Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

[Hình ảnh] Cấu tạo và sinh lý bộ phận sinh dục nam giới

Để hiểu rõ hơn về bộ phận sinh dục của nam giới; trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải thích cho bạn chi tiết từng cơ quan trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới là như thế nào nhé. 

1. Tổng quan về cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới

1.1 Cấu tạo bộ phận sinh dục nam là gì?

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới (Male Genitalia) bao gồm cả bộ phận bên ngoài và bên trong.

Cơ quan sinh dục bên ngoài của nam giới bao gồm dương vật, niệu đạo và bìu:

  • Dương vật: Cơ quan dùng để quan hệ tình dục và xuất tinh khi quan hệ để thụ thai.
  • Bao quy đầu: Đây là mảng da mỏng bao quanh thân và đầu dương vật.
  • Bìu: Túi da bao bọc bên ngoài tinh hoàn.

Cơ quan sinh dục nam bên trong bao gồm túi tinh, tinh hoàn, ống dẫn tinh, mào tinh hoàn; tuyến tiền liệt; tuyến hành niệu đạo và ống phóng tinh.

  • Túi tinh: Túi chứa tinh dịch; một loại dịch có màu trắng đục như sữa.
  • Tinh hoàn: Hai tuyến tròn nằm bên trong bìu.
  • Ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh trùng là đoạn ống từ tinh hoàn dẫn lên túi tinh, rồi đổ dồn vào gốc của niệu đạo. Đây là vị trí tinh trùng chờ sẵn cho đến khi xuất ra ngoài.
  • Niệu đạo: Đây là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang (bọng đái).

Cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới là tập hợp các cơ quan và tế bào cùng tham gia vào quá trình sinh sản của nam giới.

Hình ảnh tổng quát cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới
Hình ảnh 3D tổng quát cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới

1.2 Vai trò của cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới

Bộ phận sinh dục nam giới có vai trò giúp sản xuất tinh trùng để thụ thai; đồng thời giúp duy trì sự cân bằng hormone và chức năng sinh lý cho nam giới.

Bộ phận này cũng có vai trò loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể thông qua quá trình đại tiện. Thế nên, việc chăm sóc cơ quan sinh dục nam giới là rất cần thiết và quan trọng.

>> Xem thêm: Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3d và giải phẫu chi tiết

2. Chi tiết từng cơ quan trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam

Chi tiết từng cơ quan
Hình ảnh chi tiết từng cơ quan trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam

2.1 Dương vật

Dương vật (Penis) là một cơ quan trong bộ phận sinh dục nam giới, cấu tạo bao gồm rễ, thân và quy đầu dương vật. Ở Việt Nam, chiều dài dương vật trung bình khoảng 11,74 cm.

  • Rễ dương vật nằm ở đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật.
  • Thân dương vật có hình trụ, mặt trên hơi dẹt gọi là mu dương vật mặt dưới gọi là mặt niệu đạo.
  • Quy đầu dương vật được bao bọc trong một nếp nửa da nửa niêm mạc có thể di động được gọi là bao quy đầu. Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo ngoài (hay còn gọi là lỗ sáo).

Chức năng của dương vật là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để phóng tinh dịch.

>> Hỏi đáp bác sĩ: Đang quan hệ thì dương vật bị xìu là do đâu?

2.2 Tinh hoàn

Tinh hoàn (Testicles) là cơ quan nằm bên trong da bìu; có hình dáng tròn như quả trứng. Mỗi tình hoàn của nam giới trưởng thành có thể tích từ 12 – 30ml; kích thước khoảng 4cm x 2,5cm.

Tinh hoàn có chức năng tạo ra tinh trùng và phóng thích hormone testosterone vào máu.

tinh hoàn là gì
Cấu tạo tinh hoàn – một trong số cơ quan trong bộ phận sinh dục nam giới

2.3 Mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn (Epididymis) nằm phía sau, bên trên và dọc theo chiều dài của tinh hoàn. 

Cấu tạo của mào tinh hoàn trong bộ phận sinh dục nam giới thường được chia thành 3 phần đầu, thân và đuôi. Trong đó, phần đuôi là phần liên kết với ống dẫn tinh; nơi chuyển tinh trùng trưởng thành đến ống phóng tinh.

Mào tinh hoàn có chức năng lưu trữ, đồng thời là nơi để tinh trùng trưởng thành.

2.4 Túi tinh

Túi tinh (Seminal vesicles) là cặp túi nhỏ dự trữ tinh trùng; nằm ở mặt sau bàng quang và dài khoảng 5cm. Túi tinh có chức năng tiết ra một ít chất dịch trước khi phóng tinh. Chất lỏng này giúp bảo vệ tinh dịch khi vào trong môi trường axit bên trong âm đạo. 

2.5 Ống dẫn tinh

Ống dẫn tinh (Vas deferens) là ống đi từ đuôi mào tinh hoàn đến mặt sau bàng quang; kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Ống dẫn tinh dài khoảng 30cm; đường kính từ 2-3mm; nhưng bên trong lồng ống chỉ khoảng 0,5mm.

2.6 Ống phóng tinh

Ống phóng tinh (Ejaculatory ducts) dài khoảng 2cm; do ống dẫn tinh và ống tiết của túi tinh kết hợp lại tạo thành. Hai ống chạy chếch qua tuyến tiền liệt và đổ vào niệu đạo tiền liệt.

Ống mào tinh; ống dẫn tinh; ống phóng tinh và niệu đạo nam hợp thành đường dẫn tinh trùng.

>> Cùng chủ đề cấu tạo bộ phận sinh dục nam: Xuất tinh sớm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

2.7 Thừng tinh

Thừng tinh (Spermatic cord) là một ống đi từ bìu qua bẹn vào trong bụng, chứa ống dẫn tinh; tĩnh mạch thừng tinh; các mạch máu và thần kinh của tinh hoàn.

Hình ảnh 3D giải phẫu chi tiết thừng tinh bên trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới
Hình ảnh 3D giải phẫu chi tiết thừng tinh bên trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới

2.8 Tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt (Prostate gland) là cơ quan nằm bên trong cơ thể, giữa gốc dương vật và trực tràng. Là đường dẫn đến hậu môn, nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo.

Tuyến tiền liệt có chức năng tiết dịch, góp phần khoảng 60% thể tích tinh dịch; và có vai trong sự vận động và sức sống của tinh trùng. Dịch này cũng giúp nuôi dưỡng tinh trùng. Sau đó, niệu đạo, mang tinh trùng xuất ra ngoài khi nam giới đạt cực khoái, chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt.

>> Cùng chủ đề cấu tạo bộ phận sinh dục nam: Điểm G nam giới nằm ở đâu?

2.9 Tuyến hành niệu đạo

Tuyến hành niệu đạo (Bulbourethral glands) hay còn gọi là tuyến Cowper. Tuyến hành niệu đạo có kích thước nhỏ, nằm bên dưới tuyến tiền liệt; có chức năng tiết thêm dịch nhờn trong suốt giúp bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.

3. Các vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục nam

Các vấn đề liên quan đến (cấu tạo) bộ phận sinh dục nam giới
Các vấn đề liên quan đến (cấu tạo) bộ phận sinh dục nam giới

Rối loạn cương dương: Đây là tình trạng mà nam giới không thể duy trì hoặc đạt được cương dương để có quan hệ tình dục. Nguyên nhân có thể là do bệnh lý, rối loạn tâm lý hoặc một số yếu tố khác.

Xuất tinh sớm: Đây là tình trạng mà nam giới xuất tinh quá nhanh; trước khi họ hoặc đối tác cảm thấy thỏa mãn. Nguyên nhân có thể bao gồm yếu tố tâm lý; bệnh lý hoặc các yếu tố khác.

Vô sinh nam: Vô sinh nam là tình trạng nam giới không thể sản xuất tinh trùng hoặc có số lượng tinh trùng quá thấp để có thể thụ thai thành công. Nguyên nhân có thể là do bệnh lý; các yếu tố khác như môi trường hoặc chế độ ăn uống.

Viêm tiền liệt tuyến: Đây là tình trạng viêm nhiễm của tuyến tiền liệt, gây ra các triệu chứng như đau khi đi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày và đêm, và nước tiểu màu vàng sẫm hoặc có máu.

Ung thư tuyến tiền liệt: Đây là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Theo một bài báo năm 2017 trên Tạp chí Sức khỏe Nam giới Thế giới (Kajme); kết quả cho thấy có từ 33 – 77% những người bị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ bị suy giảm cảm giác cực khoái.

Tăng sinh tuyến tiền liệt: Đây là tình trạng tăng kích thước của tuyến tiền liệt; gây ra các triệu chứng như đau khi đi tiểu; tiểu nhiều lần và khó chịu ở khu vực tiền liệt.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến cấu tạo bộ phận sinh dục nam:”]

[/key-takeaways]

Tóm lại về cấu tạo bộ phận sinh dục nam

Mỗi cơ quan trong cấu tạo bộ phận sinh dục của nam giới đều rất quan trọng. Nếu có bất kỳ một bất thường nào xảy ra cho một trong những cơ quan này;  đều có khả năng gây ảnh hưởng đến sinh sản; cũng như là khả năng quan hệ tình dục.

Categories
Gia đình Giải trí

Màu may mắn của 12 cung hoàng đạo năm 2023

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn điểm qua ý nghĩa từ 12 cung hoàng đạo, Đồng thời tìm ra màu sắc mang lại may mắn của 12 cung hoàng đạo là màu gì; và có ý nghĩa như thế nào.

Mỗi cung trong 12 cung hoàng đạo thích màu gì? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé.

1. Bạch Dương (21/3 – 19/4) – Đỏ và cam

Màu may mắn của cung Bạch Dương trong 12 cung hoàng đạo
Màu may mắn của cung Bạch Dương trong 12 cung hoàng đạo

Cung Bạch Dương (Aries) có màu sắc may mắn là màu đỏ và màu cam. Những màu sắc này được cho là màu sắc của sự nhiệt tình, mạnh mẽ và tràn đầy nhiệt huyết trong cuộc sống. Đây là màu sắc may mắn và có ý nghĩa đặc biệt đối với cung Bạch Dương trong 12 cung hoàng đạo.

Nếu bạn là người thuộc cung Bạch Dương, màu đỏ là phản ánh chính xác nhất về tinh thần này của bạn. Sự nóng bỏng, sức sống mạnh mẽ của màu đỏ đã trở thành biểu tượng cho sự quyết tâm và sự kiên trì của bạn.

Khi bạn sử dụng màu đỏ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và có sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình.

  • Nguyên tố: Lửa.
  • Chủ tinh: Sao Hỏa.
  • Biểu tượng: Con cừu đực, ♈︎.
  • Màu sắc: Đỏ tươi, cam, trắng, xanh da trời.
  • Hợp với cung: Sư Tử – Nhân Mã – Song Tử – Bảo Bình.

2. Kim Ngưu (20/4 – 20/5) – Xanh lá cây và nâu

Màu may mắn của cung Kim Ngưu trong 12 cung hoàng đạo
Màu may mắn của cung Kim Ngưu trong 12 cung hoàng đạo

Cung Kim Ngưu (Taurus) có ba màu sắc may mắn là xanh lá cây, nâu và trắng. Màu xanh lá cây giúp họ giữ trạng thái tâm trí ổn định, màu nâu giúp họ giữ tính độc lập và kiên trì, màu trắng giúp họ giữ sự trong sáng và chân thật. Những màu sắc này giúp cung Kim Ngưu giữ sự bình yên, tự tin và thanh lịch trong cuộc sống.

Nếu bạn là người thuộc cung Kim Ngưu, hãy thử sử dụng những màu sắc này trong cuộc sống hàng ngày của mình; để giúp cho cuộc sống của bạn thêm may mắn và hạnh phúc. Bạn có thể thử với trang phục, màu xe, ốp điện thoại, màu balo,..

  • Nguyên tố: Đất.
  • Chủ tinh: Sao Kim.
  • Biểu tượng: Con bò, con trâu ♉︎.
  • Màu sắc: Xanh lá cây, nâu và trắng.
  • Hợp với cung: Bọ Cạp – Cự Giải.

3. Song Tử (21/5 – 20/6) – Xanh lá cây và xám

Cung Song Tử
Màu may mắn của cung Song Tử trong 12 cung hoàng đạo

Cung Song Tử (Gemini) may mắn với ba màu sắc chính là Xanh lá cây, xanh da trời, xám. Màu xanh lá cây tượng trưng cho sự mạnh mẽ và sáng tạo, màu xanh da trời cho sự độc lập và sáng tạo, và màu xám cho tính cẩn thận và khả năng phân tích.

Nếu bạn là người thuộc cung Song Tử, bạn hãy thử áp dụng 3 màu này vào cuộc sống để tăng thêm sự tự tin; và nguồn năng lượng tích cực nhé.

  • Nguyên tố: Không khí.
  • Chủ tinh: Sao Thủy.
  • Biểu tượng: 2 anh em song sinh ♊︎.
  • Màu sắc: Xanh lá cây, xanh da trời, xám.
  • Hợp với cung: Xử Nữ, Song Ngư.

4. Cự Giải (21/6 – 22/7) – Xanh dương và bạc

Cung Cự Giải
Màu may mắn của cung Cự Giải trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Cự Giải (Cancer) là màu xanh dương và bạc. Màu xanh dương thể hiện sự bình tĩnh và thấu hiểu, giúp cung Cự Giải tìm thấy sự an bình và ổn định trong cuộc sống. Màu bạc tượng trưng cho sự tinh tế và sự thu hút, giúp cung Cự Giải tỏa sáng và có sức hút đối với những người xung quanh.

Nếu bạn là người thuộc cung Cự Giải thì trong năm 2023 bạn nên thử các màu sắc sau: màu bạc. trắng. kem, vàng chanh và đỏ. Đây là những màu tốt nhất trong năm 2023, giúp Cự Giải kiên định hơn với mục tiêu của mình và có động lực to lớn để vượt qua mọi khó khăn trong công việc để đạt được ước mơ, hoài bão của mình.

  • Nguyên tố: Nước.
  • Chủ tinh: Mặt Trăng.
  • Biểu tượng: Con Cua, ♋︎.
  • Màu sắc: Xanh dương, bạc, nâu và đỏ thắm.
  • Hợp với cung: Thiên Yết, Song Ngư.

5. Sư Tử (23/7 – 22/8) – Vàng và cam

Cung Sư Tử
Màu may mắn của cung Sư Tử trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Sư Tử (Leo) là màu vàng và cam. Màu vàng tượng trưng cho sự giàu có, vinh quang và sự tự tin; giúp cung Sư Tử tỏa sáng và ghi dấu ấn trong cuộc sống. Màu cam thường được liên kết với sự kiêu hãnh và sáng tạo, giúp cung Sư Tử tạo ra những ý tưởng mới và có thể đưa ra quyết định tốt hơn.

Nếu bạn là người thuộc cung Sư Tử, bạn có thể sử dụng màu vàng và cam để mang lại may mắn và tăng tính tự tin trong cuộc sống của mình. Ví dụ như trang trí nhà cửa; mua phụ kiện trang sức; trang phục,…

  • Nguyên tố: Lửa.
  • Chủ tinh: Mặt Trời.
  • Biểu tượng: Sức mạnh, sự thông thái ♌︎.
  • Màu sắc: Đỏ, vàng, cam.
  • Hợp với cung: Song Ngư, Thiên Bình.

>> Xem thêm: Người mệnh Hỏa đeo vòng màu gì hợp phong thủy để thu hút tài lộc?

6. Xử Nữ (23/8 – 22/9) – Xanh lá cây và nâu

Màu may mắn của cung Xử Nữ
Màu may mắn của cung Xử Nữ trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Xử Nữ (Virgo) là màu xanh lá cây và nâu. Màu xanh lá cây biểu thị sự tươi mới, sức sống, sự cân bằng và sự thăng hoa. Màu xanh lá cây có thể giúp tăng cường tính sáng tạo và trí tưởng tượng; đồng thời cũng giúp cho bạn giải tỏa căng thẳng và lo âu.

Nếu bạn là người thuộc cung Xử Nữ, bạn có thể sử dụng màu xanh lá cây và nâu để tạo ra sự cân bằng, ổn định và sáng tạo trong cuộc sống. Bạn có thể dùng những màu sắc này trong trang phục; trang trí nhà cửa hoặc phụ kiện để tăng tính may mắn và cân bằng cho bản thân.

  • Nguyên tố: Trái Đất.
  • Chủ tinh: Sao Thủy.
  • Biểu tượng: Cô gái đồng trinh, ♍︎.
  • Màu sắc: Màu sắc xanh lá, vàng, trắng hoặc nâu.
  • Hợp với cung: Kim Ngưu, Ma Kết, Song Tử, Nhân Mã.

7. Thiên Bình (23/9 – 22/10) – Xanh dương và trắng

Màu may mắn của cung Thiên Bình
Màu may mắn của cung Thiên Bình trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Thiên Bình (Libra) là màu xanh dương, xanh lục và trắng. Màu xanh dương là biểu tượng cho sự thăng tiến và sự trưởng thành. Còn màu xanh lục thể hiện sự thanh lịch và sáng tạo. Màu trắng thì tượng trưng cho sự trong sáng và thanh nhã. 

Những màu sắc này cũng thể hiện tính khá rõ tính cách của người thuộc cung Thiên Bình: thanh lịch, trí tuệ và sáng tạo. Nếu bạn là người thuộc cung Thiên Bình, bạn có thể sử dụng những màu sắc này để tạo ra một môi trường sống và làm việc tích cực hơn nhé.

  • Nguyên tố: Không khí.
  • Chủ tinh: Sao Kim.
  • Biểu tượng: Cái cân, ♎︎.
  • Màu sắc: Xanh dương, xanh lục và trắng.
  • Hợp với cung: Bảo Bình, Song Tử, Ma Kết.

8. Thiên Yết (23/10 – 21/11) – Xanh lá cây

Màu may mắn của cung Thiên Yết
Màu may mắn của cung Thiên Yết trong 12 cung hoàng đạo

Những người thuộc cung Thiên Yết (Scorpio) trong năm nay sẽ gặp rất nhiều may mắn. Nhắc tới hình ảnh của sự may mắn thì không thể không nhắc đến “cỏ 4 lá”. Thế nên màu xanh lá sẽ giúp Thiên Yết bình tĩnh hơn, suy nghĩ thấu đáo và trở nên tự tin, tràn đầy năng lượng.

  • Nguyên tố: Nước.
  • Chủ tinh: Sao Hỏa.
  • Biểu tượng: Con Bọ Cạp, ♏︎.
  • Màu sắc: Xanh lá cây, màu đỏ.
  • Hợp với cung: Cự Giải, Song Ngư, Bảo Bình.

9. Nhân Mã (22/11 – 21/12) – Màu tím đậm và đỏ

Cung Nhân Mã
Màu may mắn của cung Nhân Mã trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Nhân Mã (Sagittarius) là màu tím, hồng và tím đỏ. Màu tím thường được liên kết với sự giàu có, quyền lực và sự sang trọng. Màu hồng mang ý nghĩa về sự tinh tế, duyên dáng và nữ tính. Màu tím đỏ tượng trưng cho sự kiêu sa, đẳng cấp và sự quyết đoán.

Nếu bạn là người thuộc cung Nhân Mã, bạn có thể sử dụng những màu sắc này để tăng cường sự động lực và cảm hứng; giúp mở rộng tầm nhìn và khám phá thế giới xung quanh.

  • Nguyên tố: Lửa.
  • Chủ tinh: Sao Mộc.
  • Biểu tượng: Mũi tên cung sắc và nhọn ♐︎.
  • Màu sắc: Màu tím đậm, hồng, tím đỏ.
  • Hợp với cung: Sư Tử, Bạch Dương.

Khi đã biết màu may mắn của 12 cung hoàng đạo, bạn có thể tìm hiểu thêm Ảnh hưởng của màu sắc đến cảm xúc của chúng ta.

10. Ma kết (22/12 – 19/1) – Xanh lá cây và đen

Cung Ma Kết
Màu may mắn của cung Ma Kết trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Ma Kết (Capricorn) là màu đen, xám và xanh lá cây. Màu đen thường được xem là màu của sự bí ẩn, sức mạnh và độc lập; giúp cung Ma Kết tỏa sáng và quyết đoán. Màu xám thể hiện tính cẩn trọng, kiên nhẫn và sự ổn định. Trong khi đó, màu xanh lá cây mang đến sự sáng tạo, niềm tin và hy vọng nhiều hơn vào cuộc sống.

Vậy nên, nếu bạn là người thuộc cung Ma Kết, bạn hãy ưu tiên sử dụng nhiều vật dụng với màu xanh lá cây nhiều hơn nhé.

  • Nguyên tố: Trái Đất.
  • Chủ tinh: Sao Thổ.
  • Biểu tượng: Con dê núi, ♑︎.
  • Màu sắc: Màu lá cây, đen, xám.
  • Hợp với cung: Xử Nữ, Thiên Bình, Kim Ngưu.

11. Bảo Bình (20/1 – 18/2) – Cam và xanh nhạt

Cung Bảo Bình
Màu may mắn của cung Bảo Bình trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của Bảo Bình (Aquarius) là màu cam, xanh nhạt và bạc. Trong nhiều trường hợp, Bảo Bình sẽ thường bị rơi trạng thái hỗn loạn, mất phương hướng. Nhưng nhờ vào năng lượng của màu xanh da trời và màu bạc; giúp cho Bảo Bình cảm thấy dễ chịu và bình tĩnh trở lại.

Nếu bạn là người thuộc cung Bảo Bình, bạn có thể sử dụng những màu sắc này để tăng cường tinh thần; giúp tâm trạng của bạn luôn ổn định và cởi mở hơn nhé.

  • Nguyên tố: Không Khí.
  • Chủ tinh: Sao Thổ.
  • Biểu tượng: chữ Mu cách điệu ♒︎. Mu nghĩa là nước.
  • Màu sắc: Xanh nhạt, bạc và màu cam.
  • Hợp với cung: Thiên Bình, Song Tử.

12. Song Ngư (19/2 – 20/3) – Màu vàng

Cung Song Ngư
Màu may mắn của cung Song Ngư trong 12 cung hoàng đạo

Màu may mắn của cung Song Ngư (Pisces) là màu vàng và màu trắng. Màu vàng mang ý nghĩa của sự giàu có, sung túc và sự thành công. Nó cũng tượng trưng cho sự lạc quan và sự tự tin. 

Nếu bạn là người thuộc cung Song Ngư, màu vàng có thể giúp tăng cường niềm tin vào bản thân, khơi gợi sự sáng tạo; giúp đem lại nhiều cơ hội và may mắn trong cuộc sống của bạn.

  • Nguyên tố: Nước.
  • Chủ tinh: Sao Mộc.
  • Biểu tượng: ♓︎.
  • Màu sắc: Vàng, trắng.
  • Hợp với cung: Xử Nữ, Kim Ngưu.

Ý nghĩa màu sắc may mắn của 12 cung hoàng đạo

Màu sắc của 12 cung hoàng đạo mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cung. Bên cạnh việc giúp bạn củng cố sự tự tin bằng vẻ ngoài; màu sắc còn giúp bạn thể hiện tính cách của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời cũng giúp bạn có được bầu không khí mà mình muốn thông qua màu sắc mà bạn chọn.

Trên đây là những màu sắc đem lại sự may mắn cho 12 cung hoàng đạo và ý nghĩa của chúng đối với từng cung. Hy vọng rằng qua bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích mà bạn cần.

[key-takeaways title=”Bạn cũng có thể muốn biết thêm:”]

[/key-takeaways]

Nội dung trên đã cho bạn biết màu sắc may mắn của 12 cung hoàng đạo và ý nghĩa của chúng đối với mỗi cung. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, tất cả thông tin về màu may mắn của 12 cung hoàng đạo chỉ mang tính chất tham khảo.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bìu là gì? Cấu tạo và chức năng của bìu

Để hiểu rõ hơn về bìu là gì; cũng như cấu tạo và chức năng của bìu là dùng để làm gì? Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết về da bìu ở nam giới ngay trong bài viết này nhé.

1. Bìu là gì? Vị trí của bìu nằm ở đâu?

Bìu ở nam giới (scrotum) là một túi da mỏng, nhăn nheo, sẫm màu, nằm bên dưới dương vật và bao quanh tinh hoàn. Bên trong bìu được chia thành hai ngăn bởi vách ngăn bìu; có nhiệm vụ chứa đựng và nâng đỡ tinh hoàn. Độ dày trung bình của thành bìu là khoảng 8mm.

Nếu quan sát từ bên ngoài, thì túi bìu nằm ở ngay bên dưới và treo vào gốc dương vật. 

2. Cấu tạo của bìu là gì?

Giải phẫu chi tiết cấu tạo của bìu là gì
Bìu là gì? Hình ảnh giải phẫu chi tiết cấu tạo của bìu

Về mặt cấu tạo, da bìu chỉ có hai lớp chính, bên ngoài là da (skin) và bên trong là một lớp cơ bám da bìu (dartos fascia).

Da bìu đậm sắc tố, có lông và không mỡ dưới da và bao gồm nhiều sợi cơ trơn; hay còn gọi là cơ da bìu (dartos muscle). Hai ngăn của bìu được tách biệt nhờ vào một dây nhỏ có tên là Raphe nằm ở giữa.

Cấu tạo của da bìu bao gồm hai lớp chính:

  • Lớp da bìu bên ngoài (Skin) là lớp da mỏng đậm sắc tố, có lông bao quanh tinh hoàn. Lớp da này có thể thay đổi từ lỏng lẻo đến căng bóng tùy theo trương lực của cơ bám da bìu. 
  • Lớp cơ bám da bìu (Dartos fascia) lớp da bìu bên ngoại co lại được là nhờ sự co của lớp cơ bám da bìu này. Khi co lại, bên ngoài da bìu sẽ trông nhăn nheo; và khi thả lỏng thì lớp da bìu trông lỏng lẻo và căng bóng hơn.

>> Cùng chủ đề da bìu: Bao quy đầu là gì? Cấu tạo và chức năng

3. Chức năng của bìu là gì?

Chức năng của bìu đối với tinh hoàn là gì ?
Chức năng của bìu đối với tinh hoàn là gì?

3.1 Bảo vệ và điều hòa nhiệt độ cho tinh hoàn

Bìu có chức năng bảo vệ tinh hoàn. Giúp điều hòa nhiệt độ của tinh hoàn. Giữ cho nhiệt độ của tinh hoàn thấp hơn vài độ so với nhiệt độ trung bình của cơ thể. Đây là yếu tố cần thiết để tinh hoàn có thể sản xuất tinh trùng.

Nhiệt độ của tinh hoàn bên trong bìu được quân bình nhờ vào sự co, giãn của cơ Dartos bám da bìu và cơ cremaster. Nếu nhiệt độ bên ngoài lạnh, thì tinh hoàn sẽ được nâng lên áp sát vào cơ thể để hấp thụ nhiệt độ. Ngược lại, nếu nhiệt độ bên ngoài nóng hơn, thì tinh hoàn sẽ được thả xuống để giảm nhiệt.

Thông thường, nam giới sẽ không thể điều khiển cơ bìu một cách chủ động. Sự co thắt này diễn ra nhờ vào sự thay đổi áp suất trong ổ bụng và sự co giãn của các cơ bên trong bìu.

>> Cùng chủ đề da bìu: Tinh trùng là gì? Tinh trùng khác tinh dịch như thế nào?

3.2 Cung cấp mạch máu và dây thần kinh quan trọng

Các động mạch của bìu xuất phát từ động mạch đùi, bẹn và thượng vị dưới.

Cung cấp mạch máu chủ yếu:

  • Các nhánh sau bìu của động mạch chậu bẹn (Perineal artery): Đây là động mạch nối từ động mạch thẹn trong và là một nhánh của động mạch chậu trong.
  • Các nhánh nằm ở bìu trước của động mạch bẹn ngoài (External pudendal artery): Các nhánh động mạch thẹn ngoài nối trực tiếp từ động mạch đùi; và là một phần tiếp nối của động mạch chậu ngoài.
  • Động mạch bìu (Cremasteric artery): Đây là một nhánh của động mạch thượng vị dưới là động mạch xuất phát từ mạch chậu ngoài. 

Cung cấp các dây thần kinh chủ yếu:

  • Dãy thần kinh sinh dục đùi (Genitofemoral nerve): Cung cấp máu cho mặt trước (mỗi bên) của bìu
  • Các dây thần kinh bìu trước (Anterior scrotal nerves): Cung cấp máu cho bề mặt phía trước của bìu.
  • Thần kinh bìu sau (Posterior scrotal nerves): Cung cấp máu cho mặt sau của bìu.
  • Các nhánh thần kinh bì đùi sau (Posterior cutaneous nerve of the thigh): Cung cấp máu cho bề mặt dưới của bìu.

4. Các bệnh lý thường gặp ở da bìu nam giới là gì?

Các bệnh lý thường gặp ở bìu là gì?
Các bệnh lý thường gặp ở bìu là gì?

4.1 Thoát vị bẹn (Inguinal Hernia)

Thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh, là tình trạng một túi phồng bất thường hoặc nhô ra ở vùng bẹn. Tình trạng thoát vị bẹn phát triển khi một phần của ruột, cùng với chất lỏng, phình ra qua cơ của thành bụng.

4.2 Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele)

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khiến bộ phận sinh dục bị sưng. Mặc dù không gây đau nhưng làm suy giảm chức năng của tinh hoàn; thậm chí có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

>> Bé trai bị sưng bộ phận sinh dục là bệnh gì?

4.3 Ung thư tinh hoàn (Testicular cancer)

Ung thư tinh hoàn ở nam giới là một tình trạng hiếm gặp, do sự phát triển của khối u trong tinh hoàn. Bệnh thường gặp ở nam giới từ 15-45 tuổi.

4.4 Tinh hoàn ẩn (Undescended testicles)

Tinh hoàn ẩn (undescended testicles) là tình trạng tinh hoàn không xuống bìu trước khi sinh hoặc trong vài tháng sau khi sinh. Hay được gọi là tinh hoàn lạc chỗ (cryptorchidism).

>> Bên cạnh biết về da bìu, xem thêm Tinh hoàn ẩn là gì?

4.5 Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis)

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng các ống dẫn gần tinh hoàn bị nhiễm trùng. Hay còn gọi là viêm ống cuộn. Các triệu chứng gây ra cảm giác nặng nề, đau và sưng ở bìu.

4.6 Hội chứng Henoch – Scholein

Tình trạng này có thể làm sưng và đau bộ phận sinh dục. Nó gây ra phát ban, đau khớp, đau dạ dày và máu trong nước tiểu.

4.7 Viêm tinh hoàn (Orchitis)

Viêm tinh hoàn là tình trạng một bên tinh hoàn bị viêm hoặc nhiễm trùng. Giống như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn thường do nhiễm trùng từ các bệnh lây qua đường tình dục (STI) gây ra.

5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bìu là gì?

Việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín ở nam giới cần quan tâm nhất là vùng bìu và vùng bao quy đầu.

Để ngăn ngừa các vấn đề thường xảy ra ở bìu, bạn cần lưu ý việc giữ vệ sinh vùng kín nam. Tránh việc ứ đọng bã nhờn và các dịch tiết; tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi,..Nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng, thường xuyên đổ mồ hôi.

Cách tự kiểm tra vùng da bìu và tinh hoàn:

  • Kiểm tra da bìu và tinh hoàn khi tắm nước ấm: Nước ấm làm cho vùng da bìu giãn ra và dễ dàng kiểm tra.
  • Kiểm tra từng tinh hoàn một: Bạn dùng hai tay nhẹ nhàng lăn và ấn nhẹ các ngón tay vào tinh hoàn. Sau đó bạn dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cuộn nhẹ tinh hoàn qua lại.
  • Cảm nhận mào tinh hoàn: Khi cuộn tinh hoàn bạn sẽ cảm nhận được mào tinh hoàn. Mào tinh hoàn là một vùng mô mềm u lên phía trên tinh hoàn, và nằm dọc như một chuỗi. Nếu ấn mạnh vào sẽ thấy đau. 
  • Chú ý xem chỗ nào có cục u lên ở dọc phía trước hoặc cả 2 bên không: Khi kiểm tra mỗi bên tinh hoàn, nếu xuất hiện cục u nhỏ như hạt gạo hoặc hạt đậu thì đó là dấu hiệu bất thường. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ nam khoa ngay.

LƯU Ý: Hai tinh hoàn sẽ không đều nhau, một bên sẽ to hoặc nhỏ hơn bên còn lại. Nên bạn hoàn toàn yên tâm về tình trạng tinh hoàn không đều nhau.

>> Cùng chủ đề da bìu: Lột bao quy đầu là gì? Hướng dẫn tự lột bao quy đầu

Tóm lại

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về bìu là gì; cấu tạo và chức năng của bìu là gì, v.v. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bìu là gì; có chức năng như thế nào trong cấu tạo bộ phận sinh dục nam giới.

Categories
Gia đình Giải trí

Thần số học là gì? Ý nghĩa các con số chủ đạo trong thần số học

Vậy thần số học và ý nghĩa của các con số trong thần số học là gì? Và làm cách nào để bạn biết mình thuộc về số chủ đạo nào? Nếu bạn đang vẫn đang thắc mắc về chủ đề này, thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé.

1. Thần số học là gì?

Thần số học (tiếng Anh là numerology)một chuyên ngành nghiên cứu về những biểu tượng và ý nghĩa của các con số; và phân tích tác động của chúng đối với đời sống và tính cách của con người.

Đối với giới khoa học, việc phân tích cuộc đời con người theo thần số học là một dạng niềm tin ngụy khoa học (pseudoscience). Vì thần số học dựa vào mối quan hệ tín ngưỡng giữa thần thánh và bí ẩn từ các con số và sự kiện trong cuộc sống. Nhân số học cũng tương tự như chiêm tinh; bói toán; tử vi; sinh trắc vân tay và nhân tướng học,…

Tại Việt Nam, theo MC Lê Đỗ Quỳnh Hương, để theo đúng trường phái của nhà toán học, triết gia Pythagoras (Pitago); bà đã đổi tên gọi mới cho chuyên ngành này thành Nhân số học.

2. Cách tính con số chủ đạo trong thần số học

Theo trường phái Pythagoras, các con số chủ đạo trong thần số học của chúng ta sẽ có từ số 2 đến số 9. Các con số đặc biệt trong thần số học hay còn được gọi là con số thần thánh; đó là số 11 hoặc số 4 được tạo thành từ số 22 và được ghi là 22/4; để phân biệt với những số 4 bình thường khác.

Cách tính các con số chủ đạo trong thần số học theo ngày tháng năm sinh:

  • Bước 1: Viết ngày sinh dương lịch của bạn ra giấy theo thứ tự ngày – tháng – năm sinh.
  • Bước 2: Cộng tổng các con số xuất hiện trong ngày sinh lại. Cộng đến khi giá trị tổng nằm từ khoảng 2 – 11. 

Ví dụ bạn sinh ngày 19/08/1991, con số chủ đạo sẽ bằng: 1+9+0+8+1+9+9+1 = 38, cộng tiếp 3+8 = 11. Vậy 11 là số chủ đạo của bạn.

>> Xem thêm: Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ và nam giới

Cách tính con số chủ đạo trong thần số học
Cách tính số chủ đạo trong thần số học

3. Giải mã ý nghĩa các con số trong thần số học

Dưới đây là tóm tắt về ý nghĩa của các con số chủ đạo trong thần số học của trường phái Pitago:

Số chủ đạo 2

Số Chủ đạo 2 trong Thần số học (Nhân số học) là con số hiếm và rất đặc biệt. Vì tổng ngày sinh của bạn buộc phải bằng 20 thì mới cho ra kết quả này.

Theo ý nghĩa các con số trong thần số học, người Số 2 là người nhạy cảm, trực giác tốt, đáng tin cậy, tận tụy và giàu lòng trắc ẩn. Họ thường là người hòa giải, có khả năng tái cấu trúc một tổ chức; đây là một khả năng rất giá trị trong thời đại ngày nay. 

Người Số 2 ít khi bị “cái tôi” chi phối. Họ thể hiện sự tinh tế với tinh thần cởi mở và luôn sẵn sàng hòa nhập vào nhóm chung nếu cần thiết.

Điểm nổi bật:

  • Tổng số ngày sinh phải bằng 20.
  • Nhạy cảm, trực giác tốt, thích giúp đỡ mọi người.
  • Ít có tham vọng cá nhân. Là người có đam mê nghệ thuật.

Điểm cần khắc phục:

  • Chính vì bạn có trực giác tốt, nên bạn thường bỏ qua bước suy nghĩ kỹ trước khi quyết định. Hãy khắc phục điều này bạn nhé.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 2:

Nhân viên xã hội; Nhà chữa lành; Nhà ngoại cảm; Giáo viên; Nhân viên y tế.

>> Xem thêm: Xem số mệnh con người qua ngày tháng năm sinh bằng Thần số học

Ý nghĩa của Số chủ đạo 2 trong các con số trong thần số học
Ý nghĩa của số chủ đạo 2 – một trong các con số trong thần số học

3.2 Số chủ đạo 3

Người có Số chủ đạo 3 trong Thần số học là người nổi bật là tư duy logic và lý luận tốt.

Trong Thần số học theo trường phái Pitago, Con số 3, 6, 9 nằm trên Trục Ngang Trí não. Vì vậy, người có Con số chủ đạo 3 có biểu hiện rất rõ ở phần tư duy và lý luận. Người có số chủ đạo 3 thông thường sẽ thích hợp cho các công việc liên quan đến trí óc; kinh doanh; kế toán,… 

Điểm nổi bật:

  • Tư duy logic, thích lập kế hoạch, kinh doanh.
  • Sống lý trí, có khiếu hài hước, nhanh nhạy.
  • Có khả năng truyền cảm hứng mạnh.

Điểm cần khắc phục:

  • Bạn cũng cần học cách kiên nhẫn và bớt sự cầu toàn trong những tình huống không như ý.
  • Người Số chủ đạo 3 hay phê bình gắt gỏng, khiến những người xung quanh mệt mỏi. Nhất là người bạn đời.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 3:

Diễn viên hài độc thoại; Đầu bếp; Diễn viên; Nghệ sĩ; Giáo viên mầm non hoặc Hướng dẫn viên du lịch.

Ý nghĩa của Số chủ đạo 3 trong các con số trong thần số học
Ý nghĩa của số chủ đạo 3 trong các con số trong thần số học

Số chủ đạo 4

Người có con Số chủ đạo 4 thường sẽ mạnh về vật chất, sống thực tế, rõ ràng; lời nói luôn đi đôi với hành động. 

Điểm nổi bật của Số chủ độ 4 là người thiên hướng về thực tế và thực hành. Họ thích bắt tay vào làm chứ không thích ngồi phân tích, trình bày bằng lý thuyết. Chính vì vậy, người Số 4 dường như không thích ngồi yên một chỗ; họ luôn bận rộn và nhiệt tình giúp đỡ mọi người.

Tuy vậy, theo ý nghĩa các con số trong thần số học, điểm yếu của số chủ đạo 4 là dễ bị ảnh hưởng bởi những điều xung quanh. Từ đó làm cho cuộc sống bị mất cân bằng.

Điểm nổi bật:

  • Thích thực tế, không mơ mộng.
  • Đam mê kiếm tiền, đời sống vật chất cao.
  • Thích những điều chuẩn mực và hơi hướng truyền thống.

Điểm cần khắc phục:

  • Bạn có thể học hỏi cách cân bằng cuộc sống từ những người đi trước. Để tránh khỏi những lúc quá tải trong công việc mà quên mất người thân.
  • Nếu bạn có cảm xúc buồn hãy nói ra với những người bạn tin tưởng. Nếu không bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng suy giảm sức khỏe tinh thần.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 4:

Quân đội; Công nghệ thông tin; Thư ký văn phòng; Doanh nhân; Sales bất động sản; Trưởng phòng.

Số chủ đạo 4
Phân tích và giải mã ý nghĩa của Số chủ đạo 4 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 5

Người có Số chủ đạo 5 là người yêu thích sự tự do; thích cảm giác mạnh và khám phá mọi thứ xung quanh. Những công việc đòi hỏi sự có mặt và ràng buộc về thời gian sẽ không phù hợp với họ.

Trong biểu đồ số theo trường phái Pitago, số 5 nằm giữa trục ngang tinh thần và mũi tên ý chí. Số 5 là trung tâm trong biểu đồ số. Theo ý nghĩa các con số trong thần số học, người số chủ đạo 5 luôn có khuynh hướng thoát ra khỏi sự trói buộc; họ luôn có nhu cầu bày tỏ cảm xúc của mình.

Điểm nổi bật:

  • Cởi mở, hòa đồng, ít phán xét.
  • Yêu tự do, không thích ràng buộc.
  • Giàu tình yêu thương, có tư duy nghệ thuật tốt.

Điểm cần khắc phục:

  • Vì quá yêu thích sự tự do nên bạn thường đổi công việc liên tục. Vì vậy bạn nên chọn những công việc thật sự phù hợp với tính cách này.
  • Để có thêm góc nhìn mới về cuộc sống, bạn cũng nên thử tập sống với kỷ luật trong một thời gian.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 5:

Luật sư; Nhân viên bán hàng; Người của công chúng; Người biểu diễn nghệ thuật; Giảng viên; Tư vấn viên.

Ý nghĩa các con số trong thần số học - Số chủ đạo 5
Phân tích và giải mã ý nghĩa của Số chủ đạo 5 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 6

Khi phân tích ý nghĩa các con số trong thần số học, người có Số chủ đạo 6 là người có khả năng sáng tạo tốt. Họ dễ gặt hái thành công ở mọi đấu trường; nhưng họ sẽ cần sự kiên trì với mục tiêu và vượt qua những tác động từ bên ngoài.

Đối với họ, một điều quan trọng khác đó chính là gia đình. Đó cũng là lý do, đồng thời cũng là động lực để họ luôn học hỏi và tiến về phía trước. Ngày sinh có số tổng là 15, 24, 33, 42 sẽ tạo thành Con số chủ đạo 6.

Điểm nổi bật:

  • Thích cống hiến.
  • Tính cách mạnh mẽ, sáng tạo vượt bậc.
  • Có trách nhiệm với cuộc sống, tấm lòng bao dung.

Điểm cần khắc phục:

  • Kiên trì với mục tiêu hơn nữa.
  • Phân biệt giữa cống hiến thầm lặng và sự cam chịu.
  • Học cách kiểm soát lời nói và hành động của bản thân.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 6:

Giáo viên; Nhà chữa lành; Tư vấn viên; Chuyên gia tâm lý.

>> Xem thêm: Thần số học số 6: Số Chủ đạo của Tình Yêu thương và Mẫu tử

Số chủ đạo 6
Phân tích và giải mã ý nghĩa của Số chủ đạo 6 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 7

Người có Số chủ đạo 7 là người năng động và rất nhiệt huyết. Họ ưu tiên chọn cách trải nghiệm để trau dồi kỹ năng sống cho bản thân. Theo ý nghĩa các con số trong thần số học, số 7 nằm ở điểm giao giữa mũi tên thực tế và mũi tên hoạt động. 

Thông qua quá trình trải nghiệm và rút tỉa được kinh nghiệm; họ sẽ truyền lại cho người khác bằng cách giảng dạy hoặc chia sẻ. Chính vì thế, họ thường phải chọn hy sinh một trong ba khía cạnh sức khỏe, tình yêu hoặc tài chính.

Điểm nổi bật:

  • Thích tự mình trải nghiệm.
  • Khả năng tò mò học hỏi liên tục.
  • Thích chia sẻ kiến thức cho người khác.
  • Dễ nổi loạn, bất tuân quy tắc. Chịu khổ trước sướng sau.

Điểm cần khắc phục:

  • Học cách áp dụng sự tự kỷ luật khi cần thiết.
  • Tập lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt của mỗi người.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 7:

Lĩnh vực khoa học hoặc hóa học; Triết gia; Kỹ sư cơ khí; Nhà văn; Nhân viên xã hội; Nghiên cứu sinh.

Ý nghĩa các con số trong thần số học - Số chủ đạo 7
Phân tích và giải mã ý nghĩa của Số chủ đạo 7 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 8

Người có Số chủ đạo 8 là người có cá tính mạnh, độc lập, và rất quyết đoán. Cũng vì có tính cách này mà người số 8 thường dễ có được sự thành với những điều họ muốn. Nhưng họ lại không muốn chia sẻ cảm xúc của mình cho người khác.

Phân tích ý nghĩa các con số trong thần số học cho thấy họ thường làm lãnh đạo hoặc là người chủ chốt trong các tổ chức. Chính vì vậy, họ thường là người gánh vác là người chủ chốt trong nhóm hoặc trong công ty.

Điểm nổi bật:

  • Tự tin, cá tính mạnh.
  • Coi trọng sự tự chủ, độc lập.
  • Tư duy kinh doanh tốt. Suy nghĩ đa chiều.

Điểm cần khắc phục:

  • Học cách mở lòng với những góp ý của người khác.
  • Bạn cần học cách bày tỏ lòng biết ơn và tôn trọng người khác. Nhất là những người thân và người quan tâm đến bạn.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 8:

Nhà kinh doanh; Chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực Tài chính; Luật pháp; Dược; hoặc Phẫu thuật.

>> Xem thêm: Thần số học số 8: Số Chủ đạo của Quyền lực & Giàu sang

Số chủ đạo 8
Phân tích và giải mã ý nghĩa của Số chủ đạo 8 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 9

Người có Số chủ đạo 9 trong Thần số học là người có trách nhiệm và có niềm tin lớn vào con người; vì họ sống quá lý tưởng.

Họ luôn đặt yếu tố con người, cộng đồng lên hàng đầu; và cảm thấy bản thân nên có trách nhiệm với điều đó. Chính vì điều này mà người số 9 thường gặp không ít sự thất vọng. Bởi lẽ, đôi khi thực tế sẽ hơi phũ phàng hơn cái mà ta nghĩ.

Điểm nổi bật:

  • Tham vọng, hoài bão lớn.
  • Lý tưởng sống đẹp. Thích làm việc cộng đồng.
  • Xem trọng tính tập thể hơn là cá nhân. Nghiêm túc.

Điểm cần khắc phục:

  • Học cách tận hưởng những niềm nhỏ trong cuộc sống.
  • Biết chấp nhận sự thật, dù cho điều đó có hơi phũ phàng.
  • Tập buông bớt cái tôi và việc tự cho bản thân là trung tâm của vũ trụ.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 9:

Kỹ thuật viên; Kỹ sư hóa học; Bác sĩ; Luật sư.

Ý nghĩa các con số trong thần số học - Số chủ đạo 9
Ý nghĩa con Số chủ đạo 9 trong các con số của thần số học

Số chủ đạo 10

Người có Số chủ đạo 10 trong Thần số học có hai đặc điểm nổi bật là linh hoạt và thích nghi rất nhanh. Mang trong mình bản tính vui vẻ, lạc quan; nên họ luôn nhận được sự yêu thích của mọi người. 

Khi có những chuyện tiêu cực ập đến thì họ cũng nhanh chóng bị kéo xuống theo. Thậm chí là còn khiến họ lầm đường lạc lối trong cuộc sống.

Điểm nổi bật:

  • Quảng giáo, được nhiều người yêu mến.
  • Sống lạc quan, yêu đời, can đảm, bộc trực, quyết đoán.

Điểm cần khắc phục:

  • Tập quản lý và sắp xếp quỹ thời gian.
  • Học cách kiểm soát sự bộc phát khi nóng giận.
  • Bạn nên thử học sâu thay vì học rộng như hiện tại.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 10:

Chủ doanh nghiệp; Nhà đầu tư; Luật sư; Chính trị gia; Tác giả sách; Chuyên gia Nhân đạo.

Số chủ đạo 10
Ý nghĩa của Số chủ đạo 10 trong các con số thần số học

Số chủ đạo 11

Người có Số chủ đạo 11 trong Thần số học được đánh giá là người có tiềm năng tâm linh cực cao. Họ cũng tương tự như người có Số chủ đạo số 2. 

Họ có tiềm năng phi thường để phát triển nhận thức ở Thể Siêu Thực. Nhưng có một điều đáng tiếc là, hầu hết những người có số 11 lại không thể phát huy tiềm năng bí ẩn này.

Điểm nổi bật:

  • Năng lượng tâm linh mạnh.
  • Khả năng nhận thức phi thường.
  • Hướng đến sự tinh tế và cái đẹp toàn diện.
  • Dành tình cảm sâu đậm cho những mối quan hệ.

Điểm cần khắc phục:

  • Bạn hãy học cách kết hợp một chút lý trí với tiềm năng nhận thức đã có sẵn bên trong.
  • Bạn dễ bị cám dỗ bởi vật chất và quyền lực. Thế nên bạn cũng cần kiểm soát bản thân trong những tình huống này.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 11:

Họa sĩ; Nhiếp ảnh gia; Nhà văn; Triết gia.

>> Xem thêm: Tên theo thần số học và lưu ý chọn tên con nhiều lộc phúc

Ý nghĩa các con số trong thần số học - Số chủ đạo 11
Ý nghĩa các con số đặc biệt trong thần số học – Số chủ đạo 11

Số chủ đạo 22/4

Số chủ đạo 22/4 là con số đặc biệt, được trường phái Thần số học (Nhân số học) Pitago coi là “Con số vua”. Người mang Con số chủ đạo 22/4 có tiềm năng gần như vô hạn; đồng thời dễ đạt được các mục đích có vẻ bất khả thi.

Bởi trong ý nghĩa các con số trong thần số học, 22/4 có sức mạnh tiềm ẩn nên những người này luôn xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực từ nghệ thuật đến chính trị, ngoại giao.

Điểm nổi bật:

  • Tự tin, trực giác và tính nhạy bén cao.
  • Bản năng mang nhiều cảm xúc mạnh mẽ.
  • Mang nhiều trách nhiệm với xã hội. Có tiềm năng vô hạn, và làm điều lớn.

Điểm cần khắc phục:

  • Bạn không cần quá tham công tiếc việc, vì bên cạnh bạn còn có gia đình và người thân.
  • Mỗi khi bạn không đạt được mục tiêu, bạn sẽ bất chấp lao vào cám dỗ vật chất mà từ bỏ tất cả.

Nghề nghiệp cho số chủ đạo 22/4:

Thiết kế; Kiến trúc; Kỹ sư và Chuyên viên kỹ thuật.

"Phân
Ý nghĩa các con số đặc biệt trong thần số học – Số chủ đạo 22/4

4. Cách tính năm cá nhân hiện tại trong thần số học

Ngoài xem ý nghĩa các con số trong thần số học, mỗi năm cuộc đời của ta cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn cũng nên biết cách tính con số tính năm cá nhân hiện tại trong thần số học để biết các ý nghĩa của chúng.

Cách tính năm cá nhân đơn giản như sau:

Năm cá nhân = Ngày sinh + Tháng sinh + Năm hiện tại của thế giới .

Ví dụ, bạn sinh 19/05/1997 con số cá nhân của bạn theo từng năm sẽ là:

  • Số cá nhân năm 2022=1+9+0+5+2+0+2+3=21=2+1=3.
  • Số cá nhân năm 2023=1+9+0+5+2+0+2+3=22=2+2=4.
  • Số cá nhân năm 2024=1+9+0+5+2+0+2+4=23=2+4=5.
  • Số cá nhân năm 2025=1+9+0+5+2+0+2+5=24=2+4=6.
  • Số cá nhân năm 2026=1+9+0+5+2+0+2+6=17=2+5=7.

5. Sách giải thích ý nghĩa các con số trong thần số học

Đọc đến đây, ít nhiều bạn cũng đã hiểu cơ bản về ý nghĩa của các con số chủ đạo trong Thần số học. Để bạn có thể phân tích, mở rộng và làm rõ hơn những ý nghĩa của các con số chủ đạo trong Thần số học; MarryBaby sẽ gợi ý những đầu sách hay để bạn tham khảo thêm.

5.1 Sách tiếng Việt

Dưới đây là 8 quyển sách hay để bạn có thể hiểu thêm khái niệm, nguồn gốc và cách giải mã những ý nghĩa của các con số chủ đạo trong Thần số học.

Dưới đây là một số gợi ý sách về chủ đề Thần số học và Ý nghĩa các con số trong thần số học đã được dịch sang tiếng Việt:

  1. Sách Thần số học – Tác giả  David Philip.
  2. Thần số học ứng dụng – Tác giả Joy Woodward.
  3. Mật mã Thần Số học dựa trên Pitago – Tác giả Glynis Mccants.
  4. Thần Số Học Ứng Dụng Thực Tế – Tác giả Nguyễn Đình Quang.
  5. Thay đổi cuộc sống với Thần số học – Tác giả Lê Đỗ Quỳnh Hương.
  6. Dụng Thần Bát Tự trong Ngũ hành Số mệnh học – Tác giả Lý Cư Minh.
  7. “Bí Quyết Tìm Ra Điểm Tựa Tự Nhiên Trong Số Học” của Hồ Ngọc Thuần.
  8. Chuyển hóa cuộc đời cùng Thần số học Pitago – Tác giả Michelle Buchanan.

>> Xem số mệnh con người qua ý nghĩa của các con số trong Thần số học

Sách
Sách về ý nghĩa các con số trong thần số học

5.2 Sách tiếng Anh

Bên cạnh những quyển sách tiếng Việt, bạn có thể tham khảo thêm những đầu sách quốc tế về Thần số học. Đây là cách để bạn tiếp cận với góc nhìn của mọi người trên thế giới về Thần số học là gì.

Dưới đây là một số gợi ý sách về chủ đề Thần số học và Ý nghĩa các con số trong thần số học bằng tiếng Anh:

  1. Numerology – Tác giả Hans Decoz
  2. Numerology – Tác giả Harish Johari
  3. Glynis Has Your Number – Tác giả Glynis McCant
  4. The Life You Were Born To Live – Tác giả Dan Millman.
  5. Numerology For Beginners – Tác giả Clarissa Lightheart
  6. The Numerology Guidebook – Tác giả Michelle Buchanan
  7. The Ultimate Guide to Numerology – Tác giả Tania Gabrielle
  8. The Secret Language of Birthdays – Tác giả Gary Goldschneider
  9. Numerology and the Divine Triangle – Tác giả Faith Javane and Dusty Bunker.
  10. The Complete Idiot’s Guide Numerology Workbook – Tác giả Patricia Kirkman, Katherine A.Gleason.

Nội dung trên là những gì bạn cần biết về Thần số học là gì và Ý nghĩa của các con số chủ đạo trong Thần số học. Hy vọng bài viết của MarryBaby đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này.

[key-takeaways title=”Bạn cũng có thể muốn biết thêm:”]

[/key-takeaways]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bao quy đầu là gì? Các bệnh lý thường gặp, cấu tạo và chức năng

Tuy nhiên bao quy đầu là gì và có thật sự giúp ích gì cho nam giới hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn, đồng thời giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo và chứng năng của bao  quy đầu là gì luôn nhé.

1. Bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu (foreskin/prepuce) là một lớp da bên ngoài bao phủ đầu dương vật. Lớp da quy đầu có tác dụng bảo vệ đầu dương vật khỏi các tác động từ bên ngoài như bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.

Vị trí của bao quy đầu là nằm ngay bên ngoài và bao phủ phần đầu dương vật. Bao quy đầu là một vùng da mềm, đàn hồi và có thể di chuyển theo trạng thái bình thường hay cương cứng của dương vật.

Bao quy đầu sẽ có màu hơi sẫm và đậm hơn so với màu da bình thường.

2. Cấu tạo của bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu bình thường có cấu tạo gồm hai lớp cơ trơn, mạch máu, nơ ron, da và niêm mạc. Từ khi mới sinh ra cho đến trước tuổi trưởng thành bao quy đầu luôn ôm chặt lấy dương vật bảo vệ dương vật, giúp cho dương vật phát triển bình thường.

Đến tuổi dậy thì, lớp bao quy đầu này sẽ có khả năng trượt ra và để lộ phần đầu dương vật.

Cấu tạo của bao quy đầu là gì và trông như thế nào?
Cấu tạo của bao quy đầu là gì và trông như thế nào?

3. Chức năng của bao quy đầu là gì?

Chức năng của bao quy đầu ở nam giới là một chủ đề vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong đó, một số người tin rằng bao quy đầu giúp bảo vệ dương vật và tăng độ nhạy cảm khi quan hệ. Ngược lại, một số ý kiến khác cho rằng đây chỉ là một vùng da thừa và làm nơi trú ẩn của vi khuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến những cuộc tranh luận này là để đưa ra được kết luận có nên cắt bao quy đầu hay không

Mới đây nhất, theo thông tin của trang nội dung chuyên nghiên cứu về sức khỏe dương vật nam giới – 15 Square cho rằng; bao quy đầu thật sự có lợi cho nam giới.

Vậy 5 chức năng của bao quy đầu là gì?

  1. Bảo vệ đầu dương vật: Bao quy đầu giúp giảm sự co sát giữa đồ lót và đầu dương vật.
  2. Tăng khả năng miễn dịch: Bên trong bao quy đầu có các loại tế bào Langerhans giúp tạo ra chất chống lại vi khuẩn gây hại cho dương vật.
  3. Tạo chất dịch bôi trơn âm đạo khi giao hợp: Hành động trượt lên trượt xuống của bao quy đầu khi quan hệ sẽ giúp giữ ẩm chất nhờn từ âm đạo.
  4. Tăng độ nhạy cảm khi quan hệ: Dải gờ của bao quy đầu (frenar band) là một phần trong tất cả các chức năng để giúp nam giới xuất tinh khi quan hệ.
  5. Là nguồn cung cấp mô trong phẫu thuật tạo hình niệu đạo: Hàng ngàn thụ thể được gọi là tiểu thể Meissner nằm trên bao quy đầu. Về mặt khoa học não bộ, thụ thể càng nhiều thì khả năng nhận diện cảm giác đó càng rõ.

>> Cùng chủ đề bao quy đầu: 12 tác dụng của tinh trùng là gì?

3. Các bệnh thường gặp ở bao quy đầu là gì?

3.1 Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu (phimosis) là gì?
Hẹp bao quy đầu (phimosis) là gì?

Hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng bao quy đầu không thể lột ra được và bao trùm kín cả phần đầu dương vật. Bên cạnh đó, khi đi tiểu tiện, bạn cũng sẽ cảm thấy khó chịu và hơi buốt. Thậm chí, hẹp bao quy đầu còn có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh dương vật.

Hẹp bao quy đầu thường xảy ra ở những ai chưa từng cắt bao quy đầu. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như:

  • Tính di truyền.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm ở bao quy đầu hoặc dương vật.
  • Viêm bao quy đầu do vệ sinh kém hoặc bị tác động dẫn đến tổn thương bao quy đầu.

Để xử lý tình trạng hẹp bao quy đầu, bác sĩ thường khuyến nghị 3 biện pháp sau:

  1. Cắt bao quy đầu.
  2. Vệ sinh bao quy đầu nhẹ nhàng mỗi ngày.
  3. Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi để tránh nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Mộng tinh là gì? Nam giới mộng tinh nhiều lần có sao không?

3.2 Thắt nghẹt bao quy đầu

paraphimosis
Thắt nghẹt bao quy đầu là gì? A: Bình thường; B: thắt nghẹt bao quy đầu

Thắt nghẹt bao quy đầu (paraphimosis) là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế khẩn cấp. Vì sưng bao quy đầu có thể làm giảm lưu lượng máu dẫn đến dương vật. Từ đó có thể kéo theo các biến chứng gây chết các mô.

Nguyên nhân khiến bao quy đầu bị nghẹt và sưng là gì?

  • Do lột mạnh và giữ bao quy đầu bị tuột quá lâu.
  • Bao quy đầu hẹp dẫn đến nhiễm trùng đầu dương vật.
  • Không kéo bao quy đầu trở lại vị trí cũ sau khi tuột ra và để lộ đầu dương vật.

Bạn cần điều trị y tế ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sưng và co thắt ở bao quy đầu.
  • Dương vật bị thay đổi màu sắc.
  • Đau ở quanh đầu dương vật hoặc bao quy đầu.
  • Mất cảm giác ở bao quy đầu hoặc đầu dương vật.

3.3 Nhiễm trùng bao quy đầu

Nhiễm trùng bao quy đầu gây viêm (Posthitis) là tình trạng dịch tiết và vi khuẩn ẩn trú bên dưới bao quy đầu; chất nhầy đóng thành mảng dày màu trắng có mùi hôi khó chịu.

Khi bị nhiễm trùng bao quy đầu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Ngứa hoặc đau ở đầu dương vật.
  • Xuất hiện những đốm trắng nhỏ xung quanh quy đầu và bao quy đầu.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng bao quy đầu:

  • Bệnh lậu, giang mang.
  • Mụn rộp sinh dục herpes.
  • Bệnh hạ cam mềm (chancroid).
  • Nhiễm nấm men, khuẩn chlamydia, virus HPV, trùng roi trichomonas.

Các phương pháp điều trị viêm bao quy đầu do nhiễm trùng là gì?

  • Mặc quần lót bằng cotton thoáng mát.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc cơ thể loại dịu nhẹ.
  • Bôi kem steroid hoặc thuốc mỡ có kháng sinh và chống nấm để giảm triệu chứng.
  • Giữ vệ sinh dương vật bằng nước ấm để giảm kích ứng, hạn chế tích tụ vi khuẩn và nấm làm tái nhiễm trùng.

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần vệ sinh bao quy đầu và dương vật thường xuyên.

>> Liên quan đến bao quy đầu: 12 thực phẩm tốt cho dương vật là gì?

3.4 Viêm bao quy đầu do dị ứng

Viêm nhiễm dương vật
Viêm bao quy đầu do dị ứng là gì?

Viêm bao quy đầu do dị ứng (foreskin rashes and irritation) là khi phần da quy đầu bị dị ứng với các hóa chất từ xà phòng, chất tẩy rửa hoặc chất tẩy rửa. Khi đó bạn có thể sẽ có cảm giác bị ngứa ở bao quy đầu; bao quy đầu có thể bị sưng đỏ hoặc phát ban. Trong một số trường hợp, da bao quy đầu của bạn sẽ bị khô và nứt nẻ.

Triệu chứng viêm bao quy đầu thường gặp nhất là gì?

  • Cảm giác ngứa, khô.
  • Phát ban ở vùng da quy đầu bị viêm.
  • Xuất hiện các mảng da xám, nâu hoặc đỏ trên da dương vật.

Những nguyên nhân gây viêm bao quy đầu là gì, nó bao gồm:

  • Bệnh vẩy nến.
  • Bao quy đầu bị hẹp.
  • Viêm khớp phản ứng.
  • Viêm balan mãn tính.

>> Thử thách dành cho nam giới: No Nut November – NNN là gì?

4. Cách chăm sóc bao quy đầu và dương vật

Cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật
Cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật là gì?

Để ngăn ngừa các vấn đề thường gặp ở bao quy đầu, bạn cần ưu tiên vệ sinh và giữ cho dương vật bằng nước ấm; để loại bỏ các chất bẩn và dịch nhầy chứa bên trong bao quy đầu.

[key-takeaways title=”Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh bao quy đầu và dương vật:”]

  • Bước 1: Dùng hai ngón tay kéo nhẹ nhàng bao quy đầu xuống dưới, theo chiều thân dương vật.
  • Bước 2: Sử dụng nước vệ sinh vùng kín cho nam; hoặc xà phòng dịu nhẹ và dùng nước ấm để vệ sinh phần đầu dương vật.
  • Bước 3: Dùng tay massage nhẹ nhàng phần đầu; và rãnh dương vật. Bạn lưu ý là tránh chà mạnh.
  • Bước 4: Rửa lại bằng nước sạch. Tốt nhất là nên dội nước từ từ vào dương vật; chú ý là không nên dùng vòi xịt áp lực để vệ sinh dương vật.
  • Bước 5: Sau đó nhẹ nhàng vẫy cho khô ráo; và kéo bao quy đầu trở về vị trí cũ.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Hướng dẫn tự lột bao quy đầu không đau

Nội dung trên là những gì bạn cần biết về bao quy đầu là gì; cũng như là cấu tạo và chức năng của bao quy đầu là gì,.. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ rằng bản thân đang có các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở bao quy đầu; cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nam khoa để có phương án điều trị phù hợp. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ tại cộng đồng của MarryBaby, đăng nhập ngay bạn nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Lột bao quy đầu là gì? Hướng dẫn tự lột bao quy đầu không đau

Vậy có nên tự lột bao quy đầu tại nhà hay không? Trong bài viết này, MarryBaby sẽ hướng dẫn bạn cách tự lột da quy đầu tại nhà không đau cho bé trai và cả nam giới trưởng thành.

1. Lột bao quy đầu là gì?

Lột bao quy đầu (tuột hay nong bao quy đầu) là thao tác làm giãn và kéo phần da bao quy đầu về phía sau; để lộ phần đầu dương vật ra bên ngoài.

Với sự phát triển bình thường, bao quy đầu sẽ bao quanh đầu dương vật khi nam giới còn nhỏ; và vùng da này sẽ có thể tuột ra khi nam giới đến tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nam giới bị hẹp bao quy đầu; khiến da quy đầu không thể tự tuột xuống. Bếu tình trạng này không gây đau đớn, bạn có thể thử tự tuột bao quy đầu tại nhà.

2. Khi nào quy đầu sẽ tự lột ra khỏi dương vật?

Theo thông tin của Hệ thống bệnh viện Cleveland Clinic (Hoa Kỳ), khi các bé trai dưới 2 tuổi, bao quy đầu sẽ còn dính ở đầu dương vật. Cho đến khi trẻ từ 4-5 tuổi, da quy đã dần lỏng và tự tuột khỏi đầu dương vật. Trong một số trường hợp, có những trẻ sau 10 tuổi mới có thể tự tuột bao quy đầu.

3. Có nên tự lột bao quy đầu tại nhà không?

Bạn có thể tự lột bao quy đầu tại nhà. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không tự cắt bao quy đầu tại nhà. Khác với tự tuột bao quy đầu, thủ thuật cắt bao quy đầu cần được các bác sĩ thực hiện tại bệnh viện.

Theo kết quả báo cáo được đăng tải trên tạp chí y khoa Sciencedirect năm 2016, việc tự cắt bao quy đầu có thể để lại nhiều biến chứng; thậm chí có thể gây tử vong do sốc giảm thể tích và nhiễm trùng máu dẫn đến hoại tử.

4. Lưu ý trước khi tự lột da quy đầu tại nhà

Bạn nên lưu ý vài điều khi lột bao quy đầu tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe:

  • Đảm bảo rửa tay thật sạch trước khi thực hiện.
  • Cần nhẹ nhàng khi lột bao quy đầu; để tránh làm rách và tổn thương.
  • Nếu bạn có ý định dùng kem bôi để làm mềm da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Nếu bạn cảm thấy đau hoặc bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào; hãy đi khám bác sĩ để tránh để lại các biến chứng về sau.
Lưu ý khi tự tuột bao
Lưu ý khi nam giới tự tuột bao quy đầu

5. Cách tự lột bao quy đầu tại nhà an toàn

5.1 Cách tự lột quy đầu tại nhà cho bé trai

Thông thường, việc nong hay tự tuột bao quy đầu tại nhà ở trẻ chỉ sẽ được bác sĩ chỉ định khi trẻ được chẩn đoán là bị hẹp bao quy đầu mức độ nhẹ.

Cách nong và tự lột bao quy đầu bằng tay tại nhà cho bé trai như sau:

  • Bước 1: Ba mẹ rửa sạch tay trước khi thực hiện cho con.
  • Bước 2: Sau khi bé tắm, cha mẹ dùng 2 ngón tay nhẹ nhàng kéo da quy đầu của bé về phía trên và dưới thân dương vật; và lặp lại.
  • Bước 3: Cha mẹ thực hiện mỗi ngày 1-2 lần; và duy trì khoảng 2 tháng để da quy đầu dần dần lỏng ra.

LƯU Ý: Nếu không tự tin để thực hiện; cha mẹ có thể nhờ nhân viên y tế hướng dẫn thực hiện lần đầu tiên để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

>> Hướng dẫn: Cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh

5.2 Cách tự lột quy đầu tại nhà cho nam giới trưởng thành

Đối với nam giới trưởng thành, lúc này dương vật đã phát triển lớn hơn, nên việc tự lột bao quy đầu sẽ chia thành từng giai đoạn cụ thể.

Giai đoạn 1: Khi da bao quy đầu chưa tách khỏi quy đầu

  • Nhẹ nhàng massage làm giãn và kéo da quy đầu theo chiều ngang.
  • Nếu da bao quy đầu dần tách ra và bạn không bị đau; bạn có thể thử giữ nguyên tư thế này trong 30 giây; thả lỏng; lặp lại khoảng 5-10 lần.
  • Bạn duy trì thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày và kéo dài trong khoảng 2 tháng để thấy sự co giãn của bao quy đầu.
Giai đoạn 1: Khi da bao quy đầu chưa tách khỏi quy đầu
Giai đoạn 1: Khi da bao quy đầu chưa tách khỏi quy đầu. (Nguồn ảnh: Wiki How)

Giai đoạn 2: Khi bạn thấy bao quy đầu dần tách và giãn ra

  • Nhẹ nhàng kéo lớp da về phía dưới thân dương vật. Đồng thời massage các mép của da bao quy đầu trong 30-60 giây.
  • Kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy da bao quy đầu bắt đầu giãn ra và dần tuột xuống sau mỗi ngày thực hiện.
Giai đoạn 2: Khi bạn thấy bao quy đầu dần tách và giãn ra
Giai đoạn 2: Khi bạn thấy bao quy đầu dần tách và giãn ra. (Nguồn ảnh: Wiki How)

Giai đoạn 3: Khi bạn có thể cho ngón tay vào trong bao quy đầu

  • Tiếp tục hãy nhẹ nhàng xoa bóp và làm mềm bao quy đầu theo chiều ngang.
  • Đồng thời, bạn đừng quên kéo giãn dây hãm bao quy đầu theo chiều dài (như hình minh họa).
Lột bao quy đầu
Giai đoạn 3: Khi bạn có thể cho ngón tay vào trong bao quy đầu  (Nguồn ảnh: Wiki How)

Bên cạnh đó, trong mỗi buổi đi tắm, bạn cũng nên tắm với nước nóng. Với nhiệt độ này phần da quy đầu sẽ mềm và dễ co giãn hơn. Để thấy được hiệu quả bạn nên duy trì thực hiện theo tuần tự các bước và kiên trì khoảng 2 tháng.

>> Hướng dẫn: Cách vệ sinh dương vật tại nhà an toàn và đúng cách

5.3 Cách lột bao quy đầu kết hợp dùng thuốc

Ngoài cách lột bao quy đầu bằng tay, bạn có thể tuột bao quy đầu bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc như:

  • Bôi kem hoặc gel steroid để giúp làm mềm bao quy đầu.
  • Bôi kháng sinh, nếu bao quy đầu hoặc đầu dương vật bị nhiễm trùng

Việc dùng thuốc có thể cho thấy kết quả sau 4-6 tháng thực hiện. Nếu phương pháp này không có kết quả, và bạn gặp phải những triệu chứng khó chịu đi kèm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bao quy đầu.

6. Lột bao quy đầu bị đau phải làm sao?

Việc tự tuột bao quy đầu dẫn đến đau đớn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể mà bạn sẽ có cách xử trí của riêng mình.

Vội vã, hấp tấp khi nong bao quy đầu: Da bao quy đầu của một số bạn nam cần thời gian để nong ra từ từ. Trong giai đoạn đầu tự tuột bao quy đầu, bạn hãy chậm rãi, cẩn thận; đừng quá hấp tấp để tuột nhanh bao quy đầu xuống nhé.

Thực hiện việc lột bao quy đầu sai cách: Tùy vào mỗi giai đoạn của bao quy đầu, mà cách bạn tự nong có các bước thực hiện khác nhau. Do đó, bạn cần chú ý thực hiện tuần tự để tránh bị đau trong lúc lột bao quy đầu nhé.

Mắc phải vấn đề bệnh lý liên quan đến bao quy đầu: Một số bệnh lý nam khoa như hẹp bao quy đầu; viêm bao quy đầu có thể khiến bạn bị đau. Trong trường hợp này, bạn hãy đến phòng khám bác sĩ nam khoa để hiểu rõ hơn tình trạng của mình.

7. Lợi ích của việc tự tuột bao quy đầu

Thật ra, việc lột bao quy đầu vô cùng có lợi cho nam giới trong việc chăm sóc và giữ vệ sinh dương vật.

Cụ thể hơn, tuột bao quy đầu sẽ mang lại những lợi ích sau đây:

  • Vệ sinh dương vật dễ dàng và đơn giản hơn: Lột bao quy đầu sẽ để giúp lộ phần đầu dương vật. Từ đó sẽ giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng và thuận tiện hơn. 
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu: Trường hợp nam giới chưa lột bao quy đầu, các chất dịch, chất nhờn và nước tiểu sẽ dễ đọng lại ở bao quy đầu; dẫn đến nhiễm khuẩn. Nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến tiết niệu.
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs): Tương tự, việc lột bao quy đầu sẽ hạn chế những rủi ro về nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục (STDs).
  • Phòng ngừa các vấn đề khác về dương vật: Lột bao quy đầu sẽ giúp nam giới tránh khỏi những bệnh lý như hẹp bao quy đầu, viêm nhiễm đầu dương vật do hẹp quy đầu,..

Nội dung trên là tất cả những gì mà bạn cần biết về việc lột bao quy đầu là gì; đồng thời giải đáp thắc mắc có nên tự lột bao quy đầu tại nhà không. Để đặt thêm những câu hỏi về việc chăm sóc bao quy đầu với bác sĩ nam khoa; bạn hãy đăng nhập và tham gia cộng đồng của MarryBaby nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không?

Cũng chính vì vậy mà nhiều mẹ bỉm thắc mắc rằng là có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không. Vì các mẹ sợ các con không phát triển tốt khi thiếu sữa mẹ. Để trả lời cho câu hỏi có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú hay không; cùng MarryBaby theo dõi nội dung này mẹ nhé!

1. Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không?

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm không thì câu trả lời là CÓ. Lý do là vì dạ dày của bé dưới 1 tháng tuổi còn rất nhỏ, bé cần được đánh thức để bú sữa giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể (theo nghiên cứu của trường Đại học Stanford Medicine Children’s Health).

Do đó, mẹ cần đánh thức bé dậy sau mỗi 3–4 giờ để cho bé bú cho đến khi trẻ có dấu hiệu tăng cân tốt; đặc biệt là trong vài tuần đầu tiên sau sinh. Cho đến khi trẻ đã được 2-3 tháng tuổi, bé có thể ngủ giấc dài hơn (5-6 tiếng); tuy không phải đứa trẻ nào cũng vậy.

Nhìn chung, chăm sóc trẻ một tháng đầu sau sinh rất vất vả. Để đảm bảo bé có thể phát triển tối ưu nhất, cha mẹ hãy cố gắng đảm bảo con có đủ dưỡng chất từ sữa mẹ; và ngủ đúng giấc và đủ thời gian nhé.

Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm hay không?
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm hay không? Hoàn toàn không nên cha mẹ nhé.

2. Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú

Sau khi biết có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy để bú đêm hay không; MarryBaby mách cha mẹ cách đánh thức bé:

  • Chạm nhẹ bé: Cù nhẹ vào chân hoặc xoa nhẹ tay, chân và lưng bé.
  • Thay tã cho bé: Chuyển động và cảm giác thay tã sẽ đánh thức bé dậy.
  • Lau mặt cho bé: Nhẹ nhàng lau mặt cho trẻ bằng khăn ướt sạch và ấm.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ: Vỗ và xoa lưng bé có thể giúp mẹ đánh thức bé dậy bú.
  • Nói chuyện với bé: Chỉ cần nghe thấy giọng nói của mẹ cũng đủ để đánh thức bé dậy.
  • Vuốt ve má của bé: Nếu mẹ đã cho bé ngậm vú nhưng bé không chịu bú, hãy vuốt ve nhẹ nhàng má trẻ.
  • Gỡ mền khỏi người bé: Sự thay đổi nhiệt độ sẽ giúp đánh thức bé; tuy nhiên, mẹ đừng cởi quần áo của bé nhé.
  • Giảm ánh sáng trong phòng: Mắt của trẻ rất nhạy cảm với ánh sáng chói. Trẻ nhỏ có thể dễ mở mắt hơn và thức dậy trong phòng tối hơn.
Cách đánh thức bé dậy
Có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú? Có, nhưng cần lưu ý cách đánh thức bé.

3. Cho trẻ bú đêm như thế nào là đúng cách?

Sau khi mẹ đã biết, là khi nào nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm; các mẹ cũng muốn biết cách cho trẻ bú đêm như thế nào là đúng và an toàn. Các mẹ nên lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo việc cho trẻ bú đêm hoàn toàn đúng cách nhé. 

Những lưu ý bao gồm:

  • Mẹ nên mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ để dễ dàng cho trẻ bú lúc nửa đêm.
  • Chuẩn bị sẵn đồ dùng gần tay mẹ: Mẹ nên chuẩn bị sẵn bình nước; tã; hoặc đồ ăn nhẹ cho mẹ, để mẹ tiện lấy và không phải di chuyển tạo ra tiếng động lúc nửa đêm.
  • Hạn chế bật đèn sáng khi trẻ bú đêm: Nếu cần thiết, mẹ có thể sử dụng đèn ngủ để dễ dàng quan sát con; đồng thời cũng giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ sau khi bú đêm xong.
  • Cho bé bú đúng tư thế: Trong bài viết hướng dẫn cho con bú đúng tư thế MarryBaby đã từng đề cập; mẹ nên đặt con trong tư thế nằm nghiêng để tránh tình trạng bé bị sặc khi bú mẹ. Nếu bồng bé quá lâu khiến mẹ bị mỏi thì mẹ nên nằm nghiêng sang một bên, đặt phần đầu và cổ của bé lên gối cao để hạn chế bé sặc sữa; nhất là những mẹ có sữa nhiều.
  • Sức khỏe của mẹ là quan trọng: Mẹ nên tranh thủ nghỉ ngơi và ăn uống mỗi khi có thể, để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của mẹ. Đây là cách giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chăm con; đồng thời hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Tham khảo nội dung chủ đề “có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú đêm”:

Đừng quên đăng nhập vào MarryBaby để nhận cập nhật mới nhất về cách nuôi dạy và chăm sóc con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Có nên dùng thuốc làm mềm phân cho bé không?

Khi nhận thấy tình trạng táo bón ở trẻ, nhiều mẹ cũng thử tìm kiếm các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân cho bé dễ đi ngoài. Mặc dù các loại thuốc nhuận tràng là có công dụng, nhưng mẹ cũng cần biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn cho con.

1. Thuốc làm mềm phân cho bé là gì?

Thuốc làm mềm phân cho bé (stool softener)thuốc thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng giúp giảm tình trạng táo bón. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng khả năng hấp thụ nước và chất béo của phân. Nhờ đó mà phân trở nên mềm hơn và giúp bé đi ngoài dễ hơn.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc làm mềm phân cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón. Nhưng để đánh giá có nên dùng hay không; cha mẹ phải hỏi ý kiến và nhận chỉ định từ bác sĩ; tuyệt đối không tự ý sử dụng loại thuốc này cho bé.

2. Các loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân cho bé

Mặc dù tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tự khỏi nhờ vào chế độ ăn uống phù hợp. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, các bác sĩ Nhi Khoa cũng có thể chỉ định một số thuốc nhuận tràng; hoặc thuốc làm mềm phân cho bé như sau:

2.1 Thuốc bổ sung chất xơ

Đây là nhóm thuốc chứa phần lớn chất xơ từ vỏ, hạt, cũ,..Khi trẻ uống vào, thuốc sẽ phát huy công dụng bằng cách hút nước từ ruột làm cho phân mềm và lớn hơn. Tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.

2.2 Nhóm thuốc làm mềm phân cho bé

Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào phân; giúp cho phân mềm hơn và bé có thể dễ dàng tống ra ngoài mà không cần rặn. Nhờ đó mà bé đi ngoài dễ dàng hơn.

2.3 Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng cho trẻ nhóm này có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài. Một số thuốc điển hình thuộc nhóm này như Lactulose (Duphalac), sorbitol (Sorbitol, Microlax).

Loại thuốc nhuận tràng Duphalac có công dụng làm mềm phân, hỗ trợ cải thiện nhu động ruột, cải thiện triệu chứng cấp tính của tình trạng táo bón. Duphalac đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trên trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. 

Thuốc làm mềm phân cho bé Duphalac

2.4 Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng, có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.

Các nhóm thuốc trên đây là các loại thuốc không kê đơn (OTC). Nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đồng thời có thể dễ tìm mua tại các quầy thuốc bán lẻ.

>> Mẹ xem thêm: Màu phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

3. Có nên dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân cho bé?

Như đã nêu ở trên, việc dùng thuốc làm mềm phân cho bé cần có sự chỉ định và tham vấn từ bác sĩ nhi khoa.

Hầu hết các loại thuốc làm mềm phân cho bé đều được đánh giá là an toàn. Nhưng thuốc sẽ không thể phát huy tối đa công dụng nếu cha mẹ không cho bé sử dụng đầy đủ liều lượng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau.

Lưu ý khi sử dụng thuốc làm mềm phân cho bé

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại bệnh viện Nhi Trung Ương đưa ra một số lưu ý cho cha mẹ khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng; thuốc làm mềm phân cho bé như sau:

  • Đảm bảo trẻ uống đủ 6-8 cốc nước mỗi ngày.
  • Cho trẻ uống thuốc vào cùng giờ mỗi ngày.
  • Cha mẹ có thể trộn thuốc với nước lọc hoặc nước trái cây.
  • Cha mẹ nên tìm hiểu và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng liều thuốc tối thiểu và tối đa để có thể điều chỉnh kịp thời nếu cần; trước khi đi tái khám.

Bên cạnh đó, nếu trẻ đang gặp phải tình trạng táo bón kéo dài; đi ngoài ra máu; kèm theo mệt mỏi bỏ bú chán ăn; chướng bụng,..Cách tốt nhất là cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có hạt vàng nhầy, hạt trắng có đáng lo ngại không?

4. Dùng thuốc mềm phân cho bé có an toàn không?

Câu trả lời là CÓ. Vì thành phần chính của thuốc làm mềm phân cho bé là Glycerine. Đây là một chất giúp bôi trơn lớp lót hậu môn khi được đặt bên trong trực tràng. Miễn sao cha mẹ cần đảm bảo là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.

Để chọn được loại thuốc nhuận tràng phù hợp, cha mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân tại sao trẻ bị táo bón. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng của bé đã dần thuyên giảm, cha mẹ cũng nên giảm dần liều lượng thuốc cho con; và nhớ là không ngưng thuốc đột ngột.

Thuốc làm mềm phân có an toàn không?

5. Các phương pháp khác giúp điều trị táo bón ở trẻ

Để điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh, các bác sĩ có thể gợi ý cho cha mẹ vài cách sau đây:

  • Tắm nước ấm cho bé: Tắm nước ấm là cách giúp bé thư giãn và làm dịu phần hậu môn của bé. 
  • Massage bụng cho bé: Mẹ có thể đặt bé nằm xuống giường và thực hiện massage bụng cho bé. Nhằm kích thích ruột vận động và làm giảm các cơn đau khi bé đi ngoài.
  • Đối với bé đã bú sữa công thức: Mẹ cần điều chỉnh lại lượng nước pha với bột sữa sao cho phù hợp. Có thể là mẹ đang pha sữa quá đặc cho em.
  • Đối với bé đã có thể uống nước lọc: Mẹ hãy cho bé uống thêm nhiều nước lọc và nước trái cây nguyên chất. 

Nếu bé từ 9 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể kèm thêm quả mận, quả mơ hầm vào bữa ăn của trẻ. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé ăn ngũ cốc để làm giảm tình trạng táo bón sớm nhé.

>> Cùng thắc mắc với mẹ:

Nhìn chung, thuốc làm mềm phân cho bé là an toàn nếu được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu có ý muốn sử dụng thuốc cho bé nếu nhận thấy con bị táo bón và đi ngoài phân cứng nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Dinh dưỡng cho bé Năm đầu đời của bé

5 Cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm ngon miệng, đủ dưỡng chất

Nội dung dưới đây, MarryBaby mách mẹ 5 cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm, đồng thời bài viết sẽ hướng dẫn mẹ cách chọn, sơ chế và bảo quản cá ngừ đến tận 2 tháng. Mẹ đọc tiếp nhé!

1. Khi nào bé ăn được cháo cá ngừ?

Theo khuyến cáo từ bác sĩ nhi, mẹ có thể nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm khi từ 6 tháng tuổi trở đi, với tần suất ăn tối đa là 2 lần mỗi tuần. Bên cạnh việc cho bé ăn cháo cá ngừ, mẹ có thể kết hợp thêm các loại cá khác khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm.

LƯU Ý: Có nhiều loại cá ngừ khác nhau, một số loại có nhiều thủy ngân hơn loại khác (cá ngừ albacore, cá ngừ thịt trắng,…). Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ liệt kê cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp; và do đó, nó là lựa chọn an toàn khi cho bé tập ăn dặm.

Trường hợp mẹ tập cho bé ăn dặm cháo cá ngừ; hãy sử dụng cá ngừ đóng hộp có dán nhãn “nhẹ” hoặc cá ngừ vằn. Với các loại cá ngừ khác, mẹ kiên nhẫn đợi đến khi bé 2-3 tuổi rồi mới cho ăn.

2. Lợi ích của cháo cá ngừ đối với bé

Dựa theo bảng giá trị dinh dưỡng từ Nutrition Value, cá ngừ là một loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, giàu chất béo tốt như Omega-3; vitamin nhóm B, nhưng lại rất ít calo

Các món ăn được chế biến từ cá ngừ tốt cho sức khỏe của bé do axit béo omega-3 như DHA có sẵn trong cá giúp bé tăng trưởng và phát triển. Ngoài ra, omega-3 còn giúp phát triển trí não; axit béo từ cá ngừ hỗ trợ bảo vệ tim bằng cách giảm nguy cơ huyết áp cao.

3. Cho bé ăn cháo cá ngừ nhiều có sao không?

Câu trả lời là CÓ. Mặc dù cá ngừ là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều cá ngừ bé có thể sẽ gặp phải tình trạng sức khỏe như:

3.1 Nhiễm thủy ngân

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và băn khoăn khi cho bé ăn cháo cá ngừ. Lý do là vì sợ bé bị nhiễm thủy ngân. Trong các loại hải sản thông thường, cá ngừ được xem là loại cá có chứa nhiều thủy ngân hơn so với cá hồi; tôm; sò điệp và hàu.

Những tác hại mà thủy ngân có thể gây ra đối với sức khỏe của bé:

  • Suy giảm trí nhớ.
  • Giảm khả năng hoạt động của não.
  • Tiếp xúc với thủy ngân trong thời gian dài có thể tăng khả năng trầm cảm và mắc bệnh tim.

3.2 Gây dị ứng

Không riêng cá ngừ, do cơ thể và hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên có thể sẽ bị dị ứng từ thực phẩm. Mặc dù nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cá ngừ ít có khả năng khiến trẻ cũng như là người lớn bị dị ứng.

Nhưng nếu đây là lần đầu mẹ cho bé thử món mới, cụ thể là cá ngừ; mẹ cần quan sát xem là bé có bị dị ứng không nhé. Dấu hiệu trẻ bị dị ứng là bé bị nổi mề đay, phát ban, bị sưng (môi, mắt, lưỡi), tiêu chảy,…

>> Nội dung liên quan: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

4. Hàm lượng cá ngừ mà bé có thể ăn

hàm lượng bé có thể ăn

Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ môi trường EPA, nếu cha mẹ có ý định cho bé ăn cá ngừ, thì cha mẹ có thể cho bé ăn từ 2 -3 lần mỗi tuần; hoặc cá ngừ đóng hộp là an toàn nhất. 

Hàm lượng cá ngừ cho mỗi bữa ăn (một khẩu phần) là:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: ít hơn 30 gram.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi: 30 gram.
  • Trẻ 4 – 7 tuổi: 60 gram.
  • Trẻ 8 – 10 tuổi: 90 gram.
  • Trẻ từ 11 tuổi: 120 gram.

Đồng thời, Cục quản lý và an toàn thực phẩm FDA khuyến khích cha mẹ cần tránh cho bé ăn các loại cá như: cá kiếm, cá mập, cá ngói, cá thu vua vì chứa nhiều thủy ngân.

>> Mẹ nên xem: Bật mí 9 công thức ăn dặm cho bé chống ngán

5. Bí quyết chọn cá ngừ để nấu cháo cho bé thơm ngon

Để nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm được thơm ngon và đủ chất, trước tiên là mẹ cần đảm bảo được nguồn nguyên liệu tươi ngon. Dưới đây MarryBaby chia sẻ cho mẹ cách chọn, cách cơ chế và cả cách bảo quản cá ngừ nhé.

5.1 Cách chọn cá ngừ ngon

Cá ngừ tươi: Bằng cách quan sát, mẹ có thể nhận biết được cá ngừ tươi là mắt cá còn trong; bên trong mang cá còn đỏ tươi; thịt cá còn đàn hồi tốt khi ấn tay vào phần bụng. Hoặc mẹ có thể nhờ người bán dùng kim xăm thịt để đảm bảo phần thịt bên trong.

Cá ngừ đông lạnh: Đối với những mẹ mua cá ngừ ở siêu thị thì điều cần làm nhất chính là kiểm tra hạn sử dụng. Tiếp theo đó là kiểm tra bao bì xung quanh. Để đảm bảo cá ngon, mẹ nên tránh những miếng cá có đóng lớp tuyết dày; vì đó miếng cá đã bảo quản lâu.

5.2 Cách sơ chế cá ngừ

Để món cháo cá ngừ của bé không bị tanh mẹ cần biết cách sơ chế để làm sạch nhớt và khử mùi tanh của cá. 

Cách sơ chế như sau:

  • Đối với cá ngừ đông lạnh, mẹ nên rã đông từ từ bằng cách để bên ngoài với nhiệt độ bình thường. Vì thịt cá sẽ bị nhão và nát nếu mẹ rã đông đột ngột.
  • Sau khi rã đông, mẹ rửa sạch rồi ngâm cá với một ít rượu trắng hoặc nước vo gạo trong 15 phút. Rồi xả lại với nước sạch rồi vớt ra rổ để ráo. Mẹ nhớ là sơ chế vừa đủ lượng thịt cá chứ không sơ chế toàn bộ và bảo quản lại sau đó. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá.
  • Nếu luộc cá thì mẹ vớt cá ra để nguội rồi tách bỏ xương và xé nhỏ thịt cá. Chú ý là lọc sạch xương cá để tránh trẻ bị hóc xương.

5.3 Cách bảo quản cá ngừ

Bảo quản trong hầm đá cách nhiệt

Cá ngừ sau khi được đánh bắt sẽ được bảo quản bằng cách dùng đá lạnh nhét đầy bụng và mang cáo. Sau đó đem bảo quản trong hầm lạnh ở 0 độ C với đá dày từ 30 – 35cm bên dưới. Nếu đảm bảo độ lạnh và cách nhiệt tốt, có thể giữ cá tươi từ 15 – 20 ngày.

Bảo quản bằng tủ đông

Cá ngừ cần được làm sạch, loại bỏ hết máu, bỏ phần mang, nội tạng và cắt gân đuôi. Sau đó mẹ làm sạch cá nhiều lần bằng nước để loại bỏ lớp nhớt và vi khuẩn trên da. Tiếp đến mẹ cho cá ngừ vào túi zip có đục lỗ và bảo quản trong ngăn đông từ -2 đến 0 độ C. Cách này sẽ giúp mẹ bảo quản cá ngừ từ 1 -2 tháng.

6. Cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm

6.1 Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm

Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm là món ăn phổ biến. Món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng này giữ đúng vị ngọt của cá ngừ, đồng thời cung cấp chất sắt giúp phòng chống bệnh thiếu máu ở trẻ.

Nguyên liệu:

  • Thịt cá ngừ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gia vị ăn dặm cho bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Làm sạch cá ngừ rồi xát với ít muối và rượu trắng để khử mùi tanh. Luộc chín rồi vớt ra, gỡ bỏ xương và xé nhỏ cá.
  • Bước 2: Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nước luộc cá nấu thành cháo chín nhừ.
  • Bước 3: Cho dầu ăn cho bé vào chảo rồi đổ thịt cá ngừ đã xé nhỏ vào xào với lửa nhỏ.
  • Bước 4: Thêm thịt cá đã xào vào cháo rồi đảo đều tay. Cho thêm ít dầu oliu cho bé để tăng hương vị cho món ăn.
  • Bước 5: Múc cháo ra bát, để ấm và cho bé thưởng thức.

>> Mẹ xem thêm: 9 cách nấu cháo cá hồi cho bé 7 – 10 tháng tuổi ăn dặm

Cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm

6.2 Cháo cá ngừ nấu cà rốt cho bé

Món cháo cá ngừ ăn dặm cho bé kết hợp cà rốt là món ăn chế biến đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn giữ được sự thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng có trong món ăn.

Nguyên liệu:

  • Thịt cá ngừ.
  • 1/2 củ cà rốt.
  • 50g gạo tẻ.
  • 50g gạo nếp.
  • Gia vị cho bé ăn dặm.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Trộn đều 2 loại gạo với nhau, ngâm trong nước 60 phút cho đến khi mềm rồi nấu thành cháo chín nhừ.
  • Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch cà rốt với nước rồi thái dạng hạt lựu. Hấp chín rồi nghiền nguyễn.
  • Bước 3: Làm sạch cá ngừ rồi xát với ít muối và rượu trắng để khử mùi tanh. Luộc chín rồi vớt ra, gỡ bỏ xương và xé nhỏ cá ra.
  • Bước 4: Cho thịt cá vào chảo có phết ít dầu ăn cho bé. Lúc xào có thể cho một ít nước vào, đảo đều để thịt cá không bị vón cục rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Thêm ít dầu oliu cho bé rồi để cháo ấm và cho bé ăn.

>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo cá chẽm với cà rốt cho bé ăn dặm

Cháo cá ngừ cà rốt
Cháo cá ngừ cà rốt cho bé

6.3 Cháo cá ngừ nấu bí đỏ cho bé ăn dặm

Trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi, chắc chắn là không thể thiếu món cháo cá ngừ bí đỏ cho bé ăn dặm. Bên cạnh đó, bí đỏ còn là nguyên liệu phổ biến được nhiều mẹ Việt sử dụng.

Nguyên liệu:

  • Thịt cá ngừ.
  • 50g bí đỏ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gia vị ăn dặm cho bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ thành cháo.
  • Bước 2: Làm sạch cá ngừ rồi xát với ít muối và rượu trắng để khử mùi tanh. Luộc chín rồi vớt ra, gỡ bỏ xương và xé nhỏ cá.
  • Bước 3: Gọt vỏ, rửa sạch bí đỏ rồi cắt thành miếng mỏng. Hấp chín và tán nhuyễn bí đỏ.
  • Bước 4: Phết ít dầu ăn cho bé vào chảo rồi cho thịt cá ngừ vào đảo đều liên tục với lửa nhỏ. Thêm ít nước vào để cá không bị vón cục.
  • Bước 5: Cho thịt cá đã xào với bí đỏ đã nhuyễn vào cháo rồi trộn đều và tắt bếp. Cho ít dầu oliu vào chén là cho bé ăn được rồi đó mẹ ơi.

>> Xem thêm: 6 món cháo bí đỏ thơm ngon giàu dinh dưỡng cho bé

Cách nấu cháo cá ngừ với bí đỏ cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo cá ngừ với bí đỏ cho bé ăn dặm

6.4 Cháo cá ngừ nấu khoai môn cho bé

Cháo cá ngừ nấu với khoai môn cho bé ăn dặm là một sự kết hợp làm tăng thêm vị béo và độ sệt cho món cháo.

Nguyên liệu:

  • 1 miếng cá ngừ vừa đủ bé ăn.
  • 1 củ khoai môn.
  • 1 củ dền đỏ.
  • 50g gạo tẻ.
  • Dầu oliu cho bé. 

Cách chế biến:

  • Bước 1: Vo gạo sạch rồi cho vào nồi nấu nhừ thành cháo.
  • Bước 2: Làm sạch cá ngừ rồi xát với ít muối và rượu trắng để khử mùi tanh. Luộc chín rồi vớt ra, gỡ bỏ xương và xé nhỏ cá.
  • Bước 3: Phết ít dầu ăn cho bé vào chảo rồi cho thịt cá ngừ vào đảo đều.
  • Bước 4: Gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu cả khoai môn và củ dền. Hấp chín và nghiền nhuyễn.
  • Bước 5: Cho cá ngừ đã xào vào cháo, khuấy đều rồi thêm khoai môn, củ dền nấu trong 3 phút rồi tắt bếp. Múc cháo ra bát, thêm dầu oliu cho bé và cho bé ăn.
Cháo cá nấu với khoai môn
Cách nấu cháo cá ngừ nấu với khoai môn cho bé ăn dặm

6.5 Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm nấu với khoai tây

Sự kết hợp giữa cá ngừ và khoai tây sẽ là một món cháo cá ngừ cho bé vô cùng dinh dưỡng và thơm ngon. Ở Nhật, các bé cũng thường được ăn dặm với món này đó mẹ ơi.

Nguyên liệu:

  • Thịt cá ngừ.
  • 1 củ khoai tây.
  • 50g gạo tẻ.
  • Gia vị cần dùng dành cho bé.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Gọt vỏ, rửa sạch khoai tây rồi cho vào nồi hấp chín. Nghiền nhuyễn khoai đã chín.
  • Bước 2: Gạo vo sạch, ngâm nước trong 60 phút cho mềm rồi vớt ra nấu chín nhừ thành cháo.
  • Bước 3: Làm sạch cá ngừ rồi xát với ít muối và rượu trắng để khử mùi tanh rồi hấp chín và gỡ bỏ xương, xé nhỏ thịt cá.
  • Bước 4: Phết ít dầu ăn cho bé vào chảo, cho cá vào xào với lửa nhỏ.
  • Bước 5: Cho khoai tây đã nghiền cùng với thịt cá ngừ đã xào vào cháo, đảo đều tay rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén đợi nguội và cho bé ăn mẹ nhé.
Cháo cá ngừ khoai tây
Cháo cá ngừ khoai tây cho bé ăn dặm

Cháo cá ngừ cho bé ăn dặm là món ăn bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho con nhờ giá trị dinh dưỡng cao của cá ngừ. Bên cạnh những món trên, mẹ có thể kết hợp nấu cháo cá ngừ cho bé ăn dặm cùng nhiều loại rau củ quả khác, để bé được hấp thụ đa dạng dinh dưỡng mẹ nhé.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Áp lực đồng trang lứa (peer pressure) ảnh hưởng tâm lý như thế nào?

Vậy áp lực đồng trang lứa là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết và cách vượt qua như thế nào? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!

1. Áp lực đồng trang lứa là gì?

Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ – APA, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là khái niệm chỉ sự ảnh hưởng của bạn bè lên một người khiến họ cảm thấy phải hòa nhập; hoặc tuân theo quy tắc, kỳ vọng của tập thể.

Peer pressure có thể khiến bạn thấy bị áp lực; bị so sánh; hoặc phải thực hiện những hành vi mà một nhóm cho là phù hợp hoặc không phù hợp.

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất phát từ chính nội tâm của bạn; hoặc do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh. Tình trạng này có thể tạo ra những động lực tích cực; nhưng cũng có thể đánh gục tinh thần và thể chất của bạn.

2. Biểu hiện của áp lực đồng trang lứa là gì?

Tùy vào lứa tuổi và cách suy nghĩ ở mỗi giai đoạn, tình trạng áp lực đồng trang lứa sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhìn chung, khi bạn tự so sánh hoặc người khác so sánh bản thân bạn với người đồng trang lứa; nguy cơ bạn bị ảnh hưởng tiêu cực từ peer pressure là rất cao.

Những biểu hiện thường thấy khi bạn bị peer pressure:

  • Mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều.
  • Sa sút trong học tập và công việc.
  • Luôn so sánh mình với người khác.
  • Cảm thấy tự ti và không tin vào khả năng của bản thân.
  • Tự trách bản thân vì không cố gắng để được như các bạn.
  • Cố gắng thể hiện bản thân rằng mình không thua kém người khác.
  • Cạnh tranh không lành mạnh, gây áp lực tinh thần rằng mình phải giỏi nhất.
  • Luôn chịu một loại áp lực mang tên “phải cố gắng hơn nữa, hơn nữa”. Và đây là nguy cơ khiến một cá nhân dễ rơi vào trạng thái kiệt quệ (burn-out).

>> Cùng chủ đề: Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Peer Pressure là gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Peer Pressure là gì?

3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực đồng trang lứa

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng, tại sao một đứa trẻ phải chịu áp lực đồng trang lứa? Lý do là vì trẻ mong muốn được yêu thích; và trẻ thường nghĩ rằng đáp ứng kỳ vọng của bạn bè sẽ giúp hòa nhập tốt hơn.

Bên cạnh đó, nỗi lo của các bé là sợ bạn bè trêu chọc khi chúng không tương đồng với nhóm. Thành thử, chúng phải đi cùng với nhóm; hoặc phải học cách thực hiện các hành vi giống với nhóm.

Một số nguyên nhân khác:

  • Ảnh hưởng từ định kiến xã hội: Nhất là ở các nước phương Đông, người lớn ở thế hệ trước thường xuyên tạo áp lực cho các con bằng quan niệm “con nhà người ta”. 
  • Ảnh hưởng từ mạng xã hội: Đây là nơi thường xuyên đưa tin và đề cao những người thành công về tiền bạc; địa vị; ngoại hình,..
  • Chưa thấu hiểu bản thân: Về bản chất, những ai chưa thấu hiểu bản thân sẽ thường xuyên tự ghen tị, so sánh bản thân thấp hơn người khác,… Lý do là vì các em chưa có trải nghiệm sống; cũng như là chưa biết bản thân muốn gì.

Trong khi đó, mỗi người trong chúng ta sẽ có mục tiêu và tốc độ phát triển khác nhau. Nhưng ngặt nỗi, cũng chính chúng ta lại tự tạo áp lực cho bản thân bằng cách tự so sánh; tự đánh giá thấp chính mình; hay thậm chí là đặt kỳ vọng chưa phù hợp cho bản thân.

>>  Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách ngăn ngừa

Vậy áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng đến tâm lý như thế nào? Và có ưu nhược điểm gì không?

4. Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực?

4.1 Ảnh hưởng tích cực của áp lực đồng trang lứa

Đây là dạng peer pressure mà khi bạn bè, đồng nghiệp của bạn ủng hộ; tán thành; hoặc tạo ra áp lực để bạn thực hiện những hành vi nhằm mang lại lợi ích cho bản thân bạn.

Nhờ vào sự cạnh tranh lành mạnh này, bạn sẽ có động lực để hành động ngay lập tức. Ví dụ:

  • Bạn và bạn của mình tạo áp lực cho nhau để cùng đi tập thể dục đều đặn.
  • Khuyến khích để cùng nhau tiết kiệm một khoảng tiền cho tương lai khi về già.
  • Thúy đẩy và cạnh tranh nhau về việc học tập, đạt điểm cao trong kỳ thi, thành tích công việc,…
  • Ngăn cản bạn thực hiện những hành vi bất hợp pháp; hoặc khi liên tục sử dụng chất kích thích.
  • Người bạn này là một hình mẫu để bạn phấn đấu mà không hề cảm thấy áp lực vì sự thua kém. Thay vào đó là cảm giác biết ơn vì đã đồng hành.

4.2 Ảnh hưởng tiêu cực của áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure) là gì?
Áp lực đồng trang lứa có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như đua đòi theo các thói quen không lành mạnh

Đây là tình trạng mà khi bạn liên tục phải chịu áp lực vì phải thực hiện một hành vi nào đó; với mong muốn được hòa nhập với đám đông và xã hội. 

Ví dụ như:

  • Bạn bị ép uống rượu, sử dụng ma túy hoặc quan hệ tình dục.
  • Trầm cảm, luôn cảm thấy lo lắng và áp lực vì tập thể quá xuất chúng.
  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm vì làm việc quá sức, nhưng không hiệu quả.
  • Đánh mất sự tự tin và tự tôn của bản thân khi phải chạy đua theo mục tiêu của người khác.
  • Vì muốn thể hiện bản thân không thua kém người khác, nên cá nhân dễ bị kích động khi bị ai đó khiêu khích.
  • Vì những áp đặt mong muốn từ xã hội và những người xung quanh nên bạn cố mang một mặt nạ để che đi, nên luôn cảm thấy mệt mỏi và áp lực.

>> Cùng chủ đề: Tác hại của việc hút thuốc lá điện tử ở tuổi dậy thì

5. Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Áp lực đồng trang lứa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn ngay lúc này. Chính vì vậy, để buông bỏ bớt gánh nặng từ peer pressure bạn cần:

5.1 Học cách hiểu bản thân

Học cách hiểu bản thân hay yêu bản thân (self-love) là bước đầu tiên để bạn có thể vượt qua các khó khăn nào trong cuộc sống.

Hiểu bản thân là cách để bạn biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu; đâu là điểm có thể khắc phục và cải thiện. Để từ đó, bạn không phải lo sợ khi nhìn thấy ai đó làm quá tốt còn mình thì không. Đơn giản là vì bạn đã làm tốt phần của mình.

5.2 Xây dựng sự quyết đoán

Bản lĩnh quyết đoán của bạn phần nào dựa trên mức độ hiểu bản thân. Nếu bạn đủ hiểu bản thân thì khó lòng mà ai có thể ép bạn làm điều bạn không thích; hoặc không muốn. Vì khi đó, bạn sẽ có đủ lý luận để phản biện và từ chối đối phương một cách thuyết phục.

5.3 Hãy có hành động cụ thể

Bạn có từng nghe câu qua nói: “You are what you do, not what you say you’ll do – Carl Gustav Jung”. Tạm hiểu là, bạn là những gì bạn làm, chứ bạn không phải là những gì bạn nói bạn sẽ làm.

Hành động hình thành thói quen. Thói quen hình thành tính cách. Và tính cách hình thành nên con người và cuộc đời bạn. Khi đó áp lực đồng trang lứa còn được bạn xem là một nguồn động lực vô hình thúc đẩy bạn hành động.

>> Xem thêm: Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

5.4 Biết chọn bạn mà chơi

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ loại áp lực này, bạn có thể phân loại và chọn lọc những thông tin trên mạng xã hội. Bạn có thể ưu tiên chọn theo dõi những người bạn, fanpage có những nội dung lành mạnh, giúp phát triển bản thân,..

Áp lực đồng trang lứa
Để vượt qua áp lực đồng trang lứa, hãy “chọn bạn mà chơi”

Tóm lại

Cho dù bạn ở bất cứ đâu, bất cứ độ tuổi nào, bạn vẫn sẽ chịu áp lực đồng trang lứa. Hiểu được điều đó, cách tốt nhất bạn có thể làm là tập dành thời gian cho bản thân bằng việc đọc sách; tập thể dục; và học tập kiến thức mới. Đồng thời hạn chế tiếp xúc với quá nhiều sự thành công của những bạn đồng trang lứa. 

Bài viết là tất cả những gì bạn có thể cần biết về áp lực đồng trang lứa là gì. Hãy tham gia cộng đồng MarryBaby ngay hôm nay để trực tiếp đặt câu hỏi với bác sĩ; giúp bạn giải tỏa khúc mắc về tình thần.