Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Chấm điểm hiệu quả các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai có hiệu quả 100%? Chị em nên nắm rõ từng loại biện pháp tránh thai dưới đây để chủ động hơn trong việc lựa chọn và sử dụng nhé.Biện pháp tránh thai

Tính hiệu quả của các biện pháp tránh thai

1. Biện pháp tránh thai hiệu quả 100%

Không có gì đáng buồn cười nếu phải thừa nhận rằng kiêng cữ 100% chuyện quan hệ tình dục (trừ “yêu đương” bằng miệng), bạn sẽ hoàn toàn yên tâm với việc không mang thai ngoài ý muốn hoặc các khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. So với các biện pháp tránh thai an toàn khác, chắc chắn đây là phương pháp an toàn và hiệu quả số một, không sai sót.

2. Các biện pháp tránh thai hiệu quả cao

Điểm danh các biện pháp tránh thai tốt nhất hiện nay:

  • Biện pháp tránh thai đặt vòng tránh thai
  • Cấy que tránh thai
  • Tiêm thuốc tránh thai
  • Thắt ống dẫn trứng
  • Thắt ống dẫn tinh.

Tẩt cả đều đảm bảo hiệu quả sử dụng thông thường từ 97-99%. Điều này đồng nghĩa, cứ 100 người sử dụng 1 trong 5 biện pháp kể trên, chỉ có từ 1-3 người gặp trục trặc và thất bại.Biện pháp tránh thai

3. Các biện pháp tránh thai an toàn

Sử dụng biện pháp tránh thai sau quan hệ bằng thuốc tránh thai tùy chọn theo toa khác nhau vẫn là phương pháp được các chị em phụ nữ sử dụng nhiều nhất trong hầu hết các biện pháp khác. Tỷ lệ thành công vào khoảng 92%. Điều này có nghĩa cứ 100 người uống thuốc tránh thai, thì có 8 người sẽ mang thai ngoài ý muốn.

Cho con bú vô kinh cũng là phương pháp kiểm soát chuyện sinh nở mang lại hiệu quả cho nhóm người sử dụng điển hình. Tỷ lệ thành công là 95%. Đối với 100 phụ nữ cho con bú vô kinh, 5 người sẽ mang thai trong vòng 6 tháng đầu tiên sau sinh. 6 tháng sau sinh, phương pháp này không còn tác dụng gì nữa. Chưa kể trong những tháng đầu áp dụng biện pháp tránh thai này, bạn không tuân theo đúng cách chẳng hạn cho con ăn thêm ngoài sữa mẹ, chỉ cho bú một bên ngực.Biện pháp tránh thai

4. Biện pháp tránh thai hiệu quả tương đối

Phương pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ mang đến hiệu quả tránh thai khoảng 78-88%. Cứ 100 người sử dụng một trong các biện pháp này, 12-22 người sẽ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng. Dùng bao cao su (cả nam lẫn nữ), chụp mũ cổ tử cung, cũng mang đến tỷ lệ thành công vừa phải, khoảng 71-85%.

5. Biện pháp tránh thai tự nhiên có hiệu quả thấp

Xuất tinh ngoài, tỷ lệ bạn mang thai sẽ rất cao. Có đến 85 người trong 100 người sẽ mang thai nếu cứ để mặc chuyện quan hệ tình dục một cách thoải mái và tự nhiên.Biện pháp tránh thai

Biện pháp tránh thai cho nam giới từ gel tránh thai dành cho đàn ông

Gel tránh thai dành riêng cho phái mạnh với cách sử dụng cực kỳ đơn giản đã xuất hiện. Với biện pháp tránh thai này, các anh chỉ cần bôi vào cánh tay của mình là có thể chủ động tránh mang thai ngoài ý muốn.

Biện pháp tránh thai mới nhất dành riêng cho quý ông đang trong quá trình thử nghiệm. Loại gel ngừa thai này được cho là giảm đáng kể lượng tinh trùng ở nam giới trong quá trình giao hợp. Năm 2018 sẽ chính thức đưa vào thử nghiệm diện rộng.

[inline_article id=77167]

Nhóm nghiên cứu công bố kết quả này gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều quốc gia. Viện Sức khỏe quốc gia và Hội đồng dân số phi lợi nhuận của Mỹ, Anh, Itali, Thụy Điển, Chile và Kenya là đơn vị tài trợ.

Hiện nay, chỉ có 2 cách tránh thai chủ động cho nam giới là bao cao su hoặc thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng không chắc chắn 100% trong việc quyết định có con hay không, nhất là khi bao cao su làm giảm hưng phấn. Việc phát triển loại gel tránh thai này được cho là sẽ giúp nam giới rất nhiều trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình.Biện pháp tránh thai

Tác dụng ngừa thai của loại gel này có thể kéo dài lên đến 72 giờ.Trong một nghiên cứu diễn ra trong vòng 6 tháng, loại gel này cũng được chứng minh hiệu quả khi 89% đàn ông giảm lượng tinh trùng xuống dưới mức có thể mang thai (dưới một triệu tinh trùng/ml) và 78% nam giới không sản xuất tinh trùng nữa.

Vào tháng 4 năm 2018, hơn 400 cặp vợ chồng sẽ tham gia thử nghiệm loại gel này. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Mỹ, Anh, Italy, Thụy Điển, Chilê và Kenya.

TS. Min Lee, thành viên của đợt thử nghiệm lâm sàng sắp tới và là nhà nghiên cứu của Viện Sức khỏe trẻ em và Phát triển con người Hoa Kỳ cho biết: “Gel tránh thai có chứa ít testosterone tổng hợp hơn so với dạng tiêm nên hy vọng sẽ ít tác dụng phụ hơn”.

Biện pháp tránh thai mới này đang được các chuyên gia hi vọng sẽ thử nghiệm lâm sàng thành công và được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ công nhận và bán rộng rãi. Tuy nhiên, quãng thời gian này sẽ mất ít nhất 5 năm.Biện pháp tránh thai

Đối với các cặp đôi không có kế hoạch sinh con thì việc sử dụng các biện pháp tránh thai là vô cùng cần thiết để tránh có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, bạn cần chọn các biện pháp tránh thai an toàn để tránh rủi ro có thể xảy ra nhé.

Marry Baby

 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

5 bài tập nên làm liền sau sinh

Các y bác sĩ luôn khuyên rằng bạn phải đợi ít nhất 6 tuần sau sinh mới có thể vận động, đi lại nhiều. Tuy nhiên, với 5 bài tập sau, bạn có thể thực hiện ngay và luôn để đẩy nhanh quá trình phục hồi của cơ thể. Ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, mẹo để chăm sóc mẹ sau sinh tốt nhất còn là luyện tập và vận động phù hợp.

1/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập thở

chăm sóc mẹ sau sinh
Thở sâu rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng hồi phục

Nghiêm túc đấy, thở rất quan trọng. Vài ngày sau sinh, bạn sẽ cảm thấy việc hít thở của mình dễ dàng hơn khi các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đang dần trở lại bình thường như trước khi sinh con. Lúc này, bạn nên tập bài tập hít thở sâu.

Đặt tay trên bụng, từ từ hít vào cho đến khi có thể cảm nhận tay của bạn đang di chuyển. Sau đó, từ từ thở ra. Lặp lại khoảng 5-8 lần. Cách này thực sự giúp bạn cảm thấy tốt hơn về lẫn thể chất và tinh thần.

2/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập chân và tay

Chẳng cần đứng dậy hay đi lại, bạn chỉ đơn giản nằm trên giường để thực hiện bài tập này. Nhấc chân lên cao vừa phải, xoay bàn chân theo vòng tròn khoảng 8-10 lần. Lặp lại cho chân còn lại. Sau đó, làm tương tự với cánh tay của bạn.

3/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho đầu gối

Ngồi trên giường, gập một chân lại, sao cho đầu gối uốn cong. Chân kia duỗi thẳng. Tiếp tục làm ngược lại, và thực hiện liên tục khoảng 20-24 lần. Không cần thiết phải chuyển động quá nhanh, cứ nhẹ nhàng và từ tốn.

Bài tập này giúp thư giãn gân cốt cho đôi chân vốn chịu nhiều tác động của thuốc gây tê nếu bạn thực hiện thủ thuật đẻ không đau lúc sinh. Với sinh mổ, nó giúp giảm nguy cơ bị tụ máu đông.

4/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập Kegel

Tập để cải thiện khung sàn chậu chưa bao giờ lại quan trọng và cần thiết như lúc này. Thậm chí bạn sinh mổ chứ không phải sinh thường, Kegel cũng là lựa chọn khá lý tưởng để rèn luyện “cô bé” sau sinh. Ngoài ra, bài tập còn là mẹo để phục hồi các cơ bắp bị giãn ra trong thời gian mang thai, kiểm soát bàng quang tốt hơn.

5/ Chăm sóc mẹ sau sinh: Bài tập cho cổ

Cho con bú và tư thế ngủ cùng con mới sinh có thể làm cổ mẹ đau nhức. Dành thời gian để thư giãn cổ mỗi ngày. Đầu tiên cổ kéo căng cơ ra trước, giữ 5-10 giây. Nghiêng đầu sang phải sao cho tai đụng vai, giữ 5-10 giây. Lặp lại ở phía bên kia. Một lần nữa, quay về động tác đầu tiên, ngửa cổ ra sau, nhìn lên và giữ 5-10 giây.

Nhờ những động tác rất đơn giản này trong thời gian đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ dần phục hồi, cải thiện. Có như vậy, mẹ mới đảm bảo sức khỏe cho bản thân khi vừa chăm sóc con, vừa làm việc và lo toan cho gia đình.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Tuyệt đối không để trẻ ngủ ở ghế sofa!

Giấc ngủ của bé là một trong những lo lắng hằng đầu của mẹ mới sinh. Chăm sóc trẻ đã khó, cho bé ngủ ngon còn khó hơn rất nhiều. Với những bé khó chiều, chỉ cần làm con ngủ được đã là thành công rất lớn của mẹ. Vì vậy, đôi khi mẹ không để ý đến sự an toàn, môi trường nơi bé con đang yên giấc. Mẹ có biết mình nên tuyệt đối không cho bé ngủ ở vị trí sau chưa?

giấc ngủ của bé, giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nơi ngủ an toàncủa bé nên là bề mặt phẳng, thoáng mát vừa đủ

Ghế sofa, mềm và êm ái, nhưng lại chính là nơi nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh khi ngủ. Trong hơn 9000 trường hợp trẻ sơ sinh tử vong liên quan đến giấc ngủ giữa năm 2004-2012, gần 13% tai nạn xảy ra ở ghế sofa, và đa số nạn nhân là các bé dưới 3 tháng tuổi.

Nguy cơ dẫn đến tử vong từ chuyện cho trẻ ngủ ở ghế sofa: Trẻ nằm ngủ ở tư thế úp mặt, hoặc bị chèn ép bởi một người nằm bên. Ngay cả với giấc ngủ ngắn, ghế sofa cũng nên nằm trong danh sách cấm kỵ để thực hiện hóa giấc ngủ của bé.

Để giữ an toàn cho bé cưng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mẹ nên làm theo hướng dẫn an toàn cho giấc của bé sau:

[inline_article id = 833]

-Luôn đặt bé nằm ngủ trên lưng, chứ không phải úp mặt xuống, cả những lúc nghỉ và ban đêm. Với những trẻ đã có thể trở mình, mẹ không cần quá lo lắng nếu trẻ thay đổi tư thế qua lại trong lúc ngủ.

-Trẻ sơ sinh nên ngủ ở giường, cũi, nôi có bề mặt phẳng, đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho sự an toàn. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa.

-Chỗ ngủ của bé nên thông thoáng vừa đủ, không đặt quá nhiều chăn gối, thú bông hay đồ chơi.

-Nơi an toàn nhất cho giấc ngủ của bé là giường cũi hoặc nôi, và nên ở cùng phòng với ba mẹ.

-Các cách khác để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh bao gồm: Cho con bú càng lâu càng tốt, cho bé ngậm vú giả trong những giấc ngủ trưa và trước khi đi ngủ, tiêm phòng đúng lịch cho con, giữ phòng của bé ở nhiệt độ mát mẻ – không quá nóng hay quá lạnh, cuối cùng không bao giờ để hơi thuốc lá tiếp xúc với bầu không khí của bé con.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?

cận cảnh sinh con, quá trình sinh con
Không việc gì phải vội khi có máu báo, làm nốt những việc cần làm trước khi lâm bồn

Một số trường hợp chuyển dạ lâu hơn bởi các vấn đề liên quan đến thể chất, chờ em bé di chuyển vào vị trí tốt hơn, chờ cổ tử cung đủ độ “chín”. Đối với những mẹ phải chịu đựng thời gian chuyển dạ quá dài, chuyện đau đớn là điều không tránh khỏi.

Mẹ cũng nên nằm lòng rằng không phải cứ dài là nguy hiểm. Điều quan trọng là bà bầu luôn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và ứng phó trước mọi tình huống. Có thể bác sĩ sẽ dùng thuốc thang để tăng tốc quá trình, nhưng dù sau đi nữa bạn cũng nên “bỏ túi”” 5 mẹo sau để đỡ đi phần nào căng thẳng.

1/ Cận cảnh sinh con: Không để ý đến đồng hồ, giờ, phút, giây

Mình đã chuyển dạ bao lâu rồi? Bao lâu nữa thì mới có cảm giác rặn? Bao lâu nữa thì sinh? Đây dường như là những câu hỏi hợp lệ, nhưng lại không phải liều thuốc động viên tinh thần tốt nhất cho bạn, có chăng chỉ làm bạn thêm lo lắng và khó chịu. Bầu nên hạn chế nhìn đồng hồ, tập trung vào việc hít thở để giảm đau.

[inline_article id = 67471]

2/ Cận cảnh sinh con: Ở nhà lâu chừng nào, tốt chừng đó

Ở nhà dĩ nhiên phải thoải mái hơn trong phòng chờ sinh của bệnh viện. Bạn có thể la hét vì đau đớn, nằm quằn quại trên chiếc giường thơm tho của mình, đi lại tự nhiên, xem tivi, dùng máy tính. Hơn nữa, bạn có thể ăn uống tự do, tắm táp, nghỉ ngơi. Tiện nghi ở nhà sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều. Khi mới chỉ có máu báo và chưa có bất cứ cơn đau dữ dội hay dấu hiệu chuyển dạ đột ngột nào, bạn cứ nên thong thả, từ tốn, không làm gì phải vội.

3/ Cận cảnh sinh con: Xuôi theo dòng chảy

Trong quá trình chuyển dạ kéo dài, bà bầu nên thoải mái xuôi theo sự dẫn dắt của cơ thể. Nếu bé chưa di chuyển đến vị trí thuận lợi, cổ tử cung chưa mở đủ, điều này đồng nghĩa đây là cơ hội để bạn nghỉ ngơi để chuẩn bị sức “chiến đấu” với trận chiến cuối cùng. Ngủ một giấc ngủ ngắn, cố gắng thư giãn hết sức có thể.

4/ Cận cảnh sinh con: Tìm cách thư giãn

Đừng cố gắng chiến đấu một mình, thay vào đó nhờ đến sự trợ giúp của mọi người bất cứ khi nào có thể. Nếu thấy đau lưng trong quá trình chuyển dạ, nhờ anh xã massage, bạn sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều. Biết đâu đấy khi cơ thể dễ chịu hơn, sự sinh nở cũng diễn ra nhanh chóng. Cố gắng vận động đi lại vòng quanh, cách này giúp bảo vệ khớp và cả làn da của bạn trong quá trình rặn đẻ phải nằm ở một tư thế quá lâu.

5/ Cận cảnh sinh con: Bình tĩnh khi phát hiện dấu hiệu chuyển dạ

Khi phát hiện máu báo, lời khuyên tốt nhất là làm lơ, thay vì cuống cuồng và lo lắng. Tự nhắc mình lý do vì sao chưa thể sinh con lúc này: Quần áo em bé còn chưa giặt hết, đây chưa phải ngày dự sinh, chưa kịp ăn món ăn ưa thích. Không việc gì phải vội vàng cả, tận hưởng chút thời gian, không gian cuối cùng chỉ có mình bạn và em bé trong bụng.

MarryBaby

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trẻ thuận tay trái, chỉnh hay mặc kệ?

Nếu trong gia đình bạn có người không thuận tay phải, chuyện trẻ thuận tay trái là lẽ đương nhiên của gien di truyền. Không thể phủ nhận, để trẻ phát triển tự nhiên luôn là chân lý. Tuy nhiên, mẹ thử nghĩ xem, khi mọi thứ đều được thiết kế dành cho số đông, liệu có quá thiệt thòi với bé con nhà mình khi lớn lên? Vì vậy, không nhất thiết phải quá nghiêm trọng, mẹ có thể giúp con làm quen dần với tay phải nhưng vẫn xiện tay trái theo những mẹo sau!

trẻ thuận tay trái
Trẻ thuận tay trái gặp khá nhiều khó khăn khi bắt đầu tập viết

Khoảng 10% dân số cảm thấy thoải mái khi làm mọi việc bằng tay trái của họ. Di truyền học có thể là một phần, nhưng nguyên nhân vì sao có hiện tượng này quả phức tạp và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Khi trẻ sơ sinh đạt mốc 6-9 tháng tuổi, bé đã có thể tự kiểm soát bàn tay của mình để cầm nắm và thực hiện những chuyển động theo ý muốn.

Lúc này, bé đã có thể dùng cả hai tay nhặt đồ chơi, đồng thời di chuyển theo ý mình. Vào thời điểm năm đầu đời, trẻ sử dụng cả hai tay thành thạo, vì vậy không thể kết luận vội vàng rằng trẻ thuận tay trái ngay lập tức. Phải đến khoảng 4 tuổi, trẻ mới bắt đầu bộc lộ thiên hướng thuận tay nào khi thực hiện những động tác như cầm bút, cầm kéo.

Nếu bé con được mẹ hướng dẫn phát triển kỹ năng vận động ngay từ thưở ban đầu, trẻ sẽ khéo léo và dùng tay phải thành thạo hơn để thực hiện hầu hết các kỹ năng. Trong hai tay, luôn phải có một tay thuận hơn, bởi lẽ khi trẻ có thể làm mọi việc bằng hai tay, rất hiếm sự khéo léo và suôn sẻ.

[inline_article id = 3060]

“Trẻ thuận tay trái thường là dấu hiệu của thiên tài”. Mẹ có tin vào điều này? Thực tế, có rất nhiều người tài giỏi thuận tay trái, 3 trong 4 số vị tổng thống Mỹ cuối cùng hay Leonardo da Vinci đều thuận bên tay này. Tuy nhiên mẹ ơi, thay vì mặc kệ con phát triển tự nhiên với hy vọng đó là dấu hiệu của thiên tài, mẹ có nghĩ đến những vất vả mà con phải đối mặt trong tương lai khi tất cả mọi thứ đều ưu tiên cho người thuận tay phải?

Người lớn có thể đã thích nghi, nhưng với bé con nhà bạn, khá là bực bội đấy. Thử tưởng tượng khi bé bước vào lớp một, cầm bút viết bằng tay trái và phải dịch chuyển tay khó khăn thế nào. Sự nhầm lẫn, khác biệt có thể khiến trẻ trở nên chán nản, khó chịu.

Nếu phát hiện thấy trẻ thuận tay trái và đã quá muộn để điều chỉnh kỹ năng vận động này ở con, mẹ chỉ có cách giúp con tạo môi trường dễ dàng, ít thách thức hơn. Nói chuyện với cô giáo để hỗ trợ bé mỗi khi đến lớp. Khi lên bảng viết, nhờ cô ưu tiên đứng vị trí không đụng chạm đến các bạn khác. Cho bé ngồi ở phía bên trái của bàn thay vì bên phải.

Với trẻ thuận tay trái, thường khi mới tập viết hay mắc phải lỗi viết ngược. Vì vậy, mẹ không phải quá lo lắng vì vấn đề này, luyện tập nhiều có thể giúp bé thành thạo hơn. Tuy nhiên, vẫn nên theo dõi để hỗ trợ trẻ kịp lúc mẹ nhé. Có thể dạy trẻ tập viết bằng cách chấm một dấu chấm nhỏ để ký hiệu nơi để bắt đầu viết và hạn chế tình trạng viết lộn xộn. “Sống chung với lũ”, đành chấp nhận vậy thôi nếu mẹ đã bỏ qua thời kỳ giúp con phát triển kỹ năng vận động theo số đông, thế giới của những người thuận tay phải.

Thêm một thông tin nữa dành cho mẹ: Trẻ thuận tay trái rất khác biệt. Não trái điều khiển tay phải chịu trách nhiệm về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, viết, tính logic, toán học và cả khoa học. Trong khi đó, não phải điều khiển tay trái lại phụ trách mảng âm nhạc, nghệ thuật, nhận thức và cảm xúc. Một bên là trừu tượng, một bên lại quá thực tế. Tổ chức hệ não của người thuận tay phải khiến họ khá cứng nhắc, nhưng người thuận tay trái có xu hướng linh hoạt hơn.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

5 điều bà bầu nên lo lắng khi mang thai

Những lo lắng luôn túc trực trong tâm trí của mẹ bầu có thể được liệt kê như sau:

  • 78% các mẹ đều sợ con bị khiếm khuyết bẩm sinh.
  • 75% lại sợ sảy thai.

[inline_article id = 70428]

  • 74% sợ stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • 71% mẹ bầu lo lắng về chuyện sinh non.
  • 70% e dè về cơn đau đẻ.
  • 61% nhất định phải tránh xa món sashimi, đồ sống.
  • 60% lo xa một chút về chuyện cho con bú.
  • 59% lại lo xa về vấn đề giảm cân sau sinh.
  • 57% rất ngại tay xách nách mang đồ nặng.
  • 55% sợ mình sẽ đẻ rớt con trên đường đến bệnh viện.

Trong cuộc khảo sát này, ít hơn một nửa số mẹ bầu tham gia đều không quan ngại về 5 vấn đề sau đây, trong khi đó đây lại chính là những nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng. Mẹ bầu nên cập nhật ngay vào sổ tay thai kỳ 5 điều nhất định cần lo lắng khi mang thai

5 điều cần lo lắng khi mang thai

lo lắng khi mang thai, lưu ý khi mang thai
Hạn chế ăn đồ ngọt nếu bạn có triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Viêm nhiễm khi mang thai

Mắc những bệnh viêm nhiễm khi mang thai có thể dẫn đến những hệ quả cực kỳ nhghiêm trọng, biến chứng nguy hiểm nhất chính là sinh non. Virus sinh sống và ẩn nấp ở khắp mọi nơi trong môi trường xung quanh, và dù muốn hay không, đôi khi bà bầu cũng không thể tránh khỏi sự “xâm nhập” của chúng vào cơ thể.

Ngay cả một ca viêm đường tiết niệu thông thường cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và sinh non. Vì vậy, ngoài áp dụng một chế độ ăn uống, luyện tập và sinh hoạt lành mạnh, mẹ bầu đừng quên để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh viêm nhiễm. Ngay lập tức liên hệ với bác sĩ nếu thấy cơ thể có triệu chứng của bệnh như sốt, viêm hoặc đau.

2. Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ

Thực tế, 41% phụ nữ mang thai đều vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn cho 9 tháng thai kỳ. Tình trạng thừa cân khi mang thai có thể đặt bà bầu vào nguy cơ biến chứng thai kỳ như sinh non, dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, chuyện hồi phục vóc dáng sau sinh dường như không tưởng và bé con của bạn cũng phải đối diện với tình trạng cân nặng dư thừa.

Mẹ bầu nhớ này: Ăn cho 2 người là ăn lành mạnh, bổ dưỡng và theo khuyến cáo dành cho cân nặng ban đầu của từng người, chứ không có nghĩa là ăn gấp đôi.

3. Thiếu tập luyện điều độ

Chỉ có 23% phụ nữ mang thai dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thai kỳ. Thiếu tập luyện có thể làm bạn tăng cân quá mức, yếu ớt, chịu đựng kém và không bền, và dĩ nhiên nâng cao nguy cơ đối mặt với biến chứng thai kỳ.

Nếu điều kiện sức khỏe không cho phép tham gia vào những bộ môn đòi hỏi vận động nhiều, bà bầu có thể bắt đầu với bài tập thiền, yoga, tập luyện tại chỗ. Sau một thời gian quen dần với chuyện luyện tập, bạn tăng cường độ luyện tập lên với bộ môn đi bộ hoặc bơi lội.

4. Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

Hóa chất từ các sản phẩm vệ sinh gia đình ẩn chứa mối nguy khôn lường đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, dường như đa số các mẹ bầu lại không mấy để tâm đến vấn đề này. Chất tẩy rửa mạnh, sơn, véc-ni, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, là những sản phẩm bạn nên tránh tiếp xúc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ lẫn con.

5. Tiểu đường thai kỳ

Khoảng 6-8% bà bầu mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. Nồng độ đường quá cao trong máu sẽ dẫn đến tiền sản giật, sinh non, em bé thừa cân và bắt buộc phải thực hiện phương án sinh mổ.

Nếu bị cảnh báo với nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, bạn nên tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Những vấn đề mẹ thường nghĩ đến nhưng có đáng lo?

Lo lắng: Tôi sẽ bị sảy thai.

Sự thật: Sảy thai rất ít khi xảy ra. Hầu hết thai phụ đều sinh ra em bé khỏe mạnh. Nên nhớ rằng hầu hết những ca sảy thai đều xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, khi bản thân người mẹ còn không nhận ra mình đang mang thai và sẽ không biết nếu như không bị sảy thai.

Tuần thứ 6 đến tuần thứ 8, nguy cơ sảy thai giảm xuống còn 5%. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ sảy thai bằng cách không hút thuốc, không uống rượu và cắt giảm lượng caffein hằng ngày còn khoảng 200 miligram hoặc ít hơn, tương đương với một tách cà phê mỗi ngày.

Lo lắng: Tôi bị nghén rất nhiều nên con tôi không thể nhận được đủ dinh dưỡng.

Sự thật: Thai nhi sẽ hấp thụ tất cả dưỡng chất từ cơ thể bạn. Nếu bạn không ốm nghén đến mức bị mất nước dữ dội, ốm nghén sẽ không khiến cho bào thai bị mất cân bằng dưỡng chất và không có bất cứ ảnh hưởng lớn nào đến con yêu.

Chỉ cần đảm bảo rằng bạn uống bổ sung đầy đủ các loại vitamin trong giai đoạn mang thai và làm tốt nhất trong khả năng của mình. Hầu hết các bà mẹ có thể ăn những loại thức ăn bổ dưỡng sau khoảng 16 tuần, đây là thời điểm bé bắt đầu tăng cân.

lo lắng khi mang thai
Sự thay đổi hormone trong cơ thể dễ dẫn đến những lo lắng khi mang thai

Lo lắng: Tôi ăn hoặc uống những thức ăn không phù hợp làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Nên nhớ rằng không ai có thể tuân thủ hết mọi luật lệ và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả những rủi ro liên quan đến những thứ như ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc nhuộm tóc trong thời kỳ đầu của thai kỳ, hai trong số những điều bác sĩ đề nghị thai phụ cần tránh, cũng chỉ có khả năng ảnh hưởng rất nhỏ đến bạn và bé.

Do đó, không nên bực mình nếu bạn lỡ gọi một phần burger rồi nhớ ra mình không nên ăn đồ nguội hoặc đang nhâm nhi một ly nước ép nhưng sau đó lại nhận ra rằng nước uống này chưa được tiệt trùng.

Lo lắng: Tôi quá căng thẳng và điều này làm ảnh hưởng đến bé.

Sự thật: Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng việc căng thẳng nhất thời sẽ có ảnh hưởng rất ít đến bé trong bụng vì cơ thể bạn đã quen với việc đó theo thời gian.

Tuy nhiên, căng thẳng dữ dội như mất việc làm hoặc gia đình có tang có thể gây ra những rủi ro cho bé như sinh non. Vì thế, nếu bạn sắp bị căng thẳng cực độ, cần cố gắng giảm nhẹ mức độ và tìm cách lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể trút bầu tâm sự vào những trang nhật ký hoặc đi ngủ sớm.

Lo lắng: Bé sẽ bị khiếm khuyết khi sinh.

Sự thật: Nguy cơ bé bị khiếm khuyết khi sinh chỉ chiếm 4% bao gồm cả những triệu chứng nghiêm trọng như hội chứng Down cũng như hàng ngàn những dị tật rất nhỏ và không dễ nhận thấy như là ngón tay có vấn đề hoặc tim bị khiếm khuyết nhỏ có thể mất đi sau khi sinh mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé là uống bổ sung viên vitamin tổng hợp có chứa axit folic trước khi mang thai và trong quá trình mang thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết não và tủy sống ở trẻ.

Lo lắng: Con tôi bị sinh non

Sự thật: Với sự phát triển của y học, rủi ro bé bị những biến chứng nghiêm trọng hoặc những vấn đề về phát triển khi sinh non đã giảm xuống mức rất thấp.

lo lắng khi mang thai
Tinh thần thoải mái là một yếu tố quan trọng của thai kỳ khỏe mạnh

Lo lắng: Tôi bị những triệu chứng như tiền sản giật.

Sự thật: Nguy cơ tiền sản giật thường xảy ra phổ biến ở những phụ nữ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi hoặc bị cao huyết áp đang mang thai.

Tiền sản giật sẽ không phát triển cho tới giai đoạn thứ 2 của thai kỳ và trong một số trường hợp, bệnh phát sinh muộn đến nỗi có một số ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Không có cách nào để giảm nguy cơ phát sinh bệnh này.

Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo đi khám thai thường xuyên và báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng tiền sản giật nào như là sưng mặt hoặc tay, nhìn mờ hoặc thường xuyên đau đầu, để giúp bác sĩ phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn đầu.

Lo lắng: Chuyện chăn gối của vợ chồng tôi không còn được như trước.

Sự thật: Hầu hết mọi thứ trở lại như cũ chỉ 6 tháng sau khi sinh và một khi thời điểm khó khăn đã bắt đầu qua đi và cơ thể bạn hồi phục hoàn toàn, nhiều mẹ cảm nhận đời sống tình dục được cải thiện hơn rất nhiều so với lúc chưa có con. Họ quan hệ thường hơn và tìm được nhiều tư thế để thỏa mãn hơn trước đây.

Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không vượt qua được.

Sự thật: Bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây sẽ thấy nhiều phụ nữ đã làm được, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.

Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.

Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn.

Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.

Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng?

Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.

Âm đạo có bị giãn sau khi sinh không?

Câu trả lời là không. Âm đạo của phụ nữ được thiết kế giãn ra lúc vượt cạn để bé có thể chui ra ngoài nhưng ngay sau khi sinh xong, âm đạo sẽ dần trở lại kích thước bình thường. Hãy cố gắng tập bài tập siết cơ âm đạo và sàn chậu Kegel thường xuyên để giúp âm đạo co lại như cũ.

Mẹ sẽ bị chứng tiểu tiện không kiểm soát sau khi sinh?

Khả năng kiểm soát tiểu tiện của mẹ sẽ bị giảm sau khi mang thai và sinh nở. Càng gần ngày “lâm bồn”, việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm bớt sau khi sinh từ 6 tuần đến 3 tháng.

Ra nhiều dịch khi mang thai có là chuyện bình thường?

Phụ nữ mang thai có lượng hormone biến đổi cực kỳ thất thường. Thêm vào đó, lưu lượng máu xuống vùng xương chậu cũng gia tăng. Vì vậy, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể tiết nhiều chất dịch trong lúc mang thai. Nếu mẹ thấy đau, rát, ngứa hoặc dịch lỏng loãng, nên đi khám phụ khoa vì có thể bạn bị viêm nhiễm hoặc vỡ nước ối.

Hay “xì hơi” và khó tiêu khi mang thai có bình thường không?

Thay đổi hormone khi mang thai làm giảm khả năng hoạt động hiệu quả của bộ máy tiêu hóa. Theo thống kê, có đến 85% mẹ bầu gặp phải các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng, ốm nghén khi mới mang thai. Chúng dần chuyển sang tình trạng dư axit hoặc khó tiêu về sau nhưng điều này hết sức bình thường.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

5 bài tập thiền phụ nữ mang thai cần biết

Thiền là phương pháp luyện tập khá lý tưởng đối với mẹ bầu. Vừa giúp giảm bớt những căng thẳng, dạng bài tập này còn hỗ trợ bạn vượt cạn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

[inline_article id = 67471]

1/ Phụ nữ mang thai cần biết: Thiền thở bụng sâu

Đặt hai tay lên bụng, một tay ở bụng trên, một tay ở bụng dưới, nhẹ nhàng xoa xoa qua lại theo vòng tròn. Để ý đến cảm nhận của bạn khi tay di chuyển từ từ. Hít thở sâu nhưng nhẹ nhàng, từng hơi một, vào rồi lại ra.

Lúc này, bà bầu chỉ nên tập trung vào việc thiền và hít thở, tạm thời quên hết mọi bộn bề xung quanh. Nếu lỡ vấn vương chuyện gì, hít thở sâu hơn. Để những lo toan tan biến và trôi đi như đám mây trên trời. Thực hiện bài tập trong vòng 5 phút mỗi ngày, và tăng thời gian thiền lên mỗi tuần.

2/ Phụ nữ mang thai cần biết: Thiền nguyện

bà bầu cần biết, phụ nữ mang thai cần biết
Thiền định và cầu nguyện là bộ đôi xả stress hiệu quả cho mẹ bầu

Những lời cầu nguyện cũng có sức mạnh. Khi cầu một điều gì đó, chắc hẳn bạn tin rằng điều đó sẽ sớm xảy ra và đặt niềm tin trọn vẹn. Lời cầu nguyện tác động tích cực đến ý thức, niềm tin và cả hệ thống thần kinh, tinh thần của bạn.

Ở tư thế đứng thẳng lưng, hai tay chắp lại đặt trước ngực, mẹ bầu khẩn nguyện những mong muốn của mình, chẳng hạn như “Thở mạnh, thở cho con yêu”. Phương pháp này còn cực kỳ hiệu nghiệm cho mẹ bầu lúc vượt cạn, một liều thuốc giảm đau tinh thần lý tưởng.

3/ Phụ nữ mang thai cần biết: Thiền tưởng tượng

Thực tế thú vị: Cơn đau sẽ giảm xuống nhờ trí tưởng tượng. Vì vậy, để giảm bớt cơn đau đẻ, bà bầu có thể thực hiện phương pháp thiền tưởng tượng.

Kế hoạch dành cho bà bầu: Mỗi khi xuất hiện cơn gò tử cung, tưởng tượng như những cơn sóng ngoài đại dương, sóng to hay nhỏ tùy vào độ đau của cơn gò. Theo dõi cơn sóng tử khi ngoài khơi xa cho đến đỉnh cao trào và hạ dần xuống. Bà bầu có thể ví mình như con sứa biển, dập dìu theo từng cơn sóng một cách nhẹ nhàng và yên bình.

4/ Phụ nữ mang thai cần biết: Thiền sen nở

Hoa sen tượng trưng cho sự trong lành, tinh khiết và ẩn chứa sự mạnh mẽ và sức sống mãnh liệt. Trong quá trình chuyển dạ, bà bầu có thể tưởng tượng tử cung đang dần mở như một bông sen đang nở. Mỗi khi cơn gò xuất hiện, đừng quên tưởng tượng và niệm “thần chú”: Nở đi, nở đi, nở đi.

5/ Phụ nữ mang thai cần biết: Thiền mắt thứ 3

Khu vực giữa 2 lông mày của bạn ở phần trán thường được biết đến trong thiền định là con mắt thứ 3. Ở đây là khu vực tuyến tùng, nhạy cảm với ánh sáng, tiết ra hormone serotonin, điều chỉnh việc ngủ và thức ở mỗi người. Bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hoặc đang trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu nhớ thư giãn phần cơ ở trán và giữa 2 lông mày.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

55 điều mẹ bầu nên làm khi quá ngày dự sinh

55 điều sau sẽ giúp mẹ bầu thêm thư giãn, thoải mái trong thời gian chờ “đê vỡ”. Quá ngày dự sinh vài ngày đã là gì!

quá ngày dự sinh, thai quá ngày dự sinh
Việc gì phải lăn tăn nhiều, tận hưởng nốt những ngày còn lại đi mẹ bầu ơi!

1/ Đọc thêm một cuốn sách hay về phụ nữ mang thai.

2/ Tận hưởng thời gian tắm bồn với bong bóng xà phòng, rắc thêm chút hoa, đốt hương tinh dầu.

3/ Làm sạch móng tay, móng chân tại tiệm nail.

[inline_article id = 67585]

4/ Ăn một bữa ăn thịnh soạn.

5/ Gọi điện tám chuyện với cô bạn lâu ngày chưa gặp.

6/ Tìm hiểu kỹ hơn về quá trình chuyển dạ.

7/ Đọc thêm một cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh.

8/ Tham khảo thêm danh sách đặt tên cho bé một lần nữa.

9/ Lên chi tiết kế hoạch sinh nở.

10/ Soạn tin nhắn thông báo tin sinh nở của mình ở chế độ chờ sẵn.

11/ Chăm sóc mái tóc của bạn, vì sau sinh có thể bạn sẽ phải ở cữ rất lâu.

12/ Nhờ anh xã hoặc ra spa để được massage.

13/ Chia sẻ cảm giác “canh đê vỡ” với các bà mẹ khác trên diễn đàn mẹ và bé online.

14/ Giặt quần áo chuẩn bị cho bé sắp sinh.

15/ Xem một bộ phim hay tại nhà cùng anh xã, bạn thân hoặc một mình. Đừng quên chuẩn bị bắp, nước.

16/ Thưởng thức một món ăn mới.

17/ Kiểm tra lại hành lý lên đường ngày sinh nở.

18/ Ôn lại kỷ niệm nhật ký mang thai những tháng trước.

19/ Mua thêm vài bộ đầm ngủ mới để mặc sau sinh.

20/ Tưởng tượng tương lai khi gia đình đã thêm thành viên mới.

21/ Ăn món gì cay cay một chút.

22/ Mua áo ngực cho con bú.

23/ Cạo lông chân, lông tay, làm sạch những “vùng rậm rạp”.

[inline_article id = 65283]

24/ Tám chuyện với mẹ hoặc mẹ chồng.

25/ Ngắm nghía căn phòng cũ nay đã được trang trí với đồ đạc của bé con.

26/ Mua thêm cho con yêu một món đồ chơi ngộ nghĩnh.

27/ Nạp thêm nhiều chất xơ.

28/ Trang trí lại nhà cửa theo ý muốn của bạn.

29/ Chuẩn bị khung in dấu tay, dấu chân bé, hoặc một tấm thiệp để ghi lại ngày giờ và cân nặng của con lúc chào đời.

30/ Dành thời gian tập yoga, thiền, hít thở.

31/ Đi bộ quanh công viên, khu mua sắm.

32/ Kiểm tra lại giấy tờ cần thiết (sổ khám bệnh, sổ bảo hiểm, giấy tờ tùy thân) để mang theo lúc sinh nở.

33/ Nghe một đĩa CD âm nhạc bạn yêu thích.

34/ Bạn đã mua tã cho em bé và bỉm thấm sản dịch cho mình chưa?

35/ Massage, chiều chuộng để bù đắp cho anh xã chút tình cảm trong thời gian vợ mang thai khó chiều.

36/ Thưởng thức một ly sinh tố tổng hợp theo ý thích của bạn.

37/ Chuẩn bị thức ăn nhẹ để nạp nhanh trong lúc chờ sinh hoặc sau sinh.

38/ Mua thêm đồ lót sexy mới để mặc sau khi sinh vài tuần.

39/ Tự nướng bánh hoặc mua hoa, quà tặng bác sĩ đã cùng bạn đồng hành suốt 9 tháng qua.

40/ Nhớ đến thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

41/ Ăn một chiếc pizza thật khổng lồ.

42/ Tận hưởng một đêm mặn nồng với anh xã trước khi phải kiêng kỵ thêm một khoảng thời gian khá dài.

43/ Chuẩn bị dầu gội khô, nước rửa tay khô, lotion thơm tho để “chống hôi” trong thời gian ở cữ.

44/ Mua một cuốn album hoặc nhật ký để dán ảnh con sau khi bé chào đời.

45/ Hẹn ăn trưa mừng sắp “vỡ chum” với bạn bè.

46/ Tham khảo chuyện sinh nở tích cực của các bà mẹ khác.

47/ Cảm nhận những cú đạp áp chót của con, khi bé ra đời, mẹ sẽ rất nhớ cảm giác quý báu này.

48/ Hai vợ chồng ra ngoài ăn tối và hẹn hò.

49/ Viết ra những điều bạn sẽ không thể quên về thai kỳ của mình.

50/ Hỏi mẹ về kinh nghiệm sinh đẻ của bà.

51/ Dọn dẹp lại tủ lạnh.

52/ Suy nghĩ về phương pháp tránh thai bạn sẽ áp dụng sau sinh.

53/ Tham khảo kiến thức về chủ đề cho con bú.

54/ Viết thư cho con yêu trong thời gian quá ngày dự sinh này, cho bé biết rằng bạn đang ao ước được gặp bé biết bao nhiêu.

55/ Giờ G đã điểm, làm tốt nhiệm vụ bà bầu nhé!

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc cho bà bầu giúp chữa những bệnh thường gặp khi mang thai

Mẹ bầu có thể tham khảo thông tin về những loại thuốc cho bà bầu an toàn dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn khi dùng thuốc trong thai kỳ.

1. Dùng thuốc cho bà bầu để chữa cơn đau nhức

Thuốc cho bà bầu: Panadol, Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen.

Bầu nên uống thuốc đúng theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ.

Mẹ bầu tuyệt đối không nên uống các loại thuốc giảm đau khác như ibuprofen hoặc naproxen, đặc biệt vào tam cá nguyệt thứ 3, bởi có thể làm sụt giảm lượng nước ối trong tử cung, gây áp lực cho bé con trong bụng. Uống ibuprofen trong 3 tháng đầu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch của thai nhi, đồng thời gây ra các nguy cơ tiềm ẩn khác trong những tháng còn lại của thai kỳ.

[inline_article id = 292090]

2. Thuốc chữa chứng táo bón khi mang thai

Thuốc cho bà bầu: Metamucil, Colace, Citracel, Magnesia dạng sữa, Dulcolax.

Táo bón khi mang thai là hệ quả của hormone progesterone tác động lên các cơ trơn, làm chậm quá trình đưa chất thải ra ngoài. Các loại thuốc trên nằm trong danh sách đèn xanh an toàn cho bà bầu, giúp làm mềm chất thải, nhuận tràng. Tuy nhiên, trước khi có ý định dùng thuốc thang, bà bầu nên cố gắng trị táo bón bằng mẹo tự nhiên như ăn nhiều chất xơ từ rau quả và trái cây.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc trị táo bón cho bà bầu và những điều chị em cần biết

3. Thuốc cho bà bầu chữa chứng khó tiêu và ợ nóng

Thuốc cho bà bầu: Tums, Maalox, Mylanta, Pepcid. Tuy nhiên, nên thận trọng với Pepcid do vẫn chứa thành phần có hại cho thai nhi.

Lại là progesterone một lần nữa, gây ra chứng ợ nóng khó chịu trong thai kỳ. 4 loại thuốc liệt kê ở trên là loại thuốc trị khó tiêu khá nhẹ, vì vậy bạn nên thử dùng trước khi sử dụng các sản phẩm được kê toa. Ngoài ra, bà bầu nên cố gắng chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, để hạn chế tình trạng dạ dày trống rỗng, tăng nguy cơ trào ngược, đau rát cổ và ngực.

4. Thuốc cho bà bầu chữa bệnh viêm nhiễm

Thuốc cho bà bầu: amoxiciline hoặc ampicilline.

Nếu bị cảm hay viêm họng, penicillin chính là lựa chọn lý tưởng nhất trong những loại thuốc ho cho bà bầu. Với “gia đình” họ thuốc penicillin, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Chưa từng có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào của thai nhi gây ra bởi tác động của loại thuốc này.

Bà bầu nên tránh dùng tetracyline và doxycyline vì sẽ tác động đến màu răng của bé sau khi sinh.

thuốc cho bà bầu, uống thuốc khi mang thai
Bà bầu nên uống thuốc sau khi đã được bác sĩ chỉ định

5. Thuốc trị nấm âm đạo

Thuốc cho bà bầu: Monistat, Gyne-lotrimin.

Nấm âm đạo không phải bệnh hiếm gặp trong thai kỳ, đặc biệt khi “cô bé” trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều do lưu lượng máu tăng lên. Cảm giác khó chịu và ngứa ngáy có thể làm dịu bằng hai loại thuốc bôi dạng kem này. Đúng rằng vẫn có một sự hấp thụ nhất định của kem vào máu nhưng nó quá yếu để có thể gây ảnh hưởng đến bé con theo chiều hướng tiêu cực. Thuốc uống trị nấm âm đạo như Diflucan là biệt dược của Fluconazole hoặc Fluconazole theo khảo sát cho thấy đã gây ra rất nhiều ca dị tật bẩm sinh ở thai nhi, mẹ bầu tuyệt đối không nên dùng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

6. Thuốc cho bà bầu trị chứng cảm lạnh thông thường

Thuốc cảm cho bà bầu: Một số thuốc vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do có thành phần gây dị tật thai nhi.

Nếu chỉ bị nhức đầu và nghẹt mũi, bà bầu không nhất thiết phải mua thuốc trị ho. Nên tìm mua đúng loại cho mối quan tâm cụ thể của bạn. Để giảm ho, chọn loại thuốc có thành phần dextromethorphan hoặc DM giúp giảm ho, guaifenesin giúp nới lỏng chất nhầy, Pseudoephedrine và phenylephrine hoặc PE giúp thông mũi.

[inline_article id =174314]

7. Thuốc trị bệnh cúm cho bầu

Thuốc cho bà bầu: có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt trong trường hợp cúm.

Hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trong thời gian mang thai bị suy giảm rất nhiều. Vì vậy không có gì lạ khi virus cúm có thể dễ dàng tấn công bạn bất cứ lúc nào, và rất dễ dẫn đến tử vong với những trường hợp nhiễm bệnh nặng.

Cúm khác với cảm lạnh thông thường, vì gây sốt, nhiều khi sốt cao. Nhiệt độ cơ thể thai nhi vốn dĩ đã cao hơn mẹ bầu, do đó khi nhiệt độ mẹ tăng, rất dễ con sẽ đối mặt với nguy cơ bị dị tật bẩm sinh trong các tháng đầu và nguy cơ mẹ sinh non trong những tháng cuối. Paracetamol được xem là thuốc trị cúm an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

8. Đối với bệnh có từ trước

(Chẳng hạn như trầm cảm, hen suyễn, động kinh, cao huyết áp mãn tính, tiểu đường)

Thuốc cho bà bầu: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ dẫn cách dùng thuốc an toàn nhất cho bà bầu trong thai kỳ để vừa đảm bảo sức khỏe của bạn vừa giữ an toàn cho bé con.

Với những bà bầu mắc các bệnh trên trước khi mang thai, mục tiêu là cung cấp lượng thuốc tối thiểu để kiểm soát bệnh và tránh rủi ro cho thai nhi.

Trên đây chỉ là danh sách thuốc cho bà bầu tham khảo. Nếu có ý định dùng, mẹ bầu tốt nhất vẫn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Tùy theo cơ địa và hiện trạng sức khỏe của mỗi người, ảnh hưởng và tác động của thuốc là khác nhau. Mẹ bầu nên cố gắng ăn uống, ngủ nghỉ và vận động điều độ để tăng cường sức khỏe, tránh xa bệnh tật. Có như vậy, sẽ chẳng phải lăn tăn về chuyện uống thuốc khi mang thai.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bài tập cực hiệu quả giúp giảm đau lưng khi mang thai

Trọng lượng tăng lên, dây chằng bị nới lỏng, áp lực khi bụng ngày càng lớn, đây là những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là giữa tháng thứ 5 và thứ 7. Nếu không được hỗ trợ kịp lúc, chắc hẳn sau khi sinh, bạn sẽ vẫn phải chịu sự “hành hạ” của triệu chứng này.

1/ Bài tập giúp tăng cường các cơ ở giữa, bao gồm cả lưng dưới

bài tập giảm đau lưng khi mang thai, đau lưng khi mang thai
Các cơ giữa và lưng dưới sẽ được cải thiện và bớt đau nhức

-Hai chân dang rộng, đứng thẳng. Chân trái dậm lên một đầu đây, hai tay giữ căng đầu dây còn lại đặt trước ngực, người hơi chếch qua trái.

-Quay tay qua phải, giữ trong vài hơi thở. Lặp lại 10 lần, sau đó đổi bên.

Bạn có thể sử dụng tạ 1-1.5kg thay cho sợi dây.

2/ Bài tập cải thiện cơ giữa, gân kheo và bắp tay

-Đứng với thư thế khom người về phía trước, chân phải sải dài ra. Hai tay nắm tạ.

-Đứng thẳng người lên kết hợp nâng tạ lên trước ngực, giữ vài hơi thở. Lặp lại khoảng 5 lần, sau đó đổi bên.

3/ Bài tập cho phần lưng trên

bài tập giảm đau lưng khi mang thai, đau lưng khi mang thai
Bà bầu sẽ bớt cảm giác đau nhức ở phần lưng trên với động tác này

-Hai chân dang rộng bằng hông, hai tay dang ngang, lòng bàn tay hướng xuống nền nhà.

-Từ từ nghiêng qua người qua trái, tay trái đặt lên chân, tay phải giơ cao qua đầu, mặt nhìn lên trần nhà. Giữ 10-30 giây. Lặp lại cho bên đối điện.

4/ Một vài mẹo tự nhiên giúp giảm đau lưng khi mang thai

-Chọn giày phù hợp với đế cao su, giúp giữ chân chắc chứ không quá mềm mại, mỏng manh như giày vải hay sandal.

-78% phụ nữ mang thai đều than thở về chứng mất ngủ, mà nguyên nhân chính là do đau lưng mà ra. Giải pháp: Khi ngủ nằm nghiêng qua một bên, đặt nệm hoặc gối mỏng để đỡ phần bụng đang lớn dần, đồng thời giúp các cơ ở bụng và lưng bên kia không bị kéo căng.

[inline_article id = 1140]

-Châm cứu ở tai có thể giảm đau thắt lưng khi mang thai chỉ sau một tuần.

-Kết hợp nóng lạnh: Trong vòng 48-72 giờ đầu áp dụng, dùng một túi đá chườm lên vùng lưng bị đau nhức, giữ khoảng 15 phút mỗi lần thực hiện. Sau 3 ngày chườm lạnh, chườm nóng để tăng cường máu lưu thông và giúp giảm đau kéo dài. Đổ 2 chén gạo nhỏ vào một túi vải hoặc chiếc tất sạch, cột lại, sau đó cho vào lò vi sóng quay 60 giây, lấy ra và chườm vào chỗ đau khoảng 15 phút.

-Duy trì thói quen tập luyện 3 lần/tuần trong suốt 12 tuần cuối thai kỳ để hạn chế tình trạng đau lưng tái phát trở lại sau khi sinh.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby