Trẻ được sinh trong khoảng thời gian từ 31/1/2014 đến 29/1/2015 sẽ cầm tinh con Ngựa. Theo tử vi phương Đông, ngựa đại diện cho sự may mắn và nhanh nhẹn, là biểu tượng của thành công. Trong lịch sử, ngựa cũng là loài vật được các nhà quyền quý, các bậc đế vương trọng dụng nên người tuổi Ngọ thường thành đạt trong sự nghiệp và có thể trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực của họ.
Tính cách của tuổi Ngọ
Các bé sinh năm Ngọ có tính cách rộng rãi, hào phóng, giỏi giao tiếp và đối đáp. Tuổi Ngọ thích sống xa gia đình, tự lập bằng hai bàn tay, thế nên, từ nhỏ đã có tính tự chủ và làm mọi thứ bằng sức của chính mình. Tính cách linh hoạt, năng động, hoạt bát và tháo vát. Thế nhưng, ngược lại, trẻ sinh năm Ngọ cũng dễ nóng nảy nên dễ dẫn đến những tranh chấp, cãi vã.
Ngoài ra, các bé tuổi Ngọ cũng là những đứa trẻ thích rèn luyện thể lực và trí lực, ưa thích các hoạt động ngoài trời có lẽ do đặc điểm của Ngựa luôn thích cuộc sống phóng khoáng, tự do, thích làm mọi việc theo ý mình mà không chịu sự sắp đặt của người khác.
Bạn có mong muốn sinh con tuổi Ngọ không?
Sinh con năm Ngọ vào tháng nào thì tốt?
Tử vi phương Đông quan niệm, trẻ con sinh năm 2014, tức năm Giáp Ngọ, Ngũ hành năm sinh là Sa Trung Kim, tức vàng trong cát. Như vậy, trẻ tuổi Giáp Ngọ mang mệnh Kim.
Đặc biệt, các bé sinh vào mùa thu hoặc những tháng tứ Quý, tức tháng 3, 6, 9, 12, sẽ có vận mệnh và tương lai tươi sáng.
Tuổi Giáp Ngọ, trong đời có nhiều may mắn về tài lộc cũng như về công danh và sự nghiệp, càng về hậu vận thì tài lộc càng dồi dào. Dù gặp nhiều trắc trở trong những năm tuổi trẻ nhưng luôn gặp may mắn trong suốt cuộc đời. Nhất là các bé trai lại đặc biệt nhận được nhiều may mắn và tài lộc trong cuộc đời hơn so với các bé gái.
Đối với các bé sinh ra trong năm Giáp Ngọ này, bạn có thể chọn các chữ như Giáp, Kim, Bảo, Ngọc trong tên của bé sẽ đem lại tài lộc và may mắn cho bé về sau.
Một số nhân vật nổi tiếng sinh vào tuổi Ngọ
Đó là thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sinh năm 1954 nổi tiếng với những chính sách mở cửa về kinh tế cũng như việc đòi Triều Tiên trao trả những người Nhật bị bắt cóc. Cựu ngoại trưởng Mỹ Condoleeza Rice hay Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng là những người sinh tuổi ngựa và rất thành công trong sự nghiệp. Ngoài ra, có thể biết đến nhà du hành vũ trụ người Mỹ Niel Amstrong, nữ hoàng truyền hình Mỹ Oprah Winfrey, các diễn viên Harison Ford, Halley Berry…
1. Yoga: Yoga giúp cơ thể bạn vận động nhẹ nhàng, đồng thời là một cách tuyệt vời để giảm cân sau khi sinh. Yoga giúp thư giãn đầu óc, cơ thể và cho bạn sức mạnh thể chất. Mỗi động tác duỗi ra hoặc giữ nguyên tư thế đều giúp cơ bắp bạn hoạt động trong khi tâm trạng bạn đang được thư giãn.
2. Thể dục thẩm mỹ: Thể dục thẩm mỹ là một hoạt động thể chất phức tạp hơn so với yoga. Nó giúp bạn làm săn chắc vùng bụng, đùi và cánh tay. Tuy nhiên, bạn không nên tập thể dục thẩm mỹ ngay sau khi sinh bởi vì cơ thể bạn lúc này vẫn chưa hồi phục. Nên bắt đầu với yoga trong một vài tháng trước khi chuyển sang thể dục thẩm mỹ.
3. Cho bé bú: Một vài chị em không thích cho bé bú nhưng ít người biết rằng việc cho bé bú có thể làm giảm lượng mỡ thừa. Nó giúp bạn đốt cháy khoảng 500 calories một ngày. Theo một nghiên cứu cho thấy những bà mẹ cho con bú khoảng 4-6 tháng sẽ liên tục giảm cân, giúp giảm kích cỡ mông, tay, đùi và bụng.
4. Chế độ ăn cân bằng và bổ dưỡng: Không nên ăn thức ăn chiên, xào, không uống nước ngọt và tránh xa các thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, bạn cần chọn mua và ăn những loại thức ăn bổ dưỡng vì lúc này bé đang nhận tất cả dưỡng chất từ mẹ. Điều quan trọng hơn cả là bạn không nên bỏ bữa.
Tập thể dục sẽ giúp bạn giảm cân sau khi sinh một cách nhanh chóng
5. Cắt giảm lượng carbonhydrate: Chỉ nên ăn một lượng nhỏ carbonhydrate một ngày. Bạn nên tránh những loại thức ăn giàu carbonhydrate như bánh mì, gạo nhưng cũng nên đảm bảo bạn vẫn tiêu thụ trên mức 1800 calories một ngày để duy trì sức khoẻ cho bạn và bé. Thiếu calories sẽ dẫn đến hệ quả là tâm trạng luôn thay đổi, cáu kỉnh và khó chịu.
6. Protein và vitamin: Bạn nên dùng nhiều protein, chất xơ và vitamin. Tích cực ăn nhiều trái cây và rau củ. Bạn có thể ăn một trái táo vào buổi sáng và thêm một trái vào buổi tối. Bạn cũng có thể dùng ít cà rốt và dưa hấu sau bữa trưa. Giữa các bữa ăn, bạn có thể dùng chút ít dứa và cam, vì những loại trái này rất giàu vitamin C. Ăn ít đu đủ vào buổi chiều để bổ sung thêm chất xơ giúp bạn dễ tiêu hoá.
7. Giấc ngủ: Ngủ đủ giấc rất quan trọng. Thiếu ngủ có thể làm giảm tỷ lệ trao đổi chất của bạn và điều đó khiến bạn khó giảm cân hơn. Nên tranh thủ chợp mắt mỗi khi bé ngủ. Bằng cách đó, bạn có thể giữ được năng lượng ở mức cao và giúp những ham muốn không tốt cho sức khoẻ tránh xa bạn.
8. Uống nhiều nước: Điều quan trọng là bạn nên uống hơn 12 ly nước một ngày để tránh tình trạng mất nước. Thay nước ngọt, nước ép trái cây và những loại thức uống có đường khác bằng nước lọc, bạn sẽ nhanh chóng thấy mình giảm cân như thế nào.
9. Giữ cơ thể luôn hoạt động: Thức dậy và đi bộ. Không nên ngồi một chỗ cả ngày. Khi bạn không phải đi làm, bạn có thể làm vườn, lau dọn nhà cửa và bất kỳ hoạt động thể chất nào nếu tập thể dục không phải là thói quen của bạn. Bạn sẽ giảm được vài cân chỉ bằng cách giữ cơ thể luôn hoạt động.
10. Tham gia hoạt động cùng các mẹ khác: Tham gia hoạt động cùng các mẹ và tổ chức một vài hoạt động trong xóm hoặc thậm chí là tập thể dục cùng nhau. Miễn là bạn luôn năng động và dung nạp một chế độ ăn bổ dưỡng mỗi ngày, bạn sẽ nhanh chóng giảm cân.
Nhiều người cho rằng chỉ cần một lần “gần gũi” là có thể mang thai nhưng thực tế thì hoàn toàn khác. Một số người có thể thành công ngay trong lần đầu nhưng số khác lại không được may mắn như vậy. Có người cố gắng nhiều năm nhưng vẫn không có em bé. Một số thì không thể mang thai còn số khác lại luôn sảy thai.
Bài viết bên dưới sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về hiện tượng sảy thai và xác suất sảy thai khi áp dụng biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm để bạn có hiểu rõ hơn về quá trình này trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ.
Sảy thai là nguy cơ lớn luôn rình rập những phụ nữ thực hiện biện pháp thụ tinh nhân tạo
Sảy thai
Thật đáng buồn vì sảy thai là hiện tượng phổ biến và ảnh hưởng đến 30% phụ nữ mang thai trên toàn thế giới. Sảy thai là hiện tượng thai hư trước khi được 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, một số phụ nữ bị sảy thai rất sớm, thậm chí trước khi họ biết mình đã mang thai. Trái ngược với quan niệm thông thường, quan hệ tình dục, tập thể thao hoặc làm việc không dẫn đến sảy thai. Té ngã hoặc va đập cũng không gây sảy thai nếu lực tác động không quá mạnh. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai khác nhau tùy theo từng người. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Thai nhi không được hình thành một cách bình thường nên không thể sống sót
Tử cung của người mẹ bị biến dạng hoặc dị dạng nên thai nhi không thể phát triển
Người mẹ mắc các bệnh như sởi, lupus hoặc tiểu đường khi đang mang thai
Dù nguyên nhân là gì đi chăng nữa, hậu quả của sảy thai để lại luôn rất thương tâm và khủng khiếp đối với những người trong cuộc.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Khoa học kĩ thuật hiện đại có thể tạo điều kiện cho phụ nữ mang thai và đảm bảo mẹ tròn con vuông. Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho phép trứng được thụ tinh ở bên ngoài cơ thể. Các bước của thụ tinh trong ống nghiệm được tóm gọn như sau:
1. Trứng của người mẹ được kích thích và phát triển bên trong tử cung bằng thuốc hoặc các biện pháp khác.
2. Khi trứng đã sẵn sàng, chúng sẽ được lấy ra khỏi cơ thể
3. Trứng được thụ tinh bằng tinh trùng của người chồng hoặc người hiến tặng
4. Sau khi thụ tinh, các tế bào trứng được quan sát và tạo điều kiện để phát triển
5. Khi trứng đã phát triển thành phôi, phôi sẽ được đặt vào tử cung của người mẹ để phát triển thành thai nhi.
Toàn bộ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm không hề dễ dàng và đòi hỏi sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính. Ngoài mức chi phí cao ngất ngưởng thì các cặp vợ chồng cũng nên nhớ rằng tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm chỉ đạt 20-30% mà thôi. 70-80% còn lại thất bại vì chất lượng của phôi thai kém, buồng trứng không phản ứng hoặc các vấn đề về cấy ghép. Nhưng bạn có biết rằng sảy thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thụ tinh trong ống nghiệm thất bại?
Sảy thai và thụ tinh trong ống nghiệm
Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn so với mang thai bình thường. Lí do không phải vì thụ tinh trong ống nghiệm là một quá trình nhạy cảm mà là vì người phụ nữ vốn đã có nguy cơ sảy thai cao. Thụ tinh trong ống nghiệm được xem là giải pháp cuối cùng cho các cặp vợ chồng chung sống nhiều năm nhưng không có con. Tuy nhiên, sảy thai sau khi thụ tinh trong ống nghiệm không có nghĩa là hoàn toàn hết hi vọng có con. Nếu có nhu cầu và tài chính cho phép, các cặp vợ chồng có thể thử lại quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, trừ trường hợp bác sĩ không cho phép.
1. Không được kéo
Trẻ sơ sinh sẽ phản ứng trước hành động kéo hoặc đẩy từ người đối diện theo bản năng từ khi mới chào đời. Tuy nhiên, để mặc quần áo cho bé, mẹ buộc phải làm những động tác như kéo tay áo. Bí quyết cho mẹ là gom ống tay áo lên một ít và luồn tay bé ra ngoài. Bé sẽ phản ứng đẩy tay ra khi mẹ mặc áo và thế là a lê hấp, tay áo đã ở đúng vị trí. Bí quyết này cũng có thể áp dụng khi mặc quần cho bé nữa đấy mẹ ạ.
2. Xắn hết áo váy trước khi cho qua đầu bé
Khó khăn tiếp theo là làm thế nào để kéo áo qua khỏi đầu bé vì trẻ sơ sinh có bản năng nín thở khi bị vật gì đó bao phủ khuôn mặt. Điều này không gây quá nhiều vấn đề ngoài việc hormone tuyến thượng thận adrenalin có thể khiến bé bồn chồn lo lắng và không thấy buồn ngủ trong khoảng một tiếng. Để tránh nảy sinh tình trạng này, mẹ nên xắn tối đa áo váy của bé cho đến khi chúng nhìn giống cái bánh donut ấy! Sau đó, mẹ chỉ việc cho vào đầu bé vì chiếc áo hiện tại không còn che phủ hết cả khuôn mặt bé nữa.
Mặc quần áo cho trẻ sơ sinh nhìn vậy mà không dễ chút nào
3. Cẩn thận với ngón chân út
Thực tế cho thấy ngón chân út của bé rất “vô duyên”, thường nhô ra vào những lúc không cần thiết, làm bé hay bị vướng khi mặc quần, mang vớ, mang giầy. Mẹ cần đảm bảo vớ che phủ được hết các ngón chân bé trước khi mang. Với giày dép, mẹ có thể giữ các ngón chân bé khi đi giày, như thế việc mang giày sẽ dễ dàng hơn mà bé cũng thấy thoải mái hơn.
4. Cẩn thận với dây kéo để tránh tổn thương bé.
Hầu hết người lớn chúng ta có không ít lần trầy xước tay do cái dây kéo “đáng ghét”. Để bé yêu được an toàn, mẹ nên dùng một ngón tay đặt phía sau dây kéo, tay còn lại kéo bình thường. Ngoài ra, mẹ có thể dùng 1 tay kéo dây, tay còn lại kéo phần dây kéo ra xa cơ thể bé. Cách làm này không hiệu quả lắm do phải sử dụng cả 2 tay và khi dây kéo càng được kéo lên gần cổ, bé yêu sẽ không còn được an toàn.
5. Cho bé nằm nghiêng
Một trong những rắc rối mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc bé là làm thế nào để mặc bộ đồ ngủ cho bé một cách suôn sẻ nhất. Nhiều người ẵm bé nằm úp mặt lên ngực để mặc đồ ngủ cho bé nhưng cách làm này không tốt và có thể gây nguy hiểm. Mẹ có thể mặc một bên quần áo cho bé, sau đó cho bé nằm nghiêng để mặc bên còn lại.
Bài viết này MarryBaby sẽ cùng bạn bàn luận về vấn đề tại sao không nên sinh nhiều con. Trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào cho vấn đề có nên sinh con thứ 2 hay có nên sinh con thứ 3 không; bạn hãy đọc qua bài viết này rồi quyết định sẽ nhé.
Vì sao có nhiều người quyết định sinh nhiều con?
Trước khi tìm hiểu tại sao không nên sinh nhiều con, bạn sẽ cần hiểu vấn đề này trước. Đây là điều mà các gia đình đông con đều cảm nhận được rất rõ ràng. Nếu sinh con thứ 2 hay thứ 3, gia đình bạn sẽ có thêm nhiều tiếng cười và tràn đầy năng lượng tích cực.
Khi sinh nhiều con có thể bạn sẽ phải bận rộn trong những năm đầu tiên. Nhưng khi những đứa trẻ dần lớn hơn, chúng sẽ chia sẻ công việc trong nhà và những trách nhiệm trong gia đình với ba mẹ. Nhờ thế, chúng sẽ dần trưởng thành hơn và chia nhau lo lắng mọi việc trong nhà giúp ba mẹ.
Bên cạnh những điều tích cực để giúp bạn trả lời vấn đề có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 không; thì vấn đề tại sao không nên sinh nhiều con cũng được quan tâm nhiều. Dưới đây là những ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nếu sinh quá nhiều con.
1. Đe dọa sức khỏe mẹ bầu
Tại sao không nên sinh nhiều con? Nếu sinh nhiều con, mẹ bầu sẽ dễ bị tiền sản giật, thiếu máu, tăng huyết áp trong quá trình mang thai. Trong lúc chuyển dạ, thai phụ cũng sẽ có nguy cơ bị cơn cơ yếu, chuyển dạ kéo dài khiến mẹ mệt mỏi và có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Trong lần sinh trước, nếu mẹ chưa kịp phục hồi mà sinh thêm con tiếp theo sẽ dễ đối mặt với các biến chứng dễ bị suy nhược; thậm chí có thể bị thủng tử cung, nhiễm trùng…
2. Tại sao không nên sinh nhiều con? Ảnh hưởng tâm lý của mẹ
Khi mới sinh con, mẹ sẽ phải đối diện với nhiều áp lực khi chăm con như thức khuya để dỗ con ngủ; con dễ bị bệnh do sức đề kháng yếu; con quấy khóc… Nhưng nếu mẹ sinh thêm con kế tiếp sẽ tăng thêm những áp lực này. Tất cả sẽ dẫn đến ảnh hưởng không tốt đến mẹ bỉm sữa.
[inline_article id=269157]
3. Nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân
Tại sao không nên sinh nhiều con? Nếu em bé được thụ thai ngay sau khi mẹ sinh con trong 6 tháng đầu thì có nguy cơ đối diện sinh non đến 40%. Ngoài ra, nguy cơ em bé sinh ra thiếu cân lên đến hơn 61% so với những em bé được thụ thai sau ít nhất 18 kể từ thai kỳ trước đó.
4. Tại sao không nên sinh nhiều con? Trẻ dễ bị tự kỷ
Một nghiên cứu tiến hành trên 7000 đứa trẻ ở Phần Lan cho thấy việc mang thai lần hai trước khi đứa đầu chưa đủ 1 tuổi sẽ làm tăng 30% nguy cơ đứa trẻ thứ 2 mắc bệnh tự kỷ. Vì thế mẹ nên cân nhắc có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 ngay sau khi sinh con thứ nhất không nhé.
Sau khi đã biết tại sao không nên sinh nhiều con hay tại sao không nên sinh dày con; chúng ta nên biết nên sinh 2 con cách nhau mấy năm. Khoảng cách giữa hai lần sinh tốt nhất là trong khoảng từ 18 – 59 tháng. Vì việc sinh quá dày hoặc cách nhau quá xa cũng đều không tốt.
Nên sinh 2 con cách nhau mấy năm? Nếu mẹ sinh thường thì cần đảm bảo đứa đầu được ít nhất 1 tuổi mới có nên sinh con thứ 2. Nếu con đầu, mẹ sinh mổ thì khoảng cách để mang thai lần sau là 2 năm. Vì thời giàn này là giai đoạn nghỉ để sức khỏe của mẹ được phục hồi.
Như vậy, bài viết đã giúp cho bạn hiểu hơn về vấn đề có nên sinh con thứ 2 và có nên sinh con thứ 3 không. Bên cạnh đó, việc sinh nhiều và dày con cũng sẽ dẫn đến các ảnh hưởng đến mẹ và em bé. Tốt nhất, bạn nên chờ thêm 18 – 59 tháng để sinh con tiếp theo do người mẹ cần phải được phục hồi sức khỏe.
Điều gì làm cho bạn lâu mang thai hơn?
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như:
Các vần đề về sinh sản, ví dụ như có tiền sử viêm vùng chậu.
Tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, cuộc sống và công việc của bạn.
Tuổi tác của bạn đời, chế độ dinh dưỡng của, cuộc sống hàng ngày và công việc của anh ấy cũng có ảnh hưởng.
Sụt cân hoặc tăng cân.
Mắc các bệnh mãn tính.
Mức độ thường xuyên quan hệ
Nếu bạn từ 35 tuổi trở xuống và đã cố gắng để có con trong vòng một năm nhưng chưa được, bạn nên đi khám bác sĩ để tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Nếu bạn từ 35 tuổi trở lên, nên nhanh chóng tìm sự giúp đỡ.
Vợ chồng bạn cũng nên đi khám nếu một trong hai người đang gặp các vấn đề như tinh hoàn ẩn hoặc đa nang buồng trứng vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Thoải mái tinh thần là yếu tố quan trọng giúp bạn mang thai
2. Việc tính ngày rụng trứng có thể tăng khả năng thụ thai nhưng bạn nên nhớ rằng rất khó để tính được chính xác thời điểm rụng trứng. Do đó, bạn không nên quá tuyệt đối tuân theo trong chuyện chọn thời điểm quan hệ. Điều đó có thể làm cho bạn mệt mỏi hơn trong khi căng thẳng có thể làm giảm khả năng thụ thai.
3. Đôi khi công việc hoặc cuộc sống hàng ngày làm cho vợ chồng bạn khó có thể quan hệ đều đặn. Lúc này, việc theo dõi ngày rụng trứng có thể giúp ích cho bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ dự đoán ngày rụng trứng của MarryBaby dựa trên chu kỳ kinh nguyệt hoặc dựa trên thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung. Đừng quên chắc chắn là bạn sẽ quan hệ ít nhất một hoặc hai lần khi đang ở trạng thái sung sức nhất. Tóm lại, điều quan trọng nhất là bạn cần ở trạng thái thoải mái. Cứ đơn giản hoá và tận hưởng cuộc sống yêu đương của bạn, đó có thể là cách tốt nhất để gia tăng khả năng thụ thai.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai là loại nào? Mẹ bầu cần nắm rõ danh sách sau để không phạm sai lầm khi ăn uống, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai kỳ nhé.
Những thực phẩm cần tránh khi mang thai
1. Thức ăn mặn
Mang thai là giai đoạn có nhiều thay đổi đối với các khớp xương của chị em phụ nữ. Một số khớp xương mới hình thành nhanh chóng so với trước khi mang thai.
Quá trình này sẽ giải phóng ra các kim loại nặng đã được tính lũy trong hệ xương nhiều năm qua, trong đó có chì.
Trong suốt hơn 9 tháng thai kỳ, hàm lượng chì trong máu sẽ tăng cao. Khi bạn tiêu thụ nhiều muối natri, thận sẽ tìm cách bài tiết bớt lượng natri này, đồng nghĩa với một lượng canxi trong cơ thể sẽ được đào thải theo natri. Đây là tình trạng hoàn toàn không tốt cho phụ nữ mang thai.
Bạn không cần phải kiêng khem muối nhưng nên tránh những món ăn quá mặn, vừa để bảo tồn lượng canxi có trong hệ xương vừa bảo vệ con yêu khỏi sự xâm hại của chì. Chất chì, dù ở hàm lượng rất nhỏ trong hệ tuần hoàn của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Kiêng các thức ăn có thể chứa nấm hoặc vi khuẩn
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Do đó, tốt nhất là nên tránh tất cả các loại thức ăn có thể không an toàn cho mẹ và thai nhi. Cần tránh tất cả thực phẩm sống, những thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, món ăn để lâu, hâm lại.
3. Cà phê và các loại thức ăn, thức uống chứa caffeine
Caffeine đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ sinh non và trẻ sinh nhẹ cân, vì vậy mẹ bầu cần tránh sử dụng các sản phẩm có caffein khi mang thai nhé. Nếu bạn bị nghiện cà phê, bạn chỉ nên uống ít hơn 1 ly cà phê mỗi ngày, tốt hơn với cà phê sữa.
4. Tránh xa thức ăn có hàm lượng cao acrylamide, BPA và các chất độc hại khác
Các chất này đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng và chiều cao kém hơn, chu vi vòng đầu nhỏ hơn cũng như có thể dẫn tới các vấn đề về hành vi ở trẻ trong những năm sau này.
Acrylamide có thể xuất hiện trong các thực phẩm được chiên, nướng lâu ở nhiệt độ cao, ví dụ như khoai tây chiên giòn. Do đó, chị em nên hạn chế ăn nhiều các món này. Khi chế biến thức ăn cũng không nên chiên, nướng quá lâu.
5. Các loại viên uống bổ sung cho thai phụ khác với quy định của bác sĩ, đặc biệt là những loại chứa hàm lượng cao
Không phải cứ ăn nhiều, uống nhiều chất dinh dưỡng là tốt đâu mẹ bầu nhé. Khi bạn nạp quá nhiều một thành phần nào đó cũng có thể gây hại cho em bé trong bụng.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phù hợp có thể gây ra những hậu quả nào cho đứa bé?
Các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim
[inline_article id=24465]
Với danh sách những thực phẩm cần tránh khi mang thai trong bài viết này, Marry Baby hy vọng có thể giúp các bà bầu cẩn thận hơn trong việc ăn uống để bảo vệ thai kỳ.
Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để ngủ càng nhiều càng tốt. Không cần đợi những đêm mất ngủ khi có con nhỏ, ngay trong giai đoạn mang thai, bạn sẽ được trải nghiệm những đêm trằn trọc để tìm giấc ngủ khi mà những cơn ợ nóng và cảm giác mắc tiểu cứ ghé thăm liên tục. Ngoài ra, những phụ nữ thường xuyên thiếu ngủ còn có thể gặp vấn đề về rụng trứng và khả năng thụ thai. Do đó, không có lý do gì mà các chị em đang mong có con lại không đầu tư nhiều thời gian hơn cho những giấc ngủ.
2. Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn muốn giảm vài kg, đây là thời điểm để bạn thực hiện điều đó. Không chỉ vì việc giảm cân sẽ giúp cho những phụ nữ thừa cân, béo phì dễ mang thai hơn mà còn vì việc đó sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khoẻ mạnh và ít gặp nguy hiểm khi sinh nở. Nên bắt đầu tập thể dục kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ bây giờ, cho dù chỉ là đi bộ vài lần một tuần, và đảm bảo là bạn sẽ bám sát chế độ này trong suốt thời kỳ mang thai. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Nếu bạn đang quá ốm, bạn nên kiểm tra với bác sĩ để xem bạn nên tăng bao nhiêu kg. Quá ốm có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. Cân nặng lý tưởng cho việc chuẩn bị mang thai là chỉ số BMI nằm trong khoảng 19 đến 24.
Quá mập hoặc quá ốm đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng thụ thai
3. Bổ sung dưỡng chất
Bất kỳ phụ nữ nào đang dự tính có con trong vòng 3-6 tuần tới đều nên bắt đầu uống một viên vitamin tổng hợp và 400 mg axit folic mỗi ngày. Nạp đủ lượng vitamin B này sớm và trước khi mang thai có thể giảm 70% tỷ lệ khuyết tật não và xương sống ở bé. Viên vitamin tổng hợp chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khoẻ mạnh như chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, canxi giúp răng và xương chắc khoẻ. Mách nhỏ cho bạn là nên uống thuốc sau khi đánh răng vào buổi sáng hoặc cất vào hộp thuốc ở công ty và cài chế độ ghi nhớ bằng email để uống thuốc khi bạn vừa vào công ty. Nếu bạn ghét uống thuốc viên, bạn có thể mua dạng viên sủi. Bắt đầu thói quen này ngay từ bây giờ sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn một khi bạn đã có thai.
4. Tìm hiểu phương thuốc giảm stress hiệu quả
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bị stress một cách nghiêm trọng có thể ảnh hướng xấu tới khả năng thụ thai của phụ nữ bằng cách làm chậm quá trình rụng trứng hoặc làm giảm khả năng bám giữ của trứng trong tử cung. Nếu bạn là một người vốn dĩ nhạy cảm, bạn có thể gặp căng thẳng gấp bội lần khi mang thai. Do đó, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón bé. Đảm bảo rằng bạn giữ được bình tĩnh và chuẩn bị tốt cho thiên chức làm mẹ. Bạn cũng cần tìm hiểu xem điều gì có thể giúp bạn thư giãn tốt nhất. Đó có thể là nhâm nhi tách trà và xem lại những bộ phim cũ, đi dạo hoặc chỉ đơn giản là tán gẫu với bạn bè. Cho dù đó là gì đi chăng nữa, nếu bây giờ nó có hiệu quả với bạn, nó cũng sẽ giúp ích cho bạn khi đang có thai và cả sau khi bé chào đời. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên đặt cuốn tạp chí yêu thích ngay đầu giường và xem lướt qua khoảng 15 phút trước khi ngủ. Các nghiên cứu cho thấy những bài viết trong tạp chí có thể giúp bạn cảm thấy lạc quan và ít lo lắng hơn.
Sẵn sàng để có em bé
1. Ngưng dùng thuốc tránh thai
Bạn nên ngưng dùng thuốc tránh thai một vài tháng trước khi lên kế hoạch bắt đầu mang thai. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình chính xác hơn và nhờ thế bạn có thể tính được thời điểm rụng trứng, từ đó xác định được thời điểm dễ thụ thai nhất. Nếu bạn đã dùng thuốc một thời gian, chu kỳ của bạn có thể khác với thời điểm trước khi dùng thuốc. Phải mất một thời gian sau khi ngưng dùng thuốc, số lượng hormone trong cơ thể mới trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn vẫn không ổn định sau 3 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ.
2. Hỏi mẹ của bạn về kinh nghiệm mang thai
Không chỉ là mẹ mà còn có chị, dì và bà đều là những người bạn có thể học hỏi kinh nghiệm làm mẹ. Một số vấn đề về sức khoẻ nhất định có thể di truyền giữa các thành viên trong một họ và lời khuyên cho bạn là nên kiểm tra lại lịch sử gia đình, sau đó thông báo những thông liên quan cho bác sĩ. Tuy nhiên không cần lo lắng quá mức. Chỉ vì chị gái bạn mất một năm mới có thai không có nghĩa là nhất thiết bạn cũng sẽ gặp tình huống tương tự. Những vấn đề liên quan đến khả năng thụ thai phổ biến như chất lượng trứng kém vì tuổi tác, ống dẫn trứng bị tắc không di truyền, nhưng một số bệnh như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung thì có thể di truyền. Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề sức khoẻ mang tính di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn để bạn có thể chuẩn bị ứng phó với chúng tốt hơn một khi bạn mang thai.
Ngưng dùng thuốc tránh thai là điều đầu tiên cần làm khi muốn có con
3. Khám bác sĩ
Bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát ít nhất 3 tháng trước khi bạn lên kế hoạch mang thai, đặc biệt nếu trước đây bạn không thường xuyên đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được kiểm tra xem đã chủng ngừa đầy đủ hay chưa, kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh về tim mạch như cao huyết áp và cholesterol, cả những bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn hoặc những bệnh về tuyến giáp. Tốt hơn là bạn nên dẫn chồng đi khám cùng vì đa số đàn ông ít đi khám bác sĩ hơn phụ nữ. Kiểm tra sức khoẻ tổng quát có thể đảm bảo anh ấy không mắc bất kỳ bệnh gì hoặc đang dùng loại thuốc nào đó có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng cho khả năng thụ thai. Phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn làm thêm xét nghiệm về di truyền. Đây là cơ hội tốt để chắc rằng những loại thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và bạn nên hỏi bác sĩ những gì còn thắc mắc về việc mang thai.
Cuối cùng, hãy tận dụng lần khám này để duy trì mối quan hệ tốt với bác sĩ và đảm bảo bác sĩ đó là người bạn sẽ muốn tiếp tục theo khám khi mang thai. Nên tìm hiểu trước xem bác sĩ của bạn có nhận khám cho thai phụ hay không. Nếu đó không phải bác sĩ sản khoa, liệu bác sĩ có dành thời gian giải đáp những câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và cẩn thận không? Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn, vì thế, bạn cần tìm một bác sĩ mà bạn hoàn toàn cảm thấy tin tưởng và thoải mái khi thăm khám.
4. Không nên quên nha sĩ
Điều này có vẻ như không liên quan gì đến việc thụ thai, nhưng việc kiểm tra răng miệng trước khi mang thai là một hành động khôn ngoan. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khoẻ răng miệng liên quan đến sức khoẻ thai kỳ; những phụ nữ bị những vấn đề về răng miêng sẽ dễ bị sảy thai và sinh non hơn. Trên thực tế, việc chải răng, súc miệng và khám nha sĩ thường xuyên có thể giảm nguy cơ sảy thai tới 70%. Đừng quên rằng việc chụp X quang trong nha khoa vốn chống chỉ định với thai phụ.
Tận hưởng cuộc sống
1. Đi xem phim
Xem càng nhiều phim màn ảnh rộng khi bạn có thể. Một khi đã có thai, việc ngồi im một chỗ trong vài tiếng cùng với việc phải đi vệ sinh liên tục có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn hay ngủ gục khi xem phim, điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi bạn có thai.
2. Chụp hình
Nếu lần cuối cùng bạn chụp hình là vào tuần trăng mật thì đây là thời điểm bạn nên bắt đầu chụp nhiều hình hơn, không chỉ hình bạn và chồng mà còn là hình ngôi nhà của bạn hoặc là nơi các bạn gặp nhau, hoặc bất cứ cái gì giúp gợi nhớ tới bạn vào thời điểm trước khi có thai. Đây thật sự là khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời của bạn, khi bạn có thể thật sự nhận ra hai bạn không phải chăm sóc ai, và rồi một ngày các bạn sẽ thích thú khi xem lại chúng. Hơn nữa, các bé sẽ thích xem những tấm hình này. Các bé sẽ tự hỏi “Cuộc sống bố mẹ như thế nào trước khi con được sinh ra?” và những tấm ảnh này sẽ trả lời cho bé.
Chị em muốn có con nên tranh thủ đi coi phim rạp khi bạn còn nhẹ nhàng và thoải mái
3. Đi ăn nhà hàng
Cơ hội thích hợp để bạn và chồng đến một vài quán ăn địa phương nếm thử đã đến. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các quán mà bạn yêu thích và cùng chồng tận hưởng những buổi tối thứ bảy bằng cách lần lượt thử từng quán. Rõ ràng là bạn vẫn có thể đi ăn ngoài khi có thai nhưng sẽ không được ăn thoải mái tất tần tật các món như trước. Còn một điều nữa, bữa tối có thể không trọn vẹn nếu bạn không thể nhấm nháp chút rượu. Những khó khăn khi mang thai như ốm nghén, ợ nóng, hoặc thậm chí là thèm ăn những món kỳ lạ có thể khiến khẩu vị của bạn thay đổi. Vì thế hãy lên kế hoạch ăn tối bên ngoài ngay từ bây giờ và hãy gọi bất cứ món gì bạn muốn thử mà không cần suy nghĩ hai lần.
4. Du lịch cùng bạn bè
Nếu hỏi các chị em bầu điều gì làm họ “nhớ” nhất khi mang thai, chắc hẳn bạn sẽ nghe không ít câu trả lời là “du lịch”. Không chỉ đi du lịch cùng chồng tới những địa điểm mơ ước, bạn còn có thể đi cùng bạn bè, đặc biệt là những người không phải bận rộn chuẩn bị cưới hỏi, con cái. Đừng quên là trong thời kỳ mang thai bạn cần sự ủng hộ của bạn bè cũng nhiều như sự ủng hộ từ chồng. Có một chuyến du lịch hoàn toàn không lo lắng gì là cách tốt để kỷ niệm những mối quan hệ như thế này và tạo thêm ký ức để đời cho bạn.
Chuẩn bị cho tương lai
1. Giải quyết vấn đề nhà ở
Bạn có cần chuyển đến một nơi rộng rãi hơn, một vị trí tốt hơn, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác về nhà ở không? Lời khuyên của chúng tôi là hãy làm điều đó sớm. Tìm được một nơi lý tưởng mà bạn muốn ở đó ít nhất là vài năm và cảm giác vui vẻ đối với nhà ở sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho việc mang thai. Bạn không phải lo lắng về việc di chuyển, cải tạo, mua bán nhà cửa một khi bạn đã có thai. Không ai muốn phải dọn nhà khi đã mang thai 8 tháng đúng không nào?
2. Giải quyết công việc
Mặc dù không có luật nào nói rằng bạn không thể tìm việc khi có thai. Tuy nhiên, bây giờ là thời điểm tốt để bạn thay đổi chỗ làm nếu cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại. Còn một điều nữa, bạn cần làm việc tại một công ty ít nhất là 12 tháng để được hưởng trợ cấp thai sản. Thử nhìn lại sự nghiệp của bạn và tự hỏi bản thân những câu sau: Giờ làm việc như thế có phù hợp với bạn không? Công việc có đủ linh động để bạn có thời gian chăm sóc bé không? Bạn có gặp trở ngại gì trong vấn đề di chuyển giữa nhà và công ty hay không? Những người mới làm bố mẹ ở công ty bạn có hài lòng với công việc và chính sách công ty? Nếu đa số câu trả lời của bạn là không, bạn có thể cân nhắc việc tìm kiếm một công việc mới.
Chị em phụ nữ nên có công việc ổn định trước khi muốn có con
3. Tiết kiệm tiền
Bạn sẽ phải bắt đầu chi tiêu nhiều thứ như tiền tã, những vật dụng cần thiết cho bé, tiền học phí… Và một khi bạn đã mang thai, chắc chắn là bạn nên tiết kiệm. Việc có thai có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn dự tính, ngoài chi phí khám bác sĩ định kỳ, bạn còn phải mua thêm đồ bầu mới… Nếu bạn chi tiêu tiết kiệm ngay từ bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi biết rằng bạn có một khoản tiết kiệm nho nhỏ trước khi có thai.
4. Trao đổi với chồng về việc làm bố mẹ
Hầu hết các bà mẹ đều đồng ý rằng việc trao đổi với chồng về những vấn đề phát sinh khi làm bố mẹ như chia sẻ việc chăm sóc bé, công việc nhà, cùng nhiều vấn đề khác trước khi bạn bắt đầu cố gắng có thai là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi hai bạn bắt đầu thảo luận những ý kiến khác nhau về việc cắt bao quy đầu cho bé nếu là bé trai, cho bé học trường công hay trường tư, hoặc những vấn đề khác, nên nhớ rằng bạn có thể sẽ thay đổi suy nghĩ về những vấn đề này trong tương lai.
Thể hiện sự tôn trọng
Điều này hẳn khó khăn trong trường hợp ba mẹ đang bức xúc một vấn đề gì đó ở trường như cách chấm điểm không công bằng hoặc bạo hành học đường. Tuy nhiên, việc nói năng tôn trọng với giáo viên của con là điều tối quan trọng. Bạn luôn cần nhớ điều này trong đầu khi đến gặp thầy cô. Cả ngôn ngữ và giọng điệu của bạn đều cần thể hiện sự tôn trọng để hai bên cùng nhau trao đổi cách giải quyết vấn đề không hay đã xảy ra.
Sẵn sàng đặt câu hỏi
Cách bạn đặt câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến những thông tin mà thầy cô giáo có thể cho bạn biết về tình hình của con ở trường. Thông qua đó, bạn sẽ biết được con đang cần giúp đỡ những vấn đề nào, làm sao nhận biết được thế mạnh của con và nên nói chuyện như thế nào với con ở nhà để giúp con ứng phó với chuyện bạn bè, trường lớp.
Biết cách khen ngợi
Chắc chắn thầy cô nào cũng muốn nghe những lời khen ngợi, đề cao về những gì họ đã làm được cho học sinh của mình. Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến cảm tình của giáo viên đối với học sinh, thầy cô có thể sẽ để ý hơn đến con của bạn hoặc có thể cho trẻ cơ hội để sữa lỗi nếu chẳng may con đã vi phạm một nội qui nào đó ở lớp.
Lắng nghe
Lắng nghe là một phần không thể thiếu trong một buổi nói chuyện. Khi gặp giáo viên của con, bạn nên nói vừa đủ và nghe nhiều hơn. Có thể thầy cô có những lời khuyên hoặc thông tin tốt lành về con của bạn.
Thông qua việc nói chuyện với giáo viên của con, bạn sẽ hiểu thêm về cuộc sống ở trường của con
Chuẩn bị trước
Nếu bạn đến gặp thầy cô để trao đổi về một vấn đề nghiêm trọng nào đó như điểm số hoặc hành vi quậy phá của con, sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị trước. Nếu bạn có những khúc mắc hoặc lo lắng cần nói, bạn có thể viết nó ra giấy. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình huống về đến nhà mới nhớ ra còn điều chưa hỏi.
Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình
Nếu có chuyện gì đó vừa xảy ra trong nhà mà bạn nghĩ rằng ảnh hưởng lớn đến bé như có người thân vừa mất, ba mẹ ly hôn hoặc chuyển nhà, bạn nên nói cho giáo viên của con biết. Việc này sẽ giúp thầy cô hiểu rõ hơn về những vấn đề đang tác động tới cuộc sống và chuyện học hành của trẻ, nhờ đó, thầy cô và ba mẹ có thể trao đổi với nhau về lý do tại sao gần đây bé trở nên trầm lắng hoặc nghịch phá hơn trước để tìm hướng hỗ trợ bé.
Không nên tỏ ra phòng thủ
Khi nghe ai đó nói về điểm yếu của con mình, bản năng “gấu mẹ vĩ đại” rất dễ trỗi dậy và khiến bạn muốn đứng ra biện minh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cho rằng con mình là nhất và không muốn nghe người khác góp ý về những điều chưa tốt của trẻ, đó chẳng phải chuyện hay. Nên nhớ rằng con có thể hoàn hảo trong mắt bạn nhưng với người khác thì không. Vì thế, khi trao đổi với thầy cô về chuyện của trẻ, bạn cần tỏ ra khách quan và đón nhận những góp ý. Chỉ như vậy mới có thể giúp con trở nên tốt hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu tiêu biểu giúp bạn nhận ra và có sự chuẩn bị thích hợp hơn cho thiên chức làm mẹ:
1. Hai vợ chồng bàn tính mua một con chó hoặc mèo
Một con thú nuôi trong nhà sẽ giúp bạn thể hiện rõ bản năng người mẹ như cho ăn uống, vệ sinh, chăm sóc và thanh toán khoản chi phí riêng cho chúng như mua thức ăn hoặc tiêm phòng.
Nếu nhận thấy mình nói chuyện không ngừng về chú cún ở nhà, thích mặc quần áo cho cún, không đi chơi đêm hay hối hả về nhà chỉ để ôm cún; bạn tin rằng mình đã sẵn sàng làm mẹ.
2. Không thích đi chơi đêm
Đó là khi bạn thích nằm dài trên sofa, ăn miếng bánh pizza và xem tivi; không ngó ngàng đến chuyện ăn diện và chơi bời. Xin chúc mừng, bạn đã sẵn sàng!
3. Mơ thấy em bé
Nếu bạn hay mơ thấy cảnh tượng đang bế bé trong vòng tay hay hình ảnh bé mới chập chững, bàn tay bé xíu nắm lấy tay bạn; không cần phải đoán già đoán non vì đây là biểu hiện từ tiềm thức và khao khát có con của chính bạn.
4. Thích huyên thuyên về con cái người khác
Nếu bạn thích trò chuyện cùng em bé và luôn tình nguyện giữ con giùm bạn bè, đó là lúc bạn nên biết rằng mình cần có một đứa nhóc trong nhà!
Thích nựng nịu con nít là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mong muốn được làm mẹ
5. Căn phòng nhỏ kế bên trông tẻ nhạt
Giờ chẳng phải là lúc mua tranh dán hình đoàn tàu hay tấm trải giường hình anh chàng Shrek vui nhộn để trang trí hay sao? Chắc hẳn bạn cũng nhận ra căn phòng nhỏ kế bên này xứng đáng được chào đón thêm thành viên hơn là để làm kho chứa đồ bụi bặm chứ?
6. Đã chọn sẵn tên cho con
Đó là khi bạn đã kể cho hầu hết bạn bè mình nghe về cái tên bạn sẽ đặt cho con, mục đích là để tên của bé yêu sau này không bị “đụng hàng”.
7. Bạn đã đi khắp nơi và có nhiều kỳ nghỉ lý thú
Có em bé đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh đổi sở thích cá nhân với những ngày nghỉ dành cho gia đình. Do đó, nếu đã chu du qua nhiều nơi, bạn sẽ chẳng còn tiếc nuối vì mình chưa được thưởng thức hết mọi thú vui nữa.
Nếu đã quyết tâm giảm hoặc từ bỏ những thứ trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách thức và phương pháp trị liệu phù hợp.
9. Cả hai nghiêm túc đề cập chuyện con cái
Một khi muốn có con, cả hai vợ chồng cần cùng nhau thảo luận và bàn bạc để biết chắc mình đã sẵn sàng. Đưa ra quyết định cuối cùng có thể khiến bạn lo lắng và bất an nhưng một khi đã mang thai, bạn có hơn 9 tháng để chuẩn bị và sẵn sàng tinh thần đón bé chào đời.
10. Vào cửa hàng dành cho trẻ em và vờ tìm quà cho ai đó
Cứ như là đang đi sắm đồ cho thiên thần nhỏ ấy! Bạn sẽ tự hỏi nếu là con gái thì thích mặc gì, nếu là con trai thì mua đồ chơi gì, hay cứ ngắm nghía, vuốt ve từng đôi tất (vớ) xinh… Còn chần chờ gì mà không có em bé nhỉ?
10 câu “thần chú” một người làm mẹ tâm lý nên biết
1. Hãy nói:“Hành động của con làm mẹ rất mệt mỏi”, thay vì nói: “Con đang khiến mẹ điên lên đấy!”
Đừng ngần ngại nói với con rằng bạn đang rất mệt mỏi, tức giận, buồn hay thất vọng. Hãy giúp con hiểu rằng hành động của trẻ là sai, trẻ cần chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra cho ba mẹ và cần thay đổi, chứ không phải bản thân con có vấn đề gì.
2. Hãy nói: “Mẹ cần con yên lặng một chút nhé!”, thay vì bực tức la:“Im ngay!”
Câu nói thô lỗ “Im ngay!” sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương, điều đó vô tình đồng nghĩa với việc mẹ cho phép con có thể nói điều đó với người khác. Vì vậy, thay vì ra mệnh lệnh, hãy đưa ra yêu cầu cho con bằng cách muốn con giữ yên lặng trong chốc lát.
Dùng những lời lẽ đe dọa một đứa trẻ không những không đạt được kết quả mong muốn mà còn làm hỏng tình cảm của cha mẹ và con cái
3. Hãy nói: “Mẹ biết con cũng đang rất thất vọng”, thay vì chế giễu:“Chắc hẳn con phải tự hào về mình lắm”
Sự đồng cảm có tác dụng hơn rất nhiều so với sự chỉ trích, chế giễu. Để làm mẹ tâm lý, mẹ nên cho bé biết mình đang thất vọng và bạn cũng hiểu bé chẳng vui vẻ về những gì đã làm sai thay vì chế giễu con.
4.Hãy nói: “Mẹ biết con đã cố gắng làm để đạt được thành quả tốt nhất như thế nào rồi”, thay vì nói:“Lần sau con phải làm tốt hơn nhé!”
Trẻ con thường đều có thể nhận thức được việc bé đã không thể làm được hoặc làm không tốt như mong muốn. Thay vì khiển trách, gây áp lực cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích, động viên. Hãy cho con nhận thấy rằng, bạn rất tin tưởng vào khả năng của bé.
5. Hãy nói: “Mẹ sẽ cố gắng hết sức có thể”, thay vì nói:“Mẹ hứa”
Lời hứa không được thực hiện sẽ làm tổn thương trẻ. Vì vậy, mẹ nên bỏ cụm từ “Mẹ hứa” này, hoàn toàn không dùng trò chuyện với trẻ.
Giữ lời hứa là để xây dựng lòng tin, nhưng đôi khi không thực hiện được lại vô tình phá hủy tình cảm của mẹ và bé. Trẻ con thường có xu hướng nhớ những thứ mẹ đã từng hứa, ngay cả khi bạn đã có một lý do rất hợp lý khi không thể thực hiện. Thế nên, khi mẹ nói sẽ cố gắng với con, trẻ hiểu là bố mẹ sẽ thực sự quan tâm tới điều đó, nhưng không phải mọi thứ đều có thể.
[inline_article id=132646]
6. Hãy nói “Con muốn mẹ giúp không?”, thay vì đề nghị: “Để mẹ làm cho”
Cha mẹ thấy trẻ lóng ngóng làm những công việc như nhặt rau, gấp chăn, quét nhà… thường cảm thấy “ngứa ngáy” và muốn làm hộ con luôn cho xong việc. Tuy vậy, hành động này sẽ khiến trẻ chẳng bao giờ tự học được cách làm việc gì, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại.
Điều quan trọng chính là sự cố gắng của trẻ. Và nếu cần giúp đỡ, nên để trẻ tự lên tiếng trước khi mẹ can thiệp nhé!
7. Hãy nói: “Mẹ cần chút không gian riêng chỉ 1 mình, được không con?”, thay vì yêu cầu:“Để mẹ yên”
Phụ huynh nào không mong muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi thì hẳn là một vị thánh. Nhưng nếu khi bạn thường xuyên nói với con của mình “Đừng làm phiền mẹ” hoặc “Để mẹ yên”, trẻ có thể tiếp thu thông điệp đó và sẽ bắt đầu nghĩ rằng không có điểm chung khi nói chuyện với bạn vì bạn luôn luôn gạt chúng đi.
Thay vì để trẻ nghĩ chúng đang làm phiền ba mẹ, hãy nói để con hiểu đó không phải lỗi của con, chỉ là do mẹ đang cần chút không gian cho riêng mình mà thôi.
8. Hãy nói:“Mọi thứ sẽ ổn, không sao đâu”, thay vì nói:“Đừng khóc nữa”
Khóc là một phản ứng tâm lý tự nhiên, nhất là đối với một đứa trẻ. Nhưng khi mẹ nói với bé: “Không được khóc”, bé sẽ hiểu rằng những giọt nước mắt của chúng là không thể chấp nhận. Như vậy trẻ bị dồn nén cảm xúc và cảm xúc sẽ bùng phát hơn.
Khi trẻ khóc, hãy để trẻ khóc, một người làm mẹ tâm lý sẽ biết an ủi, trấn an để con hiểu mọi chuyện rồi sẽ ổn đồng thời luôn hỗ trợ, giúp con trong tất cả mọi chuyện.
Người làm mẹ tâm lý sẽ đánh giá con ở sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả
9. Hãy nói: “Con chăm chỉ thế là tốt lắm” hoặc “Con hiểu được là rất tốt”, thay vì khen:“Con thật thông minh”
Khi nói với trẻ: “Con rất thông minh”, mẹ tưởng rằng đang xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho bé. Nhưng thực ra, điều này chỉ đem lại tác dụng ngược với mong mỏi của bạn. Bạn làm điều này cũng là vô tình gửi thông điệp đến con bạn rằng chúng chỉ thông minh khi chúng hoàn thành một cái gì đó. Nó chắc chắn tạo áp lực với con.
Mẹ cần nói cho trẻ biết bạn đánh giá con dựa vào sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả.
10. Hãy nói: “Chúng ta cùng đi nào”, thay vì giục“Nhanh lên con!”
Khi bị bố mẹ giục, trẻ sẽ càng có cảm giác mình đang làm chậm lại và sẽ càng lúng túng. Mặc dù rất bực bội, nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên nói với giọng điệu mềm mỏng một chút, vì như vậy con bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Hãy khuyến khích cả nhà cùng đẩy nhanh tiến độ vì một mục tiêu, như vậy động lực của mọi người đều sẽ được cải thiện.