Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bật mí 4 bài tập thể dục giảm mỡ bụng hiệu quả

Mỡ bụng là nỗi lo chung của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những mẹ vừa sinh con. Để đánh tan mỡ bụng, giảm số đo vòng 2, mẹ hãy tranh thủ tập 4 động tác đơn giản sau.

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Gập người trên bóng

Bước 1: Ở tư thế nằm sấp, đặt chân lên bóng, hai tay dang rộng bằng vai, chống xuống sàn. Giữ cơ thể theo đường thẳng từ đầu đến chân.

Gập người trên bóng: Bước 1

Bước 2: Từ từ co chân lại, gập đầu gối. Giữ khoảng 10 giây sau đó tập lại từ đầu. Làm khoảng 15-20 lần.

Gập người trên bóng: Bước 2

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Chuyển tạ trên bóng

Bước 1: Ở tư thế ngửa, dựa lưng lên quả bóng, gập chân. Khoảng từ đầu đến đầu gối thẳng hàng, tay phải nắm tạ.

Chuyển tạ trên bóng: Bước 1

Bước 2: Từ từ ngồi dậy, trọng tâm dồn vào đùi trái, tay trái lấy tạ, trở lại tư thế nằm ngửa. Mỗi lần đổi tay tính 1 lần, làm 15-20 lần mỗi bên.

Chuyển tạ trên bóng: Bước 2

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Gập bụng chéo

Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, cánh tay đặt song song cơ thể, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ nâng chân lên và co đầu gối lại.

Gập bụng chéo bước 1

Bước 2: Nâng hông lên, đưa chân nhẹ nhàng qua phải. Trở lại tư thế ban đầu. Làm tương tự đưa chân qua trái, thay phiên liên tục 15-20 lần.

Gập bụng chéo bước 2

Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Chống tay nâng tạ

Bước 1: Chống tay trái, nghiêng cơ thể sang một bên. Tay phải cầm tạ đưa ra phía trước, cơ thể giữ theo đường thẳng và dồn lực lên vai.

Chống tay nâng tạ bước 1

Bước 2: Từ từ nâng tạ lên cao, cánh tay giữ thẳng. Trở lại tư thế ban đầu, làm khoảng 15-20 lần.

Chống tay nâng tạ bước 2

Lưu ý dành cho mẹ

Ngoài các bài tập thể dục, muốn giảm mỡ bụng nhanh, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Đừng nhịn ăn để giảm cân. Thay vào đó, hãy ăn uống lành mạnh, khoa học đủ 5 bữa mỗi ngày. Tránh ăn những thực phẩm không lành mạnh như nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn nhanh… Đồng thời, tăng cường trái cây, rau xanh, những thực phẩm nhiều chất xơ và bổ sung nguồn chất béo lành mạnh từ cá, dầu ôliu, thịt đỏ…

Categories
Gia đình Giải trí

Trổ tài cùng bé làm quà tặng thầy cô nhân dịp 20-11

Bạn có thể dễ dàng tìm được một món quà tặng thầy cô ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo sắp tới. Tuy nhiên, sẽ là món quà đáng nhớ nếu mẹ và bé cùng bắt tay thực hiện. Nếu vẫn chưa có ý tưởng nào, mẹ tham khảo thử gợi ý sau đây của MarryBaby nhé!

Gợi ý quà tặng thầy cô 20-11
Chỉ sử dụng giấy và những vật dụng đơn giản, mẹ và bé đã có thể cùng nhau sáng tạo những món quà ý nghĩa

Quà tặng thầy cô: Thiệp tự làm

1/ Thiệp áo sơ mi

Chuẩn bị:

– 2 tờ giấy bìa màu làm thiệp khổ A4 ( 1 tờ màu cam, 1 tờ xanh dương).

– 2 chiếc nút áo

– Hoa văn bướm, hoa

– Kéo hoặc dao rọc giấy

– Thước, keo dán, bút .

Cách làm:

– Gấp đôi tờ giấy màu cam, dùng bút chấm cố định, kẽ 2 đường hướng vào mỗi bên khoảng 4cm. Dùng kéo cắt như hình.

Lưu ý: Tùy thuộc vào kích thước giấy, mẹ có thể hướng dẫn bé linh động, cắt một đoạn có độ dài phù hợp, sao cho cân đối hài hòa với phần thân áo.

Cách làm thiệp 20/11
Sau khi cắt, dùng tay gấp phần mép giấy vừa cắt hướng vào hơi lệch 2 cm, tạo hình cổ áo sơ mi

– Giấy vuông màu xanh gấp đôi cạnh chéo hình vuông. Sau đó đặt giấy theo hình thoi, tiếp tục gấp 2 cạnh bên vào.

– Lật ngược giấy lại, bẻ ngược đỉnh tam giác, chú ý canh cạnh góc vuông khoảng 6cm. Tiếp tục gấp lại một lần nữa, hướng đỉnh tam giác lên phía trên.

– Mở nếp gấp ra, gấp đỉnh nhỏ ngược lại vào phía trong, sau đó gấp xuống tạo hình thang cân.

– Lật sang mặt ngược lại, gấp 2 cạnh bên vào, bạn đã hoàn thành một cái cà-vạt.

Cách làm cà- vạt trên thiệp
Làm cà-vạt không quá khó, mẹ có thể hướng dẫn và để bé tự làm
Cách làm thiệp hình áo sơ mi
Có thể trang trí thêm nút áo và những hình ngộ nghĩnh

2/ Thiệp hộp quà

Chuẩn bị:

– 2 tờ giấy bìa màu làm thiệp khổ A4 ( 1 tờ màu trắng, 1 tờ màu tím). Mẹ có thể chọn màu tùy thích theo ý bé.

– Vài mẫu giấy hoa văn gói quà.

– Kéo, dao rọc giấy, thước, keo dán, bút.

Cách làm:

– Dùng viết và thước kẻ các đường đối xứng qua tâm trên một tờ giấy. Kẻ 2 đường song song, cùng kích thước, tạo thành hình vuông đầu cạnh 2cm. Tiếp đến, hình vuông 2 có cạnh 3cm. Hình vuông 3 có cạnh 4cm. Sau đó dùng dao rọc giấy rọc như hình.

Cách làm thiệp hộp quà
Dùng thước và bút vẽ những hình vuông có kích thước như hướng dẫn
Cách làm thiệp tặng thầy cô
Cắt những mấu giấy gói quà, trang trí thêm ruy băng
Làm thiệp 20-11
Mẹ có thể hướng dẫn bé viết những lời chúc ngọt ngào bên trong tấm thiệp

Quà tặng thầy cô: Chậu hoa giấy

Chuẩn bị:

– Giấy màu trắng, xanh, hoặc bất cứ màu nào.

– Viết chì, thước, que xiên, keo 2 mặt.

Cách làm:

– Cắt 5 hình vuông có cạnh 5 cm để làm hoa. Dùng bút chì kẻ đường chéo ngang hình vuông, sau đó gấp theo đường vẽ.

– Tiếp tục gấp 2 cạnh bên vào.

– Gấp một nửa tam giác, hướng ra ngoài.

– Tiếp tục gấp hình tam giác hướng xuống dưới.

– Mở nếp gấp ra, sau đó dùng ngón tay lật mở hình thoi.

Cách làm hoa giấy
Mẹ chịu trách nhiệm vẽ, và phần gấp giấy cứ để con, nhé!

– Làm tương tự với bên còn lại, sau đó tiếp tục gấp phần tam giác vào trong.

Gấp hoa giấy

– Gấp đôi một nửa tam giác ở cạnh 2 bên.

Cách xếp hoa giấy
Sau khi gấp 2 cạnh, cuốn lại và dán cố định

– Làm tương tự với những tờ giấy còn lại để tạo thành 5 cánh hoa, sau đó dán lại với nhau.

Xếp hoa giấy
Tiếp tục làm những bông hoa khác, có thể xen kẽ nhiều màu sắc khác nhau

– Cuốn giấy vào xiên que làm cành hoa, đính cố định hoa vào cành và cắm vào bình, trang trí.

Làm chậu hoa giấy tặng thầy cô

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Món ngon cho bé: Bật mí 3 công thức chế biến món gà vừa đơn giản, vừa đậm đà hấp dẫn

Chứa protein, sắt và nhiều chất dinh dưỡng, thịt gà là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ mãi “trung thành” với món gà luộc, gà chiên, chắc hẳn chẳng mấy chốc mà bé cưng sẽ chán ngán. MarryBaby gợi ý 3 món ngon cho bé từ gà, bảo đảm vừa đơn giản, vừa hấp dẫn. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Món ngon cho bé từ thịt gà
“Thu phục” dạ dày con cưng với 3 công thức đơn giản sau, mẹ ơi

1/ Món ngon cho bé từ thịt gà: Cánh gà sốt trứng muối

Chuẩn bị:

Phần cánh gà

  • 10 cái cánh gà
  • 1 quả trứng gà
  • 1 muỗng cà phê bột nêm
  • 1 muỗng cà phê tiêu
  • 1 muỗng cà phê bột tỏi
  • ½ chén bột mì đa dụng
  • 1/2 muỗng cà phê bột nở (baking powder)
  • Dầu ăn

Phần sốt trứng muối

  • 5 lòng đỏ trứng muối
  • 20 lá húng quế
  • 5 tép tỏi đập dập
  • 3 muỗng canh sữa tươi
  • 2 muỗng canh bơ nhạt
  • 1 muỗng cà phê đường
  • 1 muỗng cà phê bột nêm
  • 1 muỗng cà phê bột cà ri
  • 1 trái ớt sừng, bỏ hột, cắt nhuyễn (nếu thích ăn cay)

Cách làm:

– Cách gà rửa sạch, cắt thành 2 hoặc 3 miếng nhỏ tùy kích thước. Lau khô với giấy thấm.

– Cho cánh gà vào túi ziploc, nêm thêm vào túi 1 muỗng cà phê bột nêm, 1 muỗng cà phê bột tỏi, 1 muỗng cà phê tiêu, bóp thật đều cho cánh gà thấm gia vị. Sau đó để túi cánh gà trong tủ lạnh qua đêm, hoặc để ít nhất 1 tiếng trước khi dùng.

Cách làm cánh gà sốt trứng muối
Cho cánh gà đã nêm gia vị vào túi để qua đêm

– Trước khi chiên, cho cánh gà ra tô, đập vào 1 quả trứng, trộn đều trứng với cánh gà. Trong 1 tô khác, trộn đều bột mì đa dụng với baking powder, sau đó cho cánh gà vào lăn nhẹ để cánh gà áo đều bột.

– Cho dầu vào chảo, canh lượng dầu đủ ngập khi chiên cánh gà, đun đến khi dầu nóng, sôi lăn tăn. Hạ lửa vừa, thả cánh gà vào chiên chín vàng đều 2 mặt, sau đó vớt cánh gà ra, bỏ lên đĩa có lót giấy hút dầu.

– Lòng đỏ trứng muối cho vô chén với chút dầu mè, hấp hoặc nướng 10 phút cho trứng chín, sau đó dùng muỗng tán nhuyễn.

– Lấy 1 chảo sạch, cho 2 muỗng bơ vào, đợi tan chảy, cho 5 tép tỏi đập dập và lá húng quế vào phi thơm, sau đó cho trứng muối vào, để lửa vừa, xào nhanh tay cho đến khi trứng vừa nổi bọt thì thêm sữa tươi, bột cà ri, đường, bột nêm, ớt (nếu thích). Tiếp tục đảo nhanh tay, nếm lại sốt cho vừa miệng.

Cánh gà sốt trứng muối
Lòng đỏ trứng muối cho vào chảo xào thơm, sau đó cho cánh gà vào

Cho cánh gà đã chiên vào, đảo đều đến khi toàn bộ phần sốt trứng muối bám đều lên cánh gà là được.

Thực đơn cho bé: Cánh gà sốt trứng muối
Với món cánh gà sốt trứng muối, mẹ có thể cho bé ăn kèm cơm, hoặc xôi đều ngon

2/ Món ngon cho bé từ thịt gà: Gà nấu sữa tươi

Nguyên liệu
  • 1 cái đùi gà (khoảng 200gr)
  • 1 củ khoai tây
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ hành tây
  • ½ lít sữa tươi
  • Tiêu, bơ lạt, đường, muối, hạt nêm, hành lá, hành tím

Cách làm

– Hành tím bóc vỏ, thái khoanh mỏng. Gà rửa sạch, ướp với hành tím, ít tiêu, 1/3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm đảo đều rồi cho sữa tươi vào ngập miếng gà, cho vào tủ lạnh ngâm trong 30 phút.

Gà nấu sữa
Gà rửa sạch, thêm gia vị, rồi cho sữa tươi ngập đều miếng gà

– Khoai tây, cà rốt, hành tây gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn. Hành lá làm sạch, cắt nhuyễn.

– Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh bơ lạt vào, bơ tan chảy vớt đùi gà ra cho vào nồi xào săn. Thêm cà rốt, khoai tây, hành tây vào đảo đều khoảng 2 phút. Sau đó trút sữa ngâm gà vào để lửa nhỏ, nấu trong 15 phút cho thấm.

– Nêm nếm lại gia vị, đợi tới khi gà mềm, cho phần sữa tươi còn lại vào tiếp tục nấu lửa vừa cho sôi. Nêm ít muối, tiêu, hạt nêm vừa ăn. Tắt bếp.

Cách làm gà nấu sữa
Gà nấu sữa vừa đơn giản dễ làm, vừa thơm ngon bổ dưỡng, mẹ thêm ngay vào thực đơn cho cả nhà nhé!

3/ Món ngon cho bé từ thịt gà: Gà rim nho nhồi trứng

Gà rim nho nhồi trứng
Gà rim nho nhồi trứng đậm đà, lạ miệng mang đến niềm vui thích cho trẻ
Nguyên liệu
  • 100gr thịt gà phi lê
  • 30gr nho tươi
  • 3 quả trứng gà
  • 2 muỗng cà phê đường
  • 2 muỗng cà phê nước mắm
  • 1 muỗng cà phê dầu hào
  • ¼ muỗng cà phê nước màu
  • Tương cà, tương ớt, nước tương
  • Dầu ăn

Cách làm

– Trứng gà luộc chín

– Gà rửa sạch, băm nhỏ. Nho tươi rửa sạch, cắt nhỏ. Hành lá làm sạch cắt nhỏ. Tỏi băm nhuyễn. Trứng gà chín lấy ra, bóc vỏ, cắt đôi theo chiều dọc, móc bỏ lòng đỏ.

Nguyên liệu sau khi sơ chế
Nguyên liệu sau khi sơ chế

– Làm nóng chảo bằng 1 muỗng canh dầu ăn, phi thơm tỏi băm, thêm gà, nho vào đảo săn, rồi thêm đường, nước mắm, dầu hào, nước màu vào đảo đều, để lửa nhỏ khoảng 10 phút rim cho đến khi gà thấm gia vị.

Gà rim nho nhồi trứng
Cho nguyên liệu vào chảo, xào cho ngấm gia vị

– Nhồi gà rim nho vào miếng trứng, dọn ăn kèm nước tương, tương cà và cơm trắng.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Bật mí 3 cách làm đẹp với khăn lụa cực đơn giản

3 Cách làm đẹp với khăn
Tham khảo ngay 3 kiểu thắt khăn lụa tạo điểm nhấn cho bộ trang phục công sở của mình, bạn nhé!

1/ Cách làm đẹp với khăn: Hờ hững vai xinh

Kiểu choàng khăn vừa dễ thực hiện vừa giúp bộ trang phục thêm phần kín đáo và thanh lịch. Thực hiện với khăn hình vuông bản rộng.

Cách làm đẹp với khăn kiểu 1

Bước 1: Gấp chéo khăn để tạo thành hình tam giác lớn.

Bước 2: Choàng khăn lên vai sao cho mũi nhọn của tam giác hướng về phía trước ngực áo.

Bước 3: Quấn phần khăn dài hơn của tam giác quanh phần ngắn để cố định. Điều chỉnh vuốt nếp khăn cho thẳng.

2/ Cách làm đẹp với khăn: Nút thắt kiểu Pháp

Đây là kiểu thắt khăn vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Thực hiện cùng khăn lụa hoặc voan dài.

Cách làm đẹp với khăn kiểu 2

Bước 1: Gấp đôi khăn theo chiều dọc, choàng lên cổ sao cho một bên là hai vạt khăn.

Bước 2: Một tay mở rộng vòng tròn đầu khăn, tay còn lại kéo 1 khăn xuống phía dưới và vắt qua vòng tròn.

Bước 3: Kéo vạt khăn còn lại qua vòng tròn. Chỉnh lại nút thắt cho chặt và vừa vặn, vuốt thẳng 2 vạt khăn.

3/ Cách thắt khăn đẹp: Điệu đà khăn hình nơ

Kiểu thắt khăn hơi phức tạp một chút, nhưng chỉ cần luyện tập vài lần, bộ trang phục sẽ thêm phần thanh lịch, nữ tính. Thực hiện cùng khăn lụa hoặc voan bản dài.

Thắt khăn hình nơ

Bước 1: Choàng khăn qua cổ sao cho một vạt khăn dài hơn vạt còn lại.

Bước 2: Tạo 1 vòng tròn từ vạt khăn bằng cách quấn khăn từ dưới lên theo chiều hướng lên trên, giấu đầu khăn vào phía trong.

Bước 3: Tạo hình nơ bằng cách cầm vào giữa vòng tròn vừa tạo. Lấy vạt khăn ngắn hơn còn lại quấn vào giữa vòng tròn theo chiều từ dưới lên trên.

Bước 4: Kéo vạt khăn tạo thành nút thắt phía sau, định hình chiếc nơ. Điều chỉnh chiếc nơ sao cho vừa vặn với cổ.

Cách làm đẹp với khăn kiểu 3

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vừa chăm con tốt, vừa tranh thủ thời gian cho bản thân: Chuyện nhỏ!

Ngay cả khi đã dành thời gian cả ngày để chăm con, nhiều mẹ vẫn cảm thấy chưa đủ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, bạn có biết phải chăm sóc bản thân mình tốt, bạn mới chăm con tốt nhất?

Càng dành nhiều thời gian cho bản thân, càng có nhiều năng lượng và tâm trí thoải mái, bạn càng ít bực bội, căng thẳng, việc chăm con, chăm sóc gia đình cũng vì vậy mà tốt hơn. Ngoài ra, dành thời gian chăm sóc bản thân cũng là cách giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, đặc biệt trong những tuần đầu – khi bạn đang bị “bủa vây” bởi hàng tá những việc cần làm.

Muốn chăm con tốt, mẹ phải dành thời gian chăm sóc bản thân mình
Giữa bao bộn bề cuộc sống và hàng tá những việc cần làm để chăm con cái, gia đình, để tranh thủ giây phút hiếm hoi cho riêng mình liệu có phải nhiệm vụ bất khả thi?

Không cần quá nhiều, chỉ cần dành riêng cho bản thân khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày, như vậy đã đủ để bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và hạnh phúc hơn. Còn cần phải làm những gì ư? Để MarryBaby lên kế hoạch giúp bạn!

1/ Rời xa con đôi chút – Tranh thủ được 5 phút

Sau sinh là khoảng thời gian vô cùng tất bật, dù sinh lần đầu hay lần 2, bạn luôn phải kè kè bên con chăm chút cho từng miếng ăn giấc ngủ. Đây chính là lý do chính làm bạn không còn thời gian dành cho riêng mình, dần trở nên stress, căng thẳng, tâm lý không ổn định. Thay vì vùi mình trong bỉm sữa, bạn có thể để con tự chơi một mình khoảng 3-5 phút trong phạm vi quan sát. Cách này cũng giúp sớm rèn tính tự lập cho bé từ thuở còn thơ. Lúc bé đang chơi, mẹ có thể ướm mình với những trang phục đẹp, ngắm mình trong gương, lên kế hoạch cho công cuộc tút tát nhan sắc sắp đến, có thể là thay đổi kiểu tóc hay xăm lông mày chẳng hạn.

2/ Tự massage hàng ngày: Thêm được 6 phút

Dựa vào thời gian biểu của bé, bạn sẽ biết được đâu là thời điểm bé chơi, bé ngủ, bé ăn. Tận dụng khoảng thời gian cố định đó để duy trì thói quen chăm sóc bản thân đơn giản, nhanh, gọn, lẹ, chẳng hạn như tự massage cho mình. Một số động tác massage đơn giản sau bạn có thể thay đổi hàng ngày để đạt được hiệu quả thư giãn tuyệt vời:

– Massage chân:

Ngửa lòng bàn chân, lấy tay xoay nhẹ tìm huyệt dũng tuyền và thất miên dưới lòng bàn chân. Sau đó lấy ngón tay ấn mạnh dần hai huyệt đó rồi thả nhẹ ra. Thực hiện 4-5 lần. Động tác massage này có tác dụng mang lại giấc ngủ sâu và ngon.

– Massage cánh tay:

Dùng 5 đầu ngón tay kéo mạnh từ đầu vai xuống tới cổ tay sao cho đầu ngón tay không cấn vào xương. Thực hiện khoảng 3-4 lần. Động tác massage này giúp thư giãn cổ tay rất hiệu quả.

[inline_article id=65428]

– Massage bàn tay:

Ngửa lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh từ cổ tay kéo dần lên từng đầu ngón tay. Sau đó úp lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào cổ tay dưới, tiếp đến kéo mạnh lên đầu ngón tay, giữ chặt rồi thả nhẹ dần. Thực hiện 3-4 lần. Động tác này giúp máu lưu thông đều.

– Massage vai:

Ngồi thẳng, dùng hai đầu ngón tay giữa luồn qua sau, áp sát gáy. Sau đó ấn mạnh và xoay nhẹ nhàng. Tiếp theo kéo nhẹ hai bàn tay ra hai bờ vai. Thực hiện 4-5 lần. Động tác này thư giãn cơ vai, giảm cứng cơ.

– Massage cổ:

Ngồi thẳng, dùng bàn tay phải đưa lên cằm, bàn tay trái nắm khuỷu tay phải. Tiếp theo dùng tay phải đẩy mạnh cằm về phía trái. Sau đó đổi bên. Thực hiện 4 lần. Động tác này giúp thư giãn cơ cổ, chống mệt mỏi.

– Massage đầu:

Dùng hai ngón tay giữa, xoay nhẹ tìm huyệt ở đầu chân mày. Sau đó dùng hai ngón tay miết nhẹ kéo dài về phía thái dương, dùng lực ấn mạnh. Thực hiện 3 lần. Động tác này giúp thư giãn thần kinh, giảm stress hiệu quả.

3/ Đến lúc đọc rồi: Thêm được 10 phút

Tạo cho trẻ thói quen đọc sách trước giờ ngủ. Luôn chuẩn bị cho con một vài cuốn sách hay, thú vị. Mẹ cũng vậy, trong lúc con đọc sách, mẹ đọc truyện, đọc báo. Cả hai mẹ con cùng tôn trọng thời gian đọc của nhau, thật đáng tuyên dương.

[inline_article id=129217]

4/ Tranh thủ thời gian tắm: 20 phút thư giãn

Trẻ nhỏ thông thường chỉ cần tắm khoảng 3-4 lần/tuần. Do đó, ngày con không tắm, mẹ sẽ tận dụng để tự thưởng cho mình 15-20 phút nghỉ ngơi, thư giãn trong bồn tắm. Bé con khi này tốt nhất nên để trong khu quây hoặc cũi nằm trong tầm mắt của mẹ. Đừng quên cho thêm tinh dầu tạo hương, đảm bảo sẽ rất thoải mái, dễ chịu.

5/ Thăng hoa cùng âm nhạc

Trẻ sau khi ăn luôn cảm thấy hạnh phúc nhất. Lúc này, bạn có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện, đặt con vào cũi, hôn con thắm thiết, sau đó để bé tự chơi với không gian quen thuộc của mình. Sau đó, gợi ý lý tưởng nhất dành cho bạn đó là nghe nhạc. Mở một bản nhạc thư giãn yêu thích, nhắm mắt và tận hưởng không gian du dương, lãng mạn. Biết đâu đấy bé con cũng học được cách ngủ một mình nhờ tiếng ru dịu êm từ bản nhạc yêu thích của mẹ. Tiện cả đôi đường phải không?

6/ Sắp xếp thời gian khoa học: Thêm được 4 phút

Bạn sẽ không phải cuống cuồng lên tìm món này, món kia mỗi khi cần dùng đến trong lúc chăm con nếu luôn sắp xếp, tổ chức mọi thứ trong tầm tay. Đừng tự làm khó mình, chỉ cần chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải mất 4 phút tất bật vì những chuyện không đâu. Luôn chuẩn bị sẵn một túi đồ cần dùng khi đi ra ngoài với bé, đừng quên một thỏi son thêm sức sống cho gương mặt trong túi nhé. Hộp đồ cứu thương nho nhỏ cũng nên trang bị để tránh những tai nạn vô tình. Cẩn tắc vô áy náy sẽ giúp bạn nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn rất nhiều.

Categories
Gia đình Giải trí

Bé sinh năm Đinh Dậu 2017 có tính cách như thế nào?

Các bé sinh năm Đinh Dậu 2017 thuộc mệnh hỏa (Sơn hạ hỏa – Lửa dưới núi). Theo lý giải của người xưa, khí của hỏa lúc này là nghỉ ngơi, hơn nữa, vào giờ Dậu, mặt trời cũng đã xuống núi, phản chiếu ánh sáng qua những rặng mấy nên mới gọi là sơn hạ hỏa. Tính cách của các bé tuổi này có gì nổi bật và có gì hạn chế?  Liệu bố mẹ sinh con trong năm Đinh Dậu 2017 có gặp phải thử thách gì từ những đặc điểm tính cách đó của bé?

Bé sinh năm Đinh Dậu 2017
Các bé sinh năm Đinh Dậu 2017 ngoài tính cách đẹp như độc lập, thẳng thắn thì có những tính cách gì cần lưu ý?

Các tính cách đẹp của người tuổi Dậu

Thời cổ đại, con người đã dựa vào tiếng gà gáy để thức dậy mỗi sáng. Người ta tin tưởng rằng con gà là loài vật có khả năng dự đoán tương lai và là đại biểu của các vị thần. Những người tuổi Dậu cũng có được khả năng nhận biết những gì sắp đến và họ thích đưa ra các kế hoạch chu đáo để ứng phó với mọi tình huống.

Trong tử vi truyền thống của phương Đông, những người tuổi Dậu thường được mệnh danh là kẻ tháo vát, suy nghĩ thực tế, thích những gì rõ ràng và không dây dưa vào những điều mơ hồ, rủi ro không cần thiết. Người tuổi Dậu có khả năng quan sát cực tốt, khó có gì có thể lọt qua đôi mắt của họ. Họ phân tích tỉ mỉ mọi thứ trong cự ly gần. Người tuổi Dậu thường ngay thẳng, chân thực và biết giữ lời. Họ cũng tưởng thưởng cho lòng trung thực và ngay thẳng của người khác. Đây cũng là những nét tính cách tổng quát được dự đoán dành cho các bé tuổi Dậu.

Ngoài ra, đây còn là những cá nhân làm việc vô cùng chăm chỉ, dường như không bao giờ bị cạn kiệt năng lượng. Những em bé tuổi này thường rất thích thể hiện bản thân. Nhờ có tầm nhìn, tài năng, những người tuổi Dậu thường sẽ có sự nghiệp được nhiều người biết đến.

[inline_article id=142834]

Những từ có thể dùng để khắc họa nét tính cách của tuổi Dậu 

  • Kỳ dị
  • Hiếu thắng
  • Tự tin
  • Nhiều lời
  • Khéo léo
  • Tỉ mỉ
  • Quả quyết
  • Hiệu quả
  • Lanh lẹ
  • Thẳng thắn
  • Thích phê bình
  • Cố gắng thay đổi người khác
  • Không biết lắng nghe
  • Rất có hiểu biết
  • Dí dỏm
  • Vui tính
  • Đầy năng lượng
  • Rất tử tế
  • Giỏi về tiền bạc
  • Biết cách ăn mặc

Những thử thách của bố mẹ có con tuổi Đinh Dậu 2017

Những đứa trẻ tuổi Dậu thường là những người tự biết cách khởi đầu mọi thứ, biết sử dụng khả năng tự điều hành của mình. Những em bé sinh năm Đinh Dậu 2017 rất kỷ luật, không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình. Bé có một tính cách rất riêng biệt, thậm chí có thể nói là có chút cổ quái, lập dị. Là một người có những giấc mơ lớn, bé sẽ là người ấp ủ những kế hoạch và thực hiện chúng một cách tỉ mỉ, đâu vào đấy để biến những dự định thành sự thật.

Là ba mẹ của những bạn nhỏ tuổi Dậu, bạn sẽ có những lúc cảm thấy mình thật là bất lực khi thấy con cứ đâm đầu vào những chuyện không đâu. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ sớm nhận ra rằng không thể tách cục cưng khỏi mục tiêu của mình, và rất nhiều hành động của bé sẽ đạt được thành quả mà ban đầu bạn không nghĩ tới.

Các bạn nhỏ tuổi Dậu thường lờ đi lỗi lầm của chính mình, rất cứng đầu, không chịu nhận lỗi. Bởi các bé bộc lộ rất rõ tài năng và tin tưởng vào khả năng của mình, đi cùng một loạt những tính cách rất đặc biệt, việc làm cha mẹ của bạn cũng sẽ trở nên rất thú vị nhưng không kém phần thử thách.

Với sự hiểu biết của mình, người tuổi Dậu thích là trung tâm của sự chú ý cũng như luôn thích mình đúng. Trong những cuộc tranh đấu hay thử thách, họ sẽ thích dùng các chiến thuật hơn là thừa nhận mình sai. Chính vì vậy, để nuôi dạy các bé tuổi Dậu, bố mẹ cần giúp bé hiểu rằng không ai hoàn hảo và luôn đúng trong mọi tình huống.

Ngoài ra, với tính thiếu kiềm chế và thái quá trong hành động của con, bố mẹ nên sử dụng kinh nghiệm của mình để làm thật tốt vai trò định hướng để điều chỉnh bé một cách nghiêm khắc nhưng linh hoạt, hướng sự cứng đầu, tự tin và hiếu thắng của bé vào những mục tiêu thực sự có thể tạo ra hiệu quả.

Categories
Gia đình Giải trí

Tận dụng vật dụng đơn giản cùng con trang trí Halloween

Halloween không chỉ là dịp vui chơi, tụ tập mà còn là cơ hội để mẹ và bé trổ tài trang trí nhà với nhiều món độc lạ, mang đậm bản sắc. Cùng xem nhé!

Trang trí halloween
Chỉ với đĩa giấy, ly, ống hút cùng một chút sáng tạo, mẹ có thể “hô biến” thành những chú nhện ngộ nghĩnh, độc đáo

1. Cách làm nhện treo tường

Nhện treo tường trang trí
Chỉ cần sử dụng đĩa giấy, ống hút và sơn, bạn có ngay những chú nhện treo tường

– Vật liệu: Đĩa giấy, màu tô hoặc sơn xịt, ống hút (hoặc kẽm kim tuyến), dây treo, mắt nhựa, keo dán. Có thể mua mắt nhựa bán sẵn hoặc tự làm bằng giấy bìa trắng, đen.

– Cách làm: 

Bước 1: Sơn màu lên đĩa giấy.

Bước 2: Dùng keo dán cố định ống hút hoặc kẽm kim tuyến làm chân nhện. Lưu ý, mỗi chú nhện sẽ có 8 chân, mẹ nhớ nhắc bé cưng nhé!

Bước 3: Đính mắt nhựa, bấm lỗ trên đĩa giấy, treo dây để cố định nhện lên tường.

Trang trí bằng đĩa giấy
Ngoài nhện, bạn cũng có thể dùng đĩa giấy để làm nhiều hình trang trí khác

2. Cách làm nhện ly giấy

Tương tự như cách làm nhện bằng đĩa giấy, nhưng lần này mẹ sử dụng ly giấy để làm phần thân nhện.

Trang trí bằng nhện ly giấy
Nhện ly giấy có thể dùng để trang trí trên bàn ăn

3. Cách làm túi đựng kẹo nhện

Cũng với những chiếc đĩa giấy, nhưng lần này, mẹ và bé có thể cùng nhau sáng tạo túi đựng kẹo trong hình dáng một con nhện.

Cách làm:

– Bước 1: Cắt đôi đĩa giấy, sau đó sơn đen cả 2 mặt.

– Bước 2: Chờ sơn khô, cố định ống hút làm chân nhện, sau đó bấm dính 2 mặt đĩa và chân nhện lại với nhau.

– Bước 3: Trang trí mắt và vẽ miệng cho “chú nhện”.

Túi đựng kẹo
Mẹ cũng có thể cho bé dùng chiếc túi này như một phụ kiện thời trang trong bữa tiệc hóa trang Halloween

4. Cách làm mạng nhện trang trí

Chuẩn bị: 

  • Kéo
  • Giấy màu đen, cạnh 40cm
  • Thước, chỉ, keo dán, kẹp giấy, bông, màu đen, kẹp giấy
Chuẩn bị vật dụng
Chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết

Cách làm:

– Gấp rẻ quạt từng lớp cạnh 3cm đến hết, sau đó gấp đôi lại.

– Đánh dấu phần gáy miếng giấy màu vừa gấp. Dấu 1 cách điểm đầu 2cm, dấu thứ 2 cách dấu 1 tầm 4cm, dấu 3 cách dấu 2 tầm 2cm, dấu 4 cách dấu 3 tầm 4cm, dấu 5 cách dấu 4 tầm 2cm, dấu 6 cách dấu 5 tầm 4cm. Hoặc đến khi chạm đến ranh giời nửa phần gáy giấy thì dừng.

– Dùng kéo cắt hình chữ nhật sâu vào đoạn 4cm như hình. Dùng chỉ cột cố định điểm gấp đôi.

– Làm thêm 4 miếng hình vuông như trên. Dán 4 miếng rẻ quạt vừa cắt vào nhau.

– Dùng kẹp giấy kẹp các điểm gáy để tạo điểm nhấn cho nhện.

– Buộc chỉ treo mạng nhện lên tường.

Mạng nhện trang trí
Thêm vài con nhện đồ chơi để thêm phần sống động
Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Con bị tẹt mông

Chiều nay con trai mẹ nghịch qúa đòi đi qua nhà hàng xóm chơi không cho đi con lại lấy đồ đạc quăng tứ tung hết , mẹ càng la con càng quăng vậy là con bị cha tét vào mông. Tính cha nóng lửa rơm nên mỗi lần đánh là sẽ rất đau, nhìn mông con lộ rõ 5 ngón tay của cha mẹ cũng có xót lắm nhưng không dám bênh con sợ con sẽ hư. Không sao con nhé mẹ thoa dầu ti sẽ khỏi ngay chừa cái tật bướng con nhé

Categories
Gia đình Giải trí

Vận động sao cho vừa với tuổi?

Không chỉ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, các hoạt động thể chất như chạy nhảy, leo trèo, ném banh… cũng có thể giúp bé phát triển kỹ năng vận động và khả năng tư duy. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard đăng trên tờ Sức khỏe học đường, trẻ thường xuyên vận động sẽ có điểm số cao hơn, tự tin hơn và ít gặp phải các vấn đề về hành vi, ứng xử.

Có trẻ cực kỳ thích việc tỉ mẩn lắp ráp, xếp tranh, nhưng bé khác lại cảm thấy rượt đuổi theo bóng mới thú vị. Đừng ép bé vào một khuôn khổ vận động nhất định. Điều tốt nhất mẹ có thể làm là giới thiệu cho con càng nhiều trò chơi cho bé càng tốt. Nhớ để ý đến độ tuổi của con nữa mẹ nhé! Ở mỗi một độ tuổi khác nhau, bé sẽ phát triển kỹ năng khác nhau. Và nếu chọn đúng loại hình vận động, bé cưng sẽ phát triển đúng hướng và toàn diện nhất.

1/ Trò chơi cho bé sơ sinh: Bắt đầu từ cơ bản

Năm đầu đời là giai đoạn bé cưng bắt đầu học hỏi nhiều kỹ năng vận động mới. Từ hoạt động cơ bản như ngẩng đầu, nâng ngực đến phức tạp như bò, lộn vòng và tập đi. Nắm vững và phát triển những kỹ năng này là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của bé trong tương lai.

Trò chơi cho bé theo độ tuổi
Bé cưng dành phần lớn thời gian của mình để học hỏi những kỹ năng mới

–  Xây dựng mối liên kết

Dựa vào kỹ năng của con, bạn có thể giúp bé tạo nên sự kết nối với sự vật xung quanh. Chẳng hạn rung chuông để bé quay lại, hoặc khi con lộn vòng, ba mẹ có thể hát, nói chuyện để bé có thêm động lực tiến về phía trước.

[inline_article id=6380]

Cho con tự do

Để phát triển kỹ năng, bé cần không gian thoải mái. Thay vì suốt ngày để con ở trong nôi, mẹ nên cho con một khoảng không riêng. Đặt bé nằm sấp và đặt đồ chơi yêu thích của con bên cạnh để bé tập với tay.

Lưu ý nhỏ dành cho mẹ: Thường xuyên dành thời gian cho bé nằm sấp, ngay cả khi bé không thích. Nằm sấp là bước cơ bản để bé phát triển kỹ năng bò. Sau khi trẻ được 1 tháng tuổi, tập cho trẻ làm quen với phương pháp nằm sấp từ 1-2 phút/ lần, thực hành 2-3 lần/ngày. Dần dần, bé có thể nằm sấp từ 10-15 phút/ngày.

– Kỹ năng thăng bằng

Một khi bé cưng có thể ngồi, mẹ nên thử di chuyển bé từ bên này qua bên khác hoặc nâng bé lên xuống một cách nhẹ nhàng để tăng cảm giác về sự thăng bằng của bé.

– Chơi với bé

Dựng một chiếc gối mềm và để bé đá vào gối hoặc dụ bé bò bằng cách để món đồ chơi yêu thích ra xa tầm với của con.

2/ Chọn trò chơi cho bé mầm non: Chơi có mục đích

Tại thời điểm này, cục cưng của mẹ đã có thể chạy, nhảy, đá banh và làm rất nhiều trò khác. Tuy nhiên, bé thường dễ mất tập trung nên những trò chơi ngắn sẽ phù hợp hơn với các bé trong độ tuổi mầm non.

– Bong bóng xà phòng

Khi chạy đuổi theo và bắt bóng xà phòng cũng là lúc bé cưng đang luyện tập khả năng phối hợp tay-mắt, kỹ năng chạy và nhảy của mình.

– Chơi banh

Quả bóng chuyển động sẽ thu hút ánh nhìn của hầu hết trẻ em ở độ tuổi này. Không chỉ tạo niềm vui cho bé, chơi với banh cũng giúp bé hiểu cách banh lăn và chuyển động như thế nào.

– Đi bộ trên giường

Bước từng bước nhỏ trên mặt phẳng không ổn định như nệm là cách tốt nhất để phát triển khả năng giữ thăng bằng của bé. Thử cho bé bắt chước kiềng ba chân bằng cách đặt hai tay lên nệm và nâng một chân lên cao.

– Bắt chước động vật

Mẹ và bé lần lượt giả vờ bắt chước cách di chuyển của những con vật xung quanh. Chẳng hạn như bắt chước cách mèo con bò quanh nhà, cách chim non vỗ cánh hoặc cách nhảy như một chú thỏ.

[inline_article id=67534]

3/ Trẻ mẫu giáo: Niềm vui vận động

Bé từ 3 tuổi trở lên đã biết mình thích hay không thích chơi gì. Các kỹ năng vận động cơ bản như đi, đứng, bò… cũng không thể làm khó bé. Lúc này, mẹ có thể giới thiệu cho con một số môn thể thao khác nhau để bé cùng chơi với bạn.

Trò chơi cho bé mầm non
Ở độ tuổi mẫu giáo, bé đã biết mình thích hoặc không thích trò nào.

–  Vượt chướng ngại vật

Nếu nhà có sân vườn rộng rãi, bạn có thể đặt vài ống dài, thanh gỗ hoặc vòng để bé vượt qua. Trò chơi này sẽ thích hợp với nhóm nhỏ từ 5-6 bé và không thể nào thiếu sự cổ vũ nhiệt tình của ba mẹ.

– Bong bóng bay

Cách tâng bóng và bắt bóng sẽ giúp phát triển kỹ năng vận động của tay và tăng cường sự phối hợp giữa mắt và tay. Thử xem bé cưng có thể giữ bóng trên tay bao lâu nhé!

– Ném banh

Đặt một rổ lớn trên sàn, cho bé đứng cách xa một vài bước chân. Đưa bé một trái banh và khuyến khích bé ném banh vào rổ. Cứ mỗi lần banh vào rổ, mẹ lại cho bé lùi thêm 1-2 bước và thử lại.

– Nhảy vòng

Chắc chắn bé sẽ không tự nhảy một mình, do đó mẹ cần bày trò chơi để khuyến khích bé làm việc này. Vẽ vòng tròn trong sân hoặc đặt vòng lên sàn. Sau đó mẹ nói bé thử tưởng tượng chiếc vòng là vũng nước và bé cần phải nhảy qua để không chạm vào “vũng nước” giả này.

– Tham gia các lớp học

Cho bé tham gia các lớp học nhảy, đá banh, bóng rổ hoặc tennis, nhưng nhớ đừng tạo áp lực cho con. Ngoài ra, bạn có thể cho bé đi học bơi. Không bao giờ là quá sớm để trẻ làm quen với nước. Rất nhiều bé chỉ mới 4 tuổi thôi nhưng đã có thể tự mình lướt nước như cá rồi đấy!

– Để bé chạy

Các nhóc mẫu giáo cực kỳ thích rượt đuổi. Biết đâu đây lại là cách đơn giản và tuyệt vời nhất để phát triển tiềm năng bóng đá hoặc bóng rổ của con.

[inline_article id=60525]

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Thực đơn cho bé siêu ngon, trình bày dễ lại siêu bắt mắt!

Phải chuẩn bị một thực đơn cho bé cưng như thế nào để con chịu khó ăn uống hơn, quả là một vấn đề không mấy dễ dàng, nhất là khi phải “đối phó” với những nhóc tì khảnh ăn. Bên cạnh chú trọng đến dinh dưỡng, chất lượng, mẹ nhất định đừng quên trình bày, trang trí món ăn thật hấp dẫn nhé. Xem vậy chứ các cô cậu nhỏ để tâm đến bề ngoài lắm, hễ màu sắc sặc sỡ, hình thù dễ thương, đảm bảo món gì cũng mê, kể cả món ăn. MarryBaby mách mẹ 3 món ăn vừa bổ vừa ngon, lại có thể sáng tạo thêm cách trình bày đáng yêu sau, đừng bỏ qua để bổ sung vào thực đơn cho bé hàng ngày mé nhé! Cùng trổ tài nào!

1. Thực đơn cho bé 1: Xúc xích nấu đậu
Nguyên liệu
100gr đậu trắng lớn
100gr cà-rốt
3 thanh xúc xích
50ml sữa tươi không đường
50gr tương cà
1/3 muỗng cà phê muối
1,5 muỗng cà phê đường
Cà rốt, dưa leo trang trí.

thực đơn cho bé, thực đơn cho bé biếng ăn
Món xúc xích nấu đậu trình bày thành chiếc thuyền thật đáng yêu!

Cách làm
– Đậu ngâm trong 45 phút cho nở mềm, sau đó xả sạch với nước, để ráo. Cà-rốt gọt vỏ, cắt cỡ hạt đậu. Cắt 2 thanh xúc xích bằng hạt đậu.
– Cho đậu vào nồi luộc cùng 450ml nước trên lửa nhỏ trong 25 phút.
Tiếp đến cho cà-rốt vào nấu cùng khoảng 5 phút. Cho xúc xích cắt hạt lựu vào, nêm ít muối, đường vừa ăn.
– Cho sữa tươi vào để tăng độ béo cho món súp, tắt bếp. Lưu ý không đun sữa lâu gây vữa, mất ngon.

Trang trí
– Dưa leo cắt đôi, khoét ruột làm thuyền. Dưa leo, cà-rốt lấy phần vỏ, cắt nhỏ làm sóng biển. Tỉa thêm
cà-rốt làm cá, cánh buồm.
– Xúc xích cắt 2 phần đầu, dùng dao chẻ sợi nhỏ làm chân bạch tuộc. Thêm mè, dưa leo trang trí mắt, miệng.
– Múc xúc xích nấu đậu vào thuyền dưa leo, trang trí cánh buồm, cá, bạch tuộc, sóng biển.

[inline_article id=126379]

2. Thực đơn cho bé 2: Chả hải sản bọc trứng cút
Nguyên liệu
50gr tôm
50gr mực
50gr cá nạo (cá basa, hoặc cá thác lác đều được)
10 quả trứng cút
Dầu ăn, ít muối, đường
Dưa leo, cà-rốt trang trí.

thực đơn cho bé, thực đơn cho bé biếng ăn
Bé nào có thể chối từ món hải sản bọc trứng cút ngộ ngĩnh thế này?

Cách làm
– Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, chẻ sống lưng, bỏ chỉ đen, đập dẹp, băm nhuyễn. Mực làm sạch, băm nhuyễn.
– Trộn tôm, mực, cá nạo, nêm ít muối, đường vào trộn đều, quết dai. Sau đó vo thành 10 viên đều nhau, nhét trứng cút vào giữa, se lại.
– Cho dầu vào chảo, đợi nóng cho viên chả vào chiên vàng, vớt ra, cắt đôi trang trí.

Trang trí
– Cắt dưa leo thành sợi và lát mỏng, đan xéo lên miếng chả làm thân rùa, cắt thêm phần đầu, chân và đuôi rùa, trang trí.
– Cắt dưa leo thành 8 lát mỏng làm càng cua, đặt 1/2 miếng chả chiên lên tạo hình cua.
– Trang trí thêm mặt trời, chim, sứa từ cà-rốt, dưa leo và trứng cút.

[inline_article id=94242]

3. Sò điệp nướng phô mai
Nguyên liệu
500gr sò điệp/cồi sò điệp
Làm sốt: 1 lòng đỏ trứng gà, 80ml sữa tươi, 5 viên phô mai, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/4 muỗng cà phê muối
Dưa leo, cà-rốt trang trí.

thực đơn cho bé, thực đơn cho bé biếng ăn
Sò điệp nướng phô mai xếp chiếc thuyền rất dễ trình bày, mẹ thử làm cho con nhé!

Cách làm
– Sò điệp rửa sạch nhiều lần qua muối cho sạch cát.
– Các nguyên liệu làm sốt cho vào cối xay nhuyễn, sau đó cho sò điệp vào nhúng qua một lớp mỏng.
– Cho sò điệp áo phô mai vào lò nướng ở 1800 trong 10 phút.

Trang trí
Cà-rốt tỉa buồm. Xếp sò điệp nướng phô mai thành hình thuyền. Trang trí thêm hoa, cỏ, chim trời bằng cà-rốt, dưa leo.

Stylist: Phương Du – Photo: Haru – Thực hiện: Chef Minh Sang