Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Kinh nghiệm chọn núm bình sữa cho trẻ sơ sinh

chọn núm bình sữa cho trẻ sơ sinh
Núm vú cho trẻ sơ sinh cần mềm và vừa vặn với miệng bé

Cách chọn núm vú mềm cho trẻ sơ sinh

Núm vú chính là phần quan trọng nhất mà ba mẹ phải mất thời gian chọn lựa vì nó ảnh hưởng trực tiếp nhất tới việc bé bú như thế nào.

♥ Về chất liệu núm ti cho trẻ sơ sinh

Bạn có thể chọn núm vú cao su hoặc silicone, hay latex (tuy nhiên cần xem con có dị ứng với chất này không). Núm vú cao su mềm hơn và dẻo hơn, có cảm giác giống với ti mẹ nhất nên thích hợp với các bé còn nhỏ, nhưng thời gian sử dụng không bền và một số em bé có thể bị dị ứng với chúng. Bên cạnh đó, núm vú cao su có thể có mùi cao su khiến bé không chịu bú.

Còn núm vú silicone không có mùi và bền hơn, giữ dáng lâu hơn, thích hợp với những bé đã mọc răng vì lúc này bé rất thích nhai, cắn.

chọn núm bình sữa cho trẻ sơ sinh
Chọn núm vú bình sữa cho trẻ sơ sinh cần hỗ trợ tốt cho việc bú bình của bé

♥ Về kiểu dáng và kích cỡ núm vú mềm cho trẻ sơ sinh 

Bạn có thể chọn loại núm vú cho trẻ sơ sinh với hình dạng truyền thống, núm vú có tính năng chỉnh hình răng hay dạng đầu bằng. Giống như tên gọi của mình, núm vú có tính năng chỉnh hình răng được thiết kế phù hợp với vòm miệng và lợi của bé.

Trên thị trường có nhiều loại núm vú với kích cỡ và tốc độ chảy khác nhau. Bạn nên cho bé thử một vài loại để tìm ra kích cỡ phù hợp nhất. Khi cho bú, quan sát xem bé có gặp khó khăn để nút được sữa hoặc sữa chảy quá nhiều khiến bé bị nghẹn. Ba mẹ cũng không nên cố gắng chỉnh sửa lỗ chảy của núm vú nhỏ để tăng tốc độ chảy của sữa.

Bạn không thể biết trước hình dáng hoặc kích cỡ núm vú nào bé sẽ thích. Tốt nhất bạn nên mua nhiều loại khác nhau và quan sát phản ứng của bé. Nên lựa chọn loại núm vú có đáy rộng để bé dễ bú, cho con cảm giác như đang bú mẹ. Lại này giúp mẹ dễ dàng vệ sinh để đảm bảo việc khử trùng, làm sạch dễ và an toàn.

Khi nào nên thay núm vú cho trẻ sơ sinh?

Khi bạn dốc ngược bình sữa xuống, nếu sữa nhỏ giọt liên tục, đó là núm vú phù hợp cho bé bú. Nếu sữa chảy thành dòng, điều này có nghĩa là lỗ trên núm vú quá lớn và bạn phải thay núm vú khác.

Kiểm tra núm vú định kỳ xem có các dấu hiệu bị mòn hay không, chẳng hạn như núm vú bị đổi màu hoặc bị mỏng đi. Đây là lúc bạn nên thay núm vú cũ vì nó có thể bị nứt và làm bé bị nghẹn.

Ngoài ra, mẹ cần thay nếu núm ty cho trẻ sơ sinh bị:

  • Sữa chảy ồ ạt, không đều khiến trẻ bú dễ bị sặc. Kiểu núm này quá to so với trẻ và dễ gây nguy hiểm cho con.
  • Núm ty bị dính lại và không chảy sữa: Mẹ rất dễ xác định bằng cách thử trước: Nếu mẹ mút mạnh mà núm bẹp lại, dùng hết sức mút nhưng sữa không chảy ra thì nên thay. Trẻ sẽ vô cùng cáu gắt nếu mỗi lần bú lại vất vả như thế.
  • Khi cần thay size núm ty theo độ tuổi: Ở mỗi độ tuổi, kích cỡ núm ty cho trẻ sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh bú ít thì mẹ chọn size nhỏ, qua 2-3 tháng mức bú khác nhau mẹ phải thay bình. Tương tự, trẻ 6-7 hay 9-10 tháng kích cỡ bình sữa, núm ty cũng phải lớn hơn.

Chọn núm bình sữa cho trẻ sơ sinh theo độ tuổi

Nếu bé đang bú bình, nên mua cho bé loại núm vú có kích thước nhỏ nhất trong các loại đang bán trên thị trường. Bạn cũng nên cho bé chọn loại núm vú nào phù hợp nhất với bé. Nếu bạn mới cho bé cai sữa mẹ và chuyển sang bú bình, cần tìm loại núm vú phù hợp với độ tuổi của con bạn.

Ban đầu, bạn có thể sử dụng núm vú cho trẻ sơ sinh được bán kèm với bình sữa trong bộ bình sữa dành cho trẻ sơ sinh, nhưng tốt nhất tìm cho bé loại núm vú mà bé thật sự thích. Khi bạn đã biết sở thích của bé, bạn có thể mua loại núm vú đó với số lượng lớn.

Khi lựa chọn núm vú cho trẻ sơ sinh, mẹ nên chú ý đến độ tuổi của con. Trung bình cứ từ 2-3 tháng, mẹ cần thay đổi núm vú cao su cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, mức độ sử dụng nhiều hay ít, việc vệ sinh và bảo quản…

>>> Bạn có thể quan tâm: Có nên cho bé ngậm núm vú giả?

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Bình sữa cho bé loại nào tốt? Kinh nghiệm chọn bình sữa cho bé sơ sinh

Bình sữa cho bé loại nào tốt? Cách chọn mua bình sữa

Có hai lựa chọn về bình sữa cho bé là bình sữa bằng nhựa và bình sữa bằng thủy tinh. Mỗi loại đều có ưu và khuyết điểm của nó, cụ thể như sau:

Bình sữa bằng nhựa

Có giá thành rẻ hơn bình sữa bằng thủy tinh. Do trọng lượng nhẹ nên bé dễ cầm khi bú. Tuy nhiên, khi mua bạn nên lưu ý về nguyên liệu phải tuyệt đối không có chứa chất BPA bởi đây là hóa chất nhân tạo, có thể ngấm vào sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như: có khả năng làm cho não và hệ sinh dục của bé phát triển bất thường.

Khi chọn mua bình sữa bằng nhựa, bạn nên chú ý chọn loại làm bằng chất liệu an toàn với các dấu hiệu nhận biết sau:

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản
Dấu hiệu an toàn khi mua bình sữa bằng nhựa.

Một điều cần thận trọng là khi bình sữa bằng nhựa có ký hiệu sau thì chúng ta không nên mua vì đây là nhựa không an toàn:

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản

Bình sữa bằng thủy tinh

Nguyên liệu thủy tinh nhìn chung an toàn hơn bằng nhựa. Bình sữa thủy tinh còn dẫn truyền nhiệt tốt, dễ cọ rửa. Tuy nhiên, do trọng lượng sẽ nặng hơn bình nhựa nên có thể gây khó khăn cho bé khi cầm bú.

Ngoài ra, nên chọn loại núm vú bằng silicon, mặc dù giá thành đắt hơn núm vú cao su thông thường nhưng nó có ưu điểm là bền và không có mùi. Việc chọn mua cổ bình sữa rộng hay hẹp là tùy vào sở thích của cha mẹ, cổ rộng thì sẽ dễ vệ sinh, dễ pha sữa; cổ hẹp thì gọn gàng và dễ cầm.

Chọn kích cỡ phù hợp

Kích cỡ của bình sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bình nhỏ từ 50ml đến 120ml cho bé dưới 3 tháng tuổi, bình trung từ 120ml đến 180ml cho bé dưới 1 tuổi, bình lớn từ 180ml đến 250ml cho bé từ 1 tuổi trở lên.

Khi mua bình sữa cho bé nên chú ý tới van thông hơi, điều này cũng quan trọng vì nó giúp bé không bị nuốt không khí vào bụng và tiêu hóa dễ dàng hơn.

bình sữa cho bé: Cách chọn mua và bảo quản
Chọn bình sữa có kích cỡ phù hợp cho con.

5 điều cần biết về BPA khi mua bình sữa cho bé

Nhựa có chưa BPA là nguy hiểm, vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé ngay sau khi sinh, mẹ cần chú ý 5 điều sau:

BPA là gì?

Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Đây là một chất hóa học dùng trong công nghiệp sản xuất các loại đồ nhựa như bình sữa, núm vú cho trẻ sơ sinh và đồ chứa thực phẩm. BPA là hợp chất hóa học được một nhà hóa học người Nga phát hiện từ năm 1891.

Nhựa BPA có mặt khắp mọi nơi

Các sản phẩm nhựa dành cho em bé mới sinh xuất hiện tràn lan trên thị trường. Khi lựa chọn bình sữa, núm vú hay các loại đĩa, bát, thìa ăn dặm cho bé, mẹ cần đặc biệt để ý tới chất liệu sản phẩm.

Đồ chơi bằng nhựa cũng “giăng bẫy” rất nhiều bà mẹ, hộp nhựa đựng đồ ăn cho bé, tất cả đều có nguy cơ chứa BPA không an toàn. Đừng vì mong muốn các sản phẩm nhựa trong, dẻo và bền hơn mà lựa chọn đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ cho trẻ sơ sinh.

Phần lớn BPA đi vào cơ thể người qua đường ăn uống

BPA ở các sản phẩm nhựa làm ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua đường ăn uống. Mẹ cần biết BPA rất dễ hòa tan trong các loại thực phẩm, và một khi đã vào được cơ thể thì sẽ rất khó để đẩy chúng ra ngoài.

BPA thường xuất hiện ở mặt bên trong các hộp đựng thực phẩm để tránh không cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với kim loại, tuy nhiên điều này lại khiến thực phẩm bị nhiễm BPA. Đường đi cơ bản: BPA ngấm từ đồ nhựa – Hòa tan trong chất béo của thực phẩm – Phát tán vào đồ ăn uống, đặc biệt là các sản phẩm nhựa chứa BPA được rửa, hay dùng để đựng chất lỏng ở nhiệt độ cao hoặc có tính axit.

BPA gây hại sức khỏe

Theo Newsweek, một nhà nghiên cứu lâu năm của Đại học Missouri, Columbia, có khoảng 1.000 nghiên cứu về BPA thực hiện trên động vật. Hầu hết các kết quả đều cho thấy nó gây nên hoặc có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe, từ những thay đổi trong khả năng sinh sản, tăng nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch, cho đến làm suy yếu quá trình phát triển của não bộ.

Cách tốt nhất để tránh BPA là hạn chế tiếp xúc

Để bảo vệ bé khỏi các chất độc hại, bạn có thể xem xét các lựa chọn sau:

  • Sử dụng bình thủy tinh.
  • Nếu bạn vẫn quyết định sử dụng bình nhựa, hãy tìm loại bình được dán nhãn “BPA free” (không chứa BPA), loại sản phẩm này đang ngày càng phổ biến.

Lưu ý: Các loại bình nhựa nhìn trong suốt và có mã số tái chế “7” hoặc chữ “PC” cho thấy bình được làm bằng nhựa polycarbonate và có thể có chứa BPA. Còn các bình nhựa có màu đục hơn và làm từ nhựa polyethylene hoặc polypropylene sẽ có mã số tái chế 2 hoặc 5.

  • Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều các hóa chất khác nhau trong nhựa mà ta chưa biết hết tác hại của chúng, vì thế tốt nhất là nên cẩn thận với tất cả các bình nhựa, cho dù chúng có dán nhãn “BPA free”. Do đó, bạn chỉ nên đổ sữa vào bình ngay trước khi cho bé bú và đổ bỏ phần sữa thừa.
  • Không nên sử dụng thực phẩm đóng hộp.
  • Không hâm nóng bình sữa nhựa có chứa sữa bên trong.
  • Không để bình sữa nhựa vào lò vi sóng hoặc máy rửa chén vì BPA và các chất hóa học khác sẽ được phát tán khi bị hâm nóng.
  • Nếu bình sữa nhựa bị trầy hoặc sờn, mòn, nên bỏ chúng ngay vì bình nhựa ở tình trạng không nguyên vẹn là nguồn phát tán hóa chất.
  • Phụ nữ mang thai nên hạn chế tiếp xúc với đồ nhựa, cho con bú trực tiếp, ít nhất là trong năm đầu tiên, hạn chế tối đa dùng các loại bình sữa.

Một mách nhỏ cho mẹ là đối với trẻ sơ sinh, bạn nên mua khoảng 6 bình loại 110ml để bắt đầu cho bé bú. Sau đó chuyển sang bình 225ml hoặc 255ml khi bé được khoảng 4 tháng và nên giữ lại những bình có kích cỡ nhỏ để dự phòng khi cần. Các bà mẹ hiện đại sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu trữ, giữ ấm, khử trùng bình sữa với các phụ kiện như bàn chải rửa bình sữa và núm vú, túi ủ sữa, nắp đậy bình sữa…

Cách sử dụng và bảo quản bình sữa

Bạn nhớ chú ý pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa vì có loại sữa pha với nước nóng nhưng cũng có loại sữa pha với nước nguội. Nếu bé thích sữa nóng, bạn có thể ngâm bình sữa trong nước nóng từ 4 đến 6 giờ sau đó cho bé bú.

Nên ước lượng, điều chỉnh lượng pha vừa đủ cho bé mỗi lần bú, không nên pha sữa quá nhiều để bé bù dần vì như vậy sẽ khiến sữa bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh cho bé. Nếu sữa còn dư, bạn nên hâm lại trước khi cho bé bú.

Vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bé bú xong cũng là điều quan trọng vì giúp cho lần pha sữa tiếp theo không bị nhiễm khuẩn, an toàn cho bé. Rửa bình sạch sẽ bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì môi trường này thuận lợi cho vi khuẩn của sữa phát triển. Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú, vì đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp bằng miệng, nếu vệ sinh không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh.

Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé bú bình bao nhiêu là đủ: Dựa trên cân nặng và độ tuổi

Bé bú bình bao nhiêu là đủ? Mẹ cần nắm rõ lượng sữa bé bú theo từng tháng tuổi để chăm con đúng cách không vô tình gây hại cho đường tiêu hóa của bé nhé.Bé bú bình

Dấu hiệu bé đói bụng

Nhìn chung, bé ăn khi đói và dừng lại khi đủ no, vì vậy thông qua các dấu hiệu bé đang đói, bạn sẽ biết cần cho bé bú bình khi nào và bao nhiêu là tốt nhất.

Bạn nghĩ rằng các bé sơ sinh sẽ khóc khi đói? Không. Bé khóc có nghĩa là con đã đói được một lúc lâu rồi! Bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sớm như bé chép miệng, mút môi, có vẻ như đang tìm kiếm thứ gì đó hoặc bé đưa tay lên miệng.

♦ Thay đổi khẩu vị: Bé có thể háu ăn hơn bình thường trong một số thời kỳ nhất định, cụ thể là giai đoạn 10-14 ngày sau khi sinh và ở giai đoạn bé được 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Ngoài ra, bé bú bình có thể lâu đói hơn bình thường nếu cảm thấy không khỏe.

♦ Bú chưa đủ: Bạn sẽ nhận ra bé muốn bú nữa khi kết thúc cữ bú một cách nhanh chóng và bé nhìn xung quanh để tìm thêm thức ăn. Nếu bé có vẻ đói sau lần bú bình đầu tiên, chuẩn bị thêm một bình nữa cho bé ngay lúc đó. Chỉ nên pha thêm một ít sữa để bé có thể uống vừa hết.

♦ Bú quá nhiều: Các dấu hiệu nhận biết bé đã bú quá no: Nôn mửa sau khi bú, đau bụng sau khi bú. Khi bé co chân lên hoặc vùng cơ bụng có vẻ căng, có thể bé đang đau bụng.

♦ Không phải lúc nào bé cũng đói: Bạn không nên vội vàng cho bé bú ngay khi bé khóc nếu bé vừa được cho bú trước đó. Lý do có thể vì bị ướt tã, bé muốn ợ hơi hay đơn giản muốn được bạn vỗ về.Bé bú bình

Dấu hiệu cho thấy bé bú bình đủ cho sự phát triển và tăng trưởng

♦ Bé tiếp tục tăng cân sau hai tuần đầu tiên sau sinh và duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm đầu tiên. Hầu hết các bé có thể bị sụt cân khoảng 10% trọng lượng sơ sinh nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tăng cân như cũ trước khi bé khoảng 2 tuần tuổi.

♦ Bé tỏ ra thoải mái và hài lòng sau khi ăn.

♦ Bé làm ướt 5-6 tã mỗi ngày nếu bạn đang sử dụng cho bé loại tã dùng một lần hoặc 6-8 lần nếu bạn đang cho bé sử dụng tã vải.

Làm gì nếu bạn nghi ngờ bé bú ít hơn bình thường hoặc bú quá nhiều?

Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bé nhằm giúp ba mẹ xác định các chỉ số đó có phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của bé hay không, đồng thời tư vấn xem ba mẹ nên làm gì cho bé.

Cách cho bé bú bình

1. Nên cho bé bú bình bao nhiêu mỗi ngày?

Sau đây là hướng dẫn của Marry Baby dành cho những bé bú bình trong 4-6 tháng đầu tiên, sau đó kết hợp uống sữa bột và ăn dặm cho đến khi bé được 1 tuổi.

Về cơ bản, bạn không nên cho bé uống nhiều hơn 900 gram sữa bột trong một ngày. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn cần giảm lượng sữa dành cho bé. Các bác sĩ có thể cho bạn biết bé đang ở đâu trên biểu đồ tăng trưởng nhằm đảm bảo rằng bé đang phát triển đúng tiến độ và được cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng vừa đủ.

*Lưu ý: Nếu bé được cho bú sữa mẹ kết hợp sữa bột, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về liều lượng cần thiết.Bé bú bình

2. Cho bé bú bình theo trọng lượng cơ thể

Trong 4-6 tháng đầu tiên khi bé không ăn bất kỳ thức ăn đặc nào, cách đơn giản để xác định lượng sữa bột bé cần là 150g sữa trên 1kg cân nặng của bé mỗi ngày. Ví dụ, nếu bé nặng 2,7kg, bạn sẽ phải cung cấp cho bé 400g sữa bột trong khoảng thời gian 24 giờ.

Tuy nhiên, cách quy đổi trên không phải là một quy tắc “bất di bất dịch” mà bạn áp đặt cứng nhắc đến bé. Đó chỉ là lượng sữa trung bình mà một đứa bé cần được nhận trong một ngày. Thức ăn hàng ngày sẽ thay đổi theo nhu cầu của từng bé. Bé có thể sẽ cần ít hoặc nhiều sữa hơn vào những ngày khác nhau.

3. Cho bé bú bình theo độ tuổi

Trong tuần đầu tiên sau sinh, bạn không nên cho bé bú bình quá nhiều để giữ cho bé có trọng lượng khỏe mạnh. Hầu hết bé mới sinh sẽ cần bú sau mỗi vài giờ. Bạn có thể bắt đầu với 40-60ml sữa bột mỗi lần cho bú trong tuần đầu tiên, và sau đó lên đến 60-90ml sau mỗi 3-4 giờ.

Khi bé lớn hơn, đồng nghĩa với việc bao tử của bé sẽ chứa được nhiều hơn, bé có thể bú ít lần hơn nhưng bú nhiều hơn cho mỗi lần. Khi được 1 tháng tuổi, bé có thể sẽ giảm số lần ăn xuống còn 5-6 lần với khoảng 120ml sữa/lần. Đến khi được 6 tháng tuổi, bé có thể bú 4 hoặc 5 lần với 180-240ml sữa/lần.

Bé có thể sẽ duy trì thói quen bú kể trên cho đến được 1 tuổi. Sau đó, bé có thể chuyển sang chế độ ăn với sữa tươi nguyên chất cùng ba bữa ăn dặm và hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày.Bé bú bình

Làm gì nếu bạn nghi ngờ bé bú bình quá nhiều hoặc quá ít?

Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bé nhằm giúp ba mẹ xác định các chỉ số đó có phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của bé hay không, đồng thời tư vấn xem ba mẹ nên làm gì cho bé.

Các bé có cùng cân nặng và độ tuổi vẫn có thể có nhu cầu về lượng sữa khác nhau, vì thế ba mẹ cũng cần quan sát các dấu hiệu khi đói, khi no của bé để biết nên cho bé bú bình bao nhiêu là tốt nhất nhé.

Marry Baby

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Bé bú bình bao nhiêu là đủ: Dựa trên dấu hiệu đói của bé

Những dấu hiệu đói của bé
Nhìn chung, bé ăn khi đói và dừng lại khi đủ no, vì vậy thông qua các dấu hiệu bé đang đói, bạn sẽ biết cần cho bé bú bình khi nào và bao nhiêu là tốt nhất.

Bạn nghĩ rằng các bé sơ sinh sẽ khóc khi đói? Không. Bé khóc có nghĩa là bé đã đói được một lúc lâu rồi! Bạn cần chú ý đến các dấu hiệu sớm như bé chép miệng, mút môi, có vẻ như đang tìm kiếm thứ gì đó hoặc bé đưa tay lên miệng.

Bé bú bình bao nhiêu là đủ: Dựa trên dấu hiệu đói của bé
Quan sát dấu hiệu đói của bé để biết lượng sữa cần khi cho bé bú bình

Thay đổi khẩu vị: Bé có thể háu ăn hơn bình thường trong một số thời kỳ nhất định, cụ thể là giai đoạn 10-14 ngày sau khi sinh và ở giai đoạn bé được 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Ngoài ra, bé bú bình có thể lâu đói hơn bình thường nếu cảm thấy không khỏe.

Bú chưa đủ: Bạn sẽ nhận ra bé muốn bú nữa khi kết thúc cữ bú một cách nhanh chóng và bé nhìn xung quanh để tìm thêm thức ăn. Nếu bé có vẻ đói sau lần bú bình đầu tiên, chuẩn bị thêm một bình nữa cho bé ngay lúc đó. Chỉ nên pha thêm một ít sữa để bé có thể uống vừa hết.

Bú quá nhiều: Các dấu hiệu nhận biết bé đã bú quá no: nôn mửa sau khi bú, đau bụng sau khi bú. Khi bé co chân lên hoặc vùng cơ bụng có vẻ căng, có thể bé đang đau bụng.

Không phải lúc nào bé cũng đói: Bạn không nên vội vàng cho bé bú ngay khi bé khóc nếu bé vừa được cho bú trước đó. Lý do có thể vì bị ướt tã, bé muốn ợ hơi hay đơn giản muốn được bạn vỗ về.

Dấu hiệu cho thấy bé bú bình đủ cho sự phát triển và tăng trưởng:

  • Bé tiếp tục tăng cân sau hai tuần đầu tiên sau sinh và duy trì tốc độ tăng trưởng trong năm đầu tiên. Hầu hết các bé có thể bị sụt cân khoảng 10% trọng lượng sơ sinh nhưng sau đó sẽ nhanh chóng tăng cân như cũ trước khi bé khoảng 2 tuần tuổi.
  • Bé tỏ ra thoải mái và hài lòng sau khi ăn.
  • Bé làm ướt 5-6 tã mỗi ngày nếu bạn đang sử dụng cho bé loại tã dùng một lần, hoặc sáu đến tám lần nếu bạn đang cho bé sử dụng tã vải.

Làm gì nếu bạn nghi ngờ bé bú bình quá nhiều hoặc quá ít?
Các bác sĩ có thể kiểm tra trọng lượng cũng như tốc độ tăng trưởng của bé nhằm giúp ba mẹ xác định các chỉ số đó có phù hợp với trọng lượng và độ tuổi của bé hay không, đồng thời tư vấn xem ba mẹ nên làm gì cho bé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em: Triệu chứng và cách chữa trị

Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một hội chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về hội chứng này để biết cách phòng ngừa cho con nhé.

1. Tổng quan về Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em (OSA) là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, trẻ ngừng thở trong thời gian ngắn khi đang ngủ. Hiện này xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp. Việc ngừng thở có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Tỷ lệ xảy ra ngừng thở khi ngủ ở trẻ em có tỷ lệ từ 2-5%. Trong đó trẻ từ 2-6 tuổi dễ mắc bệnh nhất.

1.1 Nguyên nhân gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Các cơ ở đầu và cổ giúp giữ cho đường hô hấp của trẻ luôn mở. Khi trẻ chìm vào giấc ngủ, các cơ này có xu hướng giãn ra. Điều đó cho phép các mô gấp lại gần nhau hơn. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do một nguyên nhân nào đó trong khi thức, khi trẻ ngủ có thể khiến đường hô hấp đóng lại hoàn toàn. Từ đó gây ra khiến trẻ khó thở thậm chí ngừng thở khi ngủ.

Nguyên nhân cơ bản của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em phổ biến nhất là viêm amidan và u tuyến phì đại. Các tuyến này nằm ở phía sau và hai bên cổ họng. Chúng có thể phát triển quá lớn. Hoặc nhiễm trùng có thể khiến chúng sưng lên. Sau đó, chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở trong thời gian ngắn khi ngủ.

trẻ béo phì
Trẻ béo phì là nguyên nhân gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ ở trẻ em cũng có thể do:

  • Béo phì.
  • Có khối u phát triển ở đường thở.
  • Tiền sử gia đình từng có người bị ngưng thở khi ngủ.
  • Một số hội chứng hoặc dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng Pierre-Robin.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả

1.2 Triệu chứng khi trẻ em ngưng thở khi ngủ

ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Một số triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:

  • Tè dầm
  • Thở bằng miệng
  • Trằn trọc khi ngủ
  • Mộng du vào ban đêm
  • Nhức đầu vào buổi sáng
  • Tăng động vào ban ngày
  • Ngủ nhiều hoặc hay nổi cáu vào ban ngày
  • Ngừng thở, thường kéo dài vài giây đến một phút
  • Tiếng ngáy to, thở hổn hển hoặc khịt mũi trong khi ngủ
  • Việc học tập xảy ra nhiều vấn đề như điểm kém đột xuất, không tập trung

Nếu bé chỉ ngáy mà không kèm các triệu chứng khác, cha mẹ không cần lo lắng vì bản thân ngáy là hiện tượng bình thường.

2. Ảnh hưởng của hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em khi không được điều trị

Đôi khi tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ có ít oxy trong máu hơn bình thường. Điều này là do bệnh có thể khiến không khí và oxy khó lưu thông vào và ra khỏi phổi. Nếu trẻ bị ngưng thở khi ngủ không được điều trị kịp thời, phổi và tim của trẻ có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Chứng ngưng thở khi ngủ mãn tính cũng có thể dẫn đến không thể tăng trưởng và phát triển kém.

Ngoài ra, trẻ ngưng thở không được diều trị đúng cách có thể bị:

  • Giấc ngủ bị xáo trộn trong thời gian dài khiến tình trạng mệt mỏi kinh niên vào ban ngày.
  • Khó tập trung ở trường học ảnh hưởng đến kết quả học tập.
  • Dẫn đến các vấn đề về hành vi bắt chước rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), điển hình như hiếu động thái quá, nổi loạn, bốc đồng.
  • Tâm trạng khó chịu.
  • Khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên cáu gắt.
  • Có thể gây cao huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ (hiếm gặp).

3. Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

Để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và cách ngủ của trẻ. Bác sĩ sẽ cho trẻ khám sức khỏe. Trẻ cũng có thể được thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ.

Một nghiên cứu về giấc ngủ là cách tốt nhất để chẩn đoán hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ. Nhưng bài kiểm tra có thể khó thực hiện với trẻ nhỏ hơn. Đối với nghiên cứu, trẻ có thể phải ngủ trong một phòng thí nghiệm đặc biệt. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ được kết nối với màn hình kiểm tra:

  • Hoạt động trí não
  • Hoạt động cơ bắp
  • Hoạt động điện của tim
  • Lượng không khí đi qua mũi và miệng
  • Chuyển động của ngực và thành bụng
  • Hàm lượng oxy và thường là carbon dioxide trong máu

Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho trẻ đến một chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá thêm. Đôi khi, kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ có thể được thực hiện bằng một thiết bị được đặt tại nhà.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

5. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ

ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Vận động để cải thiện hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em

 

Chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em được điều trị theo một trong bốn cách chung, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn. Các lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: Cắt bỏ amidan phì đại và adenoit (amidan và u tuyến phì đại là nguyên nhân phổ biến nhất của OSA ở trẻ em). Các loại phẫu thuật khác có thể cần thiết ở những trẻ có bất thường về cấu trúc của vùng đầu và cổ. Ví dụ, một bác sĩ nha khoa hoặc phẫu thuật hàm mặt có thể điều chỉnh vị trí của các răng không thẳng hàng hoặc xương hàm nhỏ để tạo ra nhiều khoảng trống hơn trong đường thở.
  • Thay đổi lối sống: Giảm cân (thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục) có thể hữu ích trong việc điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ em thừa cân.
  • Thuốc: Thuốc đôi khi có thể hữu ích trong việc giữ cho đường thở thông thoáng hoặc mở đường thở. Ví dụ như fluticasone (Flonase®) và montelukast (Singulair®).
  • Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP): CPAP bao gồm việc đeo mặt nạ qua mũi khi ngủ. Mặt nạ được gắn với một máy nhỏ cầm tay để thổi không khí qua đường mũi và vào đường thở. Áp suất không khí do máy tạo ra sẽ giữ cho đường thở của con bạn được mở và cho phép trẻ thở bình thường trong khi ngủ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giúp con dễ chịu tức thì

Tình trạng ngưng thở khi ngủ dễ xảy ra ở trẻ em từ 2-6 tuổi và dễ xảy ra biến chứng. Vì vậy cha mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của con và biết cách chữa trị kịp thời để tránh xảy ra điều đáng tiếc.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Vì sao bé bị mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ

Thói quen ngáy và khịt mũi khi ngủ của trẻ sơ sinh
Nếu bé của bạn thỉnh thoảng ngáy hoặc khịt mũi trong khi ngủ, bạn không cần phải lo lắng, nhất là khi tiếng ngáy của bé đều đặn. Nhiều em bé cũng sẽ ngáy khi chúng bị nghẹt mũi. Nếu bé đang bị cảm lạnh, bạn có thể thử đặt máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng để giúp bé dễ thở hơn.

Nếu bé ngủ ngáy dai dẳng, đây có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Trong trường hợp bé lúc ngáy lúc không và sau đó là thở hổn hển, có thể đường hô hấp của bé đang bị tắc nghẽn. Triệu chứng này được gọi là “chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn”. Đây là một tình trạng mãn tính, không giống như giai đoạn ngưng thở trong chu kỳ thở của bé đã được nói ở trên. Lúc này, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra.

Còn một lý do khác gây ra hiện tượng ngáy khi ngủ ở trẻ sơ sinh là dị ứng. Đối với những trường hợp này, máy lọc không khí trong phòng ngủ hoặc một vài loại thuốc do bác sĩ kê toa có thể giúp bé cảm thấy khỏe hơn. Bạn nên đưa bé đi khám để xác định xem liệu bé có bị dị ứng hay không và bạn cần làm gì cho bé lúc này.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Đổ mồ hôi trộm, ngáy và khịt mũi khi ngủ
Tiếng ngáy của trẻ sơ sinh có thể mách cho mẹ biết bé có gặp vấn đề gì về đường hô hấp hay không

Trẻ sơ sinh hay đổ mồ hôi trộm ban đêm
Một số trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầm đìa khi giấc ngủ của bé ở giai đoạn sâu nhất vào ban đêm. Đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ rất phổ biến nhưng nếu mồ hôi ra quá nhiều, có thể có điều gì đó không ổn. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh cũng như các bệnh nhiễm trùng khác hay do tình trạng ngưng thở khi ngủ, bởi bé rất khó khăn để có thể thở được cho nên bé sẽ đổ mồ hôi nhiều.

Một trong những nguy cơ dẫn đến hội chứng đột tử ở bé sơ sinh (SIDS) là do quá nóng, vì vậy, phòng ngủ của bé cần được thoáng mát. Ngoài ra, quần áo cũng cần đủ ấm, thoải mái để bé có thể ngủ mà không cần phải đắp chăn. Để tránh nguy hiểm cho bé, ba mẹ không nên quấn bé quá nhiều lớp, cũng không nên để vật dụng giường ngủ hay trong cũi của bé.

Nguyên tắc cơ bản là nếu bạn thấy nóng, em bé của bạn cũng sẽ thấy nóng. Nếu nhiệt độ trong nhà mát mẻ, bé mặc đồ thoáng mát nhưng vẫn ra mồ hôi, tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Mẹ đã biết hết chưa?

Khi 10 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 tiếng một ngày bao gồm cả những giấc ngủ ngắn trong ngày (khoảng từ một đến hai tiếng mỗi lần). Vậy giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi là như thế nào? Trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Trẻ 10 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Không riêng gì trẻ 10 tháng tuổi, thời gian chính xác cho giờ đi ngủ và giấc ngủ trưa ở mỗi em bé khác nhau. Nhưng khi nói giờ giấc đi ngủ của trẻ 10 tháng tuổi có thể có một mô hình khá dễ đoán.

Trẻ ở độ tuổi này thường thức dậy sớm, ngủ trưa vào buổi sáng và buổi chiều, và đi ngủ từ 7 giờ tối đến 8 giờ tối, ngủ từ 10 đến 12 giờ trong đêm. Khi 11 và 12 tháng, trẻ có thể sẽ tuân theo lịch trình tương tự.

Dưới đây là một ví dụ về lịch trình giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi:

  • 7:00 sáng: Thức dậy
  • 9:30 sáng: Ngủ trưa
  • 11:00 sáng: Thức dậy
  • 2:30 chiều: Ngủ trưa
  • 4:00 chiều: Thức dậy
  • 7:00 tối: Thói quen trước khi đi ngủ
  • 7:30 tối: Giờ đi ngủ

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi

1. Trẻ ngủ ngày thức đêm 

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Ngủ ngày thức đêm là hiện tượng thường gặp ở giấc ngủ của trẻ sơ sinh không riêng gì trẻ 10 tháng tuổi. Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể là do:

  • Trẻ ngủ ngày thức đêm là do đói bụng
  • Do nhầm lẫn giữ ngày và đêm
  • Do vấn đề về sức khỏe như mọc răngcảm sốt
  • Do trẻ còn quen mùi cha mẹ muốn ngủ chung
  • Trẻ ngủ ngày thức đêm do các yếu tố kích thích hệ thần kinh

Cha mẹ có thể tham khảo thêm Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

2. Vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Tỉnh giấc giữa đêm

Đừng ngạc nhiên nếu bé con đang ngủ ngoan của bạn bỗng nhiên trở thành cú đêm và phải mất khá lâu bé mới ngủ lại được. Những vấn đề này thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh đạt được bước phát triển quan trọng với khả năng nhận thức và khả năng vận động của mình, đi kèm một chút cảm giác lo lắng về sự xa cách.

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé bắt đầu tập đi, tập dừng và học cách đi đứng. Bé đang hoàn thiện và phát triển các kỹ năng này, bé tỉnh dậy vào ban đêm để tập luyện hoặc quá vui mừng nên khó ngủ. Bé sẽ khóc nếu không thể tự ngủ lại.

Cảm giác sợ xa cách cũng là lý do khiến bé thức dậy. Bé thức dậy sẽ đi tìm bạn để cảm thấy an tâm hơn và chỉ bình tĩnh lại khi bạn bước vào phòng và vỗ về bé.

3. Vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Khóc thét giữa đêm

bé khóc thét

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi thường dễ bị gián đoạn khi bé rơi vào tuần khủng hoảng. Bé có tình trạng đang ngủ thì bật dậy khóc lớn thường xuất phát từ việc bộ não của trẻ nhớ lại những hoạt động khiến con sợ hãi, đôi khi là bé vừa gặp ác mộng.

Hiện tượng này còn được coi là dấu hiệu của khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy, có thể bé sẽ khó ngủ lại ngay và cách tốt nhất là ba mẹ nên ôm ấp, vỗ về để trẻ ngủ trở lại.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: ‘Bắt mạch’ tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

Làm thế nào để giúp giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi sâu hơn?

giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi

Đây là khoảng thời gian thích hợp để cải thiện giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi, bao gồm:

1. Duy trì lịch trình đi ngủ đều đặn

Cả cha mẹ của bé và bé 10 tháng tuổi đều cần ngủ đủ giấc vào ban đêm. Hãy thử lặp lại các hoạt động từng làm trước đây cho con như tắm, đọc truyện, chúc ngủ ngon hoặc có thể thêm vào một hoạt động mới.

Cha mẹ cần giúp bé cảm thấy thoải mái với việc đi ngủ. Chỉ cần giúp bé duy trì lịch trình này thường xuyên mỗi tối là ổn. Bé đang phát triển mạnh về tính nhất quán và bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi biết trước những gì sẽ diễn ra.

Cha mẹ cũng cần chú ý tập giờ giấc đi ngủ cho bé vào khung thời gian hợp lý để bé không bị quá mệt. Điều này làm cho bé khó chìm vào giấc ngủ.

2. Cách cải thiện giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Đi ngủ đúng giờ

Bé sẽ ngủ đúng giờ nếu bạn giữ cố định mỗi ngày. Một khi quen giấc, việc đi ngủ sẽ dễ hơn rất nhiều.

[inline_article id=32613]

3. Tạo cho bé nhiều cơ hội để bé tự ngủ

Nếu muốn bé ngủ độc lập, bạn cần tạo thật nhiều cơ hội để bé rèn luyện kỹ năng cần thiết này. Thay vì vỗ về hay đung đưa ru bé ngủ, hãy để bé tự dỗ mình ngủ bằng cách đặt bé lên giường. Nếu không, mỗi khi thức dậy giữa đêm, bé sẽ khóc đòi mẹ.

Hy vọng với những thông tin về giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như trên các con có thể có được giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ cũng bớt lo lắng.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?

Làm gì khi bé 2 tuổi hay la hét?
Để dạy con ngoan, bạn nên cố gắng không bình luận hoặc chỉ trích khi thấy bé la hét. Nếu sự ồn ào của bé thực sự gây phiền cho bạn và cho hàng xóm, bạn có thể yêu cầu bé ngừng la hét bằng cách dịu dàng nói với bé rằng: “Mẹ không thể chịu được tiếng la hét nhé, con yêu. Nó làm mẹ nhức đầu”. Đừng cố gắng quát to hơn để lấn át và hy vọng bé sẽ thôi la hét. Hành động này chỉ có tác dụng ngược mà thôi bởi vì bé sẽ nghĩ rằng âm thanh càng lớn càng chiếm ưu thế.

Bạn cũng có thể thử dạy con ngoan hơn bằng cách làm bé thích thú với trò chơi bạn đề nghị: “Cả mẹ và con cùng thét lớn hết mức có thể nhé!” và sau đó tham gia với bé trong việc la hét. Tiếp theo, giảm nhỏ âm lượng bằng cách nói: “Bây giờ đến lúc xem ai có thể thì thầm tốt hơn nào”. Tiếp tục trò chơi bằng các hoạt động khác, chẳng hạn như nắm lỗ tai mình, nhảy lên nhảy xuống. Điều này sẽ làm cho tiếng la hét có vẻ như chỉ là một trong rất nhiều những điều thú vị bé có thể làm.

Dạy con ngoan: Phản ứng thế nào khi bé 2 tuổi hay la hét?
Muốn dạy con ngoan, ba mẹ cần phải luôn bình tĩnh

Nếu là con đầu, bé có thể hét lên khi muốn ba mẹ chú ý tới mình. Đây là cách để bé nói rằng: “Này, nhìn con này”. Bé có thể cố nói lớn giọng trong khi ba mẹ đang nói chuyện để chuyển hướng sự chú ý của bạn trở lại với bé. Trong trường hợp này, bạn có thể dạy con ngoan không la hét bằng cách ra dấu cho bé, ví dụ như đưa một ngón tay lên miệng như một cách ngầm nói rằng bạn biết bé muốn nói chuyện nhưng phải đợi đến lượt của mình chứ đừng nên la hét.

Để dạy con ngoan hơn, bạn chỉ nên ra dấu chứ không nên ngừng cuộc đối thoại lại để quay sang nói chuyện với bé. Nếu bé có thể chờ đợi mà không giận dỗi, đừng quên khen ngợi bé. Nếu bé bỏ qua tín hiệu “Giữ im lặng” của bạn, nên nhắc cho bé nhớ ý nghĩa của tín hiệu đó và thử lại lần sau.

Kinh nghiệm dạy con ngoan khi bé hay la hét
“Khi con gái hai tuổi của tôi la hét quá lớn, tôi trả lời với bé một cách nhỏ nhẹ. Sau đó, bé trả lời tôi cũng như vậy, hoặc ít nhất là bé phải hạ thấp giọng xuống để nghe tôi nói. Tôi đã dùng cách này nhiều lần và rất có tác dụng.” (chị Mai Hà, giáo viên mầm non, TP.HCM).

“Con trai của tôi thường hay la hét cho tới khi hết sức mới thôi. Tôi đã tìm cách dạy bé “hét trong im lặng” bằng cách hét thầm trong cổ họng. Đối với bé, đây là một trò chơi tuyệt vời và bé có thể la hét thoải mái mà không làm phiền người xung quanh!” (chị Thanh Phương, nhân viên văn phòng).

“Khi con gái tôi hét lớn, tôi nói: “Hét lớn lên!” và tôi cùng hét với bé. Sau đó tôi nói: “Nhỏ lại!” và cả hai đều hạ thấp giọng xuống. Thường chỉ mất một vài lần là bé chán. Khi chúng tôi yêu cầu bé nói to hay nhỏ hơn, bé đã biết nghe lời.” (chị Minh, nhân viên văn phòng).

“Chúng tôi dạy con ngoan bằng cách nói năng nhỏ nhẹ, giọng nói bình thường khi ở trong nhà, và gọi tên giọng nói đó là “giọng nói dễ thương”. Mỗi khi bé lớn giọng, chúng tôi nhắc nhở bé rằng mọi người muốn nghe “giọng nói dễ thương” của bé. (chị Hạnh, nhà báo).

“Mỗi khi bé con 3 tuổi rưỡi của tôi hét lên, tôi chỉ nói với bé rằng tôi không thể hiểu bất cứ điều gì bé nói vì âm lượng quá lớn. Thế là bé phải giảm âm lượng và nói chuyện rõ ràng hơn để tôi có thể hiểu được những gì bé đang cần. (chị Trâm, chủ cửa hàng thời trang).

Categories
Sự phát triển của trẻ Trẻ tập đi và Mẫu giáo Cột mốc phát triển của trẻ tập đi và mẫu giáo

Bé 33 tháng tuổi: Vượt qua nỗi sợ hãi

Với trí tưởng tượng phong phú, bé 2 tuổi rưỡi có thể nghĩ ra trong đầu những con quái vật, rồng, ma quỷ và nhiều sinh vật bóng đêm kì bí khác nữa. Không những thế, bé còn có thể tự tạo ra những câu chuyện với những nhân vật tưởng tượng đó. Vì thế, thật dễ hiểu khi các bé ở độ tuổi này thường sợ bóng đêm.

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho ba mẹ để giúp bé 2 tuổi rưỡi vượt qua nỗi sợ hãi của chính bé:

  • Tôn trọng nỗi sợ của bé: Không nên tỏ ra hời hợt hoặc cười nhạo trí tưởng tượng của con bạn.
  • Đừng cố gắng giải thích theo logic: Bé sẽ không dễ dàng bị thuyết phục bởi lý lẽ của bạn rằng không có con quái vật nào trong tủ áo cả.
  • Xem xét phòng ngủ theo góc nhìn của bé: Bạn có thể phát hiện ra có một cái bóng của vật nào đó nhìn như mạng nhện mà bé từng nhắc tới.
  • Đặt thêm đèn trong phòng: và trấn an bé rằng ánh sáng của ngọn đèn ngủ hay đèn hành lang sẽ đuổi được những con quái vật đáng sợ kia.
  • Quan tâm bé nhiều hơn: Nếu bé thường hay sợ hãi một điều gì đó, có thể bé đang có những lo lắng và muốn được ôm hôn nhiều hơn. Làm cho bé vui vẻ và cảm thấy an toàn khi dỗ bé ngủ cũng là một gợi ý để đẩy lùi những cơn ác mộng xấu xí.
Bé 33 tháng tuổi: Vượt qua nỗi sợ hãi
Đối với bé 2 tuổi rưỡi, những con quái vật trong tưởng tượng vô cùng đáng sợ nên ba mẹ cần hiểu và chia sẻ cùng bé

Thay đổi thực đơn cho bé 2 tuổi rưỡi
Bạn đã chán với những bữa xế giống nhau của bé? Thử thay đổi cách bày biện một chút với rau củ được tỉa hình xinh xắn nhé.

Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn những món ăn của người lớn với lượng nhỏ như sinh tố trái cây với sữa chua hay kem trái cây tự làm, sau đó có thể bỏ vào tủ lạnh để đông lại thành kem, đây sẽ là món mà bé rất yêu thích.

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Bé 17 tháng tuổi biết làm gì? Cột mốc phát triển quan trọng

Trong bài viết này, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé 17 tháng tuổi. Đồng thời, MarryBaby gợi ý mẹ cách chăm sóc bé ở giai đoạn này.

1. Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi

1.1 Các chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng

Theo Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ chuẩn WHO, chỉ số chiều cao, cân nặng của bé 17 tháng:

  • Bé gái: trẻ sẽ nặng khoảng 10kg, cao khoảng 80cm.
  • Bé trai: trẻ sẽ nặng khoảng 10,8kg, cao khoảng 81cm.

Mỗi bé sẽ có một sự phát triển khác biệt; do đó, nếu em bé của mẹ có lệch chuẩn một chút thì cũng không sao mẹ nhé. Mẹ có thể dùng Công cụ Biểu đồ Tăng trưởng của trẻ để theo dõi sát sao sự phát triển của con.

Điều quan trọng hơn là bé đạt được các cột mốc phát triển về vận động, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội sau đây.

1.2 Sự phát triển kỹ năng vận động của bé

Bé ở tháng thứ 17 đã có thể tự đi đứng mà không cần nhiều hỗ trợ. Ngoài ra, con có thể sớm bắt đầu chạy, đi lên hoặc xuống cầu thang với tay vịn hoặc tay của cha mẹ; hoặc trèo lên đồ đạc.

Các kỹ năng vận động tay cũng trở nên hoàn thiện hơn. Các hoạt động như viết nguệch ngoạc; lật trang sách; dùng muỗng; uống nước từ cốc hoặc xếp tháp khối đã trở nên dễ dàng hơn với bé.

Ở độ tuổi này, trẻ mới biết đi cũng có thể:

  • Cởi bỏ một số quần áo của bé.
  • Lấy đồ khi được cha mẹ yêu cầu.
  • Nhặt những vật rất nhỏ – ví dụ như đá cuội hoặc mảnh vụn.
  • Tự ngồi vào một chiếc ghế nhỏ, hoặc cố ngồi vào ghế của người lớn.

Sự phát triển các kỹ năng vận động

1.3 Sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức của bé 17 tháng tuổi

Bé đã nói được ở độ tuổi này, tuy nhiên, những gì bé nói có thể khó hiểu. Cha mẹ có thể là những người duy nhất “giải mã” được thông điệp của bé. Việc bé 17 tháng tuổi nói ngọng, nhầm lẫn các từ với nhau hoặc nói các cụm từ bập bẹ là điều bình thường.

Về số lượng từ, bé có thể nói từ 7 đến 10 từ, một số ít hơn có thể nói lên đến 50 từ.

>> Xem thêm: Trẻ biết nói sớm có thông minh không? Dấu hiệu trẻ có IQ cao

1.4 Sự phát triển về mặt xã hội của trẻ 17 tháng tuổi

Cha mẹ có thể ngạc nhiên khi phát hiện ra bé 17 tháng tuổi của mình đã biết tỏ ra thích hay không thích một điều gì đó. Ở tuổi này, các bé thể hiện rõ ràng về những điều bé muốn và không muốn.

Một số bé còn có thể khiến ba mẹ kinh ngạc bởi một hành động bé chưa từng có trước đây, đặc biệt khi bé bực mình, đó là đánh vào người ba mẹ, nhất là mẹ. Điều này nghe có thể khác thường; nhưng đây thật sự là một biểu hiện của niềm tin.

Bé 17 tháng tuổi biết cha mẹ là một người an toàn để bé thể hiện bé buồn và bực mình như thế nào.

>> Xem thêm: Hiểu các giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi để trở thành cha mẹ hiểu con

2. Hướng dẫn chăm sóc bé 17 tháng tuổi

2.1 Chế độ dinh dưỡng cho bé 17 tháng

Trong lịch sinh hoạt cho trẻ 1 tuổi, bé ở giai đoạn này tiếp tục ăn 3 bữa chính cân đối và 2 bữa phụ lành mạnh mỗi ngày. Khẩu phần của bé 17 tháng tuổi bằng khoảng 1/4 của người lớn.

Ở độ tuổi này, mẹ nên cho bé ăn cân bằng: Chất đạm – Tinh bột – Chất xơ – Chất béo tốt. Bé vẫn cần tiêu thụ 480ml – 720ml sữa mỗi ngày.

Bé có thể muốn uống sữa trong một cái ly nhất định. Mặc dù những yêu cầu này có thể khiến cha mẹ bực mình; nhưng tất cả chỉ phục vụ một mục đích quan trọng duy nhất: Những thói quen giúp cho thế giới quanh bé dễ đoán, và bé thấy thoải mái với điều đó.

[key-takeaways title=”Mẹ xem thêm:”]

[/key-takeaways]

2.2 Giấc ngủ của trẻ 17 tháng tuổi

Bé ở độ tuổi này thường thức dậy sớm, để có thể chăm sóc giấc ngủ của trẻ và của cha mẹ tốt hơn, hãy thử những mẹo sau:

  • Sắp xếp giờ ngủ hợp lý: Nếu bé đi ngủ quá sớm (khoảng 6:45 – 7:00); bé có thể dậy sớm vào sáng hôm sau. Cha mẹ hãy thử đẩy lùi giờ ngủ của bé vào khoảng 7:30 – 8:00 tối.
  • Tránh để bé đi ngủ quá trễ: Việc trì hoãn giờ ngủ của bé 17 tháng tuổi quá 8:00 tối sẽ khiến bé mệt mỏi. Sự mệt mỏi ảnh hưởng đến giấc ngủ; bé ngủ không ngon giấc và thực dậy sớm sáng hôm sau.
  • Thay đổi thời gian ngủ trưa: Nếu con bạn thức dậy lúc 5 giờ sáng nhưng lại chợp mắt lúc 8 giờ sáng; giấc ngủ trưa của bé có thể là quá sớm. Thay vào đó, hãy thử cho bé 17 tháng tuổi ngủ trưa 10 phút sau mỗi ngày cho đến khi bé đi ngủ lúc 10 giờ sáng hoặc 10:30 sáng.

>> Xem thêm: Trẻ bao nhiêu tuổi thì ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

giấc ngủ của bé

2.3 Cách chăm sóc tâm lý của bé 17 tháng tuổi

Cha mẹ có thể sẽ nhận ra có những lúc bé cố tình chống đối. Ví dụ khi cha mẹ nói: “Con hãy tránh xa cái bình đó ra”, bé nhìn thẳng, đồng thời với tay chạm vào cái bình bông; và có thể nắm lấy bó hoa lôi ra khỏi bình.

Cha mẹ biết bé đã nghe được lời dặn, vì thế thay vì xem việc bé không nghe lời bạn là một vấn đề lớn, các chuyên gia cho rằng bạn nên phớt lờ việc đó bất cứ khi nào có thể.

Một khi hiểu rằng hành động của bé có thể khiến bạn nổi nóng, bé sẽ tiếp tục làm nó những lần sau. Một thực tế là ba mẹ nên cố gắng tránh đối đầu với con trong những vấn đề nhỏ nhặt.

2.4 Cách chăm sóc răng miệng và cơ thể cho bé

Để khuyến khích bé đánh răng và duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng, cha mẹ hãy thử mua cho con một chiếc bàn chải đánh răng đặc biệt có in hình nhân vật yêu thích (ví dụ: Elmo hoặc Gấu Pooh).

Nếu bé 17 tháng tuổi không thích chải tóc, hãy cưỡng lại ý muốn kiềm chế trẻ, điều này sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi hơn. Cha mẹ có thể thử chải hoặc chải tóc cho bé khi béđang phân tâm, thậm chí mời trẻ ăn nhẹ. Hoặc thay phiên nhau với trẻ: Hãy để bé chải hoặc chải tóc cho cha mẹ, sau đó cha mẹ chải tóc cho bé.

>> Xem thêm: Top kiểu tóc cho bé trai 1-10 tuổi chất và dễ thương nhất 2023

3. Cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc bé 17 tháng tuổi?

3.1 Có lịch trình sinh hoạt nhất quán

Ở giai đoạn này, các thói quen của bé đã phát triển mạnh. Một đứa bé 17 tháng tuổi có thể nhớ mỗi bước của một lịch trình nhất định.

Do đó, đây là thời điểm lý tưởng để có lịch sinh hoạt nhất quán, tạo thói quen cho bé 17 tháng tuổi. Hãy ăn – ngủ – chơi đúng giờ giấc. Cha mẹ có thể kết thúc một ngày bằng thói quen như tắm, sấy tóc, đánh răng, lấy truyện ra. Và sau đó cùng nằm trên giường đọc sách.

Mặc dù còn nhỏ, nhưng các bé 17 tháng tuổi có thể tỏ ra cứng rắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Khi cha ẹm đặt bé vào giường buổi tối, bé có thể khăng khăng bắt cha mẹ lấy cho bé món đồ chơi yêu thích; và cái mền quen thuộc của bé.

Bé 17 tháng tuổi cần có lịch trình sinh hoạt nhất quán

3.2 Cách xây dựng và duy trì quan hệ xã hội với người khác

Khi 17 tháng tuổi, hầu hết các bé đều không còn sợ người lạ nữa. Tại tiệm tạp hóa, bé có thể chào tất cả mọi người bạn gặp, điều mà bé chưa từng làm trước đây. Khi bé tham gia lớp học nhạc hoặc lớp học nhảy, bé sẽ đột nhiên muốn ở gần giáo viên hướng dẫn.

Cha mẹ vẫn là người quan trọng, nhưng bé đang bắt đầu phát triển những mối quan hệ xã hội với những người khác. Bé có thể trở nên thân thiết với họ hàng và hàng xóm thông qua một số hoạt động nhất định. Ví dụ như khi cha mẹ cho bé về thăm ông bà, bé có thể kéo ông ra vườn để “nghiên cứu” những bông hồng ông đã chỉ cho bé trong lần về thăm ông bà trước đó.

Tóm lại, bé 17 tháng tuổi trải qua cột mốc phát triển quan trọng, đặc biệt là cảm xúc của bé. Trong giai đoạn này, cha mẹ hãy tích cực trò chuyện, quan tâm đến bé cưng và tránh nổi đóa với con. Đó là cách để giúp trẻ học kiềm chế cảm xúc và hoàn thiện các kỹ năng của mình.