Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mối nguy hiểm chết người khi bị phù rau thai: Lơ là không được đâu mẹ ơi!

Phù rau thai là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ dễ bị băng huyết sau sinhthai nhi chết lưu. Vậy dấu hiệu của rau thai bị phù là gì? Nên làm gì khi phát hiện bị phù rau thai? Cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phù rau thai là gì?

Rau thai kết nối với bào thai thông qua dây rốn, giúp trao đổi chất dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến bé và chất thải từ bé về mẹ. Nếu rau thai không thể chống lại các virus gây bệnh, các chất độc hại có thể đi qua rau thai và truyền đến thai nhi, gây nguy hiểm cho bé. 

1. Phù rau thai là bệnh như thế nào?

Phù rau thai là một bệnh lý làm mô nhau ứ nước, tăng thể tích, trọng lượng và làm mất các chức năng của bánh nhau. 

Ngoài ra, bệnh này cũng có thể đi kèm các biến chứng phù dây rốn thai nhi, tràn dịch đa màng, dị tật, dị dạng, bất thường về lồng ngực, đường tiêu hóa, hiện tượng truyền máu thai nhi ở song thai…

>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

2. Có những dạng phù rau thai nào?

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, rau thai bị phù được chia làm hai dạng:

  • Phù rau thai không miễn dịch

Đây là loại phù rau thai phổ biến nhất. Các nguyên nhân có thể do nhiễm trùng nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ do vi khuẩn hay siêu vi, ví dụ mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bất thường nhiễm sắc thể, thai nhi bị dị tật tim hay phổi, rối loạn di truyền…

  • Phù rau thai miễn dịch

Phù thai miễn dịch thường xảy ra do nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau hay còn gọi là bất đồng nhóm máu Rh, từ đó, dẫn đến rau thai bị phù. Hiện nay đã có thuốc Rh immunoglobulin (RhoGAM) dùng để ngăn ngừa biến chứng do không tương thích yếu tố Rh.

>>Bạn có thể quan tâm: Hiện tượng bong rau thai 3 tháng đầu: Cảnh báo nguy cơ sảy thai cho mẹ!

Nguyên nhân gây ra phù rau thai cho mẹ bầu?

Nguyên nhân làm rau thai bị phù có rất nhiều, có thể kể đến các nguyên nhân phổ biến như:

  • Mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm độc ở nửa đầu thai kỳ: Nếu mẹ bị mắc các bệnh như thủy đậu, rubella, sốt bại liệt…thì sẽ có khả năng cao bị phù rau thai.
  • Nhiễm sắc thể thai nhi bất thường: Thai nhi mắc hội chứng Down, hội chứng Edwards… có thể khiến rau thai bị phù.
  • Nhóm máu giữa mẹ và bé không tương đồng: Chẳng hạn mẹ có Rh (-) và em bé Rh (+), sự bất tương đồng này sẽ khiến hệ thống miễn dịch của mẹ tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi, gây thiếu máu làm rau thai bị phù ở những lần mang thai sau.
  • Bào thai bị ngộ độc: Điều này xảy ra do mẹ uống nhiều bia rượu và tiếp xúc với hóa chất độc hại…
  • Mẹ có tiền sử bị phù rau thai: Mẹ bầu rơi vào trường hợp này sẽ có nguy cơ mắc lại cao hơn người khác.

>>Bạn có thể quan tâm: Độ trưởng thành của nhau thai là gì mẹ biết chưa?

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị phù rau thai

Có lẽ, mẹ đang tự hỏi làm sao để biết mình rau thai bị phù? Có ba dấu hiệu sau đây giúp mẹ biết mình bị phù rau thai.

  • Bánh rau dày hơn

Rau thai thường dày khoảng 2-4 cm, nặng khoảng 400-600g, bề mặt mịn và có màu đỏ. Nếu bánh rau dày trên 4cm thì mẹ được chẩn đoán là phù bánh rau. 

  • Ngưng hoạt động trao đổi chất dinh dưỡng và oxy

Bánh nhau là vùng trung gian để thực hiện trao đổi chất bổ dưỡng từ mẹ sang con và các chất cần thải bỏ từ con sang mẹ. Khi bánh nhau không hoạt động tốt sẽ không có sự lưu thông giữa máu mẹ và máu con.

  • Đa ối

Đây là tình trạng tích tụ quá nhiều nước ối, phần chất lỏng bao bọc quanh thai nhi. Đa ối khiến bà bầu luôn cảm thấy nặng nề, mệt mỏi và còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi vì rau thai bị phù.

>>Bạn có thể quan tâm: Nhau thai bám mặt sau có nghĩa là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phù rau thai có nguy hiểm không?

Rau thai bị phù chỉ xảy ra ở 1/1000 ca sinh. Dù vậy, điều được mẹ bầu quan tâm hơn cả là phù rau thai có nguy hiểm không? Mẹ hãy theo dõi phần tiếp theo nhé.

  • Đối với mẹ bầu

Mẹ bầu bị phù rau thai có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh vì tử cung quá to và phải chứa bánh rau cùng thai nhi bị phù nề. Băng huyết sau sinh nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra tử vong ở sản phụ.

  • Đối với thai nhi 

Khi bị phù rau thai, rau thai không thể duy trì hoạt động truyền chất dinh dưỡng nuôi thai. Điều này dẫn đến tình trạng thai nhi chết lưu trong bụng mẹ do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.

Đối với trường hợp em bé ra đời an toàn do sinh non, bé sẽ có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, khó phát triển bình thường. Theo thống kê, chỉ khoảng 20% thai nhi phù nhau thai sống sót đến lúc được sinh ra, trong số đó, chỉ khoảng 50% sống sót sau sinh.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, nếu mẹ bị chẩn đoán bị phù rau thai, mẹ sẽ dễ tử vong do băng huyết và em bé sinh non, thậm chí bị chết trong bụng mẹ. Vì thế, nếu nghi ngờ mình có dấu hiệu phù rau thai, mẹ hãy đi khám ngay để kịp điều trị. 

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Phụ nữ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh?

Cách điều trị khi bị phù rau thai?

Tình trạng rau thai bị phù thường không thể điều trị ngay trong thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau:

  • Truyền máu cho em bé: Bác sĩ truyền máu cho em bé trong tử cung để tăng khả năng sống sót cho em bé và chờ đến ngày sinh.
  • Kích thích chuyển dạ sớm: Bác sĩ sẽ chích thuốc kích thích chuyển dạ sớm để cho em bé cơ hội sống sót cao nhất hoặc mổ lấy thai gấp.
  • Dùng thuốc giúp thận loại bỏ chất lỏng dư thừa

Trường hợp phù rau thai miễn dịch, em bé có thể được truyền trực tiếp các tế bào hồng cầu tương thích với nhóm máu của bé. Trường hợp rau thai bị phù do các nhân tố tiềm ẩn khác, bé sẽ được chẩn đoán và điều trị tùy theo tình trạng bệnh đó.

>>Bạn có thể quan tâm: Biểu đồ chuyển dạ và những điều mẹ bầu cần biết trước khi sinh

Mẹ nên làm gì để phòng tránh phù rau thai?

  • Tiêm phòng trước khi mang thai tránh nguy cơ nhiễm các loại virus nguy hiểm trong tam cá nguyệt đầu tiên như virus cúm, virus Rubella
  • Thụ thai vào những tháng cuối xuân, đầu hạ để tránh nguy cơ nhiễm dịch bệnh trong giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông.
  • để tranh nguy cơ nhiễm dịch bệnh trong giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông.
  • Khám thai thường xuyên để liên tục cập nhật tình hình thai nhi.
  • Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và những chất độc hại như chì, tia X
  • Nếu mẹ từng bị phù rau thai và có ý định mang thai lần nữa, mẹ nên đi khám bác sĩ trước khi mang thai.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng rau thai bị phù ở mẹ bầu. Hy vọng mẹ đã nắm những thông tin về biến chứng thai kỳ nguy hiểm trên để bảo vệ bản thân và thai nhi.

 

 

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Sau sinh ăn mận Hà Nội được không? Mẹ nào thích ăn mận Hà Nội điểm danh ngay

Mận Hà Nội là món ăn khoái khẩu của nhiều người, kể cả bà đẻ. Thế nhưng, ăn mận Hà Nội sau sinh được cho là lợi hại lẫn lộn khiến mẹ vô cùng hoang mang. Vậy thực hư ăn mận sau sinh là thế nào? Sau sinh ăn mận được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của mận Hà Nội

Nghiên cứu cho thấy, cứ 100 gram mận tươi sẽ chứa 8 gram Carbs (gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ) cùng các vitamin như 5% vitamin A, 10% vitamin C, 5% vitamin K, 3% Kali, 2% Đồng, 2% Mangan cần cho khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, một quả mận còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin B, phốt pho, sắt và magie.

Với ngần ấy chất dinh dưỡng, mận mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ cho mẹ sau sinh, chẳng hạn:

  • Giúp tóc chắc khoẻ, làm đẹp da: Rụng tóc sau sinh là cơn ác mộng của không ít mẹ. Mận chứa nhiều vitamin A nên ngoài việc giúp mẹ sáng mắt, trị nám, tàn nhang và làm đều màu da, mẹ sau sinh ăn mận còn được cung cấp thêm sắt, và magie. Đây là hai khoáng chất giúp tóc mẹ chắc khoẻ và giảm gãy rụng sau sinh.
  • Điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ: Trong 1 quả mận chứa khoảng 113g Kali. Kali trong mận tốt cho việc kiểm soát huyết áp theo hai cách: giúp cơ thể mẹ loại bỏ natri khi đi tiểu và làm giảm áp lực trong thành mạch máu. Điều này sẽ khiến khả năng bị đột quỵ giảm xuống.
  • Tốt cho tim mạch: Mận chứa nhiều Kali cùng với các chất giúp ổn định lượng đường trong máu khác, giúp mẹ loại bỏ cholesterol LDL, từ đó tốt cho hệ tim mạch. 
  • Ngừa ung thư: Mận chứa nhiều hoạt chất Anthocyanin, có khả năng loại bỏ gốc tế bào tự do trong cơ thể – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
  • Tốt cho hệ tiêu hoá: Táo bón có lẽ là vấn đề tiêu hoá mà mẹ sau sinh nào cũng từng gặp phải. Quả mận chứa hai hợp chất Isatin và Sorbitol rất tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế các bệnh về đường ruột. Do đó, mận trong trường hợp này như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nếu được hỏi sau sinh ăn mận được không? Có giúp ngăn ngừa táo bón không thì câu trả lời là “có” mẹ nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

  • Giảm lượng đường trong máu: Mẹ sau sinh thường sẽ được bồi bổ rất các món chứa nhiều đạm, tinh bột chất béo. Mận lại chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm lượng đường trong máu, đặc biệt tăng đột biến sau khi mẹ ăn nhiều tinh bột. Hơn nữa, các chất này cũng có thể thúc đẩy cơ thể sản xuất hormone adiponectin giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của mẹ.
  • Sức khỏe của xương: Nghiên cứu trên động vật cho thấy mận khô (mận khô) có thể giúp giảm mất xương. Mận còn chứa nhiều polyphenol có tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp của mẹ sau sinh.
  • Cải thiện trí nhớ: Tình trạng “nhớ nhớ quên quên” cực kỳ phổ biến ở mẹ sau sinh. Mận chứa các chất chống oxy hoá giúp hồi phục các tế bào trong não bị tổn thương, từ đó giúp mẹ cải thiện trí nhớ hiệu quả.
  • Hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất sắt: Hàm lượng vitamin C khá cao trong mận giúp cơ thể hấp thụ chất sắt hiệu quả, đồng thời tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật và nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng sau sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Có nên chải tóc sau khi sinh không và nguyên nhân khiến mẹ bị rụng tóc là gì?

Mận mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh như vậy. Tuy nhiên, vẫn có không ít lời truyền miệng về tác hại của quả mận với mẹ sau sinh. Vậy rốt cuộc, sau sinh ăn mận được không?

Sau sinh ăn mận được không?

Công dụng tuyệt vời mà mận đem lại cho cơ thể mẹ sau sinh là không thể bàn cãi. Thế còn những tác hại của quả mận thì sao? Mẹ cho con bú ăn mận hà nội được không? Ăn nhiều mận có tốt không? Mẹ hãy tiếp tục theo dõi phần giải đáp ngay sau đây nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh có được ăn vải không? Những tác hại có thể bạn chưa biết?

Rõ ràng, mẹ có thể ăn mận sau sinh. Tuy nhiên, nếu không biết cách ăn, mẹ sẽ gặp nhiều rắc rối như:

1. Bị nóng trong

Mận vốn tính nóng, vì thế, nếu mẹ gặp tình trạng nhiệt miệng, nổi mụn sau khi ăn mận thì đích thực là mẹ bị nóng trong do ăn mận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú và cả em bé, từ đó, khiến bé bị nóng trong người và quấy khóc.

2. Gây hại cho dạ dày

Mận có chứa nhiều axit, vì thế, nếu mẹ có tiền sử bệnh dạ dày mà vẫn ăn nhiều mận thì sẽ khiến bệnh tái phát và trầm trọng hơn.

3. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa

Mận có khả năng tạo khí nên khi ăn quá nhiều, mẹ sẽ dễ bị đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi và điều tương tự cũng xảy ra với mận khô.

>>Bạn có thể quan tâm: Tiêu chảy sau sinh mổ: Nguyên nhân và cách điều trị

4. Bị ê buốt chân răng

Nếu ăn quá nhiều mận, mẹ sẽ có cảm giác ê buốt chân răng, tăng khả năng bị sâu răng, thậm chí gây phá hủy men răng. Điều này xảy ra ở cả người bình thường chứ không riêng gì mẹ sau sinh.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Quả mận chứa nhiều oxalate làm cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể, từ đó, gây kết tủa và lắng đọng tạo sỏi thận, sỏi bàng quang cho mẹ.

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Những điều mẹ nên lưu ý

[key-takeaways title=””]

Giải đáp cho câu hỏi “sau sinh ăn mận được không” thì là “có” mẹ nhé. Tuy nhiên, mẹ đặc biệt lưu ý các tác hại của quả mận mang lại nếu ăn quá nhiều mận như bị nóng trong, đau dạ dày, ê buốt răng, nguy cơ bị sỏi thận.

[/key-takeaways]

Lưu ý khi ăn mận sau sinh

mận hà nội có tác dụng gì

Sau khi biết được lợi ích của mận và giải đáp được “sau sinh ăn mận được không”, mẹ có lẽ sẽ tò mò ăn mận như thế nào để tốt cho sức khỏe.

  • Chỉ ăn mận sau thời gian ở cữ: Vì mận có tính axit cao nên không tốt cho răng cũng như hệ tiêu hóa của mẹ. Do đó, thời điểm tốt nhất để ăn mận là khi mẹ kết thúc thời gian ở cữ (42 ngày đầu sau sinh).
  • Không ăn quá nhiều mận: Ăn quá nhiều mận sẽ gây nóng trong, nổi mụn… Nếu quá thèm mận, mẹ chỉ nên ăn tối đa 4-5 quả mỗi ngày để bảo đảm an toàn mẹ nhé.
  • Không ăn mận khi bị đau dạ dày: Hàm lượng axit trong mận sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày nguy cấp hơn.
  • Không ăn mận khi bụng đói: Nồng độ axit trong dạ dày thường tăng cao và co bóp dữ dội khi mẹ đói. Do đó, nếu ăn mận lúc đói, lâu ngày sẽ tạo thành bệnh lý dạ dày cho mẹ.
  • Ăn vào đúng mùa mận: Mùa mận hằng năm là mùa hè (khoảng tháng 4 đến tháng 7). Trường hợp mẹ ăn mận trái vụ, mận này có thể không có xuất xứ uy tín hoặc chứa nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực vật. Từ đó, khiến mẹ có nguy cơ bị ngộ độc hoặc nhiễm khuẩn.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

Trên đây là những giải đáp của MarryBaby về các băn khoăn của mẹ về “sau sinh ăn mận được không”, “tác hại của quả mận” hay “ăn nhiều mận có tốt không”. Hy vọng mẹ sẽ nắm rõ những thông tin trên để bảo vệ bản thân và em bé khi ăn mận trong giai đoạn sau sinh mẹ nhé.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân: Mách mẹ 7 cách khắc phục cực dễ!

Tình trạng nhức mỏi toàn thân sau sinh làm ảnh hưởng và cản trở không ít hoạt động hàng ngày của mẹ. Vậy sau sinh bị nhức mỏi toàn thân có nguy hiểm không? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng MarryBaby khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

Sau sinh, các cơn đau làm ê ẩm toàn thân như đau lưng, mỏi vai gáy, đau xương khớp, nhức mỏi tay chân là tình trạng thường gặp ở bà đẻ. Các cơn đau này thường kéo dài từ lúc mang thai đến sau khi sinh, cũng có trường hợp kéo dài vài năm sau sinh, nhất là đối với mẹ sinh mổ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là gì?

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân

Các nguyên nhân gây ra tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân có thể kể đến là:

  • Vận động không hợp lý

Sau sinh, nếu cơ thể chưa kịp phục hồi mà mẹ lại luôn tay, luôn chân để thay tã, tắm rửa, bế em bé, làm việc nhà nhiều, sẽ gây mỏi lưng cho mẹ. Ngược lại, nếu mẹ nằm nghỉ quá nhiều, ít cử động tay chân làm khí huyết tích tụ ở vùng chậu sẽ dẫn đến đau lưng.

  • Sai tư thế

Trong quá trình chăm bé, mẹ phải cho con bú, bế con. Nếu không thực hiện các động tác này đúng tư thế, về lâu dài, tình trạng lệch tư thế này sẽ khiến vai, lưng dưới và xương chậu của mẹ bị tổn thương, gây đau nhức.

  • Giãn dây chằng, chưa kịp phục hồi sau sinh

Ở giữa thai kỳ, thai nhi lớn dần lên, kích thước tử cung cũng giãn ra, tạo áp lực lên dây chằng vùng thắt lưng khiến thắt lưng phải dồn nhiều sức để nâng đỡ. Đến cuối thai kỳ, dây chằng bắt đầu giãn ra, chùng xuống, dây thần kinh vùng chậu và mạch máu cũng chịu áp lực. Đây cũng là thời điểm nhiều mẹ bầu có cảm giác đau lưng và cơn đau này kéo dài đến cả sau khi sinh. 

Do đó, mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là vì dây chằng bị giãn ra, chưa kịp hồi phục bên trạng thái ban đầu.

  • Có tiền sử đau nhức xương khớp

Đối với mẹ có tiền sử đau nhức xương khớp, cơn đau này sẽ càng trầm trọng hơn sau sinh. 

  • Cơ thể thiếu canxi

Hàm lượng canxi cần cho mẹ sau sinh còn cao hơn nhiều so với mẹ bầu. Do đó, sau khi sinh, mẹ có khả năng bị loãng xương cao hơn. Loãng xương có thể gây tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân hoặc đau ở các vùng xương chịu thường chịu gánh nặng của cơ thể như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối.

>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc bổ sung canxi cho phụ nữ cho con bú: Nên dùng loại nào?

  • Thay đổi hormone

Hormone estrogen biến đổi lớn hơn ở giai đoạn sau sinh làm cản trở quá trình hoạt động của các xương khớp, từ đó, làm gia tăng tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân.

  • Khí huyết không lưu thông

Không ít mẹ sau sinh bị thiếu máu, mất cân bằng gan, thận. Theo đông y, đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp – mầm mống khiến mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân.

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh

Phụ nữ sau sinh rất dễ bị nhiễm lạnh vì bị tổn thương khí huyết. Do đó, nếu không được giữ ấm, mẹ có thể bị đau lưng, ê ẩm toàn thân.

  • Mất ngủ

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối tương quan mật thiết giữa giấc ngủ à các cơn đau nhức. Thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể khiến mẹ kiệt sức, từ đó cảm thấy uể oải, nặng nề và ê ẩm toàn thân. Hơn nữa, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của các mô và tế bào, điều này làm mẹ đau nhức thường xuyên hơn.

  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Đây là tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến cuộc sống kéo dài hơn 6 tháng mà không lý giải được nguyên nhân, triệu chứng phổ biến nếu mẹ mắc hội chứng này là các cơn nhức mỏi, kiệt sức.

  • Viêm phổi

Viêm phổi có thể dẫn đến cơ thể thiếu oxy. Nếu không có đủ oxy, các tế bào hồng cầu và mô trong cơ thể không thể hoạt động đúng chức năng, có thể gây ra đau nhức.

>>Bạn có thể quan tâm: Thực phẩm chức năng bổ phổi, không phải cứ dùng nhiều là bổ

Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân có nguy hiểm không?

Mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân là điều hết sức bình thường. Nhưng về lâu dài, mẹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp xương, gây trở ngại đến quá trình chăm con, khó khăn trong sinh hoạt do viêm nhiễm các khớp xương cốt.

Bên cạnh đó, mẹ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân trong khoảng 4 – 6 tháng sau sinh, cũng có trường hợp mẹ bị nhức mỏi liên tục trong vài năm sau sinh.

Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân nhìn chung không quá nguy hiểm cho mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ chủ quan không nghiêm túc điều trị, mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí ở lần mang thai kế tiếp.

>>Bạn có thể quan tâm: Bật mí các bài thuốc dân gian chữa hậu sản mòn hữu hiệu

Sau sinh bị nhức mỏi toàn thân phải làm gì?

Chắc hẳn mẹ đang tự hỏi nên làm gì để làm giảm cơn nhức mỏi toàn thân sau sinh. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ tham khảo.

1. Uống đủ nước

Uống nước sẽ không giúp mẹ chữa khỏi cơn nhức mỏi toàn thân, nhưng nó có thể phần nào cải thiện sức khỏe xương khớp. Vì nước có tác dụng kích thích sản xuất chất lỏng hoạt dịch trong khớp và làm giảm sưng viêm quanh khớp, khuyến khích sự phát triển của các tế bào mới trong các mô sụn. Do đó, mẹ hãy cấp đủ nước cho cơ thể, mỗi ngày mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước.

2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng

Mẹ sau sinh cần được bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng để mau hồi sức. Do vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Một số thực phẩm chứa nhiều canxi mẹ có thể tham khảo là: cua, tôm, ốc, sữa, các chế phẩm từ sữa…

>>Bạn có thể quan tâm: Món ăn cho bà đẻ giàu dinh dưỡng cho nguồn sữa về dồi dào

3. Làm việc và nghỉ ngơi điều độ

Vận động nhẹ cũng giúp co giãn gân cốt, lưu thông máu. Tuy nhiên, mẹ cần cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không nên lao động quá sức hoặc nghỉ ngơi quá nhiều.

4. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ giúp mẹ co giãn các khớp xương, từ đó, hạn chế tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập như: yoga, hạn chế đau nhức. Một số bài tập có thể thực hiện như đi bộ, tập yoga, kegel, đạp xe…

>>Bạn có thể quan tâm: Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được và những thông tin mẹ cần biết

5. Tắm nước ấm

Khi tắm nước ấm, hơi nóng sẽ giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng, từ đó, cải thiện đáng kể cơn nhức mỏi toàn thân.

6. Dùng các bài thuốc giảm đau

  • Chườm ngải cứu rang muối

Mẹ có thể thực hiện bằng cách rửa sạch lá ngải cứu, cho vào chảo rang nóng cùng với muối hạt. Khi hỗn hợp đã chín tới thì cho vào một miếng vải mỏng và chờm lên vùng bị nhức.

  • Bài thuốc từ rượu và gừng

Gừng có tính ấm, giúp tán hàn, giúp lưu thông huyết mạch, làm giảm nhức mỏi nhanh chóng. Cách làm vô cùng đơn giản, mẹ chuẩn bị 500g củ gừng tươi, sau đó cho vào bình ngâm rượu trắng 45 độ. Khoảng 2-3 tuần sau, mẹ có thể bắt đầu dùng để xoa lên vùng bị nhức mỏi.

>>Bạn có thể quan tâm: Cho con bú có nên uống trà xanh? Có làm giảm lượng sữa và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé?

  • Giảm đau bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi chứa nhiều vitamin A3, B3 và saponin, sắt không những giúp cải thiện thể trạng và nguồn sữa cho mẹ sau sinh, mà còn giúp giảm đáng kể cơn đau xương khớp. Mẹ có thể hầm món gồm hỗn hợp: chân giò, rau mồng tơi và rượu.

Đối với phương pháp dùng thuốc, mẹ lưu ý không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nhức nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc này có thể giúp mẹ giảm nhức mỏi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thời gian sau sinh cũng là thời gian bé được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế, dùng thuốc giảm đau có thể ít nhiều ảnh hưởng đến bé thông qua việc bú sữa mẹ.

7. Tiến hành điều trị

Nếu các biện pháp trên không làm thuyên giảm cơn đau, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì cơn nhức mỏi toàn thân lúc này có thể đã chuyển biến trầm trọng hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng sau sinh bị nhức mỏi toàn thân sau sinh và nắm được các phương pháp giúp giảm đau hiệu quả.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Công dụng không tưởng khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh

Nghệ tươi là một thực phẩm lành tính và có công dụng ngăn ngừa bệnh tật, làm đẹp cho cơ thể. Do đó, không ít mẹ bỉm thắc mắc uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh được không? Hãy cùng MarryBaby khám phá sự thật đằng sau việc uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh trong bài viết dưới đây nhé.

Giá trị dinh dưỡng của nghệ tươi với bà đẻ

1. Thành phần dinh dưỡng

Trước khi tìm hiểu uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh được không, mẹ cần nắm được uống nghệ tươi có tác dụng gì. Củ nghệ tươi có chứa hoạt chất curcumin – hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm giúp chữa các triệu chứng như diệt khuẩn, ngăn ngừa ung thư đại tràng, ung thư gan, điều trị đau dạ dày, đau bụng…

Bên cạnh đó, nghệ còn bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, K, E, Kali, canxi, sắt… và các chất chống oxy hóa, kháng viêm khác.

2. Công dụng của nghệ tươi đối với bà đẻ

  • Cải thiện chức năng của não bộ

Mẹ sau sinh uống nghệ tươi có tác dụng gì? Curcumin có trong nghệ kết hợp với mật ong có thể giúp mẹ ngăn ngừa các tế bào não khỏi tổn thương. Hơn nữa, các dưỡng chất trong mật ong cũng kích thích sản sinh các tế bào não mới.

  • Hỗ trợ chữa bệnh viêm khớp

Các hoạt chất chống oxy hóa và chống viêm khác trong nghệ hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc điều trị bệnh viêm khớp.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Chưa biết uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh có tốt không, nhưng hoạt chất curcumin trong nghệ có thể giúp đảo ngược quá trình có thể gây ra bệnh tim ở mẹ. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất như kali cũng sẽ trở thành lá chắn bảo vệ tim mạch luôn khỏe mạnh và ổn định.

  • Ngăn ngừa lão hóa da

Các vitamin C, E, K cùng curcumin trong nghệ sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới thay cho các tế bào cũ, tiêu diệt vi khuẩn và các gốc tự do có hại. Do đó, nghệ hỗ trợ chống lại sự lão hóa, giúp làn da thêm căng bóng, khoẻ mạnh.

  • Điều trị đau dạ dày

Nghệ có tính nóng, cay nên có thể bảo vệ dạ dày bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có hại, từ đó làm giảm tình trạng đau dạ dày ở mẹ sau sinh. Ngoài ra, nghệ cũng có công dụng thần kỳ trong việc chữa trị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.

  • Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Uống nghệ tươi có tác dụng gì nữa nhỉ? Một công dụng khác từ curcumin trong nghệ là giúp phòng ngừa và điều trị các bệnh về ung thư.

>>Bạn có thể quan tâm: Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho mẹ và bé

Uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh có tốt không?

1. Mặt tốt khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh

Mẹ thấy đó, nghệ tươi mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh. Còn uống nước nghệ tươi có tác dụng gì? Câu trả lời nằm ở đây mẹ nhé.

Khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh, các thành phần trong nghệ tươi sẽ giúp mẹ làm lành vết thương. Ngoài ra, mẹ uống nước nghệ tươi đun nóng sau sinh còn hỗ trợ làm lành âm đạo, vết rạn ở bụng, đùi và làm mờ thâm sẹo, đặc biệt là mẹ sinh mổ.

Chưa dừng lại ở đó, các chuyên gia cũng khuyến khích phụ nữ nấu nghệ lấy nước uống để làm đẹp da, lấy lại vóc dáng sau sinh.

>>Bạn có thể quan tâm: Giảm mỡ bụng sau sinh mổ tại nhà chỉ sau 3 tháng

2. Mặt hạn chế khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh

Lợi ích khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh đã được chứng minh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên biết một số hạn chế khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh. 

  • Các bệnh về gan, thận

Nghệ tươi vốn có mùi hôi hăng, nồng, vị đắng, chát và hơi cay nóng. Do vậy, uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh quá mức cho phép sẽ gây chướng bụng, nóng gan, vàng da, suy gan, suy thận. 

  • Táo bón, khó tiêu

Củ nghệ tươi chứa tinh dầu – những chất này khi uống vào cơ thể mẹ sau sinh sẽ gây ra những tác dụng như khó tiêu, gây vàng da, táo bón

  • Tiêu chảy, chán ăn

 Nếu mẹ uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh quá nhiều, mẹ sẽ gặp tình trạng tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí chán ăn.  

>>Bạn có thể quan tâm: Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh đang cho con bú

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, uống nước nghệ tươi sau sinh chỉ tốt khi mẹ uống ít và có chừng mực nếu không muốn gặp các tình trạng liên quan đến tiêu hoá.

[/key-takeaways] Ngoài ra, thay vì uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh thì mẹ nên uống tinh bột nghệ. Tinh bột nghệ sẽ không bị hăng, đắng, loại bỏ các tinh chất không tốt, nhưng vẫn đảm bảo giảm đau, giảm sưng viêm nhiễm, đồng thời còn giúp đẩy máu xấu, có nhiều sữa cho con bú, sản dịch xấu ra ngoài nhanh nhất và phòng tránh hậu sản cũng như giúp vết thương mau lành…

>>Bạn có thể quan tâm: 10 thực phẩm luôn sẵn sàng “đánh bay” táo bón sau sinh

Cách nấu nước nghệ tươi uống

Mẹ hẳn rất tò mò về cách nấu nước nghệ tươi uống đúng chuẩn. Liều lượng và cách uống nghệ tươi an toàn là uống 2 – 3 lần/ ngày. Mẹ chuẩn bị khoảng 1 củ nghệ tươi cạo sạch vỏ và 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất và làm theo các cách nấu nước nghệ tươi uống sau sinh dưới đây:

  • Bước 1: Rửa sạch củ nghệ đã cạo sạch và làm nát bằng cách giã trong cối hoặc xay trong máy xay.
  • Bước 2: Dùng rây lọc để tách phần xác và phần nước cốt nghệ ra.
  • Bước 3: Cho mật ong nguyên chất vào nước cốt nghệ và trộn đều. 
  • Bước 4: Cho thêm 100ml nước đun sôi để nguội vào, khuấy đều rồi uống trực tiếp.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách dùng rượu gừng nghệ sau sinh giúp mẹ bỉm sữa “lột xác”

Lưu ý khi uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên lưu ý cách uống nghệ tươi sau sinh để tránh gây hại:

  • Mẹ không nên nấu nghệ lấy nước uống khi đang gặp các vấn đề về túi mật
  • Mẹ không nên nấu nghệ lấy nước uống quá nhiều vì dễ gây vàng da, tiêu chảy, buồn nôn…
  • Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng nghệ trị bất kỳ loại bệnh nào tại nhà

Hy vọng rằng, những chia sẻ về việc uống nước nghệ tươi đun sôi sau sinh của MarryBaby đã giúp mẹ nắm được cách uống nghệ tươi đúng để sớm phục hồi sức khỏe sau sinh.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Ăn lá lốt có mất sữa không? Mẹ đọc để cảnh giác ngay nhé!

Sữa mẹ rất trong quan trọng với bé trong những tháng đầu đời. Vì thế, nhiều mẹ băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm để có nhiều sữa cho con bú. Trong đó, “ăn lá lốt có mất sữa không” là một câu hỏi được hội bỉm sữa thảo luận sôi nổi. 

Giá trị dinh dưỡng của lá lốt 

Trước khi tìm hiểu ăn lá lốt có mất sữa không, mẹ cần nắm được giá trị dinh dưỡng mà lá lốt mang lại cho sức khỏe. Cứ mỗi 100g lá lốt sẽ chứa 39 kcal, 86,5gr nước, 4,3gr protein, 2,5gr chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4,1mg sắt và 34mg vitamin C. Ngoài ra, rễ lá lốt còn chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophyllene. 

Theo đó, lá lốt mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh hoặc tình trạng dưới đây.

1. Bệnh đau nhức xương khớp

Bệnh này có thể do mẹ có sức đề kháng yếu, thiếu canxi trong suốt thai kỳ, hoặc tăng cân trong thai kỳ khiến cấu trúc xương khớp bị áp lực. Tuy nhiên, mẹ có thể thử các cách chế biến sau với lá lốt để giảm đau xương khớp:

  • Sắc 20g lá lốt, 12g thiên niên kiện, 16g gai tầm xoang, 40ml nước, sắc cạn còn 100ml, chia uống trong ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.
  • Dùng 15g lá lốt, 15g rễ cây bưởi thái mỏng, 15g rễ cây vòi voi, 15g rễ cây cỏ xước, sắc với 600ml nước để cạn thành 200ml, uống 3 lần trong 1 ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.
  • Dùng: 5 – 10 lá lốt phơi khô hay 15 – 30g lá lốt tươi, sắc kĩ với nước, chia 2 – 3 lần uống trong ngày và chỉ uống trong vòng 1 tuần.

2. Mụn nhọt

Mẹ sau sinh có nồng độ progesterone tăng cao kèm với căng thẳng sau sinh làm xuất hiện bã nhờn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến nổi mụn. 

Trong trường hợp này, mẹ có thể dùng mỗi loại 15g lá phơi khô gồm: lá lốt với lá chanh, lá ráy, lá tía tô. Sau khi phơi khô, mẹ giã nhuyễn, đắp vào chỗ có mụn nhọt rồi băng lại, mỗi ngày đắp 1 lần, đắp trong 3 ngày sẽ có cải thiện mẹ nhé.

3. Bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ là một bệnh đường ruột thường xảy ra ở người có chế độ ăn uống không điều độ. Mẹ sau sinh quá mệt mỏi, chán ăn dẫn đến ăn uống không đúng giờ cũng có thể mắc bệnh này. Do đó, mẹ có thể dùng một nắm lá lốt nấu với 300ml nước và chia nhỏ ra uống dần trong ngày.

4. Bệnh ra mồ hôi tay chân

Đổ mồ hôi sau sinh do tăng tiết mồ hôi cũng có thể dẫn đến nhiễm nhùng. Do đó, mẹ có thể dùng 30g lá lốt rửa sạch cho vào nồi cùng với 1 muỗng cà phê muối và 1 chén nước đun sôi. Sau đó, để nước ấm vừa đủ rồi ngâm tay, chân khoảng 20 phút và làm liên tục trong 1 tuần.

5. Đau bụng do nhiễm lạnh

Mẹ sau sinh cực kỳ nhạy cảm với môi trường nhiệt độ thấp, từ đó dễ đau bụng do nhiễm lạnh. Do đó, mẹ có thể dùng 20g lá lốt tươi rửa sạch, cho 3 chén nước và sắc cho đến khi còn khoảng 1 chén nước. Sau đó, mẹ uống trước bữa tối và dùng liên tục trong 2 ngày. 

>>Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục ớn lạnh sau sinh

6. Chữa đau lưng, sưng khớp gối và tê buốt chân

Sự thay đổi về thể chất có thể làm mẹ đau thắt lưng, áp lực đè nén lên xương gây sưng khớp gối và tê buốt chân trong và cả sau khi sinh. Do đó, mẹ có thể dùng rễ lá lốt tươi, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, lấy 50g tất cả các vị để sắc và chia ra uống 3 lần trong ngày. Chưa biết ăn lá lốt có mất sữa không, nhưng uống lá lốt theo cách này có thể giúp mẹ chữa đau lưng – nỗi ám ảnh của nhiều bà đẻ.

7. Tổ đỉa ở bàn tay

Bệnh tổ đỉa sau sinh là một bệnh viêm da mạn tính gây cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát cho mẹ. Các nốt mụn nước thường mọc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cũng như các kẽ ngón tay, ngón chân.

Để giải quyết tình trạng này, mẹ giã nát 30g lá lốt tươi rồi cho vào khoảng 100ml nước, vắt lấy nước cốt để uống. Phần bã dư đem đi nấu với 3 chén nước trong 5 phút, phần nước dùng để rửa, phần bã đem đắp chỗ tổ đỉa. Mẹ làm 1-2 lần sẽ thấy cải thiện rõ rệt tình trạng này.

8. Bệnh phù thũng 

Triệu chứng sưng phù có thể kéo dài từ lúc mang thai cho đến khi sinh xong. Điều này là do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô ngay dưới da hoặc cũng có thể do phải truyền chất lỏng bổ sung qua đường tĩnh mạch trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, nhất là khi sinh mổ.

Mẹ có thể dùng 12g các vị lá lốt, rễ cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ gai tầm xoọng, lá đa lông, lá mã đề để nấu dùng trong 1 ngày thang.

9. Viêm nhiễm âm đạo

Tình trạng này do các vi trùng xâm nhập theo đường sinh dục qua vết thương khi đẻ. Để khắc phục, mẹ hãy cho nước ngập 2 đốt tay các loại thuốc như 50g lá lốt, 40g nghệ và 20g phèn chua. Sau khi hỗn hợp đã sôi, mẹ để lửa nhỏ 10-15 phút rồi chắt lấy nước đem đi rửa âm đạo. Phần dư còn lại đem đi đun sôi để xông hơi âm đạo.

>>Bạn có thể quan tâm: Những dấu hiệu bệnh phụ khoa phụ nữ không nên bỏ qua

10. Viêm xoang 

Bệnh viêm xoang tồn tại ngay cả khi đang mang thai hoặc sau sinh. Nếu rơi vào trường hợp này, mẹ rửa sạch lá lốt rồi vò nát, nhét lá lốt vào mũi. Mẹ chịu khó làm liên tục vài ngày sẽ thấy kết quả.

Bà đẻ ăn lá lốt được không? Ăn lá lốt có mất sữa không?

Nắm được công dụng thần kỳ của lá lốt, hẳn mẹ đã câu trả lời cho mình. Bà đẻ ăn lá lốt được nhưng không tốt trong trường hợp sau đây. Nếu ăn lá lốt trong một thời gian dài, lá lốt liên quan trực tiếp đến tình trạng ít sữa ở mẹ, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì không bú đủ sữa mẹ. Ăn lá lốt có thể gây tình trạng ít sữa, vậy ăn lá lốt có mất sữa không?

>>Bạn có thể quan tâm: Bác sĩ giải đáp: Chữa tắc tia sữa bằng coca cola được không?

Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?

Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?
Bà đẻ ăn lá lốt có mất sữa không?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào trả lời cho việc ăn lá lốt có mất sữa không. Nhưng trên thực tiễn, mẹ sau sinh ăn lá lốt sẽ làm giảm lượng sữa đáng kể. Điều này có thể do lá lốt tác động trực tiếp đến việc tiết hormone prolactin giúp sản sinh sữa mẹ. Ngoài ra, tính nóng có trong lá lốt có thể làm loãng sữa, khiến sữa không đủ chất cho bé. Do đó, để trả lời thắc mắc “ăn lá lốt có mất sữa không” thì theo kinh nghiệm là “không mất nhưng có giảm” mẹ nhé. Vì thế, mẹ nên tránh xa lá lốt trong thời gian cho con bú nhé.

Mẹ cũng lưu ý, nguyên nhân gây mất sữa còn phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Do đó, mẹ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống khoa học, bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tăng lượng sữa cho bé bú.

>>Bạn có thể quan tâm: Hướng dẫn cách kích sữa cho mẹ sinh mổ hiệu quả vừa lợi cho mẹ vừa tốt cho con

Lưu ý khi ăn lá lốt cho bà đẻ

Sau khi biết ăn lá lốt có mất sữa không, mẹ nên đặc biệt lưu ý cách ăn lá lốt an toàn.

1. Không nên ăn quá nhiều

  • Gây mệt mỏi rã rời: Người bình thường trung bình chỉ nên ăn 50-100g lá lốt. Nếu dùng quá số lượng này, mẹ sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng.
  • Gây tình trạng táo bón, nhiệt miệng, nóng trong: Ăn quá nhiều lá lốt sẽ khiến môi lưỡi bị khô, khát nước, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây ra các tình trạng trên.

>>Bạn có thể quan tâm: Trĩ sau sinh: Cách đối phó nào tốt nhất cho mẹ bỉm sữa đây?

2. Không nên ăn lá lốt còn sống

Chất dinh dưỡng trong lá lốt dù còn sống hay được nấu chín sẽ không bị mất đi. Tuy nhiên, nấu chín thức ăn sẽ bảo đảm an toàn vệ sinh hơn và làm giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

3. Không nên ăn nếu có tiền sử bị bệnh gan, dạ dày

Nếu mẹ bị nóng gan, đau dạ dày thì chưa cần nói đến “ăn lá lốt có mất sữa không”, mẹ còn đang làm bệnh tình trầm trọng hơn khi ăn lá lốt lúc này.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho câu hỏi “ăn lá lốt có mất sữa không”. Biết được “ăn lá lốt có mất sữa không” quan trọng, nhưng biết ăn lá lốt đúng cách cũng quan trọng không kém vì nó giúp mẹ đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé, nhất là trong giai đoạn cho con bú.

 

Categories
Vô sinh - Hiếm muộn Chuẩn bị mang thai

Chọc trứng xong nên ăn gì để tăng khả năng thụ thai và có thai kỳ khỏe mạnh?

Chọc trứng là một thủ thuật đau đớn mà phụ nữ phải làm khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF. Hành trình này có thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu chăm sóc để tăng chất lượng trứng. Vậy chọc trứng xong nên ăn gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu sau chọc trứng nên ăn gì trong bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của chế độ ăn sau khi chọc trứng

Chọc hút trứng là một bước không thể thiếu để thụ tinh ống nghiệm thành công. Theo đó, khi trứng chín muồi, bác sĩ sẽ dùng kim hút đưa ra ngoài để thụ tinh với tinh trùng trong môi trường nhân tạo. 

Bạn thấy đó, sau khi chọc trứng là thời điểm chuẩn bị cho việc mang thai. Do đó, nếu bạn có sức khỏe tốt, niêm mạc đảm bảo thì khi chuyển phôi, bạn sẽ có tỉ lệ đậu thai cao. Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm cần thiết còn giúp cơ thể tái tạo máu, bù lại cho lượng máu mất đi trong quá trình chọc hút trứng, đồng thời hạn chế tác dụng phụ do quá trình này gây ra.

Nói đến đây, bạn hẳn đã rất tò mò chọc trứng xong nên ăn gì, kiêng ăn gì để tăng khả năng thụ tinh ống nghiệm thành công.

Chọc trứng xong nên ăn gì? Vai trò của chế độ ăn trong quá trình chọc trứng
Chọc trứng xong nên ăn gì? Vai trò của chế độ ăn sau khi chọc trứng

Chọc trứng xong nên ăn gì?

Vậy chọc trứng xong nên ăn gì để giúp bạn dự trữ nguồn năng lượng để nuôi dưỡng bào thai? Hãy theo dõi các đề xuất dưới đây nhé:

  • Trái cây

Trái cây là một lựa chọn đáng cân nhắc nếu không biết chọc trứng xong nên ăn gì. Trái cây giúp bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ăn trái cây sau khi chọc hút trứng còn tăng cường trao đổi chất, đặc biệt giúp thai nhi phát triển toàn diện và hạn chế biến chứng thai kỳ khi mang thai. 

Theo nghiên cứu, phụ nữ ăn nhiều trái cây sẽ tăng khả năng thụ thai gấp 3 lần so với phụ nữ ít ăn. Bạn có thể tham khảo các loại trái cây tốt cho việc thụ thai như: dừa, chuối, các loại quả mọng như dâu tây, việt quất…

>>Bạn có thể quan tâm: Khó thụ thai do đâu? Làm sao để khắc phục?

  • Rau xanh

Đáp án tiếp theo cho câu hỏi chọc trứng xong nên ăn gì là rau xanh. Rau xanh là nguồn cung nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể và hỗ trợ tái tạo lượng máu đã mất trong quá trình chọc hút trứng.

  • Chất béo chưa bão hòa

Chọc trứng xong nên ăn gì? Một số nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung chất béo chưa bão hòa sau chọc trứng sẽ giúp dễ thụ thai hơn và hỗ trợ đường ruột. Một số thực phẩm chứa chất béo chưa bão hòa là hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, dầu ô liu…

  • Thực phẩm chứa protein

Sau chọc trứng nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein để giúp cơ thể chóng hồi phục và tăng cường sức khỏe để chuẩn bị năng lượng cho việc mang thai. Một số thực phẩm chứa nhiều protein là ức gà, hạnh nhân, trứng… Đây cũng là gợi ý phổ biến cho phụ nữ không biết chọc trứng xong nên ăn gì.

  • Ngũ cốc

Sau chọc trứng nên ăn gì? Ngũ cốc chính là nguồn cung cấp estrogen dồi dào cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể người mới qua chọc hút trứng. Nếu bạn gặp vấn đề về nội tiết tố, bổ sung ngũ cốc sẽ giúp cân bằng nội tiết tố, đảm bảo bảo sức khỏe sinh sản.

chọc trứng xong nên ăn gì? Ngũ cốc
chọc trứng xong nên ăn gì? Ăn ngũ cốc
  • Thực phẩm chống viêm

Chọc trứng xong nên ăn gì? Có nhiều trường hợp cơ thể bị viêm sẽ khiến việc chuyển phôi thất bại. Khi cơ thể bị viêm, nội tiết tố sẽ mất cân bằng, khiến việc chuyển phôi không thuận lợi vì tử cung lúc này không phải nơi phù hợp để phôi phát triển. Một số thực phẩm chống viêm bạn nên ăn như quả mọng, nghệ, bông cải xanh…

  • Thực phẩm bổ máu

Bổ sung máu cần cho sự phát triển của phôi thai, tử cung và nội mạc tử cung, đồng thời tốt cho quá trình tái tạo tự nhiên của các tế bào sau chuyển phôi. Ngoài ra, nếu bạn dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, hoa mắt, việc bổ sung máu thông qua các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, rau lá màu xanh đậm như cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh, mâm xôi, dâu tằm, nho… là vô cùng cần thiết.

  • Bổ sung vi chất

Trước và trong lúc mang thai, bạn cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất như: Axit folic giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, DHA và Omega-3 tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi, vitamin D3 và canxi giúp phát triển xương, sắt đê phòng chống thiếu máu.

[key-takeaways title=””]

Tóm lại, chọc trứng xong nên ăn gì? Bạn nên bổ sung ngũ cốc, rau xanh, trái cây, thực phẩm bổ máu, giàu protein… để giúp mau hồi phục, tái tạo lại lượng máu đã mất và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình mang thai.

[/key-takeaways]

Chọc trứng xong kiêng ăn gì?

Sau khi đã nắm được chọc trứng xong nên ăn gì, bạn có lẽ tự hỏi chọc trứng xong kiêng ăn gì. Dưới đây là các thực phẩm sau chọc trứng không nên ăn.

  • Thực phẩm cay, nóng

chọc trứng xong nên ăn gì và kiêng gì? Thực phẩm cay nóng

Chọc trứng xong nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực phẩm cay, nóng không tốt cho dạ dày, cơ quan sinh sản nữ, đặc biệt là phụ nữ mới chọc trứng xong. Những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến buồng trứng, tử cung nên khả năng đậu thai sẽ bị giảm đáng kể.

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Những món ăn này không có nhiều chất dinh dưỡng, lại còn chứa nhiều dầu mỡ, thiếu an toàn. Khi nạp vào cơ thể sẽ gây tác động tiêu cực cho việc thụ thai.

  • Thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện

Theo nghiên cứu, đường nhân tạo gây nhiều tác hại xấu cho cơ thể, kể cả khả năng sinh sản. Do đó, bạn phải cân nhắc kỹ khi ăn đồ ăn chứa nhiều đường tinh luyện.

  • Thực phẩm gây sảy thai

Các loại thực phẩm này khi ăn vào sẽ gây co bóp tử cung, không tốt cho viẹc chuyển phôi. Một số thực phẩm gây sảy thai như rau ngót, trứng sống, sashimi…

  • Chất kích thích

Chất kích thích là điều mẹ nên ưu tiên loại bỏ khi không biết chọc trứng xong nên ăn gì. Nó được khuyến cáo không được sử dụng trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt sau chọc trứng. Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá sẽ gây suy nhược cơ thể, từ đó khó mang thai hơn.

>>Bạn có thể quan tâm: Ăn lựu có vô sinh không? Bạn sẽ bất ngờ khi biết câu trả lời

Lưu ý khác sau khi chọc trứng

Bên cạnh trăn trở chọc trứng xong nên ăn gì, không ít phụ nữ thắc mắc về các lưu ý khác sau khi chọc trứng.

  • Tránh quan hệ tình dục

Sau khi chọc trứng nên kiêng gì? Kiêng quan hệ tình dục

Ngoài băn khoăn chọc trứng xong nên ăn gì, bạn cũng nên chú ý sinh hoạt vợ chồng. Các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ sau khi chọc trứng tránh quan hệ tình dục sau 10 – 14 ngày sau chuyển phôi. Vì điều này dễ gây ra các cơn co thắt tử cung, gián tiếp đẩy phôi ra khỏi tử cung, khiến quá trình thụ tinh thất bại.

  • Uống đủ nước

Đây là cách dễ làm để chống lại căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt sau khi chọc trứng. Mỗi ngày, người trưởng thành nên uống ít nhất 2 lít nước, số lượng này có thể tăng khi trời nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự pha nước chứa nhiều chất điện giải như nước trái cây, nước ép rau củ, trà thảo dược… Có thể bạn không ngờ đến, nước cũng có thể đến từ thức ăn lỏng như nước súp, thạch đông…

  • Không nên gắng sức làm việc nặng nhọc

Các công việc chịu áp lực cao, khiêng vác nặng, tự lái xe ngay khi xuất viên… Quá trình phục hồi sau chọc trứng diễn ra khá nhanh, nhưng bạn không nên chủ quan vì vẫn có trường hợp người bệnh cảm thấy nặng nề vùng chậu, đau nhức, chuột rút…

  • Đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường

Nếu bạn bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, chảy máu quá nhiều, đau hoặc rát khi đi tiểu, khó đi tiểu, sốt, chướng bụng… bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được can thiệp kịp thời.

  • Xây dựng lối sống lành mạnh

Để được như vậy, bạn cần cân đối làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi sao cho phù hợp với bản thân nhất. Đặc biệt là ngủ đủ giấc, ăn đúng giờ, tránh thức khuya, dậy muộn và bỏ bữa ăn. 

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về băn khoăn chọc trứng xong nên ăn gì. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được thông tin bổ ích giúp bạn tăng khả năng thụ thai thành công sau chọc trứng.

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Thắc mắc chưa bao giờ cũ: Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch?

Sảy thai là sự cố không ai mong muốn trong hành trình làm mẹ. Về lý thuyết, khi sảy thai hay không có thai, mẹ sẽ thấy que thử hiển thị 1 vạch. Vì thế, không ít mẹ băn khoăn tại sao sau sảy thai, mẹ thử que vẫn 2 vạch. Vậy sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch? 

Nguyên tắc hoạt động của que thử thai

Que thử thai là dụng cụ hỗ trợ biết có thai nhanh chóng. Tùy vào tình trạng của mỗi người, que thử thai xuất hiện 1 vạch khi bạn chưa có thai hoặc mới có thai nhưng ở giai đoạn quá sớm nên nồng độ hormone beta hCG quá thấp hoặc vẫn bằng 0 hoặc do que thử kém chất lượng.

Trường hợp que thử thai xuất hiện 2 vạch, khả năng cao là bạn đã có thai hoặc vừa sảy thai hoặc do que thử kém chất lượng. Ngoài ra, nếu bạn dùng thuốc hỗ trợ có chứa beta hCG, khi làm thụ tinh ống nghiệm hay bơm tinh trùng vào buồng tử cung cũng làm kết quả dương tính giả.

Vì sao que thử thai vẫn hiện 2 vạch sau sảy thai 

Vì sao que thử thai vẫn hiện 2 vạch sau sảy thai 

Trước khi tìm hiểu sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch, mẹ nên hiểu vì sao que thử hiện 2 vạch sau sảy thai. 

  • Mới sảy thai

Khi sảy thai, nồng độ hCG máu chưa thể về 0 liền. Do đó, khi thử thai, nước tiểu vẫn chứa hCG nên cho kết quả 2 vạch. 

  • Sảy thai không hoàn toàn

Trong trường hợp này, các mô thai vẫn còn sót lại trong tử cung người mẹ khiến nồng độ hCG hiển thị 2 vạch. Khi đó, mẹ cần thực hiện vài thủ thuật nạo hút để đưa phần còn sót lại của thai nhi ra ngoài để ngăn ngừa chảy máu, nhiễm trùng âm đạo sau đó.

>>Bạn có thể quan tâm: Làm sạch tử cung bằng rau ngót sau khi bị sảy thai có được không?

  • Chửa trứng

Phụ nữ chửa trứng cho kết quả thử thai 2 vạch sau sảy thai là rất hiếm. Thai trứng do quá trình trứng đã thụ tinh phát triển bất thường, trong đó gây ra các triệu chứng như một thai phụ nên khiến nồng độ HCG tăng rất cao (có thể hơn 30 000 mUI/ml), dẫn đến que thử hiển thị 2 vạch.

  • Có thai lại

Sau khi sảy thai 2 tuần, mẹ có thể có thai lại nếu quan hệ trong thời gian này. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên các cặp đôi nên đợi ít nhất 3 tháng để tránh nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và giảm nguy cơ tổn thương của tử cung.

>>Bạn có thể quan tâm: Sảy thai bao lâu thì có kinh lại và khi nào thì mang thai được?

  • Do thời gian thử quá lâu

Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch? Câu trả lời còn phụ thuộc vào cách thử thai chuẩn. Sau khi nhúng que vào cốc nước tiểu, mẹ chỉ cần đợi 5 phút để đọc kết quả. Trường hợp mẹ đọc kết quả quá muộn, nước tiểu trên que thử thai bốc hơi và hiện 2 vạch thay vì sự thật chỉ 1 vạch.

  • Que thử thai bị hỏng

Chưa biết sảy sai bao lâu thì thử que 1 vạch, nhưng nếu que thử thai quá hết hạn sử dụng, bị lỗi sản xuất đều có thể khiến kết quả hiển thị 2 vạch.

>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu thai ngừng phát triển: nguyên nhân từ đâu và xử trí thế nào?

Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch?

Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch?

Sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch? Câu trả lời chi tiết sẽ nằm ở phần này. Trong suốt thai kỳ, nồng độ beta hCG trong máu và trong nước tiểu của mẹ sẽ tăng dần theo tuần tuổi thai. Giai đoạn 3 đến 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, nồng độ beta hCG tăng cao nhanh chóng và tăng cao tới khi thai nhi được 11 – 12 tuần tuổi thì đạt đỉnh rồi giảm dần và ổn định từ lúc 25 tuần đến lúc sinh.

Sau sảy thai bao lâu thì hcg giảm? Mẹ thấy đó, nồng độ beta hCG không thể giảm đột ngột về 0 sau khi sảy thai, dẫn đến hiện tượng sau sảy thai que thử vẫn lên 2 vạch. Để trả lời cho băn khoăn sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch, điều này tùy thuộc vào các yếu tố như tuần tuổi thai, cơ địa mỗi người…Tuổi thai còn nhỏ thì que thử thai sẽ sớm về 1 vạch, còn tuổi thai lớn thì que thử thai sẽ lâu về 1 vạch hơn.

[key-takeaways title=””]

Rốt cuộc, sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch? Sau sảy thai, nồng độ beta hCG sẽ giảm từ từ về 0 trong khoảng 4 – 10 tuần. Do đó, khoảng 4 – 8 tuần là câu trả lời cho thắc mắc sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch. 

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Cần làm gì khi bị thai lưu?

Các thắc mắc thường gặp về thử thai sau khi sảy thai

1. Làm gì khi que thử thai lên 2 vạch sau sảy thai?

  • Mua que mới để thử lại: Que thử thai bị lỗi hoặc đọc kết quả sai cách là lý do khiến mẹ thử thai 2 vạch sau sảy thai. Mẹ nên mua que thử thai có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, còn hạn sử dụng và thực hiện đúng các bước sử dụng.
  • Siêu âm: Siêu âm là phương pháp chính xác nhất để đánh giá tình trạng mang thai. Siêu âm không phát hiện tim thai hoặc phôi thai thì chắc chắn không có thai. 
  • Xét nghiệm máu xác định sảy thai: Ngoài siêu âm, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm máu để định lượng nồng độ hormone hCG với độ chính xác lên đến 97%. Nồng độ hCG đo được không tương ứng với tuổi thai thì mẹ có thể bị sảy thai, mang thai ngoài tử cung hoặc phôi hỏng.

sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch? Làm gì khi que thử thai lên 2 vạch sau sảy thai?

2. Nồng độ hCG có cần giảm xuống 0 trước khi mang thai lại không?

Bên cạnh thắc mắc sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch, mẹ cũng có thể tò mò về lần mang thai kế tiếp. Nồng độ hCG có thể tồn tại trong máu của bạn trong nhiều tuần sau sảy thai. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sảy thai được khuyến cáo nên đợi ít nhất 3 tháng sau sảy thai mới nên có thai tiếp. Mẹ vẫn nên tham kiến bác sĩ để biết thể trạng hiện tại của mình có nên có thai lại chưa. 

3. Có nên dùng que thử thai để kiểm tra có bị sảy thai không?

Ngoài băn khoăn về sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch, nhiều mẹ còn đắn đo có nên tin dùng que thử để kiểm tra sảy thai không. Vì nồng độ hCG sẽ còn tồn tại trong máu suốt nhiều tuần sau khi sảy thai, mẹ không nên sử dụng que thử thai để xem liệu mình có bị sảy thai hay không bởi vẫn có thể nhận được kết quả xét nghiệm dương tính giả (có thai giả) từ hCG trong cơ thể.

>>Bạn có thể quan tâm: Dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ bầu nhất định phải lưu tâm

Trên đây là giải đáp của MarryBaby về trăn trở sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin và vơi đi phần nào nỗi lo sau sảy thai bao lâu thì hcg giảm, sau sảy thai bao lâu thì thử que 1 vạch.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Tác dụng nhiều không tưởng!

Hạt hay quả óc chó là một loại hạt lành tính và đáp ứng nhiều nhu cầu dinh dưỡng của mẹ trong suốt thai kỳ. Do đó, mẹ cần hiểu rõ hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu và những lưu ý quan trọng để ăn hạt óc chó cho bà bầu an toàn. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây mẹ nhé.

Giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó

Trước khi tìm hiểu hạt óc có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần nắm được giá trị dinh dưỡng của hạt óc chó. Trong 30 gram hạt óc chó sẽ chứa:

  • Lượng calo: 185
  • Nước: 4%
  • Chất đạm: 4,3 gram
  • Đường: 0,7 gram
  • Chất xơ: 1,9 gram
  • Chất béo: 18,5 gram 

Hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu?Hạt óc cho có tác dụng gì cho bà bầu?

Với giá trị dinh dưỡng này, hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu? Mẹ sẽ rất bất ngờ đó:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Quả óc chó có hàm lượng chất béo omega-3 được gọi là axit alpha-linolenic (ALA). Mỗi ngày tiêu thụ 1 gram ALA sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim xuống 10%.
  • Giảm chứng viêm: Viêm là căn nguyên của nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tiểu đường loại 2, bệnh Alzheimer và ung thư. Các polyphenol trong quả óc chó có thể giúp mẹ chống lại chứng viêm bằng cách tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, chất béo omega-3 ALA, magie và axit amin arginine trong quả óc chó cũng có thể làm giảm chứng viêm.
  • Hỗ trợ sức khỏe đường ruột: Ăn 43 gram hạt óc chó mỗi ngày sẽ giúp mẹ tăng cường lợi khuẩn, các lợi khuẩn này sản xuất butyrate – một chất béo giúp nuôi dưỡng và tăng cường sức khỏe đường ruột, từ đó, ngăn ngừa táo bón

>>Bạn có thể quan tâm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Hạt óc chó có hàm lượng calo cao, nhưng mức hấp thụ thấp hơn 21%. Hơn nữa, ăn quả óc chó thậm chí còn giúp cân nặng ổn định thông qua kiểm soát cơn thèm ăn của mẹ.
  • Tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi: Bên cạnh biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần biết axit béo Omega 3 và các khoáng chất như kali, selen, canxi, đồng, kẽm, sắt, magie chứa trong quả óc chó giúp duy trì chất béo cấu trúc, tăng cường phát triển não bộ của thai nhi.
  • Giảm cơn nghén: Mẹ hẳn sẽ tò mò bầu nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy? Mẹ hay nghén nhiều trong 3 tháng đầu thai kỳ, protein trong hạt óc chó sẽ giúp mẹ làm giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung protein đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.
  • Giảm căng thẳng: Hạt óc chó giàu chất chống oxy hóa và axit ellagic giúp mẹ giảm căng thẳng tránh bị trầm cảm thai kỳ.
  • Giúp điều chỉnh huyết áp: Arginine chứa trong hạt óc chó là một loại axit amin mà cơ thể dùng để sản xuất oxit nitric, giúp tăng cường máu lên não và điều chỉnh huyết áp.
  • Ngủ sâu hơn: Hạt óc chó làm tiết ra hormone melatonin giúp mẹ ngủ sâu và ngon hơn.
  • Giúp cơ thể bé sinh ra rắn chắc: Hạt óc chó sẽ giúp bổ sung một lượng lớn canxi và khoáng chất vào sữa mẹ, từ đó giúp bảo vệ và chống lão hóa xương, răng cho bé sau khi chào đời.
  • Tiết nhiều sữa: Chưa biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu ra sao, nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu mẹ thường xuyên ăn hạt óc chó trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ có nhiều sữa cho con bú sau sinh

[key-takeaways title=””]

Vậy để trả lời câu hỏi “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”, mẹ có thể thấy hạt óc chó giúp mẹ ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm, giảm căng thẳng, ngủ ngon hơn, nhiều sữa cho con bú hơn. Hơn nữa, loại hạt này còn giúp thai nhi phát triển mạnh về trí não và xương.

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Tác dụng phụ của hạt óc chó khi bầu dùng sai cách

Nắm được “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”, mẹ hẳn đang tự hỏi liệu có tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu không? Có và dưới đây là một số trường hợp về tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu:

  • Dị ứng hạt óc chó: Đây là một tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu phổ biến. Nếu mẹ bị dị ứng hay sốc phản vệ sau khi ăn hạt óc chó cho bà bầu, thậm chí dẫn đến tử vong. 
  • Giảm hấp thụ khoáng chất: Một tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu khác là làm giảm hấp thụ khoáng chất vì hạt này chứa nhiều axit phytic.
  • Gây buồn nôn: Hạt óc cho chứa các kháng thể kích thích các tế bào máu trắng để tạo ra histamine, thúc đẩy các phản ứng dị ứng như buồn nôn, đau bụng

Tác dụng phụ của hạt óc chó khi bầu dùng sai cách

  • Hen suyễn: Nếu mẹ có cơ địa yếu, nhạy cảm và ăn nhiều óc chó, mẹ sẽ có khả năng bị hen suyễn.
  • Phát ban và sưng da: Đã có nhiều trường hợp phát ban và sưng da, đặc biệt ở những người nhạy cảm với các loại hạt.
  • Sưng họng và lưỡi: Sưng cổ họng và lưỡi, thậm chí là sưng phổi là một trong những tác dụng phụ của hạt óc chó cho bà bầu khi mẹ ăn quá nhiều.
  • Ung thư môi: Khi ăn hạt óc chó, một lượng chất hóa học có tên jugione bám lại trên môi, chất này bám lâu ngày trên môi sẽ dẫn đến ung thư.
  • Nổi mụn trứng cá: Ăn hạt óc chó với lượng phù hợp sẽ giúp trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, lá quả óc chó sẽ gây nổi mụn trứng cá, eczema, viêm loét và một số bệnh nhiễm trùng da khác. 
  • Động thai: Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nếu có cơ địa nhạy cảm và dễ bị dị ứng thì nên hạn chế ăn quả óc chó, đặc biệt đối với hạt óc chó màu đen, vì chúng dễ gây động thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Lưu ý khi ăn hạt óc chó cho bà bầu

1. Hạt óc chó cho bà bầu: Nên ăn bao nhiêu?

Không ít mẹ băn khoăn bà bầu ăn quả óc chó như thế nào mới an toàn? Mẹ thấy đấy, công dụng của hạt óc chó cho bà bầu chỉ phát huy tối đa nếu mẹ tiêu thụ với lượng vừa đủ trong ngày. 

  • Nếu mẹ bị khó tiêu, mẹ không nên ăn óc chó vào buổi tối vì dễ bị đầy bụng. 
  • Nếu mẹ chưa quen ăn hạt óc chó, mẹ có thể thử 1 – 2 hạt trong lần đầu tiên, sau đó tăng dần đến khoảng 8 hạt mỗi ngày là an toàn.

2. Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì lợi, sao thì hại?

lưu ý khi bà bầu ăn hạt óc chó

  • Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì lợi?

Sau khi biết hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ lưu ngay mẹo này nhé: Hạt óc chó cho bà bầu có lợi khi được chế biến ăn cùng với yến mạch, hạnh nhân, mè đen…sẽ ngon miệng và bổ dưỡng hơn. Đặc biệt, mẹ có thể uống vào giai đoạn nào trong thai kỳ đều tốt.

  • Hạt óc chó cho bà bầu: Ăn sao thì hại?

Hạt óc chó cho bà bầu không nên ăn với rượu, trà đặc, thịt chim trĩ, thuốc Dexamethasone, thịt ba ba, vịt trời, đậu phụ hay các loại thuốc có chứa thành phần Cortisone…vì chúng có thể khiến mẹ bị nóng trong, đầy hơi, viêm phổi, giãn phế quản.

Trên đây là giải đáp của MarryBaby cho băn khoăn “hạt óc chó có tác dụng gì cho bà bầu”. Hy vọng mẹ đã nắm được tác dụng của hạt óc chó cho bà bầu, bà bầu ăn quả óc chó như thế nào, bà bầu nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy, từ đó có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tư thế gội đầu cho bà bầu – Cập nhật những lời khuyên hữu ích cho mẹ

Khi mang thai, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ, bụng mẹ ngày càng to khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, trong đó có việc gội đầu. Vậy làm sao để khi mang bầu, mẹ vẫn giữ được mái tóc sạch sẽ, thơm tho. Hãy cùng MarryBaby khám phá tư thế gội đầu cho bà bầu vừa sạch, vừa an toàn trong bài viết dưới đây nhé.

Tư thế gội đầu ảnh hưởng như thế nào đến bầu?

Bất kỳ tư thế nào trong thai kỳ cũng sẽ tác động ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nếu không chú trọng các tư thế đứng, ngồi, trong đó có tư thế gội đầu cho bà bầu, mẹ có thể gặp rắc rối liên quan đến tê, phù chân, đau lưng, giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khiến tử cung bị chèn ép, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Sở dĩ như vậy là vì thai nhi ngày càng lớn, một sang chấn mạnh khi mẹ té ngã, tai nạn cũng có thể gây áp lực lớn lên tử cung, chèn ép mạnh và làm bóc tách bánh nhau khỏi tử cung hoặc thậm chí gây vỡ tử cung. 

Hiểu được những nguy hiểm tiềm ẩn vì gội đầu sai tư thế đem đến, mẹ hẳn sẽ tự hỏi mình có nên gội đầu không? Gội đầu như thế nào mới an toàn?

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu ngồi xổm đi vệ sinh có sao không? Mẹ cần lưu ý gì khi đi vệ sinh?

Đâu là tư thế gội đầu an toàn cho bà bầu?

Tuy không nên ngồi xổm và ngồi lên gót chân khi gội đầu, nhưng mẹ bầu có thể chọn những tư thế gội đầu khác an toàn hơn. Một số tư thế mà mẹ bầu có thể tham khảo như:

1. Tư thế ngồi

Nếu mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ, “ngồi gội đầu” không phải là tư thế gội đầu cho bà bầu được chuyên gia khuyến khích. 

Song, tin vui cho mẹ bầu nào thích ngồi khi gội đầu là mẹ có thể dùng kèm một loại chậu gội đầu chuyên dụng dành cho bà bầu. Nếu dùng loại chậu này, mẹ sẽ không cần phải cúi người xuống trước hay ngả người ra sau mà chỉ cần ngồi thẳng, chậu sẽ được gắn sát vào lưng bằng đai cố định. Tư thế này cực kỳ an toàn cho mẹ ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ.

Với sự hỗ trợ từ thiết bị chuyên dụng này, mẹ không cần đến tiệm gội đầu nhưng sẽ cần sự giúp đỡ từ người thân. Tư thế này khá an toàn với phụ nữ trong hầu hết các giai đoạn khi mang thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Tại sao bà bầu không được ngồi xổm? Bà bầu ngồi tư thế nào mới tốt?

2. Tư thế đứng thẳng

tư thế gội đầu cho bầu

Đây là tư thế tắm gội dễ thực hiện và an toàn. Tư thế này cũng áp dụng cho mẹ trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể tự mình gội đầu mà không cần sự trợ giúp nào khác.

Tuy nhiên, tư thế gội đầu cho bà bầu này cũng tiềm ẩn rủi ro sàn trơn trượt làm mẹ dễ bị ngã. Những cú ngã gây ra va chạm mạnh, đặc biệt là ngã sấp sẽ khiến mẹ có nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến thai nhi.

3. Tư thế nằm ngửa gội đầu

Tư thế nằm ngửa rất phổ biến trong số các tư thế gội đầu cho bà bầu nói riêng và chị em phụ nữ nói chung. Với tư thế này, mẹ sẽ cần người giúp đỡ và có thể ra tiệm hoặc thực hiện ngay tại nhà. 

Dù thế, đôi khi mẹ bầu nằm ngửa gội đầu và kèm theo massage thư giản thì thời gian nằm kéo dài, đặc biệt ở những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ thì không tốt cho tuần hoàn. Khi nằm ngửa, trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu lớn dẫn đến đau lưng, bệnh trĩ và suy tuần hoàn làm cho bạn khó chịu và có thể gây giảm tạm thời tuần hoàn thai nhi.

>>Bạn có thể quan tâm: Tắm sau khi ăn có sao không? Chờ bao lâu sau ăn mới được tắm?

Mẹ nên lưu ý gì khi gội đầu?

Ngoài các tư thế gội đầu cho bà bầu, mẹ phải lưu ý các vấn đề sau đây để bảo vệ bản thân và thai nhi khi gội đầu.

1. Thời điểm gội đầu

Trong suốt thai kỳ, sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm nghiêm trọng, cơ thể mẹ vô cùng nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ nên virus và vi khuẩn có hại rất dễ xâm nhập. Do đó, mẹ nên tránh các thời điểm gội đầu sau để tránh bị nhiễm bệnh:

  • Gội vào đêm khuya
  • Gội đầu vào lúc sáng sớm
  • Gội đầu khi đang đói vì đôi khi nhiệt độ lạnh của nước dễ làm mẹ thấy khó chịu
  • Gội đầu khi đang đổ mồ hôi sau hoạt động nhiều hoặc khi đang quá nóng
  • Gội đầu khi sức khỏe đang yếu hoặc đang bị bệnh như sốt, cảm

>>Bạn có thể quan tâm: Để tăng đề kháng, bà bầu uống trà tắc được không?

2. Số lần gội đầu

Hướng dẫn tư thế gội đầu đúng cách cho bầu

Khi mang thai, mẹ tùy vào tình trạng sức khỏe để cân nhắc gội đầu, cụ thể:

  • Nếu mẹ bị ốm hoặc thời tiết lạnh hay không hoạt động nhiều, việc gội đầu thường xuyên có thể không cần thiết nhưng đôi khi lại là liệu pháp khiến cơ thể mẹ thoải mái và thư giãn hơn. 
  • Nếu mẹ khỏe mạnh, mẹ nên gội đầu theo thói quen của phụ nữ thông thường tuỳ vào tình trạng sức khoẻ da đầu cũng như các vấn đề của tóc, việc vệ sinh đều đặn sẽ giúp mẹ hạn chế nguy cơ viêm nhiễm mẹ nhé. 

>>Bạn có thể quan tâm: Rụng tóc khi mang thai là do đâu và cách khắc phục hiệu quả đơn giản tại nhà

3. Dầu gội đầu

Khi mang thai, việc sử dụng một số chất ngoài da vẫn có khả năng bị hấp thụ qua da đầu, làm ảnh hưởng đến thai nhi không phải không có. Tốt nhất, mẹ bầu nên tránh sử dụng hóa chất trong tạo kiểu tóc và nên thay bằng dầu gội có thành phần thân thiện hoặc dược liệu được công bố đủ điều kiện sử dụng cho phụ nữ có thai,…

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tư thế gội đầu cho bà bầu. Hy vọng những thông tin trên đã giúp mẹ nắm được cái tư thế gội đầu cho bà bầu an toàn cho mẹ và bé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bác sĩ giải đáp: Bầu tắm đêm có sao không? Mẹ nào hay tắm đêm nhất định phải xem!

Bạn đọc hỏi:

Thưa bác sĩ, hiện tại, em đang mang thai đến tháng thứ 2 rồi. Vì tính chất công việc nên em phải về nhà muộn vào buổi tối (khoảng 10 giờ), hơn nữa, em có thói quen phải tắm rửa sạch sẽ thì mới ngủ được. Người nhà có khuyên em nên dậy sớm tắm vì tắm đêm dễ đột quỵ. Em không biết bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm liệu có gây ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? Mong sớm nhận được lời giải đáp từ bác sĩ.

(Thanh Xuân – Nghệ An)

Bác sĩ trả lời:

Chào chị Thanh Xuân. Có thể nói, vấn đề của chị cũng là trăn trở của nhiều mẹ bầu khác. Sau đây là phần giải đáp cho câu hỏi của chị: Bầu tắm đêm có sao không? Có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bầu tắm đêm có sao không?

Trước khi tìm hiểu bà bầu tắm đêm có sao không, mẹ cần biết rằng, kể từ sau 10 giờ tối, nhiệt độ giảm mạnh khiến việc tắm đêm của mẹ trở nên lợi bất cập hại. Mẹ bầu có thói quen tắm đêm nguy cơ cao sẽ gặp các trường hợp đáng tiếc sau:

  • Đột tử

Bà bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm dễ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể, các mạch máu co lại, khiến máu không lên não dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ. 

  • Đau đầu kinh niên

bầu tắm đêm có sao không? Bầu tắm đêm dễ bị đau đầu kinh niên

Không ít người có thói quen tắm đêm xong liền đi ngủ khi tóc vẫn còn ướt. Điều này khiến da đầu bị nhiễm lạnh, dẫn đến các mạch máu khó lưu thông, gây đau đầu mãn tính.

  • Cơ thể bị nhiễm lạnh

Trường hợp cơ thể mẹ đang đổ nhiều mồ hôi mà lại tắm đêm, mẹ sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Khi cơ thể đổ mồ hôi là lúc lỗ chân lông còn đang mở ra, hơi nước dễ ngấm vào bên trong dễ khiến mẹ bị ho, sốt, nhiễm lạnh phổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị lạnh chân, hiện tượng phổ biến hay dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe

  • Hoa mắt, chóng mặt

Cơ thể mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm, do đó, nếu mẹ hỏi bầu tắm đêm có sao không thì bầu tắm đêm có thể khiến mẹ hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Tắm đêm, đặc biệt là tắm nước lạnh có thể làm mẹ bầu bị co mạch máu ngoại vi, làm tăng huyết áp. Mạch máu co lại làm cản trở lưu thông máu về tim, khiến mẹ bị thiếu oxy máu dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Chưa dừng lại ở đó, thai nhi lúc này cũng bị thiếu oxy khiến não bộ chậm phát triển, tăng nguy cơ sảy thaisinh non cho bé.

[key-takeaways title=””]

Vì thế, trả lời cho câu hỏi bà bầu tắm đêm có sao không chắc chắn là  “có” mẹ nhé. Mẹ bầu tắm đêm có thể gây đột tử, mắc chứng đau đầu kinh niên, bị nhiễm lạnh, ngất xỉu, tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ. Đối với thai nhi, bé sẽ bị chậm phát triển trí não và sinh non.

[/key-takeaways]

>>Bạn có thể quan tâm: Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Lưu ý khi tắm đêm cho bầu

bầu tắm đêm có sao không? Lưu ý khi bầu tắm đêm

Biết bầu tắm đêm có sao không đã quan trọng, nhưng biết những lưu ý sau đây để giảm nguy cơ đáng tiếc khi tắm đêm còn quan trọng hơn. Mẹ xem nhé:

1. Thời điểm tắm đêm

  • Đổ nhiều mồ hôi: Nếu cơ thể mẹ đang đổ nhiều mồ hôi, mẹ có thể chờ 15 phút để cơ thể hạ nhiệt rồi mới tắm. Mẹ cũng có thể cân nhắc việc lâu khô người bằng khăn ấm rồi tắm lại vào sáng hôm sau. 
  • Khi bị ốm hoặc sau khi bị ốm: Mẹ rơi vào trường hợp này thường có nhiệt độ cao hơn bình thường và cơ thể đang cực kỳ yếu. Do đó, tắm lúc này sẽ dễ gây đột quỵ nhất. 
  • Khi quá no hoặc quá đói: Khi ăn xong, cơ thể cần tập trung máu tới hệ tiêu hóa. Do đó, nếu mẹ tắm ngày thì mạch máu sẽ giãn nở làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Trường hợp bụng đang đói, tắm đêm sẽ vô tình gây hạ đường huyết, chóng mặt, đột quỵ. 

>>Bạn có thể quan tâm: [Cẩm nang khỏe cùng mẹ bầu 2022] Các biểu hiện và nguyên nhân của chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai

2. Hình thức tắm đêm: Tắm bồn hay tắm vòi sen?

Nếu mẹ đã nắm được bà bầu tắm đêm có sao không? Mẹ sẽ cần biết nên tắm theo hình thức nào để an toàn. Tắm trong bồn nước có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và con, ngay cả khi mẹ tắm bằng nước ấm. Bác sĩ khuyên mẹ nên tắm bằng vòi sen với nước ấm và tắm khoảng 15 phút để tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, các tia nước của vòi hoa sen sẽ massage nhẹ nhàng cho mẹ khiến mẹ cảm thấy thư thái hơn.

Nếu đã biết bầu tắm đêm có sao không, mẹ sẽ muốn biết nên tắm vòi sen hay tắm bồn

3. Cách tắm

Bà bầu tắm đêm có sao không, để câu trả lời là “không”, mẹ cần đảm bảo:

  • Khi tắm, mẹ chú ý dùng khăn để lau nhẹ cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, rốn và bụng. Đối với vùng kín, mẹ chú ý rửa kỹ nhưng không thụt rửa quá sâu.
  • Sau khi tắm xong, mẹ chuẩn bị một chiến khăn tắm to để lau khô người, tránh gió lùa vào, dễ gây cảm lạnh. Ngoài ra, mẹ có thể thoa một ít tinh dầu ở lòng bàn chân hoặc hít vài hơi tinh dầu để làm ấm cơ thể. Mẹ lưu ý tham khảo bác sĩ về loại tinh dầu phù hợp cho cơ thể nhé.

>>Bạn có thể quan tâm: Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Cách chữa cảm lạnh cho bà bầu tại nhà

4. Nhiệt độ nước

Mẹ lưu ý nên tắm nước ấm thay vì nước nóng hoặc nước lạnh để cải thiện lưu thông máu từ đường bụng, tim từ đó ngăn nguy cơ đột quỵ và cảm lạnh.