Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Băn khoăn không biết hỏi ai của phụ nữ mong con

Bên cạnh chất lượng trứng, số lượng trứng ít cũng khiến nhiều cặp vợ chồng đau đầu vì chờ mãi không thấy tin vui. Để giải đáp băn khoăn ăn gì để tăng số lượng trứng, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

Tại sao ít trứng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?

1. Tương quan giữa trứng và sự thụ tinh

Mỗi quả trứng (tế bào trứng) nghỉ ngơi và phát triển trong một nang trứng. Chúng được tìm thấy ở khắp lớp ngoài của buồng trứng. Mỗi ngày, có khoảng 30-35 nang trứng bắt đầu hành trình dài 85 ngày để phát triển thành trứng trưởng thành. 

Khi trưởng thành, chúng sẽ bị tác động bởi các hormone tiết ra trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, chỉ có một nang trứng trưởng thành rụng trứng và có cơ hội được thụ tinh. 

Để hiểu lý do tại sao ít trứng ảnh hưởng đến khả năng mang thai, bạn hãy theo dõi tiếp phần giải thích dưới đây nhé.

2. Tương quan giữa số lượng trứng và độ tuổi

Số lượng trứng sẽ dần cạn kiệt khi bạn già đi. Điều này này nghĩa là có 30-35 tế bào trứng chưa trưởng thành bị mất mỗi ngày, khoảng 1000 tế bào trứng bị mất mỗi tháng. Ở tuổi 40, phụ nữ sẽ bị giảm số lượng trứng xuống còn khoảng 3% so với lượng trứng ban đầu. Từ đó, số lượng trứng ít hơn sẽ khiến cơ hội thụ tinh thấp hơn, chẳng hạn như phụ nữ muốn có con sẽ khó khăn hơn sau tuổi 37.

3. Tương quan giữa số lượng trứng và biện pháp hỗ trợ sinh sản

Đối với phụ nữ chọn phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm), số lượng trứng ít kèm với chất lượng trứng không đảm bảo, sẽ khiến bác sĩ khó chọn lọc được trứng tốt để cấy phôi, từ đó, không thể thụ tinh được.

Tại sao ít trứng ảnh hưởng khả năng thụ thai? Ăn gì để tăng số lượng trứng

4. Vấn đề dự trữ buồng trứng bị teo nhỏ

  • Dự trữ buồng trứng là số lượng trứng của phụ nữ. Suy giảm dự trữ buồng trứng là tình trạng một hoặc cả hai buồng trứng mất khả năng sinh sản bình thường, làm giảm chất lượng và số lượng tế bào trứng. Tình trạng dự trữ buồng trứng bị suy giảm sẽ diễn ra nhanh hơn ở một số người, đặc biệt ở những người trên 35 tuổi. 
  • Dự trữ buồng trứng suy giảm là một yếu tố gây ra khoảng 10-30% trường hợp vô sinh. Việc giảm dự trữ buồng trứng là do quá trình lão hóa gây ra.
  • Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào giúp ngăn ngừa suy giảm dự trữ buồng trứng, nhưng có thể xét nghiệm để xác định được tình trạng này bằng cách siêu âm, xét nghiệm máu. Hơn nữa, bạn có thể được điều trị bằng phương pháp đông lạnh trứng hoặc phôi, dùng thuốc kích thích buồng trứng để tối đa hóa số lượng trứng… 

Như vậy, phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng có hạn, không có cơ chế sản xuất thêm. Do đó, việc số lượng trứng ngày một giảm dần và chất lượng trứng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản tự nhiên cũng như giảm khả năng điều trị hiếm muộn thành công.

>>Xem thêm: Ăn gì tốt cho trứng và niêm mạc để nhanh thụ thai hơn?

Nguyên nhân khiến phụ nữ ít trứng

Mặc dù tuổi tác là yếu tố chính quyết định số lượng trứng, nhưng có nhiều yếu tố có thể góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng như:

  • Đột biến di truyền ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng
  • Hóa trị hoặc xạ trị
  • Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ buồng trứng
  • U nội mạc tử cung, hoặc tổn thương dạng nang do lạc nội mạc tử cung
  • Hút thuốc lá

>>Xem thêm: Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

Phụ nữ ít trứng nên ăn gì để tăng số lượng trứng?

1. Ăn gì để tăng số lượng trứng? Thực phẩm giàu canxi

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Thực phẩm giàu canxi

Phụ nữ ít trứng nên ăn gì? Thực phẩm giàu canxi có tác dụng tái tạo estrogen, giúp buồng trứng phát triển. Một số thực phẩm giàu canxi như: Lòng trắng trứng gà, hải sản, sữa tươi, hạt vừng đen, yến mạch, hạnh nhân… Chúng cung cấp lượng canxi lớn, kích thích tái tạo estrogen, giúp buồng trứng phát triển.

2. Ăn gì để tăng số lượng trứng? Thực phẩm giàu sắt

Những thực phẩm giàu sắt như: Ức gà, các loại ốc, lạc, củ cải đỏ, rau dền, hạt dẻ… giúp tăng cường sức khỏe buồng trứng, tái tạo lại máu và giảm quá trình lão hóa.

3. Ăn gì để tăng số lượng trứng? Thực phẩm chứa Kẽm, Omega 3 

Phụ nữ ít trứng nên ăn gì? Các loại thực phẩm như: Hạt hướng dương, hạt bí ngô, hạt vừng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, sò huyết, cá thu, thịt bò… là những loại thực phẩm giàu kẽm, omega-3. Chúng sẽ giúp cân bằng, ổn định nội tiết, làm dày niêm mạc tử cung, điều hòa kinh nguyệt, kích thích buồng trứng, từ đó, tăng khả năng mang thai. Đặc biệt, omega-3 sẽ giúp bạn làm chậm tình trạng suy buồng trứng.

4. Ăn gì để tăng số lượng trứng? Ăn các loại hạt

Hạt đậu nành và macca là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi ăn gì để tăng số lượng trứng. Hai loại thực phẩm có hàm lượng estrogen dồi dào, giúp cải thiện các triệu chứng của tiền mãn kinh. Đồng thời, kích thích cơ thể tự sản sinh estrogen, điều hòa nội tiết tố, tăng khả năng thụ thai.

5. Ăn gì để tăng số lượng trứng? Trái cây và rau củ sẫm màu

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Trái cây và rau củ sẫm màu

Ăn gì bổ trứng và niêm mạc? Trái cây như nho, việt quất, cam, chuối sẽ cung cấp lượng chất béo không bão hòa, hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm buồng trứng và tăng khả năng thụ thai. 

Ngoài ra, rau màu xanh đậm như mồng tơi, bông cải xoăn… cực kỳ giàu sắt, vitamin, chất chống oxy hóa sẽ kích thích hình thành và phát triển nang trứng.

>>Xem thêm: Ăn cà rốt dễ thụ thai có đúng không? Vợ chồng nào mong con không nên bỏ qua!

Những lưu ý khác để tăng số lượng trứng

Ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng và khoa học, bạn cần lưu ý thêm những điều sau bên cạnh thắc mắc ăn gì để tăng số lượng trứng.

1. Không nên ăn các món ăn chứa nhiều chất béo bão hòa

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Theo chuyên gia, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều chất này sẽ khiến bạn bị béo phì, thậm chí, làm giảm chất lượng trứng, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

2. Không tiêu thụ caffeine, thuốc lá và rượu bia

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Bạn cũng nên lưu ý đồ uống chứa chất kích thích. Những chất này sẽ đẩy nhanh quá trình rụng trứng, khiến DNA trong trứng bị biến đổi và giảm tỉ lệ thụ thai.

3. Trứng ít phải làm sao? Giảm căng thẳng

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Ngoài việc ăn uống, bạn nên tránh căng thẳng, mệt mỏi để hạn chế cơ thể sản xuất ra hormone cortisol và prolactin. Đây là hormone làm cản trở quá trình rụng và sản xuất trứng. Bạn có thể thử các môn như bơi lội, đi bộ, khiêu vũ, yoga, thiền…

4. Sử dụng thuốc Tây

Ít trứng phải làm sao? Bạn có thể phải dùng một số thuốc để kích thích rụng trứngđiều hòa nội tiết tố, như Estradiol, Clomiphene citrate hoặc HCG progesterone

>>Xem thêm: Tổng quan viên uống Enat 400 tăng khả năng thụ thai

5. Ít trứng phải làm sao? Uống thuốc thuốc Đông y

Ăn gì để tăng số lượng trứng? Bạn nên dùng các nguyên liệu tự nhiên như: Đảng sâm, đương quy, tam thất, cam thảo, quế chi, ô dược… để làm cân bằng khí huyết, nâng cao thể trạng. 

Bạn cần lưu ý, dù thuốc Tây y hay thuốc Đông y, bạn không nên tùy tiện dùng mà phải hỏi bác sĩ chuyên khoa vì cơ địa mỗi người khác nhau. Do đó, tác dụng phụ của thuốc có thể làm bạn giảm khả năng thụ thai, thậm chí vô sinh. 

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về thắc mắc ăn gì để tăng số lượng trứng. Hy vọng bạn đã gỡ rối được băn khoăn này và biết cách để tăng số lượng lẫn chất lượng trứng. Chúc bạn sớm có tin vui!

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Để dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ hiệu quả, mẹ phải lưu tâm điều này!

Thực hư chuyện này ra sao? Mẹ cần lưu ý điều gì khi kiểm soát cơn đau bằng thuốc giảm đau sau sinh mổ? Mẹ có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thuốc giảm đau sau sinh mổ cần đảm bảo tiêu chí nào?

Khoảng 60% mẹ bỉm bị đau 6 tháng sau khi sinh mổ. Bên cạnh cơn đau từ vết mổ, người mẹ còn phải đối mặt với cơn đau lưng và đau vùng đáy chậu. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn cho con bú, vì thế, mẹ cần lưu ý dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ đảm bảo tiêu chí sau để an toàn cho cả mẹ lẫn con:

  • Thuốc không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa bé bú 
  • Thuốc không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ
  • Mẹ dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ vẫn có thể đi lại, vận động nhẹ nhàng và tỉnh táo để chăm con
  • Thuốc giảm đau sau sinh mổ phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của mẹ và độ nghiêm trọng của cơn đau 

Các loại thuốc giảm đau sau sinh mổ

Sau đây là những loại thuốc giảm đau sau sinh mổ mà mẹ có thể được bác sĩ chỉ định dùng, cụ thể như sau:

1. Thuốc giảm đau sau sinh mổ chứa opioid

  • Codeine

Mẹ có thể dùng Codeine bằng đường uống. Liều dùng là 60mg 4-6 giờ/ lần, không được dùng quá 240mg và dùng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, mẹ lưu ý có thể bị buồn nôn do tác dụng phụ của thuốc.

  • Oxycodone

Oxycodone có thể dùng bằng đường uống. Mẹ có thể uống 50mg mỗi 4 giờ/ lần. Mẹ nhớ dùng trong 24 giờ và dùng tối đa 30mg. 

  • Morphine

Morphine sẽ được tiêm vào trục thần kinh. Đây là loại thuốc giảm đau sau sinh mổ giúp gây tê chọn lọc cột sống. Morphine sẽ có tác dụng sau 15 phút tiêm, nếu tiêm ngoài màng cứng thì sau 30 phút sẽ thấy hiệu quả. 

  • Hydromorphone

Hydromorphone là thuốc giảm đau sau sinh mổ

Đây là một opioid dùng để điều trị cơn đau mức độ từ vừa đến nặng. Thuốc giảm đau sau sinh mổ Hydromorphone có tác dụng ngắn hơn so với morphine sulfate. 

  • Levorphanol

Levorphanol hỗ trợ hấp thu tốt khi dùng bằng đường uống và có tác dụng dài hơn so với morphine sulfate.

  • Methadone

Thuốc Methadone có thể khiến tình trạng mất ngủ triền miên ở mẹ do thời gian bán thải của thuốc chậm. 

  • Meperidine

Meperidine là một loại thuốc giảm đau hấp thụ kém khi uống, hơn nữa, chất normeperidine còn chuyển hóa, gây độc cho mẹ.

  • Fentanyl

Mẹ hẳn sẽ thắc mắc có nên tiêm thuốc giảm đau sau khi sinh mổ không? Câu trả lời là có. Mẹ có thể dùng Fentanyl bằng đường tiêm hoặc dán. Loại thuốc giảm đau sau sinh mổ này sẽ có hiệu quả sau 1-2 giờ sử dụng. 

  • Tramadol

Đây là một loại thuốc giảm đau opioid dùng để điều trị cơn đau vừa đến nặng vừa. Nếu dung bằng đường uống, hiệu quả giảm đau thường sẽ bắt đầu trong vòng 1 giờ. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ của loại thuốc này? Nếu mẹ dùng cách tiêm, thuốc sẽ giúp giảm đau mạnh và hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ là ức chế hô hấp.

>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương mu sau sinh: Mách mẹ cách khắc phục cơn đau cực dễ

2. Thuốc giảm đau sau sinh mổ không chứa opioid

  • Acetylsalicylic acid

Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm non-steroid, được bào chế dưới dạng viên tan trong ruột. Thuốc giảm đau sau sinh này giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm.

  • Acetaminophen (paracetamol)

Acetaminophen (paracetamol) là thuốc giảm đau sau sinh mổ

Thuốc này có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Còn tác dụng phụ của thuốc giảm đau sau sinh mổ này thì sao? Thuốc không hoặc có ít tính kháng viêm và ít gây tác dụng phụ. Liều dùng tối đa 4g/ ngày.

  • Ibuprofen

Thuốc này được uống với liều 400mg trong 72 giờ đầu tiên sau khi mổ, uống 4 – 6 giờ/lần. Mẹ chú ý uống đúng và đủ liều vì nếu không đảm bảo mẹ sẽ thấy đau hơn. Ngoài ra, mẹ không được uống loại thuốc này khi bụng đói vì dễ gây khó chịu cho dạ dày.

  • Naproxen

Naproxen là thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau và được dùng bằng đường uống. Mẹ lưu ý thuốc có thời gian dài hiệu quả lâu hơn do thời gian bán thải của thuốc chậm.

  • Ketoprolac

Đây là một loại thuốc chống viêm không steroid được sử dụng để điều trị đau vừa đến đau nặng. Thời gian điều trị được đề nghị là ít hơn 6 ngày. Thuốc này dùng bằng đường tiêm (tiêm bắp).

  • Trisalicylate

Thuốc giảm đau sau sinh mổ này có ít tác dụng trên hệ tiêu hóa và tiểu cầu hơn so với aspirin.

  • Indomethacin

Đây là thuốc chống viêm non-steroid thường dùng để hạ sốt, giảm đau và chống viêm theo cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin. Ngoài ra, loại thuốc này có tác dụng trên hệ tiêu hóa.

>>Mẹ có thể quan tâm: Đau xương cụt sau sinh do đâu? Tiết lộ cách giảm đau hiệu quả cho mẹ

Hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ

1. Dựa theo mức độ cơn đau

  • Cơn đau nhẹ: Mẹ có thể được chỉ định dùng Paracetamol
  • Cơn đau nhẹ – trung bình: Mẹ có thể được chỉ định dùng paracetamol phối hợp với opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
  • Cơn đau trung bình – nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng paracetamol, NSAID và opioid nhẹ (codein, dihydrocodein)
  • Cơn đau nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng NSAID và opioid
  • Cơn đau rất nặng: Mẹ có thể được chỉ định dùng NSAID và morphine (tùy bệnh nhân)
  • Cực đau: Mẹ có thể được được gây tê ngoài màng cứng opioid và gây tê tại chỗ

Tùy vào mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ dùng: co-codamol (codeine phosphate và paracetamol) với ibuprofen khi đau nhiều; co-codamol khi cơn đau mức trung bình; paracetamol khi đau nhẹ.

2. Dựa vào giai đoạn sinh mổ

  • Trong và sau khi mổ

Mẹ có thể được chỉ định tiêm diamorphine tủy sống (liều 0.3-0.4 mg) hoặc bằng cách gây tê ngoài màng cứng cũng với diamorphine (liều 2.5-5.0 mg). Điều này sẽ giúp làm giảm việc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm đau khác. Tùy vào thể trạng của mẹ, lượng thuốc và loại thuốc đưa vào sẽ khác nhau.

Trường hợp không có chống chỉ định, mẹ có thể dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm NSAID theo hướng dẫn của bác sĩ vì có thể làm giảm lượng opioid.

  • Sau khi sinh mổ: Mẹ có thể tiêm morphine 1mg vào thiết bị có chứa dụng cụ bơm thuốc và truyền vào cơ thể thông qua tĩnh mạch ở chi trên hoặc chi dưới.
  • Kết thúc sinh mổ: Không ít mẹ tò mò về thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ, về dạng thuốc đặt giảm đau sau sinh mổ, mẹ sẽ được đặt diclofenac 100mg, trừ trường hợp mẹ bị tiền sản giật hoặc bị trĩ.
  • 3 ngày đầu sau mổ: paracetamol và diclofenac.

>>Mẹ có thể quan tâm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau sau sinh mổ

lưu ý khi dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ

– Nếu mẹ gặp các triệu chứng sau đây sau khi dùng thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ nên đến ngay bệnh viện:

  • Bị sốt từ 101 F (38,3 độ C) trở lên
  • Vùng da xung quanh vết mổ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ
  • Vết mổ bị hở và chảy máy hoặc chất dịch

– Thuốc giảm đau sau sinh mổ cần thời gian để phát huy hiệu quả: Cơn đau sau khi sinh mổ có thể kéo dài khoảng 2 tuần. Vì thế, mẹ nên uống thuốc giảm đau đúng giờ để kiểm soát cơn đau. 

– Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn sức khỏe của bé qua sữa mẹ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Chăm sóc vết mổ sau sinh giúp sẹo liền và mờ hiệu quả

Một số cách khác giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ tại nhà

Bên cạnh thuốc giảm đau sau sinh mổ, mẹ có thể tham khảo thực hiện các biện pháp khắc phụ cơn đau tại nhà:

1. Chăm sóc vết mổ

Việc giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ và được sát trùng điều độ sẽ giúp quá trình phục hồi vết thương diễn ra nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hỏi bác sĩ về cách chăm sóc vết mổ, chẳng hạn như dùng tay hoặc gối đặt nhẹ lên vết mổ mỗi khi ho, hắt hơi hay cười. 

2. Nghỉ ngơi đúng cách

Khoảng 2 tháng sau sinh, mẹ nên nằm nghiêng khi ngủ, lúc nằm nghỉ ngơi, mẹ có thể dùng kê thêm gối ở lưng. Ngoài ra, tư thế nằm này cũng giúp mẹ giảm các cơn co thắt tử cung và hạn chế va chạm vết mổ. 

3. Vận động nhẹ nhàng

Điều này giúp mạch máu được lưu thông, tránh tụ máu và giúp mẹ sớm hồi phục hơn. Mẹ lưu ý không nên vận động quá sức vì các cơ bụng sau khi sinh còn yếu, việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến vết mổ, gây nguy hiểm cho mẹ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Bụng phụ nữ sau khi sinh như thế nào? 4 cách đơn giản “tân trang” vùng bụng sau sinh

4. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Sau khi sinh mổ, mẹ nên hạn chế các thực phẩm gây viêm như thịt đỏ, bánh mì trắng và đồ chiên. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường thêm các thực phẩm kháng viêm như cải kale, bông cải xanh, các loại hạt.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sinh mổ ăn tôm được không? Mẹ sẽ bất ngờ với câu trả lời đấy!

5. Hạn chế chuyện “vợ chồng”

Mẹ chỉ nên quan hệ ít nhất 6 tuần sau khi sinh mổ, vì thế, việc quan hệ vợ chồng sớm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết mổ. 

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về thuốc giảm đau sau sinh mổ cho mẹ bỉm. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin về loại, liều dùng của các loại thuốc giảm đau và cách giảm đau hiệu quả. Chúc mẹ sớm hồi phục nhé!

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Sau chọc trứng bao lâu thì có kinh? Bật mí điều kiện thụ tinh thành công

Chọc hút trứng là một quy trình quan trọng trong IVF (thụ tinh ống nghiệm), không ít phụ nữ thắc mắc về vấn đề sau chọc trứng bao lâu thì có kinh để biết bản thân đã thụ tinh thành công hay thất bại. Để giải đáp toàn bộ những trăn trở này và phân tích cụ thể sau chọc trứng bao lâu thì có kinh, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của MarryBaby.

Chọc trứng trong IVF là gì?

Chọc trứng trong IVF áp dụng cho phụ nữ có khả năng tạo ra trứng nhưng trứng không thể gặp tinh trùng, dẫn đến, không mang thai tự nhiên được. 

Chọc hút trứng là một thủ thuật dùng kim đưa vào ngã âm đạo để tiếp cận buồng trứng và hút toàn bộ chất dịch trong lần lượt từng nang noãn của buồng trứng. Sau đó, bác sĩ sẽ chọn quả trứng đạt tiêu chuẩn và cho thụ tinh với tinh trùng đã thu thập trong ống nghiệm trước đó. Khoảng 1-2 ngày sau đó, trứng đã thụ tinh sẽ được cấy vào buồng tử cung để làm tổ và mang thai.

Sau chọc trứng bao lâu thì có kinh? Chọc trứng trong IVF là gì

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Để biết sau chọc trứng bao lâu thì có kinh, bạn cần hiểu một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là như thế nào. Khi mới bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt sẽ không đều đặn. Chu kỳ kinh nguyệt chỉ ổn định khi cơ thể phát triển đầy đủ hơn, hệ thống hormone giới tính ổn định. Do đó, ở một người nữ bình thường, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28-32 ngày.

Tuy nhiên, nếu chu kỳ ngắn lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32-35 ngày, thì cũng được coi là bình thường. Mỗi chu kỳ thường kéo dài 3- 5 ngày, kéo dài từ 2-7 ngày cũng được coi là bình thường.

Giữa các chu kỳ có sự thay đổi nhẹ cũng được cho là bình thường. Chẳng hạn như chu kỳ kinh tháng trước của bạn là 28 ngày và chu kỳ sau lập lại là 30 ngày, độ chênh lệch này hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, bạn cần khám bác sĩ nếu thường xuyên gặp chu kỳ rối loạn từ 40 ngày trở lên mà không mang thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi? Giải mã toàn bộ thắc mắc về chọc hút trứng trong IVF

Sau chọc trứng bao lâu thì có kinh?

Về cơ bản, việc chọc hút trứng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, để trả lời bao quát nhất cho câu hỏi sau chọc trứng bao lâu thì có kinh, bạn phải xét đến hai trường hợp sau đây:

1. Trường hợp thụ tinh thành công

Nếu thụ tinh thành công, phôi tươi được chuyển lại vào cơ thể. Điều này nghĩa là bạn chuẩn bị mang thai, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện trong suốt thai kỳ. Lúc này, câu trả lời cho “sau chọc trứng bao lâu thì có kinh” là cho đến khi sinh em bé xong.

2. Trường hợp thụ tinh thất bại

Điều này có thể do chuyển phôi thất bại hoặc trứng được trữ chưa tiến hành chuyển phôi vào tử cung. Khi ấy, câu trả lời cho “sau chọc trứng bao lâu thì có kinh” đã rõ. Cụ thể, phần lớn phụ nữ sẽ có kinh sau 14 ngày kể từ lúc chọc trứng.

3. Sau chọc hút trứng bao lâu thì có kinh lại? Trường hợp khác

Điều khác biệt của kinh nguyệt sau khi chọc hút trứng là máu kinh có thể nhiều hơn so với các kỳ kinh khác của bạn. Ngoài ra, một số người có thể mệt mỏi, buồn nôn, đau âm ỉ bụng dưới, đau vú và tăng cân do tác dụng phụ của thuốc kích thích buồng trứng (hỗ trợ quá trình chọc trứng). Sang chu kỳ tiếp theo, cơ thể bạn sẽ hoàn toàn trở lại bình thường.

Bên cạnh đó, sau 1-2 ngày chọc hút trứng, đây vẫn là giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, nên một vài người sẽ có huyết âm đạo. Nguyên nhân là do hiện tượng rụng trứng, không phải máu kinh như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, lượng máu này không nhiều và sẽ nhanh chóng biến mất. Đến ngày thứ 14 sau chọc trứng, bạn sẽ thấy máu kinh chảy ra từ âm đạo.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, sau chọc trứng bao lâu thì có kinh? Sau chọc hút trứng khoảng 14 ngày thì bạn sẽ có kinh trở lại, do quy trình cấy phôi vào buồng tử cung bị gián đoạn. Phải nói thêm, sự xuất hiện của máu kinh cũng là báo hiệu cho việc cấy phôi thất bại. Khi ấy, bạn nên đến gặp bác sĩ để thảo luận về việc thụ thai. 

[/key-takeaways]

sau chọc trứng bao lâu thì có kinh

Lưu ý chăm sóc sức khỏe sau khi chọc trứng

Bên cạnh băn khoăn chọc trứng bao lâu thì có kinh, không ít người thắc mắc cách chăm sóc tại nhà để tăng cơ hội thụ tinh thành công. Bạn hãy tham khảo những cách sau đây nhé:

  • Tránh tự lái xe sau khi chọc trứng xong hoặc sau khi xuất viện
  • Không được vận động quá sức, thay vào đó, bạn nên vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ…
  • Tránh để vùng kín bị viêm nhiễm bằng cách giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ, không thụt rửa quá sâu.
  • Bạn đã biết sau chọc trứng bao lâu thì có kinh, nhưng hãy lưu ý chỉ được quan hệ tình dục khi đã sạch kinh sau thủ thuật chọc hút trứng.
  • Về chế độ dinh dưỡng, bạn cần bổ sung sắt, canxi, axit folic, omega 3, các loại vitamin để tăng khả năng thụ thai thành công.
  • Tránh sử dụng thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Hạn chế đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu bia, hút thuốc lá…

>>Bạn có thể quan tâm: Ăn cà rốt dễ thụ thai có đúng không? Vợ chồng nào mong con không nên bỏ qua!

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về sau chọc trứng bao lâu thì có kinh. Hy vọng bạn đã gỡ rối được thắc mắc và biết cách chăm sóc bản thân sau khi chọc hút trứn

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thận trọng khi dùng thuốc nospa cho bà bầu để chống gây co thắt tử cung!

Mẹ bầu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thuốc nospa cho các trường hợp hợp dọa sảy thai hoặc co thắt tử cung. Vậy dùng thuốc nospa cho bà bầu cần lưu ý điều gì? Các tác dụng phụ mẹ có thể gặp là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thuốc nospa có công dụng gì?

Trước khi tìm hiểu công dụng thực tế của thuốc nospa cho bà bầu. Mẹ cần biết thuốc nospa là gì? Nospa là một trong những loại thuốc phổ biến nhất cho người bị hội chứng ruột kích thích, co thắt đường mật. Bên cạnh đó, thuốc nospa còn được dùng để làm gian cơ trơn của các cơ quan nội tạng, bao gồm các cơn đau từ khoang bụng hoặc vùng xương chậu.

Hoạt chất được tìm thấy trong nospa là drotaverine. Sau khi uống, thuốc được hấp thu hoàn toàn vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Thuốc sẽ phát huy tác dụng trong vòng chưa đầy một giờ sau khi uống. Hoạt chất có trong nospa sẽ được bài tiết qua nước tiểu và phân.

công dụng của thuốc nospa cho bà bầu

Dùng thuốc nospa cho bà bầu có được không?

Phụ nữ mang thai là đối tượng đặt biệt và cần cẩn trọng khi dùng bất kỳ các loại thuốc. Vậy dùng thuốc nospa cho bà bầu có được không? Bà bầu có thể dùng thuốc nospa với các trường hợp dưới đây:

1. Chống co thắt

Thuốc nospa thuốc nhóm thuốc giảm co thắt. Nhờ đặc tính gian trơn của mình, thuốc nospa giúp người bệnh chống lại các chứng đau bụng, đầy hơi, đau bụng kinh. Ngoài ra, chúng cũng hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hóa, các cơn đau quặn thận và gan.

2. Thực hiện chức năng điều hòa

Thuốc nospa chứa một hợp chất hóa học hữu cơ có tên là drotaverine. Đây là một hoạt chất dễ dàng tìm thấy trong thành phần của hầu hết các loại thuốc điều hòa phổ biến. Drotaverine cùng với chất dẫn xuất của nó (drotaverine hydrochloride) sẽ giúp làm dịu các triệu chứng đau kinh nguyệt, giúp việc co bóp cơ trơn của các cơ quan nội tạng (đường tiêu hóa, tiết niệu, mật) diễn ra nhẹ nhàng hơn.

3. Dưỡng thai

Trong giai đoạn đầu mang thai, nospa thường được dùng với progesterone để tránh nguy cơ sảy thai. Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả của drotaverine trong việc ngăn ngừa sảy thai. Tuy nhiên, nếu mẹ nghi bị trương lực tử cung quá mức, trường hợp này có thể dùng thuốc nospa cho bà bầu. Mẹ nên lưu ý, thuốc nospa không phải là một phương pháp hỗ trợ mang thai phổ biến, nên mẹ vẫn cần sự can thiệp của bác sĩ. 

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc an thai cho bà bầu gồm những chất nào, mẹ bầu nên dùng không?

Các loại thuốc nospa cho bà bầu

Để tìm hiểu bao quát tác dụng của thuốc nospa, mẹ cần biết thuốc nospa có các dạng nào. Thuốc nospa dạng viên gồm có 2 dạng:

  • Thuốc nospa 40mg chứa Drotaverine chlorhydrate.
  • Thuốc nospa 80mg chứa Drotaverine chlorhydrate.

Thuốc dạng tiêm: Mỗi một ống chứa 2ml bao gồm Drotaverine chlorhydrate 40mg.

1. Tác dụng của thuốc nospa 40mg cho bà bầu

Thuốc nospa 40mg cho bà bầu được dùng trong các trường hợp:

  • Bị co thắt cơ trơn đường mật như sỏi đường mật, viêm túi mật, viêm đường mật.
  • Giảm co thắt cơ trơn đối với bệnh sản phụ khoa như đau bụng trong dọa sảy thai, đau bụng kinh
  • Điều trị cơn đau quặn thận do co thắt cơ trơn như sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm đài thận, bể thận, viêm bàng quang, co thắt bàng quang.
  • Hỗ trợ điều trị các cơn co thắt cơ trơn đường tiêu hóa như co thắt trong viêm loét dạ dày, loét tá tràng, co thắt tâm vị, môn vị, co thắt đại tràng, táo bón, viêm ruột non và viêm đại tràng.

2. Tác dụng của thuốc nospa 80mg cho bà bầu

tác dụng của thuốc nospa 80mg cho bà bầu

Thuốc nospa 80mg cho bà bầu được dùng trong các trường hợp:

  • Bị viêm đường mật, bệnh túi mật, sỏi mật và các bệnh liên quan đến mật.
  • Mắc phải các cơn mót rặn bàng quang, viêm bàng quang, viêm bể thận, sỏi thận, co thắt cơ trơn đường niệu…
  • Bị viêm tuyến tụy, co thắt môn vị, táo bón, tá tràng, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, viêm đại tràng, và một số bệnh khác liên quan đến tiêu hóa.
  • Bị viêm phụ khoa, bệnh ở mạch máu, đau đầu.

>> Bạn có thể xem thêm: Dùng thuốc utrogestan 200mg có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Thuốc nospa cho bà bầu có gây hại cho thai nhi không?

Theo như các báo cáo của đơn vị sản xuất – công ty dược phẩm Sanofi Aventis, hiện nay chưa từng có bất cứ ghi nhận nào về trường hợp bà bầu sử dụng thuốc nospa bị ngộ độc phôi thai hay gây quái thai… Ngoài ra, công ty còn tuyên bố đã thử nghiệm nhiều lần trên động vật và cả người, kết quả cho thấy không hề có ảnh hưởng tiêu cực nào đến sự phát triển của thai nhi.

Hiện nay, tuy có khá ít các nghiên cứu hay báo cáo về độc tính trên bào thai của hoạt chất drotaverine có trong thuốc nospa. Hơn nữa, hoạt chất drotaverine cũng không nằm trong hệ thống phân loại mức độ an toàn về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai của Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA).

[key-takeaways title=””]

Như vậy, mẹ có thể an tâm về khả năng gây dị dạng thai nhi khi dùng thuốc nospa cho bà bầu. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý dùng thuốc nospa khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, mẹ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai để kịp thời xử lý nếu có biến chứng. 

[/key-takeaways]

Tác dụng phụ của thuốc nospa cho bà bầu

Mặc dù không có bằng chứng gây hại cho thai nhi, như thuốc nospa cho bà bầu có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn và nôn
  • Khô miệng, ăn uống không ngon
  • Bị ngứa
  • Các tình trạng hiếm hơn: nhức đầu, hoa mắt, hội chứng tiền đình, tụt huyết áp

Nếu mẹ gặp các tình trạng nêu trên khi dùng thuốc nospa, mẹ hãy ngưng dùng thuốc và tìm sự tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai

tác dụng phụ của thuốc nospa

Lưu ý khi dùng thuốc nospa cho bà bầu

1. Liều lượng dùng thuốc nospa cho bà bầu

  • Người lớn sử dụng dạng viên uống trực tiếp với liều lượng từ 120 – 240 mg/ngày, khoảng từ 3 – 6 viên và uống 2-3 lần/ ngày.
  • Đối với dạng tiêm, người lớn sẽ dùng 1 – 3 ống tiêm dưới da mỗi ngày hoặc 1-2 ống tiêm bắp.

2. Thời điểm dùng thuốc nospa cho bà bầu

Không ít mẹ tò mò thuốc nospa cho bà bầu nên uống trước hay sau khi ăn. Mẹ hoàn toàn có thể dùng thuốc Nospa cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn đều được. Tuy nhiên, để giảm nhanh chóng tình trạng kích ứng dạ dày, mẹ nên dùng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc. 

3. Thuốc nospa cho bà bầu tương tác với các thuốc khác

Trong quá trình điều trị bằng thuốc nospa cho bà bầu, để tránh gây tương tác thuốc tiêu cực, rối loạn tác dụng của thuốc hoặc gây tác dụng phụ nguy hiểm, mẹ tránh dùng kèm với các loại thuốc sau đây: 

  • Thuốc kháng muscarinic
  • Thuốc Levodopa
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc an thần Benzodiazepine

Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh hút thuốc lá, dùng chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas như bia rượu, nước ngọt vì có thể làm thuốc nospa không phát huy được tối đa công dụng. Trường hợp mẹ điều trị bệnh cần dùng nhiều thuốc hơn, mẹ nên hỏi kỹ bác sĩ để xem các loại thuốc đang dùng có tương tác tiêu cực với nhau không.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt Polygynax có dùng được cho bà bầu không?

4. Dùng thuốc quá liều có ảnh hưởng đến bà bầu không?

Khi sử dụng quá liều thuốc nospa, mẹ có thể bị suy nhược cơ thể, khó chịu, chóng mặt, nôn mửa, nhức đầu, tụt huyết áp và buồn ngủ. Nặng hơn, mẹ có thể bị rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong. Trong trường hợp vô tình hoặc cố ý dùng quá liều thuốc nospa cho bà bầu, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ để được xử lý ngay lập tức.

5. Bảo quản thuốc nospa như thế nào?

  • Đặt thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
  • Để nospa xa tầm tay của trẻ em
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên bao bì

6. Trường hợp không nên dùng thuốc nospa cho bà bầu

Việc sử dụng nospa cần phải có chỉ định cụ thể của bác sĩ được áp dụng với các đối tượng sau đây:

  • Mẫn cảm với thành phần thuốc
  • Tiền sử mắc bệnh lý thận, tim
  • Bệnh lý về gan
  • Block nhĩ thất độ II – III
  • Hồng cầu hình liềm, xuất huyết
  • Mẹ bầu mang thai từ tuần 3 đến tuần 8: Mặc dù việc dùng thuốc nospa cho bà bầu không bị cấm hoàn toàn trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, trong thời điểm này, các cơ quan của thai nhi đang phát triển nên mẹ phải cẩn thận hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn dùng thuốc nospa cho bà bầu
  • Mẹ bầu mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba, đặc biệt là gần ngày sinh: Việc lạm dụng drotaverine trong giai đoạn này có thể gây khó khăn cho việc co bóp tử cung sau khi sinh, từ đó, tăng nguy cơ xuất huyết sau sinh. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc nospa cho bà bầu lâu dài cũng gây hại cho trẻ sơ sinh do hấp thụ qua nhau thai. 

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về thuốc nospa cho bà bầu. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin và gỡ rối phần nào những lời đồn xoay quanh việc dùng thuốc nospa cho bà bầu.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau xương mu sau sinh: Mách mẹ cách khắc phục cơn đau cực dễ

Để giải đáp những câu hỏi trên, mẹ hãy đồng hành cùng MarryBaby theo dõi bài viết về đau xương mu sau sinh dưới đây nhé!

Đau xương mu sau sinh là gì?

Xương mu là một phần cấu trúc của xương chậu và được kết nối với nhau bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp mu nối 2 ngành xương mu nhờ hệ thống dây chằng. Trong quá trình mang thai, thai nhi càng lớn khiến áp lực đè các cấu trúc này khiến mẹ cảm thấy khó chịu.

Sau sinh, vì nhiều nguyên nhân ví dụ dãn khớp mu quá mức khi sinh, vận động nhiều, thiếu chất hay đau từ suốt những ngày tháng mang thai…cũng có thể dẫn đến đau xương mu.

Cơn đau xương mu sau sinh có thể lan ra ở hai bên bẹn và đùi, hay đau khung chậu. Ngoài ra, cơn đau cũng âm ỉ và kéo dài gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ. 

Nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh

Khi mẹ mang thai, kích thước tử cung to lên khiến khung xương chậu cũng biến đổi theo. Tình trạng đau vùng xương mu sau khi sinh thường do các nguyên nhân dưới đây gây ra:

  • Hoạt động mạnh sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu. Theo các chuyên gia, khoảng gần 6 tháng, cơ thể mẹ mới hồi phục hoàn toàn. Do đó, mẹ sau sinh thường được khuyên không nên vận động mạnh vì sẽ khiến thời gian phục hồi kéo dài lâu hơn, bao gồm cả cơn đau xương mu.

nguyên nhân gây đau xương mu sau sinh: do khiêng vác nặng

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết

  • Thiếu chất canxi khi mang thai

Trong suốt thai kỳ cũng như lúc sinh nở, cơ thể mẹ sẽ dễ bị thiếu hụt canxi, vitamin D, vitamin B12 hoặc do sự thay đổi của hormone, do mẹ phải thức khuya chăm con, không nghỉ ngơi đủ, gây ảnh hưởng hoạt động của dây thần kinh ngoại vi, gây tê, đau khớp, kể cả cơn đau xương mu. 

Nếu nguyên nhân nằm ở đây, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng canxi vào chế độ ăn của mình. Tùy vào cơ địa mỗi người, hiện tượng đau vùng xương mu sau sinh sẽ biến mất sau một thời gian. 

>>Mẹ có thể quan tâm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào

  • Mẹ bị viêm nhiễm đường tiết niệu

Mẹ sau sinh có sức đề kháng thường rất kém, kèm với quá trình tiết sản dịch kéo dài khiến mẹ phải dùng băng vệ sinh lâu ngày. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu. Khi mắc bệnh này, mẹ sẽ gặp các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, gây khó chịu vùng sau xương mu, dễ nhầm thành đau xương mu.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sản dịch bao lâu thì hết và cách nhận biết các dấu hiệu bất thường ra sao?

  • Viêm nhiễm vùng chậu

Viêm nhiễm các cơ quan vùng chậu cũng có thể tạo ra cảm giác đau các khu vực lân cận.

  • Hậu quả do dãn khớp mu quá mức

Dãn khớp mu là một phần của quá trình mang thai và sinh nở, điều này sẽ giúp em bé dễ dàng đi qua ống sinh. Tuy nhiên, nếu quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến những rối loạn sau đó.

Dấu hiệu bị đau xương mu sau sinh

dấu hiệu bị đau xương mu sau sinh

Để biết chính xác mình có bị đau vùng xương mu sau khi sinh không, mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác giống bị kim châm hoặc đau nhức nhẹ
  • Đau đến mức không bước đi nỗi
  • Không diễn ra ở mu mà ở nếp gấp của bẹn hoặc dọc theo đùi trong. Đôi khi, mẹ chỉ cảm thấy đau một bên cơ thể
  • Mẹ phải di chuyển hai chân ra xa nhau, chẳng hạn như ra vào xe, bước ra khỏi giường, đứng dậy sau khi ngồi… 

Đau xương mu sau sinh có nguy hiểm không?

Đau xương mu sau sinh là một hiện tượng sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Tuỳ mức độ và nguyên nhân có thể gây ra những ảnh hưởng khác nhau như khó khăn trong sinh hoạt của mẹ sau sinh, cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe

Sưng, đau buốt vùng mu sau sinh sẽ khiến việc sinh hoạt khó khăn hơn, từ đó, mẹ sẽ cực kỳ căng thẳng, cộng với việc chăm con hay nghỉ ngơi không đủ, lo lắng vì những vẫn đề của con cũng dễ ảnh hưởng sức khoẻ mẹ.

  • Ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng

Khi bị đau xương mu sau sinh, tâm lý e ngại, khó chịu khiến mẹ không thoải mái trong chuyện “giường chiếu”. Từ đó, đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng không kém.

[key-takeaways title=””]

Như vậy, đa phần đau xương mu sau sinh sẽ không nguy hiểm nhiều nhưng đôi khi cũng gián tiếp liên quan đến nhiều vấn đề. Nếu mẹ gặp phải tình trạng đau xương mu sau sinh, mẹ nên đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. 

[/key-takeaways]

>>Mẹ có thể quan tâm: Cách quan hệ tình dục sau sinh an toàn

đau xương mu có ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng không?

Cách khắc phục tình trạng đau xương mu sau sinh

Đau xương mu sau sinh là gì và các nguyên nhân gây đau xương mu đã rõ. Hẳn mẹ đang tò mò đau xương mu sau sinh nên xử trí ra sao?

1. Chăm sóc y tế:

Sau khi khám, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng của mẹ.

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Trong trường hợp nguyên nhân gây ra tình trạng đau sau xương mu là gì mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp.

  • Dùng phương pháp vật lý trị liệu

Mẹ có thể tham khảo các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập vận động, hỗ trợ quá trình lưu thông máu, rút ngắn thời gian điều trị.

dùng phương pháp vật lý trị liệu điều trị đau xương mu sau sinh

2. Chăm sóc tại nhà

  • Chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng

Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, tập luyện điều độ, chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp xương săn chắc, giảm cơn đau xương mu. Mẹ có thể tham khảo các bài tập yoga, bài tập kegel… dành cho phụ nữ sau sinh.

  • Chườm đá hoặc chờm nóng: 

Phương pháp này dễ thực hiện tại nhà và hiệu quả đối với trường hợp đau nhẹ, nên được nhiều mẹ bỉm tin dùng. Đây cũng là cách khắc phục đơn đau xương mu sau sinh đó mẹ.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về hiện tượng đau xương mu sau sinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin cơ bản về hiện tượng này và cách xử trí để khắc phục cơn đau. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các chẩn đoán hay điều trị y khoa. Chúc mẹ sớm phục hồi sau sinh.

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau cổ tay sau sinh khi nào bình thường, khi nào đáng lo?

Đau cổ tay sau sinh là tình trạng thường gặp ở bà đẻ. Điều này gây không ít khó khăn cho mẹ trong sinh hoạt cũng như việc chăm sóc em bé. Vậy đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không? Cách điều trị đau cổ tay sau sinh là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Đau cổ tay sau sinh là gì?

Một nghiên cứu từ năm 2017 cho biết, hơn 50% phụ nữ bị đau cổ tay sau khi sinh con và hơn 80% trong số đó vẫn bị đau sau khi sinh hai tháng. Cổ tay là nơi các dây thần kinh và gân truyền từ cánh tay vào bàn tay và các ngón tay. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả mẹ bầu và mẹ sau sinh. Cơn đau là do sự kích thích của lớp bọc xung quanh gân đến ngón tay cái, các gân này nằm ở mặt bên của cổ tay, ở gốc ngón tay cái.

Nguyên nhân gây đau cổ tay sau sinh

Hội chứng ống cổ tay (CTS) là rối loạn cơ xương gây chèn ép dây thần kinh trung gian đi qua ống cổ tay, gây cảm giác tê tay, đau tay, giảm khả năng vận động.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể mắc hội chứng De Quervain’s Tenosynovitis. Đây là một chứng rối loạn cơ xương khác, gây đau cổ tay và bàn tay do tình trạng viêm các gân (chịu trách nhiệm cử động ngón cái và cổ tay). Cơn đau này có thể xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như tê bì, khó gấp duỗi các ngón tay, nhất là vùng ngón cái.

Hội chứng đau cổ tay sau sinh có thể do hoạt động chăm sóc bé lặp đi lặp lại nhiều lần như nâng, bế con, gây ma sát trong cổ tay, làm tăng sức căng qua các mô ở đây, dẫn đến viêm bao gân, gây đau. 

Bên cạnh đó, đau cổ tay sau sinh cũng liên quan đến việc tăng giữ nước và thay đổi nội tiết tố sau khi mang thai.

nguyên nhân đau cổ tay sau sinh

Dấu hiệu bị đau cổ tay sau sinh

Dưới đây là các triệu chứng của hội chứng đau cổ tay sau sinh mà mẹ thường gặp:

  • Đau khi di chuyển ngón tay cái hoặc cổ tay 
  • Đau khi bạn thọc ngón tay cái vào hoặc tạo thành nắm đấm
  • Sưng và đau ở bên ngón cái của cổ tay của bạn
  • Cơn đau bắt đầu từ từ, âm ỉ và tăng dần theo theo thời gian hoặc cũng có thể xuất hiện đột ngột
  • Cảm giác đau có thể lan rộng lên cánh tay
  • Tê bì, châm chích xuất hiện ở một số ngón tay hoặc cả bàn tay
  • Cơn đau giảm khi cổ tay nghỉ ngơi đúng cách và không lặp lại các động tác gây đau.
  • Có tiếng kêu lục cục khi di chuyển cổ tay

Bị đau cổ tay sau sinh có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp bị đau cổ tay sau sinh thường không nguy hiểm vì nguyên nhân chủ yếu là tổn thương của cổ tay trong quá trình chăm sóc em bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn kéo dài dai dẳng, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ mắc các biến chứng như:

  • Đau mạn tính
  • Viêm kẹt gân
  • Giảm khả năng vận động

Chẩn đoán đau cổ tay sau sinh như thế nào?

chẩn đoán đau cổ tay sau sinh như thế nào

Ngoài các dấu hiệu nhận biết đau cổ tay sau sinh ở trên, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nhất. Để phát hiện mức độ tình trạng đau cổ tay sau sinh ở mẹ, bác sĩ có thể thực hiện các kiểm tra lân sàng như yêu cầu mô tả các triệu chứng và vị trí đau; quan sát các biểu hiện bầm tím hoặc sưng… 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang: Cách này để giúp bác sĩ kểm tra cấu trúc xương để xem xét người bệnh có bị gãy hoặc nứt xương không, đồng thời kiểm tra tình trạng thoái hóa, bào mòn của xương… 
  • Đo điện cơ (EMG): Mẹ phải thực hiện đo điện cơ nếu bị nghi ngờ tổn thương dây thần kinh. Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá hoạt động của dây thần kinh, vị trí, mức độ và thời gian tổn thương của thần kinh.
  • Siêu âm: Cách này giúp bác sĩ có thể xác định việc đau khớp cổ tay sau sinh của mẹ có phải do hội chứng De Quervain gây ra hay không, thông qua việc quan sát các hình ảnh chi tiết về mô mềm gồm các gân, bao khớp, túi hoạt dịch… tại khớp cổ tay, bàn tay.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!

Cách khắc phục tình trạng đau cổ tay sau sinh

1. Điều trị y tế

1.1. Dùng thuốc

Nếu mẹ được xác định bị đau khớp cổ tay sau sinh do bệnh lý, bác sĩ có thể đề xuất mẹ dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc Paracetamol giúp giảm đau trong trường hợp nhẹ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) dùng trong trường hợp đau vừa, đau do viêm hay kèm theo những triệu chứng viêm (sưng, tấy đỏ…)

Mẹ lưu ý đây là thời điểm cho con bú, vì thế thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và em bé qua việc bú sữa. Do đó, mẹ tuyệt đối không được tuyệt đối sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ nhé. 

1.2.  Vật lý trị liệu

điều trị đau cổ tay sau sinh bằng vật lý trị liệu

Bác sĩ cũng có thể đề xuất mẹ thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như những động tác kéo giãn nhẹ để giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cổ tay, giúp tăng cường cơ bắp, giảm kích ứng gân, dây thần kinh.

1.3. Phẫu thuật

Điều trị đau khớp cổ tay sau sinh bằng phương phức phẫu thuật rất hiếm. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ giải phóng dây thần kinh hay vỏ bọc gân để giảm chèn ép và giảm đau, đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi, ngăn ngừa tình trạng đau và viêm tái phát. Mẹ có thể phải phẫu thuật nếu:

  • Bị đau khớp cổ tay sau sinh nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau phức tạp
  • Không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên

2. Chăm sóc tại nhà

Ngoài các biện pháp điều trị y tế, mẹ có thể làm giảm cơn đau khớp cổ tay sau sinh tại nhà bằng cách:

  • Massage đá
  • Đeo nẹp cổ tay
  • Thay đổi cách mẹ cử động bàn tay và cổ tay
  • Tránh sử dụng ngón tay cái của bạn để cầm nắm đồ vật
  • Chườm túi đá trong 10 phút, vài lần mỗi ngày, mẹ nhớ dùng khăn ẩm để bảo vệ tay khỏi bỏng nước đá
  • Xoa bóp vùng cơ ở gốc ngón tay cái (cơ thần kinh)
  • Thực hiện bài tập kéo giãn

Bài tập này rất đơn giản, mẹ đặt tay lên bàn, lòng bàn tay hướng xuống và dùng tay còn lại để nhẹ nhàng di chuyển ngón tay ra khỏi bàn, hướng lên trên, giữ  10 – 15 giây, sau đó đưa ngón tay xuống từ từ. Lặp lại 5 lần sau mỗi 2 tiếng. 

  • Ôm em bé đúng cách

Luồn một tay xuống dưới cổ bé để đỡ lấy đầu bé. Tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.

>>Mẹ có thể quan tâm: Cách bế trẻ sơ sinh “chuẩn” theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Biện pháp phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

phòng ngừa đau cổ tay sau sinh

Để phòng ngừa tình trạng đau cổ tay sau sinh, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Đảm bảo ôm con đúng cách để hạn chế nguy cơ gây đau khớp cổ tay.
  • Duy trì cổ tay và ngón tay cái ở vị trí trung tính, tạo cảm giác thoải mái.
  • Hạn chế lặp đi lặp lại các động tác ở cổ tay hoặc bàn tay.
  • Tránh sử dụng khớp cổ tay quá sức.
  • Massage cổ tay và ngón tay thường xuyên để tăng lưu thông máu.
  • Thực hiện các bài tập co dãn cổ tay, ngón tay.
  • Mẹ nên bổ sung nhiều chất canxi, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, protein, axit béo omega-3, photpho và magie vào chế độ ăn hàng ngày để cải thiện sức khỏe và chức năng xương khớp, đồng thời tăng sự dẻo dai cho gân và dây chằng để ngăn ngừa nguy cơ bị đau khớp cổ tay sau sinh.

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường để nhanh hồi phục?

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng đau cổ tay sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân, hướng điều trị và cách phòng tránh hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Đau xương cụt sau sinh do đâu? Tiết lộ cách giảm đau hiệu quả cho mẹ

Xương cụt là một xương nhỏ hình tam giác nằm ở gốc cột sống, ngay trên đỉnh mông. Nó được tạo thành từ 3-5 đốt sống cuối cùng của cột sống và được gắn vào đáy cột sống bằng các dây chằng. Xương cụt rất quan trọng vì nó giúp mẹ ổn định khi ngồi.

Đau xương cụt sau sinh là gì?

Mẹ bị đau xương cụt sau sinh là do sự bất ổn định của xương cụt, khiến các khớp lân cận bị viêm, đặc biệt là khớp vùng chậu). Cơn đau ở xương cụt sẽ có nhiều cấp độ từ nhẹ đến dữ dội và thường đau nhiều hơn khi ngồi, đứng hoặc ngả người tựa lưng vào ghế.

Nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh

Trước khi tìm hiểu cách giảm đau xương cụt sau sinh, mẹ cần biết nguyên nhân gây đau xương cụt là gì. Đau xương cụt sau sinh có thể do:

1. Sau sinh bị đau xương cụt do gây chằng bị lỏng  

Trong tam cá nguyệt thứ ba, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone relaxin giúp xương cụt linh hoạt hơn để nới lỏng các dây chằng vùng chậu và tạo điều kiện cho em bé đi xuống ống sinh trong quá trình sinh nở. Bởi các dây chằng lỏng lẻo hơn có thể dễ bị xoắn (bong gân) hoặc căng trong khi sinh.

2. Áp lực lên xương cụt lớn

Đau xương cụt sau sinh do áp lực lên xương cụt lớn

Vì các cơ sàn chậu gắn liền với xương cụt. Hơn nữa, khi mang thai, nhất là những tháng cuối, trọng lượng của em bé ngày càng lớn sẽ gây thêm áp lực lên xương cụt của mẹ. 

3. Xương cụt bị gãy

Áp lực đầu của bé đi qua ống sinh có thể khiến xương cụt bị bầm tím, thậm chí có thể dẫn đến trật khớp, hoặc gãy xương cụt. Tuy khả năng gãy xương rất hiếm xảy ra, nhưng một số mẹ bầu có thể nghe tiếng nứt hoặc vỡ xương cụt lúc sinh em bé.

4. Kích thước em bé quá lớn

Mẹ có nhiều khả năng bị thương xương cụt khi chuyển dạ nếu thai nhi quá lớn hoặc thai nhi ở ngôi chẩm sau. Ở ngôi này, cổ thai nhi thường bị thay đổi, khiến đường kính lọt lớn hơn của đầu thai phải đi qua xương chậu.

>>Mẹ có thể quan tâm: Vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng giữa thế nào mới là an toàn?

5. Bác sĩ dùng máy hút hoặc kẹp lúc sinh

Mẹ cũng có thể bị đau xương cụt sau sinh nếu bác sĩ sử dụng máy hút hoặc kẹp trong khi sinh.

6. Thiếu canxi

Mẹ bị thiếu canxi do quá trình mang thai và sinh con, dẫn đến dễ bị loãng xương cột sống sau sinh.

7. Chế độ ăn không đảm bảo

Chế độ ăn uống sau khi sinh của mẹ không đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, thiếu chất cũng là nguyên nhân gây đau xương cụt sau sinh.

>>Mẹ có thể quan tâm: Mẹ mới sinh nên ăn gì? 13 thực phẩm nên có trong thực đơn hàng ngày

8. Bị bệnh liên quan đến cột sống

Mẹ có thể đã có tiền sử bị các bệnh lý ở cột sống như chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm khớp cột sống…

9. Làm việc quá sức

Mẹ có chế độ làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, kèm với thói quen ngồi nhiều, khiến các dây chằng cột sống, vùng xương chậu khó phục hồi tốt.

đau xương cụt sau sinh do làm việc quá sức

>>Mẹ có thể quan tâm: Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!

Dấu hiệu bị đau xương cụt sau sinh

Một số triệu chứng phổ biến khi bị đau xương cụt sau sinh là:

  • Bị đau ở lưng dưới của bạn
  • Bị đau nặng hơn khi đứng lên, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài hoặc khi đi cầu
  • Bị đau khi quan hệ tình dục
  • Cảm giác khó chịu dẫn đến khó ngủ
  • Cơn đau có thể lan đến hai bên lưng, hông, xuống mông và chân.

Đau xương cụt sau sinh có nguy hiểm không?

Đau xương cụt sau sinh nhìn chung không nguy hiểm và có thể khỏi sau sinh một thời gian. Trung bình, một phụ nữ sẽ mất 6 tuần để phục hồi sau sinh. Tuy nhiên, nếu cơn đau xương cụt sau sinh  kéo dài hơn 3 tháng sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính. Xương cụt bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của toàn bộ xương sống, suy giảm chức năng hệ vận động.

Hầu hết tình trạng sau sinh bị đau xương cụt có thể được điều trị tại nhà bằng nước đá và thuốc giảm đau không kê đơn. Trường hợp cơn đau xương cụt sau sinh không thuyên giảm trong vài tuần, mẹ có thể phải tiêm corticosteroid hoặc thuốc phong bế dây thần kinh.

Cách khắc phục tình trạng đau xương cụt sau sinh

1. Điều trị y tế

Để biết chắc chắn nguyên nhân để xác định hướng điều trị phù hợp, bác sĩ có thể đề xuất bạn chụp X-quang hoặc chụp CT để chẩn đoán và đưa ra cách điều trị.

Hầu hết các vết thương ở chỗ này đều tự lành. Tuy nhiên, bác sĩ có thể hỗ trợ mẹ để vết thương lành nhanh hơn.

  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen có thể giúp giảm sưng và đau theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện các bài tập kéo giãn do chuyên gia vật lý trị liệu hướng dẫn để tránh bị tổn thương khi tự tập.
  • Phẫu thuật: Không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật, bác sũ chỉ dùng đến phương pháp này nếu các phương pháp khác sau vài tháng vẫn không hiệu quả. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ xương cụt.

Cách khắc phục tình trạng đau xương cụt sau sinh

2. Chăm sóc tại nhà

  • Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vào chế độ ăn canxi và tránh vận động mạnh để cơ thể mẹ mau phục hồi.
  • Mẹ có thể xoa bóp, bấm huyệt để giảm thiệu các cơn đau ở vùng cột sống lưng và xương cụt.
  • Táo bón có thể đặc biệt gây đau đớn nếu bạn bị bầm tím xương cụt. Do đó, mẹ nên uống thêm nước, ăn nhiều chất xơ.
  • Lựa chọn đệm lót mông phù hợp, giúp giảm áp lực lên xương cụt.
  • Nằm sấp hoặc nằm nghiêng thay vì nằm ngửa sẽ giảm áp lực lên xương cụt.
  • Chườm túi đá trên vùng đau xương cụt sau sinh từ 20 -30 phút mỗi lần. Mỗi ngày vài lần.
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm để giúp cơ thể nhẹ nhõm, cơ sàn chậu được thư giãn.

Nếu tình hình cơn đau xương cụt sau sinh không cải thiện, tốt nhất, mẹ nên thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, điều trị. 

cách chăm sóc tại nhà khi bị đau xương cụt sau sinh

Thắc mắc khác liên quan đến đau xương cụt sau sinh

1. Đau xương cụt sau sinh bao lâu thì hết? Vết bầm tím bao lâu thì mất?

Xương cụt bị bầm tím sẽ tự lành trong vòng khoảng 4 tuần. Nhưng xương cụt bị gãy có thể mất đến 8 tuần để chữa lành và các cơn đau do căng cơ hoặc viêm các dây chằng xung quanh có thể kéo dài hơn.

2. Đau xương cụt sau sinh có ảnh hưởng đến việc mang thai sau này không?

Mẹ không nên mang thai lần nữa nếu tình trạng đau xương cụt sau sinh chưa lành hẳn. Hơn nữa, các phương pháp điều trị chấn thương xương cụt cũng không tốt cho mẹ bầu.  

Tóm lại, nếu mẹ bị đau xương cụt ở lần sinh này thì không có nghĩa mẹ sẽ bị đau tương tự ở lần sinh tiếp theo. Nhưng nếu mẹ có dự định mang thai lần nữa, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có kế hoạch sinh nở an toàn cho cả mẹ lẫn con.

>>Mẹ có thể quan tâm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng đau xương cụt sau sinh. Hy vọng mẹ đã nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách giảm đau hiệu quả để sớm phục hồi sau sinh.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Tiết lộ tia hy vọng cho vợ chồng mong con

PCOS là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh ở nữ giới và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. Điều nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trăn trở nhiều nhất là buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh đa nang buồng trứng là gì? 

PCOS là tình trạng mất cân bằng nội tiết tố buồng trứng, tạo ra lượng nội tiết tố androgen dư thừa gây rậm lông và mụn trứng cá. Nếu bạn bị PCOS, buồng trứng của bạn sản xuất lượng hormone nội tiết tố androgen cao bất thường. Điều này khiến các hormone sinh sản của bạn bị mất cân bằng. 

Phụ nữ có thể mắc PCOS bất kỳ lúc nào sau tuổi dậy thì, hầu hết mọi người được chẩn đoán ở độ tuổi 20 – 30. Bạn sẽ có nguy cơ cao mắc PCOS hơn nếu bạn thừa cân hoặc gia đình có tiền sử mắc PCOS.

Bệnh đa nang buồng trứng là gì? 

Các triệu chứng của bệnh đa nang buồng trứng là gì?

  • Kinh nguyệt không đều, vô kinh
  • Mụn trứng cám, rậm lông
  • Béo phì và khó giảm cân
  • Sạm da ở các nếp gấp của cổ, nách, bẹn (giữa hai chân) và dưới vú. 
  • Xuất hiện nhiều nang buồng trứng
  • Xuất hiện thẻ da (vạt da thừa nhỏ) ở nách hoặc trên cổ
  • Tóc mỏng do bị mất các mảng tóc trên đầu hoặc bắt đầu hói
  • Vô sinh

Vì sao bị bệnh đa nang buồng trứng khó mang thai?

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? PCOS có thể khiến bạn khó mang thai, thậm chí vô sinh vì nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thiểu kinh nguyệt, có kinh nguyệt lâu hơn bình thường, mất kinh, kinh nguyệt nhiều, do mức độ hormone androgen testosterone cao, rối loạn nội tiết tố nữ gây ra.

Ngoài ra, phụ nữ có đa nang buồng trứng, những chu kỳ không phóng noãn, hoặc bị thừa cân cũng khó có thể mất nhiều thời gian hơn để thụ thai.

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?

Rốt cuộc, buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? PCOS có thể gây khó thụ thai đồng thời làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng thai kỳ như tiền sản giật, bệnh tiểu đường loại 2, ngưng thở khi ngủ (ngáy), bệnh tim, huyết áp cao, cholesterol cao, đột quỵ, thậm chí nguy cơ sảy thai cao hơn. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng hoàn toàn có thể mang thai bình thường.

Tuy nhiên, khi mắc phải hội chứng này, mẹ và bé rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ nêu trên. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc bệnh, mẹ cần theo sát hướng dẫn của bác sĩ sản khoa để có hướng điều trị phù hợp, giảm thiểu các rủi ro có thể mắc phải trong quá trình mang thai và lúc sinh.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Câu trả lời là “vẫn có thể có”. Tốt nhất, để có một thai kỳ an toàn khi bị PCOS, bạn nên tập trung vào việc kiểm soát cân nặng, lượng đường huyết, nội tiết và huyết áp. Ngoài ra, bạn nên duy trì các chế độ sinh hoạt lành mạnh, thăm khám định kỳ và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

[/key-takeaways]

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không?

Buồng trứng đa nang muốn mang thai phải làm sao?

Sau khi biết được buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không, nếu bạn có ý định mang thai bây giờ hoặc trong tương lai, bạn có thể tham khảo các giải pháp sau đây:

1. Thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Được nhưng bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai, cụ thể:

  • Đo chỉ số cân nặng và khối cơ thể (BMI)

Chỉ số BMI cho biết trọng lượng cơ thể có đang ở mức bình thường và lượng chất béo trong cơ thể. Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện khả năng sinh sản và giảm các triệu chứng PCOS khác bằng cách chỉ giảm trọng lượng của bạn cho phù hợp. 

  • Kiểm tra lượng đường trong máu 

Để biết buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu. Vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị mang thai, thai kỳ khỏe mạnh và thậm chí là sức khỏe sau này của em bé. Tốt nhất, bạn nên điều trị nếu có nguy cơ cao mắc bệnh trước khi mang thai.

buồng trứng đa nang muốn mang thai phải làm sao? kiểm tra lượng đường trong máu

2. Ăn uống tốt cho sức khỏe sẽ hỗ trợ cho việc chuẩn bị mang thai

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Nếu dự định mang thai khi bị PCOS, bạn nên sớm thay thế thực phẩm có đường, carbs và chất béo không lành mạnh bằng những lựa chọn lành mạnh hơn. Vậy bệnh buồng trứng đa nang nên ăn gì? Bạn nên ăn trái cây, rau tươi, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch và lúa mạch, đậu lăng, thịt gà, cá, một số vitamin và khoáng chất cần để tốt cho thai kỳ như axit folic (vitamin B9), vitamin B6, vitamin B12, vitamin C, vitamin D, vitamin E, coenzyme Q10.

3. Cân bằng lượng đường trong máu để dễ mang thai hơn

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Có nếu bạn có thể cân bằng tốt lượng đường trong máu bằng cách thực hành chế độ ăn uống lành mạnh. Bệnh buồng trứng đa nang nên ăn gì? Bạn nên ăn nhiều chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng các loại thuốc để giúp cân bằng lượng đường trong máu như thuốc tiểu đường loại 2 metformin (hoặc Glucophage).

4. Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Có, nếu bạn dùng thuốc 

PCOS được điều trị đầu tay bằng thay đổi lối sống, chế độ ăn, giảm cân có thể cải thiện tình trạng cũng như khả năng rụng trứng.

Nếu không hiệu quả, bBác sĩ có thể đề xuất bạn dùng một số loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn để giúp tăng khả năng mang thai như:

  • Metformin để điều chỉnh đường huyết
  • Clomiphene citrate (hoặc Clomid) trong điều trị kích thích buồng trứng
  • Thuốc kích thích rụng trứng (giải phóng trứng): Gây rụng trứng ở phụ nữ bị PCOS như thuốc clomiphene và letrozole (dùng bằng đường uống),  gonadotropins (dùng bằng đường tiêm) trong các chu kì hỗ trợ sinh sản.

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Có, nếu bạn dùng thuốc 

5. Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không? Có thể phải phẫu thuật

Thủ thuật đốt điểm buồng trứng có thể kích hoạt quá trình rụng trứng bằng cách loại bỏ các mô trong buồng trứng đang sản xuất nội tiết tố androgen. Tuy nhiên, bác bác sĩ phẫu thuật hiện nay hiếm khi thực hiện thủ thuật này.

6. Dùng các biện pháp hỗ trợ có thể giúp bạn mang thai

Buồng trứng đa năng có thai tự nhiên được không? Trường hợp không mang thai tự nhiên được, bác sĩ sẽ đề xuất bạn dùng các biện pháp hỗ trợ như IVF và IUI.

>>Xem thêm: Chi phí thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân là bao nhiêu?

Cơ hội mang thai với PCOS như thế nào?

Buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không đã rõ. Hẳn bạn đang băn khoăn về cơ hội mang thai với PCOS. 

Người bị PCOS và mong muốn mang thai, bạn có thể chỉ cần điều trị bằng thuốc. Một nghiên cứu y tế đã chứng minh, gần 80% phụ nữ bị PCOS đã rụng trứng thành công sau khi được điều trị bằng thuốc clomiphene citrat. Trong đó, một nửa số phụ nữ có thai tự nhiên trong vòng sáu chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu thuốc không giúp bạn mang thai và trăn trở bị buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp điều trị IVF. Hầu hết phụ nữ bị PCOS có 20 – 40% cơ hội mang thai khi điều trị IVF. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý phụ nữ từ 35 tuổi trở lên hoặc thừa cân có khả năng mang thai thấp hơn.

>>Xem thêm: Chọc trứng xong nên ăn gì để tăng khả năng thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh?

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về trăn trở buồng trứng đa nang có thai tự nhiên được không. Hy vọng bạn đã yên tâm hơn về khả năng có con của mình khi mắc PCOS. Chúc bạn sớm có tin vui!

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Trăn trở mãi không thôi: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Trong số các vấn đề hậu sản, hết sản dịch bao lâu thì có kinh là trăn trở chưa bao cũ của mẹ sau sinh. Vậy thực hư sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Kinh nguyệt sau sinh có đặc điểm gì? Cách để cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau sinh như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Điều mẹ băn khoăn nhất là đây, hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Trước tiên, mẹ cần hiểu sản dịch là gì? Đây là dịch của âm đạo đào thải sau sinh gồm có: máu, các mô niêm mạc còn sót lại trong tử cung. Thông thường, mẹ sinh mổ sẽ có ít sản dịch hơn mẹ sinh thường.

Theo đó, sau sinh hết sản dịch, nếu mẹ thấy ra máu tươi đó là hiện tượng kinh non sau sinh. Sở dĩ như vậy là vì, theo nghiên cứu, khoảng ngày thứ 21, niêm mạc tử cung đã hồi phục và có thể bong ra, gây chảy máu. Vậy hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

[key-takeaways title=””]

Hiện tượng này cũng tương tự như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Kinh non khác kinh nguyệt bình thường ở chỗ, kinh non gồm máu, lớp màng tử cung, chất nhầy và tế bào bạch cầu. Kinh non sau sinh thường xuất hiện vào khoảng 4 – 6 tuần sau khi sinh và kéo dài từ 3 – 5 ngày, dịch có màu đỏ tươi, chất nhầy, không đi kèm sốt và đau bụng.

[/key-takeaways]

Những điều mẹ cần biết về kinh nguyệt sau sinh 

Để biết sau khi hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về kinh nguyệt sau sinh. Sau khi sinh, thời gian có kinh nguyệt sẽ phụ thuộc vào thời gian phục hồi cơ thể mẹ. Nếu cơ thể mẹ phục hồi nhanh thì kinh nguyệt sẽ nhanh chóng xuất hiện. Bên cạnh đó, có một số yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau sinh như:

  • Cách cho con bú: Hết sản dịch bao lâu thì có kinh còn phụ thuộc vào cách cho con bú. Mẹ cho con bú thường lâu có kinh hơn mẹ không cho bú trực tiếp khoảng 7-8 tháng sau sinh. Cụ thể, mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ có kinh khoảng 6 tháng sau khi hết sản dịch. Mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì kinh nguyệt sẽ trở lại sau 6-8 tuần sau sinh.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố trong thai kỳ và sau khi sinh thay đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tâm lý bất thường: Sau khi sinh, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vì bỡ ngỡ, lo toan khi chăm sóc em bé. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh.
  • Mẹ hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt? hay có kinh non thì bao lâu có kinh nguyệt trở lại? Thông thường, bạn sẽ có kinh sau 2-3 tháng đầu tiên, cũng có trường hợp mất khoảng 8-10 tháng mới có lại.
Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Những điều cần biết về kinh nguyệt sau sinh mổ
Hết kinh non bao lâu thì có kinh nguyệt?

Dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường

Bên cạnh thắc mắc hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng tò mò dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt sau sinh. Rối loạn kinh nguyệt sau sinh không khó hiểu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, kinh nguyệt sau sinh có dấu hiệu bất thường và mẹ nên đi khám ngay lập tức khi:

  • Đau bụng dữ dội: Mẹ bị đau bụng dữ dội, quằn quại, phải nằm một chỗ cũng là dấu hiệu của rối loạn chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh.
  • Mất kinh quá lâu sau sinh: Mẹ sinh mổ sẽ có kinh trở lại sau 2-3 tháng, mẹ sinh thường thì 6 tháng – 1 năm sẽ có kinh trở lại. Nếu sau sinh 1-2 năm rồi mà vẫn chưa có kinh, mẹ có thể đã bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Máu kinh bị vón cục hoặc có màu đen khác thường: Đối với mẹ đẻ mổ, chỗ vết mổ, máu đọng lại tại rãnh làm máu kinh ra không đều, kéo dài và thay đổi màu sắc. Đây cũng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường.
  • Đau đầu vú: Đau đầu vú hay căng tức đầu vú là biểu hiện của rối loạn nội tiết, nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, đau đầu vú kèm theo các cơn đau lưng, đau đầu cũng khiến cơ thể mẹ bỉm mệt mỏi, uể oải.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 – 32 ngày. Mỗi chu kỳ kéo dài từ 3 – 7 ngày, tùy vào cơ địa từng người. Do đó, nếu chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 28 hoặc nhiều hơn 32 ngày và thời gian chảy máu ít hơn 3 ngày và nhiều hơn 7 ngày đều là bất thường.

>> Mẹ xem thêm: Cập nhật – Sau sinh có kinh rồi lại mất có bình thường không?

dấu hiệu kinh nguyệt sau sinh bất thường, đau đầu vú

Cần làm gì khi kinh nguyệt sau sinh bất thường? 

1. Lưu ý điều trị y tế

Ngoài hết sản dịch bao lâu thì có kinh, mẹ cũng nên biết cách xử lý nếu kinh nguyệt sau sinh bất thường.

  • Mẹ có nguy cơ cao bị tổn thương thành nội mạc tử cung, viêm cơ quan sinh sản nếu thời gian hành kinh kéo dài từ 8-14 ngày, kèm với máu kinh ra nhiều, cục máu đông và sẫm màu. Trường hợp này, mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị.
  • Máu âm đạo ra thất thường giữa các thời kỳ kèm mùi hôi khó chịu, cảm giác ngứa ngáy. Đây có thể là một số triệu chứng của bệnh phụ khoa nguy hiểm như nhiễm trùng tử cung; nhiễm trùng buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo hoặc băng huyết, mẹ cần phải được cấp cứu kịp thời để tránh hậu quả nghiêm trọng.
  • Vùng kín bị ngứa ngáy và đau rát khi quan hệ tình dục, đặc biệt là kéo dài đến 2 năm sau khi sinh em bé, mẹ nên đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu về bệnh lý nữ giới nguy hiểm.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng đi khám ngay nếu có tình trạng sốt cao, cảm giác ớn lạnh và nhịp tim đập bất thường.

2. Chăm sóc tại nhà

  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã rõ, mẹ nên xây dựng lại chế độ ăn uống lành mạnh, tránh nghỉ ngơi quá nhiều hoặc làm việc quá tải.
  • Mẹ sau sinh nên tích cực vận động nhẹ nhàng như thực hiện các bài tập yoga, vừa giúp tinh thần thoải mái, vừa giảm cân sau sinh. Mẹ nhớ không nên tập quá sức vì điều này dễ gây rối loạn kinh nguyệt và cơ thể lâu hồi phục hơn.
  • Tránh căng thẳng như thế nào là điều mẹ nên hỏi bên cạnh hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Bởi lẽ, giữ tâm lý thoải mái không chỉ ảnh hưởng đến nội tiết mà còn giúp cho sức khỏe tinh thần của bà đẻ tốt hơn.
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh đã có câu trả lời, nhưng mẹ để kinh nguyệt trở lại bình thường, mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc tránh thai mẹ nhé.
  • Mẹ hạn chế dùng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
  • Hết sản dịch bao lâu thì có kinh? Để chu kỳ kinh nguyệt hoạt động lại bình thường, mẹ nên bổ sung nội tiết tố estrogen. Mẹ nên tham khảo bác sĩ liều lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng đến em bé qua sữa mẹ.

>> Mẹ xem thêm: “Điểm mặt” 5 loại thuốc bổ cho mẹ sau sinh & đang cho con bú phổ biến hiện nay

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn hết sản dịch bao lâu thì có kinh. Hy vọng mẹ bỉm đã nắm được thông tin để đối chiếu vào tình trạng của mình, từ đó có giải pháp phù hợp để mau hồi phục.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn lá đinh lăng được không? Lợi hại còn tùy mẹ nhé

Lá đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm xuất người nghèo”. Loại lá này bổ như vậy liệu bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Tác dụng của lá đinh lăng với sức khỏe

Lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng chứa các loại alkaloid, glucoside, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, các axit amin (bao gồm lysin, cysteine và methionine), saponin triterpen và nhiều nguyên tố vi lượng khác. 

Với những thành phần này, lá đinh lăng có tác dụng dưới đây.

1. Chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa

Lá đinh lăng có thể chữa tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng một nắm lá đinh lăng, ngâm với nước muối, đun sôi và chắt lấy nước uống khi còn ấm. Uống liên tục vài ngày sẽ cải thiện tình trạng tiêu hóa đáng kể.

2. Đỡ đau lưng do trở trời

lá đinh lăng giúp đỡ đau lưng

Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị đau nhức xương khớp, nhất là cột sống. Khi đó, uống nước đinh lăng vài ngày sẽ cải thiện cơn đau. 

>>Xem thêm: Chứng đau xương cụt khi mang thai

3. Chữa tình trạng dị ứng da

Uống nước đinh lăng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bạn hãy lấy 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, nấu với 200ml nước sôi trong 5 – 7 phút rồi chắt ra lấy nước uống. Nên dùng ngay khi còn ấm, uống mỗi ngày 3 lần, duy trì trì cho đến khi hết dị ứng.

4. Điều trị rối loạn kinh nguyệt, tắc tia sữa và đau tử cung

Các hoạt chất trong lá đinh lăng không những giúp bà đẻ chữa tắc tia sữa mà còn tăng cường sức đề kháng nên giảm thiểu các cơn đau ở cổ tử cung. Bên cạnh đó, lá đinh lăng còn cải thiện lưu thông khí huyết nên điều trị rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả.

Bạn dùng cành và lá đinh lăng tươi đem sắc cùng nước rồi chắt uống khi còn ấm và duy trì trong một thời gian dài.

5. Trị chứng đau đầu, mất ngủ

Lá đinh lăng giúp đả thông kinh lạc, cải thiện đề kháng nên sẽ hỗ trợ an thần để ngủ ngon hơn và giảm đau hiệu quả.

Bầu ăn lá đinh lăng được không?

1. Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Được vì bổ cho tim mạch

Vitamin B1 trong lá đinh lăng giúp cơ thể mẹ trao đổi chất lành mạnh, ngăn ngừa tổn thương thần kinh và giúp trái tim mẹ luôn khỏe mạnh, đặc biệt là tăng sức đề kháng giúp mẹ chống lại bệnh tật.

2. Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Được vì nó giúp mẹ ngủ ngon hơn

Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Câu trả lời là có nếu mẹ đang bị mất ngủ liên miên. bà bầu có uống được lá đinh lăng không? Được nếu mẹ muốn trị chứng mất ngủ, cách nấu nước lá đinh lăng uống chữa mất ngủ, mẹ có thể xem ở phần trên.

Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Được vì nó giúp mẹ ngủ ngon hơn

[key-takeaways title=””]

Có thể thấy, lá đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng, mẹ bầu không được ăn hoặc uống lá đinh lăng. Vậy bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Câu trả lời là “được”. Bà bầu có thể sử dụng lá đinh lăng, nhưng không nhất thiết phải dùng nếu không bắt buộc. Tuy nhiên, khi mới mang thai 3 tháng đầu, mẹ không nên tùy tiện dùng lá đinh lăng nếu chưa hỏi bác sĩ để biết cơ địa của mình có phù hợp với loại “lá thuốc” này không. 

[/key-takeaways]

Lưu ý khi bầu ăn lá đinh lăng 

Bầu ăn lá đinh lăng được không đã rõ. Nhưng mẹ bầu cũng cần biết cách ăn đúng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

1. Không nên ăn quá nhiều

Lá đinh lăng chứa nhiều saponin nên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,… Vì thế, mẹ kiểm tra với bác sĩ để biết cơ địa của mình có thể tiếp nạp lượng bao nhiêu. Thêm vào đó, lá đinh lăng tuy ít độc nhưng dùng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột,…

lưu ý khi bầu ăn lá đinh lăng

2. Sử dụng kiên trì

Bà bầu ăn lá đinh lăng được không? Được nhưng nên kiên nhẫn dùng và không hấp tấp vì tác dụng của dược liệu tự nhiên không thể nhanh như thuốc Tây y.

3. Lá đinh lăng không phải là tất cả

Dùng lá đinh lăng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ giúp quá trình trị bệnh diễn ra nhanh hơn.

>>Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu đủ chất để thai kỳ khỏe mạnh

4. Không được tự ý kết hợp bài thuốc tiết đinh lăng với loại thuốc khác

Điều này có thể gây ra tương tác thuốc, phản ứng ngược.  Vì thế, bạn vẫn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

5. Chọn dùng lá đinh lăng ít nhất trên 3 tuổi

Vì điều đó sẽ chắc chắn về công dụng dược lý của lá đinh lăng. Còn dùng lá cây đinh lăng quá non gần như sẽ cho rất ít tác dụng.

Món ăn ngon từ lá đinh lăng cho bà bầu

Bà bầu ăn lá đinh lăng được không đã rõ, vậy nên ăn sao cho ngon đây? Sau đây, MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ các món ăn được chế biến từ lá đinh lăng ngon miệng, bổ dưỡng và dễ làm nhé. Mẹ có thể tham khảo món:

Món ăn ngon từ lá đinh lăng cho bà bầu

  • Lá đinh lăng hầm sườn non
  • Cá diêu hồng kho với lá đinh lăng
  • Trứng chiên lá đinh lăng
  • Lá đinh lăng xào thịt bò
  • Canh đinh lăng nấu tôm
  • Cháo lá đinh lăng và tim heo

>>Xem thêm: Bà bầu ăn trứng nhiều có tốt không? Muốn tốt cho thai kỳ mẹ nên nắm rõ

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn bà bầu ăn lá đinh lăng được không. Hy vọng mẹ đã gỡ rối được trăn trở và biết cách dùng lá đinh lăng sao cho ngon và an toàn cho thai kỳ.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]