Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Gaslighting là gì? Dấu hiệu bạn bị thao túng tâm lý

Vậy để nhận diện cũng như vượt qua được tình trạng thao túng tâm lý này, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem gaslighting là gì nhé.

1. Gaslighting là gì?

Gaslighting (hay còn gọi là thao túng tâm lý) là khi ai đó khiến cho nạn nhân nghĩ rằng nhận thức và cảm nhận của họ là sai; hoặc khiến họ không còn tin vào bản thân. Hiện tượng này có nguồn gốc từ một vở kịch cùng tên là Gaslight 1938 (tại Anh); trong đó thủ phạm liên tục phủ nhận ký ức của nạn nhân; khiến nạn nhân nghi ngờ sự tỉnh táo của mình.

Mục tiêu của gaslighting là gì? Người thao túng chính xác là họ muốn có được sức mạnh và sự kiểm soát. Tiến trình này xảy ra chậm và khó nhận biết. Đến khi bạn nghi ngờ mình bị thao túng; bạn lại dễ nảy sinh cảm giác tội lỗi vì đã nghi ngờ người đang thao túng mình.

2. Dấu hiệu nhận biết Gaslighting là gì?

dấu hiệu nhận biết gaslighting
Dấu hiệu nhận diện Gaslighting là gì?

2.1 Họ nói dối và không trung thực

Nói dối là hình thức mà người thao túng thường sử dụng, việc nói dối có thể là do thói quen hoặc cũng có liên quan đến bệnh lý khiến họ nói dối không kiểm soát. (Pathological Lying – nói dối bệnh lý).

Tuy nhiên ở trường hợp của người thao túng, họ sẽ chọn nói dối với bạn. Và nếu bạn tìm ra bằng chứng của họ, họ sẽ lập tức chối bỏ, hay thậm chí họ cho rằng bạn đang bịa chuyện vu khống họ.

2.2 Họ xây dựng một câu chuyện khác về bạn

Dấu hiệu nhận biết người sử dụng Gaslighting là gì? Người muốn thao túng bạn; họ sẽ xây dựng một câu chuyện không có thật về bạn với mọi người. Họ giả vờ lo lắng cho bạn mỗi khi họ kể về sự thiếu tỉnh táo của bạn với mọi người.

Mục đích của họ là cố gắng khiến tất cả mọi người nghĩ xấu về bạn. Ở mức độ mạnh hơn; họ có sức nặng đến nỗi khiến bạn tự nghi ngờ về chính mình.

2.3 Họ lợi dụng những thứ bạn trân trọng

Ở cấp độ hiểu bạn, người thao túng sẽ luôn chọn những việc bạn trân quý để đối phó với bạn. Nếu bạn yêu thích công việc hiện tại; họ sẽ tìm cách để nêu ra vấn đề từ công việc đó. Nếu bạn có con; họ sẽ luyên thuyên với bạn về những lý do tại sao bạn không nên có con. Lâu dần, bạn sẽ không còn dám tin vào những điều bạn trân trọng và yêu thích.

2.4 Người thao túng khiến bạn mất niềm tin vào bản thân

thao túng tâm lý khiến bạn mất niềm tin vào bản thân mình
Dấu hiệu nhận biết Gaslighting là gì? Họ làm cho bạn dần mất niềm tin vào bản thân

Dấu hiệu nhận biết người đang Gaslighting khiến bạn mất niềm tin là gì? Họ sẽ thao túng tâm lý một cách có chiến lược. Người thao túng âm thầm khiến bạn tự đánh mất bản thân mình theo thời gian; và bạn rất khó để nhận ra. Bạn dần đánh mất niềm tin, suy nghĩ, chính kiến của mình; để rồi bạn dần trở thành một kẻ tương tự kẻ thao túng.

2.5 Họ dùng lời nói để thao túng

Họ dùng những lời nói sáo rỗng, nhưng đi kèm là một thái độ vô cùng đáng tin cậy để khiến tin. Ví dụ như họ vừa nói vừa thở gấp; giống như là đang một việc rất gấp và buộc bạn phải tin. Đây chính là tiền đề để họ gia tăng cơ hội thao túng bạn bằng hành vi bạo hành về sau.

2.6 Họ cho bạn sự ngọt ngào ngắt quãng

Sự quan tâm ngắt quãng trong Gaslighting là gì? Đây là một hình thức thao túng vô cùng tinh vi. Họ tỏ ra nhẹ nhàng, khen ngợi và ủng hộ bạn với mục đích chính là xây dựng niềm tin nơi bạn. Và bạn có biết, bên dưới sự ngọt ngào này chính là sự phục tùng và tin tưởng của bạn dành cho họ. Hoặc sự tha thứ của bạn sau vô số lần họ làm lỗi với bạn.

>> Bạn có thể xem thêm: 32 dấu hiệu chàng yêu bạn rất nhiều dù không nói ra

2.7 Bạn luôn cảm thấy có lỗi

Những điều gaslighting làm là gì mà khiến bạn tội lỗi? Một cách không rõ lý do, bạn luôn cảm thấy mình là người có lỗi và phải nói xin lỗi, kể cả khi kẻ có lỗi chính là người đang thao túng bạn. Họ liên tục đổ lỗi và tìm đủ lý do để củng cố cho suy luận của họ là đúng và bạn là người sai. Đến khi bạn tự nhận lỗi về chính mình.

>> Bạn nên đọc thêm: Khi vợ chồng giận nhau ai nên làm lành trước?

2.8 Họ cho bạn cảm giác mập mờ

Dấu hiệu nhận diện Gaslighting là gì? Trong bất kỳ mối quan hệ nào, mọi người luôn muốn nhận được sự an toàn và tin tưởng. Và người muốn thao túng biết điều này. Họ cho bạn cảm giác tin tưởng, và đến một lúc bạn gần như phụ thuộc vào họ, họ sẽ chọn bỏ mặc bạn theo đúng cái cách mà họ muốn.

Theo thói quen, bạn sẽ phải tìm kiếm ở họ mỗi khi bạn cần an toàn, mặc dù bạn đang rất đau đớn vì bị bỏ mặc.

>> Bạn nên đọc thêm: Có phải anh ấy yêu bạn chỉ vì chuyện ấy?

2.9 Họ khiến bạn nghĩ bản thân mình là người không tỉnh táo

Ví dụ họ muốn bạn tin rằng bạn bị mất trí, họ tìm cách để các đồ vật sai vị trí và nói với bạn rằng bạn đang dần mất trí hoặc bạn gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Không những thế, họ còn đi bêu rếu tình trạng của bạn với mọi người. Dẫn đến bạn tin rằng mình thật sự là người không tỉnh táo, cũng như khó tìm kiếm sự giúp đỡ.

2.10 Họ làm bạn mất niềm tin vào mọi người

Kẻ lạm dụng nói với bạn rằng mọi người đều là người xấu và có thể hãm hại bạn bất kỳ lúc nào. Từ đó, bạn sẽ dần mất lòng tin vào mọi người và chỉ tin duy nhất kẻ đang thao túng bạn. Tâm lý này tạo cơ hội cho kẻ thao túng điều khiển gần như toàn bộ cuộc sống của bạn.

3. 7 giai đoạn của Gaslighting là gì?

Theo Tiến sĩ Preston Ni, chuyên gia về giao tiếp chuyên nghiệp, ông nhận định hiệu ứng Gaslighting thường có 7 giai đoạn. Dựa vào đây bạn có thể đánh giá tình trạng của mình.

[key-takeaways title=”7 giai đoạn thao túng tâm lý bao gồm:”]

  • Liên tục nói dối hoặc thổi phồng sự thật.
  • Lặp lại những lời nói dối.
  • Từ chối nhận lỗi và tìm lý do để biện minh hoặc đổ lỗi cho bạn.
  • Họ khiến bạn sợ hãi, chán nản và tuyệt vọng bằng cách bỏ rơi bạn.
  • Họ khiến bạn hoàn toàn phụ thuộc vào họ.
  • Họ cho bạn sự hy vọng để xây dựng lại niềm tin của bạn với họ.
  • Cuối cùng là sự kiểm soát hoàn toàn cuộc sống của bạn.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: 3 cách phát hiện vợ ngoại tình qua tin nhắn: Bạn có đang bị nàng cắm sừng?

4. Cách đối phó với Gaslighting là gì?

cách đối phó
Cách đối phó với Gaslighting là gì?

Có thể bạn hiểu được Gaslighting thực chất nghĩa là gì và phần nào hiểu được Gaslighting có thể gây đau đớn về mặt tâm lý cho nạn nhân.

Nếu bạn muốn đối phó hoặc vượt qua Gaslighting; bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Nhận diện dấu hiệu Gaslighting là gì: Bạn hãy cố gắng làm rõ ai đang muốn thao túng bạn và cách họ thực hiện hành vi này. Bạn cũng hãy ghi chú lại những lần mình tự nghi ngờ bản thân để nhận ra hiện tượng gaslighting.
  • Dành thời gian để thiền: Thiền sẽ giúp bạn giữ được chính kiến và quan điểm của mình mỗi khi bạn nghi ngờ bản thân.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Bạn có thể nói chuyện với bạn bè hoặc gia đình, cụ thể là những người mình tin tưởng. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Khi đã biết Gaslighting nghĩa là gì, bạn sẽ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mình tin tưởng để vượt qua tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự nâng cao nhận thức của mình bằng cách tìm hiểu thông tin để có thể hiểu; hoặc nếu bạn đủ vững bạn thậm chí có thể tự vượt qua.

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách làm lòng xào dưa ngon trắng và dai giòn sần sật

Trong bài viết này, MarryBaby chia sẻ cho bạn cách làm món lòng xào dưa chua tại nhà đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể tùy ý nêm nếm theo đúng khẩu vị của gia đình mình.

1. Cách chọn lòng tươi ngon để làm món lòng xào dưa

Trước tiên, để làm món lòng xào dưa chua trắng ngon và hấp dẫn; bạn cần biết cách chọn lòng dựa trên hai tiêu chí sau:

[key-takeaways title=”Nên chọn”]

  • Đối với lòng non: Chọn những phần ruột còn căng tròn và có màu sắc trắng hồng tươi mới. Bạn cũng có thể bóp thử một khúc lòng để kiểm tra chất dịch bên trong và nên chọn những bộ lòng có chất dịch màu trắng sữa; không có mùi tanh.
  • Đối với lòng già: Chọn loại lòng nhỏ, ống lòng căng tròn; màu hồng nhạt, không có mùi lạ.

[/key-takeaways]

[key-takeaways title=”Không nên chọn”]

  • Bạn không nên chọn những bộ lòng có dấu hiệu chảy nhớt, không săn chắc; có mùi tanh hôi, màu sắc tái xanh; và xung quanh có nhiều ruồi bám vào.

[/key-takeaways]

2. Cách sơ chế đồ lòng

Cách sơ chế lòng heo để làm món lòng xào dưa:
Cách sơ chế lòng heo để làm món lòng xào dưa

Sau khi bạn đã mua được phần lòng ngon. Tiếp theo điều bạn cần biết chính là cách sơ chế sao cho lòng vừa sạch và vẫn giữ được độ tươi mới, không bị dập hoặc nát. Món lòng xào dưa chua có ngon hay không, thì một phần cũng do cách bạn chế biến.

Cách sơ chế lòng heo để làm món lòng xào dưa

  • Bạn làm sạch lòng heo bằng cách ngâm trong giấm khoảng 5 – 7 phút.
  • Rửa lại lòng bằng nước sạch; đồng thời trong lúc rửa thì bạn dùng tay bóp lòng và kéo từ từ phần lòng cho các chất bẩn bên trong được rửa sạch ra ngoài.
  • Sau đó, bạn đun sôi một nồi nước với một chút muối và chần sơ phần lòng trong 5 phút.
  • Khi thấy bọt nổi lên nhiều thì bạn vớt phần lòng ra và để ráo.

>> Bạn có thể muốn xem thêm: Mùa hè uống gì cho mát – 10 món nước thanh lọc cơ thể

3. 3 cách làm lòng xào dưa ngon trắng, dai dòn sần sật

3.1 Cách làm món lòng non xào dưa trắng

Nguyên liệu:

  • 1 bộ lòng non heo
  • 200g dưa cải
  • Hành lá, tỏi, cà chua, gừng
  • Gia vị (theo khẩu vị mỗi người): Nước mắm, bột nêm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn, giấm, muối

Cách làm món lòng non xào dưa trắng:

  • Lòng heo sau khi rửa sạch thì cắt thành miếng vừa ăn.
  • Dưa chua bạn rửa với nước sạch cho bớt mặn và chua. Hành lá, cà chua thái nhỏ, hành khô băm nhỏ. Tỏi và gừng bạn đập dập, băm nhuyễn.
  • Bạn làm nóng chảo với 20ml dầu ăn, sau đó cho gừng và tỏi vào phi thơm.
  • Bạn tiếp tục cho lòng vào và xào, khi lòng chín tới bạn tắt bếp và cho lòng ra đĩa.

 

 

>> Bạn có thể đọc thêm: Ăn gì để “cô bé” có vị ngọt, chàng hôn không ngừng?

3.2 Cách làm món lòng già xào dưa chua

Cách làm món lòng xào dưa
Cách làm món lòng xào dưa chua

Nguyên liệu:

  • 1kg lòng già.
  • 500g dưa chua.
  • 100g cần tây.
  • 200g dứa.
  • Hành, ớt, tỏi băm.
  • Dầu ăn.
  • Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, sa tế, đường.

Cách làm món lòng non xào dưa chua

  • Dứa cắt miếng vừa ăn, cần tây, hành lá và ớt cắt nhỏ. Lòng sơ chế sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Ướp vào lòng 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh sa tế, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm, sau đó trộn đều, để khoảng 10 – 15 phút cho lòng ngấm gia vị. (Tùy gia vị của mỗi người)
  • Bạn làm nóng chảo với dầu ăn, đợi dầu nóng, cho tỏi băm vào và phi thơm.
  • Khi tỏi thơm, bạn cho dứa vào xào tiếp, nêm vào đây 1 muỗng đường, xào tiếp khoảng  2 phút thì cho lòng đã ướp vào xào chung.
  • Khi lòng đã săn lại, bạn cho dưa chua vào xào chung. Đậy nắp lại và nấu tiếp cho lòng chín đều. Thỉnh thoảng bạn mở nắp ra và đảo đều, xào tiếp khoảng 15 phút là lòng chín.
  • Khi lòng đã chín, bạn cho tiếp cần tây, ớt cắt nhỏ vào và tắt bếp.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi xào đồ lòng”]

Lưu ý khi làm món lòng xào dưa chua chính là ở độ lửa. Khi cho lòng vào phải cho lửa thật lớn, nếu không lòng sẽ ra nước và bị dai.

[/key-takeaways]

>> Bạn nên đọc thêm: Top 9 thực phẩm giúp kinh nguyệt đến sớm đi nhanh

3.3 Lòng bò xào dưa chua

lòng bò xào dưa chua
Cách làm lòng bò xào dưa chua khá đơn giản

Nguyên liệu:

  • 400g lòng bò.
  • 200g dưa cải chua.
  • 200 ml nước dừa.
  • 20g hành lá.
  • 2 củ hành tím.
  • 2 muỗng canh dầu ăn.
  • 1 ít gia vị thông dụng.

Cách làm món lòng bò xào dưa chua

  • Bạn cần ngâm lòng bò với nước muối có pha rượu hoặc giấm ăn. Bạn nên bóp nhẹ tay để tránh lòng bò bị đắng. Bạn ngâm lòng với nước muối từ 5 – 7 phút rồi mới tiến hành rửa.
  • Rửa lại với nước sạch rồi vắt cho lòng thật ráo nước.
  • Dưa cải bạn đem ngâm với nước muối pha thật loãng để giảm bớt độ mặn. Rửa lại với nước sạch rồi vắt thật khô nước. Sau đó cắt dưa cải thành từng miếng vừa ăn.
  • Ướp dưa cải với 1 muỗng cà phê đường và 1/3 muỗng cà phê hạt nêm.
  • Hành tím và tỏi thì bỏ vỏ, đập dập và băm nhuyễn chúng.
  • Bắc nồi lên bếp và cho phần nước dừa vào, thêm 1 muỗng cà phê muối rồi đun sôi lăn tăn.
  • Nước sôi thì bạn cho lòng bò vào, đậy nắp và luộc chín khoảng 30 – 40 phút.
  • Sau đó vớt lòng bò ra; cho vào tô nước lạnh để giữ độ giòn. Tiến hành cắt lòng thành từng miếng vừa ăn.
  • Bắc chảo lên bếp rồi cho hành tím và tỏi vào rồi phi thơm. Tiếp theo cho phần lòng bò vào chảo xào đều khoảng 5 – 7 phút với lửa vừa.
  • Nêm nếm gia vị lại cho vừa khẩu vị, rồi cho dưa cải vào và xào thêm 3 – 5 phút nữa là hoàn thành.

4. Lợi ích và tác hại của món lòng xào dưa chua?

Sau khi bạn đã biết cách làm món lòng xào dưa, thì vài thông tin bạn cần biết tiếp theo chính là lợi ích cũng như tác hại khi ăn lòng động vật.

5.1 Lợi ích khi ăn lòng

Không thể phủ nhận lợi ích của lòng heo, theo trung tâm Y tế học thuật Đa khoa Cleveland Clinic Hoa Kỳ nhận định rằng, nội tạng động vật chứa hàm lượng sắt heme tốt cho cơ thể người và đặc biệt tốt cho người bị thiếu máu.

Để làm rõ thông tin này, bộ Nông nghiệp Thực phẩm USDDA Hoa Kỳ đã so sánh hàm lượng sắt có  trong 4 ounce (110 gram) giữa thịt thăn bò và gan gà.

  • Gan gà: 10,2 miligam sắt.
  • Thịt thăn bò: 2, 664 miligam sắt.

Như vậy, biết cách làm lòng xào dưa cũng có thể là một giải pháp để bổ sung thêm sắt cho cơ thể đúng không nào? Tuy vậy, ăn lòng xào dưa làm không đúng cách hay liều lượng quá nhiều sẽ có tác hại.

>> Bạn nên đọc thêm: Đa dạng cách chế biến ức gà giảm cân trong vòng 3 phút

5.2 Tác hại khi ăn lòng

Tác hại của đồ lòng nếu ăn quá nhiều
Mặc dù đã biết cách làm món lòng xào dưa ngon. Nhưng bạn cũng nên biết đến tác hại nếu ăn quá nhiều

Các loại lòng nói chung là thịt nội tạng. Mặc dù lòng chứa nhiều chất dinh dưỡng; nhưng ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn. Cụ thể là khiến bạn tăng hàm lượng cholesterol (mỡ máu cao), hoặc những người bị bệnh gút.

[key-takeaways title=”Ai không nên ăn các món lòng, nội tạng động vật?”]

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ bệnh tim như cholesterol cao, tốt nhất bạn nên chọn thịt nạc cho thực đơn ăn uống. Ngoài ra, người bị bệnh gút cũng nên cân nhắc khi ăn lòng xào. Thịt nội tạng có chứa purin, một hợp chất tự nhiên có thể làm trầm trọng thêm bệnh gút.

[/key-takeaways]

5.3 Tác dụng của dưa chua

Theo Tiến sĩ David S. Ludwig của Khoa y tế Đại học Harvard cho biết, thực phẩm lên men giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm đó. Đồng thời tốt cho sức khỏe của người ăn, đặc biệt là bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Tuy nhiên, không phải sản phẩm lên men nào cũng tốt. Nếu bạn là một người nội trợ thường mua thực phẩm ở siêu thị và muốn chọn được thực phẩm lên men tự nhiên chứa lợi khuẩn. Bạn hãy chọn sản phẩm có chữ “Naturally Fermented” được in trên bao bì. Cụm từ này cho biết đây là sản phẩm đã được lên men tự nhiên.

MarryBaby vừa hướng dẫn xong cách làm món lòng non xào dưa trắng, cũng như cách làm món lòng già xào dưa chua. Và một điều nữa cũng vô cùng quan trọng, chính là sức khỏe của bạn. Bạn cần đảm bảo sức khỏe cá nhân trước khi ăn đồ lòng động vật nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Màng trinh nằm ở vị trí nào? Cách xác định vị trí màng trinh

Thành thử, trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về màng trinh. Cụ thể màng trinh là gì, màng trinh nằm ở vị trí nào và màng trinh có những loại nào, cùng theo dõi nhé!

1. Màng trinh là gì?

Màng trinh (hymen) là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo và thuộc bộ phận sinh dục nữ.

Không giống như các cơ quan khác đều có chức năng rõ ràng; màng trinh không giữ bất kỳ vai trò nào trong cơ thể và hệ sinh sản nữ. Tính đến nay vẫn chưa có tài liệu nào tìm ra được chức năng của màng trinh thực chất là gì. 

Chỉ có một số ý kiến cho rằng lớp màng này có thể liên quan đến việc ngăn chặn vi khuẩn và vật thể lạ xâm nhập qua đường âm đạo.

2. Màng trinh nằm ở vị trí nào?

Màng trinh là nằm ở vị trí sau môi lớnmôi bé; cách cửa âm đạo khoảng 1 – 2 cm; và là ranh giới giữa âm đạo và âm hộ. Màng trinh có cấu tạo mềm mại và còn có khả năng co giãn hoặc gấp nếp.

Tương tự các đặc điểm trên gương mặt hoặc vòng một của bạn; màng trinh cũng có hình dạng, độ dày và kích thước khác nhau ở mỗi người.

>> Xem thêm: Âm đạo là gì? Và sẽ thay đổi như thế nào theo từng độ tuổi

màng trinh nằm ở vị trí nào
Màng trinh nằm ở đâu, ở vị trí nào? Nằm ở sau môi lớn và môi bé; cách cửa âm đạo khoảng 1 – 2 cm

Làm sao biết màng trinh nằm ở vị trí nào là bình thường?

Việc xác định màng trinh bình thường không phụ thuộc vào việc “màng trinh nằm ở vị trí nào”. Nếu màng trinh của bạn có vấn đề, điều này thường dễ phát hiện khi đến tuổi dậy thì. Hầu hết các loại dị tật màng trinh đều khiến bạn khó đưa tampon vào hoặc khó lấy chúng ra khi “tới tháng”.

Trong một số trường hợp hiếm hơn; bạn có thể không thấy kinh nguyệt xuất hiện do màng trinh bao phủ kín cửa âm đạo; làm cho máu kinh không thoát ra ngoài.

Nếu nghi ngờ màng trinh không bình thường; bạn nên sớm đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.

>> Liên quan đến màng trinh nằm ở vị trí nào: Vá màng trinh có đau không? Tò mò thì đọc ngay nhé bạn!

3. Màng trinh được hình thành như thế nào?

Sau khi đã trả lời cho câu hỏi màng trinh nằm ở vị trí nào hay màng trinh nằm ở đâu. Có lẽ phần lớn chị em cũng tò mò; vậy màng trinh được hình thành như thế nào?

  • Từ tuần thứ 3 của thai kỳ; quá trình hình thành màng trinh bắt đầu từ đường sinh dục của bé gái trong quá trình hình thành phôi thai. Màng trinh sẽ được hình thành sau khi hình thành âm đạo.
  • Ở tuần thứ 7, vách ngăn niệu đạo hình thành và ngăn cách trực tràng với xoang niệu sinh dục.
  • Vào tuần thứ 9, các ống dẫn di chuyển xuống dưới để đến xoang niệu sinh dục, tạo thành ống tử cung và chèn vào xoang niệu sinh dục.
  • Vào tuần thứ 12; các ống dẫn trứng hợp nhất để tạo ra một ống âm đạo tử cung nguyên thủy.
  • Đến tháng thứ năm, quá trình tạo ống âm đạo hoàn tất và màng trinh của thai nhi được hình thành; và thường bị thủng trước hoặc ngay sau khi sinh.

Màng trinh là một mô đàn hồi có thể co giãn khi bạn di chuyển. Lớp màng này thường dày hơn khi mới chào đời và sẽ mỏng dần theo thời gian.

>> Cùng chủ đề màng trinh nằm ở vị trí nào: Lần đầu mất trinh có cảm giác như thế nào?

4. Màng trinh có phải là tiêu chuẩn đánh giá trinh tiết phụ nữ?

Màng trinh là một bộ phận sinh học; còn trinh tiết là tiêu chuẩn thuộc về xã hội.

Sự thật là màng trinh không bao phủ toàn bộ cửa âm đạo như nhiều người vẫn nghĩ. Màng trinh bình thường sẽ có hình khuyên (với lỗ ở giữa) hoặc hình trăng khuyết (lớp màng chỉ bao phủ phần dưới cửa âm đạo và chừa một lỗ ở trên). Điều này cho phép máu kinh nguyệt thoát ra ngoài; bạn cũng dễ dàng đưa tampon (băng vệ sinh dạng que) hoặc cốc nguyệt san vào âm đạo.

Tính chất của màng trinh là mềm và còn bị mỏng dần theo thời gian. Vì vậy, lớp màng này có thể bị rách bởi các hoạt động hàng ngày như dùng tampon, đạp xe, cốc nguyệt san, v.v. Chưa kể đến một số phụ nữ không có màng trinh bẩm sinh hoặc có rất ít lớp mô (màng trinh) này. 

Trinh tiết hay tiết hạnh, hiểu theo khái niệm cơ bản nhất là chỉ một người chưa từng quan hệ tình dục. Trinh nữ là từ để chỉ người con gái còn trinh tiết (chưa từng quan hệ tình dục với ai).

Theo quan niệm xa xưa, bằng chứng cho trinh tiết đó chính là sự tồn tại của màng trinh. Đây là quan niệm được đánh giá là lạc hậu, cổ hủ. Nguyên do là màng trinh là một bộ phận sinh học; còn trinh tiết là tiêu chuẩn thuộc về xã hội. Trinh tiết nên được đánh giá dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức, chứ không nên quy vào sự tồn tại của màng trinh.

Để có thể gỡ bỏ những quan niệm lạc hậu; việc tìm hiểu về màng trinh là gì, nằm ở vị trí nào là rất cần thiết.

>> Xem thêm: Có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân không?

Màng trinh nằm ở vị trí nào? Và có phải tiêu chuẩn đánh giá trinh tiết phụ nữ?
Màng trinh nằm ở vị trí nào? Và có phải tiêu chuẩn đánh giá trinh tiết phụ nữ?

5. Các loại màng trinh và tình trạng màng trinh không thủng

Sau khi biết “màng trinh nằm ở vị trí nào”; bạn sẽ cần hiểu thêm về các loại màng trinh và những dị tật của màng trinh để có thể biết cách xử lý kịp thời. Có 5 tình trạng màng trinh bao gồm: (1) màng trinh không thủng; (2) màng trinh bình thường; (3) màng trinh có vách ngăn; (4) màng trinh dạng sàng và (5) màng trinh sau khi sinh con.

Các dạng màng trinh
Màng trinh nằm ở vị nào và có bao nhiêu dạng màng trinh?

5.1 Màng trinh không thủng (Imperforate hymen)

Màng trinh không thủng (Imperforate hymen) đồng nghĩa rằng lớp màng trinh sẽ phủ kín toàn bộ cửa âm đạo. Điều này khiến cho máu kinh nguyệt không thể thoát ra ngoài.

Thay vào đó, lượng máu này sẽ bị ứ lại ở bên trong âm đạo. Tình trạng ứ đọng máu kinh ở âm đạo gây đau bụng, đau lưng; khó đi tiểu hoặc đau khi đi tiêu. Tuy nhiên, đây là dị tật màng trinh rất hiếm, chỉ xảy ra ở khoảng 1/1.000 bé gái.

Vậy màng trinh không thủng nằm ở vị trí nào và độ sâu bao nhiêu? Câu trả lời là dạng màng trinh nào cũng đều nằm cách cửa âm đạo 1 – 2 cm.

5.2 Màng trinh bình thường (Annular or crescent-shaped hymen)

Màng trinh bình thường là gì và nằm ở vị trí nào? Màng trinh hình khuyên với lỗ ở giữa đủ lớn hoặc hình trăng khuyết với lỗ phía trên là những dạng màng trinh phổ biến và bình thường.

Khi mới chào đời, màng trinh của bạn thường là lớp mỏng có hình khuyên. Theo thời gian, màng trinh sẽ thay đổi và có hình trăng khuyết; hoặc còn được mô tả là hình lưỡi liềm.

5.3 Màng trinh có vách ngăn (Septate hymen)

Đây là lớp màng trinh có hai lỗ nhỏ và được ngăn cách bởi một lớp mô thừa ở giữa. Nếu mắc dị tật này ở màng trinh; bạn sẽ gặp khó khăn sử dụng tampon. Cách xử lý màng trinh có vách ngăn là tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ dải mô thừa và giúp cửa âm đạo trở lại kích thước bình thường.

5.4 Màng trinh dạng sàng (Cribriform hymen)

Màng trinh dạng sàng nghĩa là lớp màng trinh này sẽ bao phủ toàn bộ cửa âm đạo của bạn. Đồng thời sẽ có nhiều lỗ nhỏ trên đó để kinh nguyệt thoát ra ngoài. Tuy nhiên, bạn không thể đưa tampon hoặc cốc nguyệt san vào âm đạo dễ dàng nếu có màng trinh dạng sàng.

5.5 Màng trinh có lỗ thủng nhỏ (Microperforate hymen)

Đây là dạng màng trinh với lớp màng bao phủ toàn bộ cửa âm đạo ngoại trừ một lỗ nhỏ. Máu kinh nguyệt có thể chảy ra từ lỗ đó. Thế nhưng, nếu muốn sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san; bạn có thể gặp khó khăn khi đưa các loại băng vệ sinh này vào trong.

Màng trinh có lỗ thủng nhỏ nằm ở vị trí nào trong âm đạo? Như đã đề cập ở trên, bên cạnh đó màng trinh còn là ranh giới giữa âm đạo và âm hộ của phụ nữ.

6. Những hoạt động nào có thể khiến màng trinh bị rách?

Khi bạn đã biết được màng trinh nằm ở vị trí nào; ở đâu và tính chất của màng trinh ra sao. Đồng thời bạn cũng đã biết rằng quan hệ tình dục qua đường âm đạo không phải là cách duy nhất gây rách màng trinh.

Trên thực tế, màng trinh của bạn vẫn có thể bị rách trước khi quan hệ tình dục do một số hoạt động như:

  • Thủ dâm.
  • Đi xe đạp.
  • Cưỡi ngựa.
  • Vận động mạnh.
  • Tập thể dục dụng cụ.
  • Tham gia các hoạt động leo trèo.
  • Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san khi có kinh.
  • Khám phụ khoa, chẳng hạn như làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.
Màng trinh nằm ở vị trí nào sẽ có thể bị rách nhất? Có nhất thiết là chỉ do quan hệ tình dục?

Nhìn chung, bất cứ tác động mạnh nào đến vùng âm đạo đều có thể khiến màng trinh bị rách. Đừng quá ngạc nhiên khi chính bạn cũng không nhận ra mình bị rách màng trinh khi nào. Bởi vì hình dạng và kích thước màng trinh của mỗi người là khác nhau. Và không phải ai cũng bị chảy máu, đau hoặc rách màng trinh khi quan hệ lần đầu tiên.

Cuối cùng, cho dù màng trinh nằm ở vị trí nào, ở đâu hay có hình dạng gì; chưa hẳn liên quan đến sự trinh tiết của phụ nữ. Hy vọng bài viết đã giải đáp được cho bạn hiểu màng trinh nằm ở vị trí nào; và từ đây bạn sẽ không đánh đồng màng trinh và trinh tiết nữa.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mùng 1 âm lịch có nên kiêng quan hệ không? Lỡ quan hệ vào mùng 1 phải làm sao?

Vậy theo đó, mùng 1 là ngày đầu tháng thì có những điều kiêng kỵ gì không; hay thậm chí là mùng 1 kiêng quan hệ có nên không. Quan niệm mùng 1 kiêng quan hệ là có từ đâu? Và nếu lỡ quan hệ vào ngày mùng 1 thì phải làm sao? Cùng MarryBaby đọc câu trả lời ngay sau đây.

1. Quan niệm mùng 1 kiêng quan hệ có từ đâu?

Quan niệm mùng 1 kiêng quan hệ bắt nguồn từ Nho giáo. Bởi cố nhân cho rằng vào những ngày này; mọi điều phải được giữ sạch sẽ, tránh tà niệm, sát sinh. Hơn nữa, quan niệm xưa cũng nhấn mạnh ngày rằm; mùng 1 chính là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không” nghĩa là âm dương xung khắc; hoàn toàn không thích hợp cho chuyện phòng the. Nếu vi phạm điều cấm kỵ; về sau nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương dương.

Cùng với quan niệm này, sách Tố Nữ Kinh của Trung Quốc; một trong những cuốn sách nổi tiếng về chuyện phòng the từ 2000 năm trước cũng từng viết:

“Cấm kỵ giao hợp vào ngày mùng 1; ngày rằm; ngày cuối tháng âm lịch. Nếu vi phạm thì khi sinh con ra sẽ bị thương tổn; cặp đôi quan hệ sẽ bị suy giảm nguyên khí trầm trọng. Không những thế, cơ thể lúc đó còn bị giục hỏa thiêu; tức là hỏa thị dục thiêu đốt tâm can; làm cho nước tiểu có màu đỏ hay màu vàng đậm; cực đoan hơn nữa là bị bệnh tật và giảm tuổi thọ”

Cũng vì trọng trách “nối dõi tông đường” nên đàn ông thời bấy giờ đều rất tuân thủ nguyên tắc này để không ảnh hưởng đến thế hệ con cái. Ngay cả những bậc đế vương; tướng lĩnh; trọng thần không những mùng 1 không quan hệ; mà ở cả những thời điểm quan trọng; họ cũng sẽ giữ cho cơ thể thanh tịnh; không dục vọng sắc nữ để tránh làm hỏng đại sự.

>> Bạn cũng nên đọc thêm: Có nên kiêng kỵ quan hệ vào Rằm tháng 7 không?

mùng 1 kiêng quan hệ

2. Tại sao phải kiêng quan hệ mùng 1?

Quan hệ vào mùng 1 đầu tháng có sao không? Có nên quan hệ ngày mùng 1? Theo dân gian, việc kiêng kỵ chuyện quan hệ tình dục vào các ngày rằm, mùng một là để tránh sự mất cân bằng âm dương. Ngày mùng 1 đầu tháng là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”. Có nghĩa là thời điểm âm dương bị mất cân bằng. Đây là thời điểm rất xấu cho chuyện chăn gối. Nếu vi phạm điều cấm kỵ này sẽ khiến nam giới sau này gặp khó khăn trong việc cương dương.

Theo nhân gian và những quan niệm cũ là vậy. Ấy thế nhưng, ở thời đại mới cũng như về mặt y khoa; quan niệm mùng 1 kiêng quan hệ là không có cơ sở. Và thật ra, những điều kiêng kỵ thuộc về quan niệm nhân gian, hoặc tâm linh, sẽ thường có một câu cửa miệng là “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì vậy, nếu tin vào tâm linh, các cặp vợ chồng rất nên kiêng quan hệ trong ngày này. 

Về mặt y khoa, chuyện chăn gối của vợ chồng và những cặp đôi sẽ thuộc về ham muốn cá nhân. Nếu sẵn sàng quan hệ, thì bạn không cần phải kiêng quan hệ; kể cả là ngày mùng 1 hay ngày đầu năm.

Theo dân gian, những ngày bạn phải kiêng quan hệ ngoài mùng 1:

  • Không quan ngay sau khi sinh.
  • Trước ngày đi khám sản phụ khoa.
  • Phụ nữ có những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
  • Đang nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

>> Bạn nên xem thêm: Sau sinh bao lâu thì quan hệ được?

3. Vậy quan niệm kiêng quan hệ mùng 1 là đúng hay sai?

Mùng 1 Tết có nên kiêng quan hệ vợ chồng? Theo các chuyên gia, chuyện chăn gối vào ngày rằm, mùng 1 nên hay không tùy thuộc vào ham muốn, ý thích của từng người. Nếu sẵn sàng, vợ chồng bạn có thể “yêu” bất kỳ lúc nào, kể cả ngày mùng 1 Tết đầu năm.

Tuy nhiên, quan hệ tình dục là hoạt động có tiêu hao nhiều năng lượng. Chính vì thế, nếu một trong hai bạn cảm thấy mệt mỏi; hoặc không có hứng thú để “yêu” thì không nhất thiết phải cưỡng ép đối phương. Cả hai có thể trao nhau những cái ôm, nụ hôn để cùng nhau đón năm mới thật khởi sắc.

4. Những lưu ý quan trọng khi quan hệ vào ngày mùng 1

Vậy có nên kiêng quan hệ vào mùng 1 không? Theo quan niệm của phần lớn người Việt Nam hiện đại; cũng như các thông tin từ các nước khu vực Đông Nam Á; mọi người cho rằng việc quan hệ hay không thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân.

Bạn có thể không cần kiêng quan hệ vào mùng 1; nhưng bạn vẫn nên biết cách quan hệ an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn, cũng như là mắc các bệnh lây qua đường tình dục,..

Cách quan hệ tình dục an toàn:

  • Hạn chế số lượng bạn tình.
  • Tính ngày quan hệ an toàn.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Luôn sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ.
  • Không quan hệ khi đang sử dụng chất kích thích.
  • Không giao hợp âm đạo (như quan hệ tình dục bằng miệng).

>> Đọc thêm: Quan hệ an toàn có giúp tránh các bệnh lây qua đường tình dục không?

Tại sao phải kiêng quan hệ mùng 1?
Tại sao phải kiêng quan hệ mùng 1?

5. Nếu bạn lỡ quan hệ vào ngày mùng 1 thì phải làm sao?

Lúc này điều bạn cần lưu ý chính là đảm bảo sức khỏe, vì với văn hóa người Việt thì mùng 1 thường có nhiều phải làm như đi chùa, bày mâm cúng,..

  • Mùng 1 đầu năm, đầu tháng (hoặc Tết) thường là thời điểm mọi người bận rộn trong việc bày mâm cúng. Do vậy, nếu thấy không khỏe hoặc không thuận tiện, bạn nên gác lại chuyện quan hệ tình dục.
  • Bạn hãy kiêng quan hệ mùng 1 khi chưa sẵn sàng; bạn cũng nên tránh hoạt động tình dục khi bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu; trong ngày “đèn đỏ”; sử dụng quá nhiều bia rượu trước đó; đang bị nhiễm trùng nấm men; trước những ngày khám phụ khoa…
  • Tránh việc quan hệ nhiều lần trong 1 thời điểm vì như vậy dễ làm cho cơ quan sinh dục bị sung huyết, dễ mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt; viêm tinh hoàn ở nam hoặc viêm nhiễm phụ khoa với nữ. Trong mọi tình huống cần sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như bao cao su, thuốc ngừa thai.

6. Những điều kiêng kỵ khác mà bạn cần biết trong ngày mùng 1

Bên cạnh vấn đề kiêng kỵ quan hệ vợ chồng ngày mùng 1, ông bà ta ngày xưa từng có nhiều điều mà chúng ta bắt buộc phải biết trong ngày mùng 1.

  • Kiêng quét nhà, lau nhà.
  • Không được để chén, bát bị vỡ.
  • Kiêng đi cắt tóc, cho bạn mượn tiền.
  • Không để nước tràn ngày đầu năm, đầu tháng.
  • Không cho người khác đến xin lửa, mượn hột quẹt.
  • Giữ cho không gian nhà ở được thanh tịnh và sạch sẽ nhất.

Nói tóm lại, quan niệm “mùng 1 kiêng quan hệ”, chúng ta không nên nhìn nhận với góc độ đúng hay sai. Thay vào đó, chúng ta nên cởi mở hơn về những quan niệm xưa cũ, văn hóa và lối sống riêng của mỗi gia đình. Và việc áp dụng hay không là tùy thuộc ở mỗi cá nhân, và không phán xét.

Cuối cùng, những điều mà bạn nên quan tâm trước khi quyết định quan hệ tình dục là, áp dụng các biện pháp tránh thai tự nhiên, biết cách quan hệ tình dục an toàn. Hay đối với một số bạn theo đạo, cũng nên quan tâm về việc có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân hay không.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ là do đâu? Cách xử trí

Tuy nhiên, nếu vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ thì rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan như viêm âm đạo; hay các loại bệnh lây qua đường tình dục.

Là phụ nữ, bạn chắc chắn sẽ rất quan tâm đến sức khỏe vùng kín của mình; đặc biệt là khi quan hệ tình dục. Nếu bạn đang rất lo lắng vì sau mỗi lần quan hệ xong thì vùng kín có mùi hôi, mùi bất thường; hãy cùng MarryBaby tìm hiểu lý do vì sao ngay!

1. Mùi vùng kín tự nhiên là mùi gì?

Mùi tự nhiên của vùng kín phụ nữ chính là một chút mùi mồ hôi (mùi cơ thể); điều đó cho thấy âm đạo đang rất khỏe mạnh. Đồng thời, một âm đạo khỏe mạnh sẽ có độ PH từ 3,8 đến 4,5; nồng độ PH này được quyết định do một loại vi khuẩn sống trong âm đạo có tên là lactobacilli.

Tóm lại, mùi vùng kín tự nhiên của phụ nữ có mùi tương tự như:

  • Mùi hơi chua giống lên men.
  • Mùi ngọt nhẹ giống như mật đường.
  • Mùi của mồ hôi.

Theo đó, vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ có nghĩa là “cô bé” của bạn có mùi tanh như cá ươn (đã bị ôi thiu); hoặc có mùi thịt đã bị hỏng. Bạn hãy đọc tiếp để biết tại sao vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ nhé.

>> Chị em nên đọc thêm: Làm thế nào để cân bằng độ PH trở lại mức bình thường?

2. Tại sao vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ?

tại sao vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ
Tại sao vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ?

Vùng kín có mùi lạ (không hẳn là mùi hôi) sau khi quan hệ có thể do cách quan hệ; hoặc do độ nhạy cảm về mùi ở mỗi người. 

Trong khi quan hệ, bạn và đối tác ít nhiều sẽ có nhiều cách quan hệ khác nhau như, quan hệ bằng tay, miệng, quan hệ thâm nhập,.. Bạn có biết, bất kỳ vật nào đưa vào âm đạo đều có thể khiến độ PH thay đổi. Đó cũng là lý do tại sao vùng kín có mùi hôi (mùi lạ) sau khi quan hệ.

2.1 Vùng kín có mùi sau khi quan hệ có thể do cách quan hệ

Quan hệ thâm nhập (P-in-V sex): Bản chất của âm đạo có tính axit, trong khi đó, tinh dịch có tính kiềm. Việc này sẽ làm môi trường âm đạo thay đổi và mùi âm đạo cũng thay đổi theo.

Quan hệ đồng tính nữ (V-in-V sex): Thông thường, cách quan hệ đồng tính nữ thường là bằng miệng, bằng tay hoặc đồ chơi tình dục. Khi đó, dịch âm đạo của cả hai được trộn lẫn và làm thay đổi độ PH kéo theo mùi âm đạo thay đổi, khiến cô bé có mùi hôi sau khi quan hệ

Quan hệ bằng miệng (Oral sex): Nước bọt là yếu tố chính làm thay đổi môi trường của âm đạo. Vì trong nước bọt có men tiêu hóa và một số vi khuẩn, nên sẽ làm cho âm đạo có mùi khác ban đầu sau khi quan hệ.

Gel bôi trơn: Đặc biệt là những loại gel bôi trơn có hương thơm. Dịch âm đạo có thể phản ứng với hợp chất của gel bôi trơn và làm thay đổi mùi tự nhiên của âm đạo. Đó là lý do vì sao vùng kín thường có mùi hôi sau khi quan hệ.

2.2 Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ do viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Viêm âm đạo cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ.

Một số bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng và viêm âm đạo phổ biến bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Nhiễm nấm âm đạo.
  • Nhiễm Trichomonas.
  • Viêm âm đạo không nhiễm trùng.
  • Hội chứng viêm teo đường niệu dục ở người già.

2.3 Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ do vệ sinh không sạch sẽ

Trong khi quan hệ, âm đạo sẽ tăng tiết chất bôi trơn để phục vụ cho việc làm tình của hai người. Chính vì lẽ đó, nếu sau khi quan hệ chị em không vệ sinh, dịch sẽ tồn đọng cùng với tinh dịch, mồ hôi sẽ là cơ hội cho các loại nấm và vi khuẩn xâm nhập và gây mùi ở âm đạo.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tình dục phụ nữ Marie Stopes; cho biết 1 trong 5 cách nên làm sau khi quan hệ chính là vệ sinh vùng kín bằng nước ấm. Âm đạo có đủ khả năng tự làm sạch nhờ các lợi khuẩn. Và nếu dùng xà phòng, hay thụt rửa vùng kín chị em có thể bị khô, rát và nhiễm khuẩn sau đó.

cô bé hôi

>> Chị em nên đọc thêm: Cách vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ

2.4 Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ là do chu kỳ kinh nguyệt

Mùi của vùng kín có thể sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt, lượng dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn và có thể có mùi. Và mùi còn có thể nặng hơn ngay sau khi vừa quan hệ xong.

>> Chị em nên đọc thêm: Quan hệ khi đang có kinh nguyệt có sao không?

2.5 Dị ứng với bao cao sau khiến vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ

Theo đánh giá của NHS về hiệu quả khi sử dụng bao cao su để tránh có thai và bảo vệ sức khỏe cả hai khi quan hệ tình dục là 98%. Mặc dù là tình dục an toàn, nhưng số ít người có thể bị dị ứng với Latex trong bao cao su; làm cho âm đạo bị kích ứng sau khi quan hệ.

Bên cạnh đó, một loại khác là bao cao su có mùi hương; thường được các cặp đôi sử dụng khi quan hệ bằng miệng. Nhưng nếu là quan hệ thâm nhập âm đạo, ở một số người, thì bao cao su có mùi hương có thể khiến mọi thứ phản tác dụng. Vì một số hợp chất hóa học có thể ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của âm đạo và gây ra mùi sau hôi sau đó.

2.6 Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ là do bao cao su mắc kẹt trong cô bé

Vùng kín có mùi hôi, khắm sau khi quan hệ là do bao cao su mắc kẹt trong cô bé là một tình huống hiếm gặp. Nhưng nếu một bao cao su bị vô tình để lại trong âm đạo trong thời gian dài mà không được phát hiện, có thể gây ra một số vấn đề khó chịu như mùi hôi. Khi bao cao su kẹt trong âm đạo, có thể gây ra ngứa ngáy, mụn nước và mùi khó chịu do tạo ra một môi trường ẩm ướt và thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng.

[recommendation title=”Vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ có nguy hiểm không?”]

Sau khi quan hệ tình dục, vùng kín thay đổi mùi cũng là điều bình thường, có thể do cách quan hệ làm thay đổi mùi. Tuy nhiên, nếu mùi hôi xuất hiện sau quan hệ và ngày càng trở nên nặng hơn, có thể cho thấy nữ giới hoặc nam giới đang mắc phải một bệnh viêm nhiễm.

Trong trường hợp này, rất quan trọng để tìm kiếm sự khám và điều trị kịp thời. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh viêm nhiễm có thể gây hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản của cả hai bạn đôi. Đặc biệt, nếu bạn có kế hoạch mang thai, việc điều trị tình trạng này sớm và tránh quan hệ tình dục trong quá trình sử dụng thuốc điều trị là quan trọng để đảm bảo chất lượng của thai kỳ.

[/recommendation]

4. Cách trị vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ

vùng kín có mùi hôi

Vùng kín có mùi hôi có thể chỉ là tạm thời và có khả năng tự hết. Tuy nhiên, MarryBaby chia sẻ với chị em những cách kiểm soát và giảm mùi hôi vùng kín, chị em có thể áp dụng tại nhà:

  • Vệ sinh âm đạo đúng cách.
  • Đi tiểu và vệ sinh âm đạo bằng nước ấm sau khi quan hệ.
  • Chọn đồ lót bằng chất liệu thoáng khí, mát mẻ, thấm hút.
  • Sử dụng men vi sinh Probiotic.
  • Đảm bảo quan hệ tình dục an toàn.
  • Chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp; thậm chí là bổ sung thực phẩm khiến vùng kín có vị thơm tự nhiên.
  • Sử dụng cách làm giảm mùi vùng kín theo cách dân gian như: dùng lá trầu không; ngải cứu hay nước chè xanh để vệ sinh vùng kín.

4. Khi nào nên gặp bác sĩ khi vùng kín có mùi hôi?

Chị em nên đi gặp bác sĩ nếu vùng kín có mùi hôi sau khi quan hệ tương tự như các mùi sau đây:

  • Mùi tanh của vùng kín.
  • Quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Lỡ quan hệ không an toàn và có mùi hoặc những triệu chứng khác thường.
  • Sốt
  • Tiết dịch âm đạo có màu bất thường hoặc đặc.
  • Chảy máu không trong kỳ kinh nguyệt.
    Ngứa; cảm thấy bỏng rát.
  • Sưng âm đạo.
  • Phát ban hoặc mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục

Cuối cùng, một điều quan trọng mà chị em cần nhớ. Sau khi quan hệ, nếu chị em nhận thấy vùng kín có mùi lạ hay mùi hôi bất thường thì chị em không nên thụt rửa sâu âm đạo. Vì điều đó không những không làm giảm mùi hôi mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo nữa đó.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách chữa vùng kín có mùi hôi đơn giản, hiệu quả và an toàn

Nếu bạn đang lo lắng và muốn hiểu hơn về tình trạng âm đạo có mùi. Sau đây là cách chữa vùng kín có mùi hôi tại nhà hiệu quả dành cho bạn.

1. Vùng kín có mùi hôi là như thế nào?

Vùng kín có mùi nhẹ là hoàn toàn bình thường và đó không phải là mùi hôi. Mùi của âm đạo do ảnh hưởng của các vi khuẩn cộng sinh trong cơ thể. Do đó, mỗi cô bé sẽ có mùi khác nhau.

Hơn nữa, mùi của vùng kín có thể sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt; lượng dịch sẽ tiết ra nhiều hơn và có thể có mùi. Và mùi còn có thể nặng hơn ngay sau khi vừa quan hệ xong.

[key-takeaways title=””]

Nhìn chung, mùi bình thường của vùng kín có thể là mùi lên men (do vi khuẩn), mùi sắt (do kinh nguyệt hoặc sau quan hệ bị chảy máu); hoặc mùi ngọt đầm (do hệ sinh thái vi khuẩn).

[/key-takeaways]

Trường hợp nếu vùng kín của chị em có mùi hôi liên tục trong nhiều ngày; hay thậm chí là mùi tanh; thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề.

2. Vì sao vùng kín có mùi hôi?

nguyên nhân vùng kín có mùi hôi
Hiểu nguyên nhân để biết cách chữa vùng kín có mùi hôi

Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi có thể là  do nhiễm trùng hoặc bị viêm âm đạo. Điều đó cho thấy các hệ vi khuẩn trong âm đạo đang bị mất cân bằng. 

Một số nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi phổ biến bao gồm:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Giữ vệ sinh vùng kín không tốt.
  • Trichomonas: Một loại bệnh nhiễm trùng do các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Rò trực tràng: Một tình trạng hiếm gặp trong đó một lỗ thông giữa trực tràng và âm đạo khiến cho phân rò rỉ vào âm đạo.
  • Ung thư cổ tử cung: Các triệu chứng có thể bao gồm tiết dịch nhiều (có mùi hôi).

Tuy nhiên, mùi hôi nhẹ ở vùng kín thường là tình trạng tạm thời và tự hết. Điều này có thể là do thay đổi nội tiết tố; hoặc thậm chí do chế độ ăn uống. Ví dụ, thực phẩm có mùi nồng như tỏi hoặc cá; có thể gây ra sự thay đổi mùi ở vùng kín.

Để kiểm soát mùi hôi MarryBaby sẽ gửi đến chị em cách chữa trị và ngăn mùi hôi vùng kín tại nhà vô cùng hiệu quả ngay dưới đây.

3. Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà

Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà - Hiệu quả thật!
Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà

3.1 Vệ sinh âm đạo đúng cách

Cách chữa trị vùng kín có mùi hôi tại nhà chính là giữ vệ sinh cho vùng kín. Nếu bạn là một người thường xuyên đổ mồ hôi; việc này là vô cùng cần thiết.

Hãy vệ sinh và giữ sạch vùng kín theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Vệ sinh bên ngoài vùng kín với nước ấm.
  • Đi tiểu và vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ (Hướng dẫn vệ sinh vùng kín sau quan hệ).
  • Sử dụng sản phẩm tẩy rửa không mùi khi giặt đồ lót.
  • Đi tắm ngay sau khi tập thể dục.
  • Chỉ dùng xà phòng loại nhẹ và không mùi dành cho âm đạo.
  • Xây dựng thói quen thay đồ lót thường xuyên.
  • Dùng khăn thấm nhẹ nhàng khu vực vùng kín để loại bỏ mồ hôi (không chà xát).

3.2 Thụt rửa âm đạo không phải là cách chữa vùng kín có mùi hôi

Phần lớn phụ nữ nghĩ rằng, thụt rửa âm đạo sẽ làm sạch và ngăn mùi hôi của âm đạo. Thật ra cách này chỉ là tạm thời; và hậu quả sau đó là vô cùng nguy hiểm. Vì thụt rửa âm đạo sẽ khiến âm đạo bị mất cân bằng PH. Kéo theo đó là nguy cơ khiến âm đạo bị nhiễm trùng; và các bệnh lý khác.

Thụt rửa âm đạo (douching) là hành động rửa và làm sạch sâu bên trong âm đạo bằng nước hoặc các dung dịch vệ sinh vùng kín. Các bác sĩ khuyên phụ nữ tuyệt đối không dùng cách này để làm sạch âm đạo. Vì âm đạo có đủ khả năng cân bằng và làm sạch tự nhiên.

3.3 Cách chữa vùng kín có mùi hôi khi có kinh nguyệt

Một số phụ nữ nhận thấy vùng kín có mùi hôi nồng hơn trong kỳ kinh nguyệt; phổ biến là mùi kim loại giống như sắt hoặc mùi khắm.

Do đó, cách trị vùng kín có mùi hôi trong chu kỳ kinh nguyệt là dùng cốc nguyệt san, tampon hoặc là phải thay băng vệ sinh thường xuyên, cụ thể là sớm hơn 3-4 tiếng cho mỗi miếng lót.

>> Chị em nên đọc thêm: Có nên dùng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh không?

3.4 Cách chữa vùng kín có mùi hôi là chọn đồ lót phù hợp

Cách chữa vùng kín có mùi hôi là Chọn đồ lót phù hợp
Cách chữa vùng kín có mùi hôi là Chọn đồ lót phù hợp

Là phụ nữ, ai chẳng muốn mình trở nên quyến rũ trong bộ “nội y gợi cảm”. Mặc dù không phải ai cũng nhìn thấy.

Nhưng chị em có biết, phần lớn trang phục “nội y gợi cảm” được sử dụng từ chất liệu như nylon hoặc polyester. Đây là chất liệu không có khả năng thông thoáng và thấm hút kém.

Trong khi đó, âm đạo luôn ấm và ẩm, và rất cần sự thoáng khí. Nếu chị em thường xuyên để vùng kín bị ngộp thở như thế, thì có thể dẫn tới tình trạng ngứa vùng kín và khiến vùng kín có mùi hôi.

Thay vào đó, hãy ưu tiên chọn đồ lót từ chất liệu 100% Cotton nhé.

>> Bạn xem thêm: Phụ nữ mặc quần lót để làm gì?

3.5 Cách chữa vùng kín có mùi hôi – Sử dụng men vi sinh

Các lợi khuẩn giúp kiểm soát nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi hiệu quả vì chúng có tác dụng khôi phục độ PH bình thường của vùng kín, từ đó hạn chế mùi.

Nếu có ý định áp dụng cách chữa vùng kín có mùi hôi bằng việc sử dụng probiotic để bổ sung lợi khuẩn; chị em hãy lựa chọn các nhà sản xuất đáng tin cậy; hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhé.

3.6 Cách chữa vùng kín có mùi hôi tự nhiên là quan hệ tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn là cách chữa trị và ngăn vùng kín có mùi hôi tự nhiên. Vì khi quan hệ, dịch tiết âm đạo và tinh dịch có thể tạo ra mùi quanh vùng kín.

Đó là chưa kể đến những loại gel bôi trơn, dầu massage; các chất này có thể ảnh hưởng đến độ PH của vùng kín; và có thể xem là nguyên nhân của việc gây ra mùi cho vùng kín.

>> Đọc ngay: Thế nào là quan hệ tình dục an toàn – Điều mà các cặp đôi nên biết sớm!

3.7 Chế độ dinh dưỡng phù hợp là cách chữa vùng kín có mùi hôi dễ làm nhất

Các thực phẩm chứa nhiều đường có thể kích hoạt sự phát triển quá mức của nấm men, làm thay đổi mùi âm đạo. Không những thế, một số thực phẩm khác cũng làm thay đổi mùi âm đạo như: hành tỏi, cà phê, rượu, thơm (dứa)…

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học về tác dụng của thực phẩm có thể làm thay đổi mùi âm đạo. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm sẽ giúp ích cho chị em trong việc hạn chế gây ra mùi hôi vùng kín.

>> Chị em nên đọc thêm: Ăn gì để cô bé có vị ngọt khiến chàng hôn không ngừng?

4. Vùng kín có mùi hôi – Khi nào đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đi khám bác sĩ
Cách chữa vùng kín có mùi hôi – Khi nào nên đi khám bác sĩ

Lý do để phụ nữ quyết định đi khám bác sĩ thường chính là những lý do liên quan đến vùng kín, âm đạo. Thông qua đó, việc chị em có thể sớm nhận diện được chính là thông qua mùi, màu sắc của kinh nguyệt,… 

[key-takeaways title=”Dấu hiệu cho thấy chị em nên đi khám bác sĩ”]

  • Vùng kín có mùi hôi kéo dài.
  • Vừa có mùi vừa tăng tiết dịch âm đạo.
  • Ngứa và đau rát vùng kín.
  • Ra máu âm đạo bất thường như màu vàng, màu nâu đen,..

[/key-takeaways]

Hy vọng nội dung bài viết đã giúp chị em hiểu rõ hơn về mùi hôi của vùng kín. Bên cạnh đó, với những cách chữa trị và ngăn vùng kín có mùi hôi tại nhà mà MarryBaby đã gợi ý ở trên. 

Nếu cần thiết, chị em nên lưu lại hoặc gửi cho hội chị em của mình. Vì có một vùng kín khỏe mạnh cũng khiến chị em tự tin hơn nhiều đấy!

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa và nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu là gì nhé!

1. Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật Giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Trong ngày này, người con sẽ dành cả lòng thành để báo hiếu công ơn dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên.

Trên một ý nghĩa rộng hơn, Vu lan không những dành cho chữ hiếu; mà còn là ngày “xá tội vong nhân”; như mọi người thường có một câu: ‘Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân’. Xưa kia cha ông quan niệm rằng; sống ở trong cuộc đời không phải ai mất đi cũng có người thân cúng giỗ. Vậy ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy hàng năm?

vu lan báo hiếu là gì
Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

2. Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu là ngày mấy?

Ngày Lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra cố định hàng năm vào ngày rằm tháng 7 (15/7 âm lịch). Chiếu theo dương lịch thì Lễ Vu Lan báo hiếu trong vài năm tới sẽ như sau:

  • Lễ Vu Lan 2022 rơi vào thứ 6, ngày 12/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2023 rơi vào thứ 4, ngày 30/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2024 rơi vào Chủ nhật, ngày 18/08 dương lịch.
  • Lễ Vu Lan 2025 rơi vào thứ 7, ngày 06/09 dương lịch.

3. Nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Chữ “Vu Lan” là danh từ viết tắt của từ “Vu Lan Bồn” (盂蘭盆); được chuyển ngữ thành từ “Ullambana” trong tiếng Phạn với nghĩa là “sự giải thoát”, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở địa ngục.

Chuyện kể về nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Theo truyền thuyết Phật giáo, tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana), là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật (Đức Thế Tôn). Tôn giả là người đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp Ngạ Quỷ (quỷ đói).

Mẹ của tôn giả là bà Thanh Đề, người đã gieo vô số nghiệp ác. Nghiệp của bà là giết chóc, đánh tuổi chư tăng,.. Cuối cùng bà phải bị đọa đày xuống địa ngục và chịu mọi ác báo do bản thân gây ra.

Tôn giả Mục Kiền Liên là người xuất gia tu hành, sau khi chứng được lục thông, ngài liền nhớ đến mẹ của mình, tôn giả đã dùng tuệ nhãn để tìm kiếm và thấy mẹ đang ở trong loài ngạ quỷ hết sức đói khổ. Thương mẹ, ngài đã vận dụng thần thông xuống cõi Ngạ Quỷ dâng bát cơm cho mẹ và lập tức chén cơm hóa thành lửa. 

Thấy vậy, ngài vô cùng đau khổ và lập tức quay về hỏi Đức Phật về chuyện này. Đức Phật nói với ngài rằng: ‘“Tội lỗi của mẹ ngươi dù có dùng thần thông phép lạ của hàng thiên thần địa kỳ cũng không cứu được.’

Cách duy nhất chính là nhờ sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp mười phương. Và ngày rằm tháng bảy (15/07) chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng; sắm sửa làm lễ cúng dường Tam Bảo để cứu lấy phước cho mẹ.

Phật cũng nói thêm là “Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này”. Từ đó, ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.

4. Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Qua hàng ngàn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ có sức sống văn hóa mãnh liệt nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam. 

Ý nghĩa ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì? Ngày lễ Vu Lan hàng năm được tổ chức nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu phải nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các bậc anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan toả khắp cả nước.

>> Bạn nên đọc thêm: 10 lời chúc mùa Vu Lan ý nghĩa chạm đến trái tim

5. Nghi thức bông hồng cài áo ngày Vu Lan báo hiếu là gì?

Ý nghĩa bông hồng cài áo Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Ý nghĩa bông hồng cài áo Lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

Nghi thức bông hồng cài áo này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lấy làm lạ khi thấy người Nhật kính gài tặng sư một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này; sư ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm “Bông Hồng Cài Áo” vào năm 1962.

Ý nghĩa của nghi thức bông hồng cài áo ngày Vu Lan báo hiếu là gì? Người có hoa hồng hẳn sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ – Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những điều quý giá, để từ đó có những hành động sao cho phải với lương tâm. 

>> Bạn có thể đọc thêm: Cách hóa giải vợ chồng khắc khẩu cực hay bạn nên biết

6. Hướng dẫn mâm cúng ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Mâm cúng Lễ Vu Lan cần có những lễ vật gì?
Mâm cúng Lễ Vu Lan báo hiếu là cần có những lễ vật gì?

Khi cúng lễ Vu Lan, bạn nên đặt hết cái tâm vào để thể hiện lòng thành, không cần quá chú trọng vào “mâm cao, cỗ đầy”. Tuy mỗi gia đình có cách cúng khác nhau nhưng lễ vật cúng Vu Lan là gì? Mâm cúng bao gồm:

  • Cháo loãng.
  • Muối – Gạo.
  • Cơm trắng.
  • Nước.
  • Canh.
  • Xôi và các loại chè.
  • Khoai lang và khoai sọ luộc.
  • Bỏng ngô.
  • Bánh – Trái cây.
  • Trầu cau.
  • Thuốc lá.
  • Hương hoa.
  • Áo quần vàng mã.

>> Xem ngay: Cách cúng cô hồn trong nhà để tránh “rước vong” và xui xẻo

7. Nên tặng gì cho cha mẹ ngày lễ Vu Lan báo hiếu?

Sau khi bạn đã biết được nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì; đừng quên dành tặng cha mẹ vài món quà để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ nhé. 

Dưới đây là những món quà mà bạn có thể tham khảo:

  • Gọi điện hỏi thăm cha mẹ.
  • Gửi lời cảm ơn chân thành.
  • Sum họp và ăn một bữa cơm gia đình.
  • Phụ giúp cha mẹ làm việc nhà.
  • Đi chùa cầu bình an cùng cha mẹ.
  • Hoa hồng.
  • Quần áo mới.
  • Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.

>> Đọc thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ

Thật ra, món quà lớn nhất mà cha mẹ nào cũng mong muốn, chính là nhìn thấy con mình mạnh khỏe và hạnh phúc. Hy vọng bài viết của MarryBaby đã giúp bạn hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì; để từ đó hiếu thảo với cha mẹ nhiều hơn.

Categories
Gia đình Giải trí

Cách cúng cô hồn trong nhà để tránh “rước vong” và xui xẻo

Theo quan niệm đó, người xưa biết rằng cách cúng cô hồn trong nhà vào những ngày này chính là cách để cho những vong linh có thể thọ thực; và không quấy phá gia chủ.

Đến nay, nghi thức và cách cúng cô hồn trong nhà vẫn được áp dụng đại trà, và gần như là hàng năm, đặc biệt là những khu có nhiều người Hoa (Trung Quốc) sinh sống, đông đúc nhất là khu Chợ Lớn tọa lạc tại Quận 5, TPHCM.

1. Nghi lễ cúng cô hồn là gì?

Cúng cô hồn được hiểu là một nghi thức cúng cho các linh hồn sống lang thang; không chốn nương thân đến từ hạ giới; thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu Lan – Ghost Festival). Đây là một nghi thức lâu đời tại Trung Quốc, và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng và duy trì văn hóa này đến ngày nay.

Theo tín ngưỡng của người Việt Nam nói riêng và người Đông Nam Á nói chung; con người có hai phần là phần thể xác và phần linh hồn. Khi sống; hồn và xác hòa hợp lại làm một; nhưng khi chết đi thì hồn lìa khỏi xác. Mặc dù phần xác sẽ bị thiêu hủy; nhưng còn phần hồn sẽ vẫn tồn tại. Khi đó, linh hồn sẽ được đầu sang kiếp khác; hoặc bị đày xuống địa ngục, hay thậm chí là trở thành linh hồn lang thang trên trần gian.

Không những cúng cô hồn trong nhà là việc cúng dường cho những linh hồn vất vưởng; mà còn là cách giúp bài trừ những vận hạn; để đem lại những bình an cho gia đình.

>> Xem thêm: 10 đặc điểm tướng bàn chân sướng báo hiệu phụ nữ có số giàu sang, hậu vận rực rỡ

nghi lễ cúng cô hồn là gì
Bạn cần biết nghi lễ cúng cô hồn là gì trước khi biết cách cúng cô hồn trong nhà

2. Thời điểm cúng cô hồn thích hợp là ngày nào?

Thời điểm phù hợp để cúng cô hồn là vào buổi chiều tối (khoảng từ 4 – 7h tối) là thích hợp nhất vì ánh sáng đã dịu bớt. Còn ngày bạn có thể chọn cúng cô hồn từ ngày 2/7 – 14/7 âm lịch.

Có rất nhiều thời điểm khác nhau chúng ta có thể lựa chọn để cúng cô hồn. Bạn có thể cúng bất kỳ thời điểm này trong ngày. Nhưng theo nhiều người, thời điểm thích hợp thường được các gia đình lựa chọn nhất là buổi chiều tối. Bởi quan niệm dân gian cho rằng ban ngày có ánh sáng quá mạnh khiến cô hồn rất yếu, khó có thể với tới những vật phẩm cúng của gia đình.

>> Đọc thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ

Ngày nào cúng cô hồn là thích hợp? – Bạn có thể cúng từ ngày 2/7 – 14/7 âm lịch

 

3. Mâm cúng cô hồn bao gồm những lễ vật gì?

Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn trong nhà ngày 2 và 16 âm lịch đơn giản nhất

  • Bộ quần áo bằng giấy tiền vàng mã.
  • Tiền mặt (tiền thật).
  • 1 bình hoa.
  • 1 đĩa trái cây (đủ 5 loại quả có các màu sắc khác nhau).
  • Bánh, kẹo, ngô, khoai, sắn luộc.
  • Muối gạo.
  • Chè.
  • Cháo.
  • Mía.
  • Đường thẻ.
  • 3 cây nhang.
  • 3 chén nước.
  • 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.
Mâm cúng cô hồn đơn giản nhất
Mâm cúng cô hồn đơn giản nhất

Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn trong nhà ngày Rằm tháng 7 đơn giản 

  • Giấy áo, giấy tiền vàng mã.
  • Tiền mặt (tiền thật các loại mệnh giá và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ).
  • Hoa tươi và trầu cau.
  • 1 đĩa hoa quả tươi ( 5 loại trái 5 màu).
  • 12 chén cháo trắng nấu loãng.
  • Ngô, khoai, sắn luộc.
  • Chè.
  • Xôi.
  • Bỏng, kẹo.
  • 1 đĩa muối gạo.
  • 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.
  • 3 ly nước.
  • 12 cục đường thẻ.
  • Mía (để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm).
  • Heo quay.
  • Nhang và nến.
  • Rượu trắng.

>> Đọc thêm: Cúng đầy tháng cho bé gái đầy đủ nghi thức cần gì?

4. Cách cúng cô hồn trong nhà chuẩn theo tâm linh

4.1 Cách cúng cô hồn trong nhà hàng tháng như thế nào?

Cách cúng cô hồn trong nhà hàng tháng là chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ mâm lễ vật và cúng đúng thời gian; để vừa thể hiện sự chân thành vừa đảm bảo người nhận (cô hồn) sẽ nhận được lễ vật.

  • Giờ cúng cô hồn: Để cô hồn nhận được đồ cúng của gia chủ, nên cúng cô hồn vào buổi chiều hoặc tối. Những ma quỷ sẽ không xuất hiện vào bạn ngày vì chúng rất sợ ánh sáng mặt trời. 
  • Chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn: Bao gồm cháo trắng, khoai lang, đường trắng, đèn cầy, bánh kẹo và giấy cúng. Ngoài ra, tùy thuộc vào khả năng của chủ nhà, thỉnh thoảng bạn có thể cúng thêm các món mặn như thịt gà hoặc thịt lợn quay.

>> Mẹ có biết: 30 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn

4.2 Cách chọn số lượng nhang khi cúng cô hồn trong nhà

Cách cúng cô hồn trong nhà mùng 2, 16 và ngày Rằm tháng 7; gia chủ nên thắp hương theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9. Điều này đại diện cho sự tưởng nhớ; dâng cúng lễ vật tới gia tiên, cầu được phù hộ sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông.

4.3 Cách cúng cô hồn trong nhà Rằm tháng 7

Việc thực hiện cúng cô hồn, các gia đình nên thực hiện vào buổi chiều tối, tốt nhất là giờ Dậu (17 giờ đến 19 giờ). Bởi theo đúng quan niệm dân gian; vào thời điểm ban ngày có nhiều ánh sáng do đó khi các cô hồn được thả ra sẽ rất yếu. Nếu gia chủ thực hiện cúng bái vào buổi sáng sẽ khiến cho các cô hồn không dám đến.

  • Khi cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần ngắn.
  • Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
  • Để cúng cô hồn trong nhà đúng cách, gia chủ không cúng xôi, gà và đồ mặn.
  • Vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài cửa.
  • Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc.

>> Đọc thêm: Tháng cô hồn có nên cắt tóc không?

5. Bài vấn cúng cô hồn Rằm tháng 7 phù hộ gia đình bình an

Sau đây là bài vấn trong cách cúng cô hồn trong nhà bạn có thể tham khảo:

Bài cúng cô hồn
Bài cúng cô hồn

6. Lưu ý cúng cô hồn trong nhà đúng cách để tránh “rước vong” vào nhà

  • Đặt mâm cúng cô hồn trước ngay cửa nhà hay nơi đang buôn bán.
  • Đọc bài vấn cúng cô hồn trong nhà đúng cách là chỉ đọc khi bạn đã bắt đầu nghi thức cúng.
  • Nên đặt mâm lễ cúng cô hồn ngoài trời hay ngoài hàng lang, không được đặt mâm ở cúng trong nhà.
  • Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
  • Sau khi bạn cúng xong; bạn nên đốt áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo để rải ra xa 8 hướng.
  • Cúng cô hồn trong nhà đúng cách không phụ thuộc vào thực phẩm chay hoặc mặn. Điều này tùy thuộc vào gia chủ.
  • Không nên ăn vụng hoặc mang đồ cúng cô hồn ngược lại vào trong nhà là cách để tránh xui xẻo trong thời gian này.
  • Không nên để cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi bắt đầu cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.
  • Khi bạn mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo của chúng sinh phải từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.
  • Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của ông bà xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí; còn sau giờ trưa đến tối là giờ của âm khí.

Hy vọng với cách cúng cô hồn trong nhà gợi ý từ MarryBaby; bạn và gia đình sẽ vượt qua tháng cô hồn không xui xẻo; thậm chí còn được may mắn.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ và bảo vệ bản thân

Vậy liệu loài vi khuẩn nhỏ bé mang tên bệnh đậu mùa khỉ, có đang lần theo đường mòn của Sar-Covid-2 để khiến cả thế giới một lần rơi vào bế tắc hay không? Hãy cùng MarryBaby trang bị cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ ngay nhé.

1. Nhận biết triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ (Monkeypox) là một dạng bệnh do 1 loại virus thuộc giống Orthopoxvirus của họ Poxviridae; truyền từ động vật sang người gây ra với các triệu chứng tương tự bệnh đậu mùa.

Sự lây truyền cung có thể từ người sang người qua tiếp xúc với chất tiết ở vị trí tổn thương trên cơ thể, tổn thương trên da hoặc trên bề mặt niêm mạc bên trong, chẳng hạn như trong miệng hoặc cổ họng, các giọt đường hô hấp và các vật dụng bị nhiễm bẩn. Người mắc bệnh thường có các triệu chứng như phát ban, sốt, đau đầu,…

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Những con đường khiến bạn bị lây lan bệnh đậu mùa khỉ là: 

  • Chạm vào vật dụng, vết thương hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh.
  • Chạm vào động vật có nguy cơ mang mầm bệnh như khỉ, chuột và sóc cây.
  • Ăn thịt các loài động vật lạ và con vật có nguy cơ nhiễm bệnh trước đó.

Để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ; bạn sẽ cần hạn chế các con đường lây lan của bệnh.

nhận biết triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ có những triệu chứng nào?

Trong 5 ngày đầu tiên, bệnh nhân có các triệu chứng tương tự bệnh cúm, bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau cơ.
  • Đau lưng.
  • Khó chịu (thiếu năng lượng).
  • Nổi hạch/sưng hạch bạch huyết (Sự hiện diện của nổi hạch là dấu hiệu chính để phân biệt bệnh thủy đậu với bệnh thủy đậu).

Sau giai đoạn này, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những bọng nước giống với bệnh thủy đậu. Các nốt ban có đường kính từ 2-5mm, bên trong chính là nước dịch (mụn mủ) gây lây lan cho người tiếp xúc. Tình trạng có thể kéo dài từ 14 đến 21 ngày.

2. Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Theo UN, trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng của bệnh đậu khỉ sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần.

Nhưng trong khoảng từ 3 đến 6% các trường hợp được báo cáo ở các quốc gia có dịch bệnh lưu hành; nó có thể dẫn đến các biến chứng y tế và thậm chí tử vong. Trẻ sơ sinh, trẻ em và những người bị thiếu hụt hệ thống miễn dịch có thể có nguy cơ bị các triệu chứng nghiêm trọng hơn và tử vong do bệnh này.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị lực.

Nhiều trường hợp tử vong là trẻ em; hoặc những người có thể có các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, chúng ta cần biết phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để tránh các biến chứng nguy hiểm.

3. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ là gì?

3.1 Tiêm phòng

"Tiêm

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ. Thế nhưng theo nghiên cứu, vắc xin tiêm phòng đậu mùa có thể ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ với hiệu quả lên đến 85%. Ngoài ra, một loại vắc xin giúp giảm độc lực (chủng Ankara) đã được phê duyệt để phòng bệnh đậu mùa khỉ vào năm 2019.

Tuy nhiên, mọi người cần áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ khác nữa vì hiệu quả của 2 loại vắc xin này vẫn còn hạn chế.

>> Bạn nên đọc thêm: Có nên tiêm vaccine COVID-19 mũi 4? Đối tượng tiêm là ai?

3.2 Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi nhiễm bệnh để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Khi phát hiện những người xung quanh có các dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ như sốt, ho, phát ban… bạn cần đề phòng bằng cách tránh tiếp xúc gần; hoặc nếu có tiếp xúc gần; bạn cần chủ trương theo dõi sức khỏe bản thân trong 2 tuần tiếp theo để phòng ngừa lây lan bệnh đậu mùa khỉ.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn; đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác. Đồng thời kiêng quan hệ tình dục hoặc luôn đảm bảo sử dụng bao cao su trong giai đoạn này.

3.3 Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã

Nguyên nhân của bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là do lây truyền từ động vật sang người. Nên tránh tiếp xúc với động vật hoang dã, đặc biệt là động vật ốm hoặc chết, kể cả thịt, máu và các bộ phận khác của chúng. Ngoài ra, tất cả các thực phẩm có liên quan đến thịt hoặc các bộ phận của động vật phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.

3.4 Hạn chế buôn bán động vật để phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Chúng ta nên hạn chế nhập khẩu các loại động vật có khả năng gây bệnh cao như các loài gặm nhấm và các loài linh trưởng. Những động vật này có thể mang mầm bệnh mà bạn rất khó để kiểm chứng được. Những động vật nuôi có khả năng bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cũng cần được cách ly với các động vật khác và đưa vào kiểm dịch ngay lập tức.

>> Bạn nên đọc thêm: Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

3.5 Giữ vệ sinh cho bản thân và cộng đồng

Giữ vệ sinh chung
Luôn rửa tay sạch là cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Để chủ động phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

  • Che miệng và mũi khi hắt hơi.
  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
  • Chủ động tự cách ly và kiêng quan hệ tình dục nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc gần, hoặc chạm vào vết thương của người bệnh.
  • Không di chuyển đến những quốc gia Trung và Tây Phi.
  • Tăng cường hoạt thể thao, rèn luyện thể chất (7 hoạt động gắn kết gia đình nâng cao thể lực)

>> Bạn nên đọc thêm: Biến chủng BA.5 nguy hiểm như thế nào? Không nên chủ quan

4. Nếu bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cần làm gì?

Bộ Y Tế khuyến nghị người dân cần khẩn trương nâng cao ý thức khi quốc gia có nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Theo đó, nếu bạn nghi ngờ bản thân mắc bệnh đậu mùa khỉ, cách phòng ngừa cần thực hiện lúc này bao gồm:

  • Lập tức tự cách ly bản thân khỏi mọi người từ 14 – 21 ngày.
  • Thông báo cho cơ sở y tế trong 24 giờ đầu tiên.
  • Báo cáo các thông tin cho cơ sở y tế bao gồm: lịch sử di chuyển; ngày phát bệnh; nơi cách ly; lịch sử tiếp xúc,..
  • Người chăm sóc cho bệnh nhân chỉ nên chạm vào vết thương khi vùng da ấy có dấu hiệu phục hồi. Đồng thời cần được theo dõi chéo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm trở lại.

Cho đến nay, các quốc gia vẫn chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ để đánh chặn cơ hội phát triển của vi khuẩn.

Cuối cùng, chúng ta có thể hiểu rằng, cách phòng ngừa đầu tiên dù là bệnh đậu mùa khỉ hay bất kỳ bệnh nào khác; phần lớn thuộc về ý thức bản thân; cũng như chủ động trang bị kiến thức; thay vì chủ quan và xem nhẹ. Hy vọng bài viết đã giải đáp phần nào thắc mắc của người dân về bệnh đậu mùa khỉ là gì, có nguy hiểm không; lây qua những đường nào; và cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Vấn đề về tiêu hóa

Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày tại nhà hiệu quả

Khi thấy trẻ bị đi ngoài nhiều lần, ắt hẳn cha mẹ nào cũng lo lắng; nhưng không nên vì vậy mà có những phản ứng sai lầm, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Thế nên, hãy cùng Marrybaby điểm qua cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày sao cho hiệu quả nhất nhé!

1. Làm sao để biết là bé đang bị tiêu chảy?

Thông thường, các bé trong tình trạng khỏe mạnh vẫn có thể bị tiêu chảy; và điều này không hẳn là do bệnh lý hoặc liên quan đến rối loạn tiêu hóa,.. Tuy nhiên, để làm rõ khi nào trẻ bị đi ngoài nhiều lần do tiêu chảy là cần thiết; trước khi tìm cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Cách xác định thông qua phân của trẻ:

  • Trẻ bị đi ngoài nhiều lần; với phân lỏng và nhiều nước.
  • Phân có mùi hôi và tanh.
  • Phân có màu xanh và đậm màu hơn bình thường.
  • Phân có chứa máu hoặc dịch nhầy.
  • Trẻ bị đau rát hậu môn.
  • Trẻ biếng ăn và dễ mệt mỏi.

Bé đi ngoài nhiều lần có sao không? Trước hết mẹ cần xem qua tình trạng tiêu chảy của bé tại nhà như sau:

  • Nhẹ: trẻ đi ngoài từ 3 – 5 lần phân lỏng mỗi ngày.
  • Trung bình: trẻ đi ngoài từ 6 – 9 lần phân lỏng mỗi ngày.
  • Bệnh nặng: trẻ đi ngoài trên 10 lần mỗi ngày.

2. Nguyên nhân khiến bé bị tiêu chảy nhiều

Tiêu chảy ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra, trong đó cụ thể là do:

  • Rotavirus: là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ, đặc biệt là giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi. Khi nhiễm virus Rota trẻ có thể bị nôn mửa, sốt và bị tiêu chảy từ 3 – 7 ngày
  • Trẻ bú bình không hợp vệ sinh: Việc này làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
  • Tiêu chảy do thuốc kháng sinh: Nhiều loại thuốc kháng sinh để trị nhiễm đường tiết niệu hay nhiễm trùng tai có thể khiến bé bị tiêu chảy trong quá trình dùng thuốc. 
  • Do trẻ uống phải nước không sạch: nước không đun sôi hoặc nước đun sôi nhưng đã để quá lâu
  • Dị ứng không dung nạp lactose, một loại đường có trong sữa
  • Nguyên nhân khác là do trẻ mắc bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường ruột ở trẻ em; chẳng hạn như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,..
  • Ngộ độc thực phẩm, thực phẩm không hợp vệ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ 2 tuổi đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

3. Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày

Nguyên nhân
8 cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày

3.1 Bù nước cho con

Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày hay trẻ bị tiêu chảy; điều đầu tiên là mẹ nên làm là bù nước cho con. Mẹ hãy cho con uống thêm nước lọc; hay tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì); hoặc cũng có thể nước cháo, như cháo thịt nạc cà rốt; cháo thịt gà; mẹ nấu nhừ và lọc lấy nước cho con uống nhé.

3.2 Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày là hạn chế dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị tiêu chảy: Do bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra; nên không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.

Thuốc kháng sinh không phải là cách chữa cho bé đi ngoài nhiều lần trong ngày, tốt hơn hết, mỗi khi dùng thuốc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ mẹ nhé.

>> Mẹ nên đọc thêm: Trẻ đi ngoài nhiều lần có thể tiêm phòng không?

3.3 Men vi sinh Probiotics

Theo nghiên cứu của NCBI, cho thấy men vi sinh probiotics (lợi khuẩn) có khả năng làm giảm tình trạng tiêu chảy của trẻ em hết nhanh hơn 1 ngày.

3.4 Cách nhân gian giúp chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em – Nước gạo lứt

Nước gạo lứt rang không chỉ giúp chống lại hiện tượng mất nước, mất chất điện giải do tiêu chảy mà còn đào thải độc tố cho gan, giải nhiệt và làm sạch máu cho trẻ bị tiêu chảy. 

Cách thực hiện: Dùng 100g gạo lứt rang lên cho vàng rồi đổ vào 2l nước, đun sôi cho tới khi gạo chín mềm thì tắt bếp, chắt lấy nước chia thành các lần uống trong ngày cho trẻ.

3.4 Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng vỏ cam

Khi bé bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cách chữa ngay tại mà mẹ có thể áp dụng lúc này là vỏ cam.  Cha mẹ chỉ cần rửa sạch vỏ cam, cho vào cốc nước nóng, hãm như hãm trà, sau khoảng 20 phút thì cho trẻ uống sẽ giúp cho triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm.

3.5 Nước hồng xiêm

Theo đông y, hồng xiêm có tính mát, vị ngọt, hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, nhuận tràng, sinh tân dịch. Mặt khác, loại quả này còn chứa một chất có tác dụng trị tiêu chảy rất tốt là Tanin. Vì thế cha mẹ hãy lấy 1 quả hồng xiêm xanh cắt thành các lát mỏng, đem phơi khô rồi sắc lấy nước cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.

3.6 Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng món súp cà rốt

Khi bé bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cách chữa ngay tại nhà là mẹ hãy nấu món súp cà rốt. Vì Củ cà rốt có một lượng lớn chất pectin khi vào ruột sẽ nở thành một dạng keo có khả năng làm dịu nhu động ruột nên nhanh chóng hạn chế tiêu chảy ở trẻ. Mặt khác, chất này còn tạo điều kiện tốt cho lợi khuẩn nội sinh phát triển, lấn át sự lên men thối của vi khuẩn ở ruột già, kích thích niêm mạc ruột mau hồi phục. 

Cách cầm tiêu chảy nhanh nhất cho bé bằng loại củ này đó là gọt vỏ và rửa sạch 500g cà rốt, thái lát mỏng, đun nhỏ lửa cùng 2 lít nước đến khi cạn chỉ còn 1l thì vớt cà rốt ra nghiền nát, lọc qua rây, bỏ bã, thêm 3g muối đun sôi cho bé ăn mỗi ngày. 

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé đi ngoài nhiều lần trong ngày nên uống gì?

3.7 Cách dân gian giúp chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ em – Ăn lá mơ

  • Lấy khoảng 100g lá mơ tía rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo, giã nhỏ, trộn đều với 1 quả trứng gà, 1 chút muối.
  • Tiếp sau đó mẹ cho 1 thìa dầu vào chảo, đợi dầu nóng thì đổ hỗn hợp vừa trộn vào, trở đều 2 mặt cho chín.
  • Lấy ra cho bé ăn mỗi ngày 2 lần. 

3.8 Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng nước búp ổi non

Lá ổi vốn có tính đắng, nhiều tinh dầu, vị ấm và chứa hàm lượng flavonoid kích thích cơ trơn ruột; giảm đau bụng do tiêu chảy nên cũng được dùng để chữa bệnh đường ruột rất tốt.

Cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày bằng nước búp ổi non, mẹ cần 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô đem sắc cùng 2 lít nước cho đến khi còn lại 500ml thì chắt ra, cho bé uống thành 2 lần trong ngày.

4. Khi nào nên đưa bé đi bác sĩ?

Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ
Khi cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày tại nhà không hiệu quả, mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ

Tình trạng bé đi ngoài nhiều lần (bị tiêu chảy) kéo dài hơn 1 tuần hoặc với những triệu chứng dưới đây thì mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay nhé:

  • Bé bị tiêu chảy kèm hành sốt từ 24 – 48 giờ.
  • Trẻ có dấu hiệu sốt trên 39 độ.
  • Phân có máu.
  • Nôn mửa kéo dài từ 12 – 24 giờ (phần bé nôn ra có màu xanh lục, một ít máu loãng).
  • Bụng bé bị trương phồng lên và đau dữ dội.
  • Dấu hiệu bé bị mất nước nghiêm trọng với các biểu hiện như: khô miệng, khóc không ra nước mắt; ít hoặc không đi tiểu; dễ buồn ngủ và có vẻ kiệt sức.

Khi tìm cách chữa bé đi ngoài nhiều lần trong ngày; cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, tiêu chảy có thể lây lan cho cả người lớn; nên cha mẹ cũng nên hạn chế đi làm trong ít nhất 2 ngày để đảm bảo sức khỏe của mình trước khi tiếp xúc với mọi người nhé.