7 mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bé ngủ ngon hơn khi xa nhà
Đem theo cái mền và cái gối quen thuộc của bé: Những vật dụng này sẽ đem tới mùi hương và cảm giác quen thuộc như khi ở nhà, giúp bé thấy dễ chịu hơn khi ngủ.
Đem theo cũi xếp của bé: Nếu bé dưới 2 tuổi, bạn nên đem theo cũi xếp của bé, nếu có. Như vậy, bé sẽ được ngủ ở “chỗ” của mình hoặc ít nhất là bé cũng có cảm giác tương tự.
Đem theo “vật cưng” của bé: Đó có thể là con thú bông hoặc búp bê mà bé luôn giữ khư khư bên mình mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng điều này chỉ dành cho những bé trên 12 tháng thôi nhé vì không được để bất cứ vật dụng nào ở chỗ ngủ của bé dưới một tuổi nhằm phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Nếu gia đình bạn đi du lịch xa và có điều kiện, bạn nên đặt phòng suite thay vì phòng đơn hoặc đôi thông thường. Như vậy, bạn có thể cho bé ngủ trong một phòng riêng giống như khi ở nhà nếu muốn.
Cố gắng duy trì lịch trình đi ngủ của bé trên đường đi du lịch giống như khi ở nhà, ví dụ như tới một thời điểm nhất định, ba mẹ sẽ tắt đèn, sau đó đọc truyện cho bé, v.v…
Cho bé xem phim hoặc nghe nhạc nhẹ để bé quên đi cảm giác lo lắng khi thấy mình đang một nơi hoàn toàn xa lạ.
Ba mẹ cần bình tĩnh và kiên nhẫn trấn an bé. Trẻ nhỏ khá nhạy cảm với chuyện lạ chỗ, dẫn đến khó ngủ, đôi khi khóc quấy. Đây là điều có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào nhưng các bé chưa biết cách kiểm soát cảm xúc nên có thể khiến bạn bực mình. Tuy nhiên, đây là lúc bé cần bạn hơn bao giờ hết vì giữa khung cảnh và những con người xa lạ, chỉ có ba mẹ là những gương mặt thân quen nhất với bé.
Bạn nên tận dụng khoảng thời gian này để ngủ càng nhiều càng tốt. Không cần đợi những đêm mất ngủ khi có con nhỏ, ngay trong giai đoạn mang thai, bạn sẽ được trải nghiệm những đêm trằn trọc để tìm giấc ngủ khi mà những cơn ợ nóng và cảm giác mắc tiểu cứ ghé thăm liên tục. Ngoài ra, những phụ nữ thường xuyên thiếu ngủ còn có thể gặp vấn đề về rụng trứng và khả năng thụ thai. Do đó, không có lý do gì mà các chị em đang mong có con lại không đầu tư nhiều thời gian hơn cho những giấc ngủ.
2. Kiểm soát cân nặng
Nếu bạn muốn giảm vài kg, đây là thời điểm để bạn thực hiện điều đó. Không chỉ vì việc giảm cân sẽ giúp cho những phụ nữ thừa cân, béo phì dễ mang thai hơn mà còn vì việc đó sẽ giúp bạn có được một thai kỳ khoẻ mạnh và ít gặp nguy hiểm khi sinh nở. Nên bắt đầu tập thể dục kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ bây giờ, cho dù chỉ là đi bộ vài lần một tuần, và đảm bảo là bạn sẽ bám sát chế độ này trong suốt thời kỳ mang thai. Việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau khi sinh. Nếu bạn đang quá ốm, bạn nên kiểm tra với bác sĩ để xem bạn nên tăng bao nhiêu kg. Quá ốm có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. Cân nặng lý tưởng cho việc chuẩn bị mang thai là chỉ số BMI nằm trong khoảng 19 đến 24.
3. Bổ sung dưỡng chất
Bất kỳ phụ nữ nào đang dự tính có con trong vòng 3-6 tuần tới đều nên bắt đầu uống một viên vitamin tổng hợp và 400 mg axit folic mỗi ngày. Nạp đủ lượng vitamin B này sớm và trước khi mang thai có thể giảm 70% tỷ lệ khuyết tật não và xương sống ở bé. Viên vitamin tổng hợp chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khoẻ mạnh như chất sắt giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, canxi giúp răng và xương chắc khoẻ. Mách nhỏ cho bạn là nên uống thuốc sau khi đánh răng vào buổi sáng hoặc cất vào hộp thuốc ở công ty và cài chế độ ghi nhớ bằng email để uống thuốc khi bạn vừa vào công ty. Nếu bạn ghét uống thuốc viên, bạn có thể mua dạng viên sủi. Bắt đầu thói quen này ngay từ bây giờ sẽ khiến bạn dễ nhớ hơn một khi bạn đã có thai.
4. Tìm hiểu phương thuốc giảm stress hiệu quả
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc bị stress một cách nghiêm trọng có thể ảnh hướng xấu tới khả năng thụ thai của phụ nữ bằng cách làm chậm quá trình rụng trứng hoặc làm giảm khả năng bám giữ của trứng trong tử cung. Nếu bạn là một người vốn dĩ nhạy cảm, bạn có thể gặp căng thẳng gấp bội lần khi mang thai. Do đó, bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để chào đón bé. Đảm bảo rằng bạn giữ được bình tĩnh và chuẩn bị tốt cho thiên chức làm mẹ. Bạn cũng cần tìm hiểu xem điều gì có thể giúp bạn thư giãn tốt nhất. Đó có thể là nhâm nhi tách trà và xem lại những bộ phim cũ, đi dạo hoặc chỉ đơn giản là tán gẫu với bạn bè. Cho dù đó là gì đi chăng nữa, nếu bây giờ nó có hiệu quả với bạn, nó cũng sẽ giúp ích cho bạn khi đang có thai và cả sau khi bé chào đời. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên đặt cuốn tạp chí yêu thích ngay đầu giường và xem lướt qua khoảng 15 phút trước khi ngủ. Các nghiên cứu cho thấy những bài viết trong tạp chí có thể giúp bạn cảm thấy lạc quan và ít lo lắng hơn.
Sẵn sàng để có em bé
1. Ngưng dùng thuốc tránh thai
Bạn nên ngưng dùng thuốc tránh thai một vài tháng trước khi lên kế hoạch bắt đầu mang thai. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình chính xác hơn và nhờ thế bạn có thể tính được thời điểm rụng trứng, từ đó xác định được thời điểm dễ thụ thai nhất. Nếu bạn đã dùng thuốc một thời gian, chu kỳ của bạn có thể khác với thời điểm trước khi dùng thuốc. Phải mất một thời gian sau khi ngưng dùng thuốc, số lượng hormone trong cơ thể mới trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn vẫn không ổn định sau 3 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ.
2. Hỏi mẹ của bạn về kinh nghiệm mang thai
Không chỉ là mẹ mà còn có chị, dì và bà đều là những người bạn có thể học hỏi kinh nghiệm làm mẹ. Một số vấn đề về sức khoẻ nhất định có thể di truyền giữa các thành viên trong một họ và lời khuyên cho bạn là nên kiểm tra lại lịch sử gia đình, sau đó thông báo những thông liên quan cho bác sĩ. Tuy nhiên không cần lo lắng quá mức. Chỉ vì chị gái bạn mất một năm mới có thai không có nghĩa là nhất thiết bạn cũng sẽ gặp tình huống tương tự. Những vấn đề liên quan đến khả năng thụ thai phổ biến như chất lượng trứng kém vì tuổi tác, ống dẫn trứng bị tắc không di truyền, nhưng một số bệnh như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung thì có thể di truyền. Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề sức khoẻ mang tính di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn để bạn có thể chuẩn bị ứng phó với chúng tốt hơn một khi bạn mang thai.
3. Khám bác sĩ
Bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát ít nhất 3 tháng trước khi bạn lên kế hoạch mang thai, đặc biệt nếu trước đây bạn không thường xuyên đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được kiểm tra xem đã chủng ngừa đầy đủ hay chưa, kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh về tim mạch như cao huyết áp và cholesterol, cả những bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn hoặc những bệnh về tuyến giáp. Tốt hơn là bạn nên dẫn chồng đi khám cùng vì đa số đàn ông ít đi khám bác sĩ hơn phụ nữ. Kiểm tra sức khoẻ tổng quát có thể đảm bảo anh ấy không mắc bất kỳ bệnh gì hoặc đang dùng loại thuốc nào đó có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng cho khả năng thụ thai. Phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn làm thêm xét nghiệm về di truyền. Đây là cơ hội tốt để chắc rằng những loại thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và bạn nên hỏi bác sĩ những gì còn thắc mắc về việc mang thai.
Cuối cùng, hãy tận dụng lần khám này để duy trì mối quan hệ tốt với bác sĩ và đảm bảo bác sĩ đó là người bạn sẽ muốn tiếp tục theo khám khi mang thai. Nên tìm hiểu trước xem bác sĩ của bạn có nhận khám cho thai phụ hay không. Nếu đó không phải bác sĩ sản khoa, liệu bác sĩ có dành thời gian giải đáp những câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và cẩn thận không? Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn, vì thế, bạn cần tìm một bác sĩ mà bạn hoàn toàn cảm thấy tin tưởng và thoải mái khi thăm khám.
4. Không nên quên nha sĩ
Điều này có vẻ như không liên quan gì đến việc thụ thai, nhưng việc kiểm tra răng miệng trước khi mang thai là một hành động khôn ngoan. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khoẻ răng miệng liên quan đến sức khoẻ thai kỳ; những phụ nữ bị những vấn đề về răng miêng sẽ dễ bị sảy thai và sinh non hơn. Trên thực tế, việc chải răng, súc miệng và khám nha sĩ thường xuyên có thể giảm nguy cơ sảy thai tới 70%. Đừng quên rằng việc chụp X quang trong nha khoa vốn chống chỉ định với thai phụ.
Tận hưởng cuộc sống
1. Đi xem phim
Xem càng nhiều phim màn ảnh rộng khi bạn có thể. Một khi đã có thai, việc ngồi im một chỗ trong vài tiếng cùng với việc phải đi vệ sinh liên tục có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, nếu bạn vẫn hay ngủ gục khi xem phim, điều này sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi bạn có thai.
2. Chụp hình
Nếu lần cuối cùng bạn chụp hình là vào tuần trăng mật thì đây là thời điểm bạn nên bắt đầu chụp nhiều hình hơn, không chỉ hình bạn và chồng mà còn là hình ngôi nhà của bạn hoặc là nơi các bạn gặp nhau, hoặc bất cứ cái gì giúp gợi nhớ tới bạn vào thời điểm trước khi có thai. Đây thật sự là khoảng thời gian tuyệt vời trong cuộc đời của bạn, khi bạn có thể thật sự nhận ra hai bạn không phải chăm sóc ai, và rồi một ngày các bạn sẽ thích thú khi xem lại chúng. Hơn nữa, các bé sẽ thích xem những tấm hình này. Các bé sẽ tự hỏi “Cuộc sống bố mẹ như thế nào trước khi con được sinh ra?” và những tấm ảnh này sẽ trả lời cho bé.
3. Đi ăn nhà hàng
Cơ hội thích hợp để bạn và chồng đến một vài quán ăn địa phương nếm thử đã đến. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các quán mà bạn yêu thích và cùng chồng tận hưởng những buổi tối thứ bảy bằng cách lần lượt thử từng quán. Rõ ràng là bạn vẫn có thể đi ăn ngoài khi có thai nhưng sẽ không được ăn thoải mái tất tần tật các món như trước. Còn một điều nữa, bữa tối có thể không trọn vẹn nếu bạn không thể nhấm nháp chút rượu. Những khó khăn khi mang thai như ốm nghén, ợ nóng, hoặc thậm chí là thèm ăn những món kỳ lạ có thể khiến khẩu vị của bạn thay đổi. Vì thế hãy lên kế hoạch ăn tối bên ngoài ngay từ bây giờ và hãy gọi bất cứ món gì bạn muốn thử mà không cần suy nghĩ hai lần.
4. Du lịch cùng bạn bè
Nếu hỏi các chị em bầu điều gì làm họ “nhớ” nhất khi mang thai, chắc hẳn bạn sẽ nghe không ít câu trả lời là “du lịch”. Không chỉ đi du lịch cùng chồng tới những địa điểm mơ ước, bạn còn có thể đi cùng bạn bè, đặc biệt là những người không phải bận rộn chuẩn bị cưới hỏi, con cái. Đừng quên là trong thời kỳ mang thai bạn cần sự ủng hộ của bạn bè cũng nhiều như sự ủng hộ từ chồng. Có một chuyến du lịch hoàn toàn không lo lắng gì là cách tốt để kỷ niệm những mối quan hệ như thế này và tạo thêm ký ức để đời cho bạn.
Chuẩn bị cho tương lai
1. Giải quyết vấn đề nhà ở
Bạn có cần chuyển đến một nơi rộng rãi hơn, một vị trí tốt hơn, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác về nhà ở không? Lời khuyên của chúng tôi là hãy làm điều đó sớm. Tìm được một nơi lý tưởng mà bạn muốn ở đó ít nhất là vài năm và cảm giác vui vẻ đối với nhà ở sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho việc mang thai. Bạn không phải lo lắng về việc di chuyển, cải tạo, mua bán nhà cửa một khi bạn đã có thai. Không ai muốn phải dọn nhà khi đã mang thai 8 tháng đúng không nào?
2. Giải quyết công việc
Mặc dù không có luật nào nói rằng bạn không thể tìm việc khi có thai. Tuy nhiên, bây giờ là thời điểm tốt để bạn thay đổi chỗ làm nếu cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại. Còn một điều nữa, bạn cần làm việc tại một công ty ít nhất là 12 tháng để được hưởng trợ cấp thai sản. Thử nhìn lại sự nghiệp của bạn và tự hỏi bản thân những câu sau: Giờ làm việc như thế có phù hợp với bạn không? Công việc có đủ linh động để bạn có thời gian chăm sóc bé không? Bạn có gặp trở ngại gì trong vấn đề di chuyển giữa nhà và công ty hay không? Những người mới làm bố mẹ ở công ty bạn có hài lòng với công việc và chính sách công ty? Nếu đa số câu trả lời của bạn là không, bạn có thể cân nhắc việc tìm kiếm một công việc mới.
3. Tiết kiệm tiền
Bạn sẽ phải bắt đầu chi tiêu nhiều thứ như tiền tã, những vật dụng cần thiết cho bé, tiền học phí… Và một khi bạn đã mang thai, chắc chắn là bạn nên tiết kiệm. Việc có thai có thể khiến bạn tốn nhiều chi phí hơn dự tính, ngoài chi phí khám bác sĩ định kỳ, bạn còn phải mua thêm đồ bầu mới… Nếu bạn chi tiêu tiết kiệm ngay từ bây giờ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và an tâm hơn khi biết rằng bạn có một khoản tiết kiệm nho nhỏ trước khi có thai.
4. Trao đổi với chồng về việc làm bố mẹ
Hầu hết các bà mẹ đều đồng ý rằng việc trao đổi với chồng về những vấn đề phát sinh khi làm bố mẹ như chia sẻ việc chăm sóc bé, công việc nhà, cùng nhiều vấn đề khác trước khi bạn bắt đầu cố gắng có thai là rất quan trọng. Tuy nhiên, trước khi hai bạn bắt đầu thảo luận những ý kiến khác nhau về việc cắt bao quy đầu cho bé nếu là bé trai, cho bé học trường công hay trường tư, hoặc những vấn đề khác, nên nhớ rằng bạn có thể sẽ thay đổi suy nghĩ về những vấn đề này trong tương lai.
Thể hiện sự tôn trọng
Điều này hẳn khó khăn trong trường hợp ba mẹ đang bức xúc một vấn đề gì đó ở trường như cách chấm điểm không công bằng hoặc bạo hành học đường. Tuy nhiên, việc nói năng tôn trọng với giáo viên của con là điều tối quan trọng. Bạn luôn cần nhớ điều này trong đầu khi đến gặp thầy cô. Cả ngôn ngữ và giọng điệu của bạn đều cần thể hiện sự tôn trọng để hai bên cùng nhau trao đổi cách giải quyết vấn đề không hay đã xảy ra.
Sẵn sàng đặt câu hỏi
Cách bạn đặt câu hỏi sẽ ảnh hưởng đến những thông tin mà thầy cô giáo có thể cho bạn biết về tình hình của con ở trường. Thông qua đó, bạn sẽ biết được con đang cần giúp đỡ những vấn đề nào, làm sao nhận biết được thế mạnh của con và nên nói chuyện như thế nào với con ở nhà để giúp con ứng phó với chuyện bạn bè, trường lớp.
Biết cách khen ngợi
Chắc chắn thầy cô nào cũng muốn nghe những lời khen ngợi, đề cao về những gì họ đã làm được cho học sinh của mình. Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến cảm tình của giáo viên đối với học sinh, thầy cô có thể sẽ để ý hơn đến con của bạn hoặc có thể cho trẻ cơ hội để sữa lỗi nếu chẳng may con đã vi phạm một nội qui nào đó ở lớp.
Lắng nghe
Lắng nghe là một phần không thể thiếu trong một buổi nói chuyện. Khi gặp giáo viên của con, bạn nên nói vừa đủ và nghe nhiều hơn. Có thể thầy cô có những lời khuyên hoặc thông tin tốt lành về con của bạn.
Chuẩn bị trước
Nếu bạn đến gặp thầy cô để trao đổi về một vấn đề nghiêm trọng nào đó như điểm số hoặc hành vi quậy phá của con, sẽ tốt hơn nếu bạn chuẩn bị trước. Nếu bạn có những khúc mắc hoặc lo lắng cần nói, bạn có thể viết nó ra giấy. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình huống về đến nhà mới nhớ ra còn điều chưa hỏi.
Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình
Nếu có chuyện gì đó vừa xảy ra trong nhà mà bạn nghĩ rằng ảnh hưởng lớn đến bé như có người thân vừa mất, ba mẹ ly hôn hoặc chuyển nhà, bạn nên nói cho giáo viên của con biết. Việc này sẽ giúp thầy cô hiểu rõ hơn về những vấn đề đang tác động tới cuộc sống và chuyện học hành của trẻ, nhờ đó, thầy cô và ba mẹ có thể trao đổi với nhau về lý do tại sao gần đây bé trở nên trầm lắng hoặc nghịch phá hơn trước để tìm hướng hỗ trợ bé.
Không nên tỏ ra phòng thủ
Khi nghe ai đó nói về điểm yếu của con mình, bản năng “gấu mẹ vĩ đại” rất dễ trỗi dậy và khiến bạn muốn đứng ra biện minh cho trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cho rằng con mình là nhất và không muốn nghe người khác góp ý về những điều chưa tốt của trẻ, đó chẳng phải chuyện hay. Nên nhớ rằng con có thể hoàn hảo trong mắt bạn nhưng với người khác thì không. Vì thế, khi trao đổi với thầy cô về chuyện của trẻ, bạn cần tỏ ra khách quan và đón nhận những góp ý. Chỉ như vậy mới có thể giúp con trở nên tốt hơn.
Dưới đây là một số dấu hiệu tiêu biểu giúp bạn nhận ra và có sự chuẩn bị thích hợp hơn cho thiên chức làm mẹ:
1. Hai vợ chồng bàn tính mua một con chó hoặc mèo
Một con thú nuôi trong nhà sẽ giúp bạn thể hiện rõ bản năng người mẹ như cho ăn uống, vệ sinh, chăm sóc và thanh toán khoản chi phí riêng cho chúng như mua thức ăn hoặc tiêm phòng.
Nếu nhận thấy mình nói chuyện không ngừng về chú cún ở nhà, thích mặc quần áo cho cún, không đi chơi đêm hay hối hả về nhà chỉ để ôm cún; bạn tin rằng mình đã sẵn sàng làm mẹ.
2. Không thích đi chơi đêm
Đó là khi bạn thích nằm dài trên sofa, ăn miếng bánh pizza và xem tivi; không ngó ngàng đến chuyện ăn diện và chơi bời. Xin chúc mừng, bạn đã sẵn sàng!
3. Mơ thấy em bé
Nếu bạn hay mơ thấy cảnh tượng đang bế bé trong vòng tay hay hình ảnh bé mới chập chững, bàn tay bé xíu nắm lấy tay bạn; không cần phải đoán già đoán non vì đây là biểu hiện từ tiềm thức và khao khát có con của chính bạn.
4. Thích huyên thuyên về con cái người khác
Nếu bạn thích trò chuyện cùng em bé và luôn tình nguyện giữ con giùm bạn bè, đó là lúc bạn nên biết rằng mình cần có một đứa nhóc trong nhà!
5. Căn phòng nhỏ kế bên trông tẻ nhạt
Giờ chẳng phải là lúc mua tranh dán hình đoàn tàu hay tấm trải giường hình anh chàng Shrek vui nhộn để trang trí hay sao? Chắc hẳn bạn cũng nhận ra căn phòng nhỏ kế bên này xứng đáng được chào đón thêm thành viên hơn là để làm kho chứa đồ bụi bặm chứ?
6. Đã chọn sẵn tên cho con
Đó là khi bạn đã kể cho hầu hết bạn bè mình nghe về cái tên bạn sẽ đặt cho con, mục đích là để tên của bé yêu sau này không bị “đụng hàng”.
7. Bạn đã đi khắp nơi và có nhiều kỳ nghỉ lý thú
Có em bé đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh đổi sở thích cá nhân với những ngày nghỉ dành cho gia đình. Do đó, nếu đã chu du qua nhiều nơi, bạn sẽ chẳng còn tiếc nuối vì mình chưa được thưởng thức hết mọi thú vui nữa.
Nếu đã quyết tâm giảm hoặc từ bỏ những thứ trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách thức và phương pháp trị liệu phù hợp.
9. Cả hai nghiêm túc đề cập chuyện con cái
Một khi muốn có con, cả hai vợ chồng cần cùng nhau thảo luận và bàn bạc để biết chắc mình đã sẵn sàng. Đưa ra quyết định cuối cùng có thể khiến bạn lo lắng và bất an nhưng một khi đã mang thai, bạn có hơn 9 tháng để chuẩn bị và sẵn sàng tinh thần đón bé chào đời.
10. Vào cửa hàng dành cho trẻ em và vờ tìm quà cho ai đó
Cứ như là đang đi sắm đồ cho thiên thần nhỏ ấy! Bạn sẽ tự hỏi nếu là con gái thì thích mặc gì, nếu là con trai thì mua đồ chơi gì, hay cứ ngắm nghía, vuốt ve từng đôi tất (vớ) xinh… Còn chần chờ gì mà không có em bé nhỉ?
10 câu “thần chú” một người làm mẹ tâm lý nên biết
1. Hãy nói:“Hành động của con làm mẹ rất mệt mỏi”, thay vì nói: “Con đang khiến mẹ điên lên đấy!”
Đừng ngần ngại nói với con rằng bạn đang rất mệt mỏi, tức giận, buồn hay thất vọng. Hãy giúp con hiểu rằng hành động của trẻ là sai, trẻ cần chịu trách nhiệm về những gì đã gây ra cho ba mẹ và cần thay đổi, chứ không phải bản thân con có vấn đề gì.
2. Hãy nói: “Mẹ cần con yên lặng một chút nhé!”, thay vì bực tức la:“Im ngay!”
Câu nói thô lỗ “Im ngay!” sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng tổn thương, điều đó vô tình đồng nghĩa với việc mẹ cho phép con có thể nói điều đó với người khác. Vì vậy, thay vì ra mệnh lệnh, hãy đưa ra yêu cầu cho con bằng cách muốn con giữ yên lặng trong chốc lát.
3. Hãy nói: “Mẹ biết con cũng đang rất thất vọng”, thay vì chế giễu:“Chắc hẳn con phải tự hào về mình lắm”
Sự đồng cảm có tác dụng hơn rất nhiều so với sự chỉ trích, chế giễu. Để làm mẹ tâm lý, mẹ nên cho bé biết mình đang thất vọng và bạn cũng hiểu bé chẳng vui vẻ về những gì đã làm sai thay vì chế giễu con.
4.Hãy nói: “Mẹ biết con đã cố gắng làm để đạt được thành quả tốt nhất như thế nào rồi”, thay vì nói:“Lần sau con phải làm tốt hơn nhé!”
Trẻ con thường đều có thể nhận thức được việc bé đã không thể làm được hoặc làm không tốt như mong muốn. Thay vì khiển trách, gây áp lực cho trẻ, mẹ hãy khuyến khích, động viên. Hãy cho con nhận thấy rằng, bạn rất tin tưởng vào khả năng của bé.
5. Hãy nói: “Mẹ sẽ cố gắng hết sức có thể”, thay vì nói:“Mẹ hứa”
Lời hứa không được thực hiện sẽ làm tổn thương trẻ. Vì vậy, mẹ nên bỏ cụm từ “Mẹ hứa” này, hoàn toàn không dùng trò chuyện với trẻ.
Giữ lời hứa là để xây dựng lòng tin, nhưng đôi khi không thực hiện được lại vô tình phá hủy tình cảm của mẹ và bé. Trẻ con thường có xu hướng nhớ những thứ mẹ đã từng hứa, ngay cả khi bạn đã có một lý do rất hợp lý khi không thể thực hiện. Thế nên, khi mẹ nói sẽ cố gắng với con, trẻ hiểu là bố mẹ sẽ thực sự quan tâm tới điều đó, nhưng không phải mọi thứ đều có thể.
[inline_article id=132646]
6. Hãy nói “Con muốn mẹ giúp không?”, thay vì đề nghị: “Để mẹ làm cho”
Cha mẹ thấy trẻ lóng ngóng làm những công việc như nhặt rau, gấp chăn, quét nhà… thường cảm thấy “ngứa ngáy” và muốn làm hộ con luôn cho xong việc. Tuy vậy, hành động này sẽ khiến trẻ chẳng bao giờ tự học được cách làm việc gì, từ đó sinh ra tâm lý ỷ lại.
Điều quan trọng chính là sự cố gắng của trẻ. Và nếu cần giúp đỡ, nên để trẻ tự lên tiếng trước khi mẹ can thiệp nhé!
7. Hãy nói: “Mẹ cần chút không gian riêng chỉ 1 mình, được không con?”, thay vì yêu cầu:“Để mẹ yên”
Phụ huynh nào không mong muốn có khoảng thời gian nghỉ ngơi thì hẳn là một vị thánh. Nhưng nếu khi bạn thường xuyên nói với con của mình “Đừng làm phiền mẹ” hoặc “Để mẹ yên”, trẻ có thể tiếp thu thông điệp đó và sẽ bắt đầu nghĩ rằng không có điểm chung khi nói chuyện với bạn vì bạn luôn luôn gạt chúng đi.
Thay vì để trẻ nghĩ chúng đang làm phiền ba mẹ, hãy nói để con hiểu đó không phải lỗi của con, chỉ là do mẹ đang cần chút không gian cho riêng mình mà thôi.
8. Hãy nói:“Mọi thứ sẽ ổn, không sao đâu”, thay vì nói:“Đừng khóc nữa”
Khóc là một phản ứng tâm lý tự nhiên, nhất là đối với một đứa trẻ. Nhưng khi mẹ nói với bé: “Không được khóc”, bé sẽ hiểu rằng những giọt nước mắt của chúng là không thể chấp nhận. Như vậy trẻ bị dồn nén cảm xúc và cảm xúc sẽ bùng phát hơn.
Khi trẻ khóc, hãy để trẻ khóc, một người làm mẹ tâm lý sẽ biết an ủi, trấn an để con hiểu mọi chuyện rồi sẽ ổn đồng thời luôn hỗ trợ, giúp con trong tất cả mọi chuyện.
9. Hãy nói: “Con chăm chỉ thế là tốt lắm” hoặc “Con hiểu được là rất tốt”, thay vì khen:“Con thật thông minh”
Khi nói với trẻ: “Con rất thông minh”, mẹ tưởng rằng đang xây dựng lòng tự tin, tự trọng cho bé. Nhưng thực ra, điều này chỉ đem lại tác dụng ngược với mong mỏi của bạn. Bạn làm điều này cũng là vô tình gửi thông điệp đến con bạn rằng chúng chỉ thông minh khi chúng hoàn thành một cái gì đó. Nó chắc chắn tạo áp lực với con.
Mẹ cần nói cho trẻ biết bạn đánh giá con dựa vào sự nỗ lực, chứ không tập trung vào kết quả.
10. Hãy nói: “Chúng ta cùng đi nào”, thay vì giục“Nhanh lên con!”
Khi bị bố mẹ giục, trẻ sẽ càng có cảm giác mình đang làm chậm lại và sẽ càng lúng túng. Mặc dù rất bực bội, nhưng các bậc phụ huynh vẫn nên nói với giọng điệu mềm mỏng một chút, vì như vậy con bạn sẽ cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Hãy khuyến khích cả nhà cùng đẩy nhanh tiến độ vì một mục tiêu, như vậy động lực của mọi người đều sẽ được cải thiện.
Vườn trái cây nhiệt đới
Một ý tưởng tuyệt vời cho những đứa trẻ biếng ăn trái cây đây!
Nguyên vật liệu:
2 miếng dưa hấu
1 quả chuối
1 trái kiwi
Vài quả nho Mỹ và nho Thái
Một thanh chocolate ngọt nghiền nhỏ
Chuẩn bị:
Cắt dưa hấu thành khoanh dày khoảng 1 cm, sau đó dùng khuôn in hình khủng long để cắt dưa hấu. Nếu không có khuôn khủng long, bạn có thể dùng khuôn hình một loại động vật khác.
Cắt chuối thành từng khoanh như hình trên, có thể dùng dụng cụ cắt chuối, nếu có. Cắt kiwi thành những miếng dài và ghép vào với chuối để tạo hình cây dừa.
Dùng nho để tạo hình bãi sỏi.
Sắp xếp các loại trái cây kể trên với nhau để tạo thành một bức tranh khu rừng hoang dã.
Để làm sốt chocolate ăn kèm trái cây, bạn chỉ cần để các miếng vụn chocolate trong lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình. Sau khoảng 30 giây, bạn lấy ra và khuấy đều. Lặp lại cho đến khi chocolate hoàn toàn tan chảy và bạn có một chất sốt mịn màng.
Bươm bướm bay
Với các trẻ lười ăn rau thì sao? Thử món ăn sau đây xem.
Nguyên vật liệu:
1 muỗng cà phê bơ
1 muỗng canh hạt bắp tươi
1 trái cà chua nhỏ thái hạt lựu
2 quả trứng gà đập ra chén và khuấy đều
1 nửa trái ớt chuông thái hạt lựu
4 lát bánh mì sandwich
Một vài lát phô mai
Rau xà lách
Cà chua bi cắt đôi
Chuẩn bị:
Đun chảy bơ trên bếp, cho hạt bắp và cà chua thái hạt lựu vào xào sơ, sau đó đổ trứng vào đảo đều tay cho tới khi trứng hơi săn lại thì cho thêm hành lá xắt nhỏ vào. Bạn có thể nấu tới khi hỗn hợp đạt độ đặc vừa ý. Sau đó tắt bếp và lấy ra đĩa.
Dùng khuôn in hình bướm để cắt lát bánh mì thành hình con bướm.
Đổ hỗn hợp đã nấu chín ở trên lên một lát bánh mì hình bướm để làm nhân, sau đó đặt lát hình bướm còn lại lên trên.
Cuối cùng, đừng quên trang trí món ăn với rau xà lách, phô mai và cà chua bi.
Nhớ là món này cần cho bé ăn nóng nhé.
Sandwich cá ngừ với rau củ
Món sandwich cá ngừ quen thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn khi mang hình dáng những chú cá heo ngộ nghĩnh như bên dưới. Đặc biệt, món này có nhiều rau củ chấm sốt thơm ngon và tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Nguyên vật liệu:
4 lát bánh mì nâu
1 nửa chén cá ngừ cắt miếng nhỏ
1 muỗng cà phê dầu ô liu
1 lát phô mai ít béo
1 chén nhỏ sốt mayonnaise
2 trái nho khô
Dưa leo cắt quân chì
Cà rốt cắt quân chì
1 trái cam nhỏ cắt làm tư
Chuẩn bị:
Dùng khuôn hình cá heo để cắt bánh mì nâu và phô mai lát rồi để qua một bên.
Trộn cá ngừ, dầu ô liu và một mưỡng canh sốt mayonnaise với nhau.
Đặt phô mai lát trên bánh mì nâu, sau đó đổ hổn hợp cá ngừ đã trộn lên trên lớp phô mai, cuối cùng tới một lớp phô mai lát và bánh mì nâu nữa.
Đặt 2 trái nho khô vào vị trí mắt của cá heo.
Trang trí đĩa bánh sandwich cá ngừ với rau củ đã xắt quân chì nhúng sốt mayonnaise và các miếng cam.
Mặc dù chưa có một con số thống kê cụ thể nào về hiệu quả của việc nghe nhạc khi mang thai nhưng nó cũng đã tạo ra một trào lưu nghe nhạc cổ điển đối với nhiều phụ nữ.
Tuy nhiên nghe nhạc cho bà bầu như thế nào, và thời điểm nào là thích hợp để cho thai nhi nghe nhạc cũng là những vấn đề rất quan trọng mà các mẹ cần chú ý.
Thời điểm thích hợp để cho bé nghe nhạc
Theo nghiên cứu, từ tuần thứ 16 trở đi, thai nhi đã có thể cảm nhận được các âm thanh từ bên ngoài, do đó giai đoạn thích hợp để các mẹ bầu bắt đầu cho bé nghe nhạc là từ tuần thứ 16-20 trở đi.
Bởi vì thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn, nên các mẹ bầu nên chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc. Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác, đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.
Việc nghe nhạc cũng sẽ giúp cho các mẹ bầu kết nối tình cảm với bé yêu của mình, các mẹ có thể vừa nghe nhạc vừa hát du dương hoặc đung đưa người theo điệu nhạc, như thế cũng sẽ tạo cho bé yêu của bạn rất nhiều hứng khởi đấy.
[inline_article id=140413]
Mặc dù vậy, nghe nhạc nhiều chưa hẳn đã là tốt, quan trọng là mức độ tập trung của bạn khi nghe, mỗi ngày chỉ cần dành 20-30 phút để nghe nhạc và nếu bạn thật sự cảm thụ bản nhạc đó bằng tâm hồn của mình, bé yêu của bạn cũng thế, hiệu quả của việc nghe nhạc cũng sẽ được phát huy.
Chọn loại nhạc nào cho bé yêu?
Theo nghiên cứu của Dr Alfred Tomatis thì nhạc cổ điển vẫn luôn là ưu tiên số một với những tác phẩm của Mozart, Beethoven, Bach,… Tuy nhiên các chị em bầu không nhất thiết phải ép mình nghe những bản nhạc mang tính chất kinh điển này nếu bản thân mẹ không thích và không cảm thụ được. Lý do là ở giai đoạn thai kỳ, sự gắn kết giữa mẹ và bé rất chăt chẽ, bé có thể cảm nhận được mọi suy nghĩ, tình cảm của mẹ, đồng thời, tâm trạng của mẹ trong giai đoạn này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bé. Do đó, nếu như bạn nghe nhạc với một tâm lý cố ép buộc bản thân mình, bé cũng sẽ cảm thấy điều tương tự.
Thay vào đó, các mẹ bầu có thể nghe bất cứ loại nhạc cho thai nhi nào mà mình cảm thấy yêu thích và hứng thú, miễn là nó giúp các mẹ được thư giãn, ví dụ như hòa tấu, dân ca, cải lương, hay pop, ballad,…v…v… Tuy nhiên, cần lưu ý là các mẹ nên chọn những bản nhạc có ca từ trong sáng, thể hiện tinh thần lạc quan, vui vẻ, những bản nhạc nói về tình yêu thương gia đình càng tốt, tránh những bản nhạc quá buồn, quá não nề.
[inline_article id=4669]
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần tránh những bản nhạc có giai điệu quá mạnh hoặc thay đổi tông nhịp liên tục, sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các mẹ cũng cần chọn một không gian yên tĩnh để nghe nhạc và nên tránh nghe nhạc trong nhiều giờ đồng hồ liên tiếp.
Âm lượng cũng ảnh hưởng đến bé
Nghe nhạc hay nói chuyện với âm lượng lớn cũng đều ảnh hưởng không tốt đến thính giác của thai nhi, vì thế các mẹ bầu nên tránh những nơi quá ồn ào để tránh tác động xấu đến bé.
Nghe nhạc bằng loa ngoài vẫn là cách tốt nhất cho cả mẹ và bé, tuy nhiên nếu sử dụng tai nghe, các mẹ nên chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu, hơn nữa do cơ quan thính giác của bé chưa phát triển toàn diện như người lớn nên khi nghe nhac các mẹ nên chú ý đến âm lượng. Nếu áp tai nghe vào bụng, nên chỉnh ở mức vừa phải, thậm chí là nhỏ hơn mức âm lượng mà mẹ nghe trực tiếp.
Tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ lần 1 hoặc mổ đẻ lần 2 do tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.
Nếu bạn chủ động muốn sinh mổ, nên tắm sạch sẽ trước khi vào phòng sinh
Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, bạn nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.
Giữ ấm
Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, bạn nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.
Dùng tông đơ thay vì dao cạo
Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.
Đi bộ sớm sau khi phẫu thuật
Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.
Chăm sóc vết thương đúng cách
Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.
[inline_article id=72654]
Dù bạn chọn sinh mổ lần 1 hay sinh mổ lần 2, thì cũng nên ghi nhớ những lưu ý MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe sau sinh nhé
Công thức tính cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ theo độ tuổi như sau: X = 9kg + 2kg (N – 1); Y = 75cm + 5cm x (N – 1) với X là số cân nặng cần tính, Y là số chiều cao cần tính và N là số tuổi của con. Dựa trên cách tính này, chị em có thể biết được con yêu có các chỉ số cân nặng, chiều cao như thế nào so với bạn bè cùng lứa.
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng: 1. Vệ sinh ăn uống: Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn ngay sau khi nấu. Nếu thức ăn để ngoài không khí quá 3 giờ, nên đun sôi lại rồi mới cho con dùng. Tập thói quen cho trẻ rửa tay trước và sau khi ăn. Các dụng cụ cần được rửa sạch trước khi chế biến thức ăn.
2. Vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ 1 ngày 2 lần, nhất là vào mùa nóng, giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh. Là ủi quần áo cho con trước khi mặc để tránh bị ẩm mốc bám lên da. Tập cho con thói quen đánh răng mỗi ngày vào sáng, tối và sau khi ăn. Luôn hướng dẫn con giữ tay sạch sẽ, đồng thời mẹ nên thường xuyên cắt móng tay và rửa tay cho con sau khi vấy bẩn, nhắc nhở con không được mút tay,v.v..
3. Vệ sinh môi trường: Diệt ruồi, muỗi, lăng quăng, làm thông thoáng cây xanh xung quanh nhà, luôn giữ môi trường sống quanh trẻ sạch sẽ và thoáng mát. Thường xuyên rửa đồ chơi cho trẻ, giặt giũ thú bông định kỳ hàng tuần. Dùng thùng rác có nắp đậy và để ở chỗ kín xa nơi vui chơi, học tập, nghỉ ngơi của trẻ.
4. Theo dõi tâm lý của trẻ: Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ mà nhiều người vô tình bỏ qua. Ba mẹ cần theo dõi sự phát triển tâm lý của bé để có thể tâm sự với con và hiểu rõ con hơn. Đồng thời, ba mẹ cần lưu ý tránh xung đột trước mặt con.
5. Tủ thuốc của bé: Trong tủ thuốc gia đình, các mẹ nên có sẵn các loại thuốc sau: Paracetamol để hạ sốt trẻ em dạng gói để uống và viên đặt hậu môn, tuỳ theo độ tuổi và cân nặng của trẻ mà dùng liều lượng phù hợp, miếng dán hạ sốt, cặp thuỷ đo nhiệt độ, dầu khuynh diệp, nước muối sinh lý nhỏ mắt mũi Nacl 0.9% và bông băng, băng dán cá nhân,.. để hỗ trợ sơ cấp cứu kịp thời khi con sốt cao, viêm mũi họng cấp hoặc té ngã chảy máu, trước khi đưa con vào bệnh viện.
6. Dinh dưỡng cho bé khi đau ốm:
Sau một đợt bệnh, bé yêu nhà bạn bắt đầu kén ăn và tiêu hoá kém, đây là giai đoạn bé có thể bắt đầu suy dinh dưỡng dần dần. Lúc này, mẹ cần hỗ trợ con bằng mọi cách có thể, chẳng hạn như chia nhỏ bữa ăn hàng ngày ra cho con. Ví dụ một ngày bình thường con ăn 3 bữa chính và 3 cữ sữa , mẹ có thể chia nhỏ ra thành 5 bữa ăn và 3 cữ sữa, mỗi cữ cách nhau một đến một tiếng rưỡi. Chế biến đa dạng thực phẩm và cho con ăn tráng miệng với nhiều loại trái cây khác nhau. Cho thêm dầu ăn, dầu ôliu hoặc dầu cá hồi vào mỗi bữa ăn của con. Khi trẻ biếng ăn, khẩu vị có thể thay đồi nên cần chế biến thức ăn cho trẻ mỗi ngày nên đậm đà hơn thường lệ một tí, giúp trẻ cảm thấy ngon miệng hơn.
1. Protein
Protein có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu, đậu phộng, đậu Hà Lan giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ cao hơn cả thịt đỏ. Ngoài ra, đậu còn rất giàu chất sắt.
2. Rau lá xanh
Folate, một dạng vitamin B tự nhiên, có nhiều trong rau lá xanh như rau bina, rau arugula và xà lách Romaine. Loại vitamin B này có khả năng cải thiện quá trình rụng trứng, giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về di truyền. Rau lá xanh còn giúp tinh trùng của nam giới khỏe mạnh hơn.
3. Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo Omega-3 hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản và điều chỉnh các hormone sinh sản. Những thực phẩm giàu Omega-3 khác có thể kể đến là cá mòi, quả bơ và hạt mè.
4. Carbohydrates phức hợp
Carbohydrates phức hợp gồm gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch giúp duy trì insulin và lượng đường trong máu. Khả năng mang thai sẽ tăng gấp đôi nếu cơ thể phụ nữ có lượng đường huyết ổn định.
5. Hạt bí
Hạt bí và dầu ô liu giúp phụ nữ thụ thai nhanh hơn do lượng chất sắt thực vật dồi dào trong hạt bí và công dụng giảm thiểu viêm nhiễm từ dầu ôliu. Viêm nhiễm sẽ gây cản trở sự rụng trứng và phát triển của phôi thai.
6. Sữa nguyên kem
Sữa tươi nguyên kem và sữa chua nhiều chất béo thường cung cấp nhiều canxi, calorie và được công nhận là dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
7. Bông cải xanh
Bông cải xanh và trái thơm (dứa) cũng nên được bổ sung vào thực đơn giúp tăng khả năng thụ thai cho chị em nhờ vào hàm lượng mangan cao giúp duy trì insulin trong cơ thể.
8. Hạnh nhân
Hạnh nhân và hạt hướng dương rất giàu vitamin C nên chị em có thể ăn mỗi ngày để niêm mạc tử cung được khỏe mạnh hơn.
9. Rau quả
Mỗi ngày, bạn nên nạp cho mình càng nhiều rau quả và trái cây càng tốt do công dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng sinh sản và tốt cho sức khỏe.
10. Thịt nạc đỏ
Thịt nạc đỏ là nguồn cung cấp kẽm, sắt và protein tuyệt vời nhằm hỗ trợ khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích chúng ta ăn quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày.
Hai bé sinh đôi ra đời cùng lúc với diện mạo giống nhau như hai giọt nước không có nghĩa rằng các con sẽ có tính cách cũng giống nhau. Các cặp sinh đôi vẫn là những con người khác nhau với những quan điểm khác nhau. Chắc hẳn các bé sẽ có nhiều điểm chung nhưng bên cạnh đó là những nét tính cách riêng khiến mỗi bé trở thành một cá thể độc lập, khác với những người khác, kể cả anh hoặc chị sinh đôi của mình. Một bé có thể thích nhõng nhẽo trong khi bé còn lại thì không.
Việc nuôi dạy trẻ sinh đôi có thể nhiều thử thách nếu sự khác biệt giữa hai bé không rõ ràng. Chuyện ganh đua và so sánh là không tránh khỏi, nhưng ba mẹ cần cố gắng khuyến khích bé đưa ra những lựa chọn của riêng mình ngay khi bé đủ tuổi.
Trẻ sinh đôi dễ lây bệnh cho nhau
Anh chị em sinh đôi thường rất quấn quít, đặc biệt khi chúng còn nhỏ, vì thế không có gì lạ khi hai bé cùng mắc một loại bệnh cùng lúc. Do đó, nếu một bé mắc bệnh, ba mẹ cần có biện pháp cách ly bé còn lại, không để hai bé ngủ chung và chơi chung cùng nhau cho tới khi bé bị bệnh hoàn toàn khỏe hẳn.
Mẹ có thể cho hai bé song sinh bú cùng lúc
Chắc hẳn nhiều chị em sẽ ngạc nhiên khi đọc đến đây. Hầu hết các bà mẹ đều nghĩ rằng đây là điều không thể, nhưng bạn có nhớ là mỗi bà mẹ có đến hai bầu ngực? Tuy nhiên, việc này cần một chút thực hành và rất nhiều kiên nhẫn. Ban đầu có thể hơi khó khăn cho cả mẹ và bé nhưng khi tìm được tư thế cho bú thích hợp cùng sự trợ giúp của một vài chiếc gối kê, mọi việc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cách làm này không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian cho con bú mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai bé với nhau.
Không phải lúc nào cũng cần hai vật dụng
Chăm sóc hai bé sinh đôi không có nghĩa là bạn cần gấp đôi mọi thứ so với các bà mẹ khác. Điều này có thể đúng với tã nhưng còn nhiều vật dụng hai bé có thể dùng chung như cũi, thảm chơi, bàn thay tã. Các bé sinh đôi thích đùa nghịch cùng nhau trên một tấm thảm chơi và thích ngủ cùng nhau trong một chiếc cũi. Tuy nhiên với xe đẩy hoặc ghé ngồi xe ô tô, bạn sẽ cần đến hai cái. Bạn có thể hỏi xin hoặc mua rẻ lại từ người thân, bạn bè để tiết kiệm chi phí, miễn là bạn kiểm tra chất lượng của vật dụng trước khi dùng cho các bé.
Sự chú ý có thể kèm theo phiền toái
Các bé sinh đôi thường rất được chú ý bất cứ khi nào bạn dẫn bé ra ngoài và việc này không chỉ khiến bạn tự hào mà đôi khi còn khá phiền toái nữa. Do đó, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để đối diện với tiếng ồ à cũng như những nhận xét không phải lúc nào cũng dễ thương từ người khác. Với những người lạ hoặc chỉ quen biết sơ, bạn có thể để họ hỏi chuyện các bé nhưng không nên cho phép họ đụng chạm, đây đơn giản là để bảo vệ con cái khỏi những tiếp xúc không mong muốn.