Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách xử trí

Tuy nhiên, ngoài những cú đá của thai nhi thì bạn cũng có thể cảm nhận được những lần nấc cụt của con. Nhưng khi thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Nguyên nhân của việc thai nhi nấc cụt là do đâu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nhé!

Thai nhi nấc cụt là hiện tượng như thế nào?

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi. Nguyên nhân gây nấc cụt ở thai có thể do sự chuyển động bất thường của cơ hoành, do các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, thai nhi sẽ hút vào và thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt. 

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Thai nhi bị nấc cụt nhiều có sao không?

Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày có sao không? Khi thai nhi bị nấc cụt nhiều trong ngày không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Đây chỉ là hiện tượng bình thường, rất hiếm khi là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về dây rốn quấn cổ hoặc sức khoẻ của mẹ.

Khi thai nhi bị nấc cụt sẽ có cảm giác giống như những cú chạm hoặc đá lặp đi lặp lại của con vậy. Chúng là một loạt các chuyển động nhịp nhàng hoặc giật cục cho thấy đó là dấu hiệu em bé đang khỏe mạnh và năng động. Tuy nhiên, không phải người mẹ nào cũng cảm nhận được điều này.

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận những cú đá của thai nhi ở nhiều vùng khác nhau trong bụng. Khi bạn đổi tư thế thì con sẽ không đá nữa. Tuy nhiên, nếu bạn đã đổi tư thế mà vẫn cảm thấy những cơn co giật nhịp nhàng chỉ ở một phần bụng thì có thể là thai nhi đang bị nấc cụt.

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không?
Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không?

Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ

Sau khi tìm hiểu thai nhi nấc cụt nhiều có sao không; bạn có thể muốn biết thêm các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Dưới đây là các nguyên nhân bạn nên biết:

  • Thai nhi đang mút ngón tay: Sự phát triển của phản xạ, trong đó thai nhi đang cố gắng mút ngón tay cũng có thể dẫn đến nấc cụt.
  • Dây rốn bị chèn ép: Việc dây rốn bị chèn ép lâu sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho thai giảm; gây hiện tượng nấc cụt kéo dài. 
  • Thai nhi tập nuốt và thải nước ối: Não bộ của thai nhi thấy cần phải tập trào ngược khi nuốt thức ăn hoặc thải chất thải ra ngoài cũng có thể dẫn đến thai nhi bị nấc, thức ăn trong bụng mẹ hay chinh là nước ối . Đây cũng là một quá trình lành mạnh giúp tăng cường cơ tim và hô hấp.
  • Các cơn co thắt ở cơ hoành: Khi thai nhi hút nước ối, cơ hoành co lại dẫn đến nguyên nhân chính thai nhi bị nấc cụt. 

>> Bạn có thể xem thêm: Dây rốn quấn cổ em bé có phải thông minh không? Điều mẹ nên cẩn trọng!

Thai nhi bị nấc cụt thường xảy ra vào lúc nào?

Thông thường, bạn sẽ cảm thấy thai nhi nấc cụt vào cuối tam cá nguyệt thứ hai và nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ ba.

Tuy nhiên, hiện tượng này giảm dần cường độ và tần suất khi bạn sắp đến ngày chuyển dạ. Nếu tình trạng thai nhi nấc cụt trầm trọng hơn trong vòng 3-4 tuần gần đến ngày dự sinh, thì đó có thể là dấu hiệu dây rốn có vấn đề. Khi đó bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ khám thai ngay nhé.

Trường hợp thai nhi nấc cụt khi nào cần đi khám?

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không và có cần đi khám bệnh không?
Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không và có cần đi khám bệnh không?

Thai nhi nấc cục nói chung không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Nhưng bên cạnh câu trả lời có sao không khi thai nhi nấc cụt nhiều; thì đôi khi cũng có một số trường hợp bạn cần phải đi khám.

Thông thường, sau tuần 32 thai kỳ, bạn sẽ ít cảm thấy thai nhi bị nấc hơn. Tuy nhiên, nếu thai nhi bị nấc tăng đột ngột, kéo dài hoặc mạnh hơn bình thường thì bạn cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ siêu âm để chấn đoán chính xác nguyên nhân của tình trạng này.

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc? Dưới đây là các cách giúp giảm tình trạng thai nhi bị nấc cụt:

  • Mẹ cần uống nhiều nước: Nấc cụt cũng có thể phát triển khi bạn đang trong tình trạng thiếu nước.
  • Ăn một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn có chứa protein: Điều này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn và giúp thai nhi ngủ ngon hơn.
  • Mẹ không nên nín thở: Đôi khi bạn nghĩ, việc nín thở có thể giúp thai nhi hết nấc cụt. Nhưng điều đó có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm cho em bé đấy.
  • Mẹ nên đi dạo: Việc đi dạo giúp bạn cảm nhận được chuyển động nhịp nhàng của cơn nấc. Điều này sẽ thay đổi vị trí của thai nhi và làm thư giãn cơ hoành; thậm chí có thể khiến bé dễ ngủ.

[inline_article id=166261]

Như vậy bạn đã biết thai nhi nấc cụt nhiều có sao không rồi. Đó chỉ là một sự phát triển bình thường của thai nhi khi đang tập thở trong bụng mẹ. Nhưng nếu bạn thấy hiện tượng này diễn ra nhiều và kéo dài hơn sau tuần 32 thai kỳ thì nên đi khám thai ngay nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mẹ bầu sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không?

Vậy sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không? Mẹ bầu mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh thường? Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không?

Mẹ bầu sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không? Câu trả lời là sẽ không có đáp án chính xác và chắc chắn cho câu hỏi này. Dù bạn sinh con lần đầu hay lần thứ 3 thì ngày dự sinh chỉ là ước tính và thời điểm sinh con không ai có thể biết chính xác được.

Thông thường, việc tính ngày dự sinh em bé sẽ dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nhưng phương pháp này chỉ đúng khi bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Nếu chu kỳ của bạn dài hơn hoặc ngắn hơn 28 ngày hoặc không đều thì việc tính ngày dự sinh theo phương pháp này sẽ không chính xác hoàn toàn.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tính ngày dự sinh của bạn qua sử dụng máy siêu âm. Bằng cách đo kích thước của em bé, bác sĩ có thể biết được thai kỳ của bạn đã dài bao xa. Tuy nhiên, kết quả này đôi khi cũng không chính xác do tuỳ vào từng trường hợp khác nhau.

>> Bạn có thể xem thêm: Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3, các mẹ không thể bỏ qua

Sự quan trọng của việc ước tính chính xác ngày dự sinh

Sự quan trọng của việc ước tính chính xác ngày dự sinh

Nếu bạn đã có câu trả lời cho vấn đề sinh con lần 3 có thể đúng hoặc không đúng ngày dự sinh, bạn cũng nên biết thêm tầm quan trọng của việc ước tính chính xác ngày dự sinh khi mang thai. Điều này giúp bác sĩ có thể theo dõi thai kỳ và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của hai mẹ con. Từ đó, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán con bạn được sinh ra sớm, đúng giờ hay muộn.

Nếu bạn chuyển dạ sớm, bác sĩ sẽ chuẩn bị trước cho các biến chứng khác nhau có thể xảy ra khi sinh non. Ngược lại, nếu bạn mang thai quá ngày dự sinh, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể khuyên nên gây chuyển dạ để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra khi quá ngày sinh. Điều này sẽ giúp an toàn cho sức khoẻ của bạn và em bé trong bụng.

>> Xem thêm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không? 

Mang thai lần 3 bao nhiêu tuần thì sinh thường?

Tốt nhất, nếu thai kỳ khỏe mạnh bạn nên đợi đến ít nhất tuần 39 để có dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện.

Bởi vì, nếu bạn muốn sinh thường trước tuần này thì bác sĩ sẽ phải thực hiện lách ối hoặc dùng thuốc kích sinh. Còn nếu khi bạn đợi có dấu hiệu chuyển dạ thì các cơ tử cung co lại rồi giãn ra sẽ giúp đẩy em bé đi qua ống dẫn sinh an toàn hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chuyển dạ nhanh: phương pháp kích thích tự nhiên mẹ bầu nên biết!

Sinh con thứ 3 có nguy hiểm cho thai phụ không?

Sinh con thứ 3 có nguy hiểm cho thai phụ không?

Bên cạnh vấn đề sinh con lần thứ 3 có đúng ngày dự sinh không; chắc hẳn bạn cũng sẽ quan tâm đến việc sinh con lần 3 có nguy hiểm không? Nếu bạn đang mang thai lần 3 và có thai kỳ khoẻ mạnh thì việc sinh con sẽ không có vấn đề gì nguy hiểm.

Nhưng nếu bạn đã từng sinh mổ 2 lần trước đó và có thời gian sinh gần nhau thì bạn có thể đối diện với các biến chứng nguy hiểm như mất nhiều máu, nhiễm trùng, chấn thương các cơ quan khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm viện lâu hơn, thời gian hồi phục lâu hơn và ảnh hưởng đến việc cho con bú.

>> Bạn có thể xem thêm: Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con.

Những dấu hiệu sắp sinh con thứ 3 mẹ nên biết!

Dù bạn mang thai lần 3 thì cũng nên để ý các dấu hiệu sắp sinh con thứ 3 dưới đây để kịp thời đến bệnh viện:

[inline_article id=192843]

Như vậy bạn đã biết sinh con lần 3 có đúng ngày dự sinh không rồi phải không? Câu trả lời cho vấn đề này là không có câu trả lời chính xác. Vì điều này còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh và sức khoẻ của mỗi mẹ bầu nữa. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn khi mang thai lần 3 nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?

Thay vì làm chuyện ấy có thể ảnh hưởng đến thai nhi, mhiều mẹ lựa chọn “yêu” bằng miệng cho chồng khi mang thai để hâm nóng tình cảm. Vậy mẹ bầu quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?

Quan hệ bằng miệng là gì?

Quan hệ bằng miệng (Oral Sex) là cách kích thích cơ quan sinh dục của bạn đời bằng lưỡi, môi hoặc miệng của bạn. Việc liếm hoặc mút âm đạo, âm vật của phụ nữ hoặc dương vật của đàn ông đều được cho là quan hệ bằng miệng.

>> Xem thêm: đạt cực khoái khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu và thai nhi không?

Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?

 Bà bầu quan hệ bằng miệng có nguy hiểm không?
 Bà bầu quan hệ bằng miệng có nguy hiểm không?

Quan hệ tình dục bằng miệng khi mang thai là an toàn nếu cả hai vợ chồng đều thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp như dùng bao su, màng chắn miệng và không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Hơn nữa, việc quan hệ tình dục bằng miệng trở nên hưng phấn hơn khi mang thai do lượng máu cung cấp cho âm đạo và môi âm hộ tăng lên. Trên thực tế, theo nghiên cứu, khả năng sinh non sẽ giảm nếu bạn quan hệ tình dục thường xuyên khi mang thai.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên quan hệ bằng miệng khi bản thân cảm thấy sẵn sàng và đang có một thai kỳ bình thường. Bạn không nên quan hệ khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và cả hai đang mắc bệnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao đàn ông thích quan hệ với bà bầu? Bật mí 4 lý do bạn hấp dẫn trong mắt chàng

Lưu ý nếu quan hệ tình dục khi mang thai

Mặc dù quan hệ bằng miệng cho chồng thì không có sao và an toàn, nhưng bạn cũng cần biết những điều dưới đây trước khi quyết định quan hệ tình dục bằng miệng trong thai kỳ nhé.

  • Có khả năng chuyển dạ sớm: Vì cực khoái khi quan hệ tình dục có thể gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Nguy cơ lây nhiễm bệnh STDs: Quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ vi khuẩn từ miệng truyền vào âm đạo và ngược lại. Do đó, bạn có thể dễ mắc các bệnh STDs hơn.
  • Dễ lây nhiễm mụn rộp sinh dục: Các vết loét mụn rộp từ miệng có thể dẫn đến sự lây lan của virus sang vùng sinh dục và có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn khi mang thai. Do đó, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ.

Liên quan đến vấn đề quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không; bạn có thể tham khảo thêm về quan hệ khi mang thai tháng thứ 7 có gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Phụ nữ có bầu quan hệ được không?

Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?
Quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?

Khi có bầu quan hệ được không? Phụ nữ đang mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục được. Bạn đừng lo lắng cho thai nhi bị ảnh hưởng xấu nếu quan hệ trong thai kỳ. Vì thai nhi đang được bảo vệ bởi nước ối trong tử cung cũng như các cơ khỏe mạnh của tử cung.

Do đó, việc vợ chồng “gần gũi” trong thai kỳ sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi và an toàn. Ngoại trừ, những người mẹ đang gặp phải các biến chứng như sinh non hoặc các vấn đề về nhau thai thì không nên quan hệ nhé.

Lưu ý: Mang thai có thể gây ra những thay đổi về mức độ thoải mái và ham muốn tình dục của bạn. Do đó, bạn cũng đừng quá căng thẳng nếu “chuyện yêu” khi mang thai không như ý muốn.

>> Bạn có thể xem thêm: Có bầu mấy tháng thì dừng quan hệ? Vợ chồng có muốn ‘yêu’ cũng phải nhịn vì lý do này

Các tư thế quan hệ khi mang thai tốt nhất

Ngoài vấn đề quan hệ bằng miệng cho chồng không có sao khi mang thai. Thì chắc hẳn, bạn cũng có thể quan tâm thêm các tư thế quan hệ khi mang thai tốt nhất. Vì tư thế quan hệ truyền thống sẽ khó khăn hơn khi bạn đang có bầu.

Do đó, tốt nhất bạn có thể thay đổi các tư thế quan hệ khác để thoải mái hơn như hai vợ chồng nằm nghiêng và quay mặt vào nhau. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện tư thế úp thìa (Spooning – Scoop me up), tư thế doggy… Tuy nhiên, bạn hãy nhớ dùng gối để tạo thêm cảm giác thoải mái nhé.

[inline_article id=276746]

Như vậy bạn đã biết quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không rồi đúng không? Việc bạn quan hệ bằng miệng với chồng khi đang mang thai sẽ an toàn khi cả hai không mắc bệnh STDs và bạn có một thai kỳ khoẻ mạnh nhé. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và có gây chuyển dạ không?

Tuy việc “ân ái” của vợ chồng trong thai kỳ là an toàn nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi sẽ càng khiến bạn cảm thấy băn khoăn hơn về việc gần chồng. Một trong những điều có thể khiến bạn bất an nhất đó là: thai nhi quay đầu có quan hệ được không?

Thai nhi quay đầu có quan hệ được không?

Khi thai nhi đã quay đầu có quan hệ được không? Hay có bầu 3 tháng cuối quan hệ có ảnh hưởng không? Câu trả lời là, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục khi thai nhi đã quay đầu. Bởi vì, thai nhi đang phát triển đã được bảo vệ bởi nước ối trong tử cung cũng như các cơ khỏe mạnh của tử cung và cổ tử cung.

Do đó, “chuyện yêu” khi đang mang thai sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi đã quay đầu bạn nhé.

Ngoài ra, quá trình mang thai có thể gây ra những thay đổi về mặt cảm xúc khi quan hệ tình dục với một số người. Nếu bạn vẫn cảm thấy muốn “hâm nóng” tình cảm với ông xã mà sức khỏe cho phép thì vẫn được nhé.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những trường hợp nên tránh quan hệ nếu gặp các tình trạng dưới đây:

  • Có nguy cơ bị sảy thai hoặc có tiền sử sảy thai trong quá khứ
  • Có nguy cơ chuyển dạ sinh non (các cơn co thắt trước 37 tuần của thai kỳ)
  • Đang bị chảy máu âm đạo, túi ối đang bị rò rỉ chất lỏng
  • Cổ tử cung đang có xu hướng mở quá sớm trong thai kỳ
  • Nhau thai bám quá thấp trong tử cung (nhau thai tiền đạo)
  • Mẹ bầu đang mang thai song sinh hay đa thai.

Liên quan đến vấn đề thai nhi quay đầu có quan hệ không; bạn có thể tham khảo thêm về vấn đề “quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không?” nữa nhé.

Mẹ bầu 3 tháng cuối lên đỉnh có sao không?

thai nhi quay đầu có quan hệ được không
Thai nhi quay đầu có quan hệ được không?

Bên cạnh vấn đề có được quan hệ khi thai nhi quay đầu không; chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến vấn đề mẹ bầu 3 tháng cuối lên đỉnh có sao không phải không? Câu trả lời là, mẹ bầu 3 tháng cuối lên đỉnh không sao cả nhé.

Bạn có thể lo lắng quan hệ tình dục có thể khiến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, hành động này  không khiến quá trình chuyển dạ bắt đầu trước khi cơ thể bạn sẵn sàng cho việc sinh nở.

Thay vào đó, các prostaglandin, các cơn co tử cung và oxytocin có thể chỉ đơn giản là giúp quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn. Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, phụ nữ có quan hệ khi mang thai đủ tháng sẽ sinh con sớm hơn những người không quan hệ tình dục. Việc quan hệ cũng giúp giảm sự đau đớn khi chuyển dạ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao đàn ông thích quan hệ với bà bầu? Bật mí 4 lý do bạn hấp dẫn trong mắt chàng

[key-takeaways title=””]

Quan hệ tình dục khi mang thai không khiến cho thai phụ chuyển dạ sớm. Nhưng việc quan hệ khi mang thai đủ tháng và khoẻ mạnh sẽ giúp cho quá trình chuyển dạ được dễ dàng hơn.

[/key-takeaways]

Lưu ý: Đa số cơ thể chị em gần tới ngày sinh luôn trong trạng thái mệt mỏi vì lúc này bụng bầu đã khá lớn, phần khác thì do đau lưng, nóng trong người, chân tay bị sưng phù,…Vì những điều đó mà chị em hoàn toàn không còn hứng thú để “yêu” nữa. Nếu mệt mỏi, bạn hoàn toàn có thể kiêng “yêu” trong giai đoạn này.

Trường hợp bác sĩ đã chỉ định mẹ “không nên quan hệ tình dục” thì mẹ cần tránh luôn những hành động âu yếm, những màn dạo đầu giúp đạt cực khoái hoặc kích thích tình dục.

Các tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối

Bạn đã biết, thai nhi quay đầu nhưng bạn vẫn được quan hệ không ảnh hưởng gì. Chắc hẳn, bạn cũng sẽ cần biết tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối nào thoải mái nhất phải không? Vào 3 tháng cuối, chiếc bụng bầu đã to hơn có thể khiến bạn không thoải mái khi gần chồng. MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn các tư thế thoải mái hơn ở dưới đây nhé:

Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và tư thế nào tốt nhất?
Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và tư thế nào tốt nhất?
  • Người nữ ở trên: Tư thế này giúp bạn kiểm soát được tốc độ và khoái cả khi quan hệ tình dục. Nó cũng có thể làm giảm áp lực lên bụng của bạn.
  • Úp thìa (Spooning): Tư thế úp thìa là bạn nằm nghiêng và chồng bạn nằm phía sau bạn. Quan hệ tình dục ở tư thế này giúp giảm áp lực lên bụng của bạn rất nhiều.

>> Bạn có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’

Lưu ý khi quan hệ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Như vậy bạn đã biết thai nhi quay đầu có quan hệ được không rồi. Trong giai đoạn này, nếu bạn muốn “yêu chồng” thì nên lưu ý những điều sau nhé:

  • Quan hệ khi mang thai cũng cần sự gắn kết với anh xã: Bạn đừng quên đi sự kết nối với chồng qua việc ôm ấp, hôn nhau, massage, quan hệ bằng miệng, đụng chạm nhau… nữa nhé.
  • Cần đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn thấy các dấu hiệu như ra nhiều máu âm đạo, rò rỉ nước ối, đau bụng dữ dội, xuất hiện các cơn co thắt tử cung,… sau khi quan hệ thì cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay.
  • Quan hệ trong 3 tháng cuối có thể không có hứng: Giai đoạn này, bạn có thể cảm thấy mất hứng khi bụng ngày càng to và tâm trí dành cho việc chuẩn bị sinh con. Do đó, bạn nên nói chuyện thẳng thắn với chồng để anh ấy thông cảm.
  • Tránh quan hệ qua hậu môn: Hậu môn chứa đầy vi khuẩn nên có thể không an toàn khi mang thai. Nếu bạn quan hệ tình dục qua đường âm đạo sau khi quan hệ qua đường hậu môn có nhiều khả năng sẽ truyền vi khuẩn vào âm đạo hơn. Điều này rất nguy hiểm cho bạn và em bé đấy nhé.
  • Tránh quan hệ nếu bác sĩ đã tư vấn nên kiêng quan hệ.

[inline_article id=282584]

Như vậy bạn đã có lời giải đáp cho vấn đề “thai nhi quay đầu có quan hệ được không?” rồi. Khi thai nhi quay đầu, bạn vẫn có thể quan hệ được. Tuy nhiên, nếu đang gặp vấn đề về sinh non hoặc nhau thai; thậm chí bác sĩ không cho phép thì nên kiêng cữ bạn nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?

Viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không? MarryBaby sẽ giúp bạn tìm hiểu và review tất tần tật về sản phẩm này nhé.

Viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu là gì?

1. Thông tin về thương hiệu

Viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu là một sản phẩm dạng viên uống dòng canxi hữu cơ dạng citrate của thương hiệu công ty JBX Pty Ltd có trụ sở tại Sydney- Úc. Sản phẩm được điều chế từ sữa bò nguyên chất và các nguyên liệu tự nhiên.

Tất cả các khâu điều chế viên uống Canxi Bio Island đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng của Úc. Do đó, sản phẩm này được nhiều bà mẹ trong hội bỉm sữa tin tưởng lựa chọn để bổ sung canxi cho bản thân khi đang mang thai và cả gia đình.

Ngoài ra, sắt cũng là một khoáng chất cần thiết cho bà bầu. Bạn có thể tham khảo thêm vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng bên cạnh vấn đề bổ sung canxi cho bà bầu.

2. Thành phần của viên Canxi Bio Island cho bà bầu

Viên uống Canxi Bio Island có thành phần chính bao gồm:

  • Hydroxyapatite: 550mg equiv
  • Canxi: 160mg
  • Cholecalciferol (vitamin D3): 6,25mcg
  • Menaquinone (vitamin K2): 17,6mcg

3. Cách uống Canxi Bio Island cho bà bầu

Bạn nên uống Canxi Bio Island theo hướng dẫn từ bác sĩ hoặc theo hướng dẫn trên bao bì.

  • Đối với người từ 12 tuổi đến 18 tuổi: Uống 2-3 viên/ngày.
  • Đối với người 19-50 tuổi: Uống 2 viên/ngày.
  • Đối với người trên 50 tuổi: Uống 2-3 viên/ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Uống ngày 2-3 viên/ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu theo từng tháng

4. Công dụng của sản phẩm

Trong thai kỳ, bà bầu uống Canxi Bio Island sẽ có các công dụng như sau:

  • Giúp giảm thiểu sự phân huỷ của canxi ở đường ruột.
  • Hỗ trợ cho sự phát triển của cơ và lan truyền xung thần kinh cho khắp cơ thể.
  • Bổ sung và cân bằng chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ đang mang thai và gia đình khi sử dụng sản phẩm.
  • Bổ sung canxi giúp cho xương, răng chắc khoẻ và ngăn ngừa bệnh loãng xương sau khi sinh con cũng như người lớn tuổi.

Viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không?

cách uống canxi bio island cho bà bầu
Cách uống canxi bio island cho bà bầu là 2-3 viên/ngày

Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không? Để biết sản phẩm có tốt không, chúng ta sẽ xét theo hai mặt ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm.

1. Ưu điểm của sản phẩm

  • Có dạng viên nén nên bạn có thể nhai hoặc uống đều được.
  • Thuộc dạng canxi hữu cơ dạng citrate nên rất dễ hấp thụ vào cơ thể và không gây táo bón.
  • Giúp bổ sung canxi, vitamin D3, vitamin K2 rất tốt cho sức khoẻ và giúp cho hệ xương được cứng chắc.
  • Hàm lượng dưỡng chất trong viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu đã được các chuyên gia nghiên cứu kỹ nên rất an toàn cho sức khoẻ của người tiêu dùng.
  • Được điều chế thông qua nguyên liệu chính là sữa bò nguyên chất nên có mùi thơm của sữa rất dễ uống.

2. Nhược điểm của sản phẩm

  • Sản phẩm được nhập khẩu từ Úc nên có thể sẽ có sản phẩm nhái kém chất lượng khi mua.
  • Viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu là hàng ngoại nhập nên giá cả khá đắt hơn các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường.
  • Do sản phẩm thuộc dạng caxni hữu cơ nên có hàm lượng canxi thấp. Vì vậy, sản phẩm chỉ phù hợp với bà bầu có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

>> Xem thêm: Bà bầu ăn phô mai con bò cười được không và có tốt không?

Lưu ý khi sử dựng Canxi Bio Island cho bà bầu

Sau khi đã tìm hiểu kỹ viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không thì bạn vẫn cần lưu ý các điều dưới đây:

  • Tác dụng phụ: Bạn bổ sung canxi gây ra ít tác dụng phụ. Tuy nhiên nếu có thì bạn có thể bị đầy hơitáo bón trong quá trình bổ sung canxi.
  • Cách bổ sung canxi: Dạng canxi citrate của Canxi Bio Island được hấp thụ tốt khi dùng cùng hoặc sau bữa ăn. Vì canxi cacbonat là loại muối không tan, cần acid dạ dày để hòa tan và hấp thu. Hầu hết mọi người dung nạp canxi cacbonat tốt, nhưng một số người bị táo bón nhẹ hoặc đầy bụng, khó tiêu không nên sử dụng các sản phẩm này.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng: Thực phẩm bổ sung canxi có thể tương tác với nhiều loại thuốc theo toa như thuốc huyết áp, hormone tuyến giáp tổng hợp, bisphosphonat, kháng sinh và thuốc chẹn kênh canxi. Tùy thuộc vào loại sản phẩm, bạn có thể cần dùng chất bổ sung trong bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
  • Không bổ sung dư thừa canxi: Tình trạng thừa canxi có thể gây ức chế việc hấp thu các chất khác như sắt và kẽm, từ đó sẽ làm cho cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Mặt khác, thừa canxi còn gây ra tình trạng quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá so với nhu cầu cơ thể trong thời gian dài thì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.

Các loại canxi cho bà bầu trên thị trường hiện nay

Hiện nay trên thị trường có nhiều dạng thực phẩm bổ sung canxi khác nhau. Mỗi loại sẽ có chứa nguyên tố canxi khác nhau: Bao gồm:

  • Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)
  • Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)
  • Canxi gluconat (9% canxi nguyên tố)
  • Canxi cacbonat (40% canxi nguyên tố)

Trong đó, đa số sản phẩm hiện có trên thị trường sẽ thuộc dạng canxi citrate và canxi cacbonat; ít hơn là các sản phẩm thuộc dạng canxi lactate và canxi gluconat. Ngoài ra, trên thị trường còn có thêm dòng sản phẩm bổ sung canxi có kết hợp vitamin và khoáng chất khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống yakult được không? Những lưu ý khi mẹ bầu sử dụng yakult

Mỗi ngày cần bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu?

Mỗi ngày cần bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu?

Cần bổ sung canxi cho bà bầu bao nhiêu mỗi ngày là đủ? Theo khuyến cáo của các chuyên gia tại Hiệp hội Mang Thai Hoa Kỳ (American Pregnancy) như sau:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi ngày cần bổ sung 1000mg canxi.
  • Bà bầu và mẹ bỉm đang trong độ tuổi thanh thiếu niên cần bổ sung 1300 mg canxi mỗi ngày.

[key-takeaways title=””]

Do đó, bạn chỉ nên bổ sung vừa đủ hàm lượng canxi cho bà bầu theo hai trường hợp trên. Bạn không nên bổ quá nhiều so với hàm lượng canxi cho bà bầu được khuyến cáo sẽ dẫn đến những biến chứng không mong muốn. Tốt nhất, trước khi bổ sung bất kỳ loại canxi nào bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhé.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu bà bầu bị thiếu canxi cần bổ sung

Theo Bộ Y tế Việt Nam cho biết, dấu hiệu bà bầu bị thiếu canxi bao gồm:

1. Đối với mẹ bầu

  • Tê chân
  • Mệt mỏi
  • Đau lưng
  • Đau khớp
  • Chuột rút
  • Đau nhức bắp cơ
  • Răng tưởng lung lay
  • Lên cơn co giật do hạ canxi

2. Đối với thai nhi

  • Bị còi xương bẩm sinh
  • Bị biến dạng các xương
  • Giảm chiều dài sơ sinh
  • Suy dinh dưỡng sớm trong bụng mẹ

[inline_article id=323411]

Như vậy bạn đã có thể có được câu trả lời cho chính mình về vấn đề “viên uống Canxi Bio Island cho bà bầu có tốt không?” rồi. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn lựa sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu cũng như cho cả gia đình của bạn nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai? Chi phí bao nhiêu và lưu ý những gì?

Nhưng nếu bạn đã cắt polyp tử cung thì bao lâu mới có thai? Đây có lẽ cũng là điều mà nhiều chị em đang quan tâm nếu đang mong muốn có con.

Cắt polyp tử cung bao lâu mới có thai?

 Cắt polyp tử cung là một phương pháp để loại bỏ những polyp xuất hiện trong tử cung có thể ngăn cản khả năng thụ thai hoặc rong kinh rong huyết ở nữ giới. Vậy  cắt polyp tử cung bao lâu mới có thai? Câu trả lời là tuỳ thuộc vào sự phục hồi và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Bởi vì, theo các chuyên gia tại bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM, sau khi phẫu thuật polyp tỉ lệ mang thai của bạn sẽ được cải thiện từ 43% – 80%. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát sau mổ polyp là 2.5% – 43.6% tuỳ thuộc vào thời gian theo dõi, số lượng và loại polyp.

Do đó, sau khi bạn thực hiện ca phẫu thuật cắt polyp cần được bác sĩ theo dõi tình trạng phục hồi của tử cung. Khi tử cung đã khoẻ lại và không có sự tái phát của polyp tử cung thì bạn có thể có thai và sinh con như bình thường nhé.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Khối echo là gì? Dấu hiệu nhận biết sức khỏe trong lòng tử cung

Polyp tử cung là gì và có nguy hiểm không?

Sau khi tìm hiểu cắt polyp tử cung bao lâu mới có thai; chúng ta cần tìm hiểu polyp tử cung là gì để hiểu cặn kẽ hơn. Polyp tử cung hay còn gọi là polyp nội mạc tử cung hình thành do các tế bào ở niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển quá mức.

Những polyp này thường lành tính không gây ra ung thư. Nhưng cũng có một số polyp có thể là ung thư hoặc có thể chuyển thành ung thư (polyp tiền ung thư). Polyp tử cung có kích thước từ vài milimét (không lớn hơn hạt vừng) đến vài centimet (cỡ quả bóng gôn hoặc lớn hơn). Chúng bám vào thành tử cung bằng một đế lớn hoặc một cuống mỏng.

Bên cạnh tìm hiểu mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai; bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề tử cung lạnh nên ăn gì? Cách làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn trên website MarryBaby nhé.

Quy trình giải phẫu polyp tử cung như thế nào?

Cắt  polyp tử cung bao lâu mới có thai và giải phẫu tử cung ra sao?
Cắt polyp tử cung bao lâu mới có thai và giải phẫu tử cung ra sao?

Nếu bạn đã biết sau khi mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai; thì bạn cũng cần tìm hiểu quy trình giải phẫu polyp tử cung dưới đây:

1. Chẩn đoán

Trước khi thực hiện giải phẫu polyp tử cung, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm đến chẩn đoán chính xác. Các bước chẩn đoán gồm:

2. Phương pháp giải phẫu tử cung

Phương pháp thực hiện giải phẫu polyp tử cung là nội soi tử cung. Trong quá trình thực hiện nội soi tử cung, các dụng cụ được đưa vào nhìn thấy bên trong tử cung (ống soi tử cung) giúp loại bỏ polyp.

Polyp đã loại bỏ có thể sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra. Nếu một polyp tử cung chứa các tế bào ung thư, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về các bước tiếp theo trong việc đánh giá và điều trị tiếp theo sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, các quy trình thực hiện giải phẫu tử cung trên sẽ tuỳ thuộc vào phương pháp điều trị khác nhau ở mỗi bệnh viện. Quy trình trên chỉ mang tính chất tham khảo thôi bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Chụp tử cung vòi trứng kiêng quan hệ bao lâu? Chị em nên biết để tránh rủi ro

Chi phí cắt polyp tử cung là bao nhiêu?

Mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai và chi phí cắt polyp tử cung bao nhiêu?
Mổ polyp tử cung bao lâu mới có thai và chi phí cắt polyp tử cung bao nhiêu?

Bên cạnh tìm hiểu bao lâu mới có thai sau mổ polyp tử cung; bạn cũng nên tham khảo chi phí cắt polyp tử cung ở một số bệnh viện dưới đây:

1. Bệnh viện Từ Dũ – TP.HCM

  • Chi phí cắt polyp tử cung ở bệnh viện Từ Dũ dao động từ 3.000.000 – 10.000.000VNĐ.
  • Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.HCM.
  • Hotline: (028) 54 042 829.

2. Bệnh viện Hùng Vương – TP.HCM

  • Chi phí cắt polyp tử cung ở bệnh viện Hùng Vương dao động từ 4.000.000 – 7.000.000VNĐ.
  • Địa chỉ: 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
  • Hotline: (028) 38 558 532.

3. Bệnh viện Đại học Y Dược – TP.HCM

  • Chi phí cắt polyp tử cung ở bệnh viện Hùng Vương dao động từ 3.000.000 – 7.000.000VNĐ.
  • Địa chỉ: 20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.
  • Hotline: 19 006 923.

4. Bệnh viện Trưng Vương – TP.HCM

  • Chi phí cắt polyp tử cung ở bệnh viện Hùng Vương dao động từ 2.000.000 – 4.000.000VNĐ.
  • Địa chỉ: 266 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, TPHCM.
  • Hotline: (028) 54 484 949 – (028) 38 656 744.

[inline_article id=291064]

Như vậy, bạn đã biết phẫu thuật cắt polyp tử cung bao lâu mới có thai rồi phải không? Tuỳ vào sự phục hồi của tử cung và tình trạng của sức khoẻ thì bác sĩ mới có thể cho bạn biết khi nào có thể mang thai. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn quan tâm đến vấn đề giải phẫu polyp tử cung nhé.

 

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh lợi sữa, con bú khoẻ

Một trong các món ăn vặt cho bà đẻ thường được chọn đó là các loại bánh. Nhưng bạn nên chọn các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh như thế nào? Nếu bạn đang cân nhắc giữa rất nhiều loại bánh thì hãy đọc ngay bài viết này để có thêm các gợi ý từ MarryBaby nhé.

Gợi ý các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh

Không phải loại bánh nào bạn cũng có thể ăn khi đang trong giai đoạn cho con bú. Dưới đây MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh nhé.

1. Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh mì ngũ cốc

Bánh gì tốt cho mẹ sau sinh? Bánh mì ngũ cốc

Thực phẩm ngũ cốc luôn là sự lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Ngũ cốc cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Do đó, bánh mì ngũ cốc sẽ là “ứng cử viên” sáng giá trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh.

Nếu mẹ bỉm ăn bánh mì ngũ cốc thường xuyên sẽ giúp mang đến các lợi ích như:

  • Hạ huyết áp.
  • Ngăn ngừa đột quỵ.
  • Giảm nồng độ insulin.
  • Tăng mức cholesterol tốt.
  • Giảm mức cholesterol xấu.
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
  • Ngăn ngữa bệnh tim và mạch máu.
  • Tạo cảm giác no có thể giúp giảm hoặc kiểm soát cân nặng.
  • Ngăn ngừa Ung thư ruột già và trực tràng hay còn gọi là ung thư đại trực tràng.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 5 loại ngũ cốc lợi sữa cho mẹ sau sinh phổ biến hiện nay

2. Bánh gạo lứt

Bánh gạo lứt tốt cho mẹ sau sinh

Bà đẻ ăn được bánh gì? Một gợi ý hoàn hảo cho một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là bánh gạo lứt. Bánh gạo lứt chứa nhiều Nhiều vitamin, chất xơ, dầu cám và các chất dinh dưỡng thiết yếu có trong lớp cám và mầm.

Bánh gạo lứt giàu dinh dưỡng sẽ giúp mang đến cho bạn các lợi ích như:

  • Cung cấp vitamin (folate và vitamin B2, B3, B5 và B6).
  • Ngăn ngừa cơ thể khỏi các tình trạng oxy hóa khác nhau.
  • Bổ sung chất xơ giúp duy trì cân nặng một cách hợp lý nhất.
  • Giúp giảm đường huyết do thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
  • Bổ sung khoáng chất như sắt, đồng, kẽm, phốt pho và selen cho cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ, lignan và khoáng chất magiê giúp giảm mắc bệnh tim mạch.
  • Cung cấp Mangan để phát triển xương, co cơ, hoạt động của hệ thần kinh và chữa lành vết thương.

Ngoài các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh khi ăn vặt; bạn có thể tham khảo thêm thức uống nước gạo lứt rang lợi sữa trên MarryBaby nữa nhé.

3. Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh yến mạch

Bánh mì yến mạch là một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh

Một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là bánh yến mạch. Bánh yến mạch có thành phần chính làm từ yến mạch một thực phẩm được “mệnh danh” là ngon – bổ – rẻ cho bữa ăn sáng, ăn xế và anh chính của các gia đình và cả phụ nữ đang cho con bú.

Dưới đây là lợi ích tuyệt với khi bạn thường xuyên ăn bánh và các thực phẩm từ yến mạch:

  • Bổ sung một lượng protein đáng kể cho cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ hòa tan beta-glucan mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
  • Cung cấp một số chất xơ không hòa tan như cellulose và lignin tốt cho sức khỏe đường ruột.
  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu như mangan, phốt pho, magiê, sắt, kẽm, selen và một số vitamin B.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh có được ăn bánh mì không? Được ăn nhưng đừng ăn nhiều nhé!

4. Bánh hạt mè

Các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh: Bánh hạt mè

Bà đẻ ăn được bánh gì? Bánh mì hạt mè chính là một trong các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh. Đây là một thực phẩm giàu protein và lipid. Thực phẩm này còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, điều hòa lipid máu, bảo vệ gan và thận, bảo vệ hệ tim mạch, chống viêm, chống khối u…

Nếu bạn đã biết các loại bánh nào tốt cho mẹ sau sinh; bạn cũng có thể tham khảo thêm 14 loại thức uống lợi sữa sau sinh cho mẹ bỉm trên MarryBaby nữa nhé.

Những lưu ý khi mẹ sau sinh ăn bánh

Như vậy, bạn đã biết các loại bánh nào tốt cho mẹ sau sinh rồi phải không? Mặc dù các thực phẩm trên tốt cho sức khoẻ của mẹ bỉm. Nhưng khi dùng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì: Nếu bạn chọn mua các loại bánh gợi ý tốt cho mẹ sau sinh ở ngoài tiệm thì đừng quên kiểm tra hạn sử dụng nhé. Nếu bánh đã quá hạn sử dụng thì tốt nhất bạn đừng mua kẻo ảnh hưởng sức khoẻ.
  • Không nên ăn quá nhiều: Sau khi sinh em bé, bạn sẽ cảm thấy buồn miệng mà thèm ăn vặt. Mặc dù các loại bánh trên đều tốt cho mẹ sau sinh nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn các bữa ăn chính khác.
  • Chọn cơ sở làm bánh có uy tín: Nếu bạn phải mua bánh ở ngoài thì nên cẩn thận chọn nơi uy tín để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hai mẹ con. Vì giai đoạn cho con bú, nếu mẹ ăn uống không cẩn thận cũng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến con đấy bạn nhé.

[inline_article id=268647

Tóm lại, những gợi ý các loại bánh tốt cho mẹ sau sinh chính là các món ăn vặt cho bà đẻ mỗi khi buồn miệng thèm ăn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn bánh quá nhiều sẽ gây ra phản ứng ngược và mất cân bằng dinh dưỡng không tốt cho sức khoẻ đâu nhé.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Ăn rau răm có mất sữa không và sau sinh có được ăn rau răm không?

Mẹ sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Đây chắc hẳn là câu hỏi băn khoăn của không ít các mẹ bỉm sữa. Để biết, loại rau ăn kèm này có gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ sau sinh không xin mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu.

Mẹ sau sinh ăn rau răm có mất sữa không?

Ăn rau răm có mất sữa không? Hay cho con bú ăn rau răm được không? Theo Đông y, rau răm là một loại rau có tính nóng, vị hơi đắng và cay. Nếu sau khi sinh con, bạn ăn nhiều loại rau này có thể sẽ gây mất sữa và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Do đó, phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú không nên ăn rau răm.

Bên cạnh đó với phụ nữ sau sinh nói chung thì cần lưu ý chỉ nên ăn rau răm sau khi hết sản dịch vì rau răm có tính ấm, có tác dụng điều kinh, bổ huyết, chữa đau bụng. Nếu bạn ăn rau răm trong giai đoạn đang ra sản dịch có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Rau răm thuộc loại cây thân thảo và có đốt, cây có thể cao từ 15-30cm. Theo Y học hiện đại, rau răm chứa calcium, phosphor, kali, magnesium, mangan, sắt, vitamin C, vitamin PP và  tinh dầu thơm mát nên tốt cho sức khoẻ. Nếu bạn biết cách ăn và dùng rau răm thì sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

>> Xem thêm: Sau sinh ăn rau cải được không và những lưu ý cần biết

Mẹ sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không và cho con bú ăn rau răm được không?
Mẹ sau sinh ăn rau răm có gây mất sữa không và cho con bú ăn rau răm được không?

Những bài thuốc chữa bệnh từ rau răm

Rau răm có công dụng trừ phong hàn, hoạt huyết, tiêu độc, kích thích tiêu hóa, chữa sốt, chữa rắn cắn… Sau khi bạn đã biết ăn rau răm có làm mất sữa không; chúng ta cùng tìm hiểu thêm về các bài thuốc chữa bệnh từ rau răm ở phần dưới đây:

  • Chữa say nắng: Bạn giã nhuyễn 100g rau răm, rồi vắt lấy nước cốt để uống.
  • Chữa cảm cúm: Dùng rau răm kết hợp với gừng với tỷ lệ là 1 nắm rau và 3 lát gừng. Bạn hãy giã nhuyễn và vắt lấy nước uống hai thành phần này.
  • Chữa tiêu chảy do nhiễm lạnh: Khi mẹ bỉm bị cảm lạnh, bạn dùng 16g rau răm ở dạng khô, kết hợp với các vị thuốc như: 16g kinh giới, 12g lương khương, 12g bạch truật, 10g quế và 4g gừng nướng. Sau đó, bạn nấu các vị thuốc này trong 2 bát nước cho đến khi sắc lại thành 1 bát và uống 2 lần/ngày.
  • Chữa mụn nhọt ở giai đoạn đầu: Bạn dùng những cọng rau răm còn tươi đem giã nhỏ cùng với vài hạt muối. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp này vào mụn nhọt để giảm các nốt mụn sưng. Ngoài ra, cách làm này còn có tác dụng chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

Ngoài ra, có nhiều người còn dùng rau răm để chữa thông tiểu, hạ sốt, tiêu hóa kém, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ… Tuy nhiên, rau răm phát huy hiệu quả nhất khi dùng tươi bạn nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn rau dền được không và những điều cần lưu ý

Những lưu ý khi dùng rau răm cho mẹ bỉm

Ăn rau răm có mất sữa không và cần lưu ý điều gì?
Ăn rau răm có mất sữa không và cần lưu ý điều gì?

Bên cạnh tìm hiểu việc ăn rau răm có gây mấy sữa không hay cho con bú ăn rau răm được không; chúng ta cũng cần lưu ý những điều sau khi sử dụng rau răm:

  • Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm: Đối với người có thai cần lưu ý khi ăn quá nhiều rau răm có thể gây sảy thai.
  • Sử dụng rau răm nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ: Dù rau răm không có tính độc nhưng lại có tính nóng. Nếu bạn dùng nhiều có thể gây thương tổn đến tụy và giảm tinh khí.
  • Mẹ bỉm ăn rau răm sau khi hết sản dịch: Rau răm có tính ấm, có tác dụng điều kinh, bổ huyết, chữa đau bụng nên phụ nữ sau sinh được khuyến nghị chỉ nên dùng khi đã hết sản dịch.
  • Phụ nữ ăn rau răm nhiều có thể gây rối loạn kinh nguyệt: Nếu bạn đang đến kỳ hành kinh mà ăn nhiều rau răm có thể gây ra rong kinh. Bên cạnh đó, phụ nữ máu nóng cũng không nên ăn nhiều rau răm.

Bên cạnh việc tìm hiểu ăn rau răm để không có mất sữa mẹ và tốt cho sức khoẻ; bạn có thể tham khảo thêm vấn đề bà đẻ có ăn được mít không? trên website MarryBaby nhé.

Các loại rau gây mất sữa mẹ nếu ăn quá nhiều

Khi bạn đã có câu trả lời cho vấn đề ăn rau răm gây mất sữa mẹ; bạn cũng cần nhớ thêm các loại rau gây mất sữa dưới đây nhé:

[inline_article id=317743]

Như vậy bạn đã biết sau sinh ăn rau răm có mất sữa không? Mẹ bỉm sau sinh ăn nhiềù rau răm có thể gây ra tình trạng mất sữa. Vì rau răm có tính nóng nên có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, rau răm cũng là một vị thuốc quý cho sức khoẻ của chúng nếu biết cách sử dụng.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Phụ nữ sau sinh ăn đào được không và có gây mất sữa không?

Với một loại trái cây thơm ngon như vậy thì mẹ bỉm sau sinh ăn đào được không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều bà mẹ đang cho con bú thắc mắc. MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ sau sinh ăn đào có được không?

Mẹ sau sinh ăn đào được không? Mẹ cho con bú ăn đào được không? Câu trả lời là mẹ sau sinh vẫn có thể ăn được trái đào nếu không bị dị ứng. Vì MarryBaby chưa tìm được bất kỳ các nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc mẹ sau sinh không được ăn đào.

Một trái đào lớn nặng 147g có khoảng 68 calo; 2g chất xơ; 1,3 grams protein. Đào cũng là một nguồn vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C và kali rất tốt cho sức khoẻ của phụ nữ sau khi sinh.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên vì thế mà ăn quá nhiều đào để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, có một số trẻ sơ sinh bị dị ứng với trái đào. Trong trường hợp này, mẹ nên ngưng ăn đào khi thấy trẻ không bú và quấy khóc.

Ngoài việc tìm hiệu Mẹ cho con bú hay sau sinh ăn đào được không; bạn có thể tham khảo thêm vấn đề đẻ có ăn được mít không? Bật mí 4 tác dụng của mít với mẹ bỉm sữa trên MarryBaby nữa nhé.

Những lợi ích cho sức khoẻ khi mẹ sau sinh ăn trái đào

Như vậy, mẹ bỉm không có lý do nào mà không ăn được đào sau sinh, ngoại trừ trẻ hoặc mẹ bị dị ứng. Khi ăn đào, bạn có thể nhận được những lợi ích sức khỏe dưới đây:

Những lợi ích cho sức khoẻ khi mẹ sau sinh ăn trái đào

  • Giúp da mịn màng: Chất chiết xuất từ hạt đào hoặc hoa đào có thể làm giảm tác hại của tia cực tím và giúp da giữ được độ ẩm.
  • Giúp khoẻ mắt: Cơ thể có thể chuyển hoá chất beta carotene trong trái đào thành vitamin A là chất thiết yếu quan trọng cho thị lực được khỏe mạnh.
  • Cải thiện tiêu hoá: Chất xơ không hòa tan trong trái đào giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Ăn vỏ trái cây có thể tối đa hóa lượng chất xơ của bạn.
  • Giảm viêm: Polyphenol và prebiotic trong trái đào có thể làm giảm viêm nhiễm; giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư và bệnh Alzheimer.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vỏ và phần thịt mọng nước của trái đào chứa chất chống oxy, vitamin C, polyphenol và carotenoid giúp chống lại lão hóa và bệnh tật, kể cả ung thư.
  • Tốt cho sức khoẻ tim mạch: Chất chiết xuất từ quả đào có thể giúp giảm cholesterol và huyết áp cao. Đào cũng là một nguồn kali vừa phải, là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp kiểm soát huyết áp.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh bao lâu được ăn chua? Đừng để con bị tiêu chảy nhé mẹ

Một số lưu ý khi mẹ bỉm ăn đào sau khi sinh

Như vậy, sau sinh bạn không những được ăn đào mà còn nhận được nhiều lợi ích sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây khi ăn đào:

  • Bạn có thể chế biến đào thành nhiều món ăn khác nhau: Bạn có thể dùng đào để làm salad, ăn với sữa chua, nướng với sườn heo hoặc làm trà trái cây…
  • Ăn trái đào tươi tốt hơn: Đào tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với đào đóng hộp. Hơn nữa, đào đóng hộp thường được ngâm nhiều đường không tốt cho sức khoẻ khi ăn nhiều.
  • Cách lựa trái đào: Bạn nên lựa trái đào không bị bầm dập, cuống còn tươi. Với đào không có lông thì nên chọn nên chọn trái có vỏ ngoài màu đỏ đậm xen kẽ màu vàng xanh. Còn những trái có lông thì nên chọn trái có lớp lông bên ngoài đều và không bị rụng.

[inline_article id=275019]

Vậy mẹ sau sinh ăn đào được không? Hay cho con bú ăn đào được không? Mẹ sau sinh vẫn ăn có thể ăn đào. Nhưng bạn đừng ăn quá nhiều đào có thể sẽ gây mất cân bằng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, với những mẹ bỉm hoặc trẻ sơ sinh bị dị ứng với đào thì mẹ không nên ăn đào để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của hai mẹ con nhé.

Bài cùng chủ đề: Bà đẻ ăn bơ được không? Lợi ích tuyệt vời của bơ đối với mẹ sau sinh

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn củ dền được không? Câu trả lời theo khoa học gửi đến mẹ

Vậy bà bầu ăn củ dền được không? Đây chắc hẳn là một vấn đề được nhiều bà bầu rất quan tâm phải không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp theo góc độ khoa học trong bài viết dưới đây nhé.

Bà bầu ăn củ dền đỏ được không?

Có bầu ăn củ dền được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé. Hơn nữa, củ dền đỏ còn là một thực phẩm bổ dưỡng và rất lành mạnh đối với các thai phụ. Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì thế mà ăn quá nhiều củ dền trong thai kỳ nhé. Bởi vì, khi bạn ăn quá nhiều củ dền thì lại dẫn đến những tác dụng phụ như sau:

  • Gây thiếu canxi: Củ dền có thể gây ra mức canxi thấp trong cơ thể.
  • Sỏi thận: Hàm lượng oxalat trong củ dền có thể gây sỏi thận nếu tiêu thụ quá nhiều.
  • Tê liệt dây thanh quản: Nước củ dền có khả năng làm tê liệt tạm thời dây thanh quản.
  • Gây mệt mỏi và suy nhược: Hàm lượng nitrat trong củ dền có thể gây mệt mỏi và suy nhược khi mang thai.
  • Nước tiểu bị đổi màu đỏ: Tiêu thụ quá nhiều củ dền cũng có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu và phân đổi sang màu đỏ.
  • Vấn đề về tiêu hoá: Củ dền có chứa betaine, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Loại chuối nào tốt cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi?

Nguồn dinh dưỡng có trong củ dền đỏ

Như vậy, bà bầu không những được ăn củ dền đỏ. Khi ăn củ dền, bầu sẽ nhận được các dưỡng chất sau trong 100g thực phẩm:

Bà bầu ăn củ dền được không và củ dền có tác dụng gì?
Bà bầu ăn củ dền được không và củ dền có tác dụng gì?
  • Nước: 87.6g
  • Năng lượng: 43kcal
  • Protein: 1.61g
  • Chất béo: 0.17g
  • Chất xơ: 2.8g
  • Đường: 6.76g
  • Canxi: 16mg
  • Sắt: 0.8mg
  • Magie: 23mg
  • Phốt-pho: 40mg
  • Kali: 325mg
  • Natri: 78mg
  • Kẽm: 0.35mg
  • Đồng: 0.075mg
  • Mangan: 0.329mg
  • Selen: 0.7 µg
  • Vitamin C: 4.9mg
  • Vitamin B1: 0.031mg
  • Vitamin B2: 0.04mg
  • Vitamin B3: 0.334mg
  • Vitamin B5: 0.155mg
  • Vitamin B6: 0.067mg
  • Folate: 109 µg
  • Choline: 6mg
  • Betaine: 129 mg
  • Vitamin A: 2µg
  • Carotene, beta: 20µg
  • Vitamin E: 0.04mg
  • Vitamin K: 0.2µg

Lợi ích từ củ dền mang đến cho sức khoẻ

Chúng ta đã biết, bà bầu ăn củ dền rất tốt cho sức khoẻ. Vậy bà bầu ăn củ dền có tác dụng gì? Dưới đây là các lợi ích:

  • Giảm nguy cơ loãng xương: Trong củ dền có một lượng lớn silica và canxi có thể giữ cho răng và xương của bạn chắc khỏe.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: Chất chống viêm Betaine có trong củ dền sẽ giúp ngăn ngừa viêm, đau và sưng khớp khi mang thai.
  • Bổ sung vitamin C: Hàm lượng Vitamin C trong củ dền hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và tạo tiền đề cho một quá trình mang thai và sinh nở khỏe mạnh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa có trong củ dền có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng khi mang thai.
  • Giúp gan khỏe mạnh: Betacyanin có trong củ dền có thể giúp giải độc gan và máu, hỗ trợ loại bỏ axit béo và độc tố khỏi cơ thể để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Củ dền có axit folic giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chúng cũng hỗ trợ phát triển tủy sống và não của bé.
  • Điều chỉnh sự trao đổi chất: Củ dền có nhiều kali có thể giúp cân bằng chất điện giải và điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Chúng cũng được biết là duy trì mức huyết áp trong thời kỳ mang thai.
  • Ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến khi mang thai có thể dẫn đên mệt mỏi và suy nhược. Do đó, thai phụ phải tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất sắt như củ dền đỏ.
  • Duy trì lượng đường trong máu: Củ dền có chỉ số đường huyết thấp nên cần nhiều thời gian hơn để chuyển hóa thành glucose và hấp thụ vào máu. Điều này có thể giúp duy trì lượng đường trong máu của bạn.
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Axit folic có trong củ dền giúp thúc đẩy sự phát triển của các mô khỏe mạnh và sự phát triển của thai nhi. Nó cũng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống bằng cách đảm bảo sự phát triển tối ưu của tủy sống.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn được lá tía tô không? 5 công dụng khiến mẹ bầu phải bất ngờ!

Củ dền có tác dụng gì với bà bầu và có ăn củ dền được không? ?
Củ dền có tác dụng gì với bà bầu và có ăn củ dền được không? ?

Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ dền

Khi chúng ta đã biết câu trả lời cho vấn đề “bầu ăn củ dền có được không?” Chúng ta cũng cần biết thêm một số lưu ý khi ăn thực phầm này:

  • Các cách bổ sung củ dền trong thực đơn: Bạn có thể làm salad với củ dền, xào củ dền với các loại rau, nấu canh củ dền hoặc làm nước ép củ dền…
  • Nên ăn củ dền vào tam cá nguyệt thứ hai: Sau khi hết ốm nghén và buồn nôn là lúc bạn có thể bắt đầu thêm củ dền cùng với các loại rau khác vào chế độ ăn uống của mình.
  • Không ăn quá nhiều củ dền: Nếu bạn ăn quá nhiều củ dền sẽ dẫn đến tác dụng ngược và mắc một số bệnh như tiêu hoá, mệt mỏi, sỏi thận, liệt dây thanh quản, phân và nước tiểu bị đổi màu…

Một số cách chế biến củ dền trong thực đơn

1. Nước ép củ dền

Bầu có thể pha nước ép củ dền để uống

Chú thích: Bà bầu ăn củ dền được không? Nước ép củ dền có tác dụng gì với bà bầu?

1.1 Thành phần:

  • ½ củ dền
  • Gừng
  • 1 muỗng chanh
  • Nước

1.2 Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho củ dền vào máy xay sinh tố, thêm gừng nạo và một ít nước rồi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Sau đó, bạn lọc hỗn hợp trên rây để lấy nước ép vào ly.
  • Bước 3: Thêm một muỗng nước cốt chanh rồi khuấy đều và uống.

[key-takeaways title=””]

Nước ép củ dền có tác dụng gì? Nước ép củ dền giúp vitamin, chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa

[/key-takeaways]

2. Salad củ dền

Bà bầu ăn salad củ dền được không? Bà bầu ăn được vì rất tốt

2.1 Thành phần:

  • 1-2 củ dền cỡ vừa (gọt vỏ, luộc chín và cắt khối vuông)
  • 1 chén sữa đông
  • 4-5 lá cà ri
  • 1/2 muỗng cà phê hạt mù tạt
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • Hạt tiêu đen
  • Muối

2.2 Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho củ dền đã luộc chín và sữa đông vào một cái thố lớn.
  • Bước 2: Thêm muối và hạt tiêu đen vào, trộn đều.
  • Bước 3: Bắt chảo lên bếp chờ nóng và cho dầu ăn vào. Khi dầu nóng, thêm hạt mù tạt và lá cà ri.
  • Bước 4: Đợi hỗn hợp sôi trong 10-15 phút, cho hỗn hợp này vào salad đã trộn và đậy nắp lại.
  • Bước 5: Sau vài phút, bạn có thể trộn đều hỗn hợp và thưởng thức chúng.

[inline_article id=260088]

Như vậy chúng ta đã biết bà bầu ăn củ dền có được không rồi. Bà bầu ăn củ dền hoàn toàn an toàn và rất tốt cho thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tác dụng ngược.