Hà Nội.

Bé đi máy bay
Cho con ngủ nhiều trong suốt chuyến bay

♦ Và cách cư xử với những hành khách cùng chuyến bay

“Đôi khi cảm giác căng thẳng của ba mẹ cho bé đi máy bay không phải đến từ sự nghịch ngợm hay khóc la của bé mà là từ sự khó chịu của những người xung quanh. Mình cũng ngại lắm mỗi khi đưa bé đi máy bay, nhưng mẹ mình thì không. Một lần khi ông bà ngoại đi máy bay với hai cháu, không có vợ chồng mình đi cùng, khi thấy có những người nhăn nhó với hai nhóc nhà mình, bà đã rất nhẹ nhàng nói với họ rằng: “Lúc nào trên máy bay mà không có trẻ em và chắc chắn chúng sẽ khóc hoặc làm ồn. Trừ khi cô chú có máy bay riêng”.” – Chị Thanh Loan, Q.1, TP.HCM.

“Có 2 nguyên tắc cơ bản để bé không khóc trên máy bay: không để bé đói và luôn giữ cho bé bận rộn. Vợ chồng mình vừa đi nghỉ mát với con trai 2 tuổi. Khi bé bắt đầu làm ồn, mình chỉ việc cho bé bú. Bé thích chơi với chỗ trống trước chân, nghịch với mấy quả chuối trong khay thức ăn, thậm chí là bé còn “giao lưu” với các hành khách khác nữa. Cũng có lúc bé chán với trò đang chơi và bắt đầu ồn ào nhưng may mắn là trên máy bay cũng có những gia đình với con nhỏ khác nên mình cũng đỡ ngại. Khi tới giờ ăn, hai vợ chồng thay phiên nhau trông con. Mẹ nào cho bé đi máy bay nên sẵn sàng tâm lý sẽ gặp phải những người thô lỗ. Tốt nhất là lờ họ đi. Khi nào có con và đưa bé đi máy bay, họ sẽ biết cảm giác lúc đó là như thế nào.” – Chị Ngọc Anh, Q.5, TP.HCM.

“Lần đầu tiên đi máy bay với con, vợ chồng mình đã đem sẵn nút tai cho các hành khách khác, phòng khi cần. Thật may là bé rất ngoan, trừ những lúc đòi bú, bé có khóc chút đỉnh và chẳng ai cần đến nút tai cả.” – Anh Minh Tuấn, Q.1, TP.HCM.

[inline_article id=85428]

Bé đi máy bay có khá nhiều vấn đề có thể xảy ra có thể gây phiền toái tới những người xung quanh. Vì vậy mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho bé đi máy bay để đảm bảo sức khỏe cho con và không làm ảnh hưởng tới các hành khách khác nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Táo bón và viêm ruột

Táo bón ở trẻ sơ sinh và những thay đổi trong chế độ ăn uống
Khi bé bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi cũng là lúc những cơn đau bụng đầu tiên liên quan đến thức ăn xuất hiện. Chẳng hạn, đậu có thể làm bé đầy hơi trong những ngày đầu tiên bé bắt đầu thử ăn thức ăn đặc, nhưng đây chỉ là tình trạng tạm thời.

Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Táo bón và viêm ruột
Táo bón ở trẻ sơ sinh sẽ không đáng lo nếu chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu ăn dặm

Vấn đề dạ dày phổ biến nhất với những bé bắt đầu ăn dặm là chứng táo bón. Táo bón ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là bé không đi tiêu trong vòng 2-3 ngày. Sau đó chỉ đi dưới dạng phân cứng nhỏ. Nếu bé gặp phải tình trạng trên ở giai đoạn đầu ăn dặm, đây không phải là triệu chứng đáng lo ngại. Sau một vài tuần, hệ thống tiêu hóa của bé sẽ tự điều chỉnh theo những thay đổi trong chế độ ăn uống. Bé sẽ bắt đầu đi tiêu thường xuyên hơn.

Nếu bé ăn thức ăn đặc hay các thức ăn rắn, bạn có thể giúp bé bằng cách cho bé ăn những thức ăn giúp nhuận tràng như mơ, lê, mận và cắt giảm những loại có khả năng gây táo bón ở trẻ sơ sinh như chuối, táo, cà rốt, gạo và bí. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng có thể giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Tập thể dục cũng là một biện pháp kích thích ruột hoạt động và góp phần trị bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Thử đặt bé nằm thẳng và cho bé làm động tác đạp chân như đang đi xe đạp.

Viêm ruột và dạ dày
Nôn ói hay tiêu chảy đi kèm đau bụng là những dấu hiệu điển hình của viêm ruột và dạ dày. Viêm ruột – dạ dày mô tả tình trạng dạ dày và ruột bị viêm do virus hoặc vi khuẩn. Virus là thủ phạm phổ biến nhất, bao gồm rotavirus, adenovirus, calicivirus, và astrovirus.

Viêm ruột – dạ dày cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như: Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter, hoặc E. coli. Cũng có trường hợp viêm ruột – dạ dày là do ký sinh trùng như Giardia gây nên.

Các triệu chứng cúm dạ dày của bé sẽ tùy theo mức độ, có thể kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể. Nếu bé bị nôn mửa hay tiêu chảy, sốt cùng với cảm giác mất ngon miệng có thể nhanh chóng dẫn đến tình trạng mất nước.

Điều quan trọng nhất là ba mẹ cần cho bé uống nhiều chất lỏng như sữa bột hoặc sữa mẹ trong khi chiến đấu với bệnh. Bạn cũng có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ dung dịch điện giải để thay thế chất lỏng, khoáng chất và muối bé đã bị mất. Nếu bé có dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng mất nước, cần đưa bé đến phòng cấp cứu ngay để các bác sĩ can thiệp y tế.

Sau khi tình trạng đã khá hơn, bạn có thể cho bé trở lại chế độ ăn uống bình thường kể cả thức ăn đặc nếu bé đã bắt đầu ăn dặm. Nên tránh thức ăn nhiều chất béo.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Trào ngược dạ dày

Dấu hiệu bé bị trào ngược dạ dày
Hầu hết bé sơ sinh đều có hiện tượng khó chịu, nôn trớ trong hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra thường xuyên, có thể bé đã bị trào ngược dạ dày. Hầu hết các bé đều gặp phải hiện tượng này trong năm đầu đời.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng nôn trớ nói trên đi kèm với các dấu hiệu đau bụng khác biểu hiện ở việc bé cong lưng, giơ chân lên cao, ho hoặc nôn sữa trong lúc ăn, bé có thể bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).

Đau bụng ở trẻ sơ sinh: Trào ngược dạ dày
Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài, ba mẹ cần đưa bé đi khám để xác định bé có bị trào ngược dạ dày hay không

Làm gì khi bé bị trào ngược dạ dày?
Khi một em bé mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, thực phẩm và dịch tiêu hóa sẽ trào ngược trở lại thành cổ họng, gây kích thích niêm mạc thực quản. Cảm giác khó chịu này cũng giống như chứng ợ nóng ở người lớn. Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản có thể gây ra suy dinh dưỡng cũng như các vấn đề khác như mất nước. Lúc này, ba mẹ cần đưa bé đến bác sĩ nếu bé có dấu hiệu mắc bệnh. Hầu hết các bác sĩ đều có thể dễ dàng chẩn đoán trào ngược dạ dày – thực quản hơn các nguyên nhân gây đau bụng khác nhờ vào các triệu chứng sau: bé có vẻ đói ngấu nghiến, bé bám vào núm vú hoặc bình và bú trong khoảng 15 hoặc 20 giây, sau đó cong lưng, quay mặt đi và bắt đầu khóc. Các biểu hiện này kèm theo việc la hét, đó là khi hiện tượng trào ngược xuất hiện.

Nếu nghi ngờ bé mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bác sĩ sẽ cho bé làm các xét nghiệm cần thiết, đồng thời kê toa thuốc và hướng dẫn ba mẹ cách thức cho bé ăn nhằm giúp bé bớt khó chịu và đau ở vùng bụng.