Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Gần gũi để tăng khả năng thụ thai: thực hư ra sao?

Một số cách gần gũi giúp tăng khả năng thụ thai?

Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy có những tư thế gần gũi cụ thể giúp tăng khả năng thụ thai hơn. Bạn có thể nghe nói về những tư thế giúp tinh trùng gần nhất với cổ tử cung, từ đó cho nhiều triển vọng có thai hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này.

Mặt khác, đúng thời điểm là yếu tố rất quan trọng. Để tăng khả năng thụ thai, việc quan hệ vợ chồng nên xảy ra một hoặc hai ngày trước khi rụng trứng và một lần nữa vào ngày rụng trứng.

tăng khả năng thụ thai
Giữ cho tinh thần được thoải mái trong đời sống vợ chồng, tin vui sẽ sớm đến với bạn

Lên đỉnh có giúp tăng khả năng thụ thai?

Một số người tin rằng nếu người nữ đạt được trạng thái thăng hoa cực điểm khi người bạn đời của mình cũng bước vào cao trào và giải phóng “tinh binh” sẽ làm tăng khả năng thụ thai, nhưng cũng chưa có nghiên cứu y học nào khẳng định điều này.

Trạng thái thăng hoa ở người nữ không phải là một yếu tố cần thiết để có thai, nhưng có thể các cơn co thắt tử cung ở thời điểm này sẽ giúp tinh trùng di chuyển về phía ống dẫn trứng. Thậm chí, các cơn co thắt này có thể xảy ra ngoài ý muốn ngay cả khi bạn không có hoạt động gối chăn nào, đặc biệt là xung quanh thời điểm rụng trứng.

Nằm một lúc sau khi “gần gũi” có làm tăng khả năng thụ thai?

Không có bằng chứng nào cho thấy việc nằm một lúc sau khi giao hợp sẽ tạo ra một sự khác biệt, nhưng nó cũng chẳng hại gì. Nằm yên trong 15 phút hoặc lâu hơn sau khi  “thân mật” cho phép nhiều tinh dịch ở lại trong âm đạo hơn. Tất nhiên, có hàng triệu tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, do đó vẫn có rất nhiều tinh trùng trong âm đạo của người phụ nữ ngay cả khi họ đứng dậy ngay lập tức.

Nếu bạn cố gắng có thai trong một năm hoặc hơn mà chưa được (trong trường hợp bạn trên 35 tuổi, khoảng thời gian này nên là ba tới sáu tháng), hoặc nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ sản khoa.

Categories
Sức khỏe - Dinh dưỡng Chuẩn bị mang thai

Giải đáp thắc mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không

Bệnh lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn

Lạc nội mạc cổ tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Lớp nội mạc này thường bong ra khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt và được tái tạo lại sau đó.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô hay tế bào nội mạc xuất hiện bên ngoài tử cung. Mặc dù lạc nội mạc tử cung được xem là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các cơn đau cũng như tình trạng ra máu nhiều trong kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bạn.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có nồng độ estrogen cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Theo thống kê, khoảng 10-15% phụ nữ mắc bệnh sẽ bị đau vùng hố chậu, đau trong kỳ kinh, đau lúc giao hợp và các rối loạn về khả năng có thai.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Có triệu chứng khá giống với biểu hiện thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt nên dễ làm nhiều phụ nữ nhầm lẫn. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu nhận thấy những dấu hiệu lạc nội mạc tử cung sau, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

– Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ.

– Ra máu nhiều trong chu kỳ, có xuất hiện các cục máu đông.

– Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ.

– Sưng và cảm thấy đau bụng dưới.

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Vấn đề tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng trong chu kỳ.

[inline_article id=76936]

Nguyên nhân gây lạc nội mạc trong cơ tử cung

Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung

Y học vẫn chưa tìm ra một câu trả lời thuyết phục khi đi tìm nguyên nhân của bệnh lý này. Nhiều ý kiến cho rằng lạc nội mạc tử cung là do ảnh hưởng bởi tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung hoặc trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học mang tên dioxin. Bệnh này có tính di truyền.

Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Qua thời gian, lớp lạc nội mạc ngày càng dày thêm, dẫn đến các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt. Quan trọng hơn, lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở phụ nữ trở nên khó khăn. Khi lớp nội mạc dày lên sẽ khiến cho tinh trùng khó đi vào buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Theo các nghiên cứu y tế cho thấy, có khoảng từ 10-15% phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung, nhất là khi các lớp mô dày và dính chặt vào nhau. Một điều đáng lưu ý nữa là bệnh này rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nên nhiều chị em không thăm khám thường xuyên khiến lớp lạc nội mạc ngày càng dày hơn.

Lạc nội mạc tử cung có chữa được không?

Để trả lời cho câu hỏi lạc nội mạc tử cung có chữa được không thì hiện vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi bệnh này một cách hoàn toàn. Các phương pháp do bác sĩ đề xuất chỉ nhằm giúp giảm đau và ngăn chặn không cho bệnh phát triển thêm.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ khiến phụ nữ đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì có khả năng sẽ bị vô sinh.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyện vọng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

♦ Dùng thuốc giảm đau: Cách này không điều trị triệt để mà chỉ làm giảm bớt khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trường hợp đau quá mức có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh do bác sĩ kê đơn.

♦ Liệu pháp hormone: Bổ sung nội tiết tố cũng có thể làm giảm đau hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone phối hợp chứa progesterone. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp điều trị lâu dài.

♦ Phẫu thuật: Giúp điều trị tận gốc những cơn đau, loại bỏ hết những triệu chứng, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các tế bào “đi lạc” trong hầu hết các trường hợp. Phẫu thuật này thực hiện qua vết mổ rất nhỏ. Một số trường hợp phải mổ hở với vết mổ lớn hơn.

– Phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc trong cơ tử cung

Phương pháp này có thể sẽ giúp giữ được tử cung cho chị em. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ bóc tách được các khối to, các khối lạc nội mạc nhỏ vẫn tiếp tục phát triển.

– Can thiệp nội mạch bằng kỹ thuật Seldinger

Can thiệp nội mạch (gây tắc động mạch tử cung bằng kỹ thuật Seldinger nhằm tránh phẫu thuật) giúp giảm triệu chứng và có hiệu quả lâu dài hơn.

– Kỹ thuật nút mạch

Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần gây mê, không mất máu nên không cần truyền máu, không để lại sẹo trên thành bụng, không sợ nguy cơ dính ruột, còn khả năng có con.

– Phương pháp điều trị triệt để: Mổ cắt cổ tử cung

Đây là phương pháp điều trị triệt để, đương nhiên là một phẫu thuật quá nặng nề với một khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính.

Cho con bú làm giảm nguy cơ lạc nội mạc tử cung

mẹ cho bé bú
Cho con bú làm giảm nguy cơ bị bệnh lạc nội mạc tử cung

Mới đây Medical News Today đã đăng tải thông tin về nghiên cứu của Bệnh viện Phụ nữ và Brigham (BWH) ở Boston (Mỹ), sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu sức khỏe bắt đầu từ năm 1989. Nghiên cứu theo dõi 72.394 phụ nữ trong hơn 20 năm cho thấy cho con bú mẹ giúp mẹ giảm nguy cơ bị chẩn đoán lạc nội mạc tử cung.

Trong 72.394 người, có 3.296 người được chẩn đoán mắc chứng nội mạc tử cung sau lần mang thai đầu tiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

  • Mẹ cho con bú trong 36 tháng hoặc hơn đã giảm được 40% nguy cơ mắc chứng nội mạc tử cung so với những phụ nữ chưa từng cho bé bú sữa mẹ.
  • Nếu chỉ cho bé bú 18 tháng hoặc nhiều hơn đã giảm gần 30% nguy cơ bị chẩn đoán mắc phải chứng nội mạc tử cung.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Uống dầu cá đúng cách khi mang thai: Lợi ích gấp 3!

Chứa DHA và a-xít béo omega-3, dầu cá từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống dầu cá khi mang thai và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, nếu bà bầu uống dầu cá sẽ mang lại cho bé cưng những lợi ích sau đây.

Uống dầu cá khi mang thai đúng cách
Không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ, uống dầu cá khi mang thai còn rất tốt cho sự phát triển của thai nhi

[inline_article id=60226]

1. Mẹ uống dầu cá khi mang thai, sức đề kháng của con tốt hơn

Nghiên cứu thực hiện trên một nhóm phụ nữ mang thai Mexico từ tam cá nguyệt thứ 2 đến khi trẻ 6 tháng tuổi cho thấy những tác động tích cực của dầu cá đối với hệ miễn dịch của trẻ. Cụ thể, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có mẹ uống viên dầu cá với hàm lượng 400mg DHA/ ngày nếu mắc bệnh đường hô hấp sẽ nhanh khỏi hơn những mẹ chỉ uống thuốc bổ thông thường. Tuy nhiên, sẽ cần thêm một thời gian nữa để nghiên cứu có thể thực hiện trên một diện rộng hơn và cho kết quả chính xác hơn.

2. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh

Một nghiên cứu khác của các chuyên gia Đan Mạch cũng cho thấy, bà bầu uống dầu cá thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh hen suyễn ở trẻ. Theo các chuyên gia, lượng a-xít béo trong dầu cá sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ viêm đường hô hấp, tác nhân chính gây ra hen suyễn.

Ngoài hen suyễn, uống dầu cá khi mang thai còn giúp giảm nguy cơ hình thành hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và tự kỷ ở trẻ em. Không dừng lại ở đó, một nghiên cứu được công bố năm 2012 cũng cho thấy tác động tích cực của dầu cá đối với việc điều trị tăng động giảm chú ý cũng như các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe thần kinh.

3. Dầu cá omega 3 tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi

Ngoài những lợi ích trên, dầu cá với hàm lượng omega 3 dồi dào cũng đặc biệt tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nếu được cung cấp đủ lượng omega 3 cần thiết, trẻ sinh ra thường có chỉ số IQ cao hơn hẳn. Bé cũng có thị lực tốt hơn nếu mẹ bổ sung omega 3 đầy đủ khi mang thai.

[inline_article id=74669]

Uống dầu cá đúng cách như thế nào khi mang thai:

Dầu cá chỉ thực sự có ích nếu được uống đúng cách. Vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý những điều sau khi uống dầu cá để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

Uống đúng liều: Thay vì chú ý đến tổng lượng dầu cá, mẹ bầu nên để ý đến tỷ lệ EPA/ DHA trên mỗi viên dầu cá. Mỗi loại khác nhau sẽ có tỷ lệ khác nhau. Trung bình, mỗi viên dầu cá lớn 1.000mg thường chứa 180mg EPA và 120mg DHA. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại dầu cá bổ sung tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước để biết liều lượng phù hợp cho mình. Dù là thực phẩm chức năng, bạn cũng không nên uống tùy ý đâu nhé!

[inline_article id=84253]

Uống đúng lúc: Bà bầu nên uống dầu cá sau bữa ăn, bởi dầu cá vốn khó tan, chỉ hấp thu tốt nhất trong môi trường dung môi là chất béo. Uống dầu cá khi đói có thể gây cảm giác ợ tanh khó chịu.

Chú ý đến thành phần: Có 2 loại dầu cá: Dầu cá chứa vitamin A, D và dầu cá chứa omega 3 và omega 6. Bà bầu nên lưu ý để chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu. Dầu cá chứa nhiều vitamin A nếu không hấp thụ hết có thể gây ngộ độc, đồng thời làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Mẹ bầu cũng nên lưu ý, tuyệt đối không sử dụng các loại dầu cá thô, bởi loại này thường dễ bị nhiễm kim loại nặng, hóa chất ô nhiễm, từ đó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả các mẹ bầu đều có thể uống dầu cá, đặc biệt là những trường hợp sau cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Dị ứng với cá

– Rối loạn đông máu

– Mẹ bầu bị tiểu đường

– Huyết áp thấp

– Rối loạn nhịp tim

– Mất cân bằng hormone

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Nước ối bất thường: Cẩn thận không nguy!

Vừa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai, nước ối cũng vừa là “tấm lá chắn” an toàn, bảo vệ thai nhi khỏi lực tác động bên ngoài. Nước ối cho phép bé cử động tự do trong bụng mẹ, giúp hệ xương phát triển đúng chuẩn. Lượng chất lỏng này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phổi và hệ tiêu hóa của thai nhi, bởi bé cưng thường xuyên nuốt và chuyển nước ối ra ngoài cơ thể theo đường tiểu.

Khi mẹ bầu bước vào giai đoạn chuyển dạ thì nước ối giúp cho cổ tử cung xóa mở tốt và giúp cho thai nhi có thể ra đời dễ dàng nhờ vào chất bôi trơn thành âm đạo có trong nước ối.

Thông thường, lượng nước ối thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Lúc mới hình thành, ối chỉ khoảng 50ml và có xu hướng tăng dần theo sự phát triển của thai nhi.

Ở tuần thứ 20 của thai kỳ, lượng nước vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25-26 tuần.

Đến tuần thai 36, ối có thể lên tới 800 – 1.000ml hoặc cao hơn.

Từ tuần thứ 40, lượng nước có xu hướng giảm dần bắt đầu từ tuần thứ 38 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nước ối thay đổi bất thường về thể tích hoặc màu sắc có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe mẹ và bé.

Nước ối là môi trướng sống của thai nhi nên sức khỏe nước ối cũng rất quan trọng
Nước ối là môi trướng sống của thai nhi nên sức khỏe nước ối cũng rất quan trọng

1. Thiếu nước ối: Thai nhi gặp nguy

Nếu nước ối ít hơn 200ml hoặc chỉ số ối nhỏ hơn hoặc bằng 5cm, bạn đang có dấu hiệu thiếu nước ối. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng phổ biến nhất là do túi ối bị vỡ hoặc do màng ối rò rỉ.

Ngoài ra, thiếu ối cũng có thể do thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu, thường xảy ra ở 3 tháng giữa. Thiếu ối trong 3 tháng cuối thường do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.

Thiếu ối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thiếu ối trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu cao hơn bình thường. Hơn nữa, thiếu ối trong giai đoạn này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển bất thường của phổi. Nguy hiểm hơn, thiếu ối trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

2. Đa ối khi mang thai: Khi nào nguy hiểm?

Trong khi có những mẹ bầu bị thiếu ối thì cũng có không ít người lại gặp tình trạng đa ối tức là thể tích nước ối lên đến hơn 2.000ml, tương đương với chỉ số ối từ 20cm trở lên. Đa thai hoặc thai nhi gặp bất thường trong phát triển hệ thần kinh là nguyên nhân chính dẫn đến đa ối. Phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường hoặc thai nhi to, nhau thai bất thường cũng dễ dẫn đến đa ối.

Đa ối làm cho quá trình chuyển dạ và sinh bị kéo dài, dễ dẫn đến suy thai và mẹ bị băng huyết sau sinh. Nguy hiểm hơn, thể tích nước ối vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ vỡ ối đột ngột dẫn đến sinh sớm. Ở những tình huống ít nguy hiểm hơn, đa ối cũng tạo điều kiện cho thai nhi di động nhiều trong tử cung, dễ dẫn đến nhau thai quấn cổ hoặc ngôi thai bất thường.

3. Nước ối đục có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nước ối ban đầu có màu trắng trong, sau đó đục dần khi thai nhi ngày càng phát triển. Từ khoảng tuần thai thứ 38 đến ngày sinh, nước ối thường có màu trắng đục như màu nước vo gạo. Bất cứ lý do nào làm nước ối có màu sắc khác lạ đều là dấu hiệu bất ổn cần được thăm khám cẩn thận.

Những trường hợp nước ối đục do chất thải từ thai nhi thải vào buồng ối, mẹ không cần quá lo. Đây chỉ là những tế nào từ da, niêm mạc, đường niệu hoặc tiêu hóa của bé bị bong ra khi bé phát triển, nhất là càng về cuối thai kỳ. Khác với suy nghĩ của nhiều người, nước ối đục không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, trừ trường hợp có dấu hiệu suy thai.

Một số trường hợp nước ối bất thường về màu sắc, mẹ cần đặc biệt lưu ý:

– Nước ối có màu vàng xanh cho thấy dấu hiệu thai nhi bị tán huyết hoặc chậm phát triển trong tử cung.

– Nước ối xanh đục như lẫn mủ và có mùi hôi là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng ối, nguy cơ cao bị nhiễm trùng trong tử cung…

– Nước ối có màu đỏ nâu thường đồng nghĩa với việc bé không còn sống trong bụng mẹ hay thai nhi đã bị chết lưu.

4. Cách nhận biết vỡ ối

Vỡ ối có thể xuất hiện từ trước khi thấy dấu hiệu chuyển dạ, vì thế, mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi để phòng ngừa tình trạng cạn ối sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi. Dấu hiệu vỡ ối có thể khác nhau ở từng thai phụ và từng giai đoạn trong thai kỳ, nhưng càng gần cuối thai kỳ thì khả năng vỡ ối càng cao.

Nếu bạn nghe thấy tiếng “bục” và sau đó nước ối tràn ra, chảy xuống cả chân, đây chính là những dấu hiệu rõ ràng nhất khi nước ối vỡ và bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Ngay cả trong trường hợp không thấy nước ối chảy thành dòng nhưng quần lót ướt nhiều và phải thay liên tục, bạn cũng cần nhập viện để được theo dõi. Một khi túi ối đã vỡ, nước ối sẽ tiếp tục rò rỉ cho tới khi em bé chào đời.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Làm gì khi con ăn quá chậm? (Phần 1)

Khi bé tốn quá nhiều thời gian cho bữa trưa, bé có thể sẽ bỏ mứa thức ăn hoặc bé thấy no tới tận bữa cơm chiều và thế là bé lại tiếp tục mất một hoặc hai tiếng đồng hồ cho bữa tối. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng khiến các bà mẹ thường rơi vào trạng thái căng thẳng và bực bội mỗi khi tới giờ ăn của con.

Như thế nào được xem là ăn chậm?
Các bà mẹ có thể có quan điểm khác nhau về vấn đề này nhưng dưới đây là một số dấu hiệu điển hình.

  • Ăn một bữa mất từ 30-45 phút hoặc hơn
  • Thích nghịch thức ăn hơn là nhai và nuốt chúng
  • Ngậm thức ăn mà không chịu nhai hoặc nhai mà không nuốt
  • Phải có người nhắc mới chịu nhai và nuốt thức ăn
  • Phải cho uống nước lọc, nước canh hoặc nước trái cây mới chịu nuốt

Rất nhiều bà mẹ “khổ sở” vì thói quen ăn chậm của con và thật khó kiềm chế cơn giận khi bữa nào trẻ cũng dây dưa rất lâu mới ăn xong. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, có những lí do bao gồm cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến việc một đứa bé ăn quá chậm, bao gồm:

  • Khả năng tập trung của trẻ còn kém
  • Trẻ thích “khám phá” thức ăn trước khi thực sự ăn chúng
  • Trẻ ăn vặt suốt ngày nên đã no và không buồn ăn bữa chính
  • Trẻ muốn thể hiện sự tự chủ trong ăn uống của mình

Hầu hết bọn trẻ đều có giai đoạn ăn rất chậm ở độ tuổi mà chuyện chơi luôn gây thích thú hơn chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, tình trạng chậm phát triển thể chất nói chung cũng có thể là nguyên nhân khiến con biếng ăn và ăn chậm.

Ép con ăn bằng cách la mắng hoặc đánh con thường không đem lại kết quả khả quan nào.

>>> Xem thêm: 10 nguyên tắc giúp con có thói quen ăn uống lành mạnh

Dưới đây là một vài kinh nghiệm có thể giúp ba mẹ rút gọn thời gian cho bữa ăn của trẻ.

Đặt mục tiêu một cách thực tế
30-45 phút là khoảng thời gian hợp lý cho một bữa ăn của trẻ nhỏ nên nếu bạn ép con phải ăn xong sau 15 phút, có lẽ bạn nên xem lại. Ăn quá nhanh hoặc quá chậm đều không tốt cho dạ dày của trẻ. Bên cạnh đó, việc bắt một đứa trẻ đang ăn một bữa mất một tiếng giảm xuống còn 15 phút dường như là bất khả thi.

tre an qua cham 1
Ăn vặt trước bữa ăn là một trong những nguyên nhân chính khiến bé ăn chậm

Giảm bớt thức ăn vặt
Hầu hết bọn trẻ con đều thích ăn vặt và sẽ ăn vặt liên tục nếu có thể. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ đến bữa ăn đã lưng bụng và không thiết tha với các thức ăn trước mặt nữa. Mỗi ngày, chỉ cho con ăn vặt một lần và nên chọn loại thực phẩm lành mạnh mà không khiến trẻ bị no như trái cây hoặc sữa chua chẳng hạn. Bên cạnh đó cũng cần đặt ra thời gian biểu cụ thể cho các bữa ăn, bao gồm 3 bữa chính cách nhau 3-4 tiếng.

Dành thời gian nhiều hơn cho trẻ
Một trong những nguyên nhân về mặt tâm lý khiến trẻ ăn chậm là vì muốn được bố mẹ chú ý nhiều hơn. Và nếu bạn tự nhìn nhận được rằng mình thường ít dành thời gian cho con, đây rất có thể là lý do cho tình trạng “ăn chậm như rùa” của bé. Thử nói chuyện và chơi với con nhiều hơn, có thể thói quen chậm chạp kia sẽ nhanh chóng được cải thiện đấy.

>>> Xem thêm: Bạn đã quan tâm đủ tới con cái?

(còn tiếp)

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Các mẹo giặt quần áo cho bé

Trước khi bé chào đời

Nhà bạn chuẩn bị đón thêm thành viên nhí. Hãy đảm bảo rằng bạn đã vệ sinh sạch sẽ tất cả mọi thứ tiếp xúc trực tiếp với da bé, bao gồm:
– Quần áo mặc ngoài
– Áo thun lót, vớ, quần, đồ ngủ
– Yếm ăn
– Tấm trải giường ngủ, chăn mền, gối
– Chăn nhỏ để quấn bé
– Xe đẩy và ghế ngồi ô tô cho trẻ em nếu nhà bạn có ô tô
– Áo của mẹ
– Và bất cứ vật dụng nào mà bé có thể tiếp xúc trực tiếp

>>> Xem thêm: Tại sao nên giặt quần áo trẻ nhỏ trước khi mặc?

Đừng quên đọc kỹ các hướng dẫn giặt tẩy, vệ sinh trên nhãn mác của các loại đồ dùng bạn mua cho bé cưng nhé.

Loại bỏ các vết bẩn do thức ăn

Không có một chất tẩy nào có thể loại bỏ tất cả các loại vết bẩn. Đôi khi nước giặt hoặc xà phòng bạn mua không đủ giúp bạn trong việc giặt giũ đồ đạt của bé cưng. Hãy thử những cách sau nhé:
– Đối với quần áo màu, bạn cần quan sát kỹ để xác định vết bẩn ở những chỗ khó nhìn thấy
– Một khi quần áo đã lấm bẩn thì bạn cần giặt sơ với nước lạnh càng sớm càng tốt
– Ngâm quần áo 30 phút với xà phòng hoặc nước giặt loại dành riêng cho bé
– Đảm bảo quần áo phải ngập trong nước có kèm chất tẩy nhé
– Xả quần áo bé đã ngâm một lần trước khi giặt
– Pha chất tẩy nhẹ vào nước ấm. Bạn nhớ xem kỹ trên nhãn quần áo xem nhà sản xuất có khuyến cáo về nhiệt độ tối đa bạn có thể giặt hay không
– Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời. Nếu cảm thấy chưa hài lòng, bạn có thể lặp lại các bước trên nếu muốn.

>>> Xem thêm: Quần áo trẻ sơ sinh có nên dùng nước xả?

Loại bỏ vết dầu mỡ

Dầu mỡ luôn là một trong những vết bẩn cứng đầu nhất. Tuy nhiên, vẫn có những cách giúp bạn đánh tan chúng ra khỏi quần áo của bé:
– Cho một ít nước giặt lên trên vết bẩn, để nước giặt thấm vào vải một lúc trước khi giặt
– Giặt như với quần áo bình thường với nước ấm có pha chất tẩy nhẹ.
– Bạn có thể lặp lại bước trên nếu vết bẩn vẫn chưa bị đánh tan hoàn toàn.

giat quan ao cho be a2
Quần áo sau khi giặt cần được phơi ngoài nắng để diệt khuẩn

Cách giặt tã bẩn

Với tã vải, các mẹ có thể áp dụng cách sau nhé:
– Xả sơ với nước lạnh ngay sau khi bạn thay tã mới cho bé
– Ngâm 30 phút với nước giặt hoặc xà phòng nhẹ
– Sau khi ngâm, bạn cần vắt khô tã trước khi giặt
– Dùng nước ấm để giặt. Cũng như các loại quần áo khác, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn về nhiệt độ tối đa của nước được in trên nhãn tã nữa nhé. Pha loãng nước giặt hoặc xà phòng nhẹ và giặt như với quần áo bình thường.

>>> Xem thêm: Bạn đã biết giặt tã cho bé đúng cách?

Xử lý những vết bẩn nhỏ

Vết bẩn nhỏ không phải là điều quá bận tâm với các mẹ. Mẹo sau sẽ giúp bạn xử lý nhanh khi quần áo cục cưng lấm bẩn:
– Đối với các vết bẩn nhỏ, bạn nên chấm một ít nước giặt lên trên chúng, sau đó giặt với nước ấm.
– Để có thể “phản ứng nhanh” với vết bẩn, các mẹ nên để chai chứa chất tẩy dành riêng cho bé ở gần sọt đựng tã, và một số nơi khác nữa trong nhà.

Bảo quản và sử dụng lại quần áo của trẻ

Bạn được cho, muốn đem cho những quần áo bé đã sử dụng hoặc có kế hoạch để dành cho bé tiếp theo? Hãy làm theo các cách sau nhé:
– Giặt tất cả các quần áo và những thứ tiếp xúc trực tiếp với da bé một lần nữa trước khi cất trữ chúng
– Nếu bạn được nhận quần áo từ các anh chị họ của bé, hãy giặt kỹ lại trước khi sử dụng nhé
– Bạn có thể áp dụng các cách đã nêu trong bài để loại bỏ các vết bẩn trên quần áo sau khi được nhận.

MarryBaby

Categories
Chuẩn bị mang thai Đón con chào đời

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé yêu trước ngày mẹ vượt cạn

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé yêu ngày con sắp chào đời mẹ cần sắm những gì? Hãy cùng Marry Baby lên danh sách những món đồ thiết yếu cho một em bé sắp chào đời sau đây nhé.Chuẩn bị đồ sơ sinh

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé yêu

1. Vật dụng chăm sóc bé

  • Nệm cho trẻ sơ sinh
  • Nôi/cũi
  • Bàn thay tã em bé và nệm lót
  • Chăn cho trẻ sơ sinh
  • Tủ quần áo và móc treo đồ em bé
  • Khăn ướt
  • Kem chống hăm tã
  • Bông gòn
  • Phấn rôm
  • Máy đo nhiệt độ và độ ẩm trong nhà
  • Ghế ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Hộp đựng đồ chơi
  • Túi cứu thươngChuẩn bị đồ sơ sinh

2. Vật dụng để tắm cho bé

  • Sữa tắm và dầu gội đầu cho trẻ sơ sinh
  • Bồn tắm cho trẻ sơ sinh
  • Bấm móng tay em bé
  • Lược chải tóc cho bé
  • Tắm lót chống trượt
  • Đồ chơi trong bồn tắm
  • Nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm
  • Khăn lông mềm
  • Nón tắm chắn nước cho béChuẩn bị đồ sơ sinh

3. Tủ quần áo của mẹ và bé

  • Áo ngực cho con bú
  • Áo choàng cho con bú
  • Miếng đệm ngực
  • Áo liền quần dài cho trẻ sơ sinh
  • Vớ cho trẻ sơ sinh
  • Áo liền quần dạng short hoặc lửng cho trẻ sơ sinh
  • YếmChuẩn bị đồ sơ sinh

4. Vật dụng trong nhà bếp

  • Túi đựng sữa
  • Bình sữa
  • Máy ủ sữa
  • Bàn chải dùng để rửa bình sữa
  • Sữa bột cho trẻ sơ sinh
  • Chén ăn
  • Bình uống nước cho trẻ sơ sinhchuẩn bị đồ sơ sinh

5. Vật dụng khi đi ra ngoài

  • Xe đẩy
  • Nôi cho trẻ sơ sinh
  • Ghế xe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Tấm chắn nắng cho xe ô tô (nếu có)
  • Túi đựng tãChuẩn bị đồ sơ sinh

6. Chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh khác

  • Máy hút sữa
  • Núm vú giả
  • Xe tập đi
  • Hàng rào xung quanh nệm chơi của bé
  • Ghế rungChuẩn bị đồ sơ sinh

7. Vật dụng cho tủ thuốc gia đình

  • Kem chống nứt núm vú
  • Thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt.

4 điều nên tránh khi chuẩn bị đồ cho bé sơ sinh

1. Quần áo sơ sinh

Quần áo sơ sinh là vật dụng đầu tiên và quan trọng nhất trong danh sách cần chuẩn bị. Trong những tuần đầu, bé vẫn còn nhỏ xíu, xương cổ non nớt. Áo nút bấm một bên hoặc buộc dây chéo là sự lựa chọn hoàn hảo cho bé. Việc mặc áo chui đầu có thể gây khó khăn cho cả mẹ và bé. Vạt áo của bé cần đảm bảo độ dài, chồng lên nhau giúp giữ ấm bụng.

Trong 3 tháng đầu tiên, bé sẽ tăng cân và phát triển chiều dài rất nhanh, đồ có thể chưa kịp mặc đã không vừa. Do đó, mẹ không nên mua nhiều quần áo tránh gây lãng phí.

Mẹ chỉ cần mua cho bé 4-6 áo thun; 2-3 quần dài; 3 bộ đồ liền thân; 2 áo khoác dài tay; 2 nón và 4 đôi bao tay, bao chân.Chuẩn bị đồ sơ sinh

2. Tã dán sơ sinh

Giống như quần áo, tã là vật bất ly thân của trẻ sơ sinh. Hiện nay các mẹ hàu hết chọn cho con tã giấy thay vì tã vải như trước kia vì sự tiện lợi. Mặt khác, việc lựa chọn miếng lót hay tã dán cũng là điều mẹ cần tìm hiểu. Miếng lót được các mẹ truyền tai nhau từ lâu. Thế nhưng sản phẩm này không thể ôm sát cơ thể bé, hay bị xô lệch khiến chất thải tràn ra ngoài và độ thấm hút không cao. Các vấn đề về da bé cũng phát sinh từ sự ẩm ướt, thiếu vệ sinh này.

Hiện nay, tã dán ngày càng phổ biến hơn nhờ những ưu thế vượt trội. Thiết kế ôm sát cơ thể, chống tràn giúp mẹ giải quyết triệt để nỗi lo rò rỉ chất bẩn. Dùng tã dán cũng giúp mẹ đỡ vất vả hơn trong chuyện vệ sinh cho con, giặt giũ quần áo mỗi khi bé đi nặng.

Với khả năng thấm hút vượt trội cho bề mặt khô thoáng gấp 10 lần, bảo vệ nâng niu làn da của bé yêu ở mức cao nhất. Huggies đang được nhiều mẹ truyền tai nhau về sự tiện dụng của mình. Dòng sản phẩm tã dán dành riêng cho bé sơ sinh giúp mẹ hoàn toàn yên tâm về kích thước vừa vặn, mang đến sự thoải mái tuyệt đối của bé.

Mẹ không nên mua quá nhiều tã cùng kích thước để dự trữ. Bé sơ sinh sẽ phát triển rất nhanh, sau 1-2 tháng có thể bé phải dùng tã với size lớn hơn rồi.Chuẩn bị đồ sơ sinh

3. Sữa cho trẻ sơ sinh

Trong 6 tháng đầu đời, nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé đến từ sữa mẹ. Do đó, việc mua sữa cho bé quả thật là điều không cần thiết và lãng phí.

Sau khi bé được sinh ra, nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên có phương án tác động lên mẹ và vẫn tiếp tục cho bé bú ti. Mẹ có thể cải thiện nguồn sữa bằng chế độ dinh dưỡng, massage hay dùng thực phẩm lợi sữa. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá không thể thay thế. Nếu thật sự không thể cải thiện nguồn sữa mẹ, khi ấy mới nghĩ đến việc chọn sữa công thức cho trẻ sơ sinh cho bé.

Sữa công thức của từng hãng sẽ có những đặc tính riêng. Mẹ cần quan sát và thay đổi sữa ngay nếu bé có biểu hiện dị ứng hoặc không thích nghi.Chuẩn bị đồ sơ sinh

4. Đồ chơi/gấu bông

Đồ chơi cho trẻ sơ sinh có tác dụng giúp bé kích thích và phát triển trí não, các giác quan. Khi mua đồ chơi cho bé, ba mẹ nên mua từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, chất liệu an toàn cho sức khỏe.

Trẻ sơ sinh chưa thể cầm nắm các món đồ chơi hay gấu bông to. Hơn nữa, các loại đồ chơi này còn tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ ngạt thở, dị ứng hô hấp. Khi chọn đồ chơi, ba mẹ nên chọn các món đồ nhiều màu sắc, phát ra âm thanh nhẹ nhàng giúp trẻ quan sát, nhìn ngắm như treo nôi, đồ chơi xúc xắc.

Khi cho bé chơi đồ chơi, dù các vật dụng ấy có an toàn đến thế nào thì ba mẹ cũng không được rời mắt khỏi bé nhé. Chúng ta không thể kiểm soát được tất cả tai nạn có thể xảy ra mà bé cưng lại là thiên thần luôn cần được bảo vệ.

[inline_article id=113]

Mẹ nên chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé từ sớm để đến lúc bé chào đời có đồ dùng ngay, không phải chờ đợi mẹ nhé. Với những kinh nghiệm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé trong bài viết này Marry Baby hy vọng có thể giúp mẹ sắm sửa chu đáo để chào đón bé cưng sau 9 tháng 10 ngày mong ngóng.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

5 cách hạ sốt cho bé không cần dùng thuốc

Chườm mát cho trẻ
Chườm mát cho trẻ để hạ sốt rất quan trọng vì trẻ sốt cao ở nhiệt độ 39 độ C trở lên sẽ dễ gặp các tình trạng như mất nước, rối loạn điện giải và trao đổi chất, co giật, thiếu oxi… Mẹ có thể chườm mát cho con bằng túi chườm mát hoặc khăn bông với nước chườm ấm. Các loại thảo mộc như oải hương, cúc La mã và hương thảo cũng có tác dụng hạ sốt khi được chèn bên dưới túi chườm hoặc khăn bông đấy nhé.

[inline_article id=3128]

Cho trẻ tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

ha sot cho be 2
Cho nước trái cây vào cốc hoặc khuôn là mẹ có ngay món kem đá trái cây cho bé

Massage cho trẻ với dầu bạc hà
Dầu bạc hà có tác dụng tốt trong việc giảm sốt và xoa dịu cảm giác mệt mỏi khi bị sốt. Thêm dầu bạc hà vào nước chườm mát cho trẻ hoặc massage cho bé với tinh dầu bạc hà và một loại dầu thực vật khác như dầu hạnh nhân trên ngực và hai bên thái dương của trẻ. Dầu bạc hà còn có khả năng cải thiện các triệu chứng cảm lạnh, giúp thông mũi và các xoang của hệ hô hấp.

Cho trẻ uống nhiều chất lỏng
Sốt cao dễ dẫn đến mất nước, do đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất điện giải bằng dung dịch Oresol có thể mua dễ dàng ở các hiệu thuốc. Với trẻ còn bú mẹ, nên tăng số lượt bú để con bú nhiều hơn. Bên cạch nước lọc, các loại trà thảo mộc loãng như trà gừng mật ong, trà bạc hà mật ong, nước súp gà và nước trái cây cũng rất tốt cho trẻ đang bị sốt. Nếu trẻ không chịu uống nước trái cây thì kem đá bằng nước trái cây đông lạnh có thể là giải pháp cho mẹ.

[inline_article id=38333]

Cho trẻ ăn uống đủ chất
Trẻ bị sốt sẽ mệt mỏi và lạt miệng dẫn đến chán ăn, do đó, mẹ cần chọn lựa các thực phẩm bổ dưỡng dễ đảm bảo dù trẻ ăn ít vẫn được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh cháo, sữa và nước trái cây, các loại nước canh cũng rất dễ cho bé ăn. Bổ sung chất dinh dưỡng chính là cách đơn giản nhất để tăng cường hệ miễn dịch giúp bé chống chọi lại với cơn sốt.

Các sự kiện hấp dẫn không thể bỏ qua:

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mặc tã cho bé: Khi nào cần tăng size tã?

Bước 1
Đặt con lên cân để biết cân nặng của bé. Nếu không có cân dành riêng cho trẻ sơ sinh, bạn nên đưa con đến phòng khám. Một lựa chọn khác là bạn bước lên cân, rồi cân hai mẹ con cùng nhau sau đó trừ đi trọng lượng của mẹ để tính ra trọng lượng của bé, theo lời khuyên từ website Pampers.

>>> Xem thêm: Cần những gì trong túi đựng tã cho bé?

Bước 2
Kiểm tra giới hạn trọng lượng cho các loại tã bạn đang sử dụng. Các giới hạn trọng lượng có khuynh hướng trùng nhau trong mức dao động cho phép. Ví dụ, một cỡ tã có thể lên đến 12kg và size tiếp theo có thể bắt đầu ở mức 11 kg.

mac ta cho be 11
Đừng quên thay đổi size tã cho phù hợp với tốc độ phát triển của bé, mẹ nhé

Bước 3
Hãy so sánh trọng lượng của bé với hạn mức trọng lượng trong size tã hiện tại và size lớn kế tiếp để xem điểm rơi của nó. Nếu số kg của con rơi trực tiếp vào một phạm vi không thuộc khoảng bị trùng, có lẽ cục cưng của mẹ vẫn còn chút không gian rộng rãi trong cỡ tã hiện tại. Nếu cân nặng đó nằm trong phạm vi gối đầu, ước lượng độ vừa vặn để xem liệu bạn có nên tăng lên một size tã cho con hay không.

>>> Xem thêm: 10 bí quyết tiết kiệm tiền mua tã cho bé

Bước 4
Kiểm tra chiếc tã hiện tại của bé để xem nó vừa vặn với con đến đâu. Nếu bạn phát hiện các vết đỏ xuất hiện trên đùi và bụng ở vị trí phần thun của tã, có lẽ tã này quá nhỏ. Ngoài ra, nếu bạn thấy chiếc tã có vẻ ôm quá sát vào bé, nó cũng thuộc dạng chật chội. Bạn còn có thể nhận ra cỡ tã hiện tại của bé quá nhỏ nếu các chất bẩn bị rò rỉ.

Bước 5
Thử tăng cỡ tã lên một size để xem nó có thấm hút tốt hơn và khiến bé yêu thoải mái hơn không. Nếu tình trạng rò rỉ dừng lại và tã trông vừa vặn hơn, cục cưng nhiều khả năng đã sẵn sàng để được nâng size tã. Nếu bạn nhận thấy khe hở hơi nhiều ở chân và eo của bé, chiếc tã này có thể quá lớn đối với con. Nên đợi cho bé tăng thêm 0,5 hoặc 1kg rồi sau đó thử lại.

MarryBaby

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Mặc tã cho bé và cách nhận biết nếu tã quá chật

Bước 1
Kiểm tra độ co giãn quanh chân bé. Đặt ngón tay của bạn giữa chân của bé và tã lót. Nâng lên một chút để xem có khoảng co giãn nào không. Nếu không, nghĩa là tã lót quá nhỏ. Một cách thứ hai để kiểm tra là mở tã của bé ra. Nhìn vào khu vực quanh chân bé ở chỗ tã bó vào. Nếu khu vực này có màu đỏ, đúng là tã quá chật.

>>> Xem thêm: Sử dụng tã đúng cách và phương pháp chống hăm cho bé

Bước 2
Khi thay tã cho bé, đóng các miếng dính trên mặt trước của tã và để ý xem chúng có đóng lại dễ dàng không hay bạn phải kéo căng các miếng dính mới đóng được. Nếu bạn phải kéo ra, vậy là tã quá chật với bé cưng rồi đấy!

mac ta cho be 9
Mặc tã cho bé quá chật cũng là một nguyên nhân dễ gây hăm tã

Bước 3
Nhìn vào chỗ thắt eo của tã, nơi bạn dán các miếng dính với nhau. Lưng tã, hoặc phần trên cùng của tã, nên nằm ở vị trí khoảng 2,5 cm dưới rốn của bé. Nếu vòng eo cách hơn 5 cm dưới rốn của bé, chiếc tã này quá nhỏ.

>>> Xem thêm: Xử lý tã giấy bẩn đúng cách

Bước 4
Xem xét độ vừa vặn của chiếc tã với bé. Một chiếc tã thích hợp sẽ không bó chặt hết phần cơ thể chính mà chỉ ôm vừa gọn quanh eo và chân. Nếu tã ôm chặt và khít mông của bé, nó được xem là chiếc tã quá nhỏ.

Bước 5
Quan sát độ rò rỉ và căng phồng. Nếu tã quá nhỏ, bạn sẽ để ý thấy sự rò rỉ xuất hiện thường xuyên hơn và tã có thể bị căng phồng hay rách toạc vì nó không vừa vặn và không còn chứa nổi những gì em bé thải ra.

MarryBaby