Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Giải đáp vấn đề khó hiểu!

Phụ nữ có thai có rụng trứng không? Có thai tháng đầu có rụng trứng không? Đây chắc hẳn là thắc mắc không chỉ riêng với các chị em phụ nữ mà còn với cả các đấng nam nhi nữa. Hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby bạn nhé.

Quá trình rụng trứng và mang thai

Trước khi tìm hiểu có thai có rụng trứng không và có bầu có rụng trứng không; chúng ta cần tìm hiểu quá trình rụng trứngthụ thai diễn ra phức tạp ra sao. Thông thường mỗi tháng, cơ thể phụ nữ sẽ diễn ra quá trình rụng trứng để giải phóng nang noãn trưởng thành chuẩn bị cho quá trình thụ tinh. 

Khi trứng di chuyển qua ống dẫn trứng nếu gặp tinh trùng thì sẽ nhanh chóng thụ tinh để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử này tiếp tục di chuyển xuống ống dẫn trứng và phân chia thành nhiều tế bào. 

Khoảng 1 tuần sau, hợp tử trên sẽ di chuyển đến tử cung. Cụm hợp tử lúc này đã được phân chia thành 100 tế bào được gọi là phôi nang và sẽ tự bám vào niêm mạc tử cung để tiếp tục phát triển trong quá trình mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?

Phụ nữ có thai có rụng trứng không?
Tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng?

Khi phụ nữ có thai có rụng trứng nữa không? Hay có thai tháng đầu có rụng trứng không? Khi phụ nữ đã có thai thì không có rụng trứng. Tại sao lại như vậy?

Khi nang trứng phát triển chín, nó sẽ rụng ra khỏi buồng trứng. Nếu trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi trong lớp niêm mạc tử cung. Lúc này, cơ thể người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố, ngăn cản lớp niêm mạc tử cung bong tróc, giúp thai nhi có thể phát triển trong tử cung.

Trong khi đó, nếu có quá trình rụng trứng nhưng không có thụ tinh thì lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc và ra máu kinh, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ rụng nhiều trứng một lần và có ít nhất một quả trứng được thụ tinh thì sẽ không rụng trứng nữa cũng bởi lý do trên.

Tóm lại, phụ nữ chỉ có thể rụng trứng sau khi quá trình sinh nở được hoàn tất và sức khỏe được phục hồi lại bình thường.

>> Xem thêm: Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Bí quyết giúp cho thai kỳ khỏe mạnh

Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển
Phụ nữ mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ cho quá trình thai nhi phát triển

Sau khi đã tìm hiểu, phụ nữ có thai có rụng trứng không và lý do tại sao thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng thì để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn bị thừa cân hay thiếu cân trong quá trình mang thai cũng đều dẫn đến những biến chứng thai kỳ không tốt. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong thai kỳ để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh những thực phẩm không tốt cho thai kỳ: Bạn cần lưu ý hạn chế hoặc từ bỏ một số thực phẩm không tốt cho thai kỳ như rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
  • Duy trì lịch khám thai như đúng hẹn: Khám thai thường xuyên sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện các biến chứng trong thai kỳ. 

[key-takeaways title=””]

Ngoài ra, bạn cũng cần nhanh chóng đi bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, sốt cao,… Những dấu hiệu này có thể là triệu chứng cảnh báo nguy hiểm cho bạn và thai nhi!

[/key-takeaways]

Bạn có thể sử dụng công cụ tính cân nặng khi mang thai trên website MarryBaby trong suốt thai kỳ. Công cụ này sẽ giúp bạn biết nên duỳ trì mức cân nặng thế nào là hợp lý trong từng giai đoạn thai kỳ đấy.

[inline_article id=331089]

Như vậy chúng ta đã tìm được lời giải đáp cho vấn đề khi có thai có rụng trứng hay không. Thông thường, khi bạn đã mang thai thì không xảy ra hiện tượng rụng trứng nữa.

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Nâng ngực có cho con bú được không, có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Nếu đã thực hiện nâng ngực trước khi sinh con, bạn có thể sẽ băn khoăn nâng ngực có cho con bú được không, nâng ngực cho con bú có bị xệ không, hay nâng ngực có sữa cho con bú không. Tất cả những điều này sẽ được MarryBaby và bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phụ nữ nâng ngực có cho con bú được không?

Sản phụ làm ngực có cho con bú được không? Hay sản phụ đặt túi ngực có cho con bú được không? Hầu hết các sản phụ đã thực hiện nâng ngực trước đó đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp như kích cỡ và vị trí đặt túi ngực cũng như phương pháp phẫu thuật thì mới biết được khả năng nuôi con bằng sữa mẹ có bị ảnh hưởng không. 

Nếu trong quá trình thực hiện nâng ngực; bác sĩ mổ ở vị trí dưới nếp vú hoặc qua nách thì sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, nếu vết mổ nằm xung quanh quầng vú; bạn có thể gặp khó khăn khi cho con bú vì có khả năng ống dẫn sữa đã bị cắt trong quá trình làm ngực.

Do đó, tuỳ vào từng trường hợp thì việc cho con bú sau nâng ngực có được hay không. Bạn cần phải cho con bú thử để biết mình có thể sản xuất được sữa cho con bú không rồi mới quyết định cho con bú thêm hay bú hoàn toàn bằng sữa công thức nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn

Nâng ngực có ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ không?

Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?
Nâng ngực có cho con bú được không và có ảnh hưởng đến sữa mẹ không?

Bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không; thì túi ngực có gây ảnh hưởng đến sữa mẹ không? Túi ngực thường được chế tạo bằng chất liệu silicon. Do đó, nhiều phụ nữ thường lo sợ chất liệu này có thể nhiễm vào sữa và gây hại cho trẻ sơ sinh. 

Tuy nhiên, theo Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC); túi ngực bằng nhựa silicon không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và không gây hại cho trẻ sơ sinh. Do đó, nếu bạn có thể sản xuất được sữa mẹ thì vẫn có thể yên tâm cho con bú nhé. 

Đừng quá lo lắng về vấn đề sữa mẹ có bị nhiễm silicon mà lại không cho con bú. Bởi vì sữa mẹ vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất cho những năm tháng đầu đời của trẻ sơ sinh đấy, bạn nhé.

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề có nên đi xin sữa mẹ không bên cạnh vấn đề nâng ngực có cho con bú được không. Bởi vì, sữa mẹ dù tốt cho trẻ sơ sinh nhưng nếu uống sữa hiến tặng không rõ nguồn gốc cũng có nhiều tiềm ẩn nguy hiểm.

Một số vấn đề liên quan đến việc làm ngực và cho con bú

Sau khi tìm hiểu, sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; chúng ta cần tìm hiểu những ảnh hưởng của vấn đề này đến việc cho con bú trong phần này nhé.

1. Sản phụ thu nhỏ và treo ngực sa trễ có sữa cho con bú không?

Liên quan đến vấn đề nâng ngực có cho con bú được không, nếu bạn thực hiện các phương pháp nâng ngực sa trễ hoặc thu nhỏ ngực thì đều có khả năng ảnh hưởng đến các dây thần kinh và ống dẫn sữa dẫn đến giảm điều tiết sữa.

Ngoài ra, khi bạn thực hiện đặt túi ngực ở phần dưới cơ ngực  sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ ít hơn khi đặt túi ngực ở phần trên cơ ngực. Hơn nữa, nếu bác sĩ thực hiện mổ xung quanh quầng vú có thể sẽ dân đến nguy cơ bị cắt đứt các ống dẫn sữa trong quá trình thực hiện gây ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Tuy nhiên, theo thời gian các ống dẫn sữa bị cắt đứt trong quá trình phẫu thuật có thể phát triển và các dây thần kinh có thể phục hồi chức năng trở lại để giúp cơ thể sản xuất sữa. Do đó, lượng sữa tạo ra sẽ phụ thuộc vào số lượng ống dẫn sữa, các dây thần kinh hồi phục và một số yếu tố khác ngoài phẫu thuật như hormone. 

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hút sữa mẹ hiệu quả và đúng cách mẹ bỉm nên nên áp dụng ngay!

2. Sản phụ làm ngực to có sữa cho con bú không?

Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?
Sản phụ nâng to ngực có cho con bú được không?

Một số phụ nữ có bộ ngực kém phát triển tìm đến việc nâng ngực để cải thiện kích thước. Những người này cơ địa thực chất đã không đủ các mô tuyến sữa nên thường có ngực hình ống, khoảng cách rộng hoặc không đối xứng. (*)

Nếu bạn ở trong trường hợp này thường đã không thể có nhiều sữa trước khi làm ngực rồi. Do đó, bạn có thể cân nhắc các phương pháp kích thích sản xuất sữa, cho con bú sữa công thức hoặc sữa mẹ hiến tặng nhé.

Nâng ngực vẫn cho con bú được nhưng nếu bị tắc tia sữa thì sao? Bạn có thể tìm hiểu thêm 6 mẹo dân gian chữa tắc tia sữa hiệu quả nhanh và không đau đớn cùng với chủ đề nâng ngực có cho con bú được không. 

(*) Ngực hình ống là loại ngực có ít mô vú hơn ở phần trên và phần dưới đầy đặn hơn. Điều này tạo ra hình dạng thon dài, giống như hình ống. Hay nói cách khác là ngực nhỏ và ngực bị chảy xệ.

3. Sản phụ nâng ngực cho con bú có bị xệ không?

Nâng ngực cho con bú có bị xệ không? Một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp Phẫu thuật Thẩm mỹ thường niên của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Thẩm mỹ Hoa Kỳ (ASPS) tại San Diego cho biết; việc cho con bú dường như không làm bộ ngực bị chảy xệ ở những phụ nữ đã thực hiện nâng ngực.

Tình trạng ngực chảy xệ thường xảy ra sau khi sinh con là do những thay đổi của cơ thể trong quá trình mang thai. Do đó, dù bạn đã làm ngực hay chưa thì việc cho con bú không phải lý do khiến cho bộ ngực biến thành “quả mướp” đâu nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách tăng kích thước vòng 1 sau cai sữa: Muốn ngực tròn đầy, phải thử ngay

Làm gì để tăng sữa mẹ sau khi nâng ngực?

Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ
Cho con bú và vắt sữa có thể giúp tăng tiết sữa mẹ

Sau khi tìm hiểu sản phụ nâng ngực có cho con bú được không; bạn cần làm gì để có thể tăng tiết sữa cho con bú? Dưới đây sẽ là những mẹo giúp bạn có nhiều sữa để nuôi con:

  • Thường xuyên cho con bú mẹ: Việc bạn thường xuyên cho con bú sẽ khiến cho bầu ngực luôn trống dẫn đến kích thích tăng tiết sữa nhiều hơn. 
  • Tăng cường vắt sữa ngoài những lúc cho con bú trực tiếp: Ngoài việc cho con bú, bạn có thể vắt sữa rồi trữ đông để kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra liên tục nhé. 
  • Sử dụng thuốc kích sữa: Bạn có thể gặp bác sĩ để xin tư vấn về các loại thuốc có thể giúp bạn tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn không nên tự mua bất kì loại thuốc nào để tăng tiết sữa được bán ở ngoài thị trường. Bởi vì điều này có thể dẫn đến những biến chứng không tốt cho sức khỏe của bạn và con.

Nếu đột ngột bạn bị mất cảm giác căng sữa thì phải làm sao? Bạn có thể tìm hiểu vấn đề này trên MarryBaby cùng với chủ đề phụ nữ cho con bú nâng ngực có được không nhé.

[inline_article id=314685]

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu rõ vấn đề nâng ngực có cho con bú được không rồi. Phụ nữ đã từng phẫu thuật nâng ngực vẫn có thể cho con bú tuỳ vào từng trường hợp. Nếu không thể cho con bú do vấn đề phẫu thuật ngực; bạn có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn các giải pháp khắc phục tốt nhất nhé.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bật mí cách chữa khí hư bã đậu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Nếu vùng kín xuất hiện nhiều khí hư bã đậu thì phải làm sao? Cách điều trị tốt nhất là bạn cần phải đến bệnh viện để thăm khám với bác sĩ và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Nếu muốn tình trạng khí hư dứt điểm nhanh hơn, bạn có thể tham khảo thêm các cách chữa khí hư bã đậu tại nhà trong bài viết dưới đây, song vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện nhé. 

Khí hư như bã đậu là gì?

Khí hư có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và bôi trơn âm đạo, duy trì độ pH tự nhiên của âm đạo và giúp âm đạo chống lại vi khuẩn có hại cũng như các yếu tố gây nhiễm trùng.

Thông thường khí hư sẽ có màu trắng sữa hoặc trắng trong. Tuy nhiên, nếu khí hư tiết ra có màu trắng, đặc quánh như bã đậu, có mùi hôi và ngứa âm đạo thì là dấu hiệu của viêm phụ khoa do nhiễm trùng nấm men.

>> Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân khiến khí hư màu hồng nhạt không nên xem thường

Nguyên nhân dẫn đến khí hư như bã đậu vùng kín

Hình ảnh khí hư bã đậu và cách chữa khí hư bã đậu tại nhà là gì?
Hình ảnh khí hư bã đậu và cách chữa khí hư bã đậu tại nhà là gì?

Trong môi trường âm đạo thường tồn tại hai loại vi khuẩn là lợi khuẩn và vi khuẩn có hại. Tình trạng nhiễm trùng nấm men (nhiễm nấm Candida hoặc nhiễm nấm âm đạo) là do vi khuẩn nấm men Candida gây ra. Nấm men này sống khắp nơi trên cơ thể như trong miệng, đường tiêu hóa và âm đạo. 

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm âm đạo là do sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo khiến nấm Candida phát triển mạnh mẽ. Các yếu tố dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Không kiểm soát được lượng đường máu: Lượng đường trong máu cao cũng ảnh hưởng đến vi khuẩn trong nước tiểu và dẫn đến viêm âm đạo do nấm Candida.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Nếu bạn đang điều trị HIV/AIDS hoặc ung thư có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể và dẫn đến phát triển nấm men gây viêm âm đạo.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng trong cơ thể sẽ tiêu diệt vi khuẩn tốt trong âm đạo. Do đó, vi khuẩn tốt không thể giúp kiểm soát sự phát triển của nấm men. Sự mất cân bằng này đã dẫn đến nhiễm trùng nấm men âm đạo.
  • Mang thai và thay đổi nội tiết tố: Bất cứ điều gì làm gián đoạn hoặc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể đều có thể phá vỡ sự cân bằng của môi trường trong âm đạo. Khi bạn mang thai, hay sử dụng thuốc tránh thai hoặc khi có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt đều có thể là nguyên nhân khiến nấm men Candida phát triển mạnh mẽ.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra khí hư bã đậu không mùi là bệnh gì?

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng nấm âm đạo

Để áp dụng các cách chữa khí hư bã đậu tại nhà hiệu quả; bạn cần nhận biết rõ ràng các dấu hiệu của nhiễm trùng nấm âm đạo ngoài dấu hiệu ra khí hư bã đậu vùng kín. Cụ thể:

[key-takeaways title=””]

Các dấu hiệu nhiễm trùng nấm men cũng tương tự như dấu hiệu nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) hoặc nhiễm trùng âm đạo khác. Do đó để chắc chắn hơn, bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhé.

[/key-takeaways]

Cần làm gì khi bạn bị nhiễm trùng nấm men âm đạo?

Bạn nên đi khám phụ khoa để biết cách chữa khí hư bã đậu tại nhà có đúng hay không
Bạn nên đi khám phụ khoa để biết cách chữa khí hư bã đậu tại nhà có đúng hay không

Để biết áp dụng cách chữa khí hư bã đậu tại nhà có đúng trường hợp không; bạn cần thực hiện những điều sau để biết chắc mình có đang bị nhiễm nấm men không:

  • Đặt lịch khám phụ khoa tại cơ sở y tế uy tín
  • Thực hiện xét nghiệm dịch tiết âm đạo theo yêu cầu của bác sĩ

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho bạn biết bản thân có bị nhiễm trùng nấm men âm đạo không. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh và kê toa thuốc đặc trị khí hư bã đậu. Kèm theo theo đó, bạn có thể thực hiện thêm các cách chữa khí hư bã đậu tại nhà như phần dưới đây nhé.

Cách chữa khí hư bã đậu tại nhà

Bên cạnh việc điều trị khí hư bã đậu theo phác đồ của bác sĩ; bạn cũng nên thực hiện cách chữa khí hư bã đậu tại nhà hoặc cách trị vùng kín bị ngứa và có dịch trắng vón cục tại nhà để tình trạng được điều trị dứt điểm. Song luôn cần nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

  • Rửa và lau khô tay trước khi chạm vào vùng âm đạo
  • Rửa vùng âm đạo với dung dịch phụ nữ có thành phần dịu nhẹ được bác sĩ khuyến nghị hoặc rửa bằng nước nếu bạn không quen dùng dung dịch
  • Tránh sử dụng thuốc xịt âm đạo và các sản phẩm có mùi thơm
  • Sau khi đi vệ sinh hay sau khi làm sạch âm đạo cần lau khô vùng kín theo chiều từ trước ra sau 
  • Sau khi quan hệ, hãy cố gắng đi tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Chỉ sử dụng giấy vệ sinh màu trắng trơn, không mùi, không hóa chất để lau vùng kín giúp quan sát sự thay đổi của khí hư

[key-takeaways title=””]

Không thụt rửa âm đạo trừ khi bác sĩ yêu cầu. Bởi vì, những loại dung dịch vệ sinh vùng kín không kê đơn trên thị trường không có khả năng ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng nấm. Ngược lại, sản phẩm còn có thể tiêu diệt lợi khuẩn ở âm đạo dẫn đến thay đổi sự cân bằng của các vi khuẩn trong âm đạo gây kích ứng da hoặc gây nhiễm trùng âm đạo nặng hơn.

[/key-takeaways]

2. Khi sử dụng băng vệ sinh

  • Sử dụng băng vệ sinh không mùi, phù hợp với vùng âm đạo nhạy cảm
  • Thay đổi băng thường xuyên cách ít nhất 2-3 giờ/lần và làm sạch âm đạo.

3. Mặc quần áo 

Mặc quần áo thoải mái cũng là một trong những cách chữa khí hư bã đậu tại nhà
Mặc quần áo thoải mái cũng là một trong những cách chữa khí hư bã đậu tại nhà
  • Tránh mặc quần áo, đặc biệt là quần lót ẩm ướt hoặc đẫm mồ hôi
  • Mặc quần lót bằng vải cotton thoáng mát và giúp hút mồ hôi tránh gây ẩm ướt vùng kín
  • Tránh mặc quần legging, quần bó sát không để không khí dễ di chuyển bên trong cơ thể

4. Sinh hoạt 

[inline_article id=297535]

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu về cách chữa khí hư bã đậu tại nhà rồi. Đây chính là một trường hợp nhiễm trùng nấm men âm đạo. Nếu bạn không điều trị dứt điểm theo đúng phác đồ của bác sĩ thì có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống sinh dục; thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như viêm tuyến lộ, viêm tử cung, viêm vùng chậu,…

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không? Đây là thắc mắc của không ít thai phụ khi có người thân hoặc bạn bè chẳng may bị mắc bệnh K (viết tắt hoặc nói tắt về căn bệnh khó điều trị nhất hiện nay là ung thư). Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu các vấn đề về bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất thì có sao không trong phần dưới đây nhé.

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Bà bầu có thể đi thăm người bệnh ung thư. Vì bệnh tình của những bệnh nhân đang hóa trị hoặc sử dụng liệu pháp sinh học (một nhóm thuốc khác dùng để điều trị ung thư) không gây nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, thuốc điều trị bệnh ung thư thường được bài tiết ra khỏi cơ thể bệnh nhân trong 48-72 giờ sau mỗi lần điều trị bởi dịch tiết cơ thể như mồ hôi, nước tiểu, phân, chất nôn, nước bọt, tinh dịch,… Do đó, tốt nhất bạn nên tránh tiếp xúc với những chất dịch cơ thể này trong khoảng 48-72 giờ sau khi bệnh nhân trị bệnh. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị, hệ thống miễn dịch của bệnh nhân có thể bị ức chế dẫn đến nguy cơ dễ bị cảm lạnh và mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Do đó, nếu bạn đang bị cảm lạnh hoặc có vấn đề gì về sức khỏe thì không nên đi thăm người bệnh ung thư để tránh lây bệnh cho họ.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹ bầu có biết khi mang thai nên kiêng những gì?

Rủi ro khi tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư 

Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?
Bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không?

Sau khi tìm hiểu bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư không; chúng ta cần phải biết thêm những rủi ro khi tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư. Hiện nay có một số nghiên cứu công bố về rủi ro khi những nhân viên y tế tiếp xúc lâu dài với hoá chất điều trị ung thư; nhưng lại rất ít thông tin nói về người chăm sóc bệnh nhân.

Nói chung, nếu bạn tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị ung thư trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề như phát ban; buồn nôn; nôn ói; chóng mặt; đau bụng; nhức đầu; loét cánh mũi và dị ứng. 

Ngoài ra, khi bạn tiếp xúc lâu dài với mẫu dịch tiết cơ thể hoặc hóa chất trị bệnh có thể gây dị tật thai nhi bẩm sinh hay sảy thai; thậm chí có thể bị ung thư trong tương lai. Do đó, nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc thuốc điều trị của bệnh nhân thì phải thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn nhé.

Bà bầu có kiêng đi thăm người ốm không?

Quan niệm bà bầu không nên đi thăm người ốm là một trong những điều kiêng kỵ trong dân gian khi mang thai. Ông bà ngày xưa cho rằng, bà bầu nên đặc biệt kiêng không có đi thăm người ốm. Vì người bệnh vía nặng có thể khắc thai nhi dẫn đến sinh non, sảy thai. Nếu thai nhi qua khỏi thì sau khi sinh sẽ khó nuôi.

Theo quan niệm của Y học hiện đại, bà bầu cũng nên tránh tiếp xúc với người mắc các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, rubella, bệnh ban đào, bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm phế quản,… Nhất là, nếu bạn chẳng may mắc phải bệnh thuỷ đậu và rubella có thể dẫn đến nguy cơ bị dị tật thai nhi, mắc phải các biến chứng thai kỳ, thậm chí có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.

Đối với người bệnh ung thư, bạn cũng cần chờ ít nhất 3-5 ngày rồi mới đi thăm người bệnh để tránh những rủi ro tiếp xúc dịch tiết cơ thể của bệnh nhân ung thư.

>> Bạn có thể xem thêm: Tại sao tiêm trưởng thành phổi em bé lại ít đạp hơn?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?
Cần lưu ý gì khi bà bầu tiếp xúc với người truyền hóa chất?

Bên cạnh vấn đề bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư; nếu bất đắc dĩ bạn phải tiếp xúc với bệnh nhân K thì cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiếp xúc với bệnh nhân sau khi truyền hoá chất: Hoá chất khi điều trị bệnh ung thư sẽ được bệnh nhân thải ra khỏi cơ thể từ 48-72 giờ. Tốt nhất, bạn không nên thăm bệnh nhân sau 72 giờ truyền hoá chất.
  • Nếu sức khỏe không đảm bảo thì không nên đi thăm bệnh: Những bệnh nhân ung thư sau khi truyền hoá chất rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, nếu bạn đang không khỏe và mắc một số bệnh truyền nhiễm từ nhẹ đến nặng thì không nên đi thăm bệnh.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết cơ thể của bệnh nhân: Bạn có thể gặp phải các rủi ro nếu chẳng may tiếp xúc trực tiếp với chất dịch tiết cơ thể của bệnh nhân trong thời gian dài. Nếu bạn phải tiếp xúc với các dịch tiết của bệnh nhân thì hãy đeo bao tay hoặc đồ bảo hộ vào.

[inline_article id=330425]

Như vậy chúng ta đã biết, bà bầu có nên đi thăm người bệnh ung thư hay không rồi. Bạn vẫn có thể thăm người bệnh ung thư nhưng nếu họ mới truyền hoá chất thì nên kiêng thăm ít nhất 72 giờ sau điều trị nhé. 

[recommendation title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi đội ngũ y bác sĩ tại PKĐK Quốc tế Mỹ – thành viên Hệ thống BV Quốc tế Mỹ (AIH). Phòng khám cung cấp dịch vụ thăm khám & điều trị đầy đủ chuyên khoa chuẩn quốc tế: Nội tổng quát, Sản-Phụ khoa, Nhi khoa, Tai-Mũi-Họng… Cơ sở còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại, nổi bật là phần mềm ORION HEALTH – Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân tại các bệnh viện quốc tế.

[/recommendation]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Phụ nữ bị rụng tóc thiếu chất gì?

Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ là do đâu? Tình trạng bị rụng tóc do thiếu chất gì? Và cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới như thế nào? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến phụ nữ bị rụng tóc. Trước khi tìm hiểu rụng tóc là thiếu chất gì; MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu thêm về các nguyên nhân gây rụng tóc khác gồm:

  • Di truyền 
  • Căng thẳng
  • Bị tổn thương các nang tóc
  • Sử dụng hoá mỹ phẩm có chất hoá học 
  • Thay đổi nội tiết tố do mang thai, mãn kinh,…
  • Đang điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị
  • Có một số vấn đề về sức khoẻ như tuyến giáp bất thường, thiếu máu, thiếu vitamin,…
  • Đang sử dụng một số loại thuốc và chất bổ sung như thuốc huyết áp, thuốc trị bệnh gút và vitamin A liều cao

Phụ nữ bị rụng tóc nhiều thiếu chất gì?

1. Phức hợp vitamin B

Phụ nữ bị rụng tóc do thiếu chất gì? Có thể bạn bị thiếu riboflavin, biotin, folate và vitamin B12
Phụ nữ bị rụng tóc do thiếu chất gì? Có thể bạn bị thiếu riboflavin, biotin, folate và vitamin B12

Phức hợp vitamin B bao gồm 8 chất vitamin tan trong nước như thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5), vitamin B6, biotin (vitamin B7), folate và vitamin B12. 

Trong các vitamin nằm trong nhóm phức hợp vitamin B; nếu cơ thể của bạn thiếu hụt riboflavin, biotin, folate và vitamin B12 sẽ dẫn đến gãy rụng tóc. 

2. Vitamin C

Ngoài vitamin B, nếu bạn bị rụng tóc là thiếu chất gì nữa? Thiếu vitamin C thường gây ảnh hưởng đến sự phát triển của lông trên cơ thể nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự liên quan giữa vitamin C và tình trạng gây rụng tóc. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin C lại rất quan trọng đối với người bị rụng tóc do thiếu sắt (1)

Vitamin C hay axit ascorbic là một loại vitamin tan trong nước có nguồn gốc từ quá trình chuyển hóa glucose. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh ngăn chặn quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp và phá hủy các gốc tự do. 

Chất này hoạt động như một chất trung gian cho quá trình tổng collagen thông qua quá trình hydroxyl hóa lysine và proline. Ngoài ra, vitamin C còn có nhiệm vụ hấp thu sắt ở ruột sau đó trao đổi chất trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung vitamin C khi dùng các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, khoai tây, cà chua, ớt chuông xanh, bắp cải, rau màu xanh đậm,… 

>> Bạn có thể xem thêm: Mùa xuân có quả gì thơm ngon và đặc trưng?

3. Vitamin D

Nữ bị rụng tóc nhiều thiếu chất gì? có thể bạn đang bị thiếu vitamin D
Nữ bị rụng tóc nhiều thiếu chất gì? có thể bạn đang bị thiếu vitamin D

Một nghiên cứu năm 2020 được thực hiện bởi nhóm tác giả Funda Tamer, Mehmet Eren Yuksel và Yavuz Karabag trên 109 người cho thấy; những người bị rụng tóc có lượng vitamin D trong máu thấp hơn so với những người không bị rụng tóc (2)

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi nhóm tác giả Joyce Hoot, Mona Sadeghpour và Joseph C English 3rd cũng chỉ ra rằng; việc bổ sung vitamin D sẽ giúp kích thích mọc lại tóc ở một số người bị rụng tóc do thiếu vitamin D (3). Do đó, nếu bạn bị rụng tóc cũng có thể bạn đang bị thiếu vitamin D đấy nhé.

4. Sắt

Bên cạnh vitamin D, rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Thiếu sắt cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ giới. Tình trạng này liên quan đến một loại rụng tóc được gọi là telogen effluvium (TE) đặc trưng bởi sự gián đoạn trong chu kỳ phát triển tóc bình thường (4).

Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu về tình trạng thiếu sắt gây rụng tóc như thế nào. Dường như, tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân bị gián đoạn sự phát triển của tóc bởi sự chuyển đổi lượng sắt dự trữ trong nang lông sang các khu vực khác của cơ thể (5).

>> Bạn có thể xem thêm: Nước ép nho mix với gì? 8 cách làm nước ép nho ‘ngon khó cưỡng’

5. Kẽm 

Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Bạn có thể đang bị thiếu kẽm
Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì? Bạn có thể đang bị thiếu kẽm

Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ là thiếu chất gì? Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch, quá trình tổng hợp protein, phân chia tế bào,… 

Chất này còn giúp chống lại sự co rút của nang tóc, làm chậm sự phát triển của tóc và thúc đẩy quá trình phục hồi nang tóc. Thiếu kẽm có thể gây rụng tóc và các nghiên cứu cho thấy; phụ nữ bị rụng tóc nhiều thường bị thiếu hụt chất kẽm (6).

6. Protein và calo

Các nang tóc luôn phát triển liên tục nên rất cần bổ sung protein và calo (7) (8). Nếu bạn có chế độ ăn uống hạn chế calo sẽ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp năng lượng cho nang tóc và có thể dẫn đến rụng tóc.

Ngoài ra, rụng tóc nhiều ở nữ là còn thiếu chất gì? Việc hạn chế bổ sung protein trong chế độ ăn kiêng rất ít calo cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc gãy rụng nhiều. 

Tóc cần axit amin (thành phần tạo nên protein) để phát triển. Do đó, chế độ ăn uống không đủ protein có thể dẫn đến khiến tóc yếu rồi gãy rụng, dần dần mái tóc của bạn sẽ thưa mỏng hơn (9) (10) (11).

>> Bạn có thể xem thêm: 12 những món ăn healthy dễ làm giúp giảm cân và giữ dáng

Phụ nữ tóc rụng nhiều phải làm sao?

Những cách khắc phục rụng tóc nhiều ở nữ giới là gì?
Những cách khắc phục rụng tóc nhiều ở nữ giới là gì?

Phụ nữ rụng tóc do thiếu chất gì thì bạn đã biết. Vậy phụ nữ tóc rụng nhiều phải làm sao? Cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống với đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng

Nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Khi xác định được nguyên nhân rụng tóc, bác sĩ có thể điều trị bằng một trong các cách khắc phục rụng tóc ở nữ giới dưới đây:

  • Laser ánh sáng yếu: Phương pháp này sử dụng những chiếc lược và mũ laser có sử dụng ánh sáng năng lượng thấp để kích thích nang lông. 
  • Huyết tương giàu tiểu cầu (Platelet-rich plasma): Bác sĩ dùng máu của bạn và tiêm vào da đầu. 
  • Thoa Minoxidil: Loại thuốc này không cần kê đơn với nồng độ 2% và 5%. Sản phẩm này được dùng để bôi lên da đầu hàng ngày để ngăn chặn tình rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Lăn kim: Phương pháp điều trị lăn kim thường được sử dụng cùng với việc thoa minoxidil tại vị trí điều trị. Bác sĩ sẽ sử dụng những chiếc kim mảnh để tạo những lỗ nhỏ trên da đầu rồi thoa thuốc lên vùng da cần điều trị.
  • Thuốc uống theo toa: Finasteride và spironolactone đều là những loại thuốc được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận. Các bác sĩ da liễu có thể kê toa điều trị rụng tóc với loại thuốc trên hoặc loại thuốc khác phù hợp với tình trạng của bạn

[key-takeaways title=””]

Trên đây là những phương pháp điều trị rụng tóc cơ bản. Tuỳ vào cơ sở vật chất của các trung tâm y tế mà bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị rụng tóc ở nữ khác nhau. Tốt nhất, bạn nên chọn lựa một cơ sở y tế uy tín và chất lượng để điều trị chứng rụng tóc nhiều ở nữ giới nhé.

[/key-takeaways]

Tóm lại, phụ nữ bị rụng tóc do thiếu chất gì? Tình trạng rụng tóc nhiều ở nữ là do thiếu chất phức hợp vitamin B, vitamin C, vitamin D, sắt, kẽm, protein và calo. Bên cạnh đó, nguyên nhân rụng tóc ở nữ còn có thể do bạn đang bị stress, điều trị bệnh bằng hoá chất, sử dụng các loại hoá mỹ phẩm, đang mang thai hoặc ở giai đoạn mãn kinh.

Categories
Sau khi sinh Dinh dưỡng sau sinh

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?

Món chân gà sả tắc thường ngày được chúng ta nhâm nhi khi quây quần bên gia đình nhỏ và được nhiều người yêu thích. Vậy mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Sau sinh sản phụ ăn chân gà có tốt không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Dinh dưỡng có trong chân gà

Trong món chân gà sả tắc, nguyên liệu chính được sử dụng là chân gà. Vậy trước khi tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; chúng ta cùng tìm hiểu về dinh dưỡng có trong 100g từ thực phẩm này nhé. 

  • Nước: 65.8g
  • Năng lượng: 215kcal
  • Protein: 19.4g
  • Lipid: 14.6g
  • Canxi: 88mg
  • Sắt: 0.91mg
  • Magie: 5mg
  • Phốt-pho: 83mg
  • Kali: 31mg
  • Natri: 67mg
  • Kẽm: 0.69mg
  • Đồng: 0.102mg
  • Selen: 3.6µg
  • Vitamin B1: 0.06mg
  • Vitamin B2: 0.2mg
  • Vitamin B3: 0.4mg
  • Vitamin B6: 0.01mg
  • Folate: 86µg
  • Choline: 13.3mg
  • Vitamin B12: 0.47µg
  • Vitamin A: 30µg
  • Vitamin E: 0.27mg
  • Vitamin D: 0.2µg
  • Vitamin K: 0.2µg

>> Bạn có thể xem thêm: Giải đáp: Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn ốc?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không?
Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Sau sinh ăn chân gà được không?

Chân gà ngâm sả tắc là một món ăn chơi nhâm nhi mỗi khi chiều chiều ngồi hàn thuyên với các thành viên trong gia đình. Đây là một món ăn bình dân nhưng rất thu hút khiến nhiều người yêu thích. Vậy mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ sau sinh ăn chân gà được không?

Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh không nên ăn chân gà. Vì thực phẩm này có thể gây ra các biến chứng cho mẹ bỉm như run tay hay mưng mủ. Tuy nhiên quan niệm này vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh nên độ chính xác của thông tin không đáng tin cậy.

Thực tế, mẹ bỉm có thể ăn chân gà ngâm sả tắc sau khi sinh bởi món ăn này giàu dinh dưỡng như đã đề cập. Tuy nhiên, mẹ cũng nên kiêng cữ không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng ngược. 

Đặc biệt, với những mẹ vừa mới sinh mổ thì không nên ăn chân gà ngay vì có thể dẫn đến các biến chứng cho vết mổ. Tốt nhất, mẹ nên kiêng chân gà cho đến khi vết mổ đã lành thật sự. Với mẹ sinh thường có rạch tầng sinh môn cũng nên kiêng chân gà cho đến khi vết rạch được hồi phục trở lại nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Sau sinh ăn bưởi được không? Tác dụng bất ngờ của quả bưởi với phụ nữ cho con bú

Mẹ sau sinh ăn chân gà có tốt không?

Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ bỉm ăn chân gà có tốt không?
Mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ bỉm ăn chân gà có tốt không?

Sau khi tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; chắc hẳn bạn sẽ rất thắc mắc không biết sau sinh ăn chân gà có tốt không. Dưới đây là những lợi ích khi mẹ bỉm hay bất cứ ai ăn chân gà sẽ nhận được gồm:

  • Cải thiện làn da: Mẹ bỉm ăn chân gà sẽ bổ sung collagen cho cơ thể giúp duy trì độ đàn hồi của da, làm giảm tình trạng da chảy xệ, khô và xuất hiện nếp nhăn.
  • Giúp nướu khoẻ mạnh: Ăn chân gà giúp bổ sung collagen từ đó hỗ trợ cho sức khỏe của răng và nướu. Điều này giúp cải thiện mật độ xương ở hàm, duy trì sự khỏe mạnh của nướu và cố định răng ở đúng vị trí.
  • Giúp móng chắc khoẻ: Chất arginine có trong collagen từ chân gà rất cần thiết cho sự phát triển của móng. Chất này tạo ra oxit nitric giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cho giai đoạn phát triển đầu tiên của móng.
  • Cải thiện lưu thông máu: Collagen có trong chân gà cũng giúp củng cố thành mạch máu. Proline được tìm thấy trong collagen giúp cơ thể phá vỡ các protein cần thiết để xây dựng các tế bào khỏe mạnh và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
  • Giúp hồi phục vết thương nhanh: Ăn chân gà giúp cung cấp proline để tăng tốc độ phục hồi sau bất kỳ chấn thương nào. Các vết thương trên da sẽ được hỗ trợ chữa lành từ chất proline giúp phá vỡ protein để tế bào được tái tạo trở lại.
  • Hỗ trợ hoạt động của trái tim: Khi mẹ bỉm ăn chân gà có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và giúp kiểm soát nhịp tim. Chất proline trong collagen sẽ giúp phá vỡ protein hỗ trợ cho quá trình tái tạo và sửa chữa tế bào tim mạch.
  • Cân bằng nội tiết tố: Cơ thể cần các axit amin có trong collagen để cân bằng nội tiết tố như insulin, estrogen, cortisol, melatonin và progesterone. Sự cân bằng này giúp hỗ trợ kiểm soát chức năng của tuyến giáp, tốc độ trao đổi chất và sản xuất nội tiết tố trong cơ thể.
  • Cải thiện sức khỏe gan: Glycine trong collagen có thể giúp giảm tổn thương và giảm thiểu thiệt hại do bất kỳ chất độc hại nào gây ra cho gan. Nhiều chuyên gia khuyến cáo, chúng ta nên dùng nước hầm xương có thêm một ít chân gà trong 3 ngày để giải độc cơ thể và bồi bổ sức khỏe.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hoá: Nước luộc chân gà có chứa gelatin có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng và khó chịu. Ngoài ra, gelatin còn làm tăng quá trình tiêu hóa các protein có trong sữa, các sản phẩm từ sữa và thịt. Gelatin trong collagen còn kích thích sản xuất axit dạ dày giúp chống lại nhiều bệnh tật.
  • Giảm lo lắng và giúp ngủ ngon: Collagen trong chân gà có đặc tính chống lo âu do nồng độ glycine cao. Dưỡng chất này là chất dẫn truyền thần kinh ức chế hỗ trợ hệ thần kinh trung ương, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, cân bằng lượng điện giải và giúp kiểm soát các xung thần kinh trên toàn cơ thể.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Collagen có trong chân gà có thể làm giảm đau và viêm khớp; thậm chí còn thúc đẩy quá trình chữa lành với một số tình trạng thoái hóa như viêm xương khớp. Các axit amin có trong collagen có thể đóng một vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sụn ở khớp.
  • Giảm viêm: Chất gelatin trong chân gà khi nấu chín gồm có 2 loại axit amin chống viêm là arginine và glycine giúp cân bằng lượng protein trong khẩu phần ăn cũng như chống viêm hiệu quả. Các axit amin chống viêm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các tình trạng viêm da như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến hoặc bệnh chàm.
  • Duy trì cân nặng: Collagen trong chân gà có thể giúp duy trì khối lượng cơ bắp và trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh. Điều này sẽ phát huy tốt khi mẹ kết hợp ăn chân gà với việc thường xuyên tập thể dục. Collagen là một loại protein tự nhiên không chứa carb giúp bổ sung năng lượng, tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn sự thèm ăn.
  • Giúp xương chắc khỏe: Collagen trong chân gà có thể giúp giảm nguy cơ khiến xương giòn, kích thích các tế bào tạo xương (nguyên bào xương) và duy trì cấu trúc xương khỏe mạnh. Ngoài ra, hai chất chondroitin và glucosamine có trong nước luộc chân gà còn giúp hỗ trợ xương chắc khỏe; nhất là chất chondroitin sulfate có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm xương khớp.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách hầm bồ câu cho bà đẻ – Mẹ lưu lại ngay để phục hồi sức khỏe sau sinh

Cách làm chân gà ngâm sả tắc cho mẹ sau sinh

cách làm chân gà sả tắc
Công thức làm chân gà sả tắc ngon tuyệt chiêu!

Như vậy mẹ sau sinh không những được ăn chân gà ngâm sả tắc mà món ăn này cũng mang đến nhiều lợi ích. Để an toàn cho sức khỏe, mẹ bỉm có thể thực hiện cách làm chân gà sả tắc theo hướng dẫn dưới đây:

1. Nguyên liệu làm chân gà sả tắc

  • Ớt
  • Tỏi
  • Gừng
  • Sả cây
  • Tắc
  • Chân gà
  • Đường, muối, nước mắm, nước

2. Công thức làm chân gà sả tắc

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu làm chân gà sả tắc; bạn tiến hành thực hiện cách làm chân gà sả tắc theo công thức sau nhé:

  • Bước 1: Chân gà mua về rửa sạch, cắt bỏ móng, nếu chân còn da thì lột cho sạch rồi ngâm vào nước muối khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Sả, ớt, gừng và tắc rửa sạch rồi cắt thành từng lát. Với tỏi thì bóc vỏ và đập dập.
  • Bước 3: Bắt nồi nước nấu sôi với vài lát gừng, một chút muối, vài nhánh sả và cho chân gà vào luộc sơ qua để khử mùi hôi chân gà.
  • Bước 4: Sau khi luộc chín chân gà thì vớt ra và ngâm vào nước đá khoảng 5-10 phút. Sau đó, mẹ vớt chân gà ra xếp vào trong hộp cùng với tỏi, ớt, sả và tắc đã sơ chế.
  • Bước 5: Mẹ tiếp tục nấu khoảng 1 lít nước sôi. Sau khi nước sôi, mẹ cho vào khoảng 6 muỗng cà phê đường, 6 muỗng cà phê nước mắm ngon, 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy đều cho gia vị tan ra. Kế đến, mẹ dùng muỗng hớt bọt trên mặt để nước ngâm chân gà được sạch. Sau khi hoàn thành hỗn hợp nước mắm, mẹ tiếp tục nấu sôi khoảng 1 phút thì tắt bếp để nguội rồi đổ vào hộp đựng chân gà. 

[key-takeaways title=””]

Mẹ bỉm nên đợi khoảng 2 ngày để chân gà có thể ngấm gia vị. Mặc dù, món chân gà sả tắc có thể kích thích vị giác khiến cảm thấy ngon miệng nhưng đừng ăn quá nhiều mẹ nhé!

[/key-takeaways]

[inline_article id=327778]

Như vậy, mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không? Mẹ sau sinh có thể ăn chân gà ngâm sả tắc nhưng đừng dùng quá nhiều trong thời gian dài nhé. Để an toàn cho sức khỏe, mẹ có thể tham khảo cách làm chân gà sả tắc với công thức từ MarryBaby vừa mới cung cấp nhé.

Bên cạnh việc tìm hiểu mẹ sau sinh ăn chân gà ngâm sả tắc được không; bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề sau sinh bao lâu được ăn hải sản để làm đa dạng thực đơn hàng ngày khi đang cho con bú nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hở eo tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và con không?

Hở eo tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến sảy thai và sinh non trong thai kỳ. Vậy tình trạng hở eo tử cung là gì và nguy hiểm ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hở eo tử cung là gì?

Hở eo tử cung (cervical insufficiency) hay còn gọi là suy yếu cổ tử cung (cervical incompetence). Đây là tình trạng cổ tử cung mở ra, yếu đi hoặc ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến sảy thai (mất thai trước 20 tuần) và sinh non (sinh trước 37 tuần của thai kỳ) như đã đề cập.

Khi bạn gần đến ngày dự sinh, cổ tử cung sẽ mềm ra, ngắn lại và mở ra để em bé có thể chui qua âm đạo để chào đời. Tuy nhiên, nếu hở eo tử cung, thì cổ tử cung có thể mềm, mở ra hoặc ngắn lại trước khi thai nhi đủ khả năng sống bên ngoài tử cung của mẹ. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai (khoảng tuần 14 đến 27 của thai kỳ).

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân hở eo tử cung

Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ
Tử cung từng bị phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hở eo tử cung ở thai phụ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hở eo tử cung. Tuy nhiên, họ cho rằng một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tổn thương cổ tử cung
  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung trước đó 
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường bẩm sinh

Dấu hiệu dẫn đến cổ tử cung hở

Các dấu hiệu hở eo tử cung không rõ ràng như dấu hiệu chuyển dạ sớm có xuất hiện các cơn co thắtvỡ nước ối. Tuy nhiên, bác sĩ có thể xác định dấu hiệu hở eo tử cung dựa vào tiền sử sản khoa hoặc kết hợp siêu âm ngả âm đạo đo chiều dài cổ tử cung gồm:

  • Sảy thai hoặc sinh non (trước 28 tuần) từ 2 lần liên tiếp trở lên với đặc điểm chuyển dạ nhanh không đau.
  • Có tiền sử sảy thai hoặc sinh non (từ 14 – 36 tuần) cùng chuyển dạ nhanh không đau, kèm các yếu tố nguy cơ hở eo tử cung như từng nong nạo, cắt đoạn cổ tử cung, rách cổ tử cung, bất thường ở tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Có, bác sĩ sẽ đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm ngả âm đạo, đánh giá lỗ trong cổ tử cung. Nếu chiều dài < 25mm hoặc có sự thay đổi ở cổ tử cung qua các lần khám thai trước 24 tuần kèm yếu tố nguy cơ hở eo tử cung.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai bám chắc vào tử cung 3 tháng đầu thai kỳ?

Thai phụ nào có nguy cơ bị hở eo tử cung?

Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ bị hở eo tử cung. Tuy nhiên, những thai phụ dưới đây sẽ có nguy cơ rơi vào tình trạng này cao hơn:

  • Đã từng phẫu thuật cổ tử cung
  • Cổ tử cung hoặc tử cung có hình dạng bất thường
  • Đã từng sinh non hoặc sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai
  • Bị tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung trong những lần mang thai hoặc sinh nở trước đó
  • Bị rối loạn di truyền như hội chứng Ehlers-Danlos có thể gây yếu cổ tử cung dẫn đến hở eo tử cung
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai đôi, mang đa thai sẽ có nhiều khả năng bị hở eo tử cung hơn

Chẩn đoán và điều trị cho thai phụ bị hở eo tử cung

1. Chẩn đoán

Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm
Siêu âm có biết được cổ tử cung mở không? Bác sĩ có thể biết được cổ tử cung mở do hở eo tử cung khi siêu âm

Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi liên quan đến tiền sử sản khoa và các dấu hiệu bất thường trong lần khám thai trước đó. Nếu bạn bị sảy thai hoặc đã từng phẫu thuật cổ tử cung thì hãy báo cho bác sĩ biết nhé. Họ sẽ theo dõi chặt chẽ sự thay đổi cổ tử cung của bạn dựa trên các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung.

Sau đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có bị hở eo tử cung không bằng cách khám vùng chậu và siêu âm qua ngả âm đạo (siêu âm bằng cách sử dụng đầu dò âm đạo đưa vào âm đạo) để đo chiều dài và độ mở cổ tử cung của bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: Siêu âm đầu dò bị ra máu, mẹ phải làm sao?

2. Điều trị

Mục tiêu của việc điều trị hở eo tử cung là giúp bạn duy trì thai kỳ càng lâu càng tốt. Vì tình trạng này khó chẩn đoán nên việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ dẫn đến hở eo tử cung là vô cùng quan trọng. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng bệnh lý và tiền sử thai kỳ của bạn. Dưới đây là các cách điều trị hở eo tử cung:

2.1 Khâu eo tử cung

Khâu eo tử cung là phương pháp khâu kín cổ tử cung để ngăn chặn việc sảy thai hoặc sinh non diễn ra. Sau đó, vào khoảng tuần thứ 37 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tháo chỉ khâu để bạn có thể sinh con qua đường âm đạo.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn khâu eo tử cung nếu:

  • Bạn có tiền sử sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuy nhiên, không phải sản phụ bị hở eo tử cung nào cũng có thể áp dụng cách khâu cổ tử cung. Bác sĩ sẽ không thực hiện thủ thuật trên nếu bạn rơi vào các trường hợp sau: 

[recommendation title=”Sau khi, thực hiện khâu eo tử cung bạn phải lưu ý những điều sau:”]

  • Nằm nghỉ tại giường và hạn chế di chuyển
  • Tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học.
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau và thuốc giảm gò tử cung theo chỉ định của bác sĩ
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như ra máu âm đạo hay đau bụng thì cần đi đến bệnh viện ngay
  • Chỉ xuất viện sau khi bác sĩ cho phép, thông thường là sau 48 giờ từ lúc phẫu thuật.
  • [/recommendation]

2.2 Bổ sung thuốc progesterone

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bị hở eo tử cung, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn bổ sung thuốc progesterone bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

2.3 Theo dõi sự thay đổi của cổ tử cung bằng siêu âm

Ngoài ra, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có dấu hiệu bị hở eo tử cung sẽ yêu cầu bạn thực theo dõi chiều dài cổ tử cung bằng siêu âm qua ngả âm đạo cho đến khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ.

Nếu bác sĩ nhận thấy những thay đổi về chiều dài cổ tử cung; họ có thể đề nghị bạn thực hiện khâu cổ tử cung vào khoảng trước tuần thứ 24 của thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Thận trọng khi dùng thuốc nospa cho bà bầu để chống gây co thắt tử cung!

Những biến chứng có thể xảy ra đối với thai phụ

Như đã đề cập ở phần trên, hở eo tử cung có thể dẫn đến việc sảy thai hoặc sinh non. Trong một số ít trường hợp, việc điều trị khâu eo tử cung có thể liên quan đến các biến chứng như:

  • Vỡ tử cung
  • Nhiễm trùng cổ tử cung
  • Chảy máu trong tử cung
  • Bị rách trên cổ tử cung

[inline_article id=281069]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về tình trạng hở eo tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng cổ tử bị suy yếu, mở ra và ngắn lại quá sớm trong thai kỳ. Điều này có thể khiến thai nhi chưa kịp phát triển hoàn thiện đầy đủ các cơ quan trong cơ thể mà đã “bị chào đời” dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Categories
Mang thai Đón con chào đời

Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và tốt?

Với ý nghĩa đó, nhiều cặp vợ chồng tuổi Bính Tý và Đinh Sửu thắc mắc rằng; chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp và tốt nhất? Trước khi biết đôi bạn nên sinh con năm nào; chúng ta cần tìm hiểu về tử vi của hai vợ chồng nhé.

Tử vi tuổi Bính Tý 1996 và Đinh Sửu 1997

[health-tool template=”due-date-calculator”]

1. Tử vi tuổi Bính Tý 1996

Những ông bố tuổi Bính Tý sẽ có ngày sinh từ 19/02/1996 đến 06/02/1997 (dương lịch). Tử vi của tuổi này như sau:

  • Mệnh: Giáng Hạ Thủy (Nước mù sương)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Bính Tý
  • Cầm tinh: Con chuột
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn 
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu 

2. Tử vi tuổi Đinh Sửu 1997

Những bà mẹ tuổi Đinh Sửu sẽ có ngày sinh từ 07/02/1997 đến 27/01/1998 (dương lịch). Tử vi tuổi Đinh Sửu như sau:

  • Mệnh: Giáng Hạ Thủy (Nước mù sương)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Đinh Sửu
  • Cầm tinh: Con trâu
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu 
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi 

>> Bạn có thể xem thêm: Những tên tiếng Nhật hay cho nam, cho bé trai

Vợ chồng tuổi Bính Tý và Đinh Sửu có hợp nhau không?

Vợ chồng tuổi Bính Tý và Đinh Sửu có hợp nhau không?
Vợ chồng tuổi Bính Tý và Đinh Sửu có hợp nhau không?

Trước khi luận giải chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp; chúng ta cần xem xét tuổi Bính Tý và Đinh Sửu có hợp nhau không qua 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi. 

1. Ngũ hành sinh khắc

Theo phong thuỷ, vạn vật vũ trụ được cấu thành từ 5 hành Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ. Mỗi hành khi kết hợp với nhau sẽ có cặp sinh ra nhau, hợp nhau và khắc nhau. Tuổi vợ chồng cũng được xét dựa trên yếu tố này.

Ta có tuổi Bính Tý và Đinh Sửu đều là Giáng hạ Thuỷ (mệnh Thuỷ). Mệnh Thuỷ kết hợp với mệnh Thuỷ được cho là bình thường, không hợp cũng không khắc lẫn nhau. 

Nếu vợ chồng bạn đã tìm hiểu chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp theo phong thuỷ; thì cũng nên tìm hiểu thêm về quy tắc đặt tên con theo Ngũ hành để cuộc sống con thêm may mắn.

2. Thiên can xung hợp

Cũng theo phong thuỷ, Thiên can là những đơn vị gắn liền với Địa chi tạo nên tuổi âm lịch của mỗi người. Chúng ta có 10 can gồm Giáp, Bính, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý.

Chúng ta có Thiên can của chồng là Bính, của vợ là Đinh. Thiên can Bính và Đinh kết hợp với nhau cũng bình thường vì hai can này không xung không hợp nhau. Điều này tạo nên trạng thái cân bằng và tự chủ trong cuộc sống hôn nhân.

3. Địa chi xung hợp

Đi liền với Thiên can chính là Địa chi tương ứng với 12 con giáp gồm Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. 12 con giáp này khi kết hợp với nhau cũng sẽ tạo ra nhóm hợp và xung khắc lẫn nhau.

Như vậy chúng ta có, chồng là Tý và vợ là Sửu. Đây là hai con giáp thuộc nhóm Lục Hợp. Điều này có nghĩa là vợ chồng khi kết hợp sẽ thuận nhau về tính cách, suy nghĩ, có thể gọi là tâm đầu ý hợp.

[key-takeaways title=””]

Nhìn chung, chồng Bính Tý 1996 và vợ Đinh Sửu 1997 là hai tuổi khá hợp khi kết duyên vợ chồng. Hôn nhân của đôi bạn sẽ rất hoà hợp, tự chủ và cân bằng lẫn nhau.

[/key-takeaways]

Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp?

Để biết bố 1996 mẹ 1997 sinh con năm nào hợp; chúng ta sẽ xét trên 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi theo tuổi của bố mẹ và con. Dưới đây là phần luận giải chi tiết từng năm sinh của con.

1. Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2024 có hợp không?

1.1 Tử vi tuổi Giáp Thìn 2024

Bố 1996 mẹ 1997 sinh con năm nào hợp? Sinh con Giáp Thìn có hợp không?
Bố 1996 mẹ 1997 sinh con năm nào hợp? Sinh con Giáp Thìn có hợp không?

Những em bé tuổi Giáp Thìn sẽ có ngày sinh từ 10/02/2024 đến 28/01/2025 dương lịch. Tử vi tuổi Giáp Thìn như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thủy
  • Tuổi: Giáp Thìn
  • Cầm tinh: Con rồng
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 có tốt không? Hợp với bố mẹ tuổi gì? Sinh tháng nào đẹp?

1.2 Luận giải chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2024

Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Đôi bạn sinh con năm Giáp Thìn 2024 được không? Chúng ta cùng xét 3 tuổi trên dựa trên Ngũ hành – Thiên can – Địa chi nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Hỏa Bố mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)
Thiên can Bính Đinh Giáp Bố mẹ và con không hợp không xung (bình thường)
Địa chi Sửu Thìn Con hợp với bố những lại khắc với mẹ

1.3 Kết luận

Khi xét tuổi bố mẹ và con, chúng ta thấy có 1 yếu tố tốt, 2 bình thường, 3 yếu tố xấu. Như vậy, chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2024 có vẻ không tốt lắm. Bạn nên suy nghĩ đến việc sinh con vào các năm khác. 

2. Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2025 có tốt không?

2.1 Tử vi tuổi Ất Tỵ 2025

Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2025 có tốt không?
Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2025 có tốt không?

Những em bé tuổi Ất Tỵ 2025 sẽ có ngày sinh từ 29/01/2025 – 16/02/2026 (dương lịch). Tử vi của em bé Ất Tỵ sẽ như sau:

  • Mệnh: Phú Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Kim và Thủy
  • Tuổi: Ất Tỵ
  • Cầm tinh: Con rắn
  • Tam hợp: Tỵ – Dậu – Sửu
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Khi bạn kết hợp tìm hiểu cách đặt tên con gái độc đáo và hợp phong thuỷ cùng với chồng 1996 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp; chắc chắn cuộc đời con bạn sau này sẽ trải đầy hoa và hạnh phúc.

2.2 Luận giải chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2025

Chồng 1996 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp? Tuổi Ất Tỵ có hợp với vợ chồng 1996 và 1997 không? Chúng ta cùng xét qua nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Hỏa Bố mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)
Thiên can Bính Đinh Ất Bố mẹ và con không hợp không xung (bình thường)
Địa chi Sửu Thìn Bố không hợp không xung với con (bình thường)

Mẹ tam hợp với con (Đại cát – rất tốt)

2.3 Kết luận

Như vậy, chúng ta thấy chồng 1996 vợ 1997 sinh con 2025 cũng được với 1 yếu tố tốt, 3 yếu tố bình thường và 2 yếu tố xấu. Ba tuổi này khi kết hợp với nhau sẽ tự cân bằng lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống.

3. Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2026 tốt không?

Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2026 tốt không?
Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2026 tốt không?

3.1 Tử vi tuổi Bính Ngọ 2026

Những em bé tuổi Bính Ngọ 2026 sẽ có ngày sinh từ 17/02/2026 – 05/02/2027 (dương lịch). Tử vi của em bé Bính Ngọ như sau:

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Bính Ngọ
  • Cầm tinh: Con ngựa
  • Tam hợp: Dần – Tuất – Ngọ
  • Tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 hợp tuổi bố mẹ nào? Xem ngay để đón con nhé

3.2 Luận giải tuổi chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2026

Tuổi chồng 1996 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp và tốt? Con cái tuổi Bính Ngọ có hợp với hai tuổi trên không? Chúng ta cùng xem qua nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Thủy Bố mẹ và con không xung không hợp (bình thường)
Thiên can Bính Đinh Bính Bố mẹ và con không hợp không xung (bình thường)
Địa chi Sửu Ngọ Bố khắc con, mẹ không xung không hợp với con.

3.3 Kết luận

Như vậy, chúng ta thấy không có yếu tố tốt, 5 yếu tố bình thường và 1 yếu tố xấu. Khi kết hợp các tuổi này lại không xung không hợp nhau. Do đó, chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2026 cũng được, không quá tốt cũng không quá xấu. Cuộc sống gia đình sau này sẽ bình yên và êm đềm.

>> Bạn có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Cha mẹ muốn sinh con Bính Ngọ nên biết!

4. Tuổi 1996 và 1997 sinh con năm 2027 như thế nào?

Tuổi 1996 và 1997 sinh con năm 2027 như thế nào?
Tuổi 1996 và 1997 sinh con năm 2027 như thế nào?

4.1 Tử vi tuổi Đinh Mùi 2027

Chúng ta cần xem qua tử vi của em bé Đinh Mùi 2027 có ngày sinh từ 06/02/2027 – 25/02/2028 (dương lịch).

  • Mệnh: Thiên Hà Thủy (Nước rơi từ trên trời)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Mộc
  • Mệnh khắc: Mệnh Hỏa và Thổ
  • Tuổi: Đinh Mùi
  • Cầm tinh: Con dê
  • Tam hợp: Mão – Mùi – Hợi
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

4.2 Xem tuổi 1996 và 1997 sinh con năm 2027

Chồng 1996 và vợ 1997 nên sinh con năm nào hợp? Em bé tuổi Đinh Mùi có hợp với hai tuổi này không? 

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Thủy Bố mẹ và con không xung không hợp (bình thường)
Thiên can Bính Đinh Đinh Bố mẹ và con không hợp không xung (bình thường)
Địa chi Sửu Mùi Mẹ xung khắc với con (Đại hung – rất xấu)

Bố không xung không hợp với con (bình thường)

Nếu bạn kết hợp đặt tên con theo tên bố mẹ cùng với tìm hiểu chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp sẽ giúp cho cuộc sống con cái may mắn, gia đạo thêm sung túc. 

4.3 Kết luận

Theo kết quả trên, chúng ta không có yếu tố hợp, 5 yếu tố bình thường và 1 yếu tố xung. Như vậy, bố mẹ 1996 và 1997 sinh con năm 2027 cũng được. Ba tuổi này không xung không khắc lẫn nhau. Gia đình sẽ hòa thuận và cân bằng cá tính của nhau.

5. Tuổi Bính Tý 1996 và Đinh Sửu 1997 sinh con năm 2028 xấu tốt ra sao?

Tuổi Bính Tý 1996 và Đinh Sửu 1997 sinh con năm 2028 xấu tốt ra sao?
Tuổi Bính Tý 1996 và Đinh Sửu 1997 sinh con năm 2028 xấu tốt ra sao?

5.1 Tử vi tuổi Mậu Thân 2028

Em bé tuổi Mậu Thân sẽ có ngày sinh từ 26/01/2028 – 12/02/2029 (dương lịch). Tử vi của em bé như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thủy
  • Tuổi: Mậu Thân
  • Cầm tinh: Con khỉ
  • Tam hợp: Thân – Tý – Thìn
  • Tứ hành xung: Dần – Thân – Tỵ – Hợi

5.2 Luận giải tuổi chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2028

Vợ chồng 1996 và 1997 sinh con năm nào hợp nhất? Họ sinh con năm Mậu Thân 2028 được không? Chúng ta cùng luận giải qua 3 yếu tố Ngũ hành – Thiên can – Địa chi nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Thổ Bố mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)
Thiên can Bính Đinh Mậu Bố tương sinh ra con (Đại cát – rất tốt)

Mẹ không xung không hợp với con (bình thường)

Địa chi Sửu Thân Bố tương hợp với con (Đại cát – rất tốt)

Mẹ không xung không hợp với con (bình thường)

>> Bạn có thể xem thêm: Tên ở nhà cho bé gái độc nhất vô nhị ai nghe cũng thấy dễ thương!

5.3 Kết luận:

Dựa theo bảng luận giải trên, chúng ta có 2 yếu tố tốt, 2 yếu tố bình thường, 2 yếu tố xấu. Như vậy, đôi bạn sinh con năm 2028 khá tốt. Con sinh ra sẽ giúp cho tình cảm gia đình thêm hạnh phúc và cuộc sống của đôi bạn sẽ thêm hanh thông.

6. Vợ chồng 1996 và 1997 sinh con năm 2029 ra sao?

Vợ chồng 1996 và 1997 sinh con năm 2029 ra sao?
Vợ chồng 1996 và 1997 sinh con năm 2029 ra sao?

6.1 Tử vi tuổi Kỷ Dậu 2029

Em bé tuổi Kỷ Dậu sẽ có ngày sinh từ 13/02/2029 – 01/02/2030 (dương lịch). Tử vi của em bé tóm lược như sau:

  • Mệnh: Đại dịch Thổ (Ðất vườn rộng)
  • Mệnh hợp: Mệnh Kim và Hỏa
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Thủy
  • Tuổi: Kỷ Dậu
  • Cầm tinh: Con gà
  • Tam hợp: Dậu – Tỵ – Sửu
  • Tứ hành xung: Dậu – Mão – Tý – Ngọ

6.2 Luận giải chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2029

Không biết chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp nhỉ? Nếu đôi bạn sinh con năm 2029 thì sẽ ra sao? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thủy Thủy Thổ Bố mẹ và con khắc nhau (Đại hung – rất xấu)
Thiên can Bính Đinh Kỷ Bố mẹ

không xung không hợp với con (bình thường)

Địa chi Sửu Dậu Mẹ tương hợp với con (Đại cát – rất tốt)

Bố không xung không hợp với con (bình thường)

6.3 Kết luận:

Sau khi luận giải tuổi chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2029 như thế nào; chúng ta thấy có 1 yếu tố tốt, 3 yếu tố bình thường, 2 yếu tố xấu. Như vậy, đôi bạn có thể sinh con năm 2029. Ba tuổi này kết hợp khá bình yên, không xung, không quá hợp nhưng sẽ cân bằng cho nhau trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

>> Bạn có thể xem thêm: 200+ Tên con trai bắt đầu bằng chữ H nam tính và hợp phong thủy

7. Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2030 được không?

Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2030 được không?
Chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm 2030 được không?

7.1 Tử vi tuổi Canh Tuất 2030

Tử vi của các em bé tuổi Canh Tuất 2030 được sinh ra từ ngày 02/02/2030 – 02/01/2031 (dương lịch) được tóm lược như sau:

  • Mệnh: Thoa xuyến Kim (Vàng trang sức)
  • Mệnh hợp: Mệnh Thổ và Thủy
  • Mệnh khắc: Mệnh Mộc và Hỏa
  • Tuổi: Canh Tuất
  • Cầm tinh: Con chó
  • Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

7.2 Luận giải tuổi chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm 2030

Tuổi của chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp nhất? Nếu vợ chồng bạn muốn sinh con năm 2030 có được không? Dưới đây là bảng tóm lược và luận giải chi tiết nhé.

Bố Mẹ Con Kết luận
Ngũ hành Thuỷ Thuỷ Kim Bố mẹ tương sinh ra con (Đại cát – rất tốt)
Thiên can Bính Đinh Canh Bố tương khắc với con (Đại hung – rất xấu)

Mẹ

không xung không hợp với con (bình thường)

Địa chi Sửu Tuất Bố mẹ không xung không hợp với con (bình thường)

7.3 Kết luận:

Theo kết quả trên, chúng ta có 2 yếu tố tốt, 3 yếu tố bình thường và 1 yếu tố xấu. Như vậy, bố mẹ tuổi Bính Tý và Đinh Mùi sinh con năm 2030 rất tốt. Ba tuổi khi kết hợp sẽ tạo ra được nhiều may mắn, đại cát, đại lợi cho gia đạo.

[key-takeaways title=””]

Chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp? Đôi bạn nên sinh con năm Ất Tỵ – 2025, Bính Ngọ – 2026, Đinh Mùi – 2027, Mậu Thân – 2028, Kỷ Dậu – 2029, Canh Tuất – 2030. Tốt và hợp nhất thì bạn nên sinh con năm Mậu Thân – 2028 và Canh Tuất – 2030.

[/key-takeaways]

Cách giúp chồng 1996 và vợ 1997 có con theo đúng kế hoạch

Cách giúp chồng 1996 và vợ 1997 có con theo đúng kế hoạch
Cách giúp chồng 1996 và vợ 1997 có con theo đúng kế hoạch

Bên cạnh tìm hiểu chồng 1996 vợ 1997 sinh con năm nào hợp; nếu đôi bạn muốn sinh con đúng kế hoạch có thể áp dụng những cách sau:

  • Bồi bổ chất lượng trứng: Vợ 1997 nên xây dựng một lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để trứng được khỏe mạnh. Tốt nhất, hãy tập trung tiêu thụ những thực phẩm tốt cho trứng như sữa, trứng, thịt, cá, rau củ, trái cây,…
  • Bồi bổ chất lượng tinh trùng: Chồng 1996 cũng nên xây dựng một lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tinh trùng được khỏe mạnh. Bạn có thể tập trung vào các thực phẩm bổ tinh như hàu, cá, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu vitamin C,…
  • Chọn thời điểm quan hệ thích hợp: Mấu chốt để dễ thụ thai không phải là quan hệ quá nhiều hay quá ít. Vợ chồng bạn nên quan hệ đúng ngày rụng trứng của người vợ. Bạn có thể tham khảo công cụ tính ngày rụng trứng của MarryBaby để dễ thụ thai hơn nhé.

[inline_article id=143150]

Như vậy, chồng 1996 và vợ 1997 sinh con năm nào hợp nhất? Hai bạn có thể sinh con năm Ất Tỵ – 2025, Bính Ngọ – 2026, Đinh Mùi – 2027, Mậu Thân – 2028, Kỷ Dậu – 2029, Canh Tuất – 2030. Năm hợp nhất để sinh con với vợ chồng bạn là năm Mậu Thân – 2028 và Canh Tuất – 2030.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi làm cho giấc ngủ không được ngon giấc, ngủ chập chờn và không sâu. Để cải thiện giấc ngủ, bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không?

Bà bầu có thể uống trà sen trong tam cá nguyệt thứ nhất và suốt thai kỳ bởi trong trà sen có hai nguyên liệu chính là sen vàng và trà có những thành phần chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. 

Hạt sen có canxi, sắt, phốt pho, mangan, kali, vitamin B, axit amin và chất chống oxy hóa. Những chất này tốt cho sự phát triển của thai cũng như bà bầu có nguy cơ bị tiền sản giậttiểu đường thai kỳ.

Còn trong nước trà có chứa polyphenol và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, trà có chứa caffeine không tốt cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Do đó, bạn chỉ nên uống trà sen với lượng vừa phải không quá nhiều nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên uống nước trà xanh? Uống trà xanh như thế nào thì đúng cách?

Bà bầu uống trà sen vàng có trị mất ngủ không?

Bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng trị mất ngủ được không?
Bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng trị mất ngủ được không?

Uống trà sen vàng có trị mất ngủ không? Câu trả lời chính là tùy thuộc vào tim sen. Bởi vì, thành phần giúp trị mất ngủ chính của hạt sen là tim sen nhưng lại có vị rất đắng khó uống. Nếu bạn loại bỏ phần tim sen này ra khỏi trà thì không thể giúp ngủ ngon hơn mà lại có thể mất ngủ nhiều hơn nếu uống quá nhiều trà.

Ngoài trà sen vàng, bạn cũng có thể tìm hiểu bà bầu uống trà đường được không để làm phong phú thực đơn các món giải khát khi mang thai nhé. 

Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?

Sau khi đã có câu trả lời cho vấn đề bà bầu uống trà sen vàng trong 3 tháng đầu được không; bạn cần tìm hiểu thêm về trà sen vàng có tác dụng gì nhé.

  • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi: Hạt sen là nguồn cung cấp protein cần thiết cho hệ thần kinh và sự phát triển trí não của thai nhi.
  • Điều hoà huyết áp: Tim sen có chứa “isoquinoline” là thành phần rất đắng giúp làm dịu và giãn mạch máu hỗ trợ kiểm soát huyết áp (1).
  • Giúp ngủ ngon: Trong hạt sen có tim sen giúp an thần nhẹ và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, vitamin và chất chống oxy hóa trong hạt sen cũng giúp điều chỉnh hoạt động của cơ thể mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn (2).
  • Kiểm soát tình trạng tiêu chảy: Hạt sen được sử dụng là một bài thuốc chữa tiêu chảy do mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ mang thai. Trong hạt sen chứa một lượng nhỏ alkaloid có  tác dụng chống co thắt ruột giúp giảm tiêu chảy (1).
  • Điều hòa lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu có thể tăng cao khi mang thai dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Trong hạt sen có chứa vitamin B phức hợp, chất xơ và một ít calo có thể giúp đốt cháy calo, giảm mức đường huyết trong máu.
  • Dưỡng ẩm cho da: Hạt sen được biết đến với đặc tính dưỡng ẩm và cấp ẩm từ bên trong làn da (3). Trà hạt sen có thể giúp ngăn ngừa mất cân bằng độ ẩm cho da, giảm hình thành tế bào sừng bất thường và ức chế quá trình oxy hóa protein trên da.

>> Bạn có thể xem thêm: Để tăng đề kháng, bà bầu uống trà tắc được không?

Bà bầu nên uống bao nhiêu tách trà sen mỗi ngày?

Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?
Bà bầu uống trà sen vàng có tác dụng gì?

Khi tìm hiểu bà bầu 3 tháng đầu uống trà sen vàng được không; chắc hẳn bạn cũng quan tâm đến việc nên uống bao nhiêu trà sen mỗi ngày đúng không? Ngoài hạt sen, trong trà sen vàng còn có thêm lượng trà có chứa caffeine. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine ở mức 200 miligam/ngày khi mang thai.

Một tách trà nhỏ chứa khoảng 40 đến 50 miligam caffeine. Vậy nên, bạn có thể uống từ 3-4 tách trà sen mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều trà có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi và gây ra các biến chứng khác không tốt cho thai kỳ.

Những lưu ý khi dùng trà sen vàng trong thai kỳ

Như vậy, bà bầu 3 tháng đầu không những được dùng trà sen vàng mà còn rất tốt để cải thiện chứng mất ngủ. Tuy nhiên, khi dùng trà sen vàng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không tiêu thụ quá nhiều hạt sen: Nếu bạn dùng nhiều hạt sen có thể dẫn đến chứng đầy hơi và táo bón.
  • Thai phụ bị tiểu đường nên hạn chế dùng hạt sen: Hạt sen có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bạn dùng quá nhiều.
  • Thai phụ bị dị ứng: Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi ăn hạt sen thì không nên ăn nữa. Nếu bạn không cẩn thận có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

[inline_article id=288066]

Tóm lại, bà bầu 3 tháng đầu có uống trà sen vàng được không? Bà bầu được uống trà sen vàng trong 3 tháng đầu. Hơn nữa, trà sen vàng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ của bà bầu và thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần uống ít, với lượng vừa phải để tránh những ảnh hưởng không tốt. 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là một tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vậy mẹ bầu bị mất ngủ có nguy hiểm không? Và cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu là gì?

Phụ nữ mới mang thai có bị mất ngủ không?

Mẹ bầu mới mang thai có bị mất ngủ không? Hầu hết các thai phụ đều gặp phải tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu vì ốm nghén, đi tiểu nhiều, khó chịu trong thai kỳ…

Mất ngủ luôn là tình trạng “đáng báo động” đối với sức khỏe. Khi mang thai, bạn lại cần phải ngủ nhiều hơn bình thường để nạp lại năng lượng cho cơ thể. Nếu bình thường, bạn cần ngủ từ 7-9 tiếng. Thì lúc mang thai, bạn cần ngủ từ 8-10 tiếng.

>> Bạn có thể xem thêm: Nghén mùi khi mang thai là trai hay gái? Cách ông bà đoán giới tính em bé

Biểu hiện khi mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ sẽ dễ cáu gắt vào hôm sau

Khi mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu sẽ cảm thấy rất khó để có một giấc ngủ ngon. Bạn có thể thường xuyên thức giấc lúc giữa đêm, ngủ chập chờn hoặc thức dậy quá sớm vào ngày hôm sau.

Do đó, điều này có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của bạn vào ban ngày như: 

  • Cáu gắt
  • Phản ứng chậm
  • “Chứng não sương mù” khiến đầu óc không thể ghi nhớ, phân tích nhạy bén hoặc thiếu tập trung khi làm việc.

Lúc đó, bạn có thể cảm thấy như tâm trí và cơ thể đang “chống lại” bản thân khi cố gắng hết sức để thực hiện mọi sinh hoạt trong ngày để giúp cho thai kỳ được khỏe mạnh. 

[key-takeaways title=””]

Nếu những biểu hiện trên trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đi khám sức khỏe nhé. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và tư vấn cách cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

[/key-takeaways]

Những nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ

Tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu là do sự thay đổi hormone và cơ thể đang tập thích nghi với việc thai nhi đang phát triển trong tử cung. Điều này gây ra những cơn đau và khó chịu trong giai đoạn mới mang thai; trong đó có cả chứng mất ngủ thai kỳ.

Ngoài ra, sự gia tăng hormone estrogen và progesteron chính là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu trong 3 tháng đầu mất ngủ. Và điều này có thể kéo dài trong thai kỳ khi thai nhi ngày càng phát triển gây áp lực lên các khớp, lưng và bàng quang khiến mẹ bầu mắc đi tiểu đêm liên tục dẫn đến mất ngủ.

Bên cạnh những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ kể trên thì còn các yếu tố khác như:

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu và cách khắc phục

Những cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ nữa
Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu 3 tháng đầu không mất ngủ

Mẹ bầu mất ngủ phải làm sao? Khi hiểu những nguyên nhân khiến mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ; chúng ta sẽ dễ dàng tìm được những cách khắc phục. Mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn chính là thay đổi lối sống lành mạnh hơn với các mẹo sau:

1. Trước khi đi ngủ

  • Chọn các hoạt động hàng ngày giúp bạn dễ ngủ hơn: Bạn có thể tập thể dục nhẹ vào đầu ngày để khỏe mạnh và dễ ngủ vào ban đêm. 
  • Chợp mắt không quá 30 phút: Những giấc ngủ ngắn có thể giúp bạn đỡ mệt nếu bị thiếu ngủ. Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa, buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
  • Giảm những lo lắng: Bạn hãy tâm sự với chồng, bạn bè hoặc bác sĩ về những nỗi lo lắng trong lòng. Bạn cũng có thể viết những ưu tư của mình vào sổ nhật ký để giải tỏa căng thẳng.
  • Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến giấc ngủ: Bạn nên tránh dùng các thức uống có caffein trước khi đi ngủ trong vòng 8 tiếng. Bạn cũng nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ như xem TV, lướt mạng xã hội,…
  • Tránh uống nước trước khi ngủ: Để giảm bớt việc đi vệ sinh vào ban đêm, bạn hãy cố gắng tránh uống nước trước khi đi ngủ. Nếu miệng bạn bị khô hoặc khát nước chỉ uống không quá một ly nước trong 2 giờ trước khi đi ngủ hoặc uống từng ngụm nhỏ.
  • Khắc phục chứng ợ nóng vào ban đêm: Bạn hãy thay đổi từ việc ăn ba bữa lớn sang ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ngoài ra, bạn cần tránh tiêu thụ các thực phẩm dễ gây ợ nóng như thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ. Và bạn tuyệt đối đừng đi ngủ trong vòng hai giờ sau khi ăn.
  • Tiêu thụ các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe: Bạn có thể dùng một số thực phẩm có thể giúp giảm triệu chứng của các biến chứng thai kỳ. Ví dụ, nếu bị chuột rút ở chân, hãy tăng cường canxi và magiê trong chế độ ăn uống với ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây sấy khô, các loại hạt,…

2. Khi đến giờ đi ngủ

  • Thử nghiệm các liệu pháp thư giãn: Bạn có thể chọn thực hiện các điều sau như các bài tập thở, tập giãn cơ, thiền, yoga, tắm nước ấm hoặc massage.
  • Đừng nghĩ ngợi nhiều: Cần tránh nằm thao thức khi lên giường ngủ khiến mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu. Nếu bạn bị thức giấc lúc giữa đêm, hãy thử đứng dậy và thực hiện một số hoạt động thư giãn như thiền hoặc đọc sách (hãy dùng ánh sáng dịu khi thực hiện các hoạt động này).
  • Rèn luyện chu kỳ giấc ngủ: Bạn hãy cố gắng duy trì bản thân đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định trong ngày. Ngoài ra, bạn hãy giữ phòng ngủ luôn mát mẻ, tối và yên tĩnh. Bạn có thể đầu tư thêm một tấm nệm êm ái và một chiếc gối dành cho bà bầu để giấc ngủ được ngon hơn.
  • Nằm ngủ với tư thế thoải mái nhất: Bạn hãy thử ngủ nghiêng về bên trái rồi ôm một chiếc gối và dùng một chiếc gối để đỡ bụng. Điều này sẽ giúp tốt cho việc tuần hoàn máu của cơ thể được tốt hơn. Nếu điều này không thoải mái, bạn hãy thử nghiệm với các tư thế ngủ khác nhau nhé.

[inline_article id=292353]

Như vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Thậm chí, điều này còn có thể gia tăng hơn khi vào những tháng thai kỳ tiếp theo. Để có giấc ngủ ngon hơn, mẹ nên áp dụng các cách chữa mất ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu đã đề cập ở trên. Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không cải thiện được giấc ngủ thì bạn hãy đi khám sức khỏe để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân chính xác hơn nhé.