Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

Để biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tự tiêu là đúng hay không; bạn cần tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề mang thai ngoài từ cung là gì trong bài viết dưới đây.

Hiện tượng mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng được thụ tinh và phát triển bên ngoài tử cung. Thông thường, có hơn 90% trường hợp thai thụ tinh ở trong ống dẫn trứng. Khi thai lớn lên có thể bị vỡ gây vỡ ống dẫn trứng khiến chảy máu bên trong bụng cần được phẫu thuật ngay nếu không có thể gây nguy hiểm tính mạng của thai phụ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng và chỉ có thể được phát hiện khi khám thai định kỳ. Nếu bạn có biểu hiện mang thai ngoài tử cung thì có thể phát triển từ tuần thứ 4-12 của thai kỳ. Các biểu hiện mang thai ngoài tử cung có thể bao gồm:

Biểu hiện thai ngoài tử cung sẽ là chảy máu âm đạo và đau bụng dữ dội ở một bên
Biểu hiện thai ngoài tử cung sẽ là chảy máu âm đạo và đau bụng dữ dội ở một bên

Thai ngoài tử cung tự tiêu là như thế nào?

Người ta định nghĩa thai ngoài tử cung tự tiêu là tình trạng thai tự tiêu biến hoàn toàn mà không cần đến sự tác động nào từ bên ngoài. Tuy nhiên, định nghĩa này KHÔNG ĐÚNG. 

Một khi bác sĩ đã chẩn đoán bạn mang thai ngoài tử cung thì chắc chắn bạn cần phải được điều trị, chứ không để theo dõi cho thai tự tiêu mà không cần đến sự trợ giúp từ bác sĩ. Vì như đã nói, đây là một cấp cứu của sản khoa, nếu không điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Hiện tại, không có ghi nhận nào về việc thai chửa ngòai có thể tự tiêu nếu không dùng đến thuốc. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải được bác sĩ can thiệp điều trị để chấm dứt thai kỳ ngay khi thai ngòai tử cung.

Nếu bạn không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ hoặc bào thai rất nhỏ; thậm chí không thể nhìn thấy, bạn có thể chỉ cần được bác sĩ theo dõi. Trong giai đoạn này, bạn sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra xem mức độ HCG trong máu có đang giảm xuống hay không. Tuy nhiên nếu trong thời gian theo dõi xuất hiện đau bụng quặn và ra máu âm đạo nhiều thì bạn cần vào viện ngay nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ngoài tử cung có kinh nguyệt không?

Cần làm gì khi có dấu hiệu thai ngoài tử cung?

Khi bạn chậm kinh và thử que lên hai vạch thì bạn nên đi khám ngay để siêu âm tìm vi trí túi thai. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm y khoa để xác định bạn có phải mang thai ngoài tử cung hay không, đồng thời thực hiện các thủ thuật y khoa để đảm bảo an toàn tính mạng cho bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Mang thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Biến chứng nguy hiểm bầu cần chú ý!

Vòi trứng có thể bị cắt khi loại bỏ bào thai ra khỏi cơ thể nếu bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Cách điều trị thai ngoài tử cung theo y khoa

Khi bạn đã biết các dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu là như thế nào. Bạn cũng cần tham khảo 3 cách điều trị tình trạng này gồm:

  • Dùng thuốc: Bác sĩ có thể dùng một loại thuốc gọi là methotrexate để ngăn thai phát triển.
  • Phẫu thuật: Phương pháp này được sử dụng để loại bỏ thai. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể cắt ống dẫn trứng kèm theo nếu bị ảnh hưởng.

>> Bạn có thể xem thêm:

Mỗi tùy chọn này đều có ưu điểm và nhược điểm sẽ được bác sĩ sẽ thảo luận với bạn cùng người thân. Từ đó, bác sĩ sẽ đề xuất phương án xử lý phù hợp nhất tùy vào triệu chứng, kích thước của thai nhi và mức độ hormone thai kỳ trong máu của bạn.

[inline_article id= 274759]

Tóm lại, không có định nghĩa dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu. Khi đã được chẩn đoán thai ngoài tử cung, bạn cần phải được bác sĩ can thiệp điều trị ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

18 “tuyệt chiêu” tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai

Đầu tiên, bạn cần khám phá “tuyệt chiêu” tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai qua chế độ dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp tinh trùng được khỏe mạnh hơn rất đáng kể. Hãy tham khảo những gợi ý của MarryBaby dưới đây nhé.

Cách tăng chất lượng tinh trùng qua chế độ ăn uống

1. Bổ sung axit D-Aspartic (D-AA) qua đường uống

Axit D-Aspartic là một dạng axit amin tổng hợp dưới dạng thực phẩm chức năng. Chất này có thể được tìm thấy trong tinh dịch, tinh hoàn và các tế bào của tinh trùng.

Theo một nghiên cứu của trang thư viện điện tử về nghiên cứu khoa học PubMed, nếu nam giới sử dụng A-DD trong 3 tuần sẽ giúp tăng nồng độ tinh trùng và các thông số động học như tỷ lệ phần trăm tổng thể của tinh trùng di động, vận tốc đường đi trung bình,…

Tuy nhiên, trước khi sử dụng sản phẩm chức năng có chứa D-AA để tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai; bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách thức và liều lượng sử dụng hợp lý.

2. Thường xuyên ăn cá là cách tăng tinh trùng nhanh nhất

Một nghiên cứu nhỏ liên quan đến việc tiêu thụ nhiều cá hơn giúp tăng khả năng vận động của tinh trùng tốt hơn. Nếu bạn ăn cá để thay thế cho việc ăn thịt đổ hoặc thịt chế biến sẵn sẽ rất tốt cho cơ thể.

Cá có nồng độ axit béo omega-3 cao sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai ở nam giới. Vì thế, nếu nam giới nên ăn nhiều cá chính là cách để có nhiều tinh trùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để có nhiều tinh trùng Y? Cách tăng tinh trùng y giúp sinh quý tử dễ hơn

3. Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

Một nghiên cứu trên 250 người đàn ông cho biết, những người đàn ông ăn nhiều trái cây và rau, đặc biệt là rau lá xanh và các loại đậu sẽ có nồng độ tinh trùng cao hơn và khả năng di chuyển của tinh trùng tốt hơn so với những người đàn ông ăn ít hơn.

Vì trái cây và rau củ có nhiều chất chống oxy hóa như co-enzyme Q10, vitamin C và lycopene. Những vi chất dinh dưỡng này sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, bổ sung chất co-enzyme q trong rau củ và trái cây có thể tác động tích cực đến sức khỏe tinh trùng. Vì thế, rau củ và trái cây là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của nam giới đấy nhé.

Ăn nhiều trái cây và rau củ giúp cải thiện chất lượng tinh trùng

4. Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai với quả óc chó

Vào năm 2012, trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu đã chỉ định 117 người đàn ông tuổi từ 21 đến 35 ăn hoặc không ăn khoảng 18 quả óc chó mỗi ngày trong 12 tuần.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích các thông số tinh trùng trước và sau thời gian nghiên cứu. Họ đã tìm thấy những cải thiện chất lượng tinh trùng với những người thường xuyên ăn óc chó. Vì thế, bạn hãy ăn óc chó để tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng nhé.

5. Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để có nhiều tinh trùng

Một nghiên cứu ở nam giới vô sinh cho thấy uống bổ sung 1.000 mg vitamin C 2 lần/ngày trong tối đa 2 tháng giúp tăng khả năng vận động của tinh trùng lên 92% và số lượng tinh trùng lên hơn 100%. Điều này cũng làm giảm 55% tỷ lệ tế bào tinh trùng bị biến dạng.

Ngoài ra, khi bạn uống 1.000 mg vitamin C 5 lần/tuần trong 3 tháng có thể bảo vệ chống lại tổn thương DNA do sự mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể gây ảnh hưởng đến tế bào tinh trùng. Nhờ đó tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai tốt hơn.

>> Bạn cũng có thể xem thêm: Sau bao lâu tinh trùng lại sản xuất nhiều và chất lượng như ban đầu?

6. Uống vitamin D để tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng

Vitamin D giúp làm tăng mức testosterone có thể quan trọng đối với khả năng sinh sản của nam và nữ. Nếu nam giới thiếu vitamin D sẽ có mức mức testosterone thấp.

Nếu bạn uống 3.000 IU vitamin D3 mỗi ngày trong 1 năm sẽ làm tăng mức testosterone lên khoảng 25%. Điều này sẽ giúp khả năng vận động của tinh trùng cao hơn.

7. Cần bổ sung kẽm đầy đủ giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn

Cần bổ sung kẽm đầy đủ giúp tinh trùng khỏe mạnh hơn

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu được tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng và động vật có vỏ. Nam giới bổ sung đầy đủ kẽm sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

Bên cạnh đó, khi nam giới bổ sung kẽm làm tăng nồng độ testosterone và số lượng tinh trùng ở những người thiếu kẽm. Dưỡng chất kẽm còn có thể làm khắc phục mức testosterone suy giảm do tập thể dục cường độ cao và là cách tăng tinh trùng nhanh nhất.

8. Thảo dược bạch tật lê giúp là cách tăng tinh trùng nhanh nhất

Bạch tật lê là một loại thảo dược thường được sử dụng để tăng cường khả năng sinh sản của nam giới. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 6 gam rễ bạch tật lê 2 lần/ngày trong 2 tháng giúp cải thiện chức năng cương dương và ham muốn tình dục.

Mặc dù bạch tật lê không làm tăng mức testosterone, nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể tăng cường tác dụng thúc đẩy ham muốn tình dục. Điều này cũng có thể cải thiện khả năng thụ thai và là cách khắc phục ít tinh trùng của nam giới hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Đàn ông ăn gì để dễ thụ thai – 6 dưỡng chất tốt cho tinh trùng

9. Bổ sung cây cỏ cà ri để tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng

Nam giới uống uống 500 mg chiết xuất cỏ cà ri mỗi ngày kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp gia tăng đáng kể mức testosterone cũng như tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

Một nghiên cứu cho thấy, nam giới uống 600mg cây cỏ ri mỗi ngày trong 3 tháng sẽ cải thiện chức năng cương dương và tần suất hoạt động tình dục tốt hơn. Nam giới sử dụng cỏ cà ri cũng là cách tăng tinh trùng nhanh nhất.

10. Cách tăng tinh trùng nhanh nhất với nhân sâm Ấn Độ

Cách tăng tinh trùng nhanh nhất với nhân sâm Ấn Độ

Các nghiên cứu cho thấy nhân sâm Ấn Độ có thể cải thiện khả năng sinh sản của nam giới bằng cách tăng mức testosterone. Vì thế, nếu nam giới dùng 675mg chiết xuất rễ nhân sâm Ấn Độ mỗi ngày trong 3 tháng sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng sinh sản.

Cụ thể, nhân sâm Ấn Độ sẽ làm tăng số lượng tinh trùng lên 167%, thể tích tinh dịch lên 53% và khả năng vận động của tinh trùng lên 57%. Vì thế, nếu bạn muốn tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai thì hãy tìm đến nhân sâm Ấn Độ.

11. Muốn tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai nên ăn củ macca

Rễ maca là một loại thực phẩm thực vật phổ biến ở miền trung Peru. Theo truyền thống, nó được sử dụng để tăng cường ham muốn, tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

Nam giới nếu dùng 1,5–3gam rễ maca khô trong thời gian 3 tháng sẽ cải thiện ham muốn tình dục. Ở nam giới bị rối loạn cương dương nhẹ, dùng 2,4 gam rễ maca khô trong 12 tuần đã cải thiện một chút chức năng cương dương và sức khỏe tình dục.

>> Bạn có thể xem thêm: Thức ăn bồi bổ tinh trùng khỏe mạnh cho quý ông ‘bách phát bách trúng’

Cách cải thiện chất lượng tinh trùng qua chế độ sinh hoạt

Tinh trùng có thể dễ bị tổn thương trước các yếu tố môi trường như tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc hóa chất độc hại. Bên cạnh việc tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai qua dinh dưỡng, bạn cần cải thiện tinh trùng qua thói quen sinh hoạt hàng ngày.

1. Đừng hút thuốc

Nam giới hút thuốc lá có nhiều khả năng có số lượng tinh trùng thấp. Vì hút thuốc lá có sẽ khiến cho lượng tinh dịch thấp và cũng như khả năng vận đồng của tinh trùng. Nếu ngừng thuốc lá thì sẽ tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai trở lại.

2. Hạn chế rượu bia

Nam giới uống nhiều rượu có thể dẫn đến giảm sản xuất testosterone, liệt dương và giảm sản xuất tinh trùng. Nếu uống thì bạn hãy uống điều độ hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Điều này sẽ giúp nam giới có thể cải thiện chất lượng tinh trùng tốt hơn.

3. Tránh chất bôi trơn khi quan hệ tình dục

Mặc dù cần nghiên cứu thêm về tác động của chất bôi trơn đối với khả năng sinh sản, nhưng hãy cân nhắc tránh sử dụng chất bôi trơn trong khi giao hợp.

Nếu cần, hãy cân nhắc sử dụng dầu khoáng, dầu hạt cải, dầu mù tạt hoặc chất bôi trơn thân thiện với khả năng sinh sản, chẳng hạn như Pre-Seed để tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai.

>> Bạn có thêm: Quan hệ xong nên nằm bao lâu để dễ thụ thai? Chị em nên biết để áp dụng

4. Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc

Thuốc trầm cảm, thuốc chống nội tiết tố nam, thuốc phiện và các loại thuốc khác có thể góp phần gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Steroid đồng hóa và các loại thuốc bất hợp pháp khác cũng có thể có tác dụng tương tự. Bạn có thể xin tư vấn từ bác sĩ để hạn chế sử dụng các thuốc trên hoặc có cách nào khắc phục ít tinh trùng giúp tăng khả năng thụ thai không nhé.

5. Cẩn thận với các chất độc hại

Khi bạn tiếp xúc với thuốc trừ sâu, chì và các chất độc khác có thể sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu bạn phải làm việc với chất độc hãy đảm bảo an toàn như mặc quần áo bảo hộ, sử dụng thiết bị bảo hộ, kính bảo hộ và tránh để da tiếp xúc với hóa chất để tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng.

6. Tránh tăng nhiệt độ ở “vùng kín” nam giới

Tránh tăng nhiệt độ ở “vùng kín” nam giới để tăng khả năng thụ thai

Nhiệt độ ở vùng bìu tăng có thể cản trở quá trình sản xuất tinh trùng. Để giảm điều này, bạn cần mặc đồ lót rộng rãi, giảm ngồi thường xuyên, tránh tắm hơi và tắm bồn với nước nóng; hạn chế tiếp xúc bìu với các vật có nhiệt độ cao như máy tính xách tay…

7. Hóa trị và xạ trị ung thư

Hóa trị và xạ trị ung thư có thể làm giảm sản xuất tinh trùng và gây vô sinh vĩnh viễn. Nếu bắt buộc phải hóa trị và xạ trị ung thư, bạn có thể thảo luận với bác sĩ về việc lấy và lưu trữ tinh trùng trước khi điều trị nếu chưa sinh con.

[inline_article id= 307711]

Như vậy, bạn có thể tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai qua chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Nếu sau một năm bạn thay đổi lối sống lành mạnh và quan hệ bình thường nhưng lại không có “tin vui”. Bạn hãy đến bác sĩ khám sức khỏe sinh sản để tìm ra nguyên nhân nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu không muốn nguy hiểm cho con!

Nếu đang muốn biết dấu hiệu dọa sinh non là thế nào, bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu dọa sinh non hiểu sao cho đúng?

dấu hiệu dọa sinh non là một khái niệm mơ hồ
Dấu hiệu dọa sinh non là một khái niệm mơ hồ

Khái niệm dọa sinh non là một khái niệm mơ hồ, gây sai lệch trong quyết định quản lý (theo thông tin tham khảo từ tài liệu Nhận biết, phòng tránh và quản lý chuyển dạ sanh non từ Giảng viên bộ môn Phụ Sản, khoa Y, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh.)

Bởi vì, không phải thai phụ nào có cơn co tử cung đều là sự chuyển dạ. Có một phần lớn thai phụ đến bệnh viện vì có những dấu hiệu “giống như chuyển dạ sinh non” nhưng thực sự không phải là chuyển dạ sinh non. Và thuật ngữ “dọa sinh non” thường được dùng trong những tình huống này.

Tuy nhiên, khi dùng thuật ngữ dấu hiệu dọa sinh non sẽ khiến người ta đánh đồng chuyển dạ sinh non và không có chuyển dạ sinh non. Điều này dẫn đến hai kiểu hệ quả quan trọng.

  • Thứ nhất, là sự lạm dụng các can thiệp không cần thiết; thậm chí là nguy hiểm cho những trường hợp không cần can thiệp.
  • Ở thái cực ngược lại, là can thiệp không đúng mức cho một trường hợp phải can thiệp hiệu quả.

Vì thế, cần phải có các công cụ giúp lượng giá nguy cơ sẽ sinh non để có một thái độ quản lý thích hợp. Với những bất thường trên lâm sàng, bác sĩ có thể phải thăm khám, làm thêm siêu âm, xét nghiệm để tiên đoán nguy cơ sinh non và có cách quản lí thích hợp.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh non bao nhiêu tuần thì an toàn cho em bé? Mẹ bầu cần phải biết!

Sinh non ảnh hưởng xấu như thế nào đến em bé?

Em bé sinh ra càng sớm thì nguy cơ biến chứng càng cao. Bên cạnh dấu hiệu dọa sinh non, bạn cũng nên tìm hiểu thêm các biến chứng sinh non dưới đây.

1. Biến chứng ngắn hạn

  • Vấn đề tim mạch: Các vấn đề về tim phổ biến nhất mà trẻ sinh non gặp phải là còn ống động mạch (PDA). Trẻ cũng có thể bị huyết áp thấp (hạ huyết áp).
  • Các vấn đề về hô hấp: Trẻ sinh non có thể khó thở do hệ hô hấp chưa trưởng thành. Trẻ cũng có thể mắc chứng rối loạn phổi (chứng loạn sản phế quản phổi). Ngoài ra, một số trẻ sinh non có thể bị ngừng thở kéo dài, cơn thở nhanh thoáng qua, suy hô hấp….
  • Các vấn đề về não: Em bé được sinh ra càng sớm thì nguy cơ xuất huyết não càng cao, phần vì chưa trưởng thành, phần vì dễ chịu thêm các ảnh hưởng xấu như vàng da sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh sớm, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt…
  • Vấn đề kiểm soát nhiệt độ: Trẻ sinh non có thể mất nhiệt cơ thể nhanh chóng do không có lượng mỡ dự trữ trong cơ thể nên không thể tạo ra đủ nhiệt để chống lại những gì đã mất đi qua bề mặt cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp có thể dẫn đến nhiệt độ trung tâm cơ thể thấp bất thường (hạ thân nhiệt).
Ngoài dấu hiệu dọa sinh non, em bé sinh non có thể gặp nhiều biến chứng
Ngoài dấu hiệu dọa sinh non, em bé sinh non có thể gặp nhiều biến chứng

2. Biến chứng dài hạn

  • Các vấn đề về hành vi và tâm lý: Trẻ sinh non có thể mắc một số vấn đề về hành vi hoặc tâm lý, chậm phát triển hơn so với trẻ sinh đủ tháng.
  • Các vấn đề về thính giác: Trẻ sinh non có nguy cơ bị mất thính lực ở một mức độ nào đó. Tất cả các bé sẽ được kiểm tra thính giác trước khi về nhà.
  • Vấn đề nha khoa: Trẻ sinh non bị bệnh nặng có nguy cơ cao mắc các vấn đề về răng miệng như mọc răng chậm, đổi màu răng và răng mọc không đúng cách.
  • Suy giảm khả năng học tập: Trẻ sinh non có nhiều khả năng bị tụt lại phía sau so với các trẻ sinh đủ tháng ở các mốc phát triển khác nhau. Khi đến tuổi đi học, trẻ sinh non có nhiều khả năng bị khuyết tật học tập hơn.
  • Bại não: Là hội chứng một rối loạn vận động, trương lực cơ, tư thế, hành vi, tinh thần, giác quan…có thể do nhiễm trùng, lưu lượng máu không đủ hoặc tổn thương não đang phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc khi trẻ còn nhỏ và chưa trưởng thành.
  • Các vấn đề về tầm nhìn: Trẻ sinh non có thể mắc bệnh võng mạc do sinh non. Đôi khi các mạch võng mạc bất thường dần dần làm sẹo võng mạc, kéo nó ra khỏi vị trí được gọi là bong võng mạc có thể làm suy giảm thị lực và gây mù lòa.
  • Các vấn đề sức khỏe mãn tính: Trẻ sinh non có nhiều khả năng mắc các vấn đề sức khỏe mãn tính như nhiễm trùng, hen suyễn và các vấn đề về ăn uống có nhiều khả năng phát triển hoặc kéo dài. Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) cao hơn.

Biện pháp ngăn ngừa sinh non

1. Theo chỉ định từ bác sĩ

Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp điều trị dự phòng khi có nguy cơ cao sinh non gồm:

  • Progesterone: Hormone này có thể được tiêm hoặc đặt vào âm đạo.
  • Khâu vòng cổ tử cung: Bác sĩ sẽ dùng 1 loại chỉ lớn bản rộng để khâu vòng quanh cổ tử cung giống như cột miệng của một chiếc túi lại, thủ thuật này có thể thực hiện từ rất sớm khoảng đầu quý 2 thai kỳ.
  • Đặt vòng Pessary

Từng phương pháp sẽ được áp dụng cho từng tình huống cụ thể, theo đánh giá của bác sĩ lâm sàng và khuyến cáo y khoa.

Trong trường hợp bạn được chẩn đoán sinh non, sẽ tuỳ vào tuổi thai, nguy cơ sinh non trong vòng 1 tuần tới…hay bạn đang được chẩn đoán chuyển dạ sinh non mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

2. Ngăn ngừa sinh non qua lối sống

Dù chưa đủ bằng chứng y khoa để nói rằng các lời khuyên dưới đây sẽ dự phòng sanh non cho bạn, nhưng về phương diện naò đó, nó sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của mình. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ  xuất hiện các dấu hiệu dọa sinh non với các lời khuyên:

  • Tránh căng thẳng khi mang thai
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
  • Không hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
  • Tăng cân ở mức hợp lý (không quá nhiều hoặc quá ít).
  • Chăm sóc sức khỏe tốt hơn khi bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc trầm cảm.
  • Hãy đi khám bác sĩ sớm và thường xuyên trong thai kỳ để được chăm sóc trước khi sinh.
  • Bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm trùng như rửa tay kỹ và thường xuyên; không ăn thịt sống, cá hoặc phô mai chưa tiệt trùng; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; tránh tiếp xúc phân chó mèo vì có thể nhiễm kí sinh trùng…
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy gặp bác sĩ của bạn. Phụ nữ được chăm sóc trước khi sinh thường xuyên có nhiều khả năng có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh hơn.

[inline_article id= 303277]

Như vậy bạn đã biết dấu hiệu dọa sinh non là một khái niệm mơ hồ, dễ hiểu lầm. Tốt nhất, khi thấy các dấu hiệu sinh non cụ thể bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Chướng bụng dưới có phải mang thai không? Dấu hiệu dễ nhầm lẫn cần lưu ý!

Nhiều chị em vẫn truyền thai nhau, dấu hiệu chướng bụng chính là mang thai. Vậy chướng bụng dưới có phải mang thai không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu mang thai thường gặp trong phần dưới đây của bài viết.

Các dấu hiệu mang thai thường gặp

Khi mang thai, có thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu giúp bạn nhận biết đã cấn thai. Dưới đây là các dấu hiệu mang thai bạn dễ nhận biết nhất:

>> Bạn có thể xem thêm:

Chướng bụng dưới có phải mang thai không?

Chướng bụng dưới có phải mang thai không?
Chướng bụng dưới có phải mang thai không?

Đầy hơi chướng bụng có thể được coi là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Tuy nhiên, điều này rất khó phân biệt với tình trạng chướng bụng bình thường.

Có nhiều nguyên nhân gây đầy bụng, chướng bụng như đầy hơi, giữ nước, hội chứng ruột kích thích, hội chứng không dung nạp thức ăn, các triệu chứng của kinh nguyệt và nhiễm trùng…

Trong khi đó, mang thai cũng gây chướng bụng do một số các yếu tố dưới đây:

Do hormone progesterone làm thay đổi quá trình tiêu hóa, làm giảm nhu động ruột dẫn tới tình trạng khó tiêu hóa thức ăn.

Nồng độ progesterone tăng lên khiến các cơ trong cơ thể được thư giãn. Vì thế, quá trình tiêu hóa cũng chậm hơn do cơ ruột cũng bị thư giãn gây ra chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai.

Tình trạng chướng bụng khi mang thai có thể tăng lên nhiều hơn khi em bé phát triển lớn hơn khiến tử cung giãn rộng gây áp lực lên khoang bụng, làm cho quá trình tiêu hóa hoạt động chậm hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai: Dấu hiệu mang thai sớm có chính xác?

Tình trạng chướng bụng khi mang thai khi nào nên đi bệnh viện?

Nếu bạn biết chắc mình đã mang thai mà gặp các trường hợp dưới đây thì nên cần đi khám sức khỏe sớm:

  • Có máu trong phân
  • Đau bụng nhiều hơn
  • Nôn và buồn nôn nặng
  • Táo bón và tiêu chảy nặng
  • Xuất hiện các cơn co thắt trước 36 tuần của thai kỳ
  • Ngoài ra, bạn cũng có nhiều khả năng bị đầy hơi và chướng bụng nhiều hơn khi mang song thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ ra nhiều nước có thai không? Có thai khi vào ngày vàng!

Chướng bụng đầy hơi khi mang thai có nguy hiểm không?

Có phải chướng bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé?
Có phải chướng bụng dưới khi mang thai sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé?

Ngoài dấu hiệu đầy hơi chướng bụng có phải mang thai; thì đây là một tình trạng khá bình thường trong thai kỳ. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách ợ hơi hoặc xì hơi.

Đầy hơi có thể xuất hiện vào khoảng tuần thứ 11 của thai kỳ và có khả năng tiếp tục cho đến khi sinh. Vì thế, bạn đừng quá lo lắng khi xuất hiện tình trạng này trong thai kỳ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

Những cách giảm chướng bụng khi mang thai

Bạn cần biết cách giảm đầy hơi khi đã biết có phải chướng bụng dưới là mang thai. MarryBaby sẽ gợi ý cho bạn cách giảm chướng bụng đầy hơi buồn nôn khi mang thai hiệu quả nhé.

  • Tránh quần áo bó sát quanh eo
  • Tránh đồ uống có carbohydrate
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
  • Hạn chế ăn chất làm ngọt nhân tạo
  • Tránh ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Uống nước từ ly mà không dùng ống hút
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa táo bón
  • Ăn chậm và nhai kỹ để giảm chướng bụng
  • Tập thể dục giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn

[inline_article id= 262410]

Như vậy bạn đã biết chướng bụng dưới có phải mang thai không rồi đúng không? Đó có thể là dấu hiệu mang thai nhưng cũng có thể không phải. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra thêm các dấu hiệu mang thai khác và dùng que thử thai để xác định đầy bụng buồn nôn có phải mang thai không. Hoặc tốt hơn, bạn cũng có thể đến bệnh viện để xét nghiệm nồng độ HCG trong máu để có kết quả chính xác nhất nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mang thai bé trai hay bị đau đầu: Thực hư tin đồn có đúng không?

Một trong những cách đoán giới tính thai nhi mọi người thường dùng là dấu hiệu mang thai bé trai hay bị đau đầu. Trước khi tìm hiểu điều này, chúng ta cần hiểu vì sao bà bầu bị đau đầu khi mang thai trong phần dưới đây nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu trong thai kỳ

Trong thai kỳ, nội tiết tố trong cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Điều này chính là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị đau đầu hay nhức đầu nhẹ trong vài tháng đầu thai kỳ. Khi bạn bước qua tam cá nguyệt đầu tiên có thể chứng đau nhức đầu khi mang thai có thể được cải thiện.

Ngoài ra, đau đầu khi mang thai cũng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Mất nước
  • Thiếu ngủ
  • Do căng thẳng, lo lắng
  • Tạm dừng uống cà phê, trà hoặc nước ngọt cocacola.
  • Lượng đường trong máu thấp do không ăn thường xuyên.

>> Bạn có thể xem thêm: Huyết áp cao khi mang thai nên xử trí sao đây mẹ ơi?

Mang thai bé trai hay bị đau đầu có đúng không?

Mang thai bé trai hay bị đau đầu có đúng không?
Mang thai bé trai hay bị đau đầu có đúng không?

Trước tiên khi tìm hiểu thực hư vấn đề mang thai bé trai hay bị đau đầu, bạn cần tìm hiểu yếu tố nào quyết định giới tính thai nhi. Thực tế khoa học đã chứng minh, giới tính của thai nhi đã được quyết định trong quá trình thụ tinh.

Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của thai nhi. Mỗi quả trứng đều có nhiễm sắc thể giới tính X. Một tinh trùng có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có nhiễm sắc thể X, thai nhi sẽ là bé gái. Nếu tinh trùng thụ tinh có nhiễm sắc thể Y thì em bé sẽ là con trai.

Tuy nhiên, vấn đề mang thai bé trai hay bị đau đầu vẫn chưa có bất kì tài liệu khoa học nào chứng minh. Cho nên điều này có thể là dấu hiệu mang thai bé trai không chính xác. Vì chúng ta đã biết, tình trạng nhức đầu khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc do bệnh lý.

>> Bạn có thể xem thêm:

Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không

Mang thai bé trai hay bị đau đầu là một điều chưa chắc chắn. Đây là một tình tình trạng khá phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bà bầu bị đau đầu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bởi vì, đau đầu có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật khi mang thai. Tình trạng này thường bắt đầu sau 20 tuần của thai kỳ. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện các cơn đau vào sau tuần 20 thai kỳ thì phải đi khám ngay nhé.

Ngoài ra, đau đầu có thể là trường hợp nguy hiểm do bệnh lý như:

Cách khắc phục chứng nhức đầu khi mang thai

Như vậy bạn đã biết không phải mang thai bé trai là hay bị đau đầu. Nếu xuất hiện tình trạng này trong thai kỳ, bạn có thể áp dụng các cách sau để khắc phục:

  • Uống nước
  • Chợp mắt hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi
  • Ăn một món ăn nhẹ để nạp năng lượng cho cơ thể
  • Đắp túi chườm lạnh hoặc túi nhiệt lên trán hoặc sau gáy
  • Nhờ chồng hoặc người thân massage cổ nhẹ nhàng cho bạn
  • Nếu bạn cần dùng thuốc giảm đau thì hãy dùng thuốc paracetamol sẽ an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc quá 3 lần/tuần vì thuốc có thể gây đau đầu hơn nếu dùng quá thường xuyên.
  • Ngoài ra, bạn cũng cần tránh dùng các loại thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc aspirin và các loại thuốc có chứa caffein khi mang thai vì không an toàn cho thai kỳ.

Biện pháp ngăn ngừa chứng đau đầu của bà bầu

Để ngăn ngừa đau đầu khi mang thai, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh như:

  • Ngủ nhiều hơn
  • Không nhìn ăn hơn 4 giờ
  • Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày
  • Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn
  • Nên gặp bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt
  • Học các kỹ thuật thư giãn hoặc quản lý căng thẳng
  • Tham gia các lớp yoga dành cho bà bầu hoặc tập một số loại bài tập khác

[inline_article id= 315931]

Tóm lại, mang thai bé trai hay bị đau đầu là vấn đề không chính xác. Điều này là do sự thay đổi của nội tiết tố hoặc gặp vấn đề về bệnh lý. Bạn nên áp dụng các cách giảm đau đầu khi mang thai. Nếu không thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 Quý Mão có tốt không?

Muốn biết ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 có hợp không; bạn cần biết rõ tuổi Canh Ngọ sinh năm bao nhiêu và tử vi ra sao. Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về tuổi Canh Ngọ và Quý Mão

1. Tử vi tuổi Canh Ngọ

Theo tử vi, tuổi Canh Ngọ sinh là những người có ngày sinh trong khoảng thời gian từ 27/01/1990 đến 14/02/1991.

  • Thiên can: Canh
  • Địa chi: Ngọ
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu
  • Ý nghĩa: Thất Lý Chi Mã (Ngựa trong nhà).

Theo thuyết âm dương ngũ hành, người tuổi Canh Ngọ 1990 có mệnh như sau:

  • Mệnh: Lộ Bàng Thổ (Đất đường đi)
  • Tương sinh: mệnh Hỏa và mệnh Kim
  • Tương khắc: mệnh Thủy và mệnh Mộc

2. Tử vi tuổi Quý Mão

Muốn biết tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 như thế nào; chúng ta cần tìm hiểu về tuổi Quý Mão. Theo tử vi, tuổi Quý Mão là những người có ngày sinh nằm trong khoảng thời gian từ 22/01/2023 đến hết ngày 09/02/2024.

  • Thiên can: Quý
  • Địa chi: Mão
  • Tam hợp: Mão – Mùi – Hợi
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Theo thuyết âm dương ngũ hành, người tuổi Quý Mão 2023 có mệnh như sau:

  • Mệnh: Kim Bạch Kim (Vàng pha bạc)
  • Tương sinh: mệnh Thổ và mệnh Thủy
  • Tương khắc: mệnh Hỏa và mệnh Mộc

>> Bạn có thể xem thêm: Đặt tên con theo mệnh Kim ý nghĩa, mang lại vận may và bình an

Tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 có được không?

Sau khi tìm hiểu tử vi của hai tuổi Canh Ngọ và Quý Mão, để biết tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 có hợp không cần xét dựa trên 3 yếu tố sau:

1. Ngũ hành sinh khắc

Theo ngũ hành âm dương, vạn vật phát triển dựa trên 5 yếu tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Dựa vào đó, người ta quy ước tính điểm ba mẹ và con cái hòa hợp như sau:

Như vậy, mệnh Thổ hợp với mệnh Kim; tức là mệnh của ba mẹ hợp với mệnh của con là Đại cát đạt 2 điểm.

2. Thiên can xung hợp

Trong yếu tố 10 Thiên can, người ta cũng dựa vào đó để tính điểm xung khắc giữa các can. Theo đó, người ta cũng quy ước tính điểm ba mẹ và con cái hòa hợp như sau:

Theo đó, Thiên can Canh sẽ tương hợp với Ất và tương hình với Giáp, Bính. Còn Thiên can Quý sẽ tương hợp với Mậu và tương hình với Đinh Kỷ. Như vậy, Thiên can Canh bình hòa với Quý, đạt 0.5 điểm. Ba mẹ và con cái không hợp cũng không khắc nhau.

3. Địa chi xung hợp

Trong yếu tố xung hợp để xem tuổi sinh con năm 2023, người ta còn tính điểm dựa trên xung khắc của 12 con giáp. Ba mẹ sinh năm Ngọ mang yếu tố ngừng phát triển. Con mang tuổi Mão mang yếu tố sinh sôi nảy nở. Theo đó, người ta quy ước tính điểm hòa hợp của ba mẹ và con cái như sau:

Dựa theo đó yếu tố này, Địa chi Ngọ sẽ khắc với Mão mang ý nghĩa là Hung (tương đương 0 điểm). Bởi vì tính cách của tuổi Ngọ và Mão không hợp nhau. Nếu ba mẹ và con cái gần nhau sẽ thường xuyên cãi nhau vì bất đồng quan điểm.

Như vậy, dựa trên 3 yếu tố trên tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 đạt 2.5/5 điểm. Tức là, tuổi Canh Ngọ năm nay sinh con Quý Mão vẫn rất tốt. Bên cạnh đó, nữ tuổi Canh Ngọ năm nay rất nhiều phúc khí nếu sinh con năm 2023 thu hút nhiều tài lộc đấy nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2023 hợp tuổi bố mẹ nào để mang lại may mắn?

Dự báo vận mệnh tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023

Năm 2023 là năm rất tốt đẹp để tuổi Canh Ngọ đón thêm thành viên mới. Nhưng ba mẹ tuổi Canh Ngọ khi sinh con năm Quý Mão cần lưu ý:

  • Sự nghiệp: Năm 2023 sự nghiệp của người tuổi Canh Ngọ khá trắc trở và khó khăn. Do vậy, tâm lý của tuổi này thường nóng nảy và hay tức giận. Các cặp vợ chồng Canh Ngọ nên điều tiết cảm xúc,để không gây tranh cãi lớn. Nhưng nếu vợ chồng tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 thì gia đình sẽ yên ấm và công việc ổn định hơn.
  • Tài vận: Tuổi Canh Ngọ trong năm 2023 có vận khí bị xung khắc, tiền có thể đến và đi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu vợ chồng cùng cố gắng thì may mắn sẽ đến với gia đình. Vì thế vợ chồng cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.
  • Tình cảm: Canh Ngọ 1990 năm nay có thể gặp ải đào hoa sát, dễ gây hiểu lầm trong chuyện tình cảm khiến vợ chồng bất hòa. Tuy nhiên, nếu năm nay tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 sẽ khiến tình cảm vợ chồng thêm yêu thương và tin tưởng lẫn nhau.

Tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 tháng nào tốt nhất?

Sau khi tìm hiểu tuổi Canh Ngọ sinh năm bao nhiêu và sinh con năm 2023 có tốt không; bạn cũng nên cùng MarryBaby tìm hiểu thêm tuổi Ngọ sinh con năm 2023 tháng nào tốt (theo âm lịch).

  • Tháng 1: Trẻ sinh tháng này có cuộc sống bôn ba, vất vả nhưng nhiều phúc khí.
  • Tháng 2: Em bé này sẽ có tuổi trẻ thăng trầm nhưng về già thì hưởng nhiều phúc đức.
  • Tháng 3: Em bé ra đời với hai bàn tay trắng, nhưng sẽ làm nên nghiệp lớn.
  • Tháng 4: Trẻ có vẻ ngoài nổi trội, gặp nhiều may mắn và gia đình yên ấm.
  • Tháng 5: Trẻ sẽ có sự nghiệp hanh thông, cuộc đời may mắn và gia tài dư dã.
  • Tháng 6: Em bé sẽ có sự nghiệp hưng thịnh và làm gì cũng thành công như ý muốn.
  • Tháng 7: Cuộc sống và sự nghiệp của con sẽ gặp được nhiều điều tốt đẹp.
  • Tháng 8: Cuộc sống của con sẽ gặp nhiều may mắn, dù khó khăn nhưng sẽ vượt qua tất cả.
  • Tháng 9: Số mệnh người này khá tốt, gia đạo bình yên, vinh hoa phú quý.
  • Tháng 10: Con sẽ là người có số trường thọ và cuộc sống sung túc.
  • Tháng 11: Em bé tháng 11 sẽ thường gặp ít may mắn và không gặp thời.
  • Tháng 12: Em bé này phải thật cố gắng, kiên trì thì mới có thể thành công.

Như vậy, ba mẹ tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 nên vào tháng nào cũng có một điểm tốt đẹp riêng. Nếu ba mẹ Canh Ngọ muốn sinh con năm nay thì hãy lên kế hoạch ngay nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tuổi Tân Mùi sinh con năm 2023 có tốt không? Ba mẹ nào sinh năm 1991 chớ bỏ qua

Canh Ngọ 1990 sinh con năm 2023 nên sinh trai hay gái?

Tuổi Canh Ngọ sinh con năm 2023 sinh con trai hay gái cũng đều tốt cả . Vì đây là một năm đẹp và rất may mắn cho các cặp vợ chồng muốn sinh con.

Với em bé trai hay gái Quý Mão thì cuộc sống sau này sẽ rất tốt đẹp, cơ nghiệp phát triển và an nhà khi về già. Còn với em bé gái Quý Mão thì có cuộc đời tốt đẹp, công danh, gia đạo và tình duyên đều tốt đẹp.

Ngoài ba mẹ tuổi Canh Ngọ, thì ba mẹ thuộc mệnh Hỏa và Mộc khi sinh con Quý Mão sẽ mang đến may mắn, gia đình yên ấm. Vì em bé tuổi Quý Mão là một người hiểu chuyện, tâm lý và luôn chu đáo. Các con sẽ luôn bảo vệ ba mẹ và anh chị em trong gia đình.

[inline_article id= 318547]

Nói tóm lại, sinh con năm 2023 với tuổi Canh Ngọ là một điều rất tốt. Dù bạn sinh ra con gái hay con trai tuổi Quý Mão đều mang đến niềm vui và hạnh phúc cho cả gia đình. Hãy lên kế hoạch sinh một bé mèo ngay nhé ba mẹ sinh năm 1990!

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Bụng có nhịp đập lạ có phải có thai không? Dấu hiệu mang thai lạ!

Vậy bụng có nhịp đập lạ có phải có thai không? MarryBaby sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

Bụng có nhịp đập có phải có thai không?

Khi tim bơm máu, các động mạch của cơ thể sẽ giãn ra và co lại tạo nên nhịp xung. Các nhịp xung của mạch máu cũng được dùng để xác định nhịp đập của tim hay số lần tim đập trong 1 phút. Vậy tại sao trong bụng lại có nhịp đập?

Nếu bạn sờ tay lên bụng và cảm thấy các nhịp đập cũng là điều rất bình thường. Vì đó là nhịp đập của động mạch chủ mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể. Vì động mạch chủ kéo dài từ tim, xuống giữa ngực và vào bụng của bạn.

[key-takeaways title=””]

Khi mang thai, lượng máu cũng sẽ tăng lên khiến các mạch máu bị giãn ra làm cho nhịp đập của động mạch chủ mang máu từ tim đến các phần còn lại của cơ thể đập mạnh hơn. Vì thế, bụng có nhịp đập có thể được xem là một dấu hiệu mang thai.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm sờ bụng thế nào biết có thai để cảm nhận được sự thay đổi khi có “tin vui” nhé!

Nguyên nhân khác khiến bụng có nhịp đập

 Bụng có nhịp đập có phải có thai không? Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân
 Bụng có nhịp đập có phải có thai không? Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân

Bụng đập cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

  • Khi bạn nằm: Bạn cũng có thể thấy bụng đập khi nằm và nâng cao đầu gối. Thậm chí, nếu bạn không có nhiều mỡ bụng thì cũng có thể thấy bụng mình đập.
  • Trong và sau khi ăn: Khi ăn, tim sẽ bơm thêm máu đến dạ dày và ruột non thông qua động mạch chủ giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Điều này, có thể tạo ra nhịp đập rõ rệt hơn.

Trong những trường hợp hiếm gặp, bụng có nhịp đập có thể là cảnh báo của một số tình trạng bệnh nguy hiểm. Nếu bạn nhận thấy rõ nhịp đập của động mạch chủ ở bụng, hông hoặc lưng thì có thể do nguyên nhân sau:

  • Bị huyết áp cao
  • Mắc bệnh mạch máu
  • Bị một chấn thương gần đây
  • Tiền sử nhiễm trùng động mạch chủ
  • Tiền sử gia đình bị phình động mạch chủ bụng

[inline_article id=262410]

Dấu hiệu mang thai khác dễ nhận biết

Bụng đập có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết khác

Bên cạnh vấn đề có phải có thai bụng có nhịp đập; bạn cũng nên biết thêm các dấu hiệu mang thai khiến cơ thể thay đổi khác như:

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy các dấu hiệu thay đổi khác như:

[inline_article id=305660]

Khi có thai ở bụng bạn có thể nhận thấy có dấu hiệu bụng có nhịp đập, đặc biệt với những bạn thành bụng mỏng.  Do các mạch máu giãn ra giúp vận chuyển máu và oxy cho thai nhi. Vì thế, bạn có thể cảm nhận nhịp đập này rõ hơn. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng sẽ cảm nhận được đặc điểm này, nên các bạn cũng đừng lo lắng quá nếu có thai mà không thấy triệu chứng này. 

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa do đâu và có nguy hiểm không?

Trong quá trình hồi phục sau sinh, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa có phải là tình trạng bình thường hay không? Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhé.

Nguyên nhân vết khâu tầng sinh môn bị ngứa

1. Do quá trình liền sẹo sau sinh

Đối với một số phụ nữ sau khi sinh, vết khâu tầng sinh môn có thể bị ngứa và lồi do quá trình liền sẹo của vết thương. Đây cũng là tình trạng rất bình thường không phải biến chứng đáng lo ngại đâu bạn nhé.

2. Do vết khâu bị nhiễm khuẩn sau sinh

Ngoài ra, vết khâu tầng sinh môn bị ngứa cũng có thể do bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể sản phụ qua vết thương ở tầng sinh môn hoặc âm đạo khiến cho vùng này phù nề, sưng to và làm vết khâu tầng sinh môn có mủ.

>> Bạn có thể xem thêm: 14 kiêng cữ sau sinh mẹ cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe

3. Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau 1 tháng do đâu?

Vết khâu tầng sinh môn bị ngứa sau 1 tháng có thể do sau khi hồi phục. Tuỳ vào cơ địa mỗi người, mà vết sẹo có thể bị lồi hoặc không. Nếu vết sẹo bị lồi hoặc đang lên da non có thể khiến bạn bị ngứa. Tuy nhiên, vết khâu bị ngứa sau 1 tháng cũng có thể do bị viêm nhiễm. Tốt nhất, bạn cần đi đến bệnh viện khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

4. Vết khâu tầng sinh môn lành có bị ngứa không?

Vết khâu tầng sinh môn lành có bị ngứa không? Khi vết sẹo đã liền mặt và ổn định thì bạn sẽ không còn cảm giác ngứa khó chịu nữa. Mọi sinh hoạt bình thường, bạn đều có thể thực hiện được như trước khi sinh em bé nhé.

Vết khâu tầng sinh môn sau sinh bị ngứa phải làm sao?

Mặc quần lót cotton và rộng rãi để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
Mặc quần lót cotton và rộng rãi để tránh bị nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Sau khi bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị ngứa và lồi; thì bạn nên cũng nên biết các cách sau sinh bị ngứa phải làm sao để chăm sóc vết khâu tầng sinh môn.

  • Mặc quần lót bằng cotton và quần áo rộng rãi thoáng mát.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Bạn có thể sử dụng vòi hoa sen để rửa nhẹ vùng vết thương.
  • Rửa vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh và lau khô vùng kín bằng khăn mềm, sạch, chú ý không lau từ sau ra trước vì dễ mang vi khuẩn từ hậu môn đến vết thương.
  • Cố gắng xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh và uống đủ nước để tránh táo bón.
  • Thực hiện các bài tập sàn chậu giúp tăng lưu lượng máu đến âm đạo và hậu môn giúp hồi phục vết thương nhanh.
  • Không sử dụng bất kỳ loại kem, nước thơm hoặc thuốc xịt vùng kín nào có chứa steroid trừ khi có chỉ định y khoa (vì corticoid có thể làm chậm quá trình lành vết thương, các hoá chất hay phụ da có thể gây kích ứng).

>> Bạn có thể xem thêm: Bữa sáng cho bà đẻ nên ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe sau sinh?

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Nếu bạn đã biết cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị ngứa; thì cũng nên biết vết khâu tầng sinh môn bao thì lành? Đây cũng là điều được rất nhiều thai phụ quan tâm và thắc mắc sau khi sinh con.

Thông thường, bác sĩ sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu vết rạch tầng sinh môn. Vì thế, đối với những trường hợp thông thường không biến chứng, khoảng 3 tuần vết thương sẽ lành và ổn định sau khoảng một tháng, thời gian này có thể sẽ lâu hơn nếu tổn thương tầng sinh môn nghiêm trọng hay nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần lưu ý cẩn thận giữ gìn vết thương để tránh bị nhiễm trùng sau sinh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể cần biết thêm hình ảnh vùng kín sau sinh thay đổi thế nào để biết cách chăm sóc “cô bé” được tốt hơn.

Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ có nên hơ than vùng kín sau sinh để làm đẹp “cô bé”?

Khi nào cần đến bệnh viện xử lý?

Như vậy bạn đã biết bị ngứa vết khâu tầng sinh môn là một điều bình thường do quá trình liền sẹo. Tuy nhiên, nếu vết khâu bị nhiễm trùng thì cần đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, khi bạn nhận thấy các dấu hiệu bất thường dưới đây thì cũng cần đến bệnh viện ngay nhé:

  • Mũi khâu có mùi hôi
  • Bị sốt do nhiễm trùng
  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh
  • Vết khâu trở nên đau đớn hơn
  • Vết thương đã lâu không lành

[inline_article id= 262300]

Như vậy bạn đã biết vết khâu tầng sinh môn bị ngứa là một điều bình thường trong quá trình liền sẹo. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhận thấy bị ngứa vết khâu tầng sinh môn kèm theo dấu hiệu chảy máu, sưng mủ, đau vết thương hoặc sốt thì hãy nhanh đến bệnh viện ngay nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hội chứng HELLP trong sản khoa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Hội chứng HELLP trong sản khoa trong giai đoạn thai kỳ thường xảy ra trong tam cá nguyệt cuối của thai kỳ. Để hiểu hơn về tình trạng này chúng ta cần hiểu rõ hội chứng HELLP là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là gì?

Hội chứng HELLP trong sản khoa là một biến chứng nặng của tiền sản giật thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Nhưng tình trạng này cũng có thể phát triển trong tuần đầu tiên sau khi sinh con (tiền sản giật sau sinh).

Tên hội chứng HELLP trong sản khoa là viết tắt của:

  • H (Hemolysis): Tán huyết, phá vỡ các tế bào hồng cầu (tế bào mang oxy từ phổi đến tất cả các mô cơ quan của cơ thể).
  • EL (Elevated liver enzymes): Tăng men gan 
  • LP (Low platelet count): Số lượng tiểu cầu thấp (một thành phần trong máu có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu).

>> Bạn có thể xem thêm: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Sự khác nhau giữa hội chứng HELLP trong sản khoa và tiền sản giật

  • Tiền sản giật đặc trưng bởi 2 triệu chứng: huyết áp cao (tăng huyết áp)protein niệu (tăng nồng độ protein hơn mức bình thường trong nước tiểu).
  • Hội chứng HELLP là một biến chứng nặng của tiền sản giật, có thể rất khó chẩn đoán vì tiến triển nhanh và đôi khi những triệu chứng điển hình của tiền sản giật như tăng huyết áp và protein niệu còn chưa được nhận diện. Tình trạng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, một số bằng chứng cho thấy hôi chứng HELLP có thể là một bệnh lý riêng biệt với tiền sản giật.

Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

Triệu chứng của HELLP trong sản khoa

Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng của hội chứng HELLP trong sản khoa như:

  • Mờ mắt hoặc đau đầu.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Khó chịu hoặc mệt mỏi.
  • Phù (sưng) và tăng cân nhanh chóng.
  • Đau bụng khi mang thai, thường ở vùng hạ sườn phải hoặc giữa thượng vị.

Bạn cũng có thể gặp:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Co giật

Nguyên nhân gây ra hội chứng HELLP

Thực chất các chuyên gia chưa xác định chính xáccác nguyên nhân nào dẫn đến hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiền sản giật hoặc sản giật có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Ngoài ra, các yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng HELLP trong sản khoa có thể là:

  • Tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ
  • Phụ nữ đã từng sinh con nhiều lần.
  • Yếu tố di truyền.
  • Lớn tuổi.
  • Từng có tiền sử mắc hội chứng HELLP trong lần mang thai trước.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Cách điều trị tình trạng này ra sao?

cách điều trị hội chứng hellp trong sản khoa

1. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán qua những thay đổi về lâm sàng và cận lâm sàng:

  • Các triệu chứng như tăng huyết áp, protein niệu, phù, đau hạ sườn phải, thượng vị, xuất huyết bất thường…
  • Xét nghiệm cho thấy các rối loạn về đông cầm máu, tan máu, suy chức năng gan thận…
  • Đánh giá tăng trưởng thai là xét nghiệm quan trọng

2. Phương pháp điều trị

Để điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa, bác sĩ cân nhắc các yếu tố: mức độ nặng của bệnh về phía mẹ, tuổi thai, cân bằng lợi ích và nguy cơ mẹ con, có thể dùng các phương pháp sau:

  • Dùng thuốc để giảm huyết áp và ngăn ngừa co giật.
  • Cách điều trị hội chứng HELLP trong sản khoa cuối cùng có thể là sinh con sớm. Bác sĩ có thể dùng thuốc để kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ.
  • Nếu em bé còn nhỏ và tình trạng mẹ cho phép kéo dài thêm, để giúp phổi phát triển, bác sĩ có thể cho em bé dùng corticosteroid.
  • Điều trị hổ trợ tuỳ theo từng triệu chứng.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiền sản giật cho bà bầu như thế nào?

Phòng ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa

Không có cách nào để ngăn ngừa hội chứng HELLP trong sản khoa. Tuy nhiên, trong thai kỳ bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và các dấu hiệu quan trọng khác để phát hiện sớm dấu hiệu mắc hội chứng.

Nếu được xác định là đối tượng có nguy cơ cao mắc tiền sản giật, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng aspirin liều thấp sau tam cá nguyệt đầu tiên, giảm nguy cơ mắc tiền sản giật có thể làm giảm khả năng xuất hiện hội chứng HELLP.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và có thể phát hiện các bệnh lý (ví dụ tiền sản giật hay mắc hội chứng HELLP) bạn cần duy trì thói quen sau:

  • Ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm.
  • Khám thai đúng lịch trước khi sinh thường xuyên.
  • Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
  • Tập thể dục vừa phải hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ và các chuyên gia.
  • Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng gồm ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, trái cây và rau quả.

[inline_article id=302993]

Như vậy bạn đã hiểu rõ hơn về hội chứng HELLP trong sản khoa rồi. Đây là một biến chứng trong thai kỳ có thể xuất hiện ở tam cá nguyệt cuối hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, tình trạng này lại rất hiếm xảy ra chỉ chiếm từ 0,1-1% trong khi mang thai hoặc sau khi sinh con thôi.

Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường và cách chăm sóc để nhanh lành

Để hiểu hình ảnh vùng kín sau sinh thường thay đổi nhiều đến thế nào, bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường

1. Âm đạo sau sinh có thể bị rách và để lại sẹo

Trong quá trình sinh đẻ, âm đạo bị giãn nở quá mức có thể gây rách da. Để tránh vết rách không được kiểm soát dẫn tới rách phức tạp, bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn để mở rộng âm đạo, âm hộ. Vết rạch này sẽ được các bác sĩ khâu lại sau khi đưa em bé ra ngoài.

Thời gian lành vết khâu khoảng 6 tuần, tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc vết thương. Nếu chăm sóc vết thương không đúng cách, vùng kín sau sinh thường sẽ để lại sẹo.

Vùng kín sau sinh thường có thể bị rách và để lại sẹo do rạch tầng sinh môn

2. Âm đạo bị sưng đau và bầm tím

Âm đạo bị sưng, đau và bầm tím là hiện tượng phổ biến sau khi sinh con do đến từ vết khâu tầng sinh môn. Hầu hết thai phụ sẽ trải qua tình trạng đau nhức ở âm đạo này trong 6 đến 12 tuần sau khi sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 cách trị thâm vùng kín sau sinh để “cô bé” gợi cảm, quyến rũ

3. Hình ảnh vùng kín sau sinh thường bị thay đổi màu sắc

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường bị thay đổi màu sắc
Nếu biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh, âm đạo có thể hồng hào trở lại

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ tăng sản xuất estrogen và progesterone, những hormone giúp làm tăng lưu lượng máu khiến âm hộ, âm đạo trở nên sẫm màu hơn và kéo dài cho đến sau khi sinh. Bạn có thể áp dụng các cách giúp làm hồng âm đạo để lấy lại tự tin.

4. Âm đạo rộng hơn hoặc lỏng lẻo

Hình ảnh âm đạo sau sinh bị giãn rộng
Hình ảnh âm đạo sau sinh thường bị giãn rộng

Mang thai và sinh nở có thể làm suy yếu cơ sàn chậu và cơ âm đạo. Hầu hết phụ nữ sẽ cảm thấy vùng kín sau sinh thường bị lỏng lẻo và giãn rộng hơn sau khi sinh con.

Sự thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo bị giãn ra khi sinh cụ thể như:

  • Hormone Estrogen làm tăng lưu lượng máu đến âm đạo và giữ cho các mô âm đạo đàn hồi, mở rộng và co lại trong quá trình sinh nở.
  • Hormone Eelaxin làm mềm và giãn dây chằng vùng chậu và mở rộng cổ tử cung trước khi sinh con giúp em bé đi qua âm đạo.

Vậy “cô bé” bị rộng sau sinh phải làm sao? Bạn có thể cùng MarryBaby thảo luận về cách thu nhỏ “cô bé” trên cộng đồng của chúng mình. 

5. Khô âm đạo sau khi sinh con là điều dễ thấy!

Vùng kín sau sinh thường có thể bị khô do nồng độ estrogen giảm sau khi mang thai. Ngoài ra, việc cho con bú sau khi sinh cũng làm giảm nồng độ estrogen để kích thích sản xuất sữa mẹ.

Vì vậy, bạn có thể bị khô âm đạo khi cho con bú hoàn toàn. Tuy nhiên khô âm đạo có thể cải thiện khi bạn ngừng cho con bú và nồng độ estrogen có thể trở lại mức trước khi mang thai.

[inline_article id=325416]

6. Hình ảnh vùng kín sau sinh thường bị lồi cục thịt

hình ảnh âm đạo lồi cục thịt sau sinh

Đây là hiện tượng sa tử cung, khi các cơ và mô hỗ trợ tử cung bị yếu hoặc giãn ra, khiến tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc thậm chí lộ ra ngoài âm đạo. Bạn hãy đọc thêm bài viết bị lồi cục thịt thừa ở vùng kín sau sinh để hiểu hơn về vấn đề này.

[key-takeaways title=””]

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường thay đổi có thể khiến bạn tuyệt vọng. Tuy nhiên, những thay đổi này là hoàn toàn bình thường và sẽ thuyên giảm dần trong vài tuần đến vài tháng sau sinh. Dù có những thay đổi, vùng kín vẫn giữ nguyên chức năng sinh sản và những khoái cảm tình dục. Vì thế, hãy chăm sóc cơ thể tốt để lấy lại sự tự tin, bạn nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=241988]

Vùng kín sau sinh thường hồi phục trong bao lâu?

Khi bạn đã hiểu rõ hình ảnh của vùng kín sau sinh thường; chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết âm đạo sau sinh có phục hồi lại được không? Thực chất độ hồi phục âm đạo sau sinh sẽ tùy thuộc vào mỗi người.

  • Với những phụ nữ trẻ không có biến chứng âm đạo khi sinh thì sẽ phục hồi sau 6 tháng đầu sinh con.
  • Phụ nữ lớn tuổi sinh con nhiều lần hoặc bị chấn thương âm đạo thì nguy cơ âm đạo giãn rộng mãn tính kéo dài hơn 6-12 tháng đầu.

Ngoài ra, có một số sản phụ có cơ địa không tốt và chưa biết cách chăm sóc vùng kín sau sinh nên thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Do đó, để vùng kín mau hồi phục bạn có thể tham gia vào cộng đồng MarryBaby để được hướng dẫn thật chi tiết về cách chăm sóc vùng kín sau sinh thường nhé.

Cách giúp vùng kín sau phục hồi và se khít nhanh

Để giúp hình ảnh vùng kín sau sinh thường nhanh hồi phục, bạn có thể áp dụng các cách se khít vùng kín sau sinh dưới đây:

1. Thực hiện xông hơ vùng kín 

Xông hơ sẽ giúp hình ảnh vùng kín sau sinh thường và mổ sớm se khít
Xông hơ sẽ giúp vùng kín sau sinh thường và mổ sớm se khít
  • Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không: Nếu bạn thường xuyên xông hơ lá trầu không sẽ giúp hình ảnh vùng kín sau sinh thường được se khít và thơm tho. Bạn nên thực hiện cách xông hơi này 2 lần/tuần để nhanh chóng đạt hiệu quả.
  • Xông hơi vùng kín bằng lá trà xanh: Ngoài lá trầu không thì lá trà xanh cũng có công dụng se khít vùng kín rất hiệu quả. Nhờ các chất chống oxy hóa trong lá trà mà vùng kín cũng sẽ được se khít và thơm tho hơn. Với phương pháp này bạn cũng nên thực hiện 2 lần/tuần thôi nhé.
  • Thoa nha đam giúp dưỡng ẩm vùng kín: Bên cạnh việc xông hơ để giúp hình ảnh vùng kín sau sinh thường thêm mịn màng, bạn nên thoa thêm nha đam để dưỡng ẩm. Với cách này bạn chỉ nên thực hiện 2-3 lần/tuần thôi nhé.

[inline_article id=264111]

vùng kín sau sinh thường và mổ sẽ khít lại nhờ bài tập Kegel

2. Tập Kegel để hình ảnh vùng kín sau sinh thường đẹp hơn

Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp tập các bài tập Kegel giúp săn chắc cơ âm đạo và cơ sàn chậu. Các bài tập này còn giúp ngăn ngừa tình trạng tiểu không kiểm soát sau sinh rất hiệu quả.

>> Bạn có thể xem thêm: Thu nhỏ ‘cô bé’ với bài tập Kegel sau sinh cực hiệu quả

3. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

3.1 Chế độ dinh dưỡng

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa.
  • Tăng cường những món ăn từ cá, trứng, cà rốt, quả lựu, táo, sữa chua, ngũ cốc….

3.2 Chế độ sinh hoạt

  • Bạn chỉ nên sử dụng các loại đồ lót rộng rãi thoải mái.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp.
  • Tích cực vận động và có thể tăng cường tập một số môn thể thao nhẹ nhàng.
  • Quan hệ tình dục an toàn với tần suất vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến vùng kín.

[inline_article id=161974]

Hình ảnh vùng kín sau sinh thường có sự thay đổi rất rõ rệt. Điều này khiến cho nhiều chị em cảm thấy tự ti khi gần chồng. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng các phương pháp hỗ trợ giúp se khít âm đạo thì hình ảnh vùng kín sau sinh thường sẽ lại đẹp như thuở con gái.