Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.
Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu? Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu trằn trọc khó ngủ là tình trạng gì?
Mất ngủ là tình trạng bà bầu trằn trọc khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Khi chứng mất ngủ xảy ra do các yếu tố liên quan đến thai kỳ thì được gọi là chứng mất ngủ khi mang thai.
Đối với nhiều người, vấn đề về khó ngủ có thể xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai. Thai phụ có thể trải qua giấc ngủ kém chất lượng hoặc không ngủ đủ giấc, ngủ ít sâu hơn và thức dậy thường xuyên vào ban đêm.
Nhất là, với những người đã bị rối loạn giấc ngủ có thể sẽ thấy các triệu chứng khó ngủ trở nên nặng hơn khi mang thai.
Buồn nôn khi mang thai cũng khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ
Có một số yếu tố góp phần khiến cho bà bầu trằn trọc khó ngủ. Thai phụ có thể bắt đầu khó ngủ ngay từ ba tháng đầu tiên khi nồng độ hormone bắt đầu thay đổi. Và bầu có thể khó ngủ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba khi cơ thể thay đổi và do thai nhi ngày càng lớn hơn. Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu trằn trọc khi mang thai gồm:
Bà bầu bị trằn trọc khó ngủ thường xuyên được cho là có ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, và tiền sản giật.
Khó ngủ khi mang thai có thể nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến bệnh nhân tạm thời ngừng thở nhiều lần mỗi đêm.
Mất ngủ khi mang thai cũng có thể góp phần gây trầm cảm, lo lắng ở cuối thai kỳ và sau khi sinh. Do đó, bầu cần cải thiện giấc ngủ trong thời kỳ mang thai để giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.
[key-takeaways title=””]
Theo các chuyên gia, bà bầu nên cố gắng ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm. Vì mang thai là khoảng thời gian đòi hỏi khắt khe đối với cơ thể và cần có một giấc ngủ chất lượng với thời gian ngủ đủ giấc.
[/key-takeaways]
Mẹo để giúp có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ
Để giúp bà bầu không trằn trọc khó ngủ nữa, MarryBaby xin gợi ý các mẹo nhỏ từ việc cải thiện thói quen sinh hoạt ở dưới đây để mẹ bầu có thể tham khảo.
Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bầu cần tạo môi trường ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh, không để các thiết bị điện tử vào phòng ngủ, sử dụng đèn ngủ thay vì đèn trần để tránh thức giấc quá nhiều khi đi vệ sinh.
Dùng gối phù hợp với phụ nữ mang thai: Bạn nên dùng gối để đỡ phần bụng bầu, lưng dưới và giữa hai đầu gối nhằm giảm đau lưng. Một số thai phụ có thể thích một chiếc gối bà bầu được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu thay đổi của cơ thể.
Giữ một lịch trình ngủ đều đặn: Bà bầu cần đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng có thể giúp bù đắp lại thời gian thiếu ngủ vào ban đêm ở bà bầu. Tuy nhiên, bạn tránh ngủ trong thời gian quá dài vì sẽ gây mất ngủ vào buổi tối.
Thử các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các kỹ thuật thư giãn này.
Tập thể dục vào buổi sáng: Thói quen tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian để tập thể dục vào sáng sớm. Trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách tập thể dục an toàn khi mang thai bạn nhé.
Như vậy, bạn đã biết bà bầu trặn trọc khó ngủ là tình trạng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này nặng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi và các biến chứng thai kỳ. Tốt nhất, để cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ, bà bầu cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
[key-takeaways title=””]
Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.
Nếu muốn biết chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không thì hãy đọc ngay bài viết này nhé. MarryBaby sẽ cùng bạn xem xét các yếu tố và phương diện để đưa ra kết luận có nên sinh con năm 2024 không.
Tử vi tuổi Bính Dần – Canh Ngọ – Giáp Thìn
Muốn biết chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm 2024 như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu thật chi tiết tử vi của ba tuổi này.
1. Tử vi tuổi Bính Dần 1986
Những người tuổi Bính Dần 1986 sẽ có ngày sinh từ 04/02/1986 – 03/02/1987. Tử vi của họ sẽ cụ như sau:
Chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không?
Để xem tuổi chồng 1986 và vợ 1990 sinh con năm 2024 tốt không; chúng ta cần xét theo 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi.
Ngũ hành là một trong 3 yếu tố xem chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không
1. Ngũ hành tương sinh
Theo phong thuỷ, ngũ hành có 5 hành gồm Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Trong đó có các hành tương sinh và tương khắc lẫn nhau. Do đó, điều này sẽ giúp chúng ta xét xem chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm 2024 có tốt không.
Cách tính của người Trung Hoa trong yếu tố này như sau: ba mẹ có mệnh hợp với mệnh con được cho là cát (tốt). Ba mẹ có mệnh không hợp cũng không khắc con là bình hoà (bình thường). Và ba mẹ và con có mệnh khắc nhau là hung (xấu).
Dựa vào cách tính này, chúng ta thấy ba tuổi Bính Dần và con Giáp Thìn đều có mệnh Hoả. Mẹ tuổi Canh Ngọ có mệnh Thổ. Trong ngũ hành, mệnh Hoả và Thổ là hai mệnh tương sinh nên rất tốt được cho là cát.
Theo khái niệm phong thuỷ trong nền văn hoá Trung Hoa cổ, Thiên can gồm 10 yếu tố Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Trong đó cũng có các cặp tương hợp và tương xung lẫn nhau.
Nếu ba mẹ và con có Thiên can tương hợp với nhau được cho là cát (tốt). Nếu ba mẹ và con có Thiên can không hợp không xung với nhau được cho là bình hoà (bình thường). Còn lại ba mẹ và con có Thiên can tương xung lẫn nhau tức là hung (xấu).
Theo đó chúng ta thấy, ba có Thiên can là Bính không xung cũng không hợp Thiên can của con là Giáp tức là bình hoà. Và Thiên can của mẹ là Canh lại xung khắc với Thiên can của con là Giáp. Với cả hai yếu tố này, chúng ta thấy chồng 1986 và vợ 1990 sinh con năm 2024 không tốt.
Đi cùng với Thiên can, chúng ta có 12 Địa chi là 12 con giáp gồm Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi. Trong các Địa chi cũng có những cặp tương hợp và tương xung với nhau.
Theo đó, nếu ba mẹ và con có Địa chi tương hợp với nhau được cho là cát (tốt). Nếu ba mẹ và con có Địa chi không hợp cũng không xung được cho là bình hoà (bình thường). Cuối cùng, ba mẹ và con có Địa chi xung khắc lần nhau được cho là hung (xấu).
Như vậy, chúng ta có Địa chi của ba mẹ là Dần và Ngọ, con là Thìn. Đây là ba con giáp không xung cũng không hợp với nhau. Yếu tố này được cho là bình hoà (bình thường) khi xem tuổi chồng 1986 và vợ 1990 sinh con 2024.
Dựa vào 3 yếu tố trên khi xét tuổi chồng 1986 vợ 1990 sinh con 2024 có hợp không; chúng ta thấy hai tuổi này có thể khá hợp để sinh con Giáp Thìn. Đây là một tuổi đẹp và con khi chào đời sẽ mang đến nhiều hạnh phúc cho gia đình.
[/key-takeaways]
Chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm nào hợp?
Sau khi chúng ta biết được chồng 1986 vợ 1990 sinh năm 2024 là tốt. Nếu muốn sinh con thứ thì chồng 1986 vợ 1990 sinh năm nào tốt? Nếu muốn sinh con kế, chồng 1986 vợ 1990 nên sinh con vào các năm dưới đây:
Chú thích: Chồng 1986 vợ 1990 sinh con năm nào hợp?
Năm 2025 tuổi Ất Tỵ
Năm 2026 tuổi Bính Ngọ
Năm 2028 tuổi Mậu Thân
Năm 2030 tuổi Canh Tuất
Chồng 1986 vợ 1990 muốn sinh con năm 2024 cần chuẩn bị gì?
Nếu vợ chồng bạn muốn sinh con năm 2024 thì cần chuẩn bị những điều sau:
Như vậy tuổi chồng 1986 và vợ 1990 sinh con năm 2024 là tốt. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho vợ chồng bạn. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui nhé!
Nếu bạn đang muốn biết “chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không, có may mắn không?” hay “chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm nào tốt?” hoặc “chồng Nhâm Thân vợ Quý Dậu sinh con năm 2024 có hợp không”, MarryBaby mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
Tử vi tuổi Nhâm Thân – Quý Dậu – Giáp Thìn
Trước khi tìm hiểu về vấn đề “chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không” hay “chồng Nhâm Thân vợ Quý Dậu sinh con năm 2024 có hợp không?”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về tử vi của ba tuổi này.
1. Tử vi tuổi Nhâm Thân 1992
Những người tuổi Nhâm Thân 1992 sẽ có ngày sinh từ 04/02/1992 – 22/01/1993. Do đó, tử vi theo tuổi của họ sẽ như sau:
Muốn biết chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 có hợp tuổi không hay chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm nào tốt, chúng ta cần xét trên 3 phương diện Ngũ hành – Thiên can – Địa chi. Ba yếu tố này sẽ được chúng ta bình giải chi tiết dưới đây:
1. Ngũ hành tương sinh
Quy luật Ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ cũng là yếu tố cho biết vợ chồng sinh con năm 2024 tốt hay không
Yếu tố đầu tiên để xem về tuổi chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không phải kể đến là Ngũ hành. Theo văn hóa Trung Hoa, Ngũ hành gồm có 5 yếu tố tạo thành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Trong 5 yếu tố này, sẽ có những mệnh tương hợp và tương khắc lẫn nhau. Xét theo đó, nếu ba mẹ có mệnh tương hợp với con là tốt. Ba mẹ có mệnh không khắc không hợp với con là bình hòa. Và ba mẹ có mệnh khắc con tức là xấu.
Chúng ta xét trong trường hợp này như sau, ba Nhâm Dần và mẹ Quý Dậu đều mang mệnh Kim. Và con Giáp Thìn thì mang mệnh Hỏa. Trong ngũ hành mệnh Kim và Hỏa là hai mệnh khắc nhau. Do đó, yếu tố này được cho là không tốt.
Trong yếu tố Thiên can để xem chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm 2024 thế nào, chúng ta cần hiểu Thiên can gồm có 10 yếu tố Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý.
Cũng trong yếu tố này sẽ có những cặp Thiên Can tương hợp và tương xung lẫn nhau. Nếu Thiên can của ba mẹ hợp với con thì tốt. Còn ba mẹ có Thiên can không xung cũng không hợp với con thì bình hòa. Và Thiên can của ba mẹ xung con thì là xấu.
Dựa vào cách tính trên chúng ta có, Thiên can của con là Giáp so với Thiên can của ba là Nhâm được cho là bình hòa. Và Thiên can của mẹ là Quý nằm trong lục hợp khi so với Thiên can Giáp của con. Như vậy, yếu tố này được cho là rất tốt.
Yếu tố cuối cùng đề xét chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 có tốt không chính là Địa chi. Chúng ta biết rằng, Địa chi được cho là tương ứng với 12 con giáp gồm Tý – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ – Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi.
Trong các Địa chi trên sẽ có các con giáp tương hợp và tương xung với nhau. Nếu ba mẹ có Địa chi tương hợp với con thì rất tốt. Còn nếu ba mẹ không hợp cũng không xung với con thì là bình hòa. Và ba mẹ có Thiên can xung với con thì là xấu.
Như vậy, Địa chi của ba là Thân và con là Thìn nằm trong tam hợp là rất tốt. Còn Địa chi của mẹ là Dậu và con là Thìn thì nằm trong lục hợp cũng rất tốt. Do đó, với yếu tố này chúng ta thấy rất tốt khi cả ba và mẹ đều có Đia chi hợp với con.
Dựa theo 3 yếu tố trên chúng ta thấy rằng, tuổi chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 rất hợp. Hơn nữa, năm Giáp Thìn lại được cho là một năm tốt để sinh con. Dù vợ chồng bạn sinh con trai hay gái đều sẽ mang đến nhiều niềm vui cho gia đình nhé!
[/key-takeaways]
Chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm 2024 có hợp không? Rất hợp nhé ba mẹ ơi!
Chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm nào tốt?
Sau khi tìm hiểu rõ vấn đề chồng 1992 và vợ 1993 sinh con năm 2024 là rất tốt. Nếu có kế hoạch sinh con thứ thì chồng 1992 vợ 1993 sinh con năm nào tốt? Nếu vợ chồng bạn đang có kế hoạch sinh thêm con thì hãy chọn những năm dưới đây nhé.
Năm 2025 tuổi Ất Tỵ
Năm 2026 tuổi Bính Ngọ
Năm 2027 tuổi Đinh Mùi
Chồng Nhâm Thân vợ tuổi Quý Dậu sinh con năm 2024 cần chuẩn bị gì?
Nếu vợ chồng đang lên kế hoạch để sinh con năm 2024 thì cần phải chuẩn bị những điều sau:
Vậy tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết? Sau sinh bị rụng tóc có mọc lại không? Vậy hãy cùng MarryBaby tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mẹ bỉm bị rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết?
Trên thực tế, tình trạng rụng tóc sau sinh có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng hoặc hơn tuỳ vào cơ địa và cách chăm sóc tóc của mỗi người.
Mặc dù tình trạng này có thể khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và “xấu hổ” vì gây ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ, nhưng hãy yên tâm, đây chỉ là tình trạng tạm thời và thường khoảng sau 6 tháng thì mái tóc của bạn sẽ trở nên óng ả và dày mượt trở lại.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rụng tóc sau sinh là do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu tiếp về tình trạng này nhé.
Nếu bạn đã biết rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết; thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Tình trạng rụng tóc sau sinh xuất hiện là do sự thay đổi hormone khi mang thai và sau khi sinh.
Vào tam cá nguyệt thứ ba, hormone estrogen trong cơ thể của bạn đột ngột tăng lên giúp ngăn cản hiện tượng rụng tóc diễn ra. Do đó, bạn sẽ thấy mái tóc của mình chắc khoẻ hơn trong giai đoạn này.
Tuy nhiên, sau khi sinh con thì nồng độ hormone estrogen lại giảm xuống. Điều này dẫn đến một số lượng lớn sợi tóc của bạn chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi của quá trình phát triển. Và sau vài tháng, bạn sẽ thấy mái tóc của mình bắt đầu rụng nhiều hơn.
Hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Thế nhưng, sau sinh bị rụng tóc thì có mọc trở lại được không? Câu trả lời là có nhé.
Vì chu kỳ phát triển tóc của chúng ta sẽ trải qua 3 giai đoạn và được lặp lại suốt cuộc đời như sau:
Giai đoạn Anagen: Đây là giai đoạn tóc phát triển tích cực, có thể kéo dài từ 2-6 năm. Hầu hết tóc của bạn chiếm khoảng 85- 90% đều ở giai đoạn này tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.
Giai đoạn Catagen: Đây là giai đoạn chuyển tiếp ngắn khi các nang tóc bị co lại.
Giai đoạn Telogen: Đây là giai đoạn những sợi tóc chuyển qua giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng ba tháng. Sau đó, nang tóc sẽ giải phóng tóc và tóc rụng.
Do đó, khi tóc của bạn rụng đi thì chúng sẽ lại tiếp tục quay lại chu kỳ phát triển tóc trên. Bạn đừng quá lo lắng về vấn đề rụng tóc sau sinh của mình nhé.
Cách trị rụng tóc sau sinh
Tình trạng rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết và cách khắc phục rụng tóc thế nào?
Hãy thử một kiểu tóc khác: Một mái tóc ngắn hơn có thể giúp tóc của bạn trông dày hơn. Với mái tóc này cũng giúp bạn dễ chăm sóc hơn, nhất là khi mới sinh con.
Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ: Bạn hãy đảm bảo bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của tóc bằng chế độ ăn uống lành mạnh sau sinh.
Chọn loại dầu gội và dầu xả có tác dụng tăng độ phồng: Bạn có thể thử nghiệm với loại các loại dầu gội và dầu xả tạo độ phồng để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với loại tóc của mình.
Hãy chăm sóc tóc của bạn một cách cẩn thận: Bạn hãy nhẹ nhàng khi gội và chải tóc. Khi sấy khô tóc, bạn nên chỉnh sang nhiệt độ thấp hơn để tránh hư tóc. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh buộc tóc đuôi ngựa và tết tóc quá chặt vì có thể tạo thêm độ căng dẫn đến tóc rụng nhiều hơn.
Để mái tóc thêm chắc khoẻ và khắc phục rụng tóc, bạn có thể tham khảo thêm vấn đề khi nào nên làm tóc sau sinh bên cạnh vấn đề rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết.
[key-takeaways title=”Rụng tóc sau sinh cần bổ sung vitamin gì?”]
Để giúp mái tóc được phát triển tốt hơn, nếu bạn đang trong tình trạng rụng tóc sau sinh thì nên bổ sung các vitamin và các dưỡng chất sau:
Sắt
Biotin
Vitamin A
Vitamin C
Axit omega-3
Vitamin tổng hợp
[/key-takeaways]
Như vậy, bạn đã biết rụng tóc sau sinh bao lâu thì hết rồi. Thực tế, tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tháng và có thể lâu hơn tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Do đó, để mái tóc được chăm sóc tốt nhất, bạn nhớ bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, chăm sóc kỹ lưỡng hơn và có thể cắt ngắn mái tóc đi nhé.
Dù thế, khi mang thai chúng ta sẽ rất đắn đo khi quyết định thử bất cứ món ăn hay thức uống nào. Bởi vậy mà có nhiều thai phụ thắc mắc rằng, có bầu uống sữa bắp được không? Bà bầu uống sữa bắp có tốt không?
Bà bầu uống sữa bắp được không?
Sữa bắp là một loại sữa được kết hợp khéo léo giữa sữa và bắp theo một công thức đặc biệt. Sữa bắp giàu canxi, protein thực vật, và các dưỡng chất khác – Những dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng xương và răng của thai nhi. Do đó, bà bầu có thể uống được sữa bắp.
Tuy nhiên, bạn cân cần bằng lượng sữa bắp nạp vào cơ thể với các chế độ dinh dưỡng khác.
Trong thành phần của sữa bắp, sữa là nguyên liệu chính gồm sữa tươi không đường và sữa đặc. Do đó, thức uống này rất tốt cho thai kỳ vì cung cấp một lượng nhất định vitamin D, canxi và các axit amin quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều sữa có thể bị béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.
Nguyên liệu quan trọng thứ 2 trong loại sữa này chính là bắp. Trong bắp có vitamin C, B1, B5, chất xơ và magiê. Khi kết hợp sữa sẽ tạo nên vị ngọt đặc biệt cho thức uống này. Với độ ngọt của bắp và sữa bắp, bà bầu bị tiểu đường cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống nhé.
Như vậy bạn đã biết bà bầu uống sữa bắp được không rồi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về việc thai phụ uống sữa bắp có tác dụng gì trong phần dưới đây nhé:
Giảm nguy cơ dị tật sơ sinh: Trong bắp chứa axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi như tật nứt đốt sống.
Giảm nguy cơ hình thành khối u: Bắp chứa các hợp chất phenolic như axit ferulic giúp giảm nguy cơ hình thành khối u.
Hỗ trợ phát triển thị lực của thai nhi: Bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein có vai trò cải thiện thị lực của thai nhi.
Giảm táo bón: Bắp là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa như táo bón khi mang thai.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Bắp chứa vitamin A giúp làn da khỏe mạnh, cải thiện khả năng miễn dịch và trí nhớ khi mang thai.
Ngăn ngừa ung thư: Các chuyên gia tin rằng chất chống oxy hóa có trong bắp có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của một số loại ung thư.
Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh cho thai nhi: Sữa rất giàu protein, axit amin và axit béo cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh của bé.
Hỗ trợ phát triển trí não: Bắp có thể giúp hỗ trợ cho trí nhớ của bà bầu. Ngoài ra, bắp cũng giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của thai nhi.
Tăng cholesterol tốt: Uống sữa bắp khi mang thai có thể thúc đẩy giảm LDL huyết tương và tăng sự hiện diện của cholesterol tốt trong cơ thể.
Thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi: Uống sữa khi mang thai cũng có thể có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng ở thai nhi và giúp bé phát triển chiều cao.
Tăng chỉ số IQ cho thai nhi: Hàm lượng iốt trong sữa đã được chứng minh là giúp tăng cường sự phát triển trí não của thai nhi và tăng chỉ số IQ của trẻ
Bổ sung canxi và vitamin D: Sữa rất giàu dinh dưỡng và là nguồn cung cấp canxi và vitamin D quan trọng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Canxi và vitamin D cũng giúp phát triển xương, vận chuyển oxy thai nhi và giảm nguy cơ mắc các bệnh như đa xơ cứng, còi xương ở trẻ sơ sinh và loãng xương của thai phụ sau này.
Ngoài vấn đề bầu uống sữa bắp được không; bạn có thể tìm hiểu về vấn đề uống nước dừa khi mang thai trên MarryBaby nữa nhé.
Công thức cách nấu sữa bắp cho bà bầu
Bà bầu uống sữa với bắp được không và có tốt không?
1. Nguyên liệu:
1 lít nước
2 trái bắp Mỹ
125ml sữa đặc có đường
220ml sữa tươi không đường
2. Cách nấu sữa bắp:
Bước 1: Bắp Mỹ bóc vỏ, rửa sạch rồi lấy phần lá non bên trong trái bắp rửa sạch và bó lại để luộc chung với bắp cho ngọt nước.
Bước 2: Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa, sau đó thêm 1 lít nước, 2 trái bắp, bó lá ngô vào nồi nấu sôi. Sau đó, bạn chỉnh lửa nhỏ, đậy nắp nấu trong 20 phút.
Bước 3: Sau khi đã đủ thời gian, bạn lấy bắp ra, để nguội và dùng dao cắt phần hạt bắp ra khỏi cùi.
Bước 4: Bạn cho phần hạt bắp và nước luộc bắp vào máy rồi xay nhuyễn. Sau đó, bạn dùng rây để lọc bỏ bã bắp đi.
Bước 5: Bạn bắc nồi lên bếp mở lửa vừa rồi cho thêm hỗn hợp nước ngô với 220ml sữa tươi không đường và 125ml sữa đặc có đường. Sau đó, bạn dùng vá để khuấy nhẹ tay hỗn hợp cho đến khi sữa sôi thì tắt bếp rồi thưởng thức.
Dù bạn đã biết, bà bầu không những được uống sữa bắp mà còn tốt cho thai kỳ. Nhưng bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi uống thức uống này nhé:
Không uống quá nhiều: Dù sữa bắp rất bổ dưỡng nhưng nếu bạn uống quá nhiều trong thời gian dài có thể gây tác dụng ngược.
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ và thừa cân cần tham khảo ý kiến bác sĩ: Vì sữa bắp có đường và chất béo nhiều. Do đó, nếu bạn đã bị tiểu đường thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.
Cần chọn cửa hàng uy tín để mua bắp và sữa: Bắp và sữa là hai nguyên liệu khá phổ biến để mua. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên chọn cửa hàng uy tín và chất lượng để mua các nguyên liệu này nhé. An toàn hơn, bạn vẫn có thể tự làm sữa bắp tại nhà để uống.
[inline_article id=326714]
Tóm lại khi có bầu uống sữa bắp được không? Bạn vẫn có thể uống được sữa bắp khi mang thai. Đây là một trong những thức uống tốt cho thai kỳ. Mặc dù sữa bắp rất tốt cho thai kỳ, nhưng bạn cũng đừng uống quá nhiều.
Vậy có rủi ro gì trong khi thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm (IVF) không? Mời bạn cùng tìm hiểu 6 tác hại của việc thụ tinh trong ống nghiệm cùng với MarryBaby nhé.
Phản ứng dị ứng tạm thời, như đỏ da hoặc ngứa tại chỗ tiêm
Vết bầm tím và đau nhức nhẹ tại chỗ tiêm. Vì bác sĩ có thể sử dụng các vị trí khác nhau để tiêm thuốc nên bạn có thể bị bầm tím nhiều chỗ tiêm.
[key-takeaways title=””]
Hầu hết các triệu chứng của quá kích buồng trứng (OHSS) gồm buồn nôn, chướng bụng, khó chịu ở hai bên hố chậu… Các triệu chứng này đều nhẹ và sẽ biến mất mà không cần điều trị trong vòng vài ngày sau khi lấy trứng. Trong trường hợp nghiêm trọng, OHSS có thể khiến một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong bụng và phổi hay còn gọi là tràn dịch màng phổi và tràn dịch màng bụng gây biểu hiện khó thở và đau bụng dữ dội. Khoảng 1% phụ nữ khi bị OHSS xuất hiện các cục máu đông và suy thận.
Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm thứ hai có thể là rủi ro trong quá trình chọc trứng để đem đi thụ tinh. Trong quá trình lấy trứng, dưới hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo bác sĩ sẽ đưa một cây kim dài và mỏng qua cùng đồ sau vào buồng trứng rồi vào từng nang để lấy trứng.
Các rủi ro bạn có thể gặp phải đối với thủ tục này bao gồm:
Đau vùng chậu và bụng từ nhẹ đến trung bình trong hoặc sau khi thực hiện lấy trứng: Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau biến mất trong vòng 1-2 ngày khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Tổn thương các cơ quan gần buồng trứng: Các cơ quan như bàng quang, ruột hoặc mạch máu có thể bị tổn thương. Một số hiếm phụ nữ có thể gặp chấn thương ruột hoặc mạch máu trong quá trình lấy trứng nên cần phải phẫu thuật khẩn cấp hoặc phải truyền máu.
Nhiễm trùng vùng chậu từ nhẹ đến nặng: Tình trạng nhiễm trùng vùng chậu sau lấy trứng hoặc chuyển phôi hiện nay không còn phổ biến. Vì bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh thường vào thời điểm lấy trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị nhiễm trùng nặng có thể phải nhập viện hoặc điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Bác sĩ sẽ sử dụng một ống thông chứa phôi nhẹ nhàng đặt chúng vào tử cung của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau bụng nhẹ khi ống thông được đưa qua cổ tử cung hoặc sau đó bạn có thể bị ra máu âm đạo nhẹ.
Tuy nhiên, quá trình này rất hiếm khi bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng kháng sinh. Bên cạnh các tác hại của chọc trứng và chuyển phôi, bạn có thể tìm hiểu thêm về sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi trên MarryBaby nhé.
4. Biến chứng khi mang đa thai
Thông thường, thụ tinh trong ống nghiệm dễ khiến bạn mang đa thai. Nếu trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải các tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm sau:
Nguy cơ bị dị tật thai nhi có thể là tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm. Trong thống kê dân số nói chung, người bị dị tật bẩm sinh chiếm khoảng 2-3%. Và điều này có thể gặp nhiều hơn đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh – hiếm muộn.
Phần lớn nguy cơ này là do chậm thụ thai và nguyên nhân cơ bản gây vô sinh. Việc IVF có liên quan đến dị tật bẩm thai nhi hay không vẫn còn là một đề tài đang được tranh luận và nghiên cứu. Tuy nhiên, khi thực hiện tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) trong IVF, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Ngoài ra, quá trình IVF có thể tăng nhẹ nguy cơ bất thường về nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể X hoặc Y) khi sử dụng ICSI. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn những rủi ro này là do chính quy trình ICSI hay do các vấn đề với tinh trùng.
Vì đàn ông bị khiếm khuyết về tinh trùng có nhiều khả năng có bất thường về nhiễm sắc thể, có thể truyền sang con cái của họ nhưng cực kỳ hiếm. Các hội chứng di truyền hiếm gặp được gọi là rối loạn dấu ấn di truyền cũng có thể mắc phải khi bạn thực hiện IVF.
[key-takeaways title=””]
Tuy nhiên nguy cơ bị dị tật bẩm sinh khi làm IVF hiện nay rất hiếm, vì đã có các phương pháp sàng lọc tiền làm tổ để lựa chọn những phôi khỏe mạnh, từ đó cấy vào trong buồng tử cung của mẹ. Do đó bạn không nên quá lo lắng về nguy cơ này nhé.
[/key-takeaways]
6. Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung
Tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm cuối cùng bạn có thể gặp phải là sảy thai (miscarriage) hoặc mang thai ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Thông thường, tỷ lệ sảy thai sau IVF tương tự như tỷ lệ thụ thai tự nhiên và nguy cơ tăng dần theo tuổi của người mẹ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thai ngoài tử cung khi thực hiện IVF nhưng chiếm khoảng 1% tỷ lệ phụ nữ thực hiện phương pháp. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng tương tự ở những phụ nữ mang thai tự nhiên bị thai ngoài tử cung. Nếu trường hợp này xảy ra, người phụ nữ có thể được dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ hoặc phẫu thuật để loại bỏ.
Nếu sau khi cấy phôi mang thai và bạn đang mang thai nhưng bị đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo nhẹ, chóng mặt hoặc ngất xỉu, đau lưng dưới, huyết áp thấp (do mất máu)… thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ. Vì những dấu hiệu trên có thể là bạn đang mang thai ngoài tử cung.
[inline_article id=315570]
Như vậy bạn đã biết 6 tác hại của thụ tinh trong ống nghiệm rồi. Nếu bạn gặp phải các vấn đề trên trong quá trình thực hiện IVF thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục. Bạn hãy lựa chọn bệnh viện, phòng khám và bác sĩ có kinh nghiệm trong việc thực hiện IVF để nghe sự tư vấn và tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ phương pháp này.
Tuy nhiên, bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Nếu mẹ đang muốn tìm hiểu ăn trái này có tốt cho thai nhi không thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không?
Mẹ bầu 3 tháng đầu không những ăn được kiwi mà còn lại rất tốt cho hai mẹ con đấy nhé. Trong trái kiwi có chứa vitamin C và K. Hơn nữa, loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu này còn chứa nhiều folate giúp hỗ trợ sự phát triển của não và khả năng nhận thức của em bé.
Ngoài ra, vì kiwi giàu folate nên khi bạn ăn trái này vào thời điểm trước và trong khi mang thai còn hỗ trợ ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Do đó, nếu bạn đang cân nhắc không biết có được ăn kiwi khi bầu 3 tháng đầu không thì hãy yên tâm thưởng thức nhé (1)(2).
Kiwi không có cholesterol, ít đường và chất béo nên rất tốt cho sức khoẻ thai phụ. Bên cạnh đó, quả này còn chứa vitamin C, K và E, folate, kali, chất xơ, choline, đồng, magiê và phốt pho. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), một trái kiwi cỡ trung khoảng 69g cung cấp 42,1 calo, 0,3g chất béo, 10g carbohydrate, 2g chất xơ, 64mg vitamin C, 17,2mcg folate và 27,8mcg vitamin K.
Hạt kiwi chứa axit alpha-linolenic, axit béo omega-3 và trong khi đó cùi kiwi chứa carotenoids, bao gồm tiền vitamin A, beta carotene, lutein và zeaxanthin (3). Tuy nhiên, loại trái cây này sẽ tốt cho sức khoẻ nếu bạn ăn với số lượng vừa phải.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Được, nhưng bạn phải ăn đúng cách thì mới tốt
Lợi ích từ trái kiwi mang đến cho mẹ bầu
Nếu bạn đã biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; thì bạn cũng nên biết thêm các lợi ích dưới đây khi ăn loại hoa quả tốt cho bà bầu này:
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong trái cây có thể giúp làm mềm phân và giúp ruột hoạt động trơn tru hơn. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa táo bón, giảm đầy hơi và đau bụng (4).
Tăng cường hệ thống miễn dịch và năng lượng: Kiwi có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tình trạng dị ứng và bảo vệ khỏi các gốc tự do. Nếu bạn ăn kiwi cũng làm tăng năng lượng và giảm bớt mệt mỏi khi mang thai(5). Trong kiwi cũng có lượng vitamin C cao giúp cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa dị ứng và bảo vệ khỏi tổn thương gốc tự do.
Kích thích chất dẫn truyền thần kinh: Vitamin C trong kiwi còn giúp hình thành các chất dẫn truyền thần kinh rất tốt trong việc cải thiện chức năng não (6).
Kiểm soát lượng đường trong máu: Kiwi là loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp và là lựa chọn tốt nếu bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Vì trong 100g kiwi chỉ chứa khoảng 5g hoặc một thìa cà phê glucose nên không làm tăng lượng đường mà còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (7).
Chữa lành vết thương và cải thiện sức khỏe của xương: Vitamin K trong kiwi giúp máu đông trở lại bình thường (8). Khi bạn ăn kiwi sẽ giúp tăng cường khả năng chữa bệnh của cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của xương (9).
Ngăn ngừa thiếu máu: Thai nhi đang phát triển cần thêm chất sắt có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu ở mẹ. Vitamin C trong kiwi sẽ hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn từ thực phẩm giàu chất sắt (10).
Dù biết có bầu 3 tháng đầu không những được ăn kiwi mà còn tốt cho sức khoẻ, nhưng để an toàn cho thai kỳ, bạn chỉ nên ăn 1-2 trái kiwi trong một ngày thôi nhé (11). Nếu bạn bị dị ứng kiwi hoặc có vấn đề về tiêu hoá khi ăn loại trái này thì nên ngừng ăn.
Hơn nữa, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc bị dị ứng khi ăn kiwi có thể dẫn đến các tác hại sau:
Nếu bạn gặp phải bất kỳ trường hợp nào ở trên thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi.
Cách ăn kiwi khoa học dành cho mẹ bầu
Sau khi tìm hiểu bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không; bạn cũng cần biết cách ăn loại trái cây này để tốt cho sức khoẻ thai kỳ. Dưới đây là các cách ăn kiwi bạn nên biết:
Cách ăn kiwi chưa chín: Kiwi chưa chín có tính axit cao hơn kiwi chín, nếu bạn ăn quá nhiều, chúng có thể gây lở loét trong miệng hoặc lưỡi. Để tránh vấn đề này, bạn có thể dùng chúng với sữa chua.
Các cách ăn kiwi khác: Bạn có thể ăn kiwi cùng với salad, sữa chua hoặc bạn cũng có thể xay sinh tố cùng với các loại trái cây khác, để có hỗn hợp trái cây bổ dưỡng.
[inline_article id=326851]
Tóm lại, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn kiwi được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn được kiwi nhưng chỉ nên ăn 1-2 trái một ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều kiwi có thể gây hại cho sức khoẻ và không tốt cho thai kỳ.
Không chỉ thế, mỗi lần bạn thưởng thức món ăn nào thì vấn đề sưng nướu khi mang thai sẽ gây cản trở dẫn đến không ngon miệng. Vậy tại sao bạn bị sưng nướu trong thai kỳ?
Tại sao bị sưng nướu răng khi mang thai?
Điều này xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Hầu như, bà bầu bị sưng nướu răng sẽ cảm thấy đau khi dùng chỉ nha khoa hay bàn chải. Thực chất, tình trạng sưng nướu răng chính là một trong các dấu hiệu của viêm nướu.
Khi bạn bị sưng nướu răng sẽ dễ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn sinh sôi trong các mảng bám thức ăn. Trong khi đó, lưu lượng máu trong cơ thể tăng ở phần nướu khi mang thai cũng là nguyên nhân cộng dồn khiến bạn bị viêm nướu răng.
Và chẳng may, nếu tình trạng sưng nướu răng khi mang thai này trở nên nặng hơn bạn có thể dẫn đến vấn đề viêm nha chu.
Nếu bạn đã biết tại sao bị sưng nướu răng; thì bạn cũng cần phân biệt được các dấu hiệu viêm sưng nướu khi mang thai dưới đây để kịp thời điều trị tình trạng:
Nướu răng bị đỏ
Nướu răng sưng tấy
Bề mặt nướu trở nên bóng hơn
Nướu răng trở nên nhạy cảm hơn
Nướu chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng
Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy miệng bị hôi ngay cả khi vừa mới đánh răng. Tình trạng này cũng có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ hai và các giai đoạn sau của thai kỳ.
[key-takeaways title=”Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?”]
Sưng nướu răng cũng là một trong những dấu hiệu mang thai với một số người. Như MarryBaby đã nói, sự thay đổi của nội tiết tố và sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kỳ sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau và chảy máu nướu. Thậm chí, có người còn bị u hạt sưng mủ ở nướu răng nhưng không gây ung thư khi mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ chấm dứt ngay sau khi bạn sinh con.
Sưng nướu khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bị viêm nướu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hiện tại, MarryBaby chưa tìm thấy bằng chứng nghiên cứu khoa học chứng minh tình trạng sưng nướu khi mang thai có thể gây hại cho thai nhi, sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến viêm nha chu.
Nếu bạn bị viêm nha chu khi mang thai thì lại có thể dẫn đến biến chứng sinh non hoặc trẻ sơ sinh sinh ra nhẹ cân. Ngoài ra, khi bạn bị viêm nha chu còn khiến nướu tụt ra khỏi chân răng, để lộ các túi chân răng dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng này trở nặng có thể khiến bạn bị rụng răng.
Cách làm giảm sưng nướu răng cho bà bầu tốt nhất là thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để lấy sạch các mảng bám thức ăn ra khỏi các kẽ răng. Hoặc thay vì dùng chỉ nha khoa, bạn có thể sử dụng tăm nước để làm sạch răng miệng.
Ngoài ra, bạn nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm để giảm gây ra các kích ứng nướu hơn. Và để kiểm soát được vấn đề sưng nướu khi mang thai bạn nên thực hiện tốt các hướng dẫn sau:
Đánh răng 2 lần/ngày, đặc biệt là sau khi mới nôn do ốm nghén.
Khám răng miệng ít nhất 1 lần với nha sĩ trong thời kỳ mang thai
[key-takeaways title=””]
Nướu răng của bạn thông thường sẽ trở lại bình thường sau khi sinh em bé. Các tình trạng chảy máu và nhạy cảm ở nướu cũng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng nướu khi mang thai trở nên nặng hơn và tiếp tục ngay cả sau khi sinh, thì bạn nên đi khám răng miệng sớm nhé!
[/key-takeaways]
Cách làm giảm sưng chân răng cho bà bầu
Những lưu ý để không bị sưng nướu khi mang thai
Nếu bạn may mắn không bị sưng nướu khi mang thai hoặc bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng đã khắc phục được thì cũng cần lưu ý các điều sau để không bị tái lại:
Nhớ đi khám răng: Bạn không được quên đăng ký lịch khám răng để theo dõi sức khoẻ răng miệng của mình nhé.
Xây dựng lối sống lành mạnh: Bạn cần bỏ sử dụng thuốc lá và các sản phẩm liên quan đến chất kích thích để bảo vệ cho sức khoẻ răng miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống khoa học, giảm các thức ăn và đồ uống ngọt cũng sẽ giúp hỗ trợ tốt cho sức khoẻ răng miệng.
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Bạn hãy nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, bạn cũng cần nhớ đánh răng sau khi ăn các thức ăn hoặc đồ uống ngọt như trái cây khô, kẹo…
Như vậy, sưng nướu khi mang thai là một tình trạng của viêm nướu. Đây là một vấn đề thường gặp ở thai phụ do sự thay đổi của nội tiết tố và lưu lượng máu khiến phần nướu răng bị sưng viêm. Tuy nhiên nếu bạn không kiểm soát tốt tình trạng này có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu nguy hiểm cho thai kỳ.
Vậy với thức uống chanh mật ong có nằm trong danh sách thực phẩm lành mạnh mẹ bầu nên dùng không? Mẹ bầu uống chanh mật ong được không?
Mẹ bầu uống chanh mật ong được không?
Câu trả lời là bạn cứ yên tâm thưởng thức thức uống bổ dưỡng này trong thai kỳ nhé.
Trong khi mang thai, nếu bạn uống một lượng vừa phải nước chanh sẽ rất tốt cho sức khoẻ. Không những thế, trong giai đoạn ốm nghén thì uống nước chanh sẽ giúp bạn giảm chứng buồn nôn.
Hơn nữa, khi bạn kết hợp nước chanh với mật ong thì còn làm tăng gấp đôi sự bổ dưỡng cho thức uống này; nhất là với hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc chọn mua mật ong ở cửa hàng uy tín. Vì mật ong bẩn có chứa bào tử vi khuẩn Clostridium có thể dẫn đến chứng ngộ độc nguy hiểm.
Như vậy, mẹ bầu không những được uống chanh mật ong mà đây còn là thức uống tốt cho thai kỳ. Nếu mẹ thường uống mật ong với chanh sẽ có tác dụng gì? Dưới đây là các lợi ích mang đến từ thức uống này.
Giảm viêm: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, khi bạn uống nước chanh mật ong ấm sẽ giúp kháng viêm và sưng hiệu quả.
Bổ sung thêm năng lượng: Nước chanh mật ong sẽ giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, lợi tiểu và bình hoà huyết áp.
Giải độc: Khi bạn uống nước chanh mật ong ấm sẽ giúp chống lại mầm bệnh, ngăn ngừa và hỗ trợ, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Tăng hệ miễn dịch: Thức uống này sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng để ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho thông thường và sốt cỏ khô do giàu Vitamin C và các chất chống oxy hóa, có thể giúp kiểm soát tổn thương gốc tự do và điều hòa miễn dịch.
Làm đẹp da: Nước chanh mật ong có đặc tính chống oxy hóa nên giúp bạn ngăn ngừa mụn hiệu quả. Ngoài ra, thức uống này còn giúp cân bằng lại lượng dầu trên da giúp làn da mịn màng và sạch sẽ.
Đi tiểu nhiều: Với công dụng lợi tiểu, bạn uống chanh mật ong quá mức có thể gây tiểu nhiều làm ảnh hưởng đến sự sinh hoạt thường ngày.
Làm tăng lượng đường trong máu: Tiêu thụ quá nhiều nước chanh mật ong có thể làm tăng lượng đường trong máu, điều này có thể dẫn đến nhạy cảm với insulin khi mang thai, từ đó gây nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ và mất cân bằng lipid máu, tăng cân.
Để tránh những tác hại không mong muốn, bạn nên uống nước chanh mật ong đúng cách theo hướng dẫn sau:
Uống vào sáng sớm: Mỗi sáng sau khi thức dậy, bạn nên uống một ly chanh mật ong ấm để bổ sung năng lượng cho cơ thể, loại bỏ mệt mỏi và tăng sự hưng phấn cho ngày mới.
Uống vào buổi chiều: Trong thời điểm giao thoa giữa buổi trưa và buổi tối, bạn nên uống một ly chanh mật ong ấm để tăng thêm năng lượng cho cơ thể và giảm mệt mỏi.
Không uống quá nhiều: Bạn không nên uống quá nhiều chanh mật ong trong một ngày (chỉ nên uống tối đa 2 lần/1 ngày, sử dụng 1 thìa mật ong mỗi lần uống là đủ). Bạn uống quá nhiều sẽ dẫn đến tác dụng ngược gây hại cho sức khoẻ.
Nếu bạn đã quan tâm vấn đề bầu có được uống chanh mật ong không. Có lẽ, bạn sẽ quan tâm đến vấn đề bầu uống trà bí đao được không trên MarryBaby.
Gợi ý cho mẹ bầu cách pha chanh mật ong chuẩn không cần chỉnh
Sau khi tìm hiểu mẹ bầu uống chanh mật ong được không; bạn cũng cần biết thêm cách pha chanh mật ong đúng chuẩn để tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là cách pha chanh mật ong bạn nên lưu ý:
1. Nguyên liệu:
1/2 trái chanh
1 thìa cà phê mật ong
50ml nước đun sôi để ấm
2. Cách thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa sạch trái chanh. Sau đó, bạn cách đôi trái chanh để vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt.
Bước 2: Bạn cho vào 1 thìa cà phê mật ong và 50ml nước ấm rồi khuấy đều hỗn hợp để thưởng thức. Có thể gia giảm nguyên liệu tùy theo khẩu vị mỗi người.
[inline_article id=294126]
Như vậy, mẹ bầu uống chanh mật ong được không? Bạn có thể uống chanh mật ong trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, bạn uống chanh mật ong quá nhiều, sai cách và sai thời điểm sẽ dẫn đến nhiều tác hại không tốt cho sức khoẻ.
bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh
Bài viết liệt kê 20 loại thực phẩm mà bà mẹ mang thai không nên ăn, có nghĩa rằng nó sẽ không phải là lựa chọn tối ưu nếu bạn có nhiều lựa chọn khác hoặc không nên ăn một cách quá thường xuyên. Bạn cũng đừng quá căng thẳng hay lo lắng nếu chẳng may ăn hay thỉnh thoảng ăn vì sở thích ăn uống. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý một số loại thực phẩm tiềm ần nhiều nguy cơ trực tiếp nên tránh.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Dưới đây là danh sách 20 loại thực phẩm bà bầu không nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu và trong suốt kỳ.
1. Cá có chứa nhiều thuỷ ngân
Các loại cá bạn nên tránh ăn trong 3 tháng đầu mang thai như cá mập, cá kiếm, cá thu vua và cá ngói là những loại có hàm lượng thủy ngân cao. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thịt sống cá sống như sushi và nội tạng.
Thủy ngân là một chất được tìm thấy trong đại dương, suối và hồ. Chất này là một chất có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây tổn thương não và chậm phát triển ở trẻ sơ sinh. Khi mang thai 3 tháng đầu, bạn có thể chọn tiêu thụ các loại cá nhưcá hồi, cá da trơn, cá tuyết và cá ngừ có hàm lượng thủy ngân thấp.
Bạn có thể ăn khẩu phần cá từ 226 – 240g/tuần, tức là từ 2 đến 3 phần ăn. Tuy nhiên, khi bạn tiêu thụ cá ngừ trắng (albacore) chỉ nên giới hạn ở mức 170g mỗi tuần, theo FDA Hoa Kỳ(1).
Bầu cũng nên tránh ăn các loài cá sống ở dòng suối, hồ và sông ở địa phương có chứa hàm lượng polychlorinated biphenyls (PCB) có hại. Nếu bạn tiếp xúc với những chất gây ô nhiễm này có thể dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân, kích thước đầu nhỏ hơn, suy giảm khả năng học tập và có các vấn đề về trí nhớ.
Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu trong 3 tháng đầu không nên ăn gì? Tốt nhất, bạn cần tránh ăn cá bắt từ những ao hồ gần các khu công nghiệp
3. Hải sản hun khói
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bầu không nên dùng hải sản hun khói (xông khói) và trữ đông lâu ngày vì nó có thể chứa vi khuẩn Listeria, gây tiêu chảy cấp, buồn nôn. Mẹ nhiễm loại vi khuẩn này trong 3 tháng đầu có thể gây sẩy thai, trong 3 tháng cuối có thể gây sinh non, thai nhẹ cân. Ngoài ra, thực phẩm xông khói còn chứa nhiều muối dễ làm tăng huyết áp hơn.
Bên cạnh tránh các loại hải sản hun khói, bà bầu cũng nên tránh ăn sống các loại hải sản có vỏ như hàu và trai. Vì các loài động vật này có vi khuẩn, virus và độc tố có hại có thể gây ra bệnh và ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm. Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bạn nên chế biến chính các loài động vật này trước khi ăn.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bạn không nên ăn trứng sống, trứng chưa được nấu chưa chín. Vì trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella có khả năng gây ngộ độc thực phẩm.
Nếu nhiễm phải vi khuẩn trên, bạn có thể bị tiêu chảy, nôn mửa nặng, nhức đầu, đau bụng và sốt cao. Dù những triệu chứng này không gây hại cho thai nhi nhưng điều này sẽ khiến hệ thống miễn dịch của bạn yếu hơn gây ảnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Các loại thịt gia súc và gia cầm sống hoặc nấu chưa chín như thịt đỏ hoặc thịt sống có máu có thể gây nguy hiểm. Vì các loại thực phẩm này có chứa ký sinh trùng Toxoplasma và vi khuẩn Salmonella có hại.
Nếu bạn nhiễm phải vi khuẩn Salmonella có thể tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Còn khi bạn nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có thể gây ra bệnh toxoplasmosis có các triệu chứng giốngcúm khi mang thai dẫn đến sảy thai hoặc thai chết trong khi sinh.
Để tránh gây dị tật cho thai nhi, bà bầu cần nấu chín trước khi ăn.
7. Thịt nguội
Bà bầu không nên ăn thịt nguội vì có chứa vi khuẩn listeria. Loại vi khuẩn này có thể truyền từ mẹ sang nhau thai gây ra các biến chứng nghiêm trọng; thậm chí khiến cho thai nhi chết lưu.
Nếu bạn đang có thói quen uống sữa chưa tiệt trùng hoặc sữa tươi thì nên từ bỏ ngay. Mặc dù, các loại sữa này có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng các loại thực phẩm này lại có thể gây bệnh cao hơn. Vì chúng có chứa các vi khuẩn có hại như salmonella, listeria, E.coli và cryptosporidium có thể gây hại cho hai mẹ con(3).
9. Phô mai mềm chưa tiệt trùng
Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không ăn gì trong 3 tháng đầu? Tốt nhất bà bầu không nên ăn phô mai mềm chưa tiệt trùng. Vì trong thực phẩm này có chứa listeria. Nếu bạn muốn ăn phô mai trong thai kỳ thì nên chọn loại phô mai cứng không chứa nước đã tiệt trùng, hoặc loại phô mai mềm đã được tiệt trùng.
Trái cây và rau chưa rửa là nơi “trú ngụ” của ký sinh trùng Toxoplasma gây hại cho thai nhi đang phát triển. Ký sinh trùng Toxoplasmosis làm ô nhiễm đất trồng trái cây và rau quả. Khi bạn ăn phải các loại trái cây này lúc chưa rửa kỹ thì sẽ bị nhiễm bệnh.
Tốt nhất, khi ăn rau củ quả bạn nên rửa sạch và nấu chín. Nhất là, bạn phải cắt bỏ phần quả bị giập vì chỗ này dễ bị ký sinh trùng xâm nhập vào thực phẩm(4).
11. Rau mầm sống
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu kiêng ăn gì?
Mang thai trong 3 tháng đầu, bà bầu không nên ăn gì để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Thực phẩm bà bầu không ăn chính là các loại rau mầm sống nhưgiá đỗ,lá đinh lăng, mầm đậu tuyết… Vì các loại thực phẩm này dễ bị nhiễm vi khuẩn listeria, salmonella và E.coli.
Các loại nước ép trái cây chưa tiệt trùng kể cả những chai nước được đóng gói bán trong cửa hàng tiện lợi hay siêu thị đều có thể chứa vi khuẩn. Thậm chí, một ly nước trái cây mới pha cũng có thể gây nguy hiểm nếu nguyên liệu không được rửa sạch.
Do đó, để an toàn cho sức khỏe khi mang thai,bạn nên ép nước trái cây ở nhà để uống. Khi ép nước, bạn nhớ phải rửa kỹ trái cây và rau quả, dùng bàn chải cạo sạch bụi bẩn và cắt bỏ những chỗ bị giập nát đi nhé.
14. Cam thảo
Để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh trong 3 tháng đầu bà bầu không nên ăn gì? Bạn nên tránh dùng cam thảo khi mang thai. Vì trong cam thảo có chất glycyrrhizin có thể làm suy yếu nhau thai, làm tăng nồng độ của hormone cortisol, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào thần kinh. Ngoài ra, cam thảo cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp và sinh non ở thai phụ(8).
Nếu bà bầu tiêu thụ một lượng caffeine cao hơn mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày thôi nhé.
Bạn cần hạn chế dùng các thức uống có caffeine như trà, sôcôla vànhiều loại nước tăng lực. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh uống nước ngọt, soda, rượu và trà đá trong khi mang thai nhé.
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Khi mang thai, bạn nên tránh dùng các thực phẩm đã được đóng hộp. Nguyên nhân là do 3 lý do sau(5):
Thực phẩm trong hộp có thể đã quá cũ để ăn và chứa đựng vi khuẩn gây hại do thời hạn sử dụng đã lâu.
Các loại ngừ đóng hộp và salad cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao gây độc cho mẹ và thai nhi(6).
Lớp lót của hộp thực phẩm có chứa Bisphenol A (BPA) gây ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của thai nhi và các vấn đề cho thai phụ về sinh sản, ung thư, bệnh gan, bệnh tim.
17. Thực phẩm giàu nitrat
Bà bầu cũng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều nitrat như sandwich, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích… Chất nitrat này có tác dụng tạo màu và bảo quản thực phẩm.
Khi bầu tiêu thụ các thực phẩm trên, nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrosamine làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở bà mẹ và những bất thường ở thai nhi. Ngoài chứa nhiều nitrat, các thực phẩm trên còn có chất béo bão hòa có thể không tốt cho thai kỳ.
18. Thực phẩm nhiều đường
Ngoài việc tránh các thực phẩm giàu nitrat, bạn cũng cần cắt giảm thêm các thực phẩm nhiều đường khi mang thai. Các thực phẩm nhiều đường bà bầu kiêng ăn gồm những gì? Đó là món ăn tráng miệng, kẹo, bánh ngọt, kem, bánh quy, sôcôla và đồ uống ngọt.
Vì các thực phẩm nhiều đường sẽ làm trầm trọng hơn các biến chứng thai kỳ như buồn nôn,táo bón,ợ chua, tăng cân và dẫn đếntiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, nếu bạn ăn nhiều các thực phẩm trên còn làm tăng nguy cơsinh non,tiền sản giật và mắc hội chứng chuyển hóa ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, đôi khi bạn cũng có thể ăn các thực phẩm nhiều đường nhưng đừng quá nhiều. Tốt nhất, bạn nên chọn các thực phẩm giàu đường tự nhiên như lê,bưởi,chà là và mơ… nếu đang thèm ngọt.
Mang thai trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh bà bầu không nên ăn gì?
Bà bầu cũng nên tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa hoặc chất béo hydro hóa như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh quy giòn, pizza đông lạnh, thực phẩm chiên, bơ thực vật và kem phủ kem.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, chúng ta nên hạn chế tiêu thụ chất béo chuyển hóa ở mức dưới 1% so với tổng lượng calo nạp vào. Điều này để tránh nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì, tăng tốc độ phát triển của thai nhi và sinh non(7).
Tuy nhiên, trong thai kỳ bạn có thể tiêu thụ các thực chứa axit béo omega 3, 6, 9 vì chúng cần thiết cho bạn và thai nhi đang phát triển. Bạn có thể bổ sung chất này trong các thực phẩm như ô liu,các loại hạt,quả bơ, hạt lanh và cá. Nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm này nhé.
20. Thức ăn thừa
Khi mang thai 3 tháng đầu và suốt thai kỳ, bạn cần nhớ không nên ăn những thức ăn đã để quá lâu ngoài nhiệt độ phòng nhé. Vì các thức ăn này đã có vi khuẩn “trú ngụ” và hoạt động rồi. Tốt nhất, bạn cần phải nhớ chỉ ăn các món ăn vừa được chế biến nhé (9).
Như vậy bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Bà bầu nên tránh các thực phẩm gồm hải sản chứa nhiều thuỷ ngân, hải sản ở môi trường ô nhiễm, rau quả củ chưa rửa sạch, rau mầm, phô mai và các chế phẩm chưa tiệt trùng, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm giàu nitrat, đường và thức ăn thừa.