Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Ảnh hưởng của màu sắc đến sự phát triển thai nhi

Mẹ và bé có mối dây liên kết rất đặc biệt, nên khi bạn nhìn những màu sắc yêu thích và cảm thấy vui vẻ, tinh thần thoải mái, đó cũng là lúc thai nhi đang được thư giãn.

Tâm trạng của mẹ và sự phát triển của bé

Không chỉ những tác động vật lý lên người mẹ mới ảnh hưởng đến em bé trong bụng mà mọi sự thay đổi cảm xúc của mẹ cũng tác động không nhỏ tới con. Đó là do những hoạt chất được phóng thích vào máu khi mẹ có những cảm xúc tức giận, phấn khích hay sợ hãi.

Con được nuôi bằng máu mẹ qua nhau thai nên chắc chắn con cũng chịu ảnh hưởng của các chất hóa học này. Những cảm xúc lặp đi lặp lại ở mẹ sẽ phần nào quyết định quá trình phát triển nhân cách ở con sau này.

Màu sắc là một loại tác động thị giác quan trọng đối với tâm sinh lý con người đã được các nhà khoa học nghiên cứu với tên gọi “liệu pháp màu sắc”. Mặc dù thị giác của thai nhi phát triển chậm hơn các bộ phận khác do sống trong môi trường nước ối của mẹ nhưng từ tháng thứ tư, con đã bắt đầu cảm nhận được ánh sáng.

Do đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến các màu sắc và không gian xung quanh mình nhằm giúp con có môi trường phát triển tốt nhất.

sự phát triển của thai nhi
Mẹ nên thường xuyên ra ngoài những không gian xanh để tốt cho sự phát triển của thai nhi

Tác động của màu sắc tới phụ nữ mang thai

Khi đang lo âu, căng thẳng, không gian được trang hoàng bởi màu hồng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn. Tiến sĩ Alexander Schauss, giám đốc Viện Nghiên cứu sinh học xã hội và y tế ở Washington Hoa Kỳ, người đầu tiên phát hiện ra bóng râm có khả năng giảm sự giận dữ và lo lắng, cho biết: “Một người rất khó để cố giận dữ trong không gian màu hồng.”

Màu xanh lam giúp não bộ sản sinh ra melatonin, hoạt chất giúp thư giãn tinh thần, nhờ đó mẹ bầu sẽ thấy thư thái, bình yên và dễ ngủ hơn.

Ngược lại, màu xanh da trời và màu vàng sẽ khiến chị em thấy sảng khoái, tỉnh táo để tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Sẽ là một ý hay nếu bạn có thể trang trí góc làm việc của mình với hai màu này. Không ít bà mẹ phải khổ sở vì ban đêm mất ngủ còn ban ngày lúc nào cũng lơ mơ.

Nếu đang cảm thấy mệt mỏi, màu xanh lá, màu của sự sống, có thể có ích cho bạn. Bạn có thể đi bộ chậm rãi trong vườn hoặc công viên, ngắm nhìn cây cối với màu xanh mát mắt và hít thở khí trời, chắc chắn bạn sẽ thấy mình lại tràn trề nhựa sống. Có thể trang trí vài chậu cây nhỏ ở ban công hoặc bàn làm việc để giúp không gian thêm sức sống.

Để tận dụng một cách tốt nhất tác động của màu sắc tới sự phát triển của thai nhi, bắt đầu từ tháng thứ bảy của thai kỳ, mẹ có thể đi tham quan các triển lãm mỹ thuật, triển lãm di vật lịch sử hoặc mua tranh, sách ảnh về nhà.

Bên cạnh đó, chị em cũng có thể kết hợp liệu pháp màu sắc vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình với việc sử dụng màu tự nhiên của thực phẩm giúp tinh thần thêm thư thái cùng lúc với việc cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

MarryBaby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

10 cách dạy con ngoan không ghen tỵ với em nhỏ

Chuẩn bị cho con quen với em bé sắp chào đời
Dùng hình ảnh hoặc kể chuyện để cho con thấy những bé sơ sinh đáng yêu như thế nào để con quen dần. Nếu bạn có bạn bè, họ hàng nào vừa sinh em bé, bạn nên thường xuyên cho con tới chơi với bé.

Trò chuyện với con về ích lợi của việc có em
Trước tiên, con sẽ có người cùng chơi khi em được vài tuổi. Và anh chị em chính là người bạn thân suốt đời của con. Nếu con còn nhỏ, đừng quên giải thích với trẻ rằng con sẽ cần chờ đến khi em được vài tuổi để em có thể cùng chơi đồ chơi với con.

Không ít đứa trẻ đã bị thất vọng khi em bé sinh ra chỉ khóc, bú và ngủ mà chẳng chịu chơi với trẻ! Cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu chính trẻ lúc mới sinh cũng như thế để giúp trẻ hiểu và biết yêu thương em hơn.

Đưa con cùng đi mua sắm cho em
Để con cùng chọn quần áo, đồ chơi cho em sẽ khiến bé thấy mình “người lớn” hơn và đánh thức bản năng làm anh, chị trong bé. Một ngày nào đó, con sẽ rất tự hào khi kể lại với em về món đồ mà anh, chị đã tự mình chọn cho em.

Để em bé “tặng quà” cho anh, chị
Nếu con lớn của bạn cũng chỉ mới vài ba tuổi, đây là một ý tưởng thú vị để tạo cảm tình của con đối với em bé vừa chào đời. Chuẩn bị sẵn một món quà be bé, xinh xinh và thế là khi mẹ sinh em bé, trẻ không chỉ có thêm em mà còn được tặng quà nữa. Đứa trẻ nào lại không thích quà nhỉ?

Đừng bỏ qua những chi tiết không-hoàn-hảo
Trong trường hợp con của bạn đã đủ lớn và hiểu chuyện, bạn nên giải thích cho con rằng em bé không phải lúc nào cũng vui vẻ, tươi cười mà sẽ có những lúc khóc quấy, nôn ói. Cố gắng giúp con hiểu rằng khi còn nhỏ con cũng như thế, theo thời gian em cũng sẽ lớn chững chạc giống như con bây giờ vậy.

Để con cùng ba mẹ chăm sóc em bé
Tùy theo độ tuổi của con, bạn có thể để con giúp chuẩn bị khăn tắm cho bé hoặc lấy tã cho em. Bằng cách này, trẻ sẽ thấy mình có ích hơn. Trẻ sẽ thích được ba mẹ nhờ vả những chuyện như lấy quần áo cho em hoặc hát cho em nghe đấy.

Dạy cho con cách ẵm em
Cho con ẵm em bé sẽ khiến hai con trở nên thân thiết với nhau hơn. Tuy nhiên, cần nhắc con nhớ rằng chỉ được ẵm em bé khi có ba mẹ ở bên. Để đảm bảo an toàn, không bao giờ để con một mình với em vì trẻ có thể làm em đau khi cưng nựng.

ghen ty voi em 1
Ba mẹ có trách nhiệm dạy bảo để trẻ không ghen tỵ với em và biết yêu thương em

Khen ngợi con khi có thể
Khi con lấy quần áo hoặc tã cho em giúp mẹ, đừng quen nói cám ơn và khen con. Ngay cả khi con kiên nhẫn ngồi đợi mẹ cho em bú để tới lúc mẹ chơi cùng, bạn cũng nên thể hiện cho con thấy bạn đề cao sự hợp tác của trẻ.

Tận dụng thời gian ở bên trẻ khi em bé ngủ
Bạn có thể đưa trẻ ra ngoài chơi đồng thời cũng là cơ hội cho bạn vận động một chút. Còn nếu bạn không tiện ra ngoài, có thể cùng bé chơi các trò trong nhà như xếp hình, nặn đất sét…

Khuyến khích trẻ nói ra cảm giác của mình
Thông qua những cuộc chuyện trò thân mật giữa hai mẹ con, bạn sẽ phát hiện ra nếu có điều gì đó về việc có em khiến trẻ khó chịu. Từ đó, bạn có thể giải thích cho trẻ nếu con đã hiểu lầm hoặc tìm cách điều chỉnh để không tạo cảm giác tiêu cực kéo dài cho con. Trò chuyện với nhau là thói quen tốt giúp bạn luôn có thể thấu hiểu và chia sẻ cùng con cũng như tìm kiếm sự hợp tác ở trẻ.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Phụ nữ mang thai có nên chăm sóc vật nuôi?

Phụ nữ mang thai và vật nuôi

Việc loại bỏ hoàn toàn vật nuôi khỏi căn nhà của bạn có thể hơi cực đoan nhưng điều này không phải không có lý. Vật nuôi chưa được tiêm phòng có thể là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Thời ông bà, cha mẹ chúng ta, việc chăm sóc y tế và chủng ngừa cho vật nuôi còn rất hạn chế, do đó, việc để phụ nữ mang thai tiếp xúc với chúng quả là không an toàn.

Ngày nay thì khác, có nhiều cơ sở thú y để tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe cho vật cưng của bạn. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc nhận nuôi một con vật cưng mới khi vừa biết tin mang thai, nhất là khi bạn không biết về tiền sử bệnh của nó.

Một vấn đề cần đặc biệt lưu ý với những chị em đang nuôi mèo trong nhà đó là phân của chúng chứa ký sinh trùng toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Phụ nữ mang thai cần tránh xa phân mèo và nhờ người nhà dọn dẹp chúng mỗi ngày.

phụ nữ mang thai
Bà bầu tiếp xúc với chó mèo cần tránh xa chất thải của mèo

Bà bầu có nên tiếp xúc với chó mèo?

Nếu thú cưng nhà bạn có sức khỏe tốt và được tiêm phòng đầy đủ, sẽ không có vấn đề gì với việc để chúng loanh quanh trong nhà. Bà bầu tiếp xúc với chó mèo như chơi đùa, nựng nịu chúng là một cách xả stress. Bản thân việc chăm sóc thú cưng còn thể hiện khá nhiều bản năng làm cha mẹ của chúng ta.

Riêng đối với loài mèo, bạn cần chú ý một chút đến chất thải của chúng. Miễn là bạn hoàn toàn tránh xa phân mèo, sẽ không có gì đáng lo lắng.

Trong trường hợp bạn buộc phải dọn phân cho mèo cưng, bạn cần mang bao tay cao su và khẩu trang bảo hộ, sau đó rửa tay với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn. Phân mèo cần được dọn mỗi ngày để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm bệnh cho phụ nữ mang thai.

Tốt hơn hết, bà bầu tiếp xúc với chó mèo nên kiểm tra ký sinh trùng toxoplasmosis. Nếu bạn đã nuôi mèo trong nhiều năm, bạn có thể đã từng nhiễm loại ký sinh trùng này từ lâu và đã hình thành kháng thể tự nhiên. Trong trường hợp may mắn này, bạn sẽ không cần lo lắng về khả năng gây nguy hiểm cho thai nhi của ký sinh trùng toxoplasmosis nữa.

Những chị em đã từng chăm sóc vật nuôi trong nhiều năm sẽ hiểu được niềm vui khi có con vật cưng bên mình to lớn như thế nào và điều này có giá trị hơn nhiều so với nguy cơ đem lại từ vật nuôi. Những con thú cưng có thể giúp bạn giảm stress, thậm chí ổn định huyết áp cho người chủ của chúng. Nhờ có thú cưng, chị em có thể cảm thấy vui vẻ hơn và tránh được chứng trầm cảm khi mang thai.

MarryBaby

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

9 việc cần làm để tăng khả năng thụ thai (Phần 1)

Gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt

Nếu bạn muốn có con và phương pháp thụ thai truyền thống tại nhà không phát huy tác dụng, không nên chờ đợi quá lâu để gặp một chuyên gia tư vấn. Nếu bạn dưới 35 tuổi và đã cố gắng có thai trong suốt một năm hoặc hơn, đây là lúc bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa vô sinh để được hỗ trợ để gia tăng khả năng thụ thai của mình. Thời gian 1 năm là giới hạn để kết luận một cặp đôi có bị xếp vào nhóm vô sinh hay không. Tương tự, nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, sau sáu tháng nỗ lực mà vẫn “trắng tay” thì nên đến gặp bác sỹ ngay. Bạn gặp bác sỹ càng sớm, khả năng thụ thai của bạn sẽ càng cao. Những phụ nữ được điều trị kịp thời có thể có đến 90% cơ hội thụ thai. Nhưng nếu bạn cứ cố gắng chờ đợi với hy vọng sai lầm rằng bạn có thể làm điều đó một mình, cơ hội thành công sẽ giảm dần sau mỗi tháng đấy!

Không đổ lỗi cho bản thân

Hiện nay, hiện tượng vô sinh khá phổ biến. Nguyên nhân có thể do vợ hoặc chồng hoặc do cả hai. Những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới thường là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đa nang buồng trứng hay viêm nhiêm đường sinh dục. Đối với nam giới, sức khỏe của tinh trùng là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Ngoại trừ những nguyên nhân đến từ lối sống, đây có thể là việc ngoài tầm kiểm soát của bạn, do đó, không nên lãng phí năng lượng của mình để trách cứ bản thân. Trên thực tế, có rất ít khả năng bạn có thể tự gây ra vô sinh cho mình. Ngay cả những người có thói quen sinh hoạt không tốt, họ vẫn có khả năng thụ thai bình thường. Thế nên, thay vì tự dằn vặt bản thân thì bạn nên nghĩ đến các giải pháp và giữ bình tĩnh để theo đuổi quá trình điều trị.

kha nang thu thai 2
Tâm lý thoải mái trong đời sống sinh hoạt vợ chồng cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai

Tìm kiếm sự hỗ trợ, chia sẻ

Những người mắc phải tình trạng vô sinh thường rất căng thẳng, tương tự như những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, AIDS hoặc bệnh tim vậy. Nhớ rằng sự căng thẳng không có lợi ích gì trong việc giúp bạn có thai nhanh hơn. Nếu muốn tăng khả năng thụ thai, bạn nên cố gắng duy trì một tinh thần thoải mái. Việc tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ từ các cá nhân, nhóm người cùng cảnh ngộ sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia, những nhà tư vấn hoặc chuyên viên do bác sỹ điều trị chỉ định.

Đặc biệt, bạn nên tâm sự với các thành viên trong gia đình hoặc bạn thân của mình. Có thể bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và khó mở lời, nhưng bạn không thể hình dung được những gì bạn sẽ nhận được quí giá như thế nào một khi bạn vượt qua được rào cản tâm lý này. Không người thân yêu nào lại muốn bạn phải chịu đựng tất cả một mình. Hãy mở lòng để chia sẻ những vấn đề của bạn. Chỉ riêng việc được lắng nghe đã đủ để bạn thoải mái hơn rất nhiều, bên cạnh đó, bạn còn nhận được rất nhiều lời khuyên hữu ích. Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy mình có niềm tin với việc chữa trị hơn khi bên mình luôn có những người bạn đồng hành.

Tránh cô lập bản thân

Bạn sẽ rất vất vả khi vừa đấu tranh với khả năng thụ thai của mình lại vừa vật lộn với các tình huống xã hội hàng ngày. Đương nhiên bạn sẽ chẳng vui vẻ gì khi bạn là người duy nhất vô sinh trong khi những người thân quen của bạn đều có khả năng sinh sản tốt. Việc vô sinh có thể là nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy ghen tị với tất cả những ai đang mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên buồn bực, tự nhốt mình ở nhà chỉ để tránh nghe được thông tin người này hay người kia có thai. Một khi bạn bắt đầu thấy căng thẳng và bị các thông tin xung quanh ám ảnh, nên tâm sự với bạn bè và người thân mà bạn tin tưởng hoặc tìm đến nguồn hỗ trợ khác mà bạn biết để họ có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

>> Xem tiếp phần 2 bài viết Tại đây.

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

9 mẹo vặt sai lầm khiến con bệnh càng thêm bệnh

1. Ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi
Ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào họng, điều này rất có hại cho bé. Khi bé bị chảy máu mũi, cần để bé đứng hoặc ngồi với phần đầu nghiêng về phía trước, nắm nhẹ cánh mũi và bảo bé thở bằng miệng khoảng 10 phút, máu mũi sẽ ngưng chảy.

2. Giấm và bệnh thủy đậu
Bạn có thể đã nghe rằng nên dùng giấm nâu pha vào nước tắm sẽ giúp xoa dịu bệnh thuỷ đậu. Nhưng liệu việc dùng chất lỏng có tính axit để trị ngứa ngáy cho làn da nhạy cảm của bé có hợp lý không? Những bà mẹ có kinh nghiệm chắc chắn sẽ hiểu cách trị liệu này làm đau bé hơn là xoa dịu bé.

3. Dầu mù tạt để trị đau tai
Viêm tai sẽ gây ra đau tai, bệnh này rất phổ biến ở trẻ. Sử dụng dầu mù tạt có thể khiến phát sinh ráy tai nhiều hơn và có thể làm tắc lỗ tai của bé.

meo vat chua benh 2
Khi bé bị chảy máu cam, cần bóp nhẹ mũi bé và nghiêng đầu về trước

4. Kem đánh răng trị bỏng
Mẹ và bà ngoại có thể bảo bạn dùng kem đánh răng để trị bỏng. Nhưng sự thật là kem đánh răng rất có hại cho các vết bỏng và vết mẫn đỏ vì nó có thể làm khô vết thương và dẫn tới viêm da. Thay vì dùng kem đánh răng xoa vào vết bỏng cho bé, tốt hơn hết là bạn nên dùng nước mát để hạ nhiệt chỗ bị bỏng.

5. Đâm vết rộp
Đây là một trong những cách trị tại nhà tệ nhất cho bé mà ông bà xưa chỉ dạy. Khi đâm vết rộp, làn da nhạy cảm của bé có thể bị nhiễm trùng. Điều bạn nên làm chỉ là để vết rộp tự khô và vết thương sẽ tự động khỏi trong một vài ngày khi lớp da bên dưới phát triển và cứng cáp.

6. Sữa chua và đường để trị nhiễm nấm
Nếu bạn đã từng nghe sữa chua và đường có thể trị nhiễm nấm, làm ơn đừng thử! Để trị nhiễm nấm, bạn phải dùng sữa chua không đường vì đường có thể khiến bệnh thêm nghiêm trọng.

7. Giảm đau khi mọc răng
Cho bé uống ít rượu khi đang mọc răng có thể làm tê vết đau, tuy nhiên cách này lại rất nguy hiểm cho sức khoẻ của bé. Khi bé đang mọc răng, tốt hơn hết là bạn nên làm lạnh đồ cắn nướu cho bé trong tủ lạnh khoảng 15-20 phút và cho bé cắn món đồ chơi đó khi nó còn lạnh.

8. Bơ trị bỏng
Không có bằng chứng nào chứng minh bơ giúp trị bỏng. Trong hầu hết trường hợp, cách làm này có thể gây nhiễm trùng.

9. Làm sạch bằng nến xông tai
Đây là một phương pháp làm sạch tai bằng cách sử dụng một cây nến hình nón rỗng được phủ sáp ong. Tuy nhiên, sản phẩm này còn gây nhiều tranh cãi về ư và nhược điểm của nó. Dù sao đi nữa, bạn đừng bao giờ thử cách này cho con vì rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến thính giác của bé.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Khả năng thụ thai trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (Phần 2)

Giai đoạn 3: Trứng rụng
Chào mừng bạn đến với khoảng “thời gian vàng” để thụ thai! Không quan trọng là thời gian “đèn đỏ” của bạn diễn ra trong bao lâu, bạn chỉ cần nhớ: sự rụng trứng sẽ bắt đầu khoảng 14 ngày trước lần kinh nguyệt tiếp theo của bạn. Khi trứng rụng, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng thêm khoảng nửa độ và bạn phải nhanh chóng quan hệ trong 24 đến 36 giờ sau đó vì lúc này cơ hội thụ thai là rất cao. Trong thời gian này, bạn cần theo dõi nhiệt độ cơ thể liên tục để kịp chớp lấy cơ hội trước khi quá muộn.

Một dấu hiệu tốt khác về khả năng thụ thai là sự thay đổi độ đặc lỏng trong dịch nhầy cổ tử cung của bạn. Bạn sẽ thấy dịch ở âm đạo tiết ra nhiều hơn và đặc như lòng trắng trứng, đây là tín hiệu hoàn hảo để giao hợp. Bạn có thể kiểm tra dịch nhầy của bạn bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bạn lấy một ít chất nhầy trong âm đạo, sau đó ép 2 ngón tay này chặt vào nhau rồi bung ra, nếu màng dính giữa 2 ngón tay là mỏng và độ dính cao giữa hai ngón tay, bạn có thể yên tâm giao hợp.

Tỷ lệ thụ thai: Cao. Bạn cần quan hệ tình dục trong vòng 36 giờ sau khi trứng rụng vì trứng sau khi được phóng thích sẽ không sống quá 12 giờ. Trong thực tế, tốt nhất là để tinh trùng gặp trứng trong vòng 4-6 giờ sau khi trứng rụng. Việc giao hợp mỗi ngày có thể đủ để bạn thụ thai.

kha nang thu thai 4
Que thử thai sẽ cho kết quả chính xác sau khi trứng được thụ tinh 7 ngày

Giai đoạn 4: Sau khi rụng trứng
Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn hoàng thể, phần cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài từ 12 đến 16 ngày. Lượng nội tiết tố progesterone bắt đầu tăng lên, báo hiệu rằng buồng trứng không cần phải sản xuất trứng nữa trong tháng này. Chất nhầy ở cổ tử cung sẽ khô dần và tạo ra một màng mỏng ngăn không cho bất kỳ tinh trùng nào xâm nhập vào tử cung.

Phải mất khoảng sáu ngày để trứng đã thụ tinh đi vào tử cung của bạn. Nếu nó bám được vào nội mạc tử cung của bạn, nó sẽ làm cho hormone chorionic gonadotropin (hCG) trong cơ thể gia tăng, đây chính là hormone giúp bạn có thể kiểm tra việc mang thai bằng que thử thai tại nhà, trong vòng một tuần sau khi thụ thai.

Tỷ lệ thụ thai: Thấp. Sau khi trứng đã được phóng thích, sẽ không có nhiều cơ hội thụ thai và bạn có thể phải đợi cho đến tháng sau. Bạn cũng có thể tránh thai an toàn vào lúc này nếu bạn chưa có ý định làm mẹ.

MarryBaby

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Khả năng thụ thai trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt (Phần 1)

Giai đoạn 1: “Đèn đỏ”
Về bản chất, kinh nguyệt là sự bong tróc hàng tháng của nội mạc tử cung tức màng trong của tử cung. Đối với hầu hết phụ nữ, điều này thường kéo dài từ ba đến bảy ngày. Đến ngày thứ ba, lượng nội tiết tố progesterone và estrogen sẽ gia tăng để “xây dựng” lại nội mạc tử cung cho bạn.

Bước vào ngày thứ tư, nang trứng sẽ bắt đầu phát triển mạnh mẽ và chín nhanh chóng. Điều đó có nghĩa là buồng trứng đang chuẩn bị “phát hành” trứng. Trừ khi quá trình rụng trứng của bạn xảy ra rất sớm, dường như có rất ít cơ hội để tinh trùng có thể gặp được trứng trong giai đoạn này. Thời gian trung bình cho quá trình rụng trứng là 14 ngày trước ngày hành kinh của bạn. Chị em có thể theo dõi việc rụng trứng của mình bằng cách sử dụng biểu đồ nhiệt độ cơ thể.

Tỷ lệ thụ thai: Hầu như bằng không. Giai đoạn thực sự không phải là thời điểm thuận lợi mà đây sẽ là lúc để bạn “nghỉ giải lao” sau khoảng thời gian nỗ lực quan hệ để có em bé.

kha nang thu thai 2
Khả năng thụ thai ở từng thời điểm của chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau

Giai đoạn 2: Trước khi rụng trứng
Bạn nên giao hợp ngay sau khi sạch kinh 3-4 lần một tuần hoặc hơn, vì sau 7 ngày “đèn đỏ”, bạn sẽ thấy việc tiết dịch ở âm đạo rất nhạy. Lúc này, dịch âm đạo thường có màu trắng hoặc trắng sữa, báo hiệu cơ thể bạn đã bắt đầu sẵn sàng cho quá trình thụ thai. Điều này không có nghĩa là trứng của bạn đã được “phóng thích” nhưng đây là chỉ dẫn cho thấy trứng đang chuẩn bị rụng và môi trường ở cổ tử cung lúc này rất thích hợp cho tinh trùng.

Nên nhớ rằng tinh trùng có thể sống tối đa là 5 ngày sau khi chúng bị “mắc kẹt” trong dịch nhầy cổ tử cung và chính chất nhầy này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng tinh trùng tại chỗ. Một nghiên cứu cho thấy những người có quan hệ tình dục chỉ một lần duy nhất trong giai đoạn này, thậm chí 4-5 ngày trước khi rụng trứng, vẫn có khả năng thụ thai.

Tỷ lệ thụ thai: Tốt. Cho dù trứng không được “phóng thích” trong giai đoạn này nhưng bạn sẽ có cơ hội trong trường hợp trứng rụng sớm hơn dự định.

MarryBaby

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Những món ăn cần tránh khi mang thai mẹ bầu nên ghi nhớ

Những món ăn cần tránh khi mang thai là những món có thể gây mất an toàn cho sức khỏ e thai kỳ. Ví dụ như khiến bà bầu gia tăng chứng ợ nóng, dễ gây sảy thai, động thai, mất ngủ, dị tật thai nhi hoặc khiến bà bầu bị nhiễm ký sinh trùng. Vì vậy, bà bầu cần nắm rõ danh sách những món ăn cần tránh khi mang thai sau đây để giữ an toàn cho thai kỳ nhé.Những món ăn cần tránh khi mang thai

Những món ăn cần tránh khi mang thai

1. Thịt, cá sống hoặc còn tái

Các món ăn cần tránh khi mang thai thuộc nhóm này như phở tái, sashimi, bít tết, cá ngừ xông khói, hàu xông khói. Khi mang thai, nguyên tắc an toàn thực phẩm luôn cần được đặt lên hàng đầu vì cơ thể người phụ nữ lúc này trở nên nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi các chất độc và vi khuẩn hơn.

2. Trứng sống hoặc chưa chín kỹ

Bao gồm cả các món ăn có chứa trứng lòng đào. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên tránh ăn các loại mousse, kem và mayonnaise vì chúng đều có thể được chế biến từ trứng sống. Dù bạn chế biến trứng như thế nào, nó cần phải chín hẳn, ví dụ như luộc trứng tới khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều đặc hẳn lại.những món ăn bà bầu cần tránh khi mang thai

3. Cá kiếm, cá cờ và cá mập

Các loại cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Cá ngừ mặc dù rất bổ dưỡng cũng có thể chứa thủy ngân, do đó, nên giới hạn số lượng cá ngừ tiêu thụ mỗi tuần dưới 150g.

4. Đậu phộng

Không chỉ trong thai kỳ mà cả sau khi sinh, chị em cũng nên tránh xa món này, đặc biệt nếu bản thân hoặc gia đình bạn có tiền sử dị ứng, suyễn, eczema, sốt cỏ khô.

5. Rượu

Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều khuyết tật ở thai nhi nếu thai phụ uống nhiều rượu. Ngay cả khi mẹ bầu chỉ uống một lượng rượu vừa phải, điều này cũng có thể ảnh hưởng không tốt đến con, không chỉ trong giai đoạn bào thai mà cả nhiều năm sau này. Do đó, tốt nhất bạn nên tuyệt đối tránh xa rượu.

Những món ăn cần tránh khi mang thai6. Những món ăn cần tránh khi mang thai khác

  • Sữa chưa tiệt trùng, phô mai hoặc sữa chua làm từ sữa chưa tiệt trùng
  • Pate gan vì chúng có thể chứa quá nhiều vitamin A có hại cho thai nhi
  • Các món tự làm như salad khoai tây hoặc xà lách trộn có thể chứa vi khuẩn có hại
  • Với thức ăn chế biến sẵn hoặc thức ăn cũ hâm lại, cần kiểm tra kỹ xem màu, mùi và vị của món ăn có gì khác thường hay không trước khi thưởng thức nhé.
  • Cẩn thận với các bữa tiệc nướng ở nhà hàng vì hầu hết các loại thực phẩm có thể đã được tẩm ướp khá lâu trước khi được phục vụ.

[inline_article id=70824]

Có rất nhiều món ăn ngon khiến bà bầu dễ bị cám dỗ. Tuy nhiên, chị em nên nắm rõ danh sách những món ăn cần tránh khi mang thai trong bài viết này để tự bảo vệ thai kỳ của mình nhé.

Marry Baby

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

12 bài học bố, mẹ dạy con gái và các tuyệt chiêu riêng

♦5 bài học một người bố dạy con gái

1. Có tiền không nhất định phải tiêu cho hết

Mua sắm là một trong những thú vui lớn của hầu hết các cô gái và con gái bạn có lẽ cũng không ngoại lệ. Bởi vì con chưa thể kiếm ra tiền, số tiền con tiêu xài là do ba mẹ cho. Vậy mỗi khi cho tiền con, bạn có nhớ nhắc con tiêu xài tiết kiệm? Không phải là vô lý khi đa số các cô bé thích xin tiền bố hơn xin tiền mẹ. Đừng để tình yêu thương trở thành sự chiều chuộng quá đáng, khiến con hình thành thói quen tiêu hoang. Điển hình như với tiền lì xì của con, sẽ tốt hơn nếu ba mẹ giữ hoặc gửi tiết kiệm cho bé thay vì đưa cho bé tự do tiêu xài.

2. Bạn trai không phải là cả cuộc sống

Chắc chắn rồi con gái bạn sẽ bị cuốn vào câu chuyện yêu đương với các chàng trai. Bạn có bao giờ cảm thấy lo lắng về điều này? Là một người đàn ông, bạn chắc chắn có khả năng trong chuyện “đọc” được suy nghĩ của các chàng trai khi hẹn hò với con gái của bạn. Nên chân thành và thẳng thắn trò chuyện với con về chủ đề này nhưng đừng áp đặt hoặc phán xét. Chính sự đồng cảm của bạn sẽ giúp con thoải mái để chia sẻ hơn. Bất kể thế nào, các cô con gái luôn có sự tin tưởng nhất định vào bố của mình khi nhắc đến chủ đề “bạn trai”.

day con gai 2
Ở một số vấn đề, bố có thể dạy con gái hiệu quả hơn mẹ

3. Con luôn có thể làm mọi thứ tốt hơn

Nếu thành tích học tập của con không tốt, bạn chắc chắn sẽ lo lắng. Nhưng ngay cả khi con có thành tích cao đi nữa cũng không đồng nghĩa bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Là một người bố, bạn cần dạy con hiểu rằng so sánh bản thân với người khác không bằng so với chính mình của ngày hôm qua. Cho dù con học tốt hay chưa tốt, bạn cần tìm cách tạo động lực cho trẻ tiến bộ hơn thay vì chỉ so sánh con với những đứa trẻ khác. Đừng để những thành tích đến dễ dàng khiến cho con không bao giờ biết cố gắng hết sức mình.

4. Bạn bè đáng được trân trọng như người yêu

Vợ chồng bạn sẽ khó có thể ở bên con mọi lúc mọi nơi, đặc biệt khi con gặp rắc rối chuyện tình cảm, nhưng bạn bè của chúng thì có. Bạn có thấy yên tâm hơn khi biết rằng con có những cô bạn tốt luôn sẵn sàng đến ngủ cùng con để nghe con tâm sự cả đêm hoặc những cậu bạn thân có thể đưa con đi chơi trò chơi điện tử, chơi bowling để xả stress? Con sẽ thật may mắn nếu có được những người bạn như thế. Và sẽ là một thiệt hại lớn nếu con đánh mất những người bạn đó. Vì thế, bạn nhớ khuyến khích bé con chăm sóc tình bạn của mình nhé.

5. Học vấn tốt là một cánh cửa để vào đời

Dĩ nhiên trường học không cung cấp đủ mọi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho một cô gái nhưng nó là nền tảng cơ bản cho mọi thành công. Con của bạn có thể sẽ thắc mắc tại sao có những người bỏ học mà vẫn thành công và nổi tiếng. Đây là lúc bạn cần dạy con gái, giải thích cho con hiểu rằng, không ai thành công mà không cần học, vấn đề là họ học ở đâu và như thế nào. Khi con có điều kiện và có thể học, hãy học hết sức mình. Học vấn không chỉ giúp con có nhiều cơ hội thành công trong công việc mà còn giúp con thành công hơn trong cuộc sống.

♦7 bài học một người mẹ cần dạy con gái

Mẹ và con gái luôn có mối quan hệ thật đặc biệt. Vì cùng là phái đẹp nên mẹ sẽ hiểu và có cách dạy con chu đáo theo cách của mình.

1. Luôn độc lập tài chính

Đây là điều mà tất cả mọi người đều cần, đặc biệt là những cô gái thời hiện đại. Tiền bạc không đồng nghĩa với hạnh phúc nhưng những người lao động chân chính sẽ thấy hạnh phúc khi tự mình kiếm được tiền. Và khi có khả năng tự kiếm sống, con gái bạn sẽ không bao giờ phải phụ thuộc vào một người đàn ông nào cả. Không những thế, sự độc lập tài chính cũng sẽ giúp con thêm tự tin khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

2. Tự tin về vẻ ngoài của mình

Sẽ ra sao nếu con gái bạn lớn lên mà luôn cảm thấy cơ thể và gương mặt mình đầy những khiếm khuyết? Điều này có thể xảy ra ngay cả khi con gái bạn vẫn thường được nhiều người khen là xinh xắn. Đây chính là hệ quả tiêu cực mà những thông điệp vô hình về sắc đẹp tác động tới nhiều cô gái trẻ, những người luôn cảm thấy mình chưa-đủ-đẹp. Thay vì tập trung vào đôi mắt một mí, bạn có thể dạy con gái, nhắc con chú ý hơn đến cánh mũi thanh và khuôn miệng xinh xắn của mình. Nhớ dạy con rằng, đừng so sánh bản thân với những hình ảnh quảng cáo trên ti-vi và cũng đừng để những lời nhận xét tiêu cực về vẻ bề ngoài từ người khác làm con thất vọng.

3. Biết trân trọng bản thân

Một trong những điều quan trọng nhất cần dạy con gái chính là phải biết trân trọng bản thân và cơ thể của mình. Một cô gái hạnh phúc là người luôn tin rằng mình xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp. Khi lớn lên và trở thành một thiếu nữ, sự tự tin sẽ giúp con luôn làm chủ trong mọi tình huống, bao gồm cả khả năng nói “Không” trước áp lực về nhu cầu sex của bạn trai. Thực tế, không có độ tuổi nào là đủ lớn cho “chuyện đó”. 18 tuổi không đồng nghĩa với trưởng thành, chín chắn. Bạn cần dạy con gái nhớ rằng, đừng bao giờ quan hệ tình dục khi bản thân chưa thực sự sẵn sàng.

7 bài học mẹ cần dạy con gái
Dạy con đã khó, dạy con gái càng khó hơn

4. Không có gì là “miễn phí”

Đây là bài học mà bạn nên dạy tất cả những đứa con của mình, bất kể trai hay gái. Con trẻ không nên trông đợi chuyện luôn có ai đó cho chúng mọi thứ. Thay vào đó, con nên hiểu rằng mình cần lao động để có được thứ mình muốn. Dĩ nhiên mọi ông bố bà mẹ đều muốn giúp đỡ con cái, đặc biệt khi chúng khó khăn, nhưng nếu bạn luôn ở đó và giúp con mọi lúc mọi nơi, con sẽ không thể học được tính tự lập và không biết như thế nào là cố gắng hết sức mình. Đặc biệt trong chuyện tiền bạc, nuông chiều nhu cầu vật chất của con vô điều kiện khi chúng còn nhỏ có thể khiến con nghĩ rằng ba mẹ là tài khoản ngân hàng vô hạn khi con lớn lên.

5. Trí thông minh quan trọng hơn sắc đẹp

Một cô gái đẹp có thể thu hút nhiều “vệ tinh” xoay quanh nhưng sẽ không thể giữ được bất cứ chàng trai nào bên mình lâu dài nếu không có trí thông minh, sự duyên dáng, bởi vì sắc đẹp sẽ phai dần theo thời gian. Sẽ có nhiều người nhấn Like và comment khen ngợi khi con gái bạn đăng tải một bức ảnh chân dung đẹp trên Facebook, nhưng nếu con thử hỏi những người bạn thân thiết xem họ yêu quí con vì điều gì, chắc chắn sẽ không ai trả lời rằng vì con đẹp! Dạy con hiểu rằng trí tuệ quan trọng hơn và tồn tại lâu hơn sắc đẹp. Chỉ khi có trí tuệ, con mới có được những bước tiến vững vàng trong sự nghiệp, điều mà chỉ sắc đẹp không thể làm được.

6. Phụ nữ hay đàn ông đều bình đẳng

Khi con còn nhỏ, nhớ dạy con rằng, những gì mà cánh mày râu làm được, con cũng sẽ làm được nếu con thật sự muốn. Đừng để những quan niệm cổ điển gò bó con trong công việc và cuộc sống. Dĩ nhiên, cũng đừng quên dạy con tôn trọng những người bạn trai mà con quen biết. Không ít cô gái cố tình tỏ ra lấn át đàn ông để cho thấy mình không thua kém họ, mình là người phụ nữ độc lập. Đây là điều không cần thiết và còn có thể gây nên tác dụng ngược.

7. Không bỏ qua những kỹ năng cần thiết

Chắc chắn phải dạy con biết nấu ăn. Đừng yêu cầu con trở thành đầu bếp tuyệt vời nhưng con bạn cần biết nấu ăn vì đó là kỹ năng thật sự cần thiết trong cuộc sống. Biết nấu ăn, con sẽ có thể tự nấu cho mình những bữa cơm giàu dinh dưỡng mà không cần phụ thuộc vào những món ăn làm sẵn hay thực phẩm đóng hộp. Cũng đừng quên nhắc chồng bạn dạy con gái cách sửa xe đạp, cách nhận biết những hỏng hóc cơ bản của xe máy và những đồ gia dụng quen thuộc. Sẽ thật tốt nếu có một bạn trai nào đó sẵn lòng giúp đỡ con và xa hơn nữa là một người chồng cáng đáng cho con những việc này, nhưng trước khi những nhân vật tuyệt vời đó xuất hiện, những kiến thức cần thiết sẽ giúp con có thể sử dụng tốt và an toàn đồ vật.

♦ 6 cách dạy con gái tự tin khoe cá tính

Có phải bạn đặt tên cho con gái với ý nghĩa luôn mong con có cuộc sống hạnh phúc và được là chính mình? Cái tên thể hiện ước mong còn bây giờ bạn hãy bắt tay ngay vào việc dạy con để làm chủ cuộc đời hạnh phúc. Chỉ cần các tuyệt chiêu ngay sau đây, bạn sẽ tiến sát mục tiêu của mình!

1. Khuyến khích sự quyết đoán

Trong các cuộc tranh luận, con gái thường là người sẽ “nhún nhường” cho dù những ý kiến của họ có đúng đi chăng nữa. Tuy nhiên, bạn nên khuyến khích sự quyết đoán của bé ngay từ khi còn nhỏ.

Bạn nên khuyến khích con mình bày tỏ ý kiến cá nhân một cách trung thực. Không nên thể hiện sự giận dữ, khó chịu nếu như các bé đang cố bảo vệ một điều gì đó dù nó có xu hướng chống lại bạn. Chính những hình phạt hay những la mắng mà không có lời giải thích của bạn sẽ làm cho bé từ từ trở nên nhút nhát, không dám bảo vệ ý kiến của mình trong các cuộc tranh luận.

2. Khen ngợi bé vì những điều đặc biệt

Đừng nên đưa ra cho con những lời khen chung chung. Thay vì “Giỏi quá!” hay “Làm tốt lắm!”, bạn nên chú trọng vào những lời khen đặc biệt hơn như “Con vẽ đẹp quá!”…Bé sẽ cảm thấy bản thân được đánh giá cao khi nhận được những lời khen như vậy từ bạn. Đồng thời, qua cách bạn khen, bé sẽ tìm thấy những ưu điểm của mình và phát huy chúng nhiều hơn. Dần dần, bé sẽ tự hình thành một sự tự tin “nhỏ”.

day con gai 1
Bạn nên khen ngợi bé vì một điều cụ thể nào đó

3. Khuyến khích kỹ năng

Các bé gái thường sẽ dễ nản lòng nếu như các bé nghĩ là mình không có khả năng làm những công việc đó. Vậy nên, thay vì “nhào vô” giúp ngay khi bé yêu cầu có sự trợ giúp, bạn nên khuyến khích bé thử những cách khác để làm việc đó xem sao. Nếu bé có thể tự làm được những việc mà bé nghĩ mình không thể làm được, bé sẽ nhận ra rằng mình có nhiều khả năng hơn mình nghĩ và sẽ trở nên tự tin hơn.

4. Khuyến khích một cơ thể khỏe mạnh

Trên các tạp chí cũng như truyền hình thường xuất hiện những cô gái xinh đẹp với những đường cong hoàn hảo. Điều này thường làm cho các bé gái, đặc biệt là những bé ở độ tuổi dậy thì mất tự tin về thân thể của mình từ đó có những quan niệm sai lầm.

Bạn nên khuyến khích con có một thân thể khỏe mạnh thay vì những thân hình “mỏng manh” như những cô gái trên tạp chí. Bạn có thể khuyến khích sự tự tin của con bằng cách khen ngợi phong cách phối đồ của bé chẳng hạn. Bạn cần dạy con gái hiểu rằng, quá gầy chưa hẳn là đẹp. Có một cơ thể khỏe mạnh và một “gu” thời trang ổn đôi khi còn quan trọng hơn rất nhiều.

day con gai 2
Hướng con đến vẻ đẹp của một cơ thể khỏe mạnh thay vì gầy ốm

5. Không khuyến khích một sự phân biệt giới tính nào

Có nhiều người nghĩ rằng, có những việc chỉ có đàn ông con trai mới có thể làm. Sự phụ thuộc đó là không tốt. Thay vì dạy con gái phải ngồi chờ sự giúp đỡ từ một người con trai nào đó, bạn nên khuyến khích bé làm thử những công việc “chỉ có con trai” mới làm được đó. Điều này sẽ giúp con phát triển khả năng tự lập của bé và bỏ dần thói quen ỷ lại, lệ thuộc vào người khác.

Bạn có thể khuyến khích bé tự tìm hiểu hoặc làm thử nếu có thể những kỹ năng về cuộc sống như thay bóng đèn, bảo dưỡng xe, những loại công việc thuộc về nam giới chẳng hạn. Nhớ nhấn mạnh với bé rằng, không có gì là quá khó khăn và ngoài tầm với của bé cả.

6. Chỉ ra vai trò quan trọng của phụ nữ

Tận dụng tối đa những cơ hội có thể dạy con gái, nói với bé về vai trò của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình. Như những lúc xem ti-vi, đọc báo hay nghe radio,  bạn có thể chỉ cho con mô hình của những người phụ nữ thành công, các bác sĩ, vận động viên… để con gái bạn hiểu rằng, con gái cũng có thể làm được rất nhiều việc và cũng có một vị trí ngang bằng với con trai.

Điều này sẽ giúp các bé tự tin hơn khi làm một việc nào đó và sẽ trở thành một khởi đầu tốt đẹp cho những câu chuyện về sự thành công của người phụ nữ, thay vì chỉ là những lời “sáo rỗng”.

Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, bạn nên trao đổi với những người có ảnh hưởng đến con như giáo viên, ông bà… về những quan điểm và cách dạy con gái này của bạn. Điều này sẽ giúp những thông điệp truyền tải đến bé giữ được một sự nhất quán, tránh gây hoang mang cho bé.

MarryBaby

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Kiềm chế sự tức giận với các nguyên tắc ba mẹ nên chỉ cho con

Kiềm chế sự tức giận rất quan trọng cho cuộc sống của mỗi người. Nếu cơn tức giận không được kìm hãm, chuyện gì sẽ xảy ra? Khi muốn dạy con cái về cách kiềm chế sự tức giận thì bản thân ba mẹ nên là người làm gương để trẻ nhỏ noi theo. Dưới đây là những cách kiềm chế sự tức giận, ba mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bản thân và con cái của mình.Kiềm chế sự tức giận

Cách kiềm chế sự tức giận cho người lớn

1. Viết để “xả” giận

Bạn đã từng thử “xả” giận bằng cách viết ra những điều bực bội thay vì quát nó vào mặt trẻ hay chưa? Bạn có thể thoải mái thể hiện mọi nỗi niềm ra trang giấy mà không sợ làm tổn thương ai cả. Đây là một cách để “chuyển hướng” cơn giận rất hiệu quả đấy.

2. Không hành động khi nóng giận

Cho dù bằng lời nói hay hành động, cần cố hết sức không phản ứng với trẻ khi bạn đang nóng giận. Ngay khi cảm thấy không thể kiểm soát cơn giận của mình, bạn cần tách khỏi trẻ trong vài phút để lấy lại bình tĩnh. Bạn có thể uống một ly nước lạnh, đi rửa mặt hoặc làm gì đó khác để hạ hỏa. Khi bạn cảm thấy mình không còn bị cảm giác tức giận thôi thúc, bạn sẽ đủ tỉnh táo để kỷ luật và dạy dỗ con theo một cách thích hợp.

3. Nhớ rằng bạn chính là tấm gương cho con

Khi bạn la hét hoặc đánh trẻ, bạn đã vô tình dạy cho con rằng việc làm tổn thương người khác về tinh thần hoặc thể chất là điều bình thường. Trong trường hợp tiêu cực, trẻ sẽ phản ứng ngược lại theo cùng một cách, đó là hét trả lại bạn. Mọi chuyện sẽ trở nên tệ hơn nữa.

Và bạn có muốn rằng sau này khi con của bạn lớn lên, lập gia đình và có con, chúng cũng sẽ dạy dỗ con cái theo cách mà bạn đã thực hiện? Đây quả là một vòng luẩn quẩn mà tốt nhất bạn không nên là người bắt đầu.Kiềm chế sự tức giận

4. Không đe dọa

Những lời răn đe này sẽ chỉ hiệu quả nếu bạn chắc chắn có thể theo sát chúng. Nếu không, chính bạn là người hạ thấp giá trị lời nói của mình. Hầu hết những lời dọa được thốt ra trong lúc tức giận nên thường khá vô lý, do đó, tốt nhất là bạn tránh xa những câu nói kiểu như: “Nếu con cứ bày bừa như vậy, mẹ sẽ”

5. Tránh xa hành vi bạo lực

Khi cảm thấy muốn “động thủ” với con, tốt nhất nên rời khỏi phòng. Một cái tát có thể trở thành một trận đòn dữ tợn. Bất kể con phạm lỗi nghiêm trọng đến thế nào, việc đánh đập con cái không đem lại điều gì tốt đẹp cả. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân chạm tới giới hạn chịu đựng và sẵn sàng đánh con, bạn nên suy nghĩ lại và đặt ra giới hạn mới.

Khi trẻ vừa bắt đầu gây ra phiền phức, bạn nên nói cho con biết thay vì cố chịu đựng. Bởi vì bạn càng ráng nhịn, kết quả sẽ chỉ là một cơn bùng nổ khi bạn không thể chịu được nữa. Trong trường hợp bạn không kiểm soát được mình và đánh trẻ, bạn nên thẳng thắn xin lỗi bé vì hành vi làm tổn thương tinh thần và thể xác này. Đây cũng là lúc bạn nên xem lại cách kiềm chế cơn tức giận của mình.

6. Bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt

Bạn không cần phải thể hiện vai trò của người làm cha mẹ mọi lúc mọi nơi. Có những chuyện nhỏ nhặt bạn có thể bỏ qua thay vì tranh luận với con để bùng nổ cuộc chiến. Bạn chỉ cần đứng ra khi thật sự cần thiết, lúc đó tiếng nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn nhiều.Kiềm chế sự tức giận

Cách giúp trẻ kiềm chế sự tức giận

1. Dạy bé cách thổi bong bóng

Mỗi ngày, điều này trái ngược với sự căng thẳng và cơn giận của bé. Điều này sẽ dạy cho bé hít thở từ từ, một phương pháp đối phó mà có thể xoa dịu sự tức giận ngay sau khi nó bắt đầu. Xác định các dấu hiệu đầu tiên của sự giận dữ của bé, chẳng hạn như một tiếng thở dài hoặc nhăn mặt. Bạn hãy dạy bé tưởng tượng rằng mình đang thổi bong bóng mỗi khi bé lên cơn giận.

2. Đưa ra các phần thưởng cho bé

Mà bé có được khi tập thổi bong bóng mỗi lần bé tỏ ra không hài lòng hay giận.

3. Cho bé thấy bạn cũng làm vậy

Mỗi khi nóng giận. Nhờ bé giúp bạn thổi đi những cơn nóng giận khi bạn không hài lòng và cho bé thấy rằng chính bạn cũng có những giải pháp để kiềm chế tâm trạng.

4. Giữ bình tĩnh

Động viên bé tập thổi bong bóng khi bé bắt đầu nổi giận sẽ tránh được cơn giận của bé. Bạn tập cho bé làm càng sớm thì càng dễ với bé. Nếu bạn để bé mất kiểm soát, thì cách này không còn hiệu quả.Kiềm chế sự tức giận

5. Đừng để bị lôi kéo vào tình trạng của bé

Tránh nhìn trực tiếp vào mắt bé khi bé đang nổi giận. Lúc này bạn đừng thay đổi chiến lược kỷ luật của bạn vì bạn cũng đang tức giận. Bạn đừng để bị lôi vào các cuộc tranh cãi với bé.

Kinh nghiệm kiềm chế cơn tức giận

1. Đối với trẻ con

♦ Câu hỏi: Con trai tôi không thể kiểm soát được bản thân mỗi khi tức giận. Bé thường la hét và đánh người đối diện. Tôi nên làm thế nào đây?

♦ Nghĩ về điều này: Bạn có từng tự hỏi bản thân: “Nếu hàng trăm ông bố bà mẹ phải đến lớp để học về cách kiểm soát cơn giận, làm sao tôi có thể đòi hỏi con tôi tự học cách làm điều đó?”

♦ Đừng bao giờ đáp lại một cơn giận bằng một cơn giận khác: Tránh tỏ thái độ giận dữ trước con bạn khi chính bé đang nổi giận. Việc đó chỉ khiến trẻ càng thêm cáu kỉnh. Thay vào đó, chính bạn cần cố gắng giữ bình tĩnh trước. Nói với trẻ bằng một giọng hết sức bình thường. Chỉ có như thế bạn mới có thể hướng bé hành xử theo cách mà bạn muốn, và chính bạn phải làm gương cho trẻ.

♦ Tạm ngưng: Nếu phản ứng của trẻ đi quá giới hạn cho phép, ngay lập tức ngăn những hành động tức giận của trẻ lại và cho trẻ một mình trong phòng để trẻ từ từ bình tĩnh hơn. Đừng cố giải quyết vấn đề khi trẻ đang ở đỉnh điểm của cơn giận. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh lại, làm cho trẻ hiểu hành động của bé khiến bạn rất không hài lòng. Và đồng thời lôi kéo trẻ vào việc lên một kế hoạch để những tình huống xấu tương tự sẽ không xảy ra nữa.

♦ Dạy dỗ: Trò chuyện với trẻ để bé hiểu rằng, việc học cách điều khiển cảm xúc là vô cùng cần thiết. Có thể bắt đầu từ việc dạy trẻ cách kiểm soát bản thân khi trẻ sắp nói hay có hành động không phù hợp. Ngoài ra, cũng nên để trẻ biết việc bạn sẽ để bé trong phòng một mình khi trẻ tức giận và điều đó sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn.

Có thể có một số qui ước giữa bạn và trẻ, ví dụ như bé sẽ không được làm một việc gì đó bé yêu thích như gọi điện thoại, xem TV hay ra ngoài chơi với các bạn trong ngày hôm đó nếu như bé không nghe lời.

♦ Lên kế hoạch: Giúp trẻ lên một “kế hoạch kiểm soát cơn giận”. Những lúc bình thường, bạn có thể nói chuyện với bé về việc giận dữ, sau đó cùng suy nghĩ với bé để đưa ra một danh sách những việc bé có thể làm khi cảm thấy mình đang mất dần kiểm soát. Ví dụ như trẻ có thể đeo tai nghe và nghe một bài nhạc yêu thích, có thể ra ngoài đi loanh quanh hay ra sân chơi một trò chơi nào đó hoặc cũng có thể là đi tắm để “hạ hỏa”.

Để trẻ tự viết ra những ý tưởng đó lên những mảnh giấy bìa và đặt chúng ở nơi nào đó trong tầm với của trẻ. Khuyến khích và cổ vũ trẻ thử nghiệm một vài cách trong số đó. Bạn và trẻ cũng có thể thống nhất với nhau một từ làm ám hiệu để bạn ra dấu cho trẻ khi trẻ sắp mất kiểm soát vì giận dữ và chính trẻ cũng có thể dùng từ ám hiệu đó để tạm ngừng nói chuyện và tìm cách lấy lại bình tĩnh khi trẻ cảm thấy có gì đó không ổn.Kiềm chế cơn tức giận

2. Đối với người lớn

♦ Câu hỏi: Tôi thấy mình thường hay nổi giận với các con. Thật khó để kiểm soát vì tụi nhỏ thật sự biết cách làm tôi nổi cáu lên. Mỗi khi con cái không nghe lời hay có thái độ vô lễ là tôi không thể nào giữ được bình tĩnh. Tôi phải làm sao đây khi mà bọn trẻ cứ đi quá giới hạn chịu đựng của tôi?

♦ Hãy nghĩ về điều này: Có thật là chính những cư xử không phải phép của trẻ làm bạn giận? Hay là vì cách nhìn nhận của bạn với những cư xử đó của trẻ mới là nguồn cơn sự giận dữ? Hai điều này vô cùng khác biệt.

Trường hợp đầu có nghĩa bạn không có khả năng kiểm soát được bản thân khi nổi giận, còn ở trường hợp sau, chỉ cần bạn thay đổi cách nhìn thì bạn sẽ có thể phản ứng khác đi trước những hành động của trẻ.

♦ Qui tắc tạm ngưng (time out) cũng đúng cho cả người lớn: Bạn và trẻ cần ở những không gian tách biệt nhau ra. Khi bạn nổi giận hoặc bạn hoặc con của bạn, một trong hai phải “tạm ngưng” và nhốt mình trong phòng riêng để lấy lại bình tĩnh.

Chỉ vài phút tránh xa khỏi trẻ, người khiến bạn nổi giận, cũng đủ để bạn bình tĩnh mà dùng lý trí suy xét vấn đề. Chẳng thể giải quyết được gì khi trong đầu bạn chỉ có tức và giận. Để một khoảng im lặng giúp bạn bình tĩnh lại, sau đó bạn có thể tiếp cận trẻ một cách tỉnh táo hơn.

Như thế nào thì là bình thường? Hãy tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ bằng sách báo hoặc các lớp chuyên đề. Nếu bạn hiểu được rằng có những hành động mà bạn cho là “không chấp nhận được” của con bạn thật ra là hoàn toàn bình thường ở tuổi của trẻ, bạn sẽ ít phản ứng tiêu cực hơn.

Trẻ con thì đứa nào cũng có lúc thế này thế nọ và nếu đã biết con bạn cũng cư xử như những đứa trẻ bình thường khác, bạn sẽ giải quyết được khá nhiều vấn đề.Kiềm chế cơn tức giận

♦ Đừng dùng bạo lực với trẻ: Nếu bạn nhận thấy bản thân hay có xu hướng đánh con khi trẻ mắc lỗi, hãy học cách kiềm chế điều đó. Thay vì những hành động làm bé đau, sao bạn không thay bằng việc vỗ tay chẳng hạn?

Điều này là hoàn toàn nghiêm túc, khi bạn thấy mình muốn đánh một ai đó, hành động vỗ hai tay vào nhau thật nhanh và mạnh sẽ thể hiện là bạn đang nổi giận. Hãy thử xem!

Giả vờ bạn đang nổi giận với con, và tưởng tượng là bé đang ở ngay trước mặt bạn, hãy vừa vỗ tay vừa nói cho trẻ biết bạn đang cảm thấy như thế nào. Bạn sẽ thấy rằng cách này vừa giúp bạn cảm thấy nguôi giận phần nào và đồng thời để trẻ hiểu chính xác những gì bạn muốn nói.

♦ Hãy hành động chứ đừng phản ứng: Dành thời gian nghĩ xem những việc gì thường dễ khiến bạn nổi giận, sau đó đặt ra một danh sách các quy ước mà mọi người trong gia đình phải theo. Liệt kê ra những hậu quả của việc phá luật.

Trò chuyện với trẻ và giúp trẻ hiểu thật rõ những gì bạn mong đợi từ trẻ và quyết định những hình phạt mà bạn sẽ dùng. Nếu đã chuẩn bị tâm lý trước và lên một kế hoạch rõ ràng như đã nói ở trên, bạn sẽ thấy là mình trở nên bình tĩnh hơn trước những tình huống vốn thường làm bạn nổi cáu như trước.

♦ Ôm ấp các con: Khi bạn cảm giác mình sắp tóm lấy và lắc mạnh bé trong phút giây tức giận, hãy ôm bé thật chặt. Nếu có thể, hãy làm điều này trước gương hoặc cửa kính có khả năng phản chiếu. Chỉ một vài phút im lặng và ôm chặt bé trong tay, cơn giận dữ của bạn sẽ dần nguôi trong cảm giác yêu thương sâu sắc mà bạn dành cho bé.

[inline_article id=214015]

Học cách kiềm chế cơn tức giận giúp trẻ trưởng thành hơn. Ba mẹ hãy luôn là tấm gương về sự bình tĩnh để con cái noi theo, đó là cách dạy con kiềm chế sự tức giận thực tế và hiệu quả nhất.

MarryBaby