Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trí thông minh là đặc điểm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền nhưng trí thông minh của trẻ di truyền từ ai luôn là điều mà các bậc cha mẹ tò mò. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này thì có thể tìm câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!

Sự thật trí thông minh của trẻ di truyền từ ai? Con thông minh nhờ bố hay mẹ?

Thực chất, trí thông minh là một đặc điểm phức tạp của con người và chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn môi trường, chẳng hạn như môi trường sống của gia đình, cách nuôi dạy con, khả năng chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng [1].

Trong những năm gần đây, một số bài báo trên mạng cho rằng trí thông minh của trẻ chủ yếu là di truyền từ mẹ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng và gây ra sự hiểu lầm. Các chuyên gia cho biết mặc dù nhiễm sắc thể X đã được chứng minh là có liên quan đến sự phát triển của não bộ nhưng điều này không đồng nghĩa rằng trí thông minh luôn được di truyền từ mẹ. Nguyên nhân là vì không có nghiên cứu nào gần đây tìm thấy các gen quan trọng liên quan đến trí thông minh có trên nhiễm sắc thể X một cách rõ ràng [2].

Sự thật là những ảnh hưởng của di truyền đối với trí thông minh rất phức tạp và vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ [2]. Đối với vấn đề trí thông minh của trẻ di truyền từ ai thì đáp án đó là sự thông minh của một đứa trẻ sẽ chịu ảnh hưởng bởi cả cha và mẹ, cùng với sự đóng góp tương đối khác nhau giữa các thế hệ chứ không chỉ hoàn toàn là di truyền từ mẹ [3]. Bên cạnh đó, ngoài yếu tố di truyền thì trí thông minh của trẻ sẽ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nữa.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ bên cạnh di truyền – Làm sao giúp con thông minh từ những năm đầu đời?

Bên cạnh sự ảnh hưởng của gen di truyền, những yếu tố khác ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ bao gồm:

Yếu tố môi trường, cách nuôi dưỡng con cái

Môi trường sống và hoạt động thể chất
Trí thông minh của trẻ di truyền từ ai?

Khi nói đến não bộ, sự kết nối giữa các tế bào thần kinh là rất quan trọng để giúp não hoạt động, đặc biệt là chức năng học tập và ghi nhớ [4]. Từ khi sinh ra, não của trẻ chứa hàng tỷ tế bào thần kinh nhưng các kết nối não bộ của trẻ mới sinh vẫn còn ít [5]. Mặc dù vậy trong những năm đầu đời, các kết nối não bộ sẽ tăng lên nhanh chóng với trung bình mỗi giây não của trẻ có thể tạo ra khoảng 1 triệu kết nối thần kinh [6].

Nhiều cha mẹ thắc mắc rằng vậy điều gì giúp trẻ tạo ra các kết nối não bộ? Trước tiên, các kết nối thần kinh diễn ra trong não bộ của trẻ được hình thành thông qua các trải nghiệm và mối quan hệ hàng ngày của trẻ với người khác, đặc biệt là ba mẹ [5]. Những trải nghiệm tích cực trong năm đầu đời là rất quan trọng để giúp trẻ phát triển trí não tối ưu, tạo tiền đề cho việc học tập và thành công trong tương lai [5], [6]. Sự tương tác hàng ngày cũng giúp củng cố các kết nối não bộ mà trẻ cần để học các kỹ năng mới. Chính vì điều này bạn nên [5]:

  • Dành nhiều thời gian chăm sóc, âu yếm trẻ giúp con học cách tin tưởng
  • Quan sát, lắng nghe, phản hồi trẻ để giúp con biết rằng con rất quan trọng
  • Đọc sách, kể chuyện hoặc hát cho trẻ nghe giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ
  • Chơi cùng con, giúp con học các kỹ năng xã hội để tương tác với người khác.

Yếu tố dinh dưỡng

Não bộ của trẻ tăng nhanh về kích thước lẫn các kết nối thần kinh trong những năm đầu đời [6]. Vì vậy, ngoài gen di truyền và cách nuôi dạy giúp trẻ thông minh thì trong giai đoạn vàng của sự phát triển, dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng [7].

Để bé phát triển trí não tối ưu, mẹ nên cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời và cho đến khi bé 2 tuổi. Nguyên nhân là bởi sữa mẹ có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho não bộ đang phát triển của bé như chất đạm, axit béo (DHA, ARA), các vitamin, khoáng chất quan trọng… [8], [9]. Đồng thời, sữa mẹ còn chứa sphingomyelin – một loại sphingolipid đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin [10].

Mẹ được khuyến cáo cần chú trọng vào dinh dưỡng giúp sản sinh myelin vì não bộ được cấu tạo nên bởi các tế bào thần kinh, mỗi tế bào thần kinh có các sợi thần kinh để dẫn truyền hiệu lệnh thần kinh. Các tế bào thần kinh kết nối với nhau để nhận thông tin từ ngoài vào, truyền thông tin từ não đến các cơ quan. Trong đó, nhờ myelin bao bọc sợi trục thần kinh mà quá trình truyền tín hiệu thần kinh sẽ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn, tăng tốc độ xử lý não bộ để giúp bé thông minh, nhanh nhạy từ những năm đầu đời [4], [11].

Việc cha mẹ chủ động tìm hiểu về sự phát triển của trí não của trẻ từ những năm đầu đời cũng như cách não bộ hoạt động sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn nuôi dạy con khoa học, đầu tư dinh dưỡng hợp lý. Thay vì chỉ quan tâm trí thông minh của trẻ di truyền từ ai thì bạn hãy ưu tiên những giải pháp có thể tác động được để giúp con phát triển tối ưu về trí não, tạo nền tảng cho việc học tập và thành công trong tương lai nhé!

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

“Nhập môn” giáo dục sớm dành cho mẹ

Giáo dục sớm là gì?

Giáo dục sớm (Early Childhood Education – viết tắt là ECE) được triển khai dưới rất nhiều hình thức khác nhau: nhà trẻ, mầm non, nhóm trẻ, trường tiểu học… Những phương pháp giáo dục cho lứa tuổi này còn có thể được triển khai tại nhà. Trong giai đoạn khởi đầu (0 – 2 tuổi), giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển của bộ não, bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên khai phá thế giới trí tuệ của bé.

Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, việc thực hành phương pháp ECE sẽ giúp trẻ thông minh, khiến trẻ ham thích khám phá, có khả năng cảm thụ và tiếp nhận cuộc sống từ khi còn nhỏ, làm nền tảng vững chắc cho việc học tập về sau. Khi có được những kỹ năng này, trẻ luôn vui tươi, ham học hỏi và phát triển nổi trội cả về thể chất lẫn tinh thần so với bạn cùng lứa.

 

ầm quan trọng của giáo dục sớm- 3

Vì sao các phương pháp giáo dục sớm được xem trọng?

Thực chất, tất cả mọi trải nghiệm của bé trong những năm đầu đời đều mang tính giáo dục. Nó giúp bé hình thành thế giới quan, lối tư duy, suy nghĩ, cảm nhận trong tâm hồn và định hình tính cách của trẻ. Vì vậy, việc quan tâm và chăm sóc trẻ bằng cách tạo ra những trải nghiệm tích cực trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Thực ra, việc giáo dục con trong giai đoạn đầu đời là hành vi tự nhiên và tất yếu của mọi cha mẹ, mọi gia đình tác động vào đứa trẻ dù vô tình hay hữu ý. Vấn đề ở chỗ đó là quá trình tác động tích cực hay tiêu cực. Theo các nghiên cứu về giáo dục sớm, sự quan tâm và chăm sóc về trải nghiệm của bé được tiến hành bền bỉ sẽ có tác động tích cực đến bé và gia đình. Ngược lại, những bé không may mắn lớn lên trong môi trường giáo dục nghèo nàn, dù là trong gia đình hay ngoài xã hội sẽ có xu hướng không sẵn sàng cho các yêu cầu học tập sau đó và sự phát triển cảm xúc xã hội cũng bị trật nhịp.

 

Tầm quan trọng của giáo dục sớm -2

Trọng điểm “huấn luyện” của phụ huynh

Cha mẹ cần chia ra những nhóm kỹ năng để giáo dục sớm cho trẻ

Nhóm kỹ năng phát triển trí não

Khác với nhiều nhầm tưởng của cha mẹ, cho rằng các thiết bị điện tử thông minh là “ông thầy” siêu phàm của trẻ nhỏ. Thực chất nó còn tác hại lên não bộ trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các cha mẹ cần biết đôi bàn tay nối với não rất mật thiết. Tay trái liên quan đến não phải và ngược lại. Vì vậy, ở giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, những bài tập vận động đầu để phát triển não chính là vận động đôi bàn tay. Các món đồ chơi nhỏ để trẻ cầm nắm, chuyền, ném…là cần thiết.

tầm quan trọng của giáo dục sớm -

Nhóm phát triển cơ quan vận động

Ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã có xu hướng thích vận động. Có thể thấy rõ qua nỗ lực cầm nắm đồ chơi, trẻ cố gắng từ lật đến ngồi, từ bò đến đứng và đi, khi đi được rồi là bắt đầu…chạy. Đó là bản năng, chỉ cần cha mẹ đảm bảo an toàn còn ngoài ra không nên hạn chế trẻ chạy giỡn.

Đây cũng là giai đoạn tập trung phát triển các giác quan khác như khứu giác, thị giác, xúc giác….của trẻ.

Nhóm kỹ năng sống

GD sớm -h5

Ở cấp độ vỡ lòng đối với trẻ từ 0-6 tuổi, kỹ năng sống là tự chăm sóc mình. Ví dụ như 6 tháng học cầm bánh ăn, 12 tháng học cầm muỗng xúc gọn gàng, 18 tháng học xếp gọn đồ chơi, tự lấy đồ chơi, tự đi giày dép, 2 tuổi biết tự rửa mặt, thay đồ và đi vệ sinh…Phụ huynh có thể dạy cho con thông qua các câu chuyện kể và khuyến khích trẻ làm theo.

Nhóm đạo đức, tình cảm

Các kỹ năng trong nhóm này vô cùng quan trọng. Dạy trẻ chào, thể hiện tình cảm yêu thương, thích hay không thích, ưng ý hay không, biết cảm ơn, xin lỗi… là điều phải làm. Đặc biệt cha mẹ phải làm gương cho trẻ.

Dù tư duy của trẻ còn non nớt nhưng khả năng cảm nhận, ghi nhớ trong giai đoạn này có thể còn giỏi hơn người lớn nên cha mẹ không thể xem thường những tác động từ hành vi của mình lên trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tính cách nóng nảy, hung hãn hình thành khá sớm ở một đứa trẻ nêu nó thường xuyên chứng kiến thái độ đó ở người xung quanh. Cũng tương tự với tính cách ôn hòa, cẩn trọng.

Không khó để tìm kiếm những tài liệu giúp thực hành giáo dục sớm, đặc biệt là khi bố mẹ chọn lựa phương pháp theo từng bậc thầy trong lĩnh vực này. Một số từ khóa quan trọng có thể kể đến là Glenn Doman, Marie Montessori, Jean Piaget, Rudolf Steiner (phương pháp tiếp cận Waldorf), Reggio Emilia, Magaret McMilan, David P.Weikart (phương pháp tiếp cận HighScope)… Mỗi hướng tiếp cận đều có ưu và khuyết điểm khác nhau, do đó, bố mẹ cần cân nhắc khi chọn lựa hướng tiếp cận thích hợp nhất với con của mình.

>> Chủ đề liên quan từ cộng đồng:

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 cách nằm lòng kích thích thính giác của bé

Kích thích thính giác của bé là việc làm quan trọng và không quá khó. Việc tìm hiểu từng giai đoạn phát triển thính giác của trẻ và làm sao kích thích kỹ năng quan trọng này phát triển tối ưu, đúng thời điểm là điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào cũng lưu tâm.

thính giác của bé

1. Trò chuyện với bụng bầu

Tai của bé bắt đầu hình thành khi 8 tuần tuổi và hoàn chỉnh vào khoảng 24 tuần tuổi. Đến tuần thứ 25, bé bắt đầu lắng nghe được giọng nói của mẹ và cả của bố. Khi được 27 tuần tuổi, bé còn có thể nhận ra giọng nói của bố mẹ. Nhịp tim của bé thường chậm lại khi mẹ đang trò chuyện. Điều này chứng tỏ bé không chỉ nghe và nhận ra giọng nói của mẹ mà còn được xoa dịu bởi âm thanh thân thương này.

Những lời thì thầm, tâm sự, trò chuyện hàng ngày tràn đầy yêu thương của cha mẹ cũng khiến sự kết nối giữa bé và bố mẹ càng thêm bền chặt hơn. Chính vì vậy, bố mẹ nên trò chuyện với con ngay từ khi bé còn cuộn tròn trong bụng mẹ nhé!

2. Trẻ sơ sinh thư giãn với những âm thanh, giọng nói quen thuộc

Ngay từ khi trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể phân tích và giải mã (hiểu) được một số dạng thông tin nào đó trong số âm thanh được truyền vào từ môi trường bên ngoài. Thai nhi đã có thể nhận biết và thích thú giọng nói của mẹ, nghe được âm thanh của bộ phim mẹ đã xem, một bản nhạc mà mẹ đang thưởng thức. Bé có thể kết nối với người thân bằng những âm thanh giọng nói quen thuộc mà bé nghe được ngay từ khi trong bụng mẹ. Thế nên, việc kích hoạt thính giác bé phát triển toàn diện, ngoài cách đơn giản là trò chuyện, bạn còn có thể dùng âm nhạc.

Thai giáo bằng âm nhạc là sử dụng âm-phách để kích thích cơ quan thính giác của thai nhi, giúp huấn luyện thính giác, sự hứng thú, trí nhớ cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Nguyên tắc thai giáo bằng âm nhạc mẹ bầu cần lưu ý là: Nghe đúng lúc, đủ lượng, đủ thấm và thích hợp để đem lại lợi ích hữu hiệu nhất cho sự phát triển trí não ở trẻ.

3. Kích thích thính giác của bé bằng cách nói chuyện với trẻ

Ở giai đoạn mới chào đời, không gì tốt với thính giác của bé hơn giọng nói của chính bố mẹ. Nói chuyện với con thật nhiều để bé phát triển khả năng lắng nghe cũng như kỹ năng nói, mẹ nhé.

Khi cho bé bú, thay tã lót, tắm cho bé hay lúc làm bất kể việc gì cùng bé, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói chuyện. Bé sẽ rất thích thú nếu bạn trò chuyện bằng giọng líu lo, diễn cảm và vui vẻ với biểu hiện hài hước trên khuôn mặt. Mẹ nhớ khi trò chuyện hãy nhìn vào mắt con và dừng nói khi thấy bé có dấu hiệu đáp lời nhé! Chắc chắn mẹ sẽ ngạc nhiên với kỹ năng bắt chước tuyệt vời của bé yêu khi được trò chuyện với mẹ đấy!

4. Bé có thể thư giãn với tiếng ồn “trắng”

Trẻ sơ sinh vẫn có thể ngủ rất ngon trong một môi trường âm thanh ồn ào bởi đơn giản bé đã quen từ khi còn trong bụng mẹ. Vì tử cung chưa bao giờ là một thế giới tĩnh lặng, mà ở đó có nhịp đập đều đặn của trái tim, tiếng mạch máu, tiếng dạ dày sôi ùng ục, giọng nói của mẹ và rất nhiều tiếng động từ bên ngoài.

Theo bác sĩ nhi khoa Harvey Karp, tác giả của quyển sách ThehHappiest baby on the Block, trong thời gian mang thai, luồng máu chạy trong cơ thể mẹ còn to hơn tiếng ồn của máy hút bụi. Điều đó giải thích vì sao trẻ sơ sinh vẫn có thể “lờ đi” những âm thanh xung quanh như tiếng máy hút bụi, sấy tóc hoặc nhịp điệu đều đặn của máy giặt để có thể ngủ ngon và thoải mái.

Nếu bé không tỏ ra khó chịu khi tiếp xúc với những âm thanh của cuộc sống hằng ngày thì mẹ hãy cứ để bé làm quen nhé! Miễn sao các thanh âm đó đừng quá lớn và đột ngột khiến bé giật mình.

5. Sức mạnh của những lời ê a

Từ 2 tháng tuổi, bé có thể lặp đi lặp lại những tiếng “a”, “ư” và trẻ có thể bập bẹ, ê a nhiều hơn khi 4 tháng tuổi. Chính những thanh âm đầu tiên ấy lại là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau. Bạn nên khuyến khích sự tiến bộ của bé qua chơi tương tác và đàm thoại. Bắt chước âm thanh của bé và nói theo cách của bạn hàng ngày, giới thiệu và giải thích môi trường xung quanh cho bé.

Giọng nói của cha mẹ là một trong những âm thanh quan trọng nhất đối với con nên chắc chắn trẻ sẽ rất hứng thú khi được trò chuyện cùng bạn và nhờ đó kích thích thính giác của bé cũng như phát triển ngôn ngữ. Việc bạn thường xuyên nói chuyện với con còn giúp bé hình thành những yếu tố cơ bản cho nhân cách và kĩ năng giao tiếp xã hội sau này.

6. Kích thích thính giác của bé bằng cách đọc sách cho bé nghe

Không bao giờ là quá sớm để đọc sách cho bé nghe mà hãy bắt đầu ngay từ khi bé là một trẻ sơ sinh. Mặc dù bé sẽ không thể nào hiểu câu chuyện hay những lời mà mẹ nói, nhưng việc lắng nghe giọng nói của bạn sẽ giúp trẻ phát triển khả năng lắng nghe nhịp điệu của ngôn ngữ đấy! Trong thực tế, việc bạn thay đổi cao độ giọng nói bằng cách sử dụng âm giọng, ngân nga và phát ra âm thanh sẽ khiến bé rất thích thú. Hơn thế nữa, bạn càng nói chuyện và đọc sách cho bé thì bé sẽ càng học và làm quen thêm nhiều âm thanh và chữ bởi đây chính là giai đoạn bé chuẩn bị tập nói.

Kích thích thính giác cho bé
Đọc sách không những kích thích thính giác của bé mà còn giúp xây dựng vốn từ vựng và nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ sau này

7. Hướng về phía âm thanh phát ra

Vào 4-5 tháng, bé bắt đầu nghe và biết được âm thanh đến từ đâu bằng cách hướng tầm nhìn về phía phát ra âm thanh. Mẹ có thể thấy trẻ lắng nghe chăm chú hơn và sau đó cố gắng sao chép lại âm thanh đó. Điều này chứng tỏ não của bé đang phát triển dần dần theo những cách mới, dẫn đến kết quả hoạt động thể chất và tương tác xã hội cao. Mẹ tiếp tục giúp bé đạt cột mốc bằng cách cung cấp dinh dưỡng cân bằng và kích thích phát triển nhận thức của bé thông qua các hoạt động tương tác.

8. Điều chỉnh được ngữ điệu lên xuống

Từ khoảng 5-6 tháng, bé đã biết nói theo khi nghe tiếng nói, đồng thời có thể điều chỉnh được ngữ điệu lên xuống. Bé có thể tạo ra nhiều tiếng ồn vui nhộn và bắt đầu có thể sử dụng lưỡi, răng, vòm miệng để tạo ra âm thanh. Ngoài việc nói được các nguyên âm, bé bắt đầu nói được các phụ âm “b” hoặc “m”.

Bạn tiếp tục nói chuyện với con để bé có thể bắt chước theo âm thanh. Khuyến khích tất cả các sự tương tác của bé. Sắp xếp ngày dã ngoại hoặc tham gia một nhóm xã hội để con tiếp xúc với những đứa trẻ khác. Hãy để các bé nhìn nhau, cười, “nói chuyện” và vươn tay ra để chạm vào nhau.

[inline_article id=194441]

9. Giúp bé tạo và phân biệt âm thanh

Giai đoạn này, hãy kích thích thính giác của bé phát triển bằng cách hướng dẫn bé phân biệt nhiều loại âm thanh, điều này cũng giúp làm tăng tính phản xạ cho bé. Đặc biệt, bạn nên chú ý xem trẻ phản ứng thế nào trước những âm thanh lạ tai khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ cũng khuyến khích con tự tạo ra âm thanh để bé có thể nhận thức được 1 phần nguyên nhân – kết quả khi tạo ra tiếng ồn đó. Chẳng hạn như cho bé tự rung lục lạc, tạo tiếng ồn từ xoong, nồi hoặc đánh trống…

10. Kích thích thính giác của bé bằng những âm thanh yêu thích

Khi lớn hơn một chút, trẻ sẽ bắt đầu biểu hiện thích hoặc không thích những hương vị hoặc âm thanh nhất định. Ví dụ, bé có thể yêu tiếng chuông gió nhưng ghét âm thanh ồn ào, chát chúa giống như gạch đập với nhau. Mẹ hãy chú ý đến những gì mà bé thích và cho bé lắng nghe thường xuyên. Chắc chắn ngoài việc tạo cho bé niềm vui, sự thư giãn, đó còn là cách kích thích thính giác trẻ phát triển tối ưu đấy!

Categories
Sự phát triển của trẻ Cột mốc phát triển Năm đầu đời của bé

Kích thích vị giác cho bé trong 10 bước

Mẹ hãy học theo những cách sau để kích thích vị giác của bé, vì phương pháp này không chỉ quan trọng với sự phát triển của bé mà còn giúp mẹ cân bằng dinh dưỡng một cách tốt nhất trong thực đơn ăn uống cả hai mẹ con đấy!

1/ Phát triển vị giác bằng thai giáo

Vị giác của trẻ sơ sinh đã hoàn thiện ngay khi ở tuần thai 13 -16, vì thế, trẻ đã có thể nếm được mùi vị ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nước ối bao quanh bé luôn bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm mà bạn ăn vào và khi nuốt chất lỏng này, bé đã được tiếp xúc với những hương vị khác nhau. Việc phát triển cảm nhận vị giác cho bé nên được thực hiện ngay từ khi mang thai, thế nên, mẹ cần kích thích vị giác của bé ở giai đoạn này bằng cách ăn một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng đầy đủ các hương vị khác nhau.

Thai giáo bằng vị giác
Bằng cách lựa chọn thực phẩm cho mình mẹ bầu cũng đang gián tiếp dạy cho bé những bài học đầu tiên về vị giác

2/ Sữa mẹ cũng giúp kích thích vị giác của trẻ

Khi chào đời, bé cưng tiếp tục khám phá vị giác của mình thông qua hương vị sữa của mẹ. Sữa mẹ có thơm ngon, bổ dưỡng với trẻ hay không cũng có sự phụ thuộc vào thực phẩm mà người mẹ sử dụng trong thời gian cho con bú. Do đó, em bé sẽ dựa trên những món ăn ưa thích của bạn để đánh thức vị giác. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những hương vị khác nhau trong sữa mẹ có thể tác động tích cực đến vị giác của bé và làm cho bé cởi mở hơn với việc ăn đa dạng các loại thực phẩm khi bước qua thời kỳ ăn dặm.

3/ “Giới thiệu” cho trẻ nếm các loại gia vị từ sớm

Để kích thích vị giác nên để cho bé nếm, thử nhiều mùi vị khác nhau. Vì nếu được làm từ sớm, bé có thể có ăn tất cả các loại thực phẩm này một cách dễ dàng trong tương lai. Nguyên nhân là vì bé có xu hướng thích các loại thực phẩm mà bé đã quen thuộc khi còn bé. Ngay khi có thể, mẹ cho bé nếm vị ngọt, chua, mặn, đắng thậm chí là cay, … bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi được nếm tất cả các vị như người lớn đấy! Và lưu ý, mẹ chỉ cần cho bé nếm, chứ không bắt bé ăn nhé!

4/ Thức ăn đầu tiên nên có vị ngọt

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh thích nếm vị ngọt, giống như vị sữa mẹ và không có mấy cảm tình với vị đắng hay chua. Chính vì vậy, khi bắt đầu ăn dặm, sẽ dễ dàng hơn nếu cho bé thử các loại củ quả xay nhuyễn có hương vị ngọt ngào. Sau đó, dần dần cho bé tiếp xúc những hương vị mới để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng sau này.

5/ Thực đơn ăn dặm đa dạng

Theo thời gian, cần cho bé tiếp xúc với nhiều thực phẩm với mùi vị và cả kết cấu khác nhau để “bộ nhớ” vị giác trở nên phong phú. Không nên quá nuông chiều và nuôi dưỡng sở thích của bé sơ sinh, nếu không sau này bé vẫn sẽ không thích và không cảm nhận được các hương vị khác. Mẹ cần tập cho bé làm quen với các loại hương vị khác nhau thông qua việc thay đổi các món ăn cho bé để bé thưởng thức những hương vị khác nhau trong khẩu phần ăn của bé.

Để hỗ trợ phát triển vị giác của bé, hãy tạo ra một môi trường an toàn cho bé trải nghiệm những hương vị mới. Hãy theo dõi những gì con bạn ăn vào và nên lưu ý trường hợp các thành viên trong gia đình có thể cho bé ăn những loại thực phẩm không phù hợp với tuổi của bé.

6/ Cho trẻ “ chơi” với thức ăn

Có thể mọi thứ sẽ hơi lộn xộn nhưng việc tập cho bé tự ăn là rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể “biến” bữa ăn của bé thành một buổi học không những phát triển vị giác mà còn các giác quan khác nữa đấy! Chơi với thức ăn như mút 1 thanh cà rốt, liếm một mẩu bánh nhỏ là trải nghiệm đầy hứng thú cho trẻ, đồng thời là 1 bài học đơn giản và cực kỳ an toàn, miễn sao mẹ phải luôn để mắt đến.

[inline_article id=105733]

7/ Cho trẻ ăn bốc với nhiều hình dạng, kết cấu thức ăn khác nhau

Việc mẹ cung cấp cho bé những thức ăn có hình dạng và kích cỡ phù hợp để bé có thể cầm lấy và tự đút cho mình bằng các ngón tay cũng là phương pháp phát triển các các quan của bé, trong đó có vị giác. Bạn cũng không cần phải trì hoãn việc bé ăn bốc những món thô này cho đến khi xuất hiện những chiếc răng sữa đầu tiên đâu nhé! Việc ăn bốc sẽ giúp bé khám phá những vị đặc biệt, bắt đầu nhận biết thức ăn mà mình thấy đồng thời cảm giác về độ thô mịn, phát triển kỹ năng nhai cũng như việc phối hợp giữa tay và mắt. Chỉ lưu ý mẹ hãy giới thiệu từ từ từng hình dạng và kết cấu thực phẩm khác nhau theo đúng độ tuổi của bé.

8/ Nói không với muối và đường

Mẹ hãy tránh nêm muối và đường tinh chế vào thức ăn của bé. Bởi đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có chức năng thận chưa “trưởng thành”, bổ sung nhiều muối sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “quá tải” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Còn nếu cho bé ăn quá nhiều đường hoặc ăn quá nhiều thực phẩm ngọt …, nguy cơ béo phì và tiểu đường của trẻ sẽ cao hơn hẳn và nguy cơ sâu răng ở trẻ cũng sẽ tăng lên gấp 3 lần.

9/ Làm gương cho trẻ

Trẻ con rất thích bắt chước người lớn, đặc biệt là trong ăn uống vì vậy nếu muốn trẻ ăn một hương vị nào đó thì bạn phải là người tỏ ra thích nó hoặc ít nhất thì cũng không chê bai nó trước mặt trẻ.

10/ Tôn trọng và kiên trì khi cho trẻ thử hương vị mới

Đối với những hương vị mới bạn không ép trẻ ăn quá nhiều cùng một lúc mà cho trẻ ăn dần dần kể cả khi trẻ đã quen thì cũng không cho trẻ ăn quá nhiều vì sẽ làm trẻ ngán món ăn. Trẻ con rất thích ăn những món ăn bắt mắt vì vậy đối với những hương vị mới mà bạn muốn cung cấp cho trẻ thì bạn cần trình bày thật đẹp mắt và luôn khích lệ để trẻ hứng thú thử món. Đừng nản chí nếu bé dường như chỉ thích một hoặc hai loại thực phẩm. Bằng cách liên tục cho bé ăn các loại thực phẩm có nhiều mùi và vị, bạn đang gửi thông điệp rằng những loại thực phẩm đó luôn sẵn sàng cho bé – và bạn sẽ ngạc nhiên khi bé quyết định thử một món mới.

[inline_article id=109203]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

 

 

 

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên ăn quả lê?

Theo nhiều chuyên gia, bà bầu nên bổ sung quả lê vào thực đơn của mình, vì lê có những tác dụng không ngờ đến sức khoẻ trong suốt thai kỳ của mẹ bầu đấy!

Công dụng của quả lê với bà bầu

– Thanh nhiệt, lợi tiểu: Quả lê có tính mát, vị ngọt hơi chua, không độc,… giúp mẹ bầu thanh nhiệt, lợi tiểu, thanh tâm nhuận phổi, trị ho, tiêu đờm, giải khát.

– Giảm phù nề:  Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục được tình trạng này.

Tăng sức đề kháng: Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa trong trái lê rất quan trọng với quá trình xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể, rất hữu ích với sức khoẻ của người đang mang thai.

– Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Một kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy, việc tiêu thụ những loại trái cây chứa nhiều chất anthocyanin sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường típ 2. Danh sách các loại trái cây có hàm lượng chất anthocyanin dồi dào gồm có lê, táo và việt quất. Lê còn có chỉ số đường huyết thấp, giúp giữ lượng đường trong máu luôn ổn định nên sẽ là loại trái cây thích hợp với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

bà bầu có nên ăn quả lê

– Tốt cho hệ hô hấp và gan: Bà bầu ăn lê thường xuyên có thể ngăn ngừa khô miệng và môi. Lê có thể không chỉ bảo vệ cổ họng mà còn là loại thuốc tự nhiên tốt nhất để chữa bệnh viêm phổi, viêm phế quản và viêm gan.

– Ngừa táo bón: Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Nguồn chất xơ trong lê có tác dụng giúp cho việc tiêu hóa của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn và làm sạch cơ thể, thải các độc tố và chất thải khác, giúp ngăn ngừa và điều trị táo bón.

– Chữa rạn da: Không những thế, quả lê còn có tác dụng chữa rạn da cho bà bầu. Theo kinh của nhiều người chia sẻ, thoa hỗn hợp lê trong suốt thời kỳ mang thai sẽ giúp bà bầu có làn da sáng, căng, mịn màng, xóa hẳn dấu hiệu rạn da.

 

Giá trị dinh dưỡng có trong 100g quả lê 

Năng lượng 63kcl
Vitamin A 20IU
Vitamin C 4 mg
Vitamin B2 0.04 mg
Sinh tố B 0,02 mg
Canxi 13 mg
Sắt 0.3 mg
Photpho 16mg
Kali 182mg
Carbohydrates 15.8mg
Protein 0.7mg
Chất béo 0.4 gm

Lưu ý khi mẹ bầu ăn quả lê

– Lê không phải là một loại trái cây dễ dị ứng, các trường hợp gặp được là rất hiếm. Tuy nhiên, một số người có thể phát triển hội chứng dị ứng miệng, gây khó chịu trong miệng khi ăn quả lê.

 – Loại quả này cũng chứa cao FODMAPs, đó là carbohydrates chuỗi ngắn gây hấp thụ kém ở một số người. Lê cũng chứa rất nhiều fructose, đặc biệt là khi chín và điều này có thể có tác dụng phụ ở những người bị rối loạn hấp thu fructose. Đầy hơi và tiêu chảy là triệu chứng chính của fructose kém hấp thu và nhạy cảm FODMAPs. Điều này dường như là đặc biệt phổ biến trong số những người bị hội chứng ruột kích thích. Vì lý do này, những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn lê.

[inline_article id=109044]

Mách mẹ bầu cách mua và bảo quản lê

– Nên chọn những trái lê sẫm màu nhưng không quá cứng. Chú ý vỏ lê phải mịn màng, không có vết bầm tím hoặc giập nát.

– Để những trái lê nhanh chín, bạn có thể lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng trong một vài ngày giúp làm mềm và trái lê chín tự nhiên.

– Nếu không thể tiêu thụ kịp thời trái lê ngay lập tức sau khi đã chín, mẹ bầu có thể lưu trữ chúng trong tủ lạnh trong một vài ngày vì lê vẫn có thể còn tươi trong ngần ấy thời gian.

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 “chiêu” khơi dậy xúc giác tinh nhạy cho bé

Vậy làm sao để khơi dậy xúc giác tinh nhạy của bé, mẹ hãy áp dụng những “chiêu” sau:

1/ Tiếp xúc da kề da

Xúc giác không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trong những năm đầu đời của bé, mà còn có tác động trong lâu dài nhờ vào sự âu yếm và vuốt ve của ba/mẹ dành cho bé khi vừa chào đời. Với nguyên lí tiếp xúc da-kề-da, ba/mẹ hãy ôm bé thật nhẹ nhàng, áp thẳng người bé an toàn vào ngực trần của mình như con kangaroo đang mang theo đứa con trong chiếc túi ấm áp. Chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo (thường được khuyến khích cho các trường hợp bé sinh non) là cách làm tuyệt vời nhất để tạo ra mối tương tác mạnh mẽ giữa trẻ sơ sinh với những ai mới “lên chức” ba, mẹ. Đồng thời là bài học đầu tiên để kích thích xúc giác của bé đấy!

Xúc giác của bé sẽ có tác động trong lâu dài nhờ vào sự ôm ấp, âu yếm và vuốt ve mẹ dành cho bé khi vừa chào đời
Xúc giác của bé sẽ có tác động trong lâu dài nhờ vào sự ôm ấp, âu yếm và vuốt ve mẹ dành cho bé khi vừa chào đời

2/ Ôm ấp và tạo sự gần gũi, yêu thương

Những cái ôm ấp áp, tạo sự gần gũi, yêu thương rất quan trọng và cho sự phát triển của trẻ. Tất cả những hành động của ba, mẹ như đu đưa, âu yếm, vuốt ve, ôm ấp và giữ chặt bé trong ngực mình sẽ khiến bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và yên ổn, thậm chí còn có thể giúp tăng khả năng tỉnh táo, tập trung, kích thích phát triển toàn diện.

Những hoạt động đời thường nhất – như cho bé ăn, tắm cho bé, thay quần áo, thay tã, ôm bé, bế bé trên tay – cũng giúp phát triển xúc giác và cử động cơ thể cho trẻ.

Thông qua xúc giác, bé sơ sinh có thể hiểu hơn về thế giới của mình, gắn kết với bạn và có thể thể hiện nhu cầu và mong muốn của mình với ba/mẹ. Hơn hết, 80% giao tiếp của bé với bạn đều được thể hiện thông qua chuyển động cơ thể. Nếu ba/mẹ chạm và âu yếm bé một cách hợp lý, bạn đã cho bé có thêm cơ hội để phát triển các kỹ năng xã hội, cảm xúc và cả trí tuệ.

3/ Khuyến khích trẻ tập nắm

Bạn hãy cho tập em bé cầm nắm ngón tay của mình, đó không chỉ là một hành động yêu thương mà còn đánh dấu cột mốc phát triển đầu tiên quan trọng với trẻ đấy! Mẹ có thể nhận thấy rằng, theo phản xạ tự nhiên, trẻ có thể nắm được ngón tay bạn khi mẹ chạm ngón tay của mình vào lòng bàn tay bé. Tương tự, bé có thể nắm lấy bất kỳ vật gì nếu bạn đặt vật đó vào bàn tay của bé. Hãy để cho bé nắm càng lâu càng tốt nhé!

4/ Mát -xa cho bé

Tại sao ba mẹ không thử theo học một lớp mát-xa cho trẻ sơ sinh? Bởi mát-xa là hoạt động liên quan đến xúc giác, có thể kích thích sự phát triển về thể chất của bé. Qua việc được bố mẹ chạm vào làn da, xoa bóp khắp cơ thể, bé được giao tiếp bằng mắt với bố mẹ, cảm nhận mùi hương từ bố mẹ, lắng nghe giọng nói của bố mẹ và thực hiện da-tiếp-da với bố mẹ. Trẻ sơ sinh có dây thần kinh hoạt động và các cơ bắp chưa phát triển hết nên mát-xa là cách rất tốt để hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan này. Mát-xa cũng giúp cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ hô hấp của bé hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, trong lúc mát-xa, có một loại hooc môn tên là oxytocin được tiết ra ở cả em bé và bố mẹ. Oxytocin còn có tên gọi khác là hooc-môn tình yêu bởi nó tăng cường mối liên kết tình cảm giữa con người với nhau và đem đến cảm giác được yêu thương hạnh phúc. Mát-xa là biện pháp tuyệt vời khiến cho tình cảm giữa bố mẹ và bé thêm gắn bó, thắm thiết.

[inline_article id=60814]

5/ Mút tay hoặc đưa đồ chơi vào miệng

Sẽ có giai đoạn bé hầu như muốn liếm hay nhau bất cứ thứ gì mà bé cầm nắm được, hoặc rất thích mút tay. Các bậc phụ huynh đừng tỏ ra hốt hoảng và can ngăn bé vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bước vào giai đoạn phát triển mới. Lưỡi, môi và miệng của bé rất nhạy cảm. Thông qua các hành động mút, liếm, nhai 1 món đồ chơi mềm là lúc bé đang tìm hiểu về hình thái và bề mặt của món đồ đó. Tuy nhiên, ba/mẹ phải luôn đảm bảo những thứ bé chạm vào là an toàn và sạch sẽ nhé!

6/ Trải nghiệm với những món đồ chơi có kết cấu bề mặt khác nhau

Vui chơi cũng góp một phần quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển của bé. Chơi với những món đồ chơi hoặc các đồ dùng gia đình đa dạng đem lại những mặt tích cực và có thể hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Hãy tìm những món đồ chơi có bề mặt khác nhau – như nhẵn mịn, thô ráp, cứng hay mềm – và có thể tạo ra âm thanh, chẳng hạn như lục lạc. Sách có các bề mặt khác nhau cũng có thể hỗ trợ bé, hoặc bạn có thể chọn chất liệu vải, lông vũ, bìa cứng hoặc lông nhân tạo.

7/ Những trò chơi thú vị khi tắm

Điều bé thực sự cần là cha mẹ và những người thương yêu bé luôn ở bên vuốt ve, nâng nịu và chơi đùa với bé, mà tắm lại là một cơ hội rất tuyệt vời để làm được điều này. Khi tắm cho bé, bạn có thể hát một bài hát có giai điệu nhẹ nhàng hoặc nói chuyện, vuốt ve con, đồng thời khuyến khích bé chơi trò té nước, đạp nước, nghịch với bong bóng xà phòng để con thỏa thích khám phá, tưởng tượng. Làm được như vậy, đảm bảo rằng lúc tắm cho bé chính là khoảng thời gian hai mẹ con cảm thấy rất hạnh phúc đấy, đồng thời kích thích xúc giác bé phát triển.

8/ Khuyến khích trẻ vui vẻ với trò “ăn bốc”

Ưu điểm lớn nhất  khi cho trẻ “ăn bốc” (còn gọi là phương pháp BLW) là bé rèn luyện được các kỹ năng cầm nắm, cảm nhận kết cấu thô mịn của đồ ăn, ước lượng để xử lý thức ăn trong miệng. Tất cả các kỹ năng bé sử dụng trong quá trình “ăn bốc” sẽ khơi dậy xúc giác, nhờ đó kích thích não bộ.

9/ Để bé tự với và tóm lấy đồ vật

Ở giai đoạn 2 tháng tuổi, theo phản xạ tự nhiên, trẻ chỉ mới nắm được đồ vật khi bạn đặt vào trong tay bé. Nhưng ở độ tuổi 5-6 tháng, bé đã biết đưa tay ra với lấy đồ vật. Lúc này, thay vì học cầm nắm đồ vật, mẹ hãy thử kích hoạt khả năng tóm, nắm của bàn tay bé. Hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông, gỗ, vải sa tanh, miếng mút, giấy,… Hoặc thử để đồ chơi ở trong tầm với, tóm lấy của trẻ xem bé phản ứng ra sao. Bé sẽ thích những món đồ chơi bé có thể chạm tay vào. Hãy khuyến khích bé phát triển hơn bằng cách cho bé những món đồ chơi có thể phát ra âm thanh khi bé chạm tay vào.

10/ Tự do khám phá thế giới xung quanh

Trong thời gian này, phát triển xúc giác sẽ giúp con bạn khám phá thế giới. Bé mở rộng thế giới của mình và học hỏi những điều mới qua cách chạm vào đồ vật, cảm nhận kết cấu, hình dạng, kích thước của các mẫu đồ chơi hoặc môi trường xung quanh hoặc đào bới bất cứ thứ gì mà bé tò mò.

Hãy để bé thoải mái vui chơi các yếu tố kết cấu khác nhau như nước, đất sét và cát. Đây chính là môi trường tuyệt vời cho việc học tập và kích thích xúc giác. Bé có thể phát triển các kỹ năng vận động của mình, phối hợp cũng như so sánh cảm xúc và kết cấu khác nhau. Mẹ có thể đưa bé ra ngoài chơi cùng các bạn, chắc chắn bé sẽ rất thích thú khi được chơi trong môi trường như vậy. Nhưng dù ở môi trường nào hay bất cứ nơi đay, mẹ cũng phải luôn để mắt trông chừng bé nhé!

[inline_article id=91069]

>> Tham khảo thảo luận có liên quan từ cộng đồng:

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Những lợi ích tuyệt vời khi tập nằm sấp cho trẻ sơ sinh

Các chuyên gia khuyến cáo các mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa trong suốt thời gian dài sau khi bé chào đời vì sẽ vô tình làm cho đầu trẻ bị bẹt và cơ bắp chậm phát triển hơn. Thay vào đó, vào khoảng thời  gian bé thức, mẹ hãy tập nằm sấp (nằm bằng bụng) cho bé. Vậy việc tập nằm sấp có lợi ích đối với trẻ như thế nào? Làm sao thực hiện phương pháp này?  Mẹ hãy cùng MarryBaby tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

1/ Lợi ích của việc cho trẻ nằm sấp

Tummy time 1 Tummy time 2 Tummy time 3
Việc đặt nằm sấp sẽ giúp cho cơ cổ, cánh tay, vai, phần lưng trên, thậm chí là hộp sọ của trẻ phát triển khỏe mạnh. Bài tập này cũng là bước chuẩn bị, hỗ trợ tích cực cho những vận động khó hơn như lẫy, bò, và đứng dậy sau này.  Mẹ có thể tập cho bé nằm sấp càng sớm càng tốt, như một trò chơi vận động hằng ngày. Những tuần đầu, mỗi lần tập cho bé 1 – 2 phút và 2 – 3 lần/ngày vào các khoảng thời gian khác nhau. Sau đó, có thể tăng thời gian luyện tập cho bé lên 10-15 phút/ngày.  Nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ và nằm sấp khi chơi. Khi bé nằm bằng lưng quá nhiều khi ngủ, đầu luôn được đặt ở một vị trí duy nhất có thể dẫn đến tình trạng đầu méo, dẹp. Việc cho trẻ tập nằm bằng bụng sẽ hạn chế được nguy cơ này.

 

2/ Nên cho trẻ nằm sấp như thế nào?

Tummy time 4 Tummy time 5 Tummy time 6
Đặt đồ chơi an toàn gần trẻ, để trẻ nằm sấp và hướng về phía đồ chơi. Cách làm này kích thích trẻ di chuyển tiến lại gần các đồ chơi bằng cách vận động chân, tay, bụng để nẫy, bò đồng thời nâng và xoay đầu. Mẹ cũng có thể nằm sấp bên cạnh, mở các trang truyện tranh có màu mắc sặc sỡ để thu hút ánh mắt trẻ. Phương pháp này duy trì được sự hứng thú của bé. Trẻ sẽ vận động cổ và ánh mắt để nhìn các trang sách rõ nét. Đặt một tấm gương phía trước mặt bé để bé thấy hình ảnh phản chiếu của mình. Mẹ cũng có thể thay đổi địa điểm chơi như cho trẻ nằm bằng bụng trên tấm thảm sạch ở một khu vực ngoài trời mát mẻ và sạch sẽ.

 

3/ Làm sao duy trì sự hứng thú cho trẻ khi tập nằm sấp?

Tummy time 7 Tummy time 8 Tummy time 9
Trẻ cũng cảm thấy thú vị hơn khi được vận động ở tư thế mới khi nghe được những âm thanh cùng lúc đó. Để bé luôn biết rằng mẹ luôn ở bên cạnh, bạn có thể hát cho bé nghe và làm các động tác khiến bé thích thú như xoa lưng, cù tay,… Ngoài đặt bé nằm sấp trên sàn nhà, mẹ cũng nên thử cho bé nằm sấp trên đùi mình, trên gối hoặc trên chiếc khăn tắm cuộn lại. Hãy đung đưa hoặc lắc nhẹ rồi hát, xoa lưng bé để tạo hứng thú cho trẻ tiếp tục bài tập vào những lần sau. Phòng trường hợp các đồ vật nhọn và góc cạnh có thể làm tổn thương bé, bạn nên dọn dẹp nhà trước khi trải thảm cho bé thực hành nằm sấp. Đặc biệt, luôn quan sát bé cưng của bạn trong suốt thời gian bé luyện tập nằm sấp.

[inline_article id=103201]

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cá hồi có tốt cho mẹ bầu?

1/ Lợi ích khi mang thai ăn cá hồi 

-Tốt cho trí não thai nhi: Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi chứa axít béo không no – có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá hồi hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, việc tăng lượng cá hồi trong chế độ ăn là vô cùng cần thiết.

Bà bầu ăn cá hồi
Một số món ăn chế biến từ cá hồi cũng sẽ bổ sung lượng chất xơ khá dồi dào giúp hỗ trợ tiêu hóa tránh táo bón cho các thai phụ

-Ổn định tâm trạng bà bầu: Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, bà bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).

-Bảo vệ tim mạch: Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard, Mỹ, lượng axít béo omega-3 có trong cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ.

Ngoài ra, oxy hóa bên cạnh tác dụng dinh dưỡng như vitamin A, E, selen, kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.

-Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi: Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và axít béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.

-Giàu protein và amino acid: Protein trong cá hồi và amino acid rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Trong cá hồi cũng có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp cho xương chắc khỏe.

[inline_article id=108085]

2/ Bà bầu ăn cá hồi sao cho an toàn?

Một trong những lưu ý cho bà mẹ mang thai khi ăn hải sản là cân nhắc, xem xét đến nồng độ thuỷ ngân có trong loại hải sản đó. Bởi thuỷ ngân sẽ có những tác hại đến sự phát triển bình thường của trí não và hệ thần kinh của một đứa trẻ. Những loại cá lớn chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác. Trong khi đó, cá hồi được xếp vào danh sách các loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp.

Nhưng theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên bổ sung khoảng 300g cá hồi/tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân. Đồng thời, đây là món ăn cung cấp đạm khá cao, vì vậy mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính và mỗi bửa ăn chỉ nên ăn tối đa khoảng 2/3 lượng cá hồi có thể ăn mỗi tuần.

Ngoài ra để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, bạn nên chọn loại cá có nguồn gốc đảm bảo và cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.

[inline_article id=105090]

>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:

 

 

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí tuệ toàn diện

Do đó, để giúp bé hoàn thiện các cột mốc phát triển của mình, cha mẹ đừng bỏ qua những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi sau đây nhé!

1. Các tiêu chí mua đồ chơi cho bé 11 tháng

Trước khi cha mẹ quyết định mua đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi; hãy cân nhắc những tiêu chí như sau:

  • Kích thích sự phát triển: Cha mẹ cần ưu tiên chọn đồ chơi vui nhộn, thiết thực và giúp trẻ 11 tháng tuổi duy trì, phát triển sự tập trung, chú ý của mình.
  • Đòi hỏi sự linh động: Bé 11 tháng tuổi đang tập đi hoặc có dấu hiệu bé sắp biết đi. Những món đồ chơi đẩy có thể thúc đẩy sự chuyển động của trẻ 11 tháng tuổi. Và giúp bé sớm hoàn thiện kỹ năng này.
  • Cần sự tương tác với người khác: Những món đồ chơi đòi hỏi bé chơi cùng người khác sẽ xây dựng khả năng sáng tạo; và khuyến khích sự gắn bó giữa con cái và cha mẹ/người chăm sóc trẻ.
  • Có sự phối hợp tay và mắt: Đừng bỏ qua những món đồ chơi yêu cầu cử động tay chính xác hơn; đồ chơi dạng này sẽ giúp trẻ 11 tháng tuổi phát triển khả năng phối hợp tay và mắt của mình. Theo đó, bé cũng sẽ học cách tô màu, tự xúc ăn và các kỹ năng vận động tinh khác.
  • Đảm bảo an toàn và chất lượng: Cha mẹ cần tránh món đồ chơi quá nhỏ để không xảy ra trường hợp trẻ lỡ nuốt. Đồng thời, lưu đến hóa chất và màu sơn của đồ chơi.

Sau đây là gợi ý các món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển toàn diện về trí tuệ và kỹ năng vận động.

2. Các món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi phát triển trí tuệ

2.1 Xe gà tập đi cho bé bằng gỗ

Xe tập đi cho bé

Xe gà tập đi là đồ chơi được thiết kế có tay vịn và bánh xe để bé có thể đẩy đi được.

Cách chơi: Mẹ đặt tay bé lên tay cầm, rồi đẩy nhẹ trẻ để bé hiểu là xe tập đi có thể lăn bánh. Và sau đó, để bé phiêu lưu với chiếc xe của mình.

Lợi ích: Hỗ trợ cho trẻ tập đi, giúp bé hoàn thiện kỹ năng này tốt hơn; và có nhiều niềm vui khi chập chững tập bước đi.

2.2 Tranh ghép gỗ 3D nhiều màu

Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi - Tranh ghép 3D nhiều màu
Đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi – Tranh ghép 3D nhiều màu

Tranh ghép gỗ 3D nhiều màu là đồ chơi có những khung hình rỗng với các mảnh ghép tương ứng.

Cách chơi: Bé cần phải tìm và đặt các mảnh vào những lỗ có hình dạng phù hợp.

Lợi ích: Giúp trẻ 11 tháng tuổi phát triển nhận thức; kỹ năng vận động tinh khi thao tác với các mảnh ghép.

2.3 Sách tương tác cho bé 11 tháng tuổi

Sách tương tác cho trẻ 11 tháng tuổi

Sách tương tác là quyển sách có kèm theo những

Cách chơi: Mẹ đưa sách cho bé và hướng dẫn con lật từng trang sách. Trong quá trình chơi, mẹ có thể tương tác, đặt câu hỏi, giúp bé cầm, sờ, nắn và cảm nhận những vật liệt, hình ảnh trong quyển sách.

Lợi ích: Giúp trẻ phát triển cảm nhận về giác quan; và có thêm nhiều thông tin về thế giới xunh quanh với hình ảnh, âm thanh trực quan và sinh động hơn.

2.4 Đồ chơi Fidget cho trẻ 11 tháng tuổi

đồ chơi fidget cho bé 11 tháng tuổi
Đồ chơi Fidget cho bé 11 tháng tuổi

Đồ chơi Fidget là những công cụ cầm tay được tạo ra để giúp bé tập trung và giảm căng thẳng.

Cách chơi: Bé chỉ cần cầm món đồ chơi trên tay và ấn vào các nút tròn trên món đồ chơi Fidget đó.

Lợi ích: Món đồ chơi này sẽ giúp cho bé 11 tháng tuổi phát huy các kỹ năng vận động; khám phá giác quan khi chúng đẩy bong bóng từ bên này sang bên kia trên món đồ chơi vui nhộn này.

>> Cha mẹ xem thêm: Trò chơi rửa tay cho trẻ mẫu giáo có thói quen vệ sinh tay sạch sẽ

2.5 Kèn Harmonica nhựa – đồ chơi âm nhạc cho bé 11 tháng tuổi

Kèn Harmonica nhựa

Kèn Harmonica nhựa là nhạc cụ tạo ra âm thanh khi bé ngậm vào miệng và thổi.

Cách chơi: Khá đơn giản, mẹ chỉ cần chỉ bé thổi vào kèn Harmonica để tạo âm thanh. Nếu cha mẹ có kỹ năng chơi nhạc cụ, có thể dạy bé cách đổi đúng.

Lợi ích: Giúp tăng cường trí nhớ vì em bé học được cách tạo ra âm thanh từ loại nhạc cụ nhất định. Cung cấp khả năng học tập liên tục và giúp phát triển hơn nữa các kỹ năng ngôn ngữ.

2.6 Trò chơi phân loại cho bé 11 tháng tuổi

Ngoài những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi nêu trên; mẹ cũng có thể cân nhắc để chơi với bé cưng nhà mình trò chơi sau.

Lợi ích: Trò chơi cho bé từ 11 tháng tuổi này sẽ giúp bé biết cách phân loại đồ vật; và phát triển kỹ năng vận động tinh.

Cần chuẩn bị:

  • Khay làm bánh (hoặc khay có chia ra nhiều ngăn).
  • Món đồ vật kích thước nhỏ: vỏ sò, bóng cao su, thú nhồi bông loại nhỏ hoặc bất kỳ món đồ chơi nhỏ nào có đường kính trên 3cm.

Cách chơi:

  • Để bắt đầu, mẹ hãy dạy cho bé đặt từng món đồ (vỏ sò, bóng nhỏ, đồ chơi,..) vào mỗi ngăn hay mỗi ô của khay.
  • Khi trẻ đã quen với trò chơi, hai mẹ con có thể bới tung lên hoặc lật úp khay để chơi lại.
  • Mẹ có thể làm cho trò chơi phức tạp hơn về cách phân loại hay phối hợp.

Lưu ý: Không nên sử dụng bất kỳ các món đồ chơi nào có kích thước quá nhỏ cho bé 11 tháng tuổi vì có thể gặp nguy hiểm khi nuốt vào.

3. Lưu ý khi cho bé 11 tháng tuổi chơi đồ chơi

Ngoài mua những món đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi; theo Bệnh viện Nhi khoa tại Settle; cha mẹ cần lưu ý thêm một số điều sau để cho bé chơi vừa vui vừa an toàn:

  • Hướng dẫn bé chơi: Giữ lại hướng dẫn chơi đồ chơi; giải thích cho bé 11 tháng tuổi hiểu cách chơi đồ chơi.
  • Tìm nơi cất đồ chơi gọn gàng, an toàn: Nếu gia đình sắm rương đồ chơi cho trẻ; rương cần có lỗ thoát khi và dễ dàng mở từ bên trong.
  • Thường xuyên kiểm tra đồ chơi của trẻ: Để xem đồ chơi có bị hư hỏng gì hay không; chú để đến các mảnh vụn, góc nhỏ, những chỗ bị gãy và vỡ.
  • Vứt đồ chơi khi cần: Nhất là khi đồ chơi đã bị rỉ sét; hoặc hư hại đến mức không thể sửa được; tốt nhất là cha mẹ bỏ đi và mua một món khác cho bé. Ngoài ra, nếu có cục nam châm nào từ đồ chơi bị rơi ra, cha mẹ cũng cần lưu ý.

Hơn nữa, những bao bì, vỏ bọc nhựa đựng đồ chơi; cha mẹ nên bỏ đi để tránh xa tầm tay của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Dạy bé kể chuyện giúp con phát triển ngôn ngữ và sức sáng tạo

[inline_article id=138854]

Qua bài viết, hy vọng cha mẹ đã biết cách lựa đồ chơi cho bé 11 tháng tuổi nhà mình. Đồng thời, cũng có một vài ý tưởng về đồ chơi nên mua cho bé; và đừng quên những lưu ý để đảm bảo bé cưng nhà mình vui chơi nhưng cũng phải thật an toàn nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thắc mắc thường gặp về châm cứu khi mang thai

Châm cứu khi mang thai
Châm cứu phải được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

1/ Châm cứu khi mang thai có an toàn?

Châm cứu được cho là an toàn và hiệu quả trong lúc mang thai, bởi bên cạnh việc đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ thì còn có rất ít tác dụng phụ. Nhiều phụ nữ đã lựa chọn phương pháp này thay cho dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau – một vấn đề mà người mẹ phải hết sức thận trọng khi mang bầu.

Đã tồn tại từ lâu như một cách trị liệu độc đáo của y học phương Đông, qua thời gian, phương pháp này đã được khoa học thừa nhận và tiếp tục trở thành một liệu pháp hỗ trợ điều trị không thể thiếu đối với y học hiện đại. Nhưng hiện tại, với những ai muốn trị liệu bằng phương pháp này, đặc biệt là các mẹ bầu, đều phải được thực hiện bởi các cơ sơ sở y tế uy tín với những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo sự an toàn cũng như vô trùng của kim tiêm.

2/ Những lợi ích của châm cứu đối với mẹ bầu?

Nghiên cứu cho thấy, châm cứu có rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, từ chuyện giúp làm giảm căng thẳng, đau lưng, hông và khớp cho tới tác dụng xoa dịu những cơn ốm nghén và cảm giác mệt mỏi thường trực. Nhiều mẹ bầu cũng chọn trị liệu thường xuyên để tăng cường sức khoẻ cho thai kì.

[inline_article id=32852]

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp khả năng thụ thai tốt hơn, theo nghiên cứu, châm cứu có thể làm tăng cơ hội thụ tinh ống nghiệm (ART) từ 10 -15%.

3/ Mẹ bầu có thể bắt đầu châm cứu khi nào?

Một nghiên cứu năm 2002 thực hiện ở Bệnh viện Sản – Nhi Đại học Adelaide (Úc) về sự an toàn của châm cứu nhằm giảm buồn nôn trong thai kì đã kết luận: Châm cứu không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, thai chết lưu, bong nhau thai, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non hoặc ảnh hưởng gì đến sức khoẻ trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này được tiến hành trong 3 tháng đầu của thai kì, khi bào thai dễ bị tổn thương nhất và kết quả có được đã được nhân rộng tại các tổ chức nghiên cứu khác trên toàn thế giới.

Vì vậy, nếu bạn đang có thai và cần điều trị bằng liệu pháp này thì có thể được khuyến khích ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, trước khi tham gia một liệu trình châm cứu, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hình thức châm cứu phù hợp cho phụ nữ mang thai và tìm đến những cơ sở y tế có uy tín nhé!

4/ Châm cứu có thể giúp kích thích chuyển dạ?

Đây được xem là một trong những phương pháp an toàn để kích thích chuyển dạ khi cơ thể mẹ đã sẵn sàng và còn đem lại cảm giác dễ chịu hơn bạn nghĩ. Một trường đại học ở bang Bắc Carolina đã thực hiện một khảo sát với kết quả cho thấy 70% phụ nữ mang thai từ tuần 39-41, được châm cứu 3 lần trong thời gian này sẽ sinh dễ dàng hơn so với 50% phụ nữ không được áp dụng phương pháp này.

5/ Sau khi sinh có nên tiếp tục châm cứu?

Các nhà khoa học cho biết, châm cứu thực sự có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Chính vì vậy, việc sử dụng liệu pháp này cũng sẽ rất tốt cho phụ nữ sau sinh, bởi triệu chứng tiêu cực mà các bà mẹ thường gặp sau thời gian “vượt cạn” chính là mệt mỏi và trầm cảm. 

[inline_article id=106792]