Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con!

Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Những điều này được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp chia sẻ đến các mẹ bầu về sữa non và có nên nặn sữa non khi mang thai không. Cùng tham khảo bài viết nhé!

Sữa non là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề có nên nặn sữa non khi mang thai không, chúng ta cần biết rõ sữa non là gì? Tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc cho biết, khi mang thai, tuyến vú bắt đầu sản xuất sữa. Lượng sữa mẹ đầu tiên tiết ra được gọi là sữa non. Lớp sữa non này là một chất lỏng đặc, sệt, màu vàng nhạt và giàu dinh dưỡng.

Sữa non được sản xuất từ khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ cho đến vài ngày đầu sau khi sinh. Một số thai phụ có thể có sữa non sớm hơn tuần thứ 20 của thai kỳ; nhất là những mẹ bầu đã từng có thai trước đó.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo.

Lợi ích của sữa non là gì?

sữa non

Bên cạnh thắc mắc có nên nặn sữa non khi mang thai không, thì lợi ích của sữa non cũng được nhiều mẹ quan tâm. Sữa non rất giàu chất dinh dưỡng giúp bảo vệ và hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Theo bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ cho biết, trong sữa non có nhiều dưỡng chất như:

  • Kháng thể Immunoglobulin A.
  • Lactoferrin (một loại protein – kháng thể có trong sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng).
  • Bạch cầu.
  • Yếu tố tăng trưởng biểu bì (viết tắt là EGF; một loại protein kích thích sự phát triển của tế bào).
  • Màu vàng của sữa non có từ carotenoid (một chất chống oxy hóa) và vitamin A. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong thị giác, làn da và hệ thống miễn dịch của bé.
  • Ngoài ra, sữa non rất giàu magie, đồng và kẽm giúp hỗ trợ tim; xương và khả năng miễn dịch của em bé.

Có nên nặn sữa non khi mang thai không?

sữa non khi mang thai

Các bác sĩ bệnh viện Cleveland tại Hoa Kỳ chia sẻ rằng, sữa non có thể được tiết ra vào khoảng tuần 37 của thai kỳ. Vậy bà bầu có nên nặn sữa non khi mang thai không? Việc dùng tay nén vú theo nhịp điệu để sữa chảy ra được gọi là vắt tay hay nặn sữa. Việc vắt sữa non trước khi em bé chào đời mang lại một số rủi ro như xuất hiện các cơn co thắt tử cung hoặc chuyển dạ sinh non.

Tuy nhiên, việc này có thể có lợi cho những người có nguy cơ nguồn sữa ít; hoặc khi có một số tình trạng sức khỏe làm thiếu sữa mẹ. Vì thế, nếu mẹ bầu thấy xuất hiện sữa non vào những tháng cuối thai kỳ hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ sản khoa. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục cho mẹ hợp lý nhất.

[inline_article id=172486]

Như vậy, mẹ bầu đã biết có nên nặn sữa non khi mang thai không rồi đúng không? Sữa non rất giàu dưỡng chất và tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc vắt sữa non khi mang thai cũng mang đến nhiều nguy cơ xấu. Vì vậy, mẹ cần được bác sĩ tư vấn có nên vắt sữa non khi mang thai theo đúng tình trạng sức khỏe của mỗi người. Hy vọng, thông tin có nên nặn sữa non khi mang thai không sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhưng bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là câu hỏi thắc mắc của không ít các mẹ bầu. Và MarryBaby sẽ giúp các mẹ chia sẻ về thông tin mẹ bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

Vì sao mẹ bầu thường xuyên đi tiểu?

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không; chúng ta nên tìm hiểu về nguyên nhân nào khiến mẹ hay đi tiểu. Tổ chức Mang thai – sinh con – Trẻ sơ sinh tại Úc cho biết rằng; nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên trong thai kỳ là bình thường.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố làm mẹ bầu tăng tần suất đi vệ sinh. Ở giai đoạn sau, sự phát triển mỗi ngày của thai nhi đã đè lên bàng quang khiến mẹ bầu mắc tiểu thường xuyên. Vào cuối thai kỳ, mẹ có thể bị són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc nâng đồ vật lên.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo.

Nếu bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

mẹ bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi

Tình trạng đi tiểu thường xuyên khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Đôi khi, vì không muốn đi tiểu quá nhiều nên mẹ nhịn đi tiểu. Vậy khi bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dưới đây là những ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi khi bầu nhịn tiểu thường xuyên.

1. Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi gây sinh non

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI); trong thai kỳ, nếu mẹ bầu thường xuyên nhịn tiểu sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao. Nếu phụ nữ mang thai không điều trị viêm bàng quang, có thể dẫn đến viêm bàng quang cấp tính và viêm bể thận.

2. Sinh con nhẹ cân

Ngoài ra, khi mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng đài bể thận. Nhiễm trùng tiết niệu  còn là nguyên nhân gây chuyển dạ sớm và sinh con nhẹ cân. Nếu bác sĩ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu sớm và đúng cách sẽ không gây hại cho em bé; theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ chia sẻ.

3. Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi gây suy thai

Bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi đấy nhé. Khi đã hiểu vấn đề, MarryBaby hy vọng các mẹ sẽ khắc phục tình trạng này để giữ gìn sức khỏe cho mẹ và bé.

Cách khắc phục nhịn tiểu cho mẹ bầu

nhịn tiểu
Để tránh tiểu đêm mẹ nên uống nhiều nước vào ban ngày.

Khi đã hiểu bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không, MarryBaby sẽ mách mẹ cách khắc phục tình trạng đi tiểu nhiều. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ giảm tình trạng nhịn tiểu như sau:

  • Mẹ bầu tuyệt đối không nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay khi mắc.
  • Bầu nên hạn chế uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Thay vào đó, mẹ bầu có thể uống nhiều nước vào ban ngày để tránh tình trạng đi tiểu nhiều ban đêm gây mất ngủ.
  • Thai phụ cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có tính chất lợi tiểu như coca, soda, cà phê…
  • Đi tiểu trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng đi tiểu đêm.
  • Tập luyện cơ sàn chậu với các bài tập Kegel có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về việc đi tiểu trong thai kỳ.

[inline_article id=271034]

Như vậy, mẹ đã biết bà bầu nhịn tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sử dụng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu như thế nào?

Cơn co thắt tử cung báo hiệu chuyển dạ trước tuần thứ 37 thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non. Để tránh tình trạng sinh non tháng, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu về tình trạng co thắt tử cung và thuốc giảm co tử cung. Hãy cùng theo dõi nhé!

Các cơn co thắt tử cung trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu về thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu, chúng ta cần hiểu rõ về các cơn co thắt tử cung. Các cơn co thắt tử cung khi chuyển dạ là cách thức để tử cung của thai phụ thắt lại để thúc đẩy quá trình sinh em bé.

Đối với thai đủ tháng để chuyển dạ là vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Nếu thai phụ xuất hiện những cơn co thắt tử cung vào từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 thì cần đến bệnh viện ngay. Bởi vì, các cơn co thắt tử cung khiến cổ tử cung, miệng tử cung hoặc dạ con mở ra sớm hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến sinh non; theo Viện Đại học California tại San Francisco cho biết.

Tuy nhiên, Tổ chức Mang thai – Sinh con – Trẻ sơ sinh ở Úc cho biết rằng; trong thai kỳ mẹ cũng có thể gặp các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra khoảng tuần thứ 16. Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy các cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên hơn. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ – được gọi là sinh trước.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

thuốc giảm co tử cung
Dùng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu như thế nào?

Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu dùng khi nào?

Nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ cho biết; bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị để ngừng chuyển dạ và kéo dài thai kỳ cho đến khi thai nhi phát triển đầy đủ hơn.

Khi thai phụ có triệu chứng chuyển dạ sinh non có thể dùng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu. Những loại thuốc thuốc giảm co thắt tử cung có thể làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt của tử cung; và có thể ngăn cản quá trình chuyển dạ. Điều này giúp em bé có thêm thời gian để phát triển.

Dưới đây là các thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu và thuốc ngưng chuyển dạ khi bầu có dấu hiệu sinh non. Danh sách thuốc được Trung tâm Y tế NYU Langone Health tại Mỹ khuyến cáo.

1. Corticosteroid

Corticosteroid trước sinh bao gồm các loại thuốc như betamethasone và dexamethasone. Các thuốc này làm tăng tốc độ phát triển phổi của thai nhi. Chúng cũng giúp em bé giảm nguy cơ gặp một số vấn đề sức khỏe sau khi sinh như hội chứng suy hô hấp (RDS); xuất huyết não thất (IVH) và viêm ruột hoại tử (NEC).

Ngoài ra, Corticosteroid trước sinh được tiêm hai lần trong khoảng thời gian 24 đến 48 giờ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với mẹ bầu là tăng lượng đường trong máu. Nếu mẹ đang dùng insulin và corticosteroid trước khi sinh, thì chế độ insulin có thể cần được điều chỉnh.

thuốc giảm co thắt tử cung
Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu gồm loại nào?

2. Thuốc kháng sinh

Các thuốc kháng sinh gồm ceftriaxone, clarithromycin và metronidazole. Những loại thuốc này giúp tiêu diệt nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nếu mẹ có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B dương tính. Hoặc nếu mẹ bị vỡ ối non (PPROM), bác sĩ có thể cho mẹ dùng thuốc kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho mẹ và con.

3. Tocolytics

Đây là nhóm thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu bao gồm:

  • Beta-adrenergic
  • Thuốc chặn canxi
  • Magie sunfat
  • Thuốc chống viêm steroid hoặc NSAID
  • Thuốc giải độc tố có thể làm chậm quá trình chuyển dạ, thường chỉ trong vài ngày.

[inline_article id=185164]

Sử dụng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy những điều bất thường hãy đến bệnh viện ngay. Hy vọng bài viết thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu sẽ giúp ích cho các thai phụ. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh trong thai kỳ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Serum trị mụn cho bà bầu: Cách sử dụng và những điều cần lưu ý!

Có nhiều cách để giúp các thai phụ điều trị tình trạng nổi mụn trên da. Trong số đó, các chị em thường chọn biện pháp sử dụng serum trị mụn cho bà bầu. Việc dùng serum cho bà bầu cần lưu ý điều gì sẽ được MarryBaby chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

Nguyên nhân nổi mụn trong thai kỳ

Trước khi tìm hiểu về các lưu ý khi sử dụng serum trị mụn cho bà bầu, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân nổi mụn với bà bầu. Theo Trung tâm y tế UT Southwestern tại Hoa Kỳ cho biết; khi mang thai, nội tiết tố trong hai tam cá nguyệt đầu tiên sẽ thay đổi. Điều này có thể khiến da tiết dầu thừa cùng với hoạt động của các vi khuẩn và bụi bẩn khiến làn da nổi mụn.

Bên cạnh đó, việc đeo khẩu trang thường xuyên trong đại dịch COVID-19 cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng mụn. Sự ma sát từ khẩu trang có thể gây kích ứng da. Mặc dù việc đeo khẩu trang rất cần thiết để phòng ngừa COVID-19. Nhưng nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc nổi mụn ở các mẹ bầu và tất cả mọi người.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Thai phụ có nên dùng serum trị mụn cho bà bầu không?

Với xu hướng chăm da hóa học, các chị em sẽ biết đến các loại serum trị mụn có thành phần hóa học như retinol; tretinoin; salicylic acid (BHA); alpha hydroxy acid (AHA) và benzoyl peroxide. Vậy với thai phụ thì nên dùng serum trị mụn cho bà bầu nào? MarryBaby sẽ phân tích từng loại serum trị mụn cho bà bầu dưới đây theo khuyến cáo của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).

1. Retinol và tretinoin

Theo các báo cáo y khoa, lượng thuốc được hấp thụ từ da khi sử dụng retinol và tretinoin này là rất thấp. Tuy nhiên, có 4 trường hợp được công bố trong báo cáo về thai bị dị tật bẩm sinh khi mẹ bầu dùng 2 sản phẩm này. Vì thế, 2 loại serum trị mụn có chứa thành phần retinol và tretinoin không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Retinoids thế hệ thứ 3 là Adapalen được sử dụng cho phụ nữ mang thai với nồng độ 0.1%. Tuy nhiên thuốc này vẫn thuộc nhóm C ( có thể có nguy cơ) vì vậy không quá lạm dụng thuốc khi không cần thiết hoặc có thể tham khảo ý kiến Bác Sĩ Da Liễu trước khi sử dụng.

2. Benzoyl peroxid

Khi thoa mỹ phẩm benzoyl peroxide chỉ 5% được hấp thụ qua da và chuyển hóa thành benzoic acid trong da. Sau đó, chất này được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì nên tránh sử dụng mỹ phẩm trị mụn có thành phần là benzoyl peroxide. Bởi chất này có nguy cơ tăng khả năng gây dị tật thai nhi.

serum cho bà bầu
Serum BHA trị mụn cho bà bầu nên dùng ở nồng độ thấp

3. Salicylic acid (BHA)

BHA là loại serum trị mụn cho bà bầu được khuyến khích sử dụng. Theo báo cáo, những thai phụ sử dụng BHA liều thấp đều không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, với một tỷ lệ nhỏ được hấp thụ qua da nên không có khả năng gây ra bất kỳ rủi ro nào cho thai nhi.

4. Glycolic acid

Glycolic acid là một loại alpha hydroxy acid (AHA) được tìm thấy trong nhiều loại mỹ phẩm được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Đã có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy tác động có hại đến sinh sản khi sử dụng AHA với liều lượng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu về việc sử dụng AHA trong thai kỳ ở người đã không được thực hiện. Nhưng nếu mẹ sử dụng AHA với liều thấp thì vẫn chấp nhận được.

Như vậy, serum trị mụn cho bà bầu có thể dùng và an toàn cho thai nhi là salicylic acid (BHA) và alpha hydroxy acid (AHA) nồng độ thấp. Tuy nhiên, khi chọn serum trị mụn cho bà bầu, thai phụ nên hỏi thăm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chọn sản phẩm cho phù hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng các loại serum như retinol, tretinoin và benzoyl peroxide. Vì các sản phẩm này có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu bị căng cứng bụng: Nguyên nhân vì đâu?

Các lưu ý khi trị mụn cho bà bầu

Bên cạnh sử dụng serum trị mụn cho bà bầu, thai phụ cần lưu y cách chăm sóc da

Bên cạnh việc chọn serum trị mụn cho bà bầu, thai phụ có thể áp dụng các cách trị mụn sau đây:

  • Sử dụng một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch lỗ chân lông. Rửa mặt 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Đừng rửa mặt quá nhiều lần vì sẽ làm mất độ ẩm tự nhiên của da.
  • Sau khi rửa xong, hãy lau nhẹ nhàng bằng khăn sạch, không chà xát.
  • Cuối cùng, tránh sử dụng nước nóng khi rửa mặt vì sẽ làm da bị khô.
  • Giặt bao áo gối thường xuyên để tránh tiếp xúc với bã nhờn còn đọng lại trên gối.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không dầu được thiết kế đặc biệt cho da bị mụn trứng cá để giữ ẩm cho da.
  • Thay vì sử dụng đường, hãy chuyển sang dùng mật ong. Ăn nhiều loại hạt, trái cây tươi, rau xanh, cam để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Thiếu hụt vitamin B2 có thể khiến da sản xuất nhiều chất bã nhờn. Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau có màu xanh; cải bó xôi; măng tây và hạnh nhân để bổ sung vitamin B2 cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để bổ sung nước cho cơ và giữ ẩm cho da.

[inline_article id=246520]

Hy vọng, với bài viết serum trị mụn cho bà bầu sẽ giúp ích cho các thai phụ. Nếu còn thắc mắc gì về serum cho bà bầu hãy để lại bình luận ở bài viết này. MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ bầu ngay nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không?

Vậy serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không? Đây là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm và thắc mắc khi chăm sóc da trong thai kỳ. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp thai phụ giải đáp thắc mắc về vấn đề serum vitamin C cho bà bầu. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé!

Serum vitamin C và những điều cần biết

Trước tìm hiểu serum vitamin C có dùng được cho bà bầu, chúng ta cần hiểu về sản phẩm này. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết; vitamin C là một chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ làn da khỏi bị tổn thương do các gốc tự do gây ra. Nó cũng ức chế việc sản xuất melanin, giúp làm đều màu da và làm mờ vết thâm nám. Sử dụng vitamin C để thoa lên da mang đến nhiều công dụng như:

  • Giảm nếp nhăn
  • Bảo vệ và tăng sinh collagen
  • Hỗ trợ chữa lành vết thương
  • Giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời
  • Giảm nám da
  • Cải thiện sự mất cân bằng màu sắc da
  • Làm sáng da

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không?

serum cho bà bầu

Từ công dụng của serum vitamin C, thì serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không? Một nghiên cứu được công bố trên NCBI cho thấy; phụ nữ mang thai có thể sử dụng vitamin C. Đây là serum dành cho bà bầu rất an toàn và giúp cải thiện làn da bị nám, nổi mụn do thay đổi hormone.

Khi chọn mua bất kỳ loại serum vitamin C cho bà bầu nào, thai phụ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Bởi vì, các loại serum vitamin C của các hãng sẽ có công thức khác nhau; thậm chí có thể chứa một vài thành phần không tốt cho bà bầu. Như vậy mẹ bầu đã biết, serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không rồi đúng không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt.

Những lưu ý khi dùng serum vitamin C cho bà bầu

serum vitamin c cho bà bầu

Khi mẹ bầu đã biết serum vitamin C có dùng được cho bà bầu không, thì cũng nên nhớ các lưu ý khi sử dụng sản phẩm này.

  • Mặc dù serum vitamin C cho bà bầu có thể giúp cải thiện làn da, nhưng không nên trộn lẫn với với các sản phẩm như retinol; AHAs và benzoyl peroxide.
  • Thông thường, mẹ bầu nên sử dụng vitamin C vào buổi sáng và sau đó sử dụng các sản phẩm chứa AHA vào ban đêm.
  • Không nên sử dụng vitamin C cùng với sản phẩm chứa benzoyl peroxide. Bởi vì benzoyl peroxide sẽ phân hủy và hủy bỏ các tác dụng từ vitamin C.

[inline_article id=210842]

Như vậy, serum vitamin C có dùng được cho bà bầu. Tuy nhiên, khi chọn lựa sản phẩm serum dành cho bà bầu, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách chọn loại và nồng độ vitamin C phù hợp với thai phụ.

Hy vọng, bài viết về serum vitamin c có dùng được cho bà bầu không sẽ giúp ích cho các thai phụ cần tìm mỹ phẩm trị nám và trị mụn. Nếu mẹ bầu còn thắc mắc gì về vấn đề chăm sóc da khi mang thai thì hãy để lại ở bình luận. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc ngay khi nhận thông tin. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe đẹp nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không? Điều mẹ bầu cần lưu ý!

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải hạn chế uống thuốc vì có thể ảnh hưởng đến em bé. Nếu bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không? Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ đến các mẹ bầu những thắc mắc về vấn đề này. Hãy tham khảo nhé!

Vì sao bà bầu dễ bị viêm nhiễm phụ khoa?

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc, chúng ta cần hiểu rõ về nguyên nhân của bệnh. Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết; khi mang thai nồng độ hormone estrogen và glycogen cao hơn trong dịch tiết âm đạo làm phá vỡ sự cân bằng độ pH của âm đạo. Vì thế, điều này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa ở thai phụ.

Theo tổ chức March of Dimes – một tổ chức phi lợi nhuận của Hoa Kỳ; nếu mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa có nhiều nguy cơ sinh non và nhẹ cân. Thậm chí, viêm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra các bệnh viêm vùng chậu (còn gọi là PID). PID là một bệnh nhiễm trùng trong tử cung có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt.

Những dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai

thuốc đặt âm đao cho bà bầu
Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?

Để biết về vấn đề bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc, chúng ta cần nhận diện các dấu hiệu hiệu của bệnh. Tổ chức March of Dimes đã hướng dẫn các thai phụ nhận biết các dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như sau:

  • Tiết dịch âm đạo mỏng màu trắng hoặc xám.
  • Âm đạo có mùi tanh nồng, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
  • Đau, ngứa hoặc rát ở âm đạo.
  • Ngứa xung quanh bên ngoài âm đạo.
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

Nếu mẹ bầu nhận biết các dấu hiệu trên hãy đi khám phụ khoa ngay. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra âm đạo; và thực hiện các xét nghiệm mẫu dịch âm đạo để tìm vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?

Việc điều trị viêm nhiễm phụ khoa tùy thuộc vào mức độ bệnh. Thông thường liệu trình điều trị viêm phụ khoa thường ngắn hạn trong 3-7 ngày sẽ hết; bệnh viện Mayo tại Hoa Kỳ cho hay. Thuốc chữa viêm phụ khoa có sẵn dưới dạng kem, thuốc mỡ, viên nén và thuốc đạn gồm:

  • Clotrimazole (Mycelex, Lotrimin AF)
  • Miconazole (Monistat 3)

Vậy bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không? Các sản phẩm này có thể được sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, thai phụ nên sử dung viên đặt phụ khoa cho bà bầu để chữa bệnh. Tuy nhiên, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé. Việc sử dụng thuốc đặt cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên cẩn thận và cân nhắc lợi ích và nguy cơ.

Biện pháp tránh viêm phụ khoa khi mang thai

viên đặt phụ khoa cho bà bầu
Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc và cách phòng tránh là gì?

Khi đã biết bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc, Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ đã khuyến cáo các thai phụ nên chú ý những điều sau để tránh bị viêm phụ khoa.

  • Mẹ bầu tuyệt đối không thụt rửa âm đạo vì sẽ làm mất tất cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu xấu trong âm đạo.
  • Nếu mẹ bầu đang tìm dung dịch rửa phụ khoa để khử mùi hôi, duy trì độ pH; hoặc chất bôi trơn để “gần gũi” chồng. Bầu hãy chọn các sản phẩm không chứa glycerin (glycerol); dầu phủ; hoặc paraben.
  • Khi chọn các sản phẩm kiểm soát mùi hoặc bôi trơn; hãy chọn các sản phẩm có độ pH không thấp hơn 4 và không cao hơn khoảng 5.5.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại dầu gia dụng như dầu dừa để chăm sóc âm đạo. Vì dầu dừa có thể chứa peroxit độc hại và hóa chất gây viêm. Các chất này có thể cản trở quá trình tự làm sạch của âm đạo.

[inline_article id=265802]

Với những thông tin trên, MarryBaby hy vọng đã giúp chị em giải đáp được vấn đề bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc. Nếu còn thắc mắc gì về bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không, chị em hãy để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp ngay!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu uống men tiêu hoá được không? Điều mẹ bầu nên biết!

Bên cạnh đó, kích thước tử cung cũng tăng lên để bao bọc thai nhi sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng khác. Điều này khiến ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Với người thường, khi bị rối loạn tiêu hóa sẽ tìm đến trợ giúp của men tiêu hóa. Còn khi mang thai, bầu uống men tiêu hoá được không? Hãy tham khảo bài viết này để được MarryBaby giải đáp vấn đề bầu uống men tiêu hoá được không nhé!

Men tiêu hóa là gì?

Trước khi tìm hiểu bầu uống men tiêu hoá được không, chúng ta cần hiểu rõ về men tiêu hóa. Bệnh viện Johns Hopkins cho biết rằng; men tiêu hóa hay gọi là các enzym, bản chất là các protein. Dưới tác động của các men tiêu hóa; thức ăn được cắt nhỏ trở thành dạng nhũ tương giúp cho lớp niêm mạc ruột hấp thụ dễ dàng vào máu để nuôi dưỡng cơ thể.

Hầu hết các men tiêu hóa được tạo ra bởi tuyến tụy; ngoài ra một số ít được tạo ra bởi miệng, dạ dày và ruột non. Các men tiêu hóa chính được tạo ra trong tuyến tụy bao gồm:

  • Amylase được tạo ra trong miệng và tuyến tụy; phá vỡ các carbohydrate phức tạp.
  • Lipase được tạo ra trong tuyến tụy; phân hủy chất béo.
  • Protease được tạo ra trong tuyến tụy; phân hủy protein.
  • Một số enzym phổ biến khác được tạo ra trong ruột non, bao gồm Lactase phân hủy lactose; và Sucrase phá vỡ đường sucrose.

Mỗi loại men tiêu hóa lại có những chức năng khác nhau. Nếu thiếu một trong những men tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Để biết bầu uống men tiêu hoá được không, mẹ hãy đọc phần tiếp theo nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Bầu uống men tiêu hoá được không?

 men tiêu hoá cho bà bầu
Bầu uống men tiêu hoá được không?

Việc bổ sung các men tiêu hóa giúp ngăn ngừa chứng kém hấp thu và các chứng khó chịu liên quan đến tiêu hóa. Nếu mang thai, bà bầu uống men tiêu hoá được không? Đây là câu hỏi rất nhiều thai phụ quan tâm đến.

Lifespan cho biết rằng, các triệu chứng bà bầu bị rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng; hoặc không thể khắc phục bằng các biện pháp thay đổi cách sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc gồm men tiêu hóa cho bà bầu và những loại thuốc khác để giúp thai phụ khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa. Vậy bà bầu uống men tiêu hoá được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên để an toàn cho sức khỏe thai kì, mẹ bầu phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng men tiêu hóa cho bà bầu hay bất kỳ loại thuốc nào nhé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách bổ sung vitamin cho bà bầu đúng và đủ theo từng giai đoạn thai kỳ

Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị rối loạn tiêu hóa

bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Tập thể dục để tránh rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh vấn đề bầu uống men tiêu hoá được không; thai phụ cần phải nhớ những cách tránh hoặc khắc phục tình trạng bà bầu bị rối loạn tiêu hóa theo lời khuyên của Lifespan như sau:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, với thực đơn cân bằng các nhóm dinh dưỡng. Đặc biệt, mẹ bầu nhớ bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế táo bón và hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
  • Bên cạnh đó, mẹ cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn; thực phẩm nhiều đường; và thực phẩm nhiều caffeine.
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước canh… để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc bị táo bón hay tiêu chảy có thể khiến bầu bị mất nước. Vì vậy việc bổ sung nước sẽ giúp bù lại lượng nước cơ thể đã mất.
  • Tập thể dục ít nhất 2,5 tiếng/tuần một tuần; hoặc 30 phút mỗi ngày để tăng cường lưu thông máu và mang nhiều oxy đến các cơ quan. Điều này sẽ giúp các cơ quan, nhất là hệ tiêu hoạt động hiệu quả hơn.

[inline_article id=292090]

Bổ sung men tiêu hóa cho bà bầu là cách làm cuối cùng sau khi đã thử hết các cách thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động. Khi bổ sung men tiêu hóa, mẹ bầu tránh tự bổ sung sản phẩm. Thay vào đó, bầu hãy hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước nhé. Hy vọng bài viết này đã giúp trả lời trọn vẹn câu hỏi bầu uống men tiêu hoá được không. Chúc các chị em một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Điều mẹ không thể bỏ qua!

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ khi mang thai. Nhưng bà bầu tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Câu hỏi này sẽ được MarryBaby trả lời trong bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé các mẹ bầu!

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu

Trước khi tìm hiểu vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không, chúng ta cần hiểu rõ về các dưỡng chất trong thực phẩm này. Củ đậu là loài cây dây leo có nguồn gốc Trung Mỹ; ở Việt Nam củ đậu còn được gọi là củ sắn, sắn nước… Theo NutritionValue.org, thần phần dinh dưỡng chủ yếu trong 120g củ đậu bao gồm:

  • Carbohydrate: 11g
  • Đường: 2,2g
  • Nước: 108.08 g
  • Protein:0,9g

Các chất dinh dưỡng khác: Sắt; canxi; photpho; magie; kẽm; vitamin A; Vitamin B6, B12; vitamin C, vitamin D; Vitamin E; Vitamin K…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những loại rau tốt cho bà bầu và thai nhi mẹ đã biết chưa?

Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không?

tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không?

Bà bầu ăn củ đậu giúp bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không? Đây cũng là một câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc và quan tâm tâm đến.

Foodrevolution.org cho biết, củ đậu là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Củ đậu giúp hổ trợ lượng đường trong máu; đồng thời tăng độ nhạy cảm với insulin. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ phức tạp, nhiều nước trong củ đậu còn giúp tăng cảm giác no hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì thế, bà bầu ăn củ đậu khi bị đái tháo đường thai kỳ thì rất tốt nhé các mẹ.

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không. Các chuyên gia khuyến cáo: nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý một chế độ ăn uống dựa trên nguyên tắc: đủ chất, cân đối lượng calo dung nạp dựa trên thể trạng và tránh các thức ăn có thể làm tăng nhanh đường huyết sau ăn như:

Hãy luôn giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát bằng một chế độ ăn uống cân bằng. Bao gồm:

  • Protein nạc như gà; trứng; cá; sữa ít béo…
  • Rau (loại có hàm lượng tinh bột thấp) giúp cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ như bông cải xanh; dưa leo; đậu xanh; hành; ớt rau xà lách xanh…
  • Thực phẩm có chất béo lành mạnh như trái bơ; quả hạch; dầu ô liu; hạt hạnh nhân; đậu phộng; hạt điều…
  • Các thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu; quả mọng; gạo lức; sữa chua Hy Lạp; khoai lang; bánh mì nguyên cám…
  • Tinh bột: bầu tiểu đường thai kỳ vẫn cần chất đường bột để cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng, ăn với lượng vừa phải, nên ăn các loại tinh bột dạng phức tạp, giàu chất xơ.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn sẽ không tốt cho sức khỏe.

[inline_article id=265802]

Như vậy mẹ bầu đã biết tiểu đường thai kỳ ăn củ đậu được không rồi phải không? Củ đậu rất tốt cho phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nhớ xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tác dụng phụ của vacxin thường gặp sau khi trẻ tiêm chủng là gì?

Thực tế, hầu hết trẻ không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào khi tiêm vacxin. Nếu có thì tác dụng phụ của vacxin thường nhẹ và sẽ biến mất trong một vài ngày. Bài viết này, MarryBaby sẽ mách cho các phụ huynh những tác dụng sau khi tiêm vacxin cho trẻ và cách khắc phục. Cùng theo dõi bài viết nhé!

Các tác dụng phụ của vacxin

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), sau khi trẻ tiêm phòng các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau, sưng và đỏ ở chỗ tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Run
  • Cảm thấy mệt
  • Đau đầu
  • Đau ở cơ và khớp

Các tác dụng phụ của vacxin thường rất nhẹ và sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng cực kỳ hiếm. Ví dụ, nếu tiêm 1 triệu liều vacxin, thì có 1-2 người có thể bị tác dụng phụ của vacxin nghiêm trọng. Các dấu hiệu của phản ứng nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Sưng mặt và cổ họng của bạn
  • Nhịp tim nhanh
  • Phát ban nặng trên khắp cơ thể
  • Chóng mặt và suy nhược

Nếu trẻ gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm vacxin nghiêm trọng, hãy đưa con đến bệnh viện gần nhất ngay nhé. Các bác sĩ sẽ cấp cứu và chữa trị kịp thời cho trẻ.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé nằm máy quạt

Cách khắc phục các tác dụng phụ sau tiêm vacxin

tiêm vacxin cho trẻ
Cách khắc phục tác dụng phụ của vacxin là gì?

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi tiêm vacxin sẽ thường gặp các tác dụng phụ như:

  • Sưng
  • Đỏ
  • Một cục u nhỏ ở chỗ tiêm

Thông thường, các triệu chứng này sẽ biến mất sau một vài ngày và không cần phải điều trị. Đôi khi, trẻ có thể bị sốt, ba mẹ hãy thực hiện các việc sau đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

  • Cố gắng giữ mát cho trẻ bằng cách không mặc quá nhiều lớp quần áo hoặc đắp chăn.
  • Cho trẻ uống nước lạnh.
  • Có thể cho trẻ uống một liều paracetamol hoặc ibuprofen dạng lỏng. Nếu dùng cách này, ba mẹ đừng quên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ và làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc nhé.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

Khi nào cần đến bệnh viện sau khi tiêm vacxin?

Các tác dụng phụ có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhưng sẽ hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp các dấu hiệu bất thường dưới đây, ba mẹ hãy cho trẻ đến bệnh viện ngay nhé.

  • Tình trạng mẩn đỏ hoặc bị đau ở vị trí tiêm trở nên tồi tệ hơn sau 24 giờ.
  • Nếu các tác dụng phụ của vacxin có vẻ không mất đi sau vài ngày mà còn tồi tệ hơn.

Dịch vụ y tế quốc gia ở Anh cho biết, tiêm phòng là điều quan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để bảo vệ bản thân và con cái. Chúng ngăn ngừa đến 3 triệu ca tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Mặc dù con trẻ có thể gặp các tác dụng phụ của vacxin. Nhưng nếu chúng ta không tiêm vacxin, các bệnh truyền nhiễm có thể nhanh chóng lây lan trở lại.

[inline_article id=169309]

Hy vọng với những thông tin về tác dụng phụ của vacxin sẽ giúp cho ba mẹ an tâm hơn khi cho trẻ tiêm vacxin. Nếu còn ba mẹ còn thắc gì về vấn đề tiêm vacxin cho trẻ thì để lại bình luận cho MarryBaby. Chúng tôi sẽ trả lời thắc mắc của ba mẹ ngay nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Tiêm vacxin cho trẻ và những điều ba mẹ cần biết rõ!

Tiêm vacxin cho trẻ là cách bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ đến ba mẹ những thông tin về vacxin và lịch tiêm vacxin cho trẻ từ 0-24 tháng. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Vacxin là gì?

Vacxin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Vacxin chủ yếu là các kháng nguyên được làm yếu đi. Các kháng nguyên này tương ứng với các loại bệnh khác nhau, cho phép cơ thể tự làm quen với bệnh mà không xuất hiện triệu chứng nào.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vacxin làm giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách làm việc với hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể để xây dựng khả năng bảo vệ. Khi tiêm vacxin cho trẻ, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ phản ứng lại. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng nguyên tương tự trong vài ngày để chống lại các mầm bệnh trong tương lại.

>> Ba mẹ có thể xem thêm: Có nên dán miếng hạ sốt vào chỗ tiêm phòng cho trẻ không?

Thành phần trong vacxin 

WHO cũng cho biết, tất cả các thành phần của vacxin đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả. Thành phần của vacxin bao gồm kháng nguyên và những thành phần phụ như tá dược và chất bảo quản.

Một số dạng kháng nguyên thông thường là:

  • Virus sống, giảm độc lực quá yếu để có thể gây bệnh. Nhưng chúng vẫn đủ để khiến cơ thể sản xuất đáp ứng miễn dịch. Loại này thường dùng trong vacxin ngừa sởi, quai bị, rubella, virus rota, thủy đậu và một loại vắc xin cúm.
  • Virus bất hoạt (đã chết) yếu hơn virus chỉ giảm độc lực. Nhưng cơ thể vẫn nhận dạng được chúng và tạo đáp ứng miễn dịch để bảo vệ. Các vacxin thường có loại kháng nguyên này là ngừa bại liệt, viêm gan A, cúm và bệnh dại.
  • Virus tách chiết được lấy từ những bộ phận đặc thù của virus đã chết. Vacxin điển hình là viêm gan B và HPV.
  • Vi khuẩn tách chiết tương tự loại virus tách chiết. Vacxin được điều chế theo phương thức này là Hib, phế cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, bạch hầu, uốn ván và ho gà.

Các loại vacxin cho trẻ

tiêm vacxin

Dưới đây là những loại mũi tiêm vacxin cho trẻ em phổ biến:

  • Vacxin 6 trong 1: giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh bạch hầu; uốn ván; ho gà; bại liệt; Haemophilus influenzae loại b (Hib) và viêm gan B.
  • Vacxin phòng phế cầu khuẩn (PCV) giúp phòng ngừa các loại nhiễm trùng phế cầu khuẩn.
  • Vacxin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus giúp trẻ không bị nhiễm Rotavirus gây tiêu chảy ở trẻ em.
  • Vacxin Men-B giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não cầu loại B gây ra.
  • Vacxin Hib/ Men C giúp trẻ phòng vi khuẩn Hib và viêm màng não do vi khuẩn màng não loại C gây ra.
  • Vacxin MMR giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi, quai bị và ban đỏ.
  • Vacxin cúm giúp phòng ngừa bệnh cúm.
  • Vacxin 4 trong 1 giúp phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt.
  • Vacxin 3 trong 1 giúp phòng ngừa bệnh uốn ván, bạch hầu và bại liệt.
  • Vacxin phòng ngừa HPV giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở bé gái.
  • Vacxin Men ACWY giúp phòng ngừa bệnh viêm màng não do vi khuẩn màng não loại A, C, W và Y.

Lịch tiêm vacxin cho trẻ theo từng giai đoạn

Ba mẹ cần lưu ý đưa trẻ đến các trung tâm y tế để tiêm ngừa theo lịch tiêm phòng. Dưới đây là lịch tiêm vacxin cho trẻ từ 0-15 tuổi bao gồm:

8 tuần đầu:

  • Vacxin viêm gan B: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 24 giờ đầu sau sinh)
  • Vacxin BCG phòng bệnh lao: tiêm 1 mũi càng sớm càng tốt (trong 1 tháng đầu sau sinh)
  • Vacxin 6 trong 1
  • Vacxin phòng phế cầu khuẩn
  • Vacxin Rotavirus
  • Vacxin Men-B

12 tuần:

  • Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 2
  • Vacxin Rotavirus liều thứ 2

16 tuần:

  • Vacxin 6 trong 1 mũi thứ 3
  • Vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn
  • Vacxin Men-B

1 tuổi:

  • Vacxin MMR
  • Vacxin Hib/Men C
  • Vacxin ngừa phế cầu khuẩn
  • Vacxin Men B

Từ 2–8 tuổi:

  • Vacxin cúm hàng năm cho trẻ em

3 tuổi 4 tháng:

  • Vacxin 4 trong 1 trước khi trẻ đi học
  • Vacxin MMR

Từ 12–13 tuổi:

  • Vacxin HPV

14 tuổi:

  • Vacxin 3 trong 1
  • Vacxin MenACWY

Khi nào không nên tiêm vacxin cho trẻ?

lịch tiêm vacxin cho trẻ

Không phải tất cả trẻ em đều có thể tiêm ngừa vacxin. Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu sau đây, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm vacxin cho trẻ.

  • Trẻ bị dị ứng với vacxin đã được tiêm trước đó.
  • Nếu mắc phải các bệnh về thần kinh nghiêm trọng, trẻ không nên được tiêm các loại vacxin như ho gà; bại liệt; uốn ván.
  • Những trẻ bị suy nhược hệ miễn dịch do uống thuốc; hoặc do mắc phải một số dạng bệnh lý nhất định. Các trẻ này không nên tiêm vacxin có chứa virus sống (như virus thủy đậu, bại liệt hoặc sởi). Nếu tiêm vacxin cho trẻ, virus sống sẽ lập tức gây bệnh ngay nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Những trẻ bị dị ứng nặng với trứng không nên tiêm vacxin ngừa cúm. Nhưng  vẫn có thể tiêm tiêm vacxin cho trẻ phòng các bệnh khác. Bởi vì, vacxin ngừa sởi và quai bị được phát triển từ bên trong tế bào gà.
  • Trẻ từng bị đau nhức, tấy đỏ hoặc bị sưng tại vùng được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
  • Trẻ bị sốt thấp hơn 40.5°C sau khi được tiêm vắc xin ngừa ho gà.
  • Trẻ bị bệnh nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy mà không có dấu hiệu sốt.
  • Trẻ đang hồi phục sau khi bị mắc các dạng bệnh lý nhẹ như cảm lạnh, ho hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm gần đây.
  • Trẻ đang dùng thuốc kháng sinh.
  • Trẻ còn nhỏ, chưa đủ tuổi.
  • Trẻ còn đang bú sữa mẹ.
  • Trẻ bị dị ứng (ngoại trừ dị ứng với trứng).
  • Gia đình có tiền sử bị mắc động kinh hay đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

Hậu quả của việc không tiêm vacxin cho trẻ

Tiêm vacxin được chứng minh là phương pháp phòng ngừa bệnh an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em. Theo nghiên cứu, một số trường hợp tiêm vacxin có ghi nhận xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, những tác dụng phụ nghiêm trọng này thường hiếm xảy ra.

Nếu ba mẹ không tiêm vacxin cho trẻ; hoặc tiêm chủng không đúng thời gian sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, trẻ chưa được tiêm vacxin có khả năng mắc các bệnh mà trẻ chưa được chủng ngừa. Điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ; và nguy cơ nhiễm bệnh cho những người xung quanh.

Việc không tiêm vacxin có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm và giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng nơi trẻ sống. Nếu cộng đồng xung quanh trẻ không có đủ khả năng miễn dịch, nguy cơ bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra.

Khi ba mẹ tiêm vacxin cho trẻ muộn sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các loại bệnh khác nhau trong khoảng thời gian dài hơn. Hơn nữa, trì hoãn tiêm vacxin có thể làm tăng nguy cơ cho trẻ bị các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa.

[inline_article id=188553]

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh. Ba mẹ hãy theo dõi lịch trình và tiêm vacxin cho trẻ đúng thời gian khuyến cáo nhé.