Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.
Để biết hình ảnh bụng bầu con trai và con gái được ông bà xưa xem như thế nào; mời bạn cùng với MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Dáng hình ảnh bụng bầu con trai và con gái
Theo ông bà xưa truyền lại, họ đoán giới tính thai nhi qua cách xem hình ảnh dáng bụng bầu con trai và con gái như sau.
1. Xem bụng bầu bé trai như thế nào?
Dân gian quan niệm, mẹ bầu mang thai con trai sẽ có những dấu hiệu và đặc điểm khác với mang thai con gái. Điểm khác biệt nhất chính là dáng hình ảnh bụng bầu con trai sẽ gọn, thấp và hơi nhô về phía trước.
2. Xem bụng bầu con gái như thế nào?
Với phụ nữ mang bầu con gái thì sẽ có dáng bụng tròn, vị trí cao, có phần hông ở phía sau to hơn bầu con trai.
Đoán giới tính thai nhi qua bụng bầu có chính xác không?
Thực tế cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái theo dân gian chỉ mang tính chất hên xui thôi. Kích thước và hình dạng bụng không quyết định kích thước cũng như giới tính của em bé.
Mẹ bầu có dáng bụng to có thể là do thừa cân hoặcdư nước ối. Trong khi bụng nhỏ có thể là donước ối ít hoặc thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, bạn nhé.
Kích thước và hình ảnh bụng bầu cho biết điều gì?
Khi bạn đã biết cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái chưa chính xác hoàn toàn. Thì bạn cần biết thêm những yếu tố gây ảnh hưởng đến hình dáng của bụng bầu sau:
Hình dáng bụng bầu có thể thay đổi do các hoạt động của thai nhi. Từ tam cá nguyệt thứ hai, em bé có thể biết cử động và bắt đầu di chuyển trong bụng.
Vào cuối của thai kỳ, đầu thai nhi sẽ di chuyển xuống xương chậu, khiến bụng trông to hơn ở phía dưới. Điều này có thể khiến cho dáng bụng bầu thay đổi.
Lần mang thai đầu tiên sẽ có vòng bụng nhỏ gọn hơn do các cơ bụng chưa được giãn ra trước đó. Vì thế bụng bầu sẽ nhỏ gọn hơn những lần mang thai tiếp theo.
Mang thai lần thứ hai trở đi sẽ có bụng lớn hơn. Điều này do lần mang thai đầu tiên có thể đã kéo căng cơ bụng. Trừ khi bạn đang tập thể dục hoặc là một vận động viên, thì cơ bắp của sẽ có cơ bụng săn chắc.
Lượng nước ối quyết định kích thước của bụng bầu. Trong suốt thai kỳ, chỉ số nước ối luôn thay đổi. Chỉ số trung bình của nước ối trong thai kỳ bình thường cao hơn trong tam cá nguyệt thứ hai, trong khi tương đối ít hơn trong tam cá nguyệt thứ ba.
Chiều cao của người mẹ quyết định hình dáng bụng bầu. Mẹ bầu có dáng người cao sẽ có nhiều không gian hơn để thai nhi phát triển. Vì vậy, thai nhi lớn lên, bụng sẽ hướng lên trên chứ không hướng ra ngoài. Mặt khác, phụ nữ thấp hơn sẽ có ít không gian cho em bé nên bụng bầu bị đẩy ra ngoài chứ không hướng lên trên.
Các nào yếu tố quyết định giới tính thai nhi?
Việc xem dáng hình ảnh bụng con trai và con gái không đúng thì cách nào giúp quyết định giới tính thai nhi? Thực tế, giới tính của em bé được xác định tại thời điểm thụ tinh.
Trong số 46 nhiễm sắc thể tạo nên vật chất di truyền của em bé, chỉ có 2-1 từ tinh trùng và 1 từ trứng quyết định giới tính của em bé. Chúng được gọi là nhiễm sắc thể giới tính.
Mỗi quả trứng đều có nhiễm sắc thể giới tính X; một tinh trùng có thể có nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y. Nếu tinh trùng thụ tinh với trứng có nhiễm sắc thể X, em bé là nữ; nếu nó có nhiễm sắc thể Y, đứa trẻ sẽ là con trai.
Hình ảnh bụng bầu con trai và con gái chỉ mang tính chất hên xui. Để biết giới tính thai nhi thì khoa học có thể đoán qua các yếu tố sau:
Siêu âm sẽ giúp quan sát bộ phận sinh dục của thai nhi. Từ đó, bạn có thể biết bản thân đang mang thai con trai hay con gái.
Xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) cũng có thể xác định giới tính thai nhi, thông qua khảo sát ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ. Vì xét nghiệm NIPT phát hiện sự tồn tại của nhiễm sắc thể Y có trong giới tính nam, là nhiễm sắc thể không có ở tế bào mẹ. Vai trò của những xét nghiệm này quan trọng nhất vẫn là để sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi, không nên sử dụng nó chỉ vì mục đích biết sớm giới tính thai.
[inline_article id=267579]
Như vậy bạn đã biết cách xem hình ảnh bụng bầu con trai và con gái theo ông bà xưa không có căn cứ khoa học. Vì hình ảnh bụng bầu con trai và con gái sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tốt nhất, bạn nên đi siêu âm để biết được chính xác giới tính của thai nhi nhé.
Để biết sau sinh kiêng gió bao lâu; bạn cần hiểu kiêng cữ sau sinh là gì trước nhé.
Kiêng cữ sau sinh là gì?
Kiêng cữ sau sinh là một thuật ngữ dân gian chỉ thời gian nghỉ ngơi của sản phụ sau khi sinh con. Giai đoạn này là lúc các mẹ bỉm lấy lại sức khỏe và có sữa cho con bú.
Phong tục này xuất xứ từ người Trung Hoa từ ngày xa xưa. Và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa của người Hoa.
Theo văn hóa xưa, người phụ nữ sau khi sinh không được ra ngoài. Thậm chí, người thân trong gia đình cũng không được vào phòng của bà đẻ. Điều này giúp bà đẻ cân bằng lại được năng lượng cho cơ thể và bảo vệ em bé khỏi các nguyên nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, việc ở cữ cũng cần phải đảm bảo từ việc ăn uống cho đến phòng ở của bà đẻ phải ở nhiệt độ ấm, tránh nhiệt độ lạnh và kiêng gió. Vì người xưa quan niệm, cơ thể của thai phụ sau sinh rất mệt mỏi và thân nhiệt kém. Vậy bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu là tốt nhất?
Bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu?
Tham khảo trang Family Doctor, cơ thể phụ nữ khi chuyển dạ sinh nở sẽ trải qua chấn thương và mất nhiều sức nên cần được phục hồi. Quá trình hồi phục sau sinh không chỉ diễn ra trong vài ngày, thậm chí có thể phải mất đến vài tháng.
Mặc dù, có nhiều phụ nữ cảm thấy cơ thể dường như đã hồi phục sau sinh 6-8 tuần. Nhưng có một số phụ nữ cần mất nhiều thời gian hơn để được phục hồi sức khỏe hoàn toàn. Thời gian ở cữ này sẽ khác nhau tùy vào sức khỏe của mỗi phụ nữ và tùy vào việc sinh thường hay sinh mổ.
Vậy bà đẻ sau sinh kiêng gió bao lâu? Theo quan niệm xưa, bà đẻ cần kiêng gió trong 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, bạn có thể rút ngắn thời gian kiêng gió và nghỉ ngơi trong 6-8 tuần theo khoa học chứng minh. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để lấy lại sức khỏe sau khoảng thời gian chuyển dạ đau đớn và mệt mỏi nhé.
Khi bạn đã biết sau sinh kiêng gió bao lâu rồi; thì cũng cần tránh những quan niệm sai lầm trong giai đoạn ở cữ dưới đây:
Không đi ra ngoài: Việc thường xuyên ở trong phòng kín cùng với sự thay đổi sau sinh sẽ khiến cho sản phụ dễ rơi vào tâm trạng buồn bã. Do đó, bạn nên ra ngoài khi khỏe hơn để hít khí trời và thư giãn.
Ở trong phòng kín hoàn toàn: Hiện tại chưa có tài liệu khoa học nào nói đến việc phụ nữ sau sinh cần ở cữ trong phòng kín gió hoàn toàn. Tốt nhât, bạn nên ở trong phòng có không gian thoáng đãng để cảm thấy thoải mái khi nghỉ ngơi.
Không sử dụng quạt máy: Ởcữ có được nằm quạt không? Thực tế chưa có tài liệu khoa học nào nói bà đẻ không nên sử dụng quạt máy. Tuy nhiên, khi biết sau sinh kiêng gió bao lâu; bạn cũng nên khéo léo tránh để quát máy thổi trực diện vào mình và em bé. Thay vào đó hãy để quạt quay ở hướng khác giúp không khí phòng thêm thoái mái.
Với những thông tin trên bạn đã biết sau sinh kiêng gió bao lâu rồi phải không? Ngoài ra, bạn cũng nên làm những việc sau để cơ thể được phục hồi hoàn toàn:
Hạn chế leo cầu thang: Trong tuần đầu tiên, bạn nên cố gắng giảm số lần leo cầu thang.
Nghỉ ngơi nhiều hơn: Cố gắng ngủ hoặc nghỉ ngơi khi con bạn ngủ để giúp cơ thể nhanh khỏe mạnh trở lại.
Tránh nâng vật nặng: Bạn nên tránh nâng bất cứ thứ gì nặng hơn em bé trong thời gian ở cữ để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
Rửa tay: Đây là một việc nhỏ nhưng bạn phải làm thường xuyên. Rửa tay sau khi đi vệ sinh, thay tã cho bé và trước khi cho bé ăn.
Giữ cho việc chăm sóc con trở nên đơn giản: Hãy tìm hiểu lịch trình và nhu cầu của con trong vài tuần đầu tiên để việc chăm sóc con thêm dễ dàng.
Như vậy bạn đã hiểu tại sau bà đẻ phải kiêng gió cũng như sau sinh kiêng gió bâu lâu rồi. Tốt nhất, bạn nên ở cữ sau sinh trong khoảng 6-8 tuần hoặc nhiều hơn cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh trở lại. Trong khoảng thời gian này, bạn nên nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh nhé.
Vào tuần 16, bộ phận sinh dục thai nhi phát triển ra sao? Trước tiên, hãy tìm hiểu điều gì quyết định giới tính cho thai nhi.
Điều gì quyết định giới tính cho thai nhi?
Vào tuần 16, mẹ bầu đã chính thức bước vào tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ. Lúc này, thai nhi 16 tuần đã dài khoảng 11,43cm tính từ đầu đến mông, tương đương với kích thước của một quả cam vàng. Trọng lượng khoảng 100g.
Vậy giai đoạn này bộ phận sinh dục thai nhi 16 đã phát triển chưa? Thực tế, giới tính của thai nhi đã được quyết định từ khi thụ tinh. Nhưng giới tính của phôi không thể phân biệt được trong 6 tuần đầu tiên của quá trình phát triển.
Các đặc điểm của cơ quan sinh dục nam hoặc nữ thường có thể được nhận ra vào tuần thứ 12 của quá trình phát triển. Vì thế, vào tuần 16 bộ phận sinh dục của thai nhi đã hình thành rõ ràng.
Bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần phát triển ra sao?
Trong quá trình phát triển bình thường, cả hai cặp ống sinh dục đều có mặt. Tuy nhiên, sự hình thành bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần sẽ khác nhau như sau:
Ở phôi bé gái, các ống cận trung thận (ống mullerian) phát triển thành hầu hết đường sinh dục nữ, bao gồm vòi tử cung, tử cung và một phần của ống âm đạo.
Ở phôi bé trai, tinh hoàn tiết ra chất ức chế mullerian, ngăn chặn sự phát triển của các ống cận trung thận. Thay vào đó, các ống trung thận phát triển thành mào tinh hoàn, ống dẫn tinh và ống phóng tinh.
Sau đó, vào tuần thứ 28 bộ phận sinh dục của thai nhi sẽ có buồng trứng và tinh hoàn phát triển trong bụng và đi xuống vị trí định hình giới trước khi sinh. Với em bé trai sẽ có tinh hoàn đi xuống từ bụng vào bìu vào khoảng tuần thứ 28 của quá trình phát triển. Như vậy, trước khi sinh thì bộ phận sinh dục của thai nhi đã được định hình rõ ràng.
Phương pháp nào giúp chẩn đoán giới tính thai nhi?
Sau khi bạn đã biết bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần phát triển thế nào; thì bạn cũng nên biết thêm các phương pháp y khoa giúp chẩn đoán giới tính thai nhi chính xác dưới đây.
Xét nghiệm xâm lấn: Sử dụng lấy mẫu lông nhung màng đệm (sinh thiết gai rau) từ tuần 11 hoặc chọc ối vào tuần 15 cũng giúp xác định được giới tính thai nhi. Nhưng cả hai kỹ thuật này đều có nguy cơ sảy thai khoảng 1%.
Siêu âm là phương pháp truyền thống được sử dụng để xác định giới tính thai nhi. Trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 việc theo dõi bộ phận sinh dục của thai nhi qua siêu âm thường khá chính xác.
Như vậy, bạn đã biết rất rõ thai nhi 16 tuần có bộ phận sinh dục hình thành như thế nào. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố di truyền và môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục thai nhi tuần 16 như:
Bé gái có quá nhiều nội tiết tố nam (nam hóa) nên hình thành dương vật nhỏ.
Bé trai có dương vật nhỏ bất thường trông giống như âm vật của phụ nữ. Điều này do em bé không có đủ nội tiết tố nam hoặc không tạo ra nội tiết tố nam.
Đột biến ở một số gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển giới tính của thai nhi và khiến bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần hình thành không được rõ ràng.
Liên quan đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần; bạn nên tìm hiểu thêm về hiện tượng liên giới tính (intersex) với các trường hợp sau:
Người liên giới tính sẽ có bộ phận sinh dục không rõ ràng. Chẳng hạn như, một người có cả mô buồng trứng và mô tinh hoàn.
Người thuộc liên giới tính khác có sự kết hợp của các nhiễm sắc thể khác với XY (giới tính nam) và XX (giới tính nữ) mà hình thành với nhiễm sắc thể XXY.
Người được sinh ra với bộ phận sinh dục ngoài thuộc giới tính nam/nữ điển hình. Nhưng các cơ quan nội tạng hoặc nội tiết tố của họ thì ngược lại. Như nam lại có nội tiết tố hoặc bộ phận sinh sản bên trong là của nữ.
[inline_article id=267014]
Như vậy bạn đã được có thêm nhiều thông tin về việc hình thành giới tính cũng như bộ phận sinh dục thai nhi 16 tuần. Giai đoạn này, khi siêu âm mẹ đã có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của thai nhi rõ ràng. Nhưng phải đến tuần 28 thì bộ phận sinh dục của thai nhi 16 tuần mới được hoàn thiện.
Các thực phẩm này sẽ giúp cho các cặp đôi bồi bổ trứng và tinh trùng thêm khỏe mạnh. Nhờ vậy khi thực hiện IVF sẽ được thuận lợi hơn. Trước khi chia sẻ kinh nghiệm làm IVF thành công dùng OvaQ1 SpermQ; chúng ta cùng tìm hiểu IVF là gì nhé.
IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản gì?
IVF (In Vitro Fertilization) là từ viết tắt của thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là một loại công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) trong đó tinh trùng và trứng được thụ tinh bên ngoài cơ thể con người.
IVF là một quy trình phức tạp bao gồm lấy trứng từ buồng trứng và thụ tinh thủ công với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Vài ngày sau khi thụ tinh, trứng đã thụ tinh (phôi thai) được đặt vào bên trong tử cung. Sau đó, người vợ mang thai khi phôi này tự cấy vào thành tử cung.
Lưu ý quan trọng khi làm IVF tăng tỉ lệ thành công
Khi bạn đã hiểu IVF là gì thì sẽ hiểu hơn các kinh nghiệm làm IVF thành công nhờ dùng OvaQ1 SpermQ. Nhưng trước tiên bạn cần hiểu các yếu tố giúp cho kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm thành công.
1. Tuổi người vợ khi thực hiên IVF
Tuổi của bạn là một trong những yếu tố mạnh nhất dẫn đến sự thành công của IVF. Cơ hội mang thai thông qua IVF của bạn cao hơn nhiều nếu bạn dưới 35 tuổi và thấp hơn nếu bạn trên 40 tuổi.
2. Chất lượng trứng và niêm mạc tử cung
Bên cạnh vấn đề tuổi người vợ, điều quyết định sự thành công của kinh nghiệm làm IVF là trứng và niêm mạc tử cung. Vì các nguyên nhân khiến cho IVF thất bại thường do:
Rụng trứng sớm.
Không có trứng trội.
Quá nhiều trứng đang phát triển (buồng trứng đa nang).
Trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng.
Phôi ngừng phát triển khi được cấy vào tử cung.
3. Chất lượng tinh trùng từ người chồng
Ngoài vấn đề liên quan đến người vợ, thì chất lượng tinh trùng của người chồng cũng là yếu tố chính giúp cho kinh nghiệm thụ tinh ống nghiệm thành công nữa bạn nhé.
Các yếu tố giúp tăng chất lượng tinh trùng và trứng
Để hiểu vì sao kinh nghiệm làm IVF thành công khi dùng OvaQ1 SpremQ; bạn cần hiểu các yếu tố giúp tăng chất lượng tinh trùng và trứng dưới đây:
Carnitine (L-carnitine) là chất giúp cơ thể chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Bổ sung L-carnitine có thể làm tăng số lượng và khả năng vận động của tinh trùng.
Lycopene là chất khử oxy nhóm đơn mạnh nhất trong tất cả các loại caroten. Đây là một lựa chọn điều trị khả thi cho chứng vô sinh ở nam giới nhờ đặc tính chống oxy hóa.
Myo-inositol là tiền chất của inositol triphosphate. Chất này đóng vai trò là chất truyền tin thứ hai nội bào và điều hòa một số hormone như hormone kích thích tuyến giáp, hormone kích thích nang trứng (FSH) và insulin.
Bộ đôi OvaQ1 và SpermQ là những loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TBVSK) hỗ trợ cho quá trình sinh sản. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nam học & Hiếm muộn Hà Nội.
OvaQ1 là sản phẩm dành cho nữ giới giúp bổ sung Myo Innositol, Acid Folic và các dưỡng chất hỗ trợ cho giai đoạn trước khi mang thai.
SpermQ là sản phẩm dành cho nam giới giúp bổ sung Lycopene, Acid Folic và các chất cần thiết hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh sản.
2. Tại sao nên dùng TPBVSK OvaQ1 và SpermQ trước khi IVF?
Theo kinh nghiệm làm IVF thành công dùng OvaQ1 và SpermQ; đây là hai sản phẩm giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp trứng và tinh trùng được khỏe mạnh.
Nhờ đó, trứng và tinh trùng sẽ là những “yếu tố” tốt để quá trình làm thụ tinh ống nghiệm được thành công. Đây cũng là sản phẩm được các bác sĩ sản khoa khuyên các cặp đôi chuẩn bị IVF nên dùng.
3. Cách sử dụng TPBVSK OvaQ1 và SpermQ
Để có kinh nghiệm làm IVF thành công nhờ dùng OvaQ1 và SpermQ; bạn cần sử dụng bộ đôi sản phẩm này liên tục từ 3-6 tháng trở lên để có hiệu quả tốt nhất. Cách dùng như sau:
Liều dùng của OvaQ1 là 2 viên/ngày, dùng sau bữa ăn.
Liều dùng của SpermQ là uống 2 viên/ngày, dùng sau bữa ăn.
4. Lưu ý khi sử dụng TPBVSK OvaQ1 và SpermQ
Như vậy bạn đã biết cách sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm IVF thành công do dùng OvaQ1 SpermQ thì hoàn cảnh bệnh lý và cơ địa của mỗi người khác nhau. Vì thế, các cặp vợ chồng nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé.
5. Nên mua TPBVSK OvaQ1 và SpermQ tại đâu?
Để có kinh nghiệm làm IVF thành công dùng OvaQ1 và SpermQ; bạn nên mua bộ đôi sản phẩm tại các hiệu thuốc hoặc cơ sở y tế uy tín và chất lượng.
[inline_article id= 315593]
Những thông tin trên về kinh nghiệm làm IVF thành công do dùng OvaQ1 SpermQ chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn muốn sử dụng bộ sản phẩm này thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Các bác sĩ sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm IVF thành công nhờ dùng OvaQ1 SpermQ theo trường hợp mà bạn gặp phải nhé. Chúc bạn sớm có tin vui!
Với các chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì việc chậm kinh thường được cho là dấu hiệu mang thai thai sớm. Khi chị em nhận ra bản thân bị chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Vậy bạn hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này trong phần dưới đây của bài viết nhé!
Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần?
Chậm kinh thường được biết đến là dấu hiệu mang thai sớm nhất và dễ nhận biết nhất. Vậy chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Đây cũng là câu hỏi được nhiều phụ nữ rất quan tâm về cách tính tuổi thai. Việc tính tuổi thai sẽ dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ.
Thời gian mang thai của người phụ nữ được đo bằng “tuổi thai”. Tuổi thai bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng (last menstrual period – LMP).
Nhưng vì tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối cùng, trước khoảng 2 tuần so với thời điểm rụng trứng, trước khoảng hơn 3 tuần so với thời điểm phôi bắt đầu làm tổ vào niêm mạc tử cung (đối với kỳ kinh đều 28-30 ngày). Nên thời gian mang thai của bạn sẽ kéo dài 40 tuần kể từ ngày bắt đầu có kinh của kỳ kinh cuối cùng.
Như vậy, chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần? Dựa trên cách tính trên thì bạn đã có thai được hơn 5 tuần nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày, thì cách tính tuổi thai sẽ là như sau:
Chậm kinh 1 tuần tức là thai được 5 tuần
Chậm kinh 2 tuần tức là thai được 6 tuần
Chậm kinh 3 tuần tức là thai được 7 tuần
Chậm kinh 4 tuần tức là thai được 8 tuần,
Chậm kinh 5 tuần tức là thai được 9 tuần.
Chậm kinh bao lâu thì thai vào tổ?
Sau khi bạn đã biết chậm kinh 10 ngày thì thai vào được bao nhiêu tuần rồi; thì bạn cũng nên biết thêm về việc chậm kinh bao lâu thì thai vào tổ. Thông thường, khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu ngày có kinh đầu tiênsẽ đến ngày rụng trứng (chu kỳ 28 ngày).
Nếu trứng rụng gặp tinh trùng thì sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Khoảng 6-7 ngày sau khi thụ tinh, trứng sẽ vào buồng và tiếp cận niêm mạc tử cung, vùi mình vào niêm mạc và phá vỡ các mạch máu tử cung, vào tiết hCG vào máu mẹ khoảng ngày 10-11 sau thụ tinh.
Vậy thời điểm thai làm tổ thành công vào niêm mạc tử cung và tiết hCG vào máu mẹ cũng gần với thời điểm sắp có kinh. Tức là khi thai vào tổ, bạn chưa nhận biết có sự trễ kinh, mãi cho đến ngày dự kiến mà không có kinh, sau đó bạn mới biết được.
Phân biệt chậm kinh bình thường và chậm kinh có thai
Chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần đã được MarryBaby giải đáp. Nhưng để bạn có thể phân biệt được dấu hiệu chậm kinh do mang thai và chậm kinh bình thường; bạn cần để ý xem bản thân có kèm thêm các dấu hiệu mang thai khác dưới đây không nhé.
Bầu ngực có cảm giác cương tức nhẹ: Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến ngực của bạn nhạy cảm và đau nhức.
Mệt mỏi: Sự gia tăng nhanh chóng nồng độ hormone progesterone trong thời kỳ đầu mang thai có thể góp phần gây ra mệt mỏi.
Buồn nôn: Ốm nghén, có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mang thai, thường đạt đỉnh ở cuối tháng thứ 2.
Thay đổi tâm trạng: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai cũng có thể khiến bạn dễ xúc động và khóc một cách bất thường.
Đi tiểu nhiều hơn bình thường: Lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên khi mang thai, khiến thận phải lọc nhiều hơn..
Đầy bụng: Sự thay đổi hormone trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, tương tự như cảm giác khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy thêm các dấu hiệu như máu báo thai, nghẹt mũi, tăng thân nhiệt, táo bón, thay đổi mùi vị, đau bụng khi mang thai…
[inline_article id=313110]
Như vậy bạn đã biết chậm kinh 10 ngày thì thai được bao nhiêu tuần rồi phải không? Nếu tính theo chu kỳ kinh nguyệt thì lúc này bạn đã có thai hơn 5 tuần. Nhưng để chính xác nhất, bạn nên đi siêu âm thai kì để bác sĩ chẩn đoán cho bạn nhé.
Để hiểu hơn về vấn đề tinh trùng màu vàng có thụ thai được không; bạn cần hiểu lý do tinh trùng có màu vàng. Điều này sẽ được MarryBaby cùng với bạn tìm hiểu trong phần dưới đây của bài viết nhé.
Tại sao tinh trùng có màu vàng?
Tinh trùng màu vàng mà bạn thấy thực chất chính là tinh dịch có màu vàng. Thông thường, tinh dịch thường có màu trắng, kem hoặc xám nhạt. Trước khi tìm hiểu có thụ thai được không nếu tinh trùng màu vàng; bạn cần hiểu nguyên nhân tại sao tinh trùng có màu vàng dưới đây.
1. Do chế độ sinh hoạt hoặc tuổi tác
Lớn tuổi hơn: Màu sắc tinh dịch thay đổi sang màu vàng theo tự nhiên khi bạn già đi.
Tinh trùng lẫn nước tiểu: Lượng nước tiểu còn lại trong niệu đạo có thể lẫn vào tinh dịch khi bạn xuất tinh.
Hút thuốc: Nicotine có thể biến móng tay và da thành màu vàng nâu; thậm chí tinh trùng cũng biến sang màu vàng.
Đã lâu không xuất tinh: Khi bạn kiêng khem không quan hệ hoặc một thời gian dài không xuất tinh cũng dẫn đến tinh dịch màu vàng do đã cũ.
Do dinh dưỡng: Màu sắc hoặc chất lưu huỳnh trong một số loại thực phẩm và gia vị có thể khiến tinh trùng có màu vàng như nghệ, hành, tỏi, măng tây…
Dùng một số loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng: Khi cơ thể bạn phân hủy một số loại kháng sinh và vitamin (như vitamin B) tinh dịch cũng có thể có màu vàng cam.
2. Do bệnh lý khiến tinh trùng có màu vàng
Bệnh Pyospermia: Pyospermia (leukocytospermia) xảy ra khi có nhiều tế bào bạch cầu trong tinh dịch. Các tế bào bạch cầu có thể làm hỏng tinh trùng dẫn đến màu vàng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Vi khuẩn trong tuyến tiền liệt có thể gây nhiễm trùng dẫn đến viêm tuyến tiền liệt. Tình trạng này có thể làm thay đổi tinh dịch sang màu vàng.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs): Chlamydia, mụn rộp sinh dục, bệnh lậu và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác có thể khiến tinh dịch có màu vàng xanh.
Vàng da (Jaundice): Chất bilirubin xuất hiện nhiều trong máu khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ quá nhanh hoặc bị bệnh gan như viêm gan B. Vì thế, da, tròng trắng mắt và cả tinh dịch cũng có màu vàng.
Khi bạn đã hiểu tại sao tinh trùng màu vàng; thì bạn cần tìm hiểu tinh trùng màu vàng có sao không. Điều này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tinh trùng màu vàng có thụ thai được không một cách dễ dàng.
Thông thường, sự thay đổi màu sắc này không gây lo ngại cho sức khỏe nếu do nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt. Tuy nhiên, khi bạn nhận thấy dấu hiệu tinh trùng có màu vàng kèm theo các dấu hiệu sau thì cần đi khám nam khoa ngay.
Một trong những vấn đề được nam giới quan tâm chính là tinh trùng màu vàng có thụ thai được không? Nếu tinh trùng có màu vàng do nguyên nhân tạm thời có thể thay đổi thì việc thụ thai của nam giới không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, nếu tinh trùng có màu vàng do bị mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục; hoặc bệnh Pyospermia (leukocytospermia) có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Điều này có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Ngoài ra, khi bạn thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu, cần sa, steroid đồng hóa; hoặc dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, huyết áp cao và trầm cảm… cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Như vậy các thông tin trên đã giúp bạn hiểu được vấn đề có thụ thai được không khi tinh trùng màu vàng. Nếu bạn nhận thấy tinh trùng có màu vàng kèm các dấu hiệu bệnh lý thì cần đi điều trị ngay. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào các nguyên nhân khác nhau như:
Uống thuốc kháng virus nếu nhiễm virus.
Uống thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cách ngăn ngừa tinh trùng có màu vàng
Khi đã hiểu tinh trùng có màu vàng thụ thai được không; bạn cần nhớ các biện pháp ngăn chặn tình trạng trên như:
Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn sáng tỏ vấn đề tinh trùng màu vàng có thụ thai được không. Có nhiều yếu tố dẫn đến thay đổi màu sắc của tinh trùng. Điều này có thể ảnh hưởng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thông thường, tinh dịch màu vàng không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu tinh dịch có màu vàng do bệnh lý thì cần điều trị ngay.
Vì thế, bạn nên biết các dấu hiệu chuyển phôi thất bại để nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe và nguyên nhân. Vậy sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thất bại và chuyển phôi là gì? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé.
Chuyển phôi thai có nghĩa là gì?
Trước khi tìm hiểu sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì; chúng ta cần biết chuyển phôi là gì? Tham khảo trên website trường Emory University School Of Medicine tại Mỹ; Chuyển phôi là một bước trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (the in-vitro fertilization – IVF).
Sau khi trứng và tinh trùng được thụ tinh trong ống nghiệm tạo thành phôi thai và được cấy vào tử cung của người vợ. Quy trình này diễn ra từ 2 đến 5 ngày sau khi lấy tế bào trứng và tinh trùng ra ngoài cơ thể của hai vợ chồng. Nếu người vợ đã có phôi đông lạnh thì việc chuyển phôi sẽ diễn ra bất khi nào tùy vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người.
Khi bạn đã hiểu định nghĩa chuyển phôi rồi; thì cần biết sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì là thế nào. Thực tế, quá trình sau chuyển phôi sẽ có các dấu hiệu giống như đã thụ thai thành công như tăng độ nhạy cảm của ngực; thay đổi mùi vị; ra nhiều khí hư và đau bụng nhẹ khi mang thai.
Nếu bạn nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi tức là quá trình chuyển phôi đã thất bại. Sau vài tuần, bạn không thấy dấu hiệu gì cả thì nên đi đến bệnh viện ngay nhé. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và cho bạn biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại.
Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?
Khi bạn biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại sẽ hiểu rõ hơn vì sao sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì. Dưới đây là các nguyên nhân:
1. Nguyên nhân thất bại từ phôi thai
Cấy phôi thất bại: Dù quá trình thụ tinh thành công nhưng phôi không thể bám làm tổ thành công trong tử cung.
Trứng và tinh trùng kém: Trứng hoặc tình trùng không khỏe mạnh có thể khiến cho sau khi chuyển phôi không có dấu hiệu gì.
Phôi bất thường: Phôi bất thường về nhiễm sắc thể hoặc phôi quá nhỏ hoặc quá lớn. Nếu phôi không thể sống được. việc điều trị phải được chấm dứt.
2. Nguyên nhân thất bại từ người mẹ
Người phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Bệnh này vẫn là nguyên nhân chính gây ra thất bại IVF. Trong một trường hợp xấu nhất, không có cơ hội nào cả.
Người mẹ bị béo phì: Phụ nữ béo phì sẽ có nguy cơ nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi. Và tỷ lệ sảy thai khi mang thai cũng tăng cao hơn.
Tuổi tác của người mẹ: Tuổi tác có ảnh hưởng đáng kể đến số chu kỳ chuyển phôi. Phụ nữ có tuổi càng cao (trên 30 tuổi) thì tỉ lệ chuyển phôi thất bại sẽ càng cao hơn.
Người mẹ có lối sông không lành: Việc người mẹ thường xuyên hút thuốc, dùng chất kích thích, rượu bia hoặc đối mặt với stress thì nguy cơ chuyển phôi thất bại sẽ cao hơn.
Có nhiều nguyên nhân khiến sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì. Tuy nhiên, khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần phải làm những việc sau:
Khám sức khỏe: Bạn cần được bác sĩ cho biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn một vài lời khuyên để cảm thấy an tâm hơn.
Thay đổi lối sống: Bạn có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu thay đổi lối sống để duy trì cân nặng khỏe mạnh, tăng hormone có lợi cho thai kỳ hoặc từ bỏ các thói quen xấu.
Tiến hành xét nghiệm di truyền: Trước khi chuyển phôi lần tiếp theo, bạn có thể cần làm xét nghiệm giúp tìm nguyên nhân thất bại. Từ đó bác sĩ sẽ có cách khắc phục tình trạng này.
Sau khi chuyển phôi thất bại bạn nên làm gì?
Nếu bạn nhận thấy không có dấu hiệu gì sau chuyển phôi sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý. Vậy sau khi chuyển phôi thất bại nên làm gì? Bạn nên áp dụng các cách sau để vượt qua giai đoạn khó khăn này nhé:
Tập trung làm những việc bạn thích: Thực hiện một chuyến du lịch, thưởng thức món ăn ngon… để lấy lại sự vui vẻ.
Tham gia vào hội những người đã làm IVF: Kết nối với những người cùng cảnh có thể giúp bạn nói lên cảm xúc và tìm được người có thể đồng cảm với mình.
Tự cố gắng phục hồi: Cơ thể cầ mất một thời để quay lại chu kỳ kinh nguyệt. Nếu kỳ kinh nguyệt đầu tiên trở lại, bạn hãy vui mừng vì điều đó là dấu hiệu tốt.
Lập kế hoạch tương lai: Xem qua các trang web và bài báo về các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương án mà mình có thể lựa chọn tiếp theo.
Tin tưởng vào quy trình: Nói chuyện với bác sĩ của bạn để hiểu lý do chuyển phôi thất bại. Những điều này có thể giúp bạn đối phó với nó và chấp nhận kinh nghiệm của bạn.
Ngừng đổ lỗi cho bản thân về kết quả: Quy trình IVF khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố để đạt được thành công tối ưu. Vì bạn đừng đổ lỗi cho bản thân khi kết quả thất bại.
[inline_article id=314880]
Như vậy bạn đã biết sau chuyển phôi không có dấu hiệu gì chính là dấu hiệu chuyển phôi thất bại. Nếu không may bạn bị thất bại trong việc chuyển phôi lần này thì không sao cả. Hãy đến bác sĩ xin tư vấn tìm nguyên nhân và cách khắc phục. Chúc vợ chồng bạn sớm có tin vui nhé!
Có rất nhiều cách chữa tắc tia sữa từ nặng đến nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa tắc tia sữa được nhiều bà mẹ chọn nhất vì thuần tự nhiên. Để hiểu cách làm thông tia sữa nhanh nhất; chúng ta cần tìm hiểu tắc tia sữa là hiện tượng gì trước nhé.
Tắc tia sữa là hiện tượng gì?
Vú của bạn chứa một mạng lưới các ống dẫn sữa giúp mang sữa từ mô vú đến núm vú. Tắc tia sữa (clogged Milk Duct) là tình trạng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn ngăn không cho sữa mẹ chảy đến núm vú. Tình trạng này có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong quá trình cho bú; nhất là trong khoảng 6-8 tuần sau khi sinh.
Các nang sữa sản sinh ra sữa mẹ sẽ theo các ống dẫn sữa di chuyển về xoang chứa sữa nằm phía sau quầng vú. Khi em bé bú mẹ hoặc dùng máy hút sữa, sữa sẽ chảy ra ngoài từ đầu núm vú. Tuy nhiên, khi ống dẫn sữa bị bít tắc sẽ gây cản trở dòng sữa chảy ra ngoài và dần dần sẽ vón cục lại. Hơn nữa, dòng sữa mới mỗi ngày vẫn sản xuất thêm nên khiến cho chỗ tắc ở các ống dẫn ngày càng nặng thêm.
[key-takeaways title=”Để áp dụng đúng các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa, bạn cần biết các dấu hiệu dưới đây:”]
Đau khi hút sữa.
Khi bạn sờ ngực sẽ thấy cục cứng và đau nhức.
Đau hoặc sưng gần cục u (không phải toàn bộ vú).
Cục u di chuyển hoặc nhỏ lại sau khi hút hay cho con bú.
Cảm giác khó chịu giảm dần sau khi bạn hút sữa hoặc cho con bú.
Một số người còn bị phồng sữa trên núm vú (một chấm nhỏ màu trắng trên núm vú).
[/key-takeaways]
Nguyên nhân bị tắc tia sữa
Lý do chính khiến ống dẫn sữa bị tắc do bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân bị tắc ống dẫn sữa:
Sữa mẹ còn quá nhiều trong bầu ngực.
Bạn bỏ qua các lần cho con bú hoặc hút sữa mẹ
Em bé chuyển qua ăn dặm hoặc uống sữa công thức.
Bạn bế em bé khi bú sai tư thế hoặc em bé không bú hết sữa trong vú.
Ngoài những yếu tố trên, sự căng thẳng trong giai đoạn mới sinh con cũng là yếu tố khiến bạn dễ bị tắc tia sữa. Mặc dù tắc tia sữa không gây đe dọa đến tính mạng nhưng tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng khiến bạn bị áp xe vú, viêm tuyến vú, mất sữa hoàn toàn, lâu dần phát triển thành các dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với lá mít cũng được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Đầu tiên, bạn nên chọn lá mít bánh tẻ (không non cũng không già).
Nếu con của bạn là con gái thì chọn 9 lá, còn con trai thì chọn 7 lá.
Sau đó, bạn đem rửa sạch lá mít để khô ráo rồi hơ lá trên lửa nóng.
Kế đến, bạn vừa áp lá mít lên ngực vừa dùng tay day nhẹ ngực để thông sữa.
Nếu lá nguội, tiếp tục lặp lại những thao tác vừa rồi. Bạn nên thực hiện thao tác trên khoảng khoảng 3-4 lần/ngày.
3. Đắp men rượu chữa tắc sữa
Ngoài việc đắp lá bắp cải và lá mít, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với men rượu. Bạn có thể thực hiện như sau:
Dùng men trộn với rượu trắng.
Sau đó đắp hỗn hợp lên ngực trong vòng 20 phút.
Kế đến, bạn dùng khăn lau sạch men rượu trên ngực.
Cuối cùng dùng khăn ấm lau sạch bầu ngực lại một lần nữa.
4. Uống nước lá đinh lăng xay nhuyễn
Bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa tắc tia sữa với nước lá đinh lăng. Bạn có thể xay nước uống hoặc nấu canh ăn đều được. Bạn thực hiện như sau:
Sử dụng 150-200 gram lá đinh lăng tươi rửa sạch.
Cho vào nồi nấu với khoảng 200ml nước, đậy nắp lại.
Sau khi nước lá đinh lăng sôi thì mở nắp và đảo qua một lần.
Bạn cần lặp lại các bước trên khoảng 2-3 lần để lá ra hết chất.
Sau 7 phút thiện hiện, bạn hãy tắt bếp, chờ nguội và chắt lấy nước đầu tiên để uống.
Tiếp đến, bạn đổ thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại, lược nước thứ hai để uống.
Bạn hãy uống liên tục khoảng 2-3 ngày để thấy hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên uống nước lá đinh lăng thay thế nước lọc. Cách tốt nhất, bạn nên uống xen kẽ hai thức nước này.
Mẹo dân gian chữa tắc tia sữa khác cũng được nhiều mẹ áp dụng là kết hợp đắp và uống lá bồ công anh. Cách thực hiện như sau:
Lá bồ công anh rửa sạch và ngâm nước muối.
Sau đó, bạn giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy.
Kế đến vắt nước uống, còn bã thì dùng để đắp lên ngực.
Lưu ý: Bạn nên cân nhắc trường hợp của bản thân để uống nước lá bồ công anh cho hợp lý. Nếu bị nặng thì cách chữa tắc tia sữa nặng là uống nhiều. Ngược lại bạn bị tắc sữa nhẹ thì uống ít hơn.
6. Dùng lược chải ngực trị tắc sữa
Bên cạnh các cách trên, thì dân gian còn chữa mẹo tắc tia sữa bằng lược chải. Bạn có thể áp dụng theo hai cách sau:
Cách 1: Dùng lược chải lên bầu ngực xuôi theo bầu ngực từ chân tới đỉnh vú.
Cách 2: Kết hợp chải lược và đắp lá mít lên ngực để tăng hiệu quả chữa tắc sữa.
Cách trị tắc tia sữa theo khoa học
Ngoài những mẹo dân gian chữa tắc tia sữa trên, bạn có thể áp dụng cách trị tắc tia sữa tại nhà chuẩn khoa học như sau:
Cho con bú hoặc hút sữa đúng tư thế và lịch trình.
Không cho con bú hoặc hút sữa nhiều hơn bình thường vì sẽ làm căng ngực hơn.
Chườm đá lạnh trong 10 phút mỗi lần khi nằm ngửa và lặp lại sau mỗi 30 phút.
Bạn có thể xoa bóp nhẹ ngực về phía các hạch bạch huyết phía trên xương đòn và trong các hố nách để giảm đau.
Phòng ngừa tắc tia sữa như thế nào?
Khi bạn đã biết các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa rồi thì nên biết thêm cách phòng tránh để tình trạng không tái lại. Dưới đây là các cách phòng tránh bạn nên nhớ:
Nếu không ở gần con thì bạn hãy hút hết sữa ra ngoài.
Luôn đảm bảo em bé đã bú hoặc bạn đã vắt hết sữa trong ngực.
Nếu bạn đang cai sữa cho con hãy hút một lượng sữa vừa đủ để giảm bớt cơn đau.
Một số người dùng lecithin để làm loãng sữa mẹ và men vi sinh để phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ống dẫn sữa. Nếu áp dụng cách này bạn cần xin ý kiến từ bác sĩ.
[inline_article id=313750]
Như vậy, có nhiều cách làm thông tia sữa nhanh nhất và hiệu quả như đắp lá mít; lá bắp cải; men rượu; uống lá đinh lăng; lá bồ công anh hoặc chải lược lên ngực. Hy vọng các mẹo dân gian chữa tắc tia sữa trên sẽ giúp ích cho bạn.
Nếu bạn đang mong ngóng chờ “tin vui” thì cần phải xây dựng một chế độ ăn uống thật tốt trước khi thụ thai. Vậy ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai đây?
Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai?
Hãy cùng tìm hiểu ngay 14 thực phẩm giúp trứng khỏe và ăn gì để dễ thụ thai dưới đây bạn nhé.
1. Ăn quả bơ để trứng khỏe dễ thụ thai
Bơ là một siêu thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong quả bơ có hàm lượng chất béo không bão hòa đơn cao. Chất này giúp cải thiện sức khỏe của trứng tốt cho sức khỏe sinh sản phụ nữ.
Bạn có thể ăn bơ kèm với bánh mì, salad, nước chấm, phết, sinh tố… Ngoài ra, chúng ta có thể ăn bơ kiểu gì để trứng khỏe dễ thụ thai? để thay đổi khẩu vị, bạn cũng có thể chế biến bơ thành bánh nướng hoặc bánh quy đều được.
Bạn có thể chế biến đậu lăng với các món hầm để ăn kèm với com. Hoặc bạn cũng có thể thêm đậu lăng vào món salad hay bánh mì. Ngoài ra, bạn cũng có nghiền đậu để làm bánh nướng xốp hoặc bánh hạnh nhân.
4. Các loại hạt và trái cây khô
Trái cây và các loại hạt sấy khô là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tuyệt vời. Đặc biệt, các loại hạt là thực phẩm chứa nhiều selen, một loại khoáng chất làm giảm tổn thương nhiễm sắc thể trong trứng.
Khi ăn các loại hạt bạn đã bổ sung một chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn các gốc tự do và giúp trứng sản xuất tốt. Vậy bạn nên ăn hạt gì để trứng khỏe dễ thụ thai? Đó là hạt hạnh nhân, quả óc chó, đậu phộng, hạt điều, yến mạch… Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến các loại hạt với sinh tố, salad hoặc các món ăn chính để ăn mỗi ngày.
Hạt mè có hàm lượng kẽm cao giúp sản xuất các hormone giúp cho trứng được khỏe mạnh. Ngoài ra, hạt mè cũng rất giàu chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe sinh sản.
Bạn có thể ăn hạt mè kèm với hạt lanh, quả hạch và trái cây khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món khai vị kèm với hạt mè vào mỗi bữa ăn tăng cường sức khỏe của trứng. Hoặc bạn cũng có thể ăn hạt mè cùng với ngũ cốc và salad đều được.
6. Ăn quả mọng để trứng khỏe, to và đẹp
Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai? Đó là các loại quả mọng vì chúng rất giàu dinh dưỡng. Các loại quả mọng chứa nhiều vitamin C, folate (axit folic) và chất chống oxy hóa mạnh giúp trứng luôn khỏe mạnh và tránh khỏi các gốc tự do.
Bạn nên ăn gì để trứng to và đẹp? Bạn có thể ăn các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất… Để tránh nhàm chán, bạn có thể chế biến các loại quả này thành sinh tố, salad trái cây. Hoặc bạn có thể làm bánh nướng cùng với yến mạch và bột ngô.
7. Rau xanh lá nằm trong danh sách thực phẩm giúp dễ thụ thai
Ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai? Cải bó xôi, bắp cải, bông cải xanh, súp lơ trắng và các loại rau lá khác có nhiều folate, sắt, mangan, canxi và Vitamin A, B, C và E. Bởi vì, những chất dinh dưỡng này rất cần thiết trong việc củng cố và duy trì sức khỏe của trứng.
Bạn nên ăn ít nhất hai phần rau xanh trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Bạn có thể thêm chúng vào món salad, cà ri, món ăn nhẹ, ăn với cơm hoặc mì; thậm chí có thể chế biến thành sinh tố để dễ hấp thụ hơn.
Gừng là loại thực phẩm có đặc tính chống viêm giúp tăng lưu thông máu và thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh. Các chất này cũng giúp giảm bớt các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh sản; giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm viêm cơ quan sinh sản.
Bạn nên ăn gừng kiểu gì để bổ trứng? Một trong những cách ăn gừng dễ nhất và quen thuộc là uống một ít trà pha gừng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm gừng vào các món ăn như hầm, món cà ri… để dễ thưởng thức.
9. Cà rốt là thực phẩm giúp trứng khỏe, dễ thụ thai
Vitamin C trong cà rốt rất quan trọng trong quá trình hỗ trợ giai đoạn hoàng thể (giai đoạn sau rụng trứng). Ngoài ra, trong cà rốt có chứa nhiều beta-carotene – một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ DNA của trứng và tinh trùng khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do và hỗ trợ tốt cho quá trình thụ thai.
Nếu bạn đang quan tâm ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai thì hãy ăn cà rốt ngay để cải thiện khả năng mang thai nhé. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn từ 5-6 củ cà rốt mỗi tuần. Nếu ăn quá nhiều có thể gây nhiễm độc vitamin A, đầy hơi, chướng bụng hoặc làm da chuyển sang màu cam.
10. Rễ Maca không chỉ tốt cho trứng, còn tốt cho tinh trùng
Rễ Maca là một loại rễ tốt cho sức khỏe có chứa 31 loại khoáng chất; 60 chất dinh dưỡng thực vật; giàu carbohydrate; chất xơ; sắt; Vitamin B và C. Thường xuyên ăn thực phẩm này sẽ giúp tăng sức khỏe của tinh trùng và trứng. Nhờ đó, bạn đã biết ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai rồi đúng không?
Ngoài ra, rễ maca cũng có thể giúp ổn định sự mất cân bằng nội tiết tố và tăng ham muốn tình dục. Bạn có thể tiêu thụ chúng qua các sản phẩm được chế biến thành dạng bột hoặc dạng viên nang. Bạn cũng có thể thêm bột Maca vào sinh tố, bữa ăn sáng, làm chocolate để dễ ăn.
11. Quế hỗ trợ cải thiện chức năng buồng trứng
Quế được biết là thực phẩm giúp cải thiện chức năng buồng trứng và tốt cho việc sản xuất trứng nhờ chống lại tình trạng kháng insulin. Quế chính là “vị cứu tinh” cho những phụ nữ mắc Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Vì thế, phụ nữ bị PCOS đã biết ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai rồi đúng không?
Nếu muốn thụ thai, bạn cần dùng ¼ muỗng cà phê quế mỗi ngày. Bạn có thể chế biến quế với các món cà ri, ngũ cốc để cải thiện sức khỏe sinh sản. Hoặc bạn hãy thử rắc một ít bột quế lên bánh mì nướng, trà, bột yến mạch hoặc sinh tố để có một bữa sáng ngon miệng nhé!
12. Uống sữa béo giúp cải thiện chất lượng trứng
Bên cạnh ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai thì bạn cũng cần biết uống gì để dễ mang thai. Uống sữa cũng là cách giúp bạn cải thiện chất lượng của trứng. Các loại sữa nguyên kem hay sữa chua nguyên kem có tác dụng cân bằng giới tính, hỗ trợ quá trình rụng trứng và tăng khả năng thụ thai.
Nếu bạn đang muốn có thai thì hãy bổ sung sữa béo vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Và khi bạn nhận được “tin vui” thì hãy chuyển từ sữa béo sang sữa tách béo sẽ tốt cho thai kỳ hơn.
Ngoài vấn đề ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai, bạn cần lưu ý uống nước đầy đủ. Vì nước cũng là một thành phần cực kỳ cần thiết cho sức khỏe cơ thể và sức khỏe của trứng. Bạn hãy đặt mục tiêu uống 8 ly nước mỗi ngày ngay thôi.
Bạn có thể để một bình nước hoặc ly nước ở trên bàn cạnh giường ngủ, bàn làm việc… để nhắc nhở bản thân uống nước đầy đủ. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng nước tinh khiết để trong chai nhựa. Vì hóa chất từ chai nhựa có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của trứng.
Thực phẩm ảnh hưởng đến trứng nên kiêng?
Ngoài vấn đề ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai; bạn cũng cần lưu ý một số thực phẩm gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai dưới đây:
Cá có nhiều thủy ngân: Các loại thực phẩm này có thể gây hại cho cơ thể bạn.
Các loại rau mầm sống: Các loại rau này có thể mang vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Trứng sống: Thực phẩm sẽ khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm vi rút salmonella có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thụ thai.
Thức ăn nhanh và bánh kẹo: Các thực phẩm này chứa nhiều chất béo chuyển hóa gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Đồ uống có gas: Các thức uống này có hàm lượng chất bảo quản cao, đường fructose và hương liệu nhân tạo không tốt cho cơ thể con người.
Nước không lọc trực tiếp: Loại nước này có chứa một số hóa chất để làm sạch nước. Tuy nhiên, loại nước này có thể chứa một số loại vi khuẩn gây hại.
Thực phẩm có nhiều đường hoặc carbs: Các thực phẩm này làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể bạn và ảnh hưởng đến buồng trứng, do đó làm giảm cơ hội thụ thai của bạn.
Có nên dùng thuốc điều kinh bổ trứng không?
Nếu bạn quan tâm đến việc ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai hay ăn gì để bổ trứng; thì có thể bạn sẽ cần tìm hiểu có nên dùng thuốc điều kinh bổ trứng không. Loại thuốc kích trứng này là giả dược giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn; giúp tâm lý phụ nữ bớt lo âu và tăng khả năng thụ thai.
Theo các bác sĩ, phụ nữ có thể sử dụng tthuốc kích trứng điều kinh khoảng 6 tháng rồi ngưng và để tự nhiên, đợi có thai. Tuy nhiên, những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc bổ trứng điều hòa kinh nguyệt:
Phụ nữ có thai
Phụ nữ béo phì
Phụ nữ trên 40 tuổi
Phụ nữ đang cho con bú
Người mắc bệnh tiểu đường
Phụ nữ mắc bệnh viêm gan, thận
Phụ nữ đang nghi ngờ mình có thai
Làm gì để dễ thụ thai?
Khi bạn đã biết ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai; bạn nên biết thêm những biện pháp giúp dễ thụ thai dưới đây:
Duy trì cân nặng bình thường: Phụ nữ thừa cân và thiếu cân có nhiều nguy cơ bị rối loạn rụng trứng.
Đừng tập thể dục quá sức: Tập thể dục cường độ cao hơn 5 giờ/tuần vì điều này có nguy cơ giảm khả năng rụng trứng.
Quan hệ tình dục thường xuyên: Tỷ lệ mang thai cao nhất xảy ra ở những cặp đôi quan hệ tình dục hàng ngày hoặc cách ngày.
Quan hệ đúng tư thế thụ thai: Để quá trình thụ thai thành công bạn nên quan hệ đúng tư thế dễ thụ thai. Điều này giúp tinh trùng và trứng dễ gặp nhau hơn.
Thăm khám sức khỏe sinh sản: Khi thăm khám bạn nên nói với bác sĩ kế hoạch thụ thai để được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai.
[inline_article id=214072]
Như vậy, chế độ dinh dưỡng rất cần thiết để bạn duy trì sức khỏe trước khi thụ thai. Đặc biệt, nếu dùng một số loại thực phẩm tốt cho trứng sẽ giúp bạn tăng khả năng thụ thai cao hơn. Vậy là, nếu muốn sớm có “tin vui” bạn đã biết ăn gì để trứng khỏe dễ thụ thai rồi đúng không?
Một trong những dấu hiệu sảy thai tự nhiên chị em vẫn hay thắc mắc là “sảy thai tự nhiên có đau bụng không?”. Trước khi tìm hiểu vấn đề này; bạn cần hiểu sảy thai tự nhiên là gì.
Sảy thai tự nhiên là gì?
Sảy thai tự nhiên (natural miscarriage) là sự kết thúc bất ngờ của quá trình mang thai trong 20-22 tuần đầu tiên của thai kỳ.
Khi bạn đã hiểu sảy thai tự nhiên là gì thì sẽ dễ hiểu hơn câu hỏi “sảy thai tự nhiên có đau bụng không”. Thông thường bác sĩ thường khuyên; phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ cẩn phải cận thận vì nguy cơ sảy thai cao.
Sảy thai tự nhiên có đau bụng không? Hầu hết thai phụ từng sảy thai thường nhận thấy bụng bị đau dữ dội. Thậm chí, thai phụ có thể nhận thấy các cục máu đông khi đi vệ sinh.
Một số thai phụ còn diễn tả cơn đau bụng sảy thai giống như các cơn có thắt khi chuyển dạ sinh nở. Mức độ đau bụng sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp khác nhau.
[key-takeaways title=”Cách giảm đau bụng khi sảy thai”]
Khi bạn đã biết có đau bụng không nếu sảy thai tự nhiên; thì bạn cũng cần biết cách giảm đau bụng khi sảy thai. Trong trường hợp đau bụng dữ dội bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc giảm đau và sử dụng túi chườm bụng để giảm cơn đau.
[/key-takeaways]
Sảy thai tự nhiên có nguy hiểm không?
Chắc chắn bạn sẽ muốn biết sảy thai tự nhiên có ảnh hưởng đến những lần mang thai sau đó không khi đã tìm hiểu sảy thai tự nhiên có đau bụng không. Thực tế thì sẩy thai tự nhiên luôn tồn tại ở mỗi thai kỳ, nguy cơ cho lần đầu tiên là 11-13%, sau khi sẩy thai, bạn vẫn có thể có thai khoẻ mạnh bình thường.
Nếu chỉ bị sảy thai 1 lần, nguy cơ có thể sẩy thai lần tiếp theo là 14-21%.
Nếu sảy thai 2 lần liên tiếp, thì nguy cơ sảy thai lần 3 sẽ tăng lên 28%. Phụ nữ sảy thai 3 lần liên tiếp trở lên sẽ tăng nguy cơ sảy thai có thể lên đến khoảng 40% trong các lần mang thai tiếp theo.
Khi đã biết sảy thai tự nhiên có đau bụng không; bạn cần biết thêm cácdấu hiệu sảy thai tự nhiên từ tuần 1-6 thai kỳ. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, phôi thai đang phát triển có kích thước bằng hạt gạo nên rất khó nhìn thấy. Đôi khi không có triệu chứng rõ ràng, có thể xuất hiện đau bụng, ra ít huyết âm đạo thoáng qua, có lẫn máu đông, ít mô của màng rụng. Ra máu có thể kéo dài một vài ngày sau đó rồi hết.
2. Từ tuần 7-9 thai kỳ
Hầu như trong giai đoạn này, thai phụ sẽ thấy đau bụng, chảy máu âm đạo có cục máu đông, đôi khi nếu để ý có thể thấy một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, đó là túi thai..
Nếu nhìn kỹ bạn có thể nhìn thấy phôi thai bên trong. Bạn cũng có thể nhận thấy thứ gì đó trông giống như dây rốn bên trong túi thai.
3. Từ tuần 10-13 thai kỳ
Lúc này, thai nhi đang phát triển thường đã hình thành đầy đủ. Đau bụng, ra máu âm đạo vẫn là những triệu chứng của giai đoạn này, nếu sẩy trọng nguyên vẹn, có thể quan sát thấy túi thai với phôi thai tương đối rõ các bộ phận, thấy dây rốn, bánh nhau. Đôi khi thai bị tống xuất từng phần hoặc được bác sĩ hổ trợ đưa ra ngoài, có thể lẫn với máu đông, màng ối, mô nội mạc,…
4. Từ khoảng tuần 14 trở đi
Lúc này, thai khá lớn, các bộ phận đã hình thành đầy đủ
Triệu chứng có thể đau bụng, sau đó ra nước (vỡ ối) hay ra huyết âm đạo; đau bụng ngày càng nhiều hơn, cổ tử cung dãn nở, mọi thứ diễn ra như một cuộc chuyển dạ, nhanh hay chậm tuỳ diễn tiến mỗi người. Sau đó sanh ra thai nhi, rồi sổ nhau. Tuy nhiên vì thai còn nhỏ, mềm nên quá trình sẩy thai dễ gặp khó khăn, dẫn đến đau bụng nhiều, ra huyết kéo dài, sẩy thai không trọn…Do đó sẩy thai trong giai đoạn này cần sự hổ trợ và can thiệp y khoa, tốt nhất phải diễn ra ở bệnh viện
Nếu bạn đã biết sảy thai tự nhiên có đau bụng không; thì nên biết cách xử trí khi rơi vào trường hợp này. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sảy thai tự nhiên ở bất kỳ giai đoạn trong thai kỳ, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.
Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, siêu âm kiểm tra và can thiệp nếu cần.
Ngoài vấn đề dấu hiệu sảy thai tự nhiên có đau bụng không; khi có sẩy thai, nếu tìm được nguyên nhân cần can thiệp vào đó để ngăn sẩy thai (nếu khả thi), duy trì một lối sống lành mạnh cũng giúp ích rất nhiều cho tương lai sinh sản:
Duy trì cân nặng khỏe mạnh cho bạn.
Tránh uống rượu và hút thuốc lá cũng như các chất kích thích.
Bổ sung vitamin trước và trong khi mang thai, nhất là axit folic.
Tập thể dục thường xuyên và xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh.
[inline_article id=310791]
Như vậy bạn đã biết sảy thai tự nhiên có đau bụng không rồi đúng không? Thông thường sảy thai tự nhiên đều có dấu hiệu đau bụng. Và mức độ đau bụng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Nếu nhận thấy dấu hiệu sảy thai bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.