Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Dùng sắt thế nào để hạn chế táo bón?

Vai trò của sắt là gì? Những ai cần bổ sung sắt?

Sắt là khoáng chất không thể thiếu với cơ thể vì có nhiều vai trò quan trọng như tổng hợp hemoglobin, một chất giúp vận chuyển oxy đến tế bào và myoglobin, là sắc tố mang oxy chính của các mô cơ. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào thành phần của một số enzyme và hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch [1].

Nếu lượng sắt trong cơ thể quá thấp, bạn có thể gặp tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung và ghi nhớ, khó chống nhiễm trùng [1]. Vậy nên, việc đảm bảo cơ thể đủ sắt là rất quan trọng, đặc biệt với một số đối tượng sau [2]:

  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ sinh non hoặc nhẹ cân)
  • Trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên
  • Phụ nữ có kinh nguyệt nhiều (rong kinh, rong huyết hay cường kinh)
  • Người hiến máu thường xuyên
  • Người bị ung thư, rối loạn tiêu hóa hoặc suy tim.

Sắt có thể được bổ sung qua 2 cách là thực phẩm và thuốc bổ sung sắt. Tuy nhiên, thực phẩm có thể không đáp ứng được nhu cầu sắt mà cơ thể cần và việc chế biến thông thường cũng làm mất đi một lượng sắt đáng kể [3]. Do đó, viên uống bổ sung sắt thường được lựa chọn vì tính thuận tiện và giá thành hợp lý khi so sánh với các dạng bào chế sắt khác.

Tuy nhiên, việc dùng viên uống bổ sung sắt lại khiến nhiều người lo ngại về các tác dụng phụ, đặc biệt là táo bón, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [4]. Vậy làm thế nào để hạn chế việc uống sắt bị táo bón?

Táo bón – “Nỗi ám ảnh” thường gặp khi dùng viên uống bổ sung sắt

bị táo bón khi uống sắt

Viên uống bổ sung sắt thông thường với cơ chế phóng thích sắt ồ ạt trong dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy [7]. Trong đó táo bón là tác dụng phụ thường gặp nhất [6]. Theo một nghiên cứu, có khoảng 66,6% bệnh nhân ngưng dùng thuốc là do tác dụng phụ tiêu hóa [7], đặc biệt là táo bón.

Tuy nhiên, nếu ngưng bổ sung sắt có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt là có thể gây rủi ro với phụ nữ mang thai. Nếu nghiêm trọng, thiếu sắt có thể tăng nguy cơ sinh non và bé nhẹ cân, thậm chí là tăng tỷ lệ tử vong ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh [2].

Dùng sắt như thế nào để hạn chế tác dụng phụ trên đường tiêu hóa?

Để hạn chế táo bón khi dùng sắt, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ/dược sĩ để có giải pháp thay thế phù hợp. Sau đây là các giải pháp cụ thể, bạn có thể tham khảo để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả:

Lựa chọn viên uống bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài

So với viên bổ sung sắt thông thường, viên bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài sẽ giảm tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, giúp hạn chế táo bón nên được xem là giải pháp thay thế phù hợp. Bổ sung sắt dạng phóng thích kéo dài được khuyên dùng vì có các ưu điểm như:

  • Sắt được phóng thích từ từ, dọc theo đường tiêu hóa trong khu vực hấp thu tối đa từ tá tràng đến hỗng tràng giúp kiểm soát độ hấp thu
  • Sắt được phóng thích có kiểm soát nên hạn chế kích ứng niêm mạc dạ dày- ruột, ngăn các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
  • Bạn chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày giúp tăng tính tuân thủ điều trị.

[affiliate-product id=”317973″ sku=”HHGTardy” title=”Tardyferon B9″ newtab=”true” nofollow=”false” sponsored=”true” ][/affiliate-product]

Bổ sung sắt với hàm lượng phù hợp

bổ sung sắt hợp lý

Ngoài ra, để hạn chế tác dụng phụ của viên bổ sung sắt là chỉ bổ sung theo liều lượng phù hợp với từng độ tuổi và giới tính [2]:

  • Trẻ 7 – 12 tháng: 11 mg/ngày
  • Trẻ 1 – 13 tuổi: 7 đến 10 mg/ngày
  • Nam 14 – 18 tuổi: 11 mg/ngày
  • Nữ 14 – 18 tuổi: 15 mg/ngày
  • Nam 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Nữ từ 19 đến 50 tuổi: 18 mg/ngày
  • Nữ từ 51 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 27 mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 9 – 10 mg/ngày

Uống sắt đúng cách để hạn chế táo bón

Bên cạnh việc bổ sung hàm lượng sắt phù hợp, bạn cũng cần chú ý đến những lời khuyên về dùng viên bổ sung sắt đúng cách để hạn chế táo bón. Trong đó:

Bạn nên:

  • Uống sắt ít nhất 30 phút trước bữa ăn hoặc 2 giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc khác. Bạn có thể dùng thuốc và ăn một chút thức ăn nếu không chịu được các tác dụng phụ ở đường tiêu hóa [8]
  • Uống viên bổ sung sắt trước bữa ăn với một ly nước đầy [4]
  • Tăng cường bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn như nước cam, nước chanh [4]
  • Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày [6]
  • Thêm các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn [6]
  • Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày [6]
  • Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày, có thể sau ăn sáng vì lúc này nhu động ruột là tốt nhất [6].

Bạn không nên [8], [9]:

  • Uống viên bổ sung sắt cùng trà hay cà phê
  • Dùng viên bổ sung sắt cùng sữa, canxi và thuốc kháng axit
  • Uống sắt khi viên uống bổ sung sắt đã hết hạn

Dùng viên bổ sung sắt bị táo bón thường ít khi nghiêm trọng và bạn có thể kiểm soát, hạn chế bằng các giải pháp được khuyến nghị. Tuy nhiên, nếu táo bón nặng hơn, không thể cải thiện tại nhà và bạn có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa, có máu trong phân… thì nên sớm đi khám để được điều trị hiệu quả.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Cẩm nang chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng

Khi chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 6 tháng, mẹ sẽ cần lưu ý một số điều sau:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

Theo khuyến nghị, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và có thể kéo dài đến khoảng 1 năm [1]. Bởi sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Các thành phần trong sữa mẹ như đường sữa, protein (đạm tự nhiên), chất béo… được “thiết kế” phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Vì vậy, đối với em bé thì sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa và giúp bé hấp thu nhanh [2].
  • Sữa mẹ giúp xây dựng nền tảng đề kháng cho bé từ những ngày đầu đời nhờ chứa kháng thể, GOS, HMO, lợi khuẩn… [3], [4] Vì vậy, trẻ bú mẹ ít có nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, béo phì, tiểu đường, viêm tai, tiêu chảy, táo bón… [1].
  • Thành phần sữa mẹ có đủ lượng chất béo, đường, nước, protein, vitamin… cần thiết cho sự phát triển của bé, thúc đẩy trẻ tăng cân lành mạnh. Hơn nữa, thành phần sữa mẹ luôn có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé theo thời gian [5].

Trẻ sơ sinh bú mẹ bao nhiêu là đủ?

tần suất cho bé bú

Vì kích thước dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và còn đang phát triển nên em bé thường xuyên cảm thấy đói nhưng mỗi lần chỉ bú được một ít sữa. Vì vậy, mẹ cần lưu ý [6]:

  • Trong vòng 2 tháng đầu, bạn cần cho bé bú với tần suất từ 2 đến 3 giờ một lần. Như vậy, trong một ngày sẽ có khoảng 8 đến 12 lần cho con bú.
  • Khi lớn thêm, bé sẽ bú mẹ ít thường xuyên hơn nhưng mỗi lần sẽ bú nhiều sữa hơn. Lượng sữa bé cần bú mỗi ngày có thể giống nhau đối với trẻ từ 4 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi.
  • Ngoài ra, đối với trẻ sinh đủ tháng khỏe mạnh, mẹ cũng có thể dựa trên các dấu hiệu bé đói bụng để cho bú theo nhu cầu. Nếu trẻ sơ sinh bị đói thì thường có những biểu hiện như khóc, bàn tay nắm chặt, mút tay, đưa lưỡi ra, dụi đầu vào ngực mẹ để tìm kiếm núm vú.

Cho bé bú đúng cách – Bí quyết giúp bé tránh đầy hơi, chướng bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng là do nuốt phải khí dư thừa trong khi bú. Hơn nữa, sự phân hủy, tiêu hóa sữa trong ruột của em bé cũng tạo ra khí dư thừa gây đầy hơi, khó chịu [7]. Do đó, mẹ cần cho con bú đúng cách để hạn chế tình trạng này:

  • Đảm bảo trẻ bú đúng khớp ngậm, môi của bé phải ngậm hết quầng vú của mẹ chứ không chỉ núm vú [8].
  • Vỗ ợ hơi cho bé trong hoặc sau khi cho bú để ngăn khí đi vào ruột của bé quá nhiều gây khó chịu. Nếu đang cho bé bú, mẹ có thể “tranh thủ” lúc đổi sang vú còn lại để vỗ ợ hơi cho con [8], [9].
  • Cố gắng đừng để bé bú quá nhiều hoặc quá nhanh [9].
  • Theo dõi thời điểm bé đầy hơi và xem lại chế độ ăn uống của mình [9]. Mẹ đang cho con bú có thể ăn phải những thực phẩm là “thủ phạm” khiến bé đầy hơi như bông cải xanh, bông cải trắng, các loại đậu… Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ thực phẩm nào đó đang ảnh hưởng đến em bé thì nên cắt giảm một cách hợp lý trong chế độ ăn uống của mình [7].
  • Nếu có bất kỳ lo ngại nào về vấn đề trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng… khi bú mẹ, bạn có thể hỏi xin lời khuyên của bác sĩ về việc cho con bú đúng cách [9].

Nếu không thể nuôi con bằng sữa mẹ, bạn nên làm gì?

mẹ không thể cho bé bú

Dù sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng một số trường hợp mẹ có thể gặp khó khăn hoặc không thể cho con bú do các nguyên nhân như nguồn sữa mẹ không đủ hoặc không có sữa mẹ; mẹ gặp các vấn đề sức khỏe như vừa phẫu thuật, bị bệnh hoặc dùng thuốc điều trị… [10], [11]. Trong trường hợp này, mẹ có thể cân nhắc một số giải pháp như [5]:

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn cách cải thiện nguồn sữa mẹ.
  • Tìm kiếm ngân hàng sữa mẹ uy tín, chất lượng. Bạn có thể xin giới thiệu từ bác sĩ, chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm.
  • Tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn những công thức sữa phù hợp với chiếc bụng non nớt của bé. Ở giai đoạn đầu đời, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện nên bé sẽ dễ gặp các vấn đề tiêu hóa. Trong khi đó, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất với bé. Do đó, khi chọn sữa cho con, mẹ cần ưu tiên những công thức sữa “êm dịu” tiêu hóa nhằm giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ 6 – 12 tháng

lưu ý khi cho bé ăn dặm

Trẻ mấy tháng ăn dặm? [6]

Mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm vào khoảng tháng thứ 6. Ngoài ra, nếu bé có một số dấu hiệu sau thì cũng cho thấy, bé đã sẵn sàng tập ăn dặm:

  • Trẻ có thể tự ngồi dậy hoặc với sự hỗ trợ
  • Trẻ có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Trẻ mở miệng khi bạn đưa thức ăn đến gần
  • Trẻ nuốt thức ăn thay vì dùng lưỡi đẩy ra ngoài
  • Trẻ hay đưa đồ vật vào miệng
  • Trẻ cố gắng với tay nắm lấy những đồ vật nhỏ, chẳng hạn như đồ chơi hoặc thức ăn
  • Trẻ hứng thú với thức ăn, biểu hiện qua việc nhìn chằm chằm những gì bạn ăn, với tay ra hoặc há miệng đòi ăn.

Lưu ý về chế độ ăn dặm cho bé

Ở giai đoạn bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo bạn đang cho con ăn dặm đúng cách:

  • Khi được 6 tháng tuổi, em bé bắt đầu tập nhai nên chưa thể nhai tốt như người lớn. Do đó, những thức ăn đầu tiên của bé cần đảm bảo mềm và dễ nuốt chẳng hạn như cháo hoặc rau củ quả nghiền nhuyễn [13].
  • Khi trẻ được 9 – 11 tháng tuổi, bạn có thể cắt nhỏ thức ăn thành từng lát mềm thay vì nghiền nát để trẻ học cách dùng các ngón tay cầm nắm thức ăn [13].
  • Trong thời gian đầu, bạn có thể trộn sữa mẹ với thức ăn đặc để giúp trẻ dễ dàng làm quen với việc ăn dặm hơn [14]. Việc trộn sữa mẹ không chỉ giúp bé dễ làm quen với kết cấu, mùi vị mà đạm mềm trong sữa mẹ còn giúp bé dễ tiêu hóa. Qua đó, “thích nghi” tốt hơn với việc ăn dặm và giảm nguy cơ táo bón.
  • Không thêm các gia vị như muối, đường… vào thức ăn của bé [12].
  • Giới thiệu từng loại thực phẩm riêng lẻ cho bé và đợi khoảng 1 ngày trước khi cho trẻ thử một món ăn mới để xem trẻ có dị ứng hay không.
  • Kiên nhẫn cho bé thời gian làm quen với thức ăn. Nếu trẻ từ chối một món nào đó trong lần đầu tiên, hãy kiên nhẫn thử lại những lần sau thay vì ép trẻ ăn.

Cách chọn thực phẩm cho bé ăn dặm

Nhìn chung, mẹ cần cho bé ăn các thực phẩm giàu năng lượng và chất dinh dưỡng như rau củ, trái cây, các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa… Việc ăn uống đa dạng mỗi ngày sẽ giúp bé có cơ hội để nhận được đủ các chất dinh dưỡng và vi khoáng chất cần thiết [13].

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý đến các loại thực phẩm và nước uống cần tránh cho bé dưới 1 tuổi như mật ong, thực phẩm chế biến sẵn, các loại hạt, nước ngọt, cà phê, đồ ăn chứa gia vị… [12], [13]

Nhìn chung, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, từ sau khi sinh đến giai đoạn tập ăn dặm, mẹ vẫn nên duy trì việc cho con bú ít nhất một năm. Với những bé dùng sữa ngoài, mẹ cần chọn công thức sữa giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, ít táo bón, êm bụng, êm giấc với đạm mềm nhỏ, tự nhiên. Nhờ đó giúp quá trình tập ăn dặm của bé suôn sẻ hơn.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Ăn dặm cùng con: Làm sao để thật “suôn sẻ”?

Nếu bạn làm mẹ lần đầu, làm sao để ăn dặm cùng con thật “suôn sẻ”? Bài viết sau sẽ gợi ý một số bí quyết để mẹ nuôi con ăn dặm đúng cách, nhẹ nhàng và giúp bé phát triển tối ưu.

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ nên được làm quen với các thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc công thức sữa khi bé được khoảng 6 tháng tuổi [1]. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của mỗi trẻ em là khác nhau. Vì vậy, để chọn được thời điểm ăn dặm phù hợp, bạn nên lưu ý thêm một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như [1], [2]:

  • Trẻ có thể tự ngồi dậy hoặc ngồi với sự hỗ trợ
  • Trẻ có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Trẻ mở miệng khi bạn đưa thức ăn đến gần
  • Trẻ nuốt thức ăn thay vì dùng lưỡi đẩy ra ngoài
  • Trẻ hay đưa đồ vật vào miệng
  • Trẻ cố gắng với tay nắm lấy những đồ vật nhỏ như đồ chơi hoặc thức ăn
  • Trẻ hứng thú với thức ăn, biểu hiện qua việc nhìn chằm chằm những gì bạn ăn, với tay ra hoặc há miệng đòi ăn

Ăn dặm cùng con: Làm sao để thật “suôn sẻ”?

Nhiều mẹ lần đầu nuôi con sẽ khó tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ khi em bé đến tuổi ăn dặm. Chắc hẳn mẹ sẽ có những băn khoăn về việc bắt đầu cho con ăn như thế nào? Làm sao để con thích bữa ăn hoặc không gặp các vấn đề tiêu hóa khi ăn dặm? Dưới đây là tổng hợp một số lời khuyên giúp mẹ ăn dặm cùng con thật “suôn sẻ”:

Chọn thời điểm cho bé ăn thật phù hợp

thời điểm cho bé ăn

Khi em bé đã đến tuổi ăn dặm, điều đầu tiên là bạn hãy cân nhắc việc chọn thời điểm trong ngày để cho con ăn. Thực tế sẽ không có một thời điểm cố định mà sẽ tùy thuộc vào mỗi em bé. Bạn nên chọn thời điểm cho con ăn khi bé không mệt mỏi hoặc quấy khóc, không quá đói hoặc quá no. Nếu bạn muốn chắc rằng bé không cáu gắt vì quá đói thì có thể thử cho con bú một ít sữa mẹ hoặc công thức sữa trước khi cho bé ăn thức ăn khác [2].

Lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp

Đối với việc lựa chọn thực phẩm, bạn có thể cho trẻ ăn đa dạng từ ngũ cốc, thịt, rau củ, trái cây… đặc biệt là các thực phẩm giàu chất sắt và kẽm [2], [3]. Dù bạn không cần cho bé làm quen với các thực phẩm theo một thứ tự nhất định nhưng hãy ưu tiên các thực phẩm ít gây dị ứng. Theo đó, các thực phẩm dễ gây dị ứng mà bạn cần lưu ý bao gồm trứng, cá, hải sản, đậu phộng… [1]. Trong thời gian đầu, cách tốt nhất là bạn nên cho trẻ ăn từng thực phẩm riêng lẻ trước và quan sát 3 – 5 ngày để xác định có dị ứng không trước khi giới thiệu món ăn khác cho con [3].

Đối với việc chế biến món ăn cho trẻ ăn dặm, điều quan trọng nhất là kết cấu thức ăn cần phù hợp với khả năng nhai nuốt của trẻ [1]. Vì vậy, những thức ăn đầu tiên của bé cần đảm bảo được nấu chín, xay nhuyễn, mềm mịn [1], [3]. Ở giai đoạn đầu khi bé mới chuyển từ bú sữa mẹ hoặc công thức sữa sang thức ăn đặc thì bé dễ bị táo bón [4] do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi. Hơn nữa, một số thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nghẹn. Khi con mới ăn dặm, mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn với lượng nhỏ, chậm rãi [1]. Đồng thời, cố gắng cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, bổ sung nước và vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ.

Duy trì nguồn sữa mẹ cho bé trong giai đoạn tập ăn dặm

duy trì cho bé bú mẹ

Trong giai đoạn tập ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho đến khi trẻ 12 tháng tuổi hoặc lâu hơn [5]. Do đó, bạn vẫn nên duy trì việc cho bé bú sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé [6].

Không những vậy, bạn cũng có thể “tận dụng” sữa để giúp bé làm quen với việc ăn dặm tốt hơn bằng cách dùng sữa mẹ hoặc công thức sữa trộn với thức ăn dặm. Điều này sẽ giúp bé làm quen với mùi vị và kết cấu của thức ăn mới dễ dàng. Hơn nữa, trong sữa mẹ còn chứa đạm mềm tự nhiên, dễ tiêu nên có thể giúp hệ tiêu hóa của bé dễ “thích nghi” với việc ăn dặm. Qua đó, giúp giảm nguy cơ táo bón – tình trạng thường gặp khi bé tập ăn dặm.

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mẹ cần biết

đồ ăn dặm cho bé

Khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ tập ăn dặm, đặc biệt là khi bạn tự nấu hoặc chế biến tại nhà, bạn sẽ cần lưu ý một số điều sau:

  • Mẹ cần chú ý đến an toàn thực phẩm, bao gồm rửa tay kỹ và thường xuyên khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé [2]
  • Lựa chọn cách nấu giúp bảo toàn được nhiều chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé, chẳng hạn như hấp rau củ thay vì luộc [2]
  • Tránh cho gia vị vào thức ăn của bé. Đồng thời, mẹ cần lưu ý các thực phẩm cần tránh đối với trẻ dưới 1 tuổi như mật ong, thực phẩm chế biến sẵn, đồ tươi sống, sữa chưa tiệt trùng, nước trái cây, nước ngọt, cà phê… [3], [5]
  • Bạn nên quan sát khi trẻ ăn để đảm bảo bé không gặp các sự cố, chẳng hạn như xóc, nghẹn thức ăn… [1]
  • Quan sát phân của bé trong giai đoạn ăn dặm. Phân của bé có thể chứa những mẩu thức ăn nhỏ do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa đủ khả năng tiêu hóa toàn bộ thức ăn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên đảm bảo thức ăn của bé được nấu mềm hơn, cho bé ăn chậm rãi để phù hợp với khả năng nhai nuốt và tiêu hóa của bé [3].

Trong hành trình bé tập ăn dặm, bạn cũng nên giúp con xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những bữa ăn đầu tiên. Ba mẹ nên cung cấp các thực phẩm lành mạnh và giàu chất dinh dưỡng nhưng cần đảm bảo kết cấu thức ăn phù hợp với khả năng nhai nuốt của bé theo từng giai đoạn. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc nỗi lo nào về dinh dưỡng cho bé, hãy hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia nhé!

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cẩm nang chăm sóc trẻ sau sinh mổ các mẹ Gen Z cần biết!

Trên thực tế, do nhiều lý do khách quan và chủ quan nên trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ miễn dịch kém và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn so với trẻ sinh thường [1]. Vì thế, để bé có thể thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh và lớn lên một cách khỏe mạnh, sau đây là những điểm bố mẹ nên chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ sau sinh mổ.

Trẻ sinh mổ có những “nhu cầu” đặc biệt mẹ cần thấu hiểu!

Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ miễn dịch, hô hấp hay tiêu hoá, chủ yếu đến từ các nguyên nhân như sau:

Đối với hệ miễn dịch

hệ vi sinh đường ruột của trẻ

Từ lâu, các nghiên cứu đã chứng minh sức khỏe hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ở người trưởng thành, đường ruột chứa khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn khiến nơi đây trở thành vị trí tương tác giữa vi khuẩn và cơ quan miễn dịch, giúp điều hoà miễn dịch của cơ thể [2].

Ở trẻ sinh thường, khi đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, trẻ sẽ có cơ hội tiếp xúc với các lợi khuẩn. Trong khi đó, trẻ sinh mổ lại “bỏ lỡ” điều này. Thay vào đó, các vi khuẩn ở môi trường bệnh viện lại chiếm ưu thế hơn [3]. Điều này khiến trẻ sinh mổ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ miễn dịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ cũng có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến khi bé 5 tuổi [4], [5].

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện trên 9000 trẻ em vào năm 2005, trẻ sinh mổ có nguy cơ cao mắc dị ứng xoang mũi, dị ứng thực phẩm, chàm da… hơn trẻ sinh thường. Thậm chí, một số đứa trẻ được theo dõi đến khi 40 tuổi vẫn có khả năng mắc đái tháo đường cao hơn so với những trẻ sinh thường khác [5].

[related-articles title=”” articles=”177610,172464,216005,169309,248129″][/related-articles]

Đối với hệ hô hấp

Trẻ sinh mổ thường có tỷ lệ thở khò khè cao hơn trẻ sinh thường là 2,7%, khả năng mắc hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại cao hơn các trẻ khác lần lượt là 2% và 1,2% [6]. Theo các nghiên cứu khoa học, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này:

  • Đây là hệ quả của việc đường ruột không nhận được sự cư trú và bảo vệ của hệ vi sinh vật có lợi từ âm đạo mẹ, làm cho hệ miễn dịch trẻ có thể yếu hơn so với bình thường [6].
  • Do không phải chịu lực ép khi chui qua ống sinh của mẹ nên phổi của trẻ còn sót lại nhiều dịch nhầy. Phổi không được làm sạch tốt để chuẩn bị cho việc tiếp nhận oxy khiến trẻ hay gặp tình trạng khó thở, thở khò khè ở những ngày đầu và tăng nguy cơ hình thành các bệnh liên quan đến hô hấp trong quá trình trưởng thành [3], [6].

Với nguy cơ có sức đề kháng yếu hơn bình thường, việc chăm sóc trẻ sau sinh mổ nên được cha mẹ chú ý hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì trẻ sinh mổ được chăm sóc tốt vẫn sẽ có khả năng tránh được những rủi ro tiềm ẩn này.

Đối với hệ tiêu hoá

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các lợi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột của trẻ sơ sinh rất giống với những vi khuẩn được tìm thấy trong ống sinh (âm đạo) mẹ. Điều này chứng tỏ việc sinh thường giúp bé có cơ hội được tiếp xúc với các lợi khuẩn tại đây, giúp cho hệ tiêu hoá vừa sinh ra đã được kế thừa và bảo vệ bởi hệ vi sinh vật từ mẹ [3].

Trong khi đó, đa phần đường ruột của bé sinh mổ thường chứa các vi khuẩn được tìm thấy trên da mẹ nếu được thực hiện phương pháp kề da sau sinh hoặc các vi khuẩn có trong môi trường bệnh viện [6]. Điều này vô hình trung khiến hệ tiêu hoá vốn còn non nớt của trẻ càng yếu hơn và dễ gặp một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như táo bón, tiêu chảy, bệnh Celiac… [5], [7], [8].

Một nghiên cứu ở Đức trên 865 trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc tiêu chảy cao gấp 2 lần trẻ sinh thường [9]. Ngoài ra, một số báo cáo cũng chỉ ra rằng việc sinh mổ làm gia tăng 30% nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột ở trẻ trên 1 tuổi [10].

Chăm sóc trẻ sau sinh mổ đúng cách để con phát triển toàn diện

chăm sóc trẻ sau sinh mổ
Chăm sóc trẻ sau sinh mổ đúng cách để con phát triển toàn diện

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển hệ miễn dịch. Theo các chuyên gia khuyến cáo, sữa mẹ là loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một đứa trẻ ra đời, dù bằng việc mổ lấy thai hay sinh thường cũng nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh [11].

Trong sữa mẹ có chứa hàng trăm đến hàng nghìn chất dinh dưỡng có đặc tính sinh học riêng biệt giúp tăng đề kháng và bảo vệ cơ thể, tiêu biểu như:

  • HMO (Human Milk Oligosaccharides): Đây là một trong những dưỡng chất quan trọng, có hàm lượng lớn thứ 3 trong sữa mẹ [12]. Có khoảng 15 cấu trúc HMO đã được các nhà khoa học tổng hợp thành công, trong đó có 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2′-FL, 3-FL, 6′-SL, LNT, 3′-SL [13]. Theo nhiều nghiên cứu, HMO giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch với virus cúm; đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacteria, góp phần làm hạn chế tình trạng tiêu chảy ở trẻ [14], [15]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [16], [17].
  • Nucleotides: Hoạt chất quan trọng tham gia vào nhiều hoạt động sống của tế bào và giúp tăng cường các phản ứng miễn dịch. Đặc biệt, nucleotides còn giúp hỗ trợ tăng khả năng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau khi tiêm vaccine HIB [18], [19], [20]. Đây là một loại vaccine có thể giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc các bệnh viêm màng não, viêm phổi và một số loại bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác do vi khuẩn HIB gây ra [21].
  • Lợi khuẩn: Bifidobacterium hay Lactobacillus là những lợi khuẩn thường được tìm thấy trong sữa mẹ và đường ruột của trẻ dưới 6 tháng tuổi. Những loại vi khuẩn này có thể giúp thúc đẩy phát triển hệ tiêu hoá và miễn dịch ở trẻ [22].

Nếu như mẹ không đủ điều kiện để con bú tự nhiên, mẹ hãy cố gắng lựa chọn công thức sữa có các thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như HMO, Nucleotides, lợi khuẩn BB-12 – một chủng lợi khuẩn thuộc giống Bifidobacterium.

Thực hiện da kề da với con sau sinh

Thông thường với phương pháp này, bé sẽ được đặt lên ngực trần của mẹ ngay sau khi mới sinh xong, sao cho da bé được tiếp xúc trực tiếp với da mẹ. Nhiệt độ của mẹ không những làm bé cảm thấy an toàn hơn mà một số lợi khuẩn từ da mẹ cũng nhân đó được truyền sang cho con, giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch, đặc biệt là với các trẻ sinh mổ [4], [23].

Tiêm phòng đầy đủ theo khuyến cáo

Tiêm phòng là cách an toàn và hiệu quả giúp trẻ phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, sởi, quai bị, thủy đậu… Đặc biệt nếu con bạn gặp các vấn đề về hen suyễn, các mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc cho bé đi tiêm phòng cúm theo lịch tiêm phòng hằng năm [24], [25].

Trên đây là một số thông tin về việc chăm sóc trẻ sau sinh mổ mà Marry Baby muốn chia sẻ cùng bạn. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp các mẹ Gen Z thêm yên tâm khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh mổ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sinh mổ

Sinh mổ làm tăng nguy cơ miễn dịch kém, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Vì vậy chọn nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sinh mổ phù hợp là cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Dinh dưỡng – Điều mẹ cần quan tâm hàng đầu khi chăm sóc bé sinh mổ

Trước tiên, bạn cần biết rằng hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ [3]. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng sinh mổ có thể gây ra sự khác biệt về hệ vi sinh đường ruột giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường [2]. Do đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ gặp một số bất lợi về sức khỏe, bao gồm các vấn đề đối với:

 

Hệ miễn dịch

Hệ vi sinh vật đường ruột có liên quan chặt chẽ đến hệ miễn dịch [4]. Bởi có đến khoảng 70% – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [5]. Trong khi đó, trẻ sinh mổ lại có nguy cơ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do không được tiếp xúc với lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Vì vậy, hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ cũng kém hơn so với trẻ sinh thường. Điều này khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa… Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần và nguy cơ này có thể kéo dài đến khi trẻ 5 tuổi [2], [6].

Hệ hô hấp

Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sinh mổ
Dinh dưỡng – Điều mẹ cần quan tâm hàng đầu khi chăm sóc bé sinh mổ

Khác với trẻ sinh thường, lồng ngực của trẻ sinh mổ không phải chịu lực ép khi đi qua ống sinh nên có thể dẫn đến tình trạng còn sót dịch ối trong phổi. Từ đó gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau… [2] Các nghiên cứu cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1.3 lần so với trẻ sinh thường [7].

Hệ tiêu hóa

Sinh mổ có thể làm giảm đi sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [4]. Qua đó, trẻ sinh mổ dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [1]

Chính vì trẻ sinh mổ có nguy cơ có miễn dịch kém hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn nên việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sinh mổ khi chăm sóc trẻ từ những ngày đầu đời là rất quan trọng. Theo khuyến cáo, bạn cần đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, cho con bú cũng là cách gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé tốt nhất [8].

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/cham-soc-be/tang-cuong-tieu-hoa-cua-tre-so-sinh/

Sữa mẹ – Dinh dưỡng chuẩn vàng cho bé sinh mổ

dinh dưỡng chuẩn vàng cho bé sinh mổ

Đối với trẻ sơ sinh nói chung và bé sinh mổ nói riêng, sữa mẹ là lựa chọn tối ưu vì bú mẹ có thể giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng và giảm tỷ lệ gặp phải các vấn đề sức khỏe về sau như tiểu đường, béo phì, hen suyễn… [8] Hầu hết các thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ như protein, canxi, sắt… trong sữa mẹ đều dễ hấp thu, phù hợp đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh [8], [9]. Một số thành phần dinh dưỡng chính mà em bé có thể nhận được khi bú mẹ [8]:F

  • Protein: Sữa mẹ chứa hai loại protein chính là whey (60%) và casein (40%). Sự cân bằng giữa các loại protein này trong sữa mẹ, với tỷ lệ whey protein luôn ở mức khoảng 60% – 80% giúp bé tiêu hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Chất béo: Đây là thành phần cần thiết cho sự phát triển não bộ, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Đồng thời, chất béo còn là nguồn cung cấp calo chính cho em bé.
  • Vitamin: Số lượng và các loại vitamin có trong sữa mẹ phụ thuộc vào lượng vitamin mà cơ thể mẹ đang có. Vì vậy, điều quan trọng là mẹ sau sinh cần ăn uống đủ chất và vitamin. Các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K đều rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh.
  • Carbohydrate: Lactose là carbohydrate chính được tìm thấy trong sữa mẹ, chiếm khoảng 40% tổng lượng calo mà sữa mẹ cung cấp. Lactose cũng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, cải thiện khả năng hấp thu canxi, phốt pho và magie ở trẻ.

Đối với riêng trẻ sinh mổ, sữa mẹ còn có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [4]. Vì trẻ sinh mổ dễ gặp các vấn đề miễn dịch, hô hấp và tiêu hóa nên bạn cần cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Bên cạnh các thành phần dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh kể trên từ sữa mẹ,F còn chứa các lớp bảo vệ tối ưu cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sinh mổ gồm:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose, với 5 loại HMOs nổi bật nhất là 2’-FL, 3-FL, 6’-SL, LNT và 3’-SL. Một số nghiên cứu cho thấy HMOs có thể thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [10]. Đặc biệt, 2’-FL HMO còn được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66%, ngăn ngừa mầm bệnh [14], [15].
  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [11].
  • Bifidobacterium: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh [12].

Nếu không thể cho bé bú, mẹ đừng quá lo lắng

Sau khi sinh mổ, mẹ có thể gặp nhiều khó khăn cho việc cho con bú do vết mổ còn đau, sữa về chậm hoặc do trẻ mất nhiều thời gian để ngậm bắt vú [13]. Trong trường hợp sữa mẹ chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của em bé, bạn đừng quá lo lắng mà có thể cân nhắc chọn công thức sữa phù hợp với thành phần có chứa 3 dưỡng chất quan trọng gồm HMO, Nucleotides và lợi khuẩn BB-12 – một chủng lợi khuẩn thuộc giống Bifidobacterium để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh sinh mổ, giúp con giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em

Mách mẹ thông thái cách chọn sữa tăng cường tiêu hóa và miễn dịch của bé ngay từ những ngày đầu

Nhìn chung, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không khỏe mạnh như người lớn và cần có thời gian để hoàn thiện. Do đó, trong quá trình lớn lên, các bé thường khó tránh khỏi việc mắc một số bệnh truyền nhiễm khiến ba mẹ lo lắng. Trong bài viết sau, Marry Baby sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích giúp bạn biết cách tăng cường hệ miễn dịch lẫn hệ tiêu hóa cho bé yêu từ những ngày đầu đời.

Tăng cường miễn dịch và tiêu hóa ở trẻ – Điều mẹ cần đặc biệt lưu tâm

miễn dịch của trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch là một mạng lưới các tế bào và protein được tìm thấy trên khắp cơ thể. Đây có thể được ví như “tấm lá chắn” giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… [2].

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Khi mới sinh, hệ miễn dịch của bé thường rất tốt do bé nhận được các thành phần hỗ trợ miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai và sữa mẹ nếu được cho bú sau sinh [2]. Đây được xem là loại miễn dịch thụ động vì trẻ được cung cấp kháng thể chứ không tự tạo ra chúng [3]. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động này không tạo ra sức đề kháng lâu dài cho trẻ và thường bắt đầu suy giảm sau khoảng 6 tháng [4].

Trái ngược với miễn dịch thụ động thì miễn dịch chủ động của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường rất yếu và cần thời gian để hoàn thiện [5], [6]. Do đó, trong quá trình lớn lên, trẻ thường không tránh khỏi nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy do virus, viêm phổi do virus hợp bào hô hấp, cúm… Vì vậy, việc chủ động thực hiện các giải pháp giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ từ những ngày đầu sau sinh là rất quan trọng.

Để tăng cường hệ miễn dịch cho bé, mẹ sẽ cần “chăm chút” nhiều cho hệ tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch được cho là có mối liên hệ mật thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện ở đường ruột [7]. Điều này đồng nghĩa rằng khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề thì hệ miễn dịch cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Do đó, để giúp con có sức đề kháng tốt, ba mẹ cũng sẽ cần chú ý đến việc chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ, nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng.

Mách mẹ cách chọn công thức sữa giúp tăng cường tiêu hóa và miễn dịch cho bé

sữa mẹ giúp tăng cường miễn dịch

Việc đảm bảo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là cần thiết đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh. Hơn nữa, trẻ bú mẹ thường có khả năng miễn dịch thụ động lâu hơn [3]. Bởi trong sữa mẹ có chứa các dưỡng chất quan trọng có thể giúp trẻ chống lại mầm bệnh và hỗ trợ sự phát triển của hệ thống miễn dịch [2], [8]. Không những vậy, trong sữa mẹ còn chứa nhiều thành phần khác có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ sơ sinh.

Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc chọn cho con công thức sữa với thành phần dinh dưỡng giúp củng cố tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong những năm đầu đời. Cụ thể, mẹ nên ưu tiên chọn cho bé các công thức sữa có chứa các dưỡng chất giúp củng cố hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa như:

  • HMO: Dưỡng chất có hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo. Trong đó, 5 HMOs nhiều nhất là 2’FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện HMO có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh, bao gồm thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh, phát triển hàng rào biểu mô ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng và nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ [9].
  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Vai trò của Nucleotides là tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, giúp trẻ củng cố hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, hợp chất này còn mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa, tăng tốc độ phục hồi đường ruột sau tiêu chảy hoặc sau thời gian trẻ bú kém [10].
  • Lợi khuẩn: Bifidobacteria được công nhận là nhóm lợi khuẩn quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ, có vai trò giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [11].

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ nhỏ cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện và khỏe mạnh như người lớn. Vì vậy, trong những năm tháng đầu đời, bé sẽ rất cần mẹ đầu tư “chăm chút” để giúp bé tiêu hóa tốt, đề kháng khỏe nhằm tạo nền tảng vững vàng cho sự phát triển trong tương lai.