Categories
Gia đình Giải trí

Dự đoán tính cách của bé qua ngày sinh

cung hoàng đạo của bé
Cung hoàng đạo nói lên rất nhiều điều về tính cách của bé con

1/ Bạch dương (21-3 đến 20-4)

Bé có tố chất của người lãnh đạo và rất tham vọng. Khả năng cạnh tranh và thách thức của bé rất cao. Bé luôn muốn làm theo ý của mình và không “ngán” tranh luận với bất cứ ai.

2/ Kim ngưu (21-4 đến 21-5)

Bé rất thích khám phá và sáng tạo. Bé luôn yêu thích những điều mới, những thứ đẹp đẽ và đáng yêu.

3/ Song tử (22-5 đến 21-6)

Những đứa trẻ song tử rất lanh lẹ và thông minh. Vì vậy, khi giữ bé, ba mẹ sẽ hết sức bận rộn khi phải luôn nghĩ ra những trò mới để giúp bé tiêu khiển. Bé rất hóm hỉnh, yêu thích phiêu lưu và cực kỳ năng động.

4/ Cự giải (22-6 đến 22-7)

Bé cua khá mơ mộng, thông minh và sáng tạo. Bé không ngại bày tỏ tình cảm nhưng lại không cần nhận lại nhiều. Ngoài ra, bé khá kiên nhẫn và cứng đầu, vì vậy bé có thể bảo vệ những bạn yếu đuối.

5/ Sư tử (23-7 đến 21-8)

Bé luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý. Khá kiêu ngạo, nhưng bé vẫn rất giàu tình cảm và đầy tính sáng tạo. Đừng bao giờ quên tạo điều kiện cho bé phát huy kỹ năng của mình mẹ nhé!

6/ Xử nữ (22-8 đến 23-9)

Xử nữ nhỏ xinh sinh ra như để quan tâm và chăm sóc cho mọi người. Bất kỳ ai cần giúp đỡ, bé đều sẵn lòng ra tay. Sẽ không có gì lạ khi thấy bé cặm cụi bận rộn cả ngày.

7/ Thiên bình (24-9 đến 23-10)

Bé thích sự yên bình và hạnh phúc. Chăm sóc thiên bình, mẹ chỉ cần cho bé tình yêu là đủ.

8/ Hổ cáp (24-10 đến 21-11)

Bé khá kén chọn và cầu kỳ, vì vậy để chiều hổ cáp, mẹ khá là vất vả đấy. Hổ cáp con rất thích giao tiếp qua ánh mắt, bé có thể hiểu được suy nghĩ của mẹ khi tập trung quan sát đấy.

9/ Nhân mã (22-11 đến 21/12)

Bé không thể ngồi yên, luôn phải động tay động chân. Vì vậy, không có gì khó hiểu nếu bé có sở thích tham gia các hoạt động ngoài trời. Đừng giữ bé nhân mã thích phiêu lưu ở nhà mẹ nhé!

10/ Ma kết (22-12 đến 19/1)

Bé thường nhanh hơn hẳn so với các bé khác, về cả thể chất lẫn suy nghĩ. Mẹ đừng lấy làm lạ khi bé phát biểu những câu rất kiểu “ông cụ non” nhé.

11/ Bảo bình (20-1 đến 18-2)

Trẻ bảo bình làm mọi việc rất ngẫu hứng. Bé yêu thích sự thú vị và bất ngờ, vì vậy để chiều bé mẹ không còn cách nào khác là nghĩ ra những chiêu độc lạ cho bé thôi.

12/ Song ngư (19-2 đến 20-3)

Bé song ngư thích nghe nhạc, đọc sách. Khi mẹ thì thầm vào tai bé những câu chuyện, hay hát những giai điệu nhẹ nhàng cho bé nghe, bé sẽ thả trí tưởng tượng của mình vào đó và thỏa sức mơ mộng.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Triệt lông an toàn khi mang thai

Tóc dày hơn quả là lý tưởng, nhưng ria mép, lông tơ trên mặt hay lông tay, lông chân lại kém xinh rất nhiều. Thay đổi nội tiết tố, đồng thời lưu lượng máu tăng cao trong thai kỳ có thể giúp da, tóc, móng bóng, khỏe hơn. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại nhiều hơn ở vài chỗ không mong muốn như nách, vùng “tam giác” mật, trên môi hay bụng. May mắn là các lông tơ này chỉ mang tính chất tạm thời, và dần biến mất khoảng 6 tháng sau sinh. Tuy nhiên nếu có ý định triệt lông, mẹ bầu nên làm theo vài lời khuyên sau:

[inline_article id = 60926]

1/ Se lông mặt bằng chỉ

Không sử dụng hóa chất hay các thủ tục y khoa rắc rối nào, thủ thuật se lông mặt bằng chỉ giúp loại bỏ những sợi lông tơ trên mặt, cằm và trán. Mẹ bầu có thể tự làm tại nhà hoặc đến các tiệm spa.

2/ Cạo lông chân, tay

Dao cạo tay hoặc máy cạo râu của anh xã chính là dụng cụ hỗ trợ đắc lực. Tuy nhiên, mẹ bầu luôn nhớ phải thay dao mới mỗi khi dùng. Tuyệt đối không cạo trong phòng tắm, vì việc đặt chân lên cao khi cạo có thể khiến bạn mất thăng bằng và trượt ngã, trừ khi bạn nằm trong bồn tắm để thực hiện. Đừng ngại nhờ chồng làm hộ, ít ra anh ấy cũng quá quen với việc sử dụng dao cạo hằng ngày.

3/ Waxing, nên hay không?

triệt lông khi mang thai
Nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi bạn sử dụng sáp waxing

Sử dụng miếng dán để triệt lông không an toàn cho mẹ bầu. Hóa chất sử dụng kèm với phương pháp này có thể làm tổn thương làn da nhạy cảm của bạn trong thai kỳ. Nếu yên tâm với làn da khỏe mạnh, bạn cũng nên tư vấn bác sĩ về thành phần mỹ phẩm mình đang định dùng cho việc waxing. Tránh wax ở vùng da bị mụn, có nốt ruồi, nứt nẻ, cháy nắm hoặc da trên mũi, tai hay nhũ hoa.

Nếu chọn phương án triệt lông ở spa, bạn nên chọn nơi sạch sẽ, kỹ thuật viên đeo găng tay khi thực hiện thao tác. Trước khi thoa sáp triệt lông lên da, nên thử một chút trước xem liệu có gây kích ứng gì không. Nên yêu cầu dùng dung dịch khử trùng trước khi thoa sáp và lotion dưỡng ẩm dịu nhẹ sau waxing.

4/ Triệt lông bằng tia laser

Đây là giải pháp an toàn và lý tưởng nhất giúp tẩy lông vĩnh viễn. Ánh sáng laser triệt lông bằng cách trị tận gốc sự phát triển của các nang lông. Tuy nhiên, thực tế là mẹ bầu không khát khao triệt lông đến mức phải chọn phương án vừa tốn tiền vừa chưa rõ rãng tác động lên thai kỳ. Tốt nhất, làm thủ công hoặc đợi đến 6 tháng sau sinh cho râu tóc bớt rậm rạp mẹ bầu nhé!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Protein trong thai kỳ: Nền móng cho tòa tháp dinh dưỡng

1/ Vai trò của protein trong cơ thể

Bạn có thể tưởng tượng các tế bào trong cơ thể chính là những công cụ đang cùng hoạt động trong một nhà máy sản xuất dây chuyền, mỗi một tế bào thực hiện từng chức năng cụ thể khác nhau. Protein chính là cơ vận hành các công cụ này. Nhìn chung, protein có trách nhiệm:

bổ sung protein cho bà bầu
Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ protein để thai kỳ suôn sẻ, khỏe mạnh

-Xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể.

-Tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch.

-Tạo ra hormone.

-Tạo sự đồng nhất giữa các cơ bắp.

-Vận chuyển ô-xy trong máu.

-Về cơ bản, giữ cho sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.

2/ Vai trò của protein với bà bầu

Nếu cơ thể là một nhà máy sản xuất dây chuyền, và protein là các động cơ chính trong chuỗi vận hành đó, các cơ này phải hoạt động với tốc độ gấp đôi khi bạn mang thai. Điều này có nghĩa protein không chỉ cần chỉ để nuôi dưỡng cơ thể mẹ bầu, mà còn giúp hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Bạn nên bổ sung protein đầy đủ trong suốt thai kỳ, đặc biệt nhiều hơn vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

[inline_article id = 62226]

3/ Bao nhiêu protein cho đủ?

Tùy vào trọng lượng cơ thể, mỗi người cần một lượng protein hằng ngày khác nhau.

-Phụ nữ không mai thai: 0.75g protein cho mỗi kg trọng lượng.

-Phụ nữ mang thai: 1g protein cho mỗi kg trọng lượng.

-Đàn ông: 0.84g cho mỗi kg trọng lượng.

4/ Thực phẩm giàu protein

-Thịt, gia cầm, cá.

-Ngũ cốc.

-Trứng.

-Các chế phẩm từ sữa.

-Các loại hạt.

-Các loại đậu.

-Các chế phẩm từ đậu nành.

-Lúa mì, lúa mạch, bắp.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Hô biến chứng đau tức ngực ở bà bầu

1/ Nguyên nhân đau tức ngực

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen, hormone chịu trách nhiệm tăng kích cỡ núi đôi. Với sự tích tụ lượng lớn hormone này, ngực bắt đầu phát triển, to dần đều. Lượng máu lưu thông tăng lên, các lớp mỡ ở ngực dày lên, núi đôi cũng bắt đầu phát triển các tuyến sữa.

bà bầu bị đau tức ngực
Chứng đau tức ngực có thể “ghé thăm” bạn ngay cả sau khi sinh

Sự thay đổi khá dồn dập này gây ra một loạt tác dụng phụ lên thể chất của mẹ bầu, bao gồm cảm giác đau, ngứa, sưng. Một số mẹ bầu nhạy cảm đến mức chỉ một cái chạm nhẹ cũng làm họ cảm thấy đau đớn. Cảm giác đau tức ngực có thể biến mất vào tam cá nguyệt cuối cùng, nhưng rất có thể sẽ viếng thăm bạn thời gian sau khi sinh.

2/ Chọn áo ngực phù hợp

Bà bầu nên chọn kích cỡ áo ngực với phần cup rộng vừa phải, không quá chật hay quá rộng. Chọn áo có gọng đỡ hoặc dạng mút đỡ thích hợp cho việc di chuyển, vì áo quá mềm có thể làm bà bầu cảm giác đau tức mỗi khi đi. Núi đôi sẽ không ngừng phát triển trong thai kỳ, vì vậy, bạn nên thường xuyên để ý mua áo ngực mới, tránh mặc áo quá chật.

[inline_article id = 33129]

Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn dạng áo ngực thể thao, vừa giúp ôm ngực, vừa tạo cảm giác thảm mái mỗi khi di chuyển. Phần da xung quanh núi đôi rất nhạy cảm, đặc biệt trong thời gian mang thai. Do đó, nếu cảm thấy ngứa hay khó chịu, bạn nên lót vải mềm trong áo ngực để tránh da cọ xát với vải áo.

Khi ngủ, dù chỉ một cái trở người, nghiêng qua nghiêng lại, cũng làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng ngực. Vì vậy, đừng ngại mặc áo ngực đi ngủ. Chỉ khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu mới nên tháo ra để thoải mái hơn.

3/ Tắm nước ấm với vòi hoa sen

Bất cứ khi nào cảm thấy căng tức ngực, bà bầu nên tắm nước ấm với vòi hoa sen, những tia nước nhỏ sẽ massage núi đôi, giúp bạn dễ chịu hơn hẳn. Nhớ đảm bảo nhiệt độ nước dưới 38 độ C.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, đảm bảo cho núi đôi chìm hẳn dưới nước. Dùng tay khuấy vùng nước quanh ngực qua lại, lên xuống để tạo lực tác động massage cho ngực.

4/ Tránh động chạm

Tránh chạm vào ngực của bạn vào thời gian nhạy cảm này, trừ lúc tắm và sử dụng kem chống rạn hay dưỡng ẩm. Chia sẻ cảm giác đau tức ngực của bạn với anh xã để hạn chế tác động, trừ khi bạn cảm thấy dễ chịu khi được chồng massage ngực nhẹ nhàng.

5/ Thoa kem hay lotion

Không nên tự mua các loại kem mỡ giảm đau thoa lên khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể mua kem chứa lanolin, giúp ngăn ngừa khô da, kích ứng và nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên ngực để giảm sưng, đau. Các loại dưỡng từ bơ ca cao, bơ hạt mỡ cũng là lựa chọn lý tưởng giúp giảm bớt cơn đau.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bệnh viêm gan C ở bà bầu

viêm gan c khi mang thai
Mẹ nên đi xét nghiệm, thăm khám thường xuyên để theo dõi bệnh

1/ Viêm gan C là gì?

Đây là bệnh nhiễm trùng gan gây ra do vi rút, tương tự như viêm gan B. Hầu hết người mắc bệnh đều không có triệu chứng, thông thường nhất là buồn nôn, vàng da, vàng mắt ở giai đoạn đầu của bệnh.

[inline_article id = 55635]

Người bị nhiễm HCV trong sáu tháng đầu được xem là viêm gan C cấp tính (acute hepatitis C). Trong giai đoạn này, lá gan bị sưng. Trong một số trường hợp may mắn, bệnh không cần chữa trị cũng hết bệnh vì cơ thể có khả năng chống lại siêu vi.
Tuy nhiên, nhiều người bị nhiễm HCV lá gan vẫn bị sưng mãi, trường hợp này gọi là viêm gan C kinh niên hoặc mãn tính (chronic hepatitis C) và siêu vi HCV tiếp tục sanh sôi nẩy nở, gây ra bệnh xơ gan và ung thư gan.

2/ Bệnh có dễ lây lan?

Hầu hết trẻ sinh ra đều mắc bệnh nếu mẹ đã bị viêm gan C từ trước. Trước năm 1991, đôi khi trẻ bị nhiễm bệnh do truyền máu, nhưng nguyên nhân này đã “tuyệt chủng”. Với người lớn, viêm gan C lây qua đường máu chứ không phải đường tình dục.

Nếu bạn đã từng tiêm tĩnh mạch, nên xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh trước khi có ý định sinh con.

3/ Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng như thế nào?

Nếu mẹ bị mắc viêm gan C khi mang thai, trẻ đến 18 tháng tuổi cần đi xét nghiệm. Đôi khi, bác sĩ có thể thử nghiệm lúc trẻ được 2 tháng tuổi, nhưng độ chính xác không cao.

Sau khi sinh, nếu bệnh chưa dứt, bạn vẫn có thể cho bé bú. Vi rút lây qua đường sữa rất khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da nghiêm trọng sau sinh, núm vú bị nứt hay chảy máu, bạn nên ngừng cho con bú và liên tục “bơm” sữa kém chất lượng này ra ngoài đến khi núm vú được chữa lành.

Trẻ nhiễm viêm gan C nếu phát hiện sớm sẽ được chữa khỏi và phát triển khỏe mạnh bình thường. Một số trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng virus để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thực phẩm trị ợ nóng cho bà bầu

1/ Thực phẩm cần tránh

Các loại thức ăn không lành mạnh như đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ; thực phẩm đóng hộp có hàm lượng chất béo cao; đồ uống chứa caffeine và gas; rượu, thuốc lá và các chế phẩm từ sữa (nếu bạn bị dị ứng với lactose). Ngoài ra, danh sách này còn bao gồm chocolate, thức ăn nóng và cay, trái cây họ cam quýt, bạc hà và cà chua.

ợ nóng khi mang thai
Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo nếu mẹ bầu muốn giảm bớt ợ nóng

Trong một loạt những thực phẩm kể trên, chắc hẳn sẽ có vài món ăn yêu thích của bạn, nhưng vì sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi, mẹ bầu nên hạn chế.

2/ Thực đơn lý tưởng

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị trào ngược nên có nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa. Mẹ bầu nên chọn những loại thức ăn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của hệ tiêu hóa. Có thể một vài lựa chọn sẽ không mấy ngon miệng, nhưng đừng vì thế mà bỏ cuộc bầu nhé!

[inline_article id = 64596]

-Đu đủ: Chứa papain, enzyme viện trợ cho việc tiêu hóa protein, làm giảm các triệu chứng của trào ngược a-xít. ,

-Thơm (dứa): Bromelain có trong quả thơm tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, giảm lượng chất béo nạp vào cơ thể, giúp mẹ bầu giữ dáng vừa đủ.

-Chất xơ: Trái cây tươi (trừ cam, quýt) và các loại rau là lựa chọn lý tưởng để giảm sự xuất hiện của chứng trào ngược. Gợi ý: Táo, dưa hấu, dâu, cải, bắp cải, bông cải xanh. Các loại ngũ cốc cũng rất hữu ích để hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa này.

-Món nướng hoặc hấp: Khoai nướng, cá hấp, thịt gà nướng và trứng luộc tốt hơn hẳn khi đem chiên, xào hoặc nấu cay. Mẹ bầu nên chọn thịt nạc thay vì thịt mỡ, tránh ăn phần da. Nếu không thể kiềm chế trước các món chiên xào, bạn nên chế biến với dầu ô liu.

Gắn bó với thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng “bye bye” chứng ợ nóng đáng ghét.

MarryBaby

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bài tập giúp cánh tay thon gọn cho bà bầu

bài tập giúp cánh tay thon gọn
Các động tác đơn giản và dễ tập cho các mẹ bầu

Trước khi bắt đầu luyện tập, bà bầu nên khởi động trước để tránh bị chuột rút và các chấn thương khác. Nếu cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt khi đang luyện tập, nên dừng lại ngay. Vì không đòi hỏi phải vận động toàn thân, bạn có thể thực hiện các động tác này suốt 9 tháng thai kỳ.

[inline_article id = 63899]

1/ Nâng hai tay ngang vai

Ngồi trên ghế, chân đặt trên nền nhà. Hai tay cầm tạ 1-2 kg đặt bên cạnh hông, lưng thẳng. Nâng hai cánh tay lên ngang vai, sau đó hạ xuống. Làm 10-12 lần, sau đó thực hiện thêm 1 lần nữa.

2/ Nâng tay lên

Ngồi và dựa lưng vào ghế, hai chân đặt trên nền. Hai tay nắm tạ sau đầu, nâng lên hạ xuống 10-12 lần, 2 hiệp. Động tác này giúp phần vai và bắp tay trên săn chắc.

3/ Cong khuỷu tay

Ngồi và dựa lưng vào ghế, hai chân đặt trên nền. Tay nắm tạ đặt ra trước, sau đó gập khuỷu tay cho đến khi chạm vai. Làm 10-12 lần, 2 hiệp mỗi bên cánh tay. Lưu ý giữ lưng thẳng.

4/ Hai tay song song

Ở tư thế đứng, hai tay giơ lên cao, đặt song song nhau, lòng bàn tay hướng vào nhau. Giữ 30 giây rồi hạ xuống. Thực hiện 15 lần.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đừng để trầm cảm lây từ mẹ sang con

Nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và vài tháng sau sinh con là rất cao. Trong thai kỳ, những thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng đến não bộ, gây ra lo âu, buồn phiền và cuối cùng dẫn đến trầm cảm. Không may mắn là đôi khi bà bầu không hề nhận ra rằng mình đang chán nản, có dấu hiệu bị bệnh. Đơn thuần, họ chỉ nghĩ rằng đó chỉ là chút thay đổi trong thai kỳ hoặc một số cảm giác chung mà mẹ nào cũng trải qua sau sinh.

Tin tốt: Trầm cảm có thể điều trị. Kiểm tra xem bạn có đang mắc phải những dấu hiệu dưới đây không, nếu có phải nhờ bác sĩ hoặc các chuyên gia có chuyên môn tư vấn và giúp đỡ. Đừng giấu bệnh mà nên chia sẻ với anh xã hoặc người thân trong gia đình, vì họ chính là nguồn động viên tích cực của bạn. Nếu không chịu điều trị sớm, chắc hẳn nạn nhân của bệnh không ai khác chính là bạn và bé con.

1/ Dấu hiệu trầm cảm

Bệnh diễn ra từ từ và mất thời gian, mỗi người có triệu chứng khác nhau. Bệnh có thể ở mức nhẹ, trung bình hoặc nặng. Một số dấu hiệu thường gặp:

-Thay đổi trong sở thích ăn uống: Ăn quá cay, chán ăn.

-Thay đổi thói quen ngủ nghỉ: Khó ngủ, ngủ li bì.

-Thiếu năng lượng, ì ạch, mệt mỏi.

-Cảm thấy buồn chán, thất vọng, vô dụng.

-Khóc không rõ lý do.

-Mất hứng thú, niềm vui trong các hoạt động yêu thích từ trước.

Thực tế, các bà mẹ bị trầm cảm thường gặp khó khăn khi chăm sóc em bé của mình. Họ thường để mặc em bé khóc và không muốn dành thời gian cho con.

2/ Bệnh ảnh hưởng đến bà bầu như thế nào?

trầm cảm khi mang thai
Thay vì giấu bệnh, bà bầu nên chia sẻ với anh xã và người thân

Mẹ bầu bị trầm cảm sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình khi mang thai. Hơn nữa, bệnh còn có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ, hiển nhiên sẽ lan truyền sang thời gian sau sinh, làm mức độ nghiêm trọng cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và mối liên kết giữa bạn và con.

3/ Phân biệt hội chứng “baby blues” và trầm cảm sau sinh

Hội chứng baby blues, hay hiện tượng rối loạn tâm lý sau sinh là một dạng nhẹ của chứng trầm cảm sau sinh. Nó thường bắt đầu khoảng 1-3 ngày sau sinh và kéo dài lên đến 10 ngày hoặc vài tuần. Với hội chứng này, các mẹ thường trải qua những cảm xúc và tâm trạng thất thường, mới cười vui đó đã buồn khóc ngay. Kéo theo, họ cảm thấy lo lắng, bối rối, khó ăn, khó ngủ. 80% các bà mẹ sau sinh đều đối mặt với hội chứng baby blues. Tuy nhiên, không như trầm cảm, hiện tượng này có thể “tự đến và tự đi”.

trầm cảm sau sinh
Cần phân biệt giữa hội chứng baby blues và trầm cảm sau sinh

Khoảng 13% phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm, nguy cơ tăng cao hơn nếu trong gia đình đã từng có người mắc bệnh tương tự. Một số dấu hiệu khác của trầm cảm sau sinh:

-Cảm giác không thể tập trung chăm sóc em bé.

-Thường xuyên lo lắng, hoảng loạn.

-Suy nghĩ theo chiều hướng tiêu cực.

-Khó khăn khi ra quyết định.

-Cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng và mất kiểm soát.

[inline_article id = 828]

4/ Trầm cảm từ mẹ có lây sang con?

Trầm cảm có thể điều trị, nếu không chắc hẳn sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của con trẻ. Thông thường, các bà mẹ trầm cảm gặp khó khăn khi chăm sóc con. Họ lúc thì yêu thương lúc lại bực dọc, quát mắng, phản ứng tiêu cực với con.

Trẻ em là tờ giấy trắng, sự phát triển về tâm lý và tình cảm của bé thường là tấm gương phản chiếu hình ảnh ba mẹ. Vì vậy, chỉ khi mẹ yêu thương và săn sóc theo lẽ tự nhiên, bé cũng vì thế mà lớn lên trong sự an toàn và tin tưởng. Ngược lại, nếu bị ảnh hưởng bởi bệnh trầm cảm từ mẹ, bé sẽ trở nên căng thẳng, rối loạn tâm lý và hành vi ứng xử.

Tùy vào độ tuổi của trẻ mà trầm cảm có thể gây tác động như thế nào.

Với trẻ sơ sinh, trầm cảm từ mẹ có thể khiến bé:

-Không cảm giác được mối dây liên kết tình mẹ con, khó chịu khi ở cùng mẹ.

-Quấy khóc khi ngủ, khó ngủ.

Chậm phát triển.

-Thường xuyên bị đau bụng.

-Không muốn giao tiếp, nói chuyện.

-Trở nên thụ động.

Với trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo, dấu hiệu lại thay đổi:

-Không có tính độc lập.

-Nhút nhát, không muốn giao tiếp với người khác.

-Không nghe lời, ít chấp hành kỷ luật.

-Khó bảo, dễ nối nóng.

-Học kém.

Với trẻ đã đi học, dấu hiệu như sau:

-Luôn gặp rắc rối trong hành vi, ứng xử.

-Học kém.

-Nguy cơ cao mắc chứng tăng động hoặc tự kỷ.

-Luôn lo âu, dẫn đến rối loạn tâm lý.

5/ Chữa bệnh ra sao?

Khi được điều trị, bạn sẽ trải qua những bước sau:

-Dùng thuốc: Loại thuốc thường xuyên được sử dụng là SSRIs, thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin, và thuốc TCAs.

-Trị liệu tâm lý: Tư vấn, nói chuyện và tâm sự với bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp.

-Hỗ trợ từ gia đình: Rất cần động viên và tình cảm của các thành viên trong gia đình.

-Hỗ trợ xã hội: Nhận sự giúp đỡ của các dịch vụ cộng đồng và giáo dục trẻ em.

6/ Thuốc trị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Sự thật là có. Một số trẻ sơ sinh thường khó chịu, thở nhanh, run và bú kém nếu mẹ dùng thuốc trầm cảm trong thai kỳ. Vì vậy, cách tốt nhất để trị trầm cảm cho mẹ bầu là thư giãn, nhận sự tư vấn từ các chuyên gia tâm lý, chia sẻ với anh xã và người thân, tham gia các hoạt động lành mạnh, thoải mái.

Với phụ nữ đang dùng thuốc và có ý định mang thai, nên nói chuyện với bác sĩ trước khi quyết định sinh con. Vì nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, chắc hẳn, bạn và bé cưng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

7/ Có nên uống thuốc khi đang cho con bú?

Đúng rằng khi mẹ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, bé con cũng nhận được tương tự khi bú mẹ. Vì vậy, không có gì khó hiểu nếu bạn băn khoăn liệu một lượng nhỏ của thuốc có đi ra theo sữa mẹ hay không. Mẹ có thể yên tâm, trẻ sơ sinh tiếp xúc với loại thuốc này qua sữa mẹ là an toàn và không có gì đáng lo ngại.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 loại rau dễ làm bà bầu sảy thai

ăn rau khi mang thai
Mẹ bầu nên cẩn thận khi ăn rau, nhất là 3 tháng đầu

1/ Mướp đắng

Hàm lượng folate dồi dào trong mướp đắng rất cần thiết cho thai kỳ, vì nó giúp thai nhi tránh các khuyết tật về thần kinh. Ngoài ra, loại quả này còn chứa vitamin C, giúp tăng sức đề kháng cho mẹ bầu, bảo vệ cơ thể bạn khỏi các chất độc hại. Hơn nữa, vitamin B, sắt, kẽm , kali, mângn, magiê tìm thấy trong mướp đắng hỗ trợ giữ gìn sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, nếu đây là món khoái khẩu của mẹ bầu, nó có thể gây ra những nguy hiểm khó lường. Vị đắng của loại quả này có thể làm dạ dày co giãn theo dạ con, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt đối với những mẹ có vấn đề về tử cung.

[inline_article id = 32651]

Thử nghiệm trên chuột thí nghiệm cho thấy: Chuột mẹ ăn nhiều mướp đắng sẽ làm chuột con khi sinh ra mắc dị tật. Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn quá nhiều mướp đắng. Vicine trong hạt quả có thể gây ngộ độc cho một số bộ phận khác trong cơ thể bạn.

2/ Rau sam

Có tính mát, vì vậy khi ăn nhiều, rau sam sẽ kích thích tử cung của mẹ bầu, làm tăng nguy cơ sảy thai.

3/ Rau ngải đắng

Rau ngải giúp hồi phục cơ bắp, lưu thông máu, giảm đau bụng, đôi khi còn là vị thuốc cho những phụ nữ hay bị sảy thai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, nếu bà bầu ăn rau ngải trong khoảng 3 tháng đầu, sẽ tăng nguy cơ ra máu bất thường, co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Nếu có ý định ăn rau ngải để an thai, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

4/ Rau bồ ngọt

Mẹ bầu ăn loại rau này rất dễ gặp hiện tượng co thắt cơ tử cung, dẫn đến sảy thai, tiêu chảy. Chứa papaverin, chỉ cần uống 30g nước lá tươi, nguy cơ này là rất cao. Với những mẹ bầu sức khỏe yếu, nên hạn chế ăn canh rau bồ ngọt, đặc biệt là uống nước ép lá tươi.

5/ Rau răm

Ăn rau răm ở tam cá nguyệt thứ nhất có thể làm mẹ bầu ra máu. Hơn nữa, rau còn chứa chất kích thích tử cung, dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, khi ăn món trứng vịt lộn, bạn có thể du di ăn vài lá để tăng hương vị cho món ăn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Đặt tên con năm 2015 – năm Ất Mùi

đặt tên cho con năm Ất Mùi 2015
Bé Dê có tính cách ôn hòa, dễ chịu và rất tốt bụng đấy!

1/ Đặt tên con năm 2015 dựa vào tam hội, tam hợp

Tuổi Mùi hợp với tuổi Tỵ, Ngọ, Mão và Hợi. Vì vậy, mẹ nên đặt tên con có chứa những từ sau: Kim, Phượng, Bằng, Phi, Sinh, Tường, Hàn, Quyên, Oanh, Loan, Gia, Hào, Khanh, Nguyệt, Bằng, Tuấn, Mã, Nam, Hứa, Đinh, Tiến, Đạt, Đô, Diên…

Nếu tên của bé Dê có các từ thuộc bộ Mã, Dương, có thể bé sẽ được sự trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp này. Mẹ có thể tha khảo các gợi ý sau: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa, Thượng, Sĩ, Tịch, Thọ, Hiền, Dạ…

2/ Dựa vào đặc điểm của Dê

Dê là loài động vật ăn cỏ, thích ăn ngũ cốc, vì vậy tên với những từ sau là lựa chọn lý tưởng: Túc, Tinh, Túy, Tú, Thu, Khoa, Đạo, Tích, Tô, Bỉnh, Chi, Phương, Hoa, Đài, Nhược, Thảo, Hà, Lan, Diệp, Nghệ, Liên…

Dê thích nghỉ ngơi dưới gốc cây hoặc trong hang động, nên những tên thuộc bộ Mộc rất hợp với bé Dê. Gợi ý: Bản, tài, Kiệt, Tùng, Vinh, Thụ, Quyền, Lâm, Liễu, Đồng, Chu, Hòa, Đường, Thương, Viên, Dung, Tống, Gia, Phú, An, Hoành, Nghi, Định, Khai, Mẫn, Khả, Tư, Danh, Dung, Trình, Hựu, Cung, Bảo, Mộc, Kiệt, Tài, Sâm, Vinh, Túc, Kiều, Hạnh, Thân, Huệ,…

Dê thường chạy nhảy và có thói quen quỳ chân bú mẹ, nên tên thuộc bộ Kỷ sẽ giúp bé Dê sống thuận theo tự nhiên, dễ được vinh hoa phú quý. Nếu gửi gắm cho con yêu ước nguyện này, mẹ có thể dùng những từ: Khiêu, Dũng, Nguyên, Tiên, Khắc, Lượng…

3/ Dựa theo bản mệnh năm Ất Mùi

Bé sinh năm Ất Mùi thuộc mạng Kim, Sa Trung Kim. Vì vậy, những tên thuộc mệnh Thổ rất hợp (Thổ sinh Kim), chẳng hạn như Cát, Sơn, Ngọc, Bảo, Bích, Anh…

4/ Dựa theo tứ trụ

Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ. Chẳng hạn năm 2015 là năm Kim, bạn nên đặt tên em bé mệnh Thổ, đệm hoặc lót là Mệnh Hỏa…

[inline_article id = 2154]

5/ Những cái tên kiêng kỵ cho bé yêu sinh năm 2015

Khi đặt tên cho bé tuổi Mùi, bạn nên tránh các chữ thuộc bộ Tý, Sửu, Khuyển vì Mùi tương xung với Sửu, tương hại với Tý, không hợp với Tuất. Do đó, cần tránh các tên như: Mâu, Mục, Khiên, Long, Sinh, Tự, Tồn, Hiếu, Mạnh, Tôn, Học, Lý, Hài, Du, Hưởng, Thành, Quốc, Tịch, Do, Hiến, Hoạch…

Dê là động vật ăn cỏ, không ăn thịt và không thích uống nước. Do vậy, những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục, Thủy như: Đông, Băng, Trị, Chuẩn, Tuấn, Vĩnh, Cầu, Tân, Hải, Hàm, Hán, Hà, Nguyên, Tất, Nhẫn, Chí, Niệm, Tính, Trung, Hằng, Tình, Tưởng, Hào, Tư, Hồ, Năng… không thích hợp với người tuổi Mùi.

Theo văn hóa truyền thống, dê là một trong ba loài thường được dùng làm vật hiến tế khi đã đủ lớn. Trước khi hành lễ, dê thường được làm đẹp bằng những sắc phục rực rỡ. Để tránh điều đó, bạn không nên dùng những chữ thuộc bộ Đại, Quân, Vương, Đế, Trưởng, Thị, Cân, Sam, Y, Mịch để đặt tên cho người tuổi Mùi.

Những tên cần tránh gồm: Thiên, Thái, Phu, Di, Giáp, Hoán, Dịch, Châu, Cầu, San, Hiện, Lang, Sâm, Cầm, Kì, Chi, Chúc, Tường, Phúc, Lễ, Hi, Lộc, Thị, Đế, Tịch, Sư, Thường, Bạch, Đồng, Hình, Ngạn, Chương, Ảnh, Viên, Bùi, Biểu, Hệ, Tư, Thống, Tông…