Chuyên mục gia đình cung cấp bí quyết xây dựng tổ ấm dài lâu dành cho bạn. Hãy tham khảo những nội dung hữu ích giúp củng cố “điểm neo” cho con thuyền hạnh phúc của gia đình mình!
Vậy uống bia có tác dụng gì, và có tốt cho sức khỏe không? Uống bia như thế nào là đủ và tốt? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay nhé!
1. 9 lợi ích tuyệt vời của bia mà bạn nên biết
1.1. Giảm nguy cơ bệnh tim
Uống bia có tác dụng gì và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch không? Theo thông tin từ các nghiên cứu, và trung tâm y tế Hopkins Medicine cho thấy rằng, uống bia có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chất chống oxy hóa tự nhiên trong bia được gọi là phenol, có chức năng bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, cái gì quá nhiều cũng không tốt. Nhóm người tiêu thụ nhiều rượu bia quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Vì vậy, tiêu thụ ở mức vừa đủ mới an toàn cho sức khỏe.
Uống bia có tác dụng gì đối với bệnh tiểu đường? Một nghiên cứu được công bố từ năm 2011 của Đại học Harvard, họ khảo sát trên 38.000 người đàn ông trung niên có uống từ 1-2 ly bia mỗi ngày. Kết quả cho thấy, họ đã giảm hơn 25% nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2.
Tác dụng của nồng độ cồn trong bia đã làm tăng sự nhạy cảm với insulin, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Không những thế, bia còn là một nguồn chất xơ hòa tan tốt; có vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh của những người mắc bệnh tiểu đường.
1.3 Ngăn ngừa sỏi thận
Uống bia có tác dụng gì? Lợi ích tuyệt vời của bia là có thể ngăn ngừa sỏi thận
Một nghiên cứu được thực hiện ở Phần Lan cho thấy uống bia hàng ngày với lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận đến 40%.
Lợi ích của bia đối với với sức khỏe là do hàm lượng nước cao có trong bia (khoảng 93%) đã giúp làm đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể thông qua chức năng của thận.
Ngoài ra, các hợp chất được sử dụng trong quá trình tạo ra bia giúp làm chậm sự giải phóng canxi khỏi xương, chúng lần lượt ngăn ngừa sự tích tụ canxi bị mất trong thận ở dạng sỏi.
1.4 Giảm thiểu nguy cơ ung thư
Bia có chứa một chất chống oxy hóa quan trọng gọi là xanthohumol. Xanthohumol có tính chống ung thư mạnh mẽ, giúp chống lại các enzyme gây ung thư trong cơ thể.
Cụ thể, uống bia vừa phải giúp ngăn ngừa một phản ứng hóa học có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Và tác dụng của bia cũng cho thấy có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.
Uống bia có tác hại hay tác dụng gì đối với hàm lượng Cholesterol trong máu? Lợi ích từ bia nếu uống ở mức độ vừa phải có thể làm giảm lượng cholesterol của cơ thể. Lúa mạch được sử dụng trong việc sản xuất bia có chứa một loại chất xơ hòa tan được biết đến như beta-glucans, đã được chứng minh là giúp giảm mức cholesterol.
Uống bia có tác dụng gì đối với huyết áp? Uống bia còn có tác dụng giúp cân bằng huyết áp. Theo một nghiên cứu của Harvard, phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi uống bia ở mức vừa phải ít có khả năng mắc chứng huyết áp cao hơn so với những phụ nữ uống rượu hoặc đồ uống có cồn khác.
1.7 Tăng mật độ xương
Uống bia có tác dụng gì?
Uống bia có tác dụng gì đối với sức khỏe xương khớp?Một hoạt chất silicon tốt có trong bia có liên quan đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể hơn, trong một nghiên cứu từ năm 2009 được thực hiện tại Đại học Tuffs trên nhóm người lớn tuổi có tiêu thụ từ 1-2 ly bia mỗi ngày.
Kết quả cho thấy, mật độ xương của nhóm người tham gia khảo sát đã tăng lên so với những người không tiêu thụ bia. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy những người uống nhiều hơn 2 ly bia mỗi ngày, mật độ xương của họ sẽ dễ bị gãy do yếu hơn.
1.8 Hỗ trợ điều trị gàu
Uống bia có tác dụng gì đối với sức khỏe da đầu và tóc không? Câu trả lời là có. Uống bia có tác dụng giúp điều trị gàu một cách tự nhiên.
Tác dụng này của bia là nhờ vào nồng độ cồn, men tiêu hóa, và nhóm Vitamin B có trong bia. Thậm chí bạn có thể sử dụng bia để gội đầu từ 1-3 lần mỗi tuần để điều trị gàu; và giúp tóc mềm mượt hơn.
Các nghiên cứu của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng những người uống một lượng bia vừa phải có thể giảm được nguy cơ đột quỵ hơn 50% so với những người không uống.
Đồng thời, các chuyên gia của Trường Y tế Công cộng Harvard đã giải thích thêm rằng, uống bia với hàm lượng phù hợp còn ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông.
Vậy uống bia như thế nào là vừa phải, và có tác dụng tốt cho sức khỏe?
2. Uống bia như thế nào là tốt, là vừa phải?
Uống bia có tác dụng gì? Uống bia như thế nào là vừa phải và tốt cho sức khỏe?
Nam giới: Uống nhiều hơn 4 ly mỗi ngày; hoặc nhiều hơn 14 ly mỗi tuần.
Nữ giới: Uống nhiều hơn 3 ly mỗi ngày; hoặc nhiều hơn 7 ly mỗi tuần.
Mỗi ly được tính khoảng 12 ounce, tương đương 1 lon bia (330 – 354ml).
Hàm lượng bia được khuyến nghị sử dụng ở mức vừa phải:
Nam giới: Không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày.
Nữ giới: Không nên uống quá 1 đơn vị cồn/ngày.
(*) Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống; tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); một cốc bia hơi 330 ml; một ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc một chén rượu mạnh 30 ml (40%)
Cả nam giới và nữ giới không uống quá 5 ngày/tuần. Hơn nữa, bạn nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.
2.1 Khi nào bạn không nên uống bia rượu?
Theo khuyến nghị của Hệ thống Y khoa Mayo Clinic, bạn không nên sử dụng bia rượu trong những tình huống sau đây:
Phụ nữ đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai.
Bạn đang mắc bệnh gan, bệnh mỡ máu, hoặc bị bệnh tim.
Bạn dùng thuốc theo toa hoặc thuốc mua tự do có thể tương tác với rượu.
Bạn bị chẩn đoán là nghiện bia, nghiện rượu hoặc tiền sử gia đình có người nghiện rượu nặng.
Bạn đã được chẩn đoán nghiện rượu hoặc nghiện rượu, hoặc bạn có tiền sử gia đình nghiện rượu nặng.
Nội dung trên là những gì bạn cần biết về uống bia có tác dụng gì, cũng như là uống bia có tốt cho sức khỏe không. Cuối cùng, điều mà nên nhớ chính là luôn sử dụng bia rượu ở mức độ vừa phải. VÀ ĐÃ UỐNG BIA LÀ KHÔNG LÁI XE.
Hôm nay MarryBaby sẽ giới thiệu với các bạn 10 thực đơn ăn chay hấp dẫn bảo đảm ăn là “ghiền” và cách làm các món ăn chay đấy.
1. Nguyên tắc lập thực đơn ăn chay trường
Việc ăn chay cũng cần đảm bảo theo một số nguyên tắc để bạn đảm bảo đủ chất mà vẫn ăn ngon. Vì thế một thực đơn ăn chay đúng chuẩn cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Thực đơn ăn chay trường cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất xơ, vitamin từ rau củ và đặc biệt không thể thiếu chất đạm, chất béo.
Trong thực đơn ăn chay không nên để thiếu hụt các chất sau đây: Canxi và vitamin D (có trong đậu ve, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành,…), Vitamin B12 (có trong ngũ cốc tăng cường), Protein (có trong các loại đậu gà, đậu lăng, hạt, quả hạch), Axit béo omega-3 (có trong dầu cải, dầu nành, hạt óc chó, hạt lanh, hạt đậu nành), Sắt và kẽm (có trong các loại rau lá xanh thẫm, các loại đậu, đậu nành, mầm lúa mì,…)
2. Thực đơn ăn chay hấp dẫn và đủ chất
Dưới đây là thực đơn 10 ngày ăn chay đủ chất dinh dưỡng, đơn giản và dễ làm giúp bạn giảm cân. Đối với các món lạ, bạn đừng lo lắng nhé! Vì cũng sẽ có cách làm các món chay bên dưới đấy.
Một món ngon dễ làm thường xuất hiện trong các thực đơn ăn chay không thể không có nấm kho sả ớt.
Nguyên liệu:
Nấm rơm 300gr.
Dầu điều 1 muỗng canh.
Bột ớt khô ½ muỗng cà phê.
Tỏi băm 1 muỗng canh.
Sả băm 2 muỗng canh.
Dầu ăn 2 muỗng canh.
Bột bắp ½ muỗng canh.
Gia vị (muối, đường, bột ngọt, hạt nêm).
Cách làm nấm kho sả ớt:
Bước 1: Rửa sạch nấm rơm với nước muối loãng rồi rửa sạch với nước. Cắt nấm làm đôi với nấm lớn. Nấm nhỏ có thể để nguyên.
Bước 2: Bắc chảo lên bếp. Cho vào khoảng 2 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh tỏi băm, 2 muỗng canh sả băm, phi vàng thơm các nguyên liệu.
Bước 3: Khi tỏi và sả thơm thì bạn cho tiếp 1 muỗng canh màu dầu điều, ½ muỗng cà phê bột ngọt, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê bột ớt khô, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường trộn đều và khoảng 150ml nước.
Bước 4: Tiếp đó, hòa tan ½ muỗng cà phê bột bắp và cho vào chảo, khuấy liên tục cho bột bắp tan đều vào hỗn hợp sốt sả ớt.
Bước 5: Đun đến khi sốt sả ớt sệt lại thì bạn cho hết phần nấm rơm vào. Đến khi nước sệt lại thì bạn có thể thưởng thức rồi đấy.
3.2 Cách làm miến xào chay thập cẩm
Miến xào chay rau củ – Thực đơn ăn chay đủ chất
Nguyên liệu:
100g chả lụa chay.
100g cà rốt.
50g đậu cô ve.
Nấm đông cô.
Ớt chuông, giá đỗ.
Miến khô.
Gia vị: Đường, muối, hạt nêm chay, dầu hào chay, nước tương.
Cách làm miến xào chay thập cẩm:
Bước 1: Các nguyên liệu mua về bạn rửa sạch và cắt sợi. Riêng nấm đông cô bạn thái mỏng. Miến đem đi trụng nước sôi cho mềm.
Bước 2: Bắc bếp. Cho vào chảo 1 muỗng canh dầu ăn. Sau khi dầu nóng, bạn tắt bếp, cho vào 1 muỗng cà phê nước tương, ½ muỗng cà phê hạt nêm chay, ½ muỗng cà phê đường và 1 muỗng dầu hào chay, khuấy đều.
Bước 3: Thêm vào khoảng 50ml nước lọc và cho miến vào đảo đều không lửa. Đợi miến mềm và thấm gia vị thì vớt ra tô.
Bước 4: Tiến hành xào rau củ. Đầu tiên cho đậu ve xào 3 phút. Rồi cho cà rốt, chả lụa và giá vào xào chung.
Bước 5: Nêm thêm nước tương,nêm chay, đường, muối và dầu hào chay. Xào tiếp khoảng 2 phút thì tắt bếp, cho ớt chuông vào.
Bước 6: Cho miến vào tô lớn, trải đều miến ra. Tiếp theo là cho phần nhân vừa xào lên trên, trộn đều là hoàn thành món ăn.
3.3 Cách làm sushi chay
Sushi chay – Thực đơn ăn chay độc đáo
Nguyên liệu:
Gạo dẻo: 150gr.
Đậu hũ: 2 miếng dài.
Rong biển: 2 – 3 miếng.
Nấm đùi gà: 200gr.
Cà rốt, dưa chuột, ngô non.
Gia vị: Hạt nêm chay, muối, nước tương, tiêu, giấm, đường, dầu mè, mè trắng rang chín vàng.
Cách làm sushi chay:
Bước 1: Tất cả các nguyên liệu từ ngô non, dưa chuột, cà rốt đến nấm đùi gà, bạn đều rửa sạch rồi cắt ra thành từng sợi dài và mỏng.
Bước 2: Bắc bếp, cho dầu ăn vào chảo. Đợi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm rồi cho ngô non, dưa chuột, cà rốt và nấm đùi gà vào đảo đều.
Bước 3: Nêm nếm với một chút hạt nêm chay và nước tương rồi tiếp tục đảo đều cho đến khi các nguyên liệu chín thì cho đậu hũ vào và đảo thêm 1 – 2 phút nữa là được.
Bước 4: Nấu cơm chín. Xới ra một chiếc khay rộng, rưới thêm giấm, đảo đều, rồi lại thêm mè trắng đã rang chín vào và đảo đều lần nữa.
Bước 5: Bắt đầu gói sushi với việc trải mành tre ra, đặt một miếng rong biển lên trên. Trải một lớp cơm thật mỏng lên mành tre.
Bước 6: Sau đó, bạn lần lượt xếp nấm đùi gà, cà rốt, ngô non theo chiều dọc lên lớp cơm rồi dùng tay cuộn chặt lại.
Bước 7: Sau khi cuộn xong sushi, bạn tráng lớp dầu mè lên dao rồi cắt thành từng khoanh. Vậy là hoàn thành một trong những món trong thực đơn ăn chay rồi.
Bước 1: Nấm đông cô ngâm nước cho mềm rồi cắt nhuyễn. Nấm đùi gà bạn rửa sạch rồi cắt nhuyễn. Đậu que, ớt chuông cắt hạt lựu. Phần đầu hành đập dập, cắt nhỏ, phần lá hành cắt khúc. Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu màu điều, đun nóng. Sau đó cho đầu hành lá cắt nhỏ vào phi thơm. Khi đầu hành dậy mùi thơm, bạn cho toàn bộ phần nấm đùi gà và nấm đông cô vào xào ở lửa lớn khoảng 5 – 10 phút. Tiếp đến, bạn cho đậu que, ớt chuông vào, đảo thêm 5 phút.
Bước 3: Kế đến, bạn nêm vào chảo hạt nêm, nước tương, đường phèn, đảo đều và tiếp tục xào cho các nguyên liệu chín đều. Sau 8 phút, bạn thêm ít nước lọc vào xăm xắp mặt nấm. Rồi cho tiếp sa tế vào, tiếp tục đun ở lửa vừa đến khi nước trong chảo sôi.
Bước 4: Tiếp theo, bạn cho đậu hũ vào, vặn nhỏ lửa và nấu thêm 15 phút cho đến khi nước trong chảo cạn sánh lại và gia vị thấm vào đậu hũ. Nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
[inline_article id=304832]
3.5 Cách làm chả giò khoai môn chay
Chả giò khoai môn chay – Thực đơn ăn chay đủ chất
Nguyên liệu:
200gr khoai môn.
100gr cà rốt.
50gr dừa nạo.
100gr miến.
4 bìa đậu phụ.
Bánh đa nem (để cuốn).
Gia vị chay: hạt nêm chay, muối, hạt tiêu xay, rau thơm.
Cách làm chả giò khoai môn chay:
Bước 1: Khoai môn, cà rốt làm sạch vỏ rồi bào sợi. Miến đem ngâm với nước ấm trong 5-7 phút đến khi nở thì rửa qua, cắt ngắn. Rau mùi rửa sạch, cắt nhỏ.
Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu đã sơ chế cùng dừa nạo, đậu phụ và nêm gia vị: 2/3 thìa hạt nêm chay, 1/3 thìa muối, 1 chút hạt tiêu xay, rau mùi. Trộn đều để các nguyên liệu thấm đều gia vị.
Bước 3: Cuốn nem: trải bánh đa nem ra mặt phẳng, cho một lượng nhân vừa đủ lên và cuộn lại cho chặt và đều tay. Làm lần lượt đến hết phần nhân đã chuẩn bị.
Bước 4: Chuẩn bị chảo với dầu sôi, cho nem vào chiên vàng. Khi chiên chú ý đảo nem để nem chín vàng đều, cây nem đạt là cây nem có độ cứng nhất định, tròn đều không bị óp.
Bước 5: Làm nước chấm nem: nước cốt 1 quả chanh + 1 muỗng cafe muối tinh + 1 thìa đường + 1 muỗng xì dầu + 1 ít hạt tiêu + 1 ít rau mùi thái mịn.
Bước 6: Bày nem ra đĩa và trang trí cho đĩa nem thêm đẹp mắt hơn và mời cả nhà cùng thưởng thức.
Trên đây là thực đơn 10 ngày ăn chay từ đơn giản đến độc đáo, hấp dẫn. Đối với các món chay lạ bạn cũng có thể yên tâm vì cũng đã có cách nấu ở đây rồi. Chúc bạn và gia đình tận hưởng những mâm cơm chay ngon lành bên nhau nhé!
Vậy làm sao để uống bia nhưng không lo bị béo bụng? Và 1 lon bia bao nhiêu calo? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay!
1. Dinh dưỡng của bia và các loại bia
Bia thường được làm từ nước, hoa bia, men bia và ngũ cốc. Trong đó, lúa mạch nha là loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến nhất. Bia là sự kết hợp từ vị đắng của hoa bia; vị ngọt của lúa mạch nha; và sự lên men từ men bia.
Độ cồn của bia (ABV – Alcohol By Volume) có thể dao động từ 1 – 40%. Tuy nhiên, nồng độ cồn của các loại bia phổ thông ở Việt Nam sẽ dao động từ 1 – 8%; và trong đó cụ thể là từ 4 – 5%. Ví dụ bia Tiger có nồng độ cồn là 4,6%; và bia Heineken có nồng độ cồn là 4%.
Dinh dưỡng có trong bia đến từ hoa bia, men bia và ngũ cốc trong bia. Bia cung cấp carbohydrate, vitamin B, kali, và kích thích làm tăng lượng cholesterol tốt cho bạn. Mặc dù trong bia có các chất dinh dưỡng, nhưng bạn không nên dùng bia để thay thế các loại thực phẩm khác để làm nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.
Các loại bia phân loại theo cách sản xuất
1 lon bia bao nhiêu calo?
Dưới đây là các loại bia phổ biến được phân loại theo cách sản xuất:
Bia Ale: Đây là loại bia được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông thường được lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23°C, 60-75°F). Hay còn được gọi là bia thủ công. (BiaCraft, TeTeBeer, LAC Brewing,..)
Bia Lager: Đây là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Lager có nguồn gốc từ vùng Trung Âu, men bia lager là loại lên men chìm. (Tiger, Heineken, Budweiser, Carlsberg,..)
Lên men tự nhiên: Để làm bia này người ta thường dùng men bia hoang dã thay cho các loại men bia được nuôi cấy.
Loại bia hỗn hợp: Hay còn được gọi là bia lai, loại bia có đặc trưng pha trộn của cả Ale và Lager.
Vậy uống bia nhiều có lợi ích và tác gì như thế nào? Bên cạnh đó thì 1 lon bia có chứa bao nhiêu calo?
2. 1 lon bia, 1 chai bia có chứa bao nhiêu calo?
1 lon bia, 1 cốc bia, 1 chai bia có chứa khoảng bao nhiêu calo?
Bụng bia thường được gắn mác là do bạn uống bia nhiều, hay nhậu nhiều. Điều đó là đúng, nhưng chưa đủ. Thật ra, không phải ai uống bia cũng sẽ bị tăng kích thước vòng 2 (vòng bụng).
Tăng kích thước vòng 2 là do sự tích tụ mỡ thừa gây nên. Và sự tích tự mỡ thừa là do bạn nạp nhiều calo hơn so với mức cơ thể cần. Do đó, uống nhiều bia gây tăng kích thước vòng 2 chỉ là 1 trong nhiều lý do dẫn đến tích mỡ bụng, hay còn gọi là tăng vòng 2, hoặc bụng bia.
Bên cạnh đó, một loại bia thông thường sẽ có khoảng 150 calo; và khi uống bạn sẽ có xu hướng uống nhiều hơn 1 lon một lần. Nên dẫn đến cơ thể bị quá tải hàm lượng calo nạp vào.
Nếu bạn đang tìm hiểu 1 lon bia có chứa bao nhiêu calo, thì ít nhiều bạn cũng là một người thích uống bia, và cũng muốn biết cách uống bia làm sao để không bị mập.
Để đảm bảo tế bào gan hoạt động bình thường, các chuyên gia khuyến cáo:
Nam giới nên uống 2 đơn vị cồn/ngày.
Nữ giới nên uống 1 đơn vị cồn/ngày.
Trong đó, 1 đơn vị cồn = 10 gam cồn nguyên chất = 330ml bia hơi = 100 ml rượu vang = 30ml rượu mạnh.
Bên cạnh 10 lợi ích của bia, bạn có thể chọn cách uống bia như những gợi ý dưới đây để hạn chế bị mập; cũng như ít bị tích mỡ bụng nhé.
Tính chỉ số BMI để bạn biết mình cơ thể mình cần bao nhiêu calories mỗi ngày.
Tóm lại, cho dù bạn đang tìm thông tin về 1 lon bia bao nhiêu calo để đáp ứng nhu cầu gì đi chăng nữa; bia cũng tương tự như các loại thực phẩm khác. Vẫn có dưỡng chất và nhiều calo.
Thay vào đó, để bạn có thể tận hưởng 1 cốc bia thật thoải mái là bạn phải biết cách xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đủ mức cơ thể cần, cũng như có duy trì thời gian tập thể thao.
Hôm nay MarryBaby sẽ xua tan nỗi lo lắng của các bạn bằng việc hướng dẫn các bạn nấu những món ăn healthy dễ làm. Dưới đây là top 12 những món ăn healthy dễ làm vừa ngon
1. Những món ăn healthy dễ làm tốt cho sức khỏe
Cá hồi, ức gà, tôm, thịt bò, trứng, bơ, súp lơ xanh, ớt chuông… là những nguyên liệu phổ biến trong công thức nấu các món ăn healthy và dễ làm. Vậy thì hôm nay hãy xem với những nguyên liệu trên, bạn có thể nấu được những món ăn healthy dễ làm mà còn tốt cho sức khỏe như thế nào nhé!
1.1 Cơm gạo lứt thịt bò lúc lắc
Nguyên liệu:
200gr thịt bò.
2 chén gạo lứt.
1 quả dưa leo.
1 quả cà chua.
2 trái ớt chuông xanh, vàng.
Gia vị: dầu olive, nước tương, dầu hào, tỏi, muối, đường ăn kiêng, tiêu.
Cách làm:
Bước 1: Vo gạo lứt rồi đem ngâm trong nước khoảng 1 tiếng. Sau đó bạn cho gạo lứt vào nồi cơm điện để nấu.
Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi: 1 thìa cà phê tỏi băm, 2 muỗng canh nước mắm ngon, 1 thìa cà phê giấm ăn, 1 trái ớt xắt, 1 muỗng canh đường trắng. Bạn trộn sẵn các nguyên liệu trong chén nhỏ nhé.
Bước 3: Bắc chảo, cho dầu ăn vào đun nóng. Sau đó, cho hành phi cùng thịt bò vào chảo, xào sơ. Thịt vừa chín tới thì bạn tắt bếp, vớt ra tô. Xào thịt bò.
Bước 4: Rưới phần nước mắm trộn gỏi đã pha vào tô thịt bò, rồi cho các nguyên liệu rau củ đã sơ chế vào, trộn đều.
Bước 5: Dọn món salad rau mầm lên dĩa và rắc lạc rang lên trên là hoàn tất cách làm salad rau mầm trộn thịt bò cho người giảm cân rồi đấy.
1.7 Salad bơ trứng cà chua sốt mè rang
Salad bơ trứng cà chua sốt mè rang – một trong những món ăn healthy dễ làm
Bước 2: Chuẩn bị sốt với 1 muỗng canh sốt mè rang, 1 muỗng dầu oliu, thêm chút muối và nước cốt chanh tùy chỉnh theo sở thích.
Bước 3: Cho xà lách, cà chua bi trộn đều cùng hỗn hợp sốt rồi tiếp tục cho bơ và trứng vào đảo nhẹ để không bị nát. Trang trí thêm 1 nhánh bạc hà, hạt vừng cho thơm và đẹp mắt.
Món thịt heo xào cà rốt và súp lơ xanh luộc – một trong những món ăn healthy dễ làm
Nguyên liệu
Thịt heo: 200g.
Súp lơ xanh: 1 bông.
Cà rốt: 1 củ.
Khoai lang: 1 củ.
Dầu olive.
Cách làm
Bước 1: Đầu tiên, mang thịt heo đi rửa sạch và thái mỏng thành miếng vừa ăn. Sau đó ướp cùng với một ít muối, tiêu.
Bước 2: Cà rốt, khoai lang rửa sạch và cắt thành từng khúc.
Bước 3: Cho chảo lên bếp, cho một ít dầu oliu vào xào thịt heo chín xơ, tiếp tục cho cà rốt và khoai lang vào chung đến khi chín thì tắt bếp.
Bước 4: Súp lơ xanh rửa sạch, cắt nhỏ và đem đi luộc chín.
Bước 5: Khi đã hoàn thành thì bạn chỉ cần bày ra dĩa và thưởng thức món ăn giàu dinh dưỡng này.
1.9 Salad cá hồi rong nho, bắp cải sốt mè rang
Những món ăn healthy dễ làm – Salad cá hồi rong nho, bắp cải sốt mè rang
Nguyên liệu:
150g cá hồi.
80g bắp cải tím.
80gr bắp cải trắng.
100g rong nho tươi.
1 quả chanh.
1 quả cam mỹ.
Sốt mè rang.
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch rồi thái bắp cải thành sợi mỏng ngâm nước đá 5 phút để tăng độ giòn. Ngâm rong nho trong nước lạnh từ 10 đến 15 phút để giảm độ mặn và bớt tanh.
Bước 2: Rửa sạch cá hồi tươi với nước được pha chút muối và nước cốt chanh để giảm độ tanh. Sau đó thấm cho ráo nước rồi cắt sợi sao cho vừa ăn.
Bước 3: Cho bắp cải, cá hồi, cam rong nho vào tô rồi trộn đều với nước sốt mè rang rồi thưởng thức ngay để rong nho không bị vỡ và cá hồi vẫn giữ nguyên được hương vị tươi ngon.
Trên đây là những món ăn healthy dễ làm và hướng dẫn cách làm chi tiết nhất. MarryBaby chúc bạn sau khi thưởng thức những món ăn healthy dễ làm bên trên, kết hợp với một chế độ luyện tập phù hợp, bạn sẽ có được vóc dáng mà bao người ao ước.
Dưới đây là 4 cách làm củ kiệu giòn ngon, không thâm vừa đơn giản lại vừa để được lâu chuẩn vị miền Tây.
1. Cách chọn mua củ kiệu ngon
Để làm được củ kiệu ngâm ngon, biết cách lựa củ kiệu cũng đóng vai trò quan trọng.
Hiện nay trên thị trường đang bán 2 loại kiệu chính, kiệu Huế (kiệu quế) và kiệu trâu. Để phù hợp với món củ kiệu muối chua ngọt, bạn nên chọn mua kiệu Huế với đặc điểm thân nở, củ sẽ khá to, rễ nhiều, lá mảnh, eo kiệu thon, thắt eo rõ ràng, đuôi nối liền thân và có vị hăng nồng.
Chọn mua những củ kiểu có kích thước vừa phải và đều nhau, còn tươi xanh, không bị dập nát hay có dấu hiệu ẩm mốc, bóng, mẩy và trắng đều.
2. Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống
Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống vô cùng đơn giản. Dưới đây là cách làm củ kiệu truyền thống không thâm có thể để được lâu.
Nguyên liệu
Củ kiệu: 1 kg.
Muối: 40g.
Giấm gạo: 80 ml.
Đường trắng: 300g.
Phèn chua: 1 muỗng cà phê.
Cách làm củ kiệu muối chua truyền thống
Bước 1: Sơ chế và phơi nắng củ kiệu
Đầu tiên, bạn chuẩn bị một tô nước, cho vào 100gr muối và 1 muỗng cà phê phèn chua; rồi cho kiệu vào ngâm trong nước khoảng 12 tiếng (hoặc để qua đêm).
Dùng dao cắt bỏ rễ kiệu, Sau đó, bạn lấy kiệu ra rửa sạch nhiều lần qua nước.
Sau khi rửa sạch, bạn sắp củ kiệu lên khay và tiến hành phơi khô dưới nắng yếu hoặc bóng râm khoảng 6 tiếng đồng hồ.
Cách cắt bỏ rễ củ kiệu đúng
Bước 2: Pha nước giấm ngâm kiệu
Đun nóng hỗn hợp ngâm củ kiệu gồm: 1 lít nước, 300g đường, 40g muối, 80ml giấm gạo. Khuấy đều cho đường và muối tan thì tắt bếp, để nguội.
Lưu ý: Không đổ hỗn hợp giấm, đường còn nóng vào kiệu, như vậy sẽ làm chín kiệu, kiệu mất đi độ giòn.
Bước 3: Ngâm củ kiệu
Xếp các củ kiệu đã phơi nắng vào hũ sao cho phần củ to hướng ra ngoài, phần thân nhỏ chụm đầu vào nhau.
Sau đó đổ phần nước giấm đường đã nguội vào hũ củ kiệu, đậu kín nắp, đặt nơi thoáng mát khoảng 3 ngày là có thể dùng.
Cách xếp củ kiệu: Phần củ to hướng ra ngoài, phần thân nhỏ chụm đầu vào nhau
Bước 4: Thưởng thức thành phẩm
Kiệu muối chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu trắng và giữ được độ giòn. Nếu muốn ăn chua một xíu bạn có thể để lâu hơn.
Bạn có thể dùng dưa kiệu để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét, thịt kho hoặc với các món ăn gia đình ngày Tết khác.
Để có thể bảo quản được kiệu trong thời gian dài; mà không gây hại sức khỏe, bạn tham khảo một số cách bảo quản như sau:
Khi cắt gốc củ kiệu, bạn nên tránh cắt vào phần củ và sau khi rửa sạch phải để thật ráo, nếu ẩm sẽ dễ bị hư khi ngâm. Khi ngâm bạn có thể phơi nắng hũ củ hành hay củ kiệu để nó giòn hơn và có thời gian bảo quản lâu hơn.
Trong lúc làm củ kiệu,bạn có thể thêm 1/2 muỗng cà phê muối, để đường và muối tan rồi bảo quản trong tủ lạnh, trước khi ăn 3 ngày bạn mới vớt kiệu ra hũ khác và đun giấm đường muối cho vào hũ. Như vậy phần kiệu chưa ngâm với giấm có thể bảo quản được khá lâu (1 năm).
Lấy củ kiệu trong hũ bằng đũa hoặc thìa mới, chưa có ai sử dụng. Điều này không chỉ giúp bảo quản củ kiệu; mà còn sạch sẽ, vệ sinh hơn.
Trên đây là 4 cách làm củ kiệu miền tây đơn giản nhất nhưng vẫn giúp kiệu giòn ngon, chua ngọt đậm vị nhất có thể. Hãy khiến cho mâm cơm gia đình nhà bạn tràn ngập, đủ đầy không khí Tết. Và hãy khiến tình cảm gia đình tăng lên bằng những hủ kiệu ngâm thơm ngon, giòn sần sật bạn nhé!
Để có một cái Tết trọn vẹn hơn với nồi thịt kho hột vịt ngon lành, ai ăn cũng khen; hãy tham khảo 2 cách làm thịt kho hột vịt được hướng dẫn vô cùng chi tiết bên dưới đây nhé!
1. Cách làm thịt kho hột vịt nước dừa ngày Tết
Nguyên liệu
1kg thịt ba rọi heo.
10 quả trứng vịt/gà/cút.
700ml nước dừa tươi.
600ml nước lọc.
Vài củ hành tím, tỏi, ớt sừng.
Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm, nước màu đường, đường phèn, chanh.
Cách làm thịt kho hột vịt nước dừa ngày Tết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa thịt heo với nước muối loãng. Sau đó rửa lại với nước thường rồi cắt cắt nhỏ thành khối vừa ăn (khoảng 4-5 cm).
Luộc trứng rồi bóc vỏ.
Hành tím và tỏi bóc vỏ, 1 nửa băm nhuyễn, 1 nửa dập dập.
Ớt sừng bỏ cuống, băm nhuyễn.
Các nguyên liệu đã được sơ chế
Bước 2: Ướp thịt kho
Ướp 1kg thịt heo với 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, 1 muỗng canh bột ngọt, 3 muỗng canh nước màu đường, hành tỏi ớt sừng băm.
Trộn đều và để hỗn hợp ướp thịt trong vòng 1 tiếng.
cách làm thịt và trừng ướp để kho
Bước 3: Tiến hành kho thịt
Bắt một cái nồi lớn, cho dầu ăn vào nồi, rồi tiếp đến cho hành tỏi đập dập vào đảo đều. Để dầu nóng thì cho thịt đã ướp vào, đảo đều.
Tiếp đến bạn thêm 700ml nước dừa, 300ml nước lọc. Ở 30 phút đầu, bạn đun với lửa to vừa và hớt bọt thường xuyên.
Sau 30 phút bạn cho tiếp 300ml nước lọc vào và đun lửa nhỏ trong 1 tiếng. Cứ mỗi 5 phút, bạn đảo thịt 1 lần để thịt không bị cháy ở cạnh.
Tiếp đó thêm trứng vào, chỉnh lửa thật nhỏ và đun thêm 30-60 phút nữa. Cuối cùng bạn nêm vào thêm 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường phèn vào, đợi đường tan rồi tắt bếp.
Quá trình làm thịt kho hột vịt đúng cách
Bước 4: Thưởng thực thành phẩm
Vậy là bạn đã biết cách làm thịt kho hột vịt nước dừa ngày Tết chuẩn vị miền Tây Nam bộ rồi đấy. Hãy cùng thưởng thức món thịt kho này với món củ kiệu ngâm chua với người thân thì còn gì bằng nữa.
2. Cách làm thịt kho hột vịt không cần nước cốt dừa
Nguyên liệu
1kg thịt ba rọi heo.
10 quả trứng vịt/gà/cút.
½ trái chanh.
½ muỗng canh nước mắm.
Vài củ hành tím, tỏi, ớt sừng.
Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, đường phèn.
Cách làm thịt kho hột vịt không cần nước dừa
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm thịt heo trong nước muối pha loãng. Sau đó rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo nước. Bạn cắt thịt thành miếng vừa ăn, cho vào tô to.
Trứng mua về bạn rửa sạch qua nước lạnh, cho vào nồi nước sôi đem luộc trên lửa vừa khoảng 15 phút đến khi chín, sau đó bóc vỏ.
Chanh, hành, tỏi, ớt bạn rửa sạch. Ớt cắt cuống, bạn bóc vỏ và băm nhỏ hành tỏi. Hành lá rửa sạch đem cắt nhỏ.
Cắt thịt thành khối vừa ăn để kho
Bước 2: Ướp thịt
Ướp thịt với 3 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê hạt nêm, hành tỏi băm nhuyễn và 1/2 trái chanh vắt lấy nước cốt (tương đương 1 muỗng cà phê nước cốt chanh).
Trộn đều cho gia vị hoà lẫn vào nhau và áo đều lên thịt. Ướp thịt ít nhất 30 phút cho thịt thấm đều gia vị.
Bước 3: Làm nước màu
Bắc nồi lên bếp để lửa lớn và làm nóng bằng 1 muỗng canh dầu ăn.
Khi dầu đã sôi nóng, bạn cho vào nồi 2 muỗng cà phê đường, cho thêm 1/2 bát nước vào khuấy đều tay cho đường tan với nước.
Các bạn mở lửa to lên nhé. Rồi trong lúc nấu hãy liên tục liên tục đảo đều. Nếu không đường sẽ bị vón cục ở dưới đáy.
Khoảng từ 5-7 phút bạn bắt đầu cho nước cốt chanh vào. Hãy nhớ đảo đều tay trong suốt quá trình làm nước thắng. Khi vắt chanh vào thì đường sẽ chuyển dần sang màu nâu.
Cách làm nước màu cho món thịt kho hột vịt
Bước 4: Kho thịt với trứng
Khi nước màu đã lên màu đẹp, bạn cho thịt đã ướp vào đảo đều cho nước màu áo đều lên thịt.
Đun lửa lớn cho đến khi thấy thịt hơi săn lại thì bạn cho trứng luộc đã bóc vỏ vào.
Đổ nước vừa ngập trứng và thịt, đun lửa lớn trong 15 phút thấy nước kho sôi lớn thì bạn nêm 1/2 muỗng canh nước mắm vào. Hạ lửa vừa và nấu tiếp 15 phút nữa.
Sau thời gian nấu, bạn thấy thịt trứng đã chín, đều màu đẹp mắt và nếm thấy món ăn vừa miệng là được. Tắt bếp và dọn món ăn ra đĩa, rắc chút hành lá lên trên và chuẩn bị thưởng thức thôi nào.
Bước 5: Thưởng thực thành phẩm
Với cách làm thịt kho hột vịt như trên, bạn không cần dùng đến nước dừa nhưng vẫn giúp thịt kho có màu vàng đẹp mà vẫn thơm phưng phức.
Thành phẩm sau khi làm thịt kho hột vịt không cần nước dừa đúng cách
[inline_article id=267162]
3. Một số lưu ý để kho thịt thơm ngon hơn
Nên dùng nước sôi hoặc nước ấm để kho thịt, để thịt đều màu hơn.
Không nên kho thịt ở nhiệt độ quá lớn mà chỉ nên để ở lửa nhỏ liu riu.
Khi kho thịt, không nên đậy nắp kín, nếu không nước thịt sẽ bị đục.
Nếu muốn thịt nhanh mềm, bạn có thể sử dụng baking soda hoặc giấm.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm thịt kho hột vịt nước dừa ngày Tết và cách làm thịt kho hột vịt không cần nước dừa vẫn đậm đà mềm ngọt, cực chuẩn vị, thơm ngon, hấp dẫn cực kì đơn giản và dễ thực hiện mà ai cũng có thể làm được. Chúc các bạn thành công với công thức này nhé!
Vậy tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng trong năm 2023 có vận hạn như thế nào? Và diễn biến của từng tháng trong năm 2023 ra sao? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay dưới đây,
1. Tổng quan tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023
– Tuổi cần xem tử vi năm Quý Mão 2023:
Năm sinh: 1993.
Cầm tinh: Con gà.
Giới tính: Nữ mạng.
Tuổi âm lịch: 31 tuổi.
Địa chi tuổi: Dậu Kim.
Cung mệnh: Nữ Cung Cấn.
Thiên can tuổi: Thiên can Quý – Hành Thủy.
– Năm xem tử vi:
Mạng: Kim gặp mệnh Kim – Bình hòa.
Vận niên: Dương thảo ngạn (Dê trên bờ cỏ).
Sao hạn: Thái Âm chiếu mệnh, hạn Tam Kheo.
Thiên can năm: Quý Thủy.
Địa chia năm: Mão Mộc.
Ngũ hành năm: Kim Bạch Kim.
Kim Lâu: Không phạm Kim Lâu.
Tam Tai: Không phạm Tam Tai.
Hoang Ốc: Không phạm Hoang Ốc
Chiếu theo lịch vạn niên, năm Quý Dậu bắt đầu từ 23/01/1993 – 09/02/1994 dương lịch. Người sinh ra trong khoảng thời gian này sẽ thuộc tuổi Quý Dậu, cầm tinh con Gà. Thiên can Quý đi với địa Chi Dậu mang ý nghĩa là Lâu Túc Kê (Gà gác nhà).
Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 năm 2023 nữ mạng (năm Quý Mão) có thể được giải đoán dựa trên nhiều yếu tố phong thủy đặc biệt: Can chi năm sinh Âm Lịch, ngũ hành bản mệnh năm 1993, Cửu Diệu lưu niên, vận hạn tuổi… Chi tiết vận trình số mệnh của nữ mạng Quý Dậu 1993 trong năm Quý Mão 2023 có thể được dự đoán như sau:
Về ngũ hành: Nữ mạng tuổi Qúy Dậu thuộc mệnh Kim, cụ thể là Kiếm Phong Kim (Vàng Mũi Kiếm), có mối quan hệ bình hòa với mệnh Kim Bạch Kim (Vàng Pha Bạc) của năm Quý Mão. Năm sinh của mệnh chủ với năm 2023 có thiên can giống nhau là Quý, tương đối tốt lành. Về tổng quan, năm Quý Mão 2023 hứa hẹn sẽ mang tới cho nữ Quý Dậu sự nghiệp thành công, cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Năm Quý Mão 2023, vận số của nữ Qúy Dậu sẽ được sao Thái Âm phù hộ. Nhờ đó, mệnh chủ không chỉ có tài lộc hanh thông mà còn có sức khỏe dồi dào, gia đạo hạnh phúc.
2. Luận giải Tử vi năm 2023 tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng trên các phương diện
2.1 Tài chính
Theo tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023 thì tài vận là một trong những phương diện khởi sắc mang đến nhiều niềm vui cho quý cô. Năm tới nếu nữ 1993 biết cách nắm bắt cơ hội, đầu tư thông minh thì sẽ thu được thành quả lớn.
Mặt khác, đối với những dự định đầu tư lớn; bạn cần tính toán kỹ càng, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý để tránh thất thoát tiền tài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên để dành một khoản tiết kiệm nhất định đề phòng ngừa khi bất trắc.
2.2 Sức khỏe
Trong năm 2023 Quý Mão, tử vi tuổi Quý Dậu nữ mạng 1993 trên phương diện sức khỏe là rất tốt. Tuy nhiên, bạn vẫn nên áp dụng nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Nên tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh; cũng như thường xuyên rèn luyện sức khỏe.
Bên cạnh thể chất, thì bạn cũng đừng quên chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình. Giữ cho tâm trạng lạc quan, cởi mở; thậm chí bạn cũng nên đọc sách để dễ dàng cởi mở hơn nữa với mọi người.
Luận giải tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng trên các phương diện năm 2023
2.3 Tình duyên
Luận giải tử vi tuổi Quý Dậu năm 2023 nữ mạng trên phương diện tình duyên gia đình, năm nay bạn có thể đến được với người mình yêu; hoặc kết hôn với người yêu hiện tại.
Nữ 1993 Quý Dậu thường được xem là người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Mặc dù cãi vã trong chuyện tình cảm là điều khó tránh khỏi, nhưng đặc biệt là nữ Quý Dậu 1993 sẽ luôn biết cách hóa giải; và giúp cho hai người thấu hiểu nhau hơn.
Năm mới Quý Mão 2023, theo tử vi của tuổi Quý Dậu nữ mạng 1993 trên phương diện công việc sự nghiệp sẽ có một bước chuyển mình quan trọng. Mọi việc sẽ thuận buồm xuôi gió.
Nhờ vào tinh thần trách nhiệm vốn có của nữ Quý Dậu 1993, nên bạn sẽ luôn được cấp trên tin tưởng; đồng nghiệp hỗ trợ. Trong năm mới 2023; bạn sẽ cực kỳ thuận lợi trong công việc.
Để cho mọi sự diễn ra tốt đẹp hơn, nữ Quý Dậu 1993 nên tìm người hợp tuổi để hợp tác làm ăn. Nữ 1993 nên làm ăn với những người có mệnh Thổ như tuổi Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tý, Tân Sửu, Canh Ngọ, Tân Mùi. Đây là các tuổi hợp làm ăn với Quý Dậu vì họ như là quý nhân, trợ giúp, phù trợ cho công việc.
3. Xem sao hạn Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023
3.1 Xem tử vi 2023 Quý Dậu nữ mạng theo Can chi, ngũ hành
Nhìn chung, tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng trong năm 2023 được dự đoán như sau:
Xét về Thiên can: Quý Dậu gặp Quý Mão nghĩa là được quý nhân phù hợp; lúc khó khăn không phải một mình mà có người chống lưng. Năm nay, bạn cũng sẽ bắt gặp nhiều cơ hội hợp tác làm ăn với tỷ lệ thành công cao.
Xét về Địa chi: Dậu gặp Mão lâm cục diện Xung Thái Tuế, các dự định trong công việc có thể gặp nhiều thử thách. Sức khỏe sẽ là điều bạn cần chú ý nhiều do bất ổn; tiền bạc cần tính toán cẩn trọng.
Xét về ngũ hành: Nữ mạng tuổi Quý Dậu thuộc mệnh Kim, cụ thể là Kiếm Phong Kim (Vàng Mũi Kiếm); có mối quan hệ bình hòa với mệnh Kim Bạch Kim (Vàng Pha Bạc) của năm Quý Mão. Năm sinh của bạn với năm 2023 có thiên can giống nhau là Quý, tương đối tốt lành.
Về tổng quan: Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 trong năm mới Quý Mão 2023 hứa hẹn sẽ mang tới cho bạn sự nghiệp thành công; cuộc sống bình an; hạnh phúc.
Năm Quý Mão 2023, vận số của nữ Quý Dậu sẽ được sao Thái Âm phù hộ. Nhờ đó, bạn không chỉ có tài lộc hanh thông; mà còn có sức khỏe dồi dào; gia đạo hạnh phúc.
Xem sao hạn trong tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023
3.1 Xem Tử vi tuổi Quý Dậu năm 2023 nữ mạng theo sao hạn
– Theo sao chiếu mạng: Sao Thái Âm
Năm 2023 có sao Thái Âm chiếu mạng rất tốt, giúp quý cô có thêm nhiều may mắn, niềm vui và hạnh phúc về tinh thần. Hơn nữa, tài chính không là mối bận tâm, ước mơ của quý cô cũng sẽ thành hiện thực.
Trong năm Quý Mão 2023, vận trình số mệnh của nữ Quý Dậu được sao Thái Âm chiếu mệnh nên sẽ phất lên như diều gặp gió. Thái Âm là cát tinh chủ về tài lộc dồi dào, công danh sự nghiệp thăng tiến.
Ngoài ra, cát tinh này còn tạo thêm cơ hội cho quý cô kiếm tiền nhờ vào bất động sản. Nếu thấy hứng thú với hạng mục này, bản mệnh có thể thử sức. Sao Thái Âm còn mang đến cát lợi đối với người đang trong độ tuổi kết hôn như nữ Quý Dậu. Nếu quý nữ lên xe hoa trong năm Quý Mão 2023 thì sẽ có hôn nhân bền lâu, gia đạo êm ấm.
Cách cúng sao Thái Âm:
Sắm lễ: 7 cây nến, hoa quả, trà nước, bánh trái và 3 cây nhang.
Thời gian hành lễ: Ngày 26 âm lịch hàng tháng hoặc dịp đầu năm mới.
Thực hành nghi lễ: Khi cúng quay mặt về hướng chính Tây và khấn: “Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân”.
– Theo niên hạn: Hạn Tam Kheo
Theo tử vi trọn đời, tuổi Quý Dậu nữ mạng 1993 trong năm 2023 chịu ảnh hưởng của hạn Tam Kheo. Đây là hạn liên quan đến vấn đề sức khỏe. Chính vì thế, bạn cần đặc biệt lưu tâm đến các vấn đề xương khớp, tiêu hóa,..
Cách để giải hạn Tam Kheo là bạn phải luôn đặt ưu tiên cho sức khỏe. Bổ sung thực phẩm chức năng; ăn uống đều độ; duy trì cân nặng phù hợp; và sắp xếp lịch tập thể thao mỗi tuần. Để tiện biết cân nặng bao nhiêu là phù hợp, bạn xem thêm bảng chiều cao cân nặng chuẩn của phụ nữ.
3.3 Xem Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 năm 2023 nữ mạng theo tứ trụ
Thiên Thuận – Địa Sinh: Theo tử vi tuổi Quý Dậu năm 1993 nữ mạng 2023, bạn được mãn nguyện như ý trong phương diện công danh sự nghiệp. Dù bạn có gặp phải khó khăn trong công việc thì cũng sẽ có người giúp đỡ.
3.4 Xem Tử vi năm 2023 tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng theo vận niên
Theo tử vi của tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng Vận niên trong năm 2023 là Dương Thảo Ngạn – Dê bên bờ cỏ.
Điềm báo lành về một cuộc sống sung túc, thịnh vượng đối với nữ Qúy Dậu. Bạn được công thành danh toại, có tài vận hanh thông, tiền bạc dư dả. Nếu muốn giữ cho thành công luôn vững bền, bạn KHÔNG NÊN thể hiện thái độ kiêu căng, ngạo mạn.
3.5 Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 năm 2023 nữ mạng: Cách hóa giải sao hạn
Để sức mạnh phong thủy của cát tinh càng thêm cường thịnh, người xưa thường làm lễ nghênh sao đầu năm. Nữ Quý Dậu có thể chọn ngày tháng phù hợp để làm lễ nghênh sao Thái Âm trong năm Quý Mão 2023. Chỉ cần bạn thành tâm là có thể nhận được sự phù hộ của thần linh và tổ tiên.
Cách giải hạn Tam Kheo cho nữ Quý Dậu năm 2023:
Về sức khỏe: Đi lại cẩn thận, tránh xảy ra các tai nạn giao thông bất ngờ.
Về tinh thần: Giữ thái độ bình tĩnh, tránh nóng vội để tránh đưa ra quyết định sai lầm.
Về tâm linh: Gia chủ nên thường xuyên đi chùa, thắp hương lễ Phật để tìm sự bình an trong cuộc sống. Đồng thời giúp tâm hồn trở nên tâm tịnh; phần nào giảm áp lực từ cuộc sống.
3.6 Xem vận hạn tuổi Quý Dậu năm 2023 nữ mạng theo tuổi âm
Tam Tai 2023: Tuổi Quý Dậu không phạm Tam Tai; các khía cạnh cuộc sống ít bị xáo trộn do gặp phải những khó khăn ngoài kiểm soát.
Kim Lâu 2023: Tuổi Quý Dậu không phạm Kim Lâu; thích hợp cho việc mua hoặc làm nhà và tính chuyện cưới hỏi.
Hoang Ốc 2023: Tuổi Quý Dậu không phạm Hoang Ốc; vì thế nếu mua hoặc xây dựng nhà cửa trong năm không bị phạm kỵ.
Sau khi luận giải Tử vi tuổi Quý Dậu 1993 năm 2023 nữ mạng trên các phương diện; vấn đề phong thủy của nữ mạng Quý Dậu là như thế nào? Mệnh chủ đọc tiếp nhé.
4. Phong thủy dành cho tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023
4.1 Vật phẩm phong thủy
Trong năm 2023 Quý Mão, vật phẩm phong thủy của nữ Quý Dậu 1993 là mặt Phật Bất Động Minh Vương. Đây là vật phẩm mà nữ Quý Dậu 1993 nên giữ bên mình, để cuộc sống được bình an; và công việc suôn sẻ.
4.2 Màu sắc hợp phong thủy
Theo tử vì màu sắc hợp phong thủy của nữ mạng Quý Dậu 1993 trong năm 2023 là Màu vàng và nâu đất thuộc Thổ.
Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Quý Dậu 1993 thuộc mệnh Kim, vậy nên có màu bản mệnh thuộc hành Kim và màu tương sinh thuộc hành Thổ.
Màu tương sinh: Màu vàng và nâu đất thuộc Thổ.
Màu tương hợp: Bạc, xám bạc, trắng, bạch kim.
Màu tương khắc: Màu đỏ, cam, hồng, tím.
4.3 Hướng xuất hành
Theo tử vi năm 2023, nữ mạng tuổi Qúy Dậu 1993 thuộc cung Cấn – Tây Tứ mệnh. Nên nếu muốn vạn sự bình an khi xuất hành nên chọn các hướng sau: Tây Nam (sinh khí), Tây (diên niên), Tây Bắc (thiên y), Đông Bắc (phục vị).
4.4 Tuổi xông nhà
Khách đến xông vào ngày mồng một tết rất quan trọng, việc chọn đúng người xông đất, xông nhà sẽ giúp tăng tài khí cho gia chủ.
Theo ngũ hành, con giáp trong bộ Tam Hợp Tỵ – Dậu – Sửu có thể mang đến may mắn. Vì vậy, nữ Quý Dậu nên chọn người xông đất là tuổi Tỵ hoặc Sửu. Nữ Quý Dậu mệnh Kim sẽ gặp nhiều điều cát tường nếu chọn người xông đất mệnh Thổ hoặc Kim.
Người nữ sinh năm 1993 sẽ gặp nhiều may mắn khi chọn những người thuộc trong bộ địa chi nhị hợp Ngọ – Mùi; và bộ địa chi tam hợp Hợi – Mão – Mùi để xông nhà; xông đất ngày Dậu năm.
5. Diễn biến tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng theo từng tháng năm 2023
Bên cạnh những thông tin trên, bạn có thể xem thêm diễn biến tử vi của nữ mạng tuổi Quý Dậu 1993 trong từng tháng năm 2023 nhé. Cụ thể diễn biến như sau:
Tháng 1: Mệnh chủ nên tập trung cho công danh sự nghiệp vào đầu năm. Thành tâm lễ Phật, làm công đức thì ắt sẽ tránh được vận hạn.
Tháng 2: Tránh ôm quá nhiều việc cùng một lúc; hoặc thức khuya làm việc quá sức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Tháng 3: Trong tháng này, nữ Quý Dậu dễ gặp điều may; cũng như tin vui đến liên tục.
Tháng 4: Tài vận hanh thông, công danh sự nghiệp thăng tiến, gia đạo bình an.
Tháng 5: Cẩn thận bảo quản tài sản cá nhân khi xuất hành xa. Công việc làm ăn gặp đôi chút khó khăn nhưng may mắn được quý nhân giúp đỡ.
Tháng 6: Cẩn thận chi tiêu, đề phòng hao tài tốn của, không nên nghe theo lời dụ dỗ kẻ gian để tránh tiền mất tật mang.
Tháng 7: Sự nghiệp dần khởi sắc, bạn nhanh chóng lấy lại sự tự tin với cuộc sống.
Tháng 8: Tiền bạc dư dả, gia đình sung túc, ấm no. Tranh thủ lúc thời vận lên cao trong tháng này để tiến hành đại sự dễ gặt hái thành quả tốt đẹp.
Tháng 9: Sức khỏe dồi dào, tinh thần an nhiên, vui vẻ. Mệnh chủ nên dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Tháng 10: Công việc làm ăn có tiến triển tích cực, mang đến nhiều lợi nhuận.
Tháng 11: Hạn chế tranh cãi, chuyện bé xé ra to khi mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình. Hãy ăn nói nhẹ nhàng; nhường nhịn để hóa giải mâu thuẫn.
Tháng 12: Không nên đưa ra quyết định quan trọng trong công việc khi chưa suy xét kỹ lưỡng.
Diễn biến tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng theo từng tháng năm 2023
6. Câu hỏi thường gặp về tử vi tuổi Quý Dậu 1993 nữ mạng năm 2023
Phạm Thái Tuế không? Trong năm Quý Mão 2023, nữ mạng tuổi Qúy Dậu phạm hạn Xung Thái Tuế, gặp đôi chút trục trặc trong công việc.
Phạm Tam Tai không? Năm Qúy Mão không phải là năm Tam Tai của tuổi Qúy Dậu, nên mệnh chủ vẫn được thuận lợi trong các phương diện tài vận, gia đạo và sức khỏe.
Phạm Kim Lâu không? Năm 2023, nữ mạng Quý Dậu 31 tuổi âm, không phạm hạn Kim Lâu.
Phạm Hoang Ốc không? Trong năm 2023, nữ mạng tuổi Qúy Dậu bước sang tuổi 31 âm, không phạm vào hạn Hoang Ốc, gặp cung Tứ Tấn Tài.
Nhìn chung tử vi năm 2023 của nữ mạng tuổi Quý Dậu 1993 là vô cùng tốt. Để biết có tốt hơn năm trước hay không; bạn có thể xem lại tử vi tuổi Quý Dậu 1993 năm 2022 nữ mạng.
Những thắc mắc của mọi người bây giờ là còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán (tết ta) 2023? Và lịch nghỉ tết năm 2023 là mấy ngày? Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu ngay nhé.
1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2023?
Năm 2022 có 365 ngày, và nếu tính từ ngày 29/12 thì sẽ còn 2 ngày nữa đến đêm giao thừa Tết Dương Lịch 2023, tức là ngày 31/12/2022 (Thứ 7). Và còn 3 ngày nữa sẽ bước sang năm mới 2023, ngày 1/1/2022 (Chủ nhật).
2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2023?
Bên cạnh ngày Tết Dương Lịch, câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều hơn chính là còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa Tết âm lịch 2023. Hay còn gọi là ngày 30 Tết Quý Mão.
Chiếu theo âm lịch, năm Nhâm Dần 2022 là năm con Hổ với tổng cộng là 354 ngày, và để bước sang năm mới Tết 2023 Quý Mão sẽ tính từ ngày 4/12 âm lịch (tức 26/12 dương lịch). Theo đó, chúng ta sẽ còn 25 ngày nữa đến Tết Nguyên Đán (mùng 1); và sẽ còn 24 ngày nữa đến đêm giao thừa âm lịch.
Chiếc theo dương lịch, ngày 30 Tết Quý Mão sẽ là ngày 21/1/2023 dương lịch (Thứ 7); và ngày mùng 1 Tết Quý Mão sẽ là ngày 22/1/2023 dương lịch (Chủ nhật).
[key-takeaways title=”Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch?”]
Mùng 1 Tết 2023 là ngày 22/1/2023 dương lịch, rơi vào ngày Chủ nhật.
Tết Dương lịch 2023 học sinh; và người lao động được nghỉ mấy ngày?
Theo điều 115 của Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ Tết Dương lịch hằng năm, tức là vào ngày 01 tháng 01 Dương lịch.
Tuy nhiên, Tết dương lịch ngày 1/1/2023 rơi vào nhằm ngày Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ Tết Dương lịch tổng cộng là 2 ngày: Chủ nhật (1/1/2023) và Thứ hai (2/1/2023).
Theo đó, các trường học cũng cho học sinh được nghỉ Tết Dương lịch là 2 ngày.
3.2 Lịch nghỉ Tết âm lịch 2023
Thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2023 theo thông báo chính thức của Bộ luật Lao động sẽ kéo dài 7 ngày (từ 20/1/2023 đến 26/1/2023). Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào một số nơi làm việc, mà sẽ được chia ra làm 2 phương án nghỉ tết như sau:
Phương án 1 nghỉ Tết 7 ngày. Chiếu theo dương lịch là tính từ thứ Sáu, ngày 20/1/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023. Chiếu theo âm lịch sẽ là 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).
Phương án 2 nghỉ Tết 8 ngày. Chiếu theo dương lịch là tính từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023. (Tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).
Sau khi bạn đã biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch; và Tết âm lịch. Tiếp theo đây, Marrybaby sẽ chia sẻ với bạn về cách bày mâm ngũ quả đẹp, để gia đình bạn cùng đón một năm mới thật sung túc nhé.
Biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết sẽ giúp bạn dễ dàng chủ động trong việc đi chợ và tìm mua được những trái cây còn mới, trái to, để trưng bày mâm ngũ quả cho đẹp. Dưới đây là những gợi ý về cách bày mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả miền Bắc – Chuối xanh, bưởi vàng, quả ớt, quả đào, nho đen tượng trưng cho Ngũ hành
Mâm ngũ quả miền Nam – “Cầu sung vừa đủ xài”
Mâm ngũ quả người miền Trung – Chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài,..
5. Các câu chúc Tết hay và ý nghĩa dành cho bạn bè, gia đình
Biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để bạn chuẩn bị thật kỹ lưỡng những câu chúc thật hay và nhiều ý nghĩa đó nha.
1. Năm mới, công việc như ý, giàu sang phú quý.
2. Chúc Tết đến trăm điều như ý – Mừng xuân sang vạn sự thành công.
3. Chúc mừng năm mới 2023. Chúc gia đình hạnh phúc, tấn tài tấn lộc, tấn an khang.
4. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Happy New Year 2023!
5. Năm hết Tết đến đón hên về nhà. Quà cáp bao la. Một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài.
6. Con kính chúc ba má sức khỏe dồi dào, lúc nào cũng “tươi trẻ” như thời mới yêu. Mong nhà mình lúc nào cũng quây quần, chị em chúng con luôn được nghe tiếng cười đùa vui vẻ của ba mẹ.
7. Chúc mẹ một mùa xuân tràn đầy sức khoẻ, hạnh phúc và may mắn, vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi để tận hưởng niềm vui và mỗi năm mẹ lại đem mùa xuân về cho gia đình.
8. Năm hết Tết đến, rước lộc vào nhà, quà cáp bao la, mọi nhà no đủ, vàng bạc đầy tủ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai sum vầy hạnh phúc.
Nội dung trên là những thông tin mà được phần lớn người mọi người quan tâm như còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2023. Và những thắc mắc khác như lịch nghỉ tết dương lịch và âm lịch 2023 là mấy ngày,…
Hy vọng, nội dung trên đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn về chủ đề Tết.
3 chiếc mũ Táo quân: 2 chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, 1 chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn.
Các món ăn: 1 con gà luộc (hoặc thịt luộc), 1 con cá chép (hoặc cá lóc) nướng mọi, 1 đĩa trái cây,, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 ấm trà, 3 chén rượu và trầu cau.
Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, cách chuẩn bị lễ vật và hình thức cúng ông Táo sẽ có sự khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc, bạn sẽ mua thêm 1 con cá chép sống để phóng sanh; ở miền Trung sẽ có ngựa giấy; ở miền Nam thì đơn giản hơn, vì sẽ chỉ có giấy tiền vàng mã và mâm cỗ.
1.2 Nghi thức cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo đơn giản, chuẩn nghi thức
Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã.
Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc nướng mọi), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng (trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch).
Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà, mà bạn có thể cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp; hoặc sáng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Tiếp theo, để bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn về các lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo bao gồm những gì; bạn có thể xem cụ thể sự khác nhau về lễ vật cúng Táo theo từng vùng miền, cụ thể là 3 miền Bắc, Trung, Nam nhé.
2.1 Mâm cúng ông Táo miền Bắc
Mâm cúng ông Táo miền Bắc bao gồm những lễ vật gì? Ở miền Bắc, các lễ vật vàng mã sẽ có khác so với miền Nam và miền Trung
Ở miền Bắc, người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.
Lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo ở miền Bắc bao gồm những gì? Và khác nhau như thế nào so với 2 miền còn lại?
Thông thường mâm cúng ông Táo ở miền Bắc cũng bao gồm: vàng mã; cá chép; bộ mũ; áo của các Táo; xôi; chè; hay làm cả mâm cơm cúng có đủ món gà luộc; canh măng; thịt đông; chả giò,…
Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là ở miền Bắc lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Nếu là cá chép sống sau khi cúng xong sẽ mang ra sông, suối để phóng sanh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.
2.2 Mâm cúng ông Táo miền Trung
Mâm cúng ông Táo miền Trung bao gồm những lễ vật gì? Bên cạnh mâm cúng ông Táo, người miền Trung thường bày thêm ngựa giấy để đốt cầy may
Người miền Trung thường cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đặc biệt là mọi người luôn thay cát mới cho lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.
Khác với miền Bắc và miền Nam, mâm cúng ông Táo của người miền Trung thường KHÔNG CÓ giấy tiền vàng mã, thay vào đó họ chọn dâng lên ông Táo một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ; và đi cùng với một số lễ vật khác.
Sau khi cúng ông Táo xong, gia chủ người miền Trung thường sẽ tiễn các tượng ông Táo cũ khỏi bàn thờ bếp để đặt vào các chùa miếu gần đó; hoặc dưới gốc cây cổ thụ. Sau đó họ sẽ chọn rước 3 tượng ông Táo mới để đặt lại vị trí đó cho một năm mới.
Mâm cúng ông Táo miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo miền Nam sẽ thường có cá lóc nướng trui
Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.
Mâm cúng ông Táo người miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo của người miền Nam thường có các món như: đậu phộng; kẹo vừng; nem; giò; bánh chưng; hành muối; gà luộc, cá lóc nướng; và đi cùng là một bộ “cò bay, ngựa chạy”.
Miền Bắc thường cúng cá chép, còn miền Nam mọi người sẽ thường cúng cá lóc nướng trui.
Bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu kỹ hơn bệnh bạch tạng là gì? Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch tạng là gì? Cũng như tất tần tần mọi thứ về bệnh bạch tạng ở bài viết này nhé!
1. Bệnh bạch tạng là bệnh gì?
Bạch tạng (Albinism) làbệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Gen này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase – một loại enzyme tham gia vào việc sản xuất melanin. Melanin là sắc tố quy định màu sắc của da, tóc, mắt của con người; đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da.
Chính vì thế, những người bị bạch tạng sẽ có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Hầu hết những người bị bệnh bạch tạng đều rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời cũng như dễ có nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
2. Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết bệnh bạch tạng là gì?
Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết của bệnh bạch tạng là gì?
Các biểu hiện và dấu hiệu của bệnh bạch tạng gồm có:
Da trắng, sáng: Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh bạch tạng là nước da trắng, sáng màu hơn bình thường. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trên da của người bệnh bạch tạng còn xuất hiện tàn nhang, nốt ruồi (nâu, đen hoặc hồng) hoặc đốm tàn nhang lớn.
Tóc màu trắng hoặc nâu: Màu tóc của người mắc bệnh bạch tạng là gì? Người bị bạch tạng có màu tóc từ trắng hoặc nâu. Những người gốc Phi hoặc gốc Á mắc bệnh bạch tạng có thể có màu tóc vàng, đỏ hoặc nâu.
Màu mắt nhợt nhạt: Do thiếu sắc tố nên lông mi và lông mày của người bạch tạng thường nhợt nhạt. Màu mắt của họ khác nhau, từ màu xanh nhạt đến nâu và có thể thay đổi theo tuổi tác.
Tầm nhìn hạn chế: Giảm thị lực là triệu chứng chung của những người bị bệnh bạch tạng. Họ thường gặp các vấn đề về mắt gồm: mắt cử động qua lại liên hồi (rung giật nhãn cầu); hai mắt không thể nhìn cùng một hướng khác (lác); cận thị hoặc viễn thị, nhạy cảm với ánh sáng hoặc nhãn cầu có độ cong bất thường gây mờ mắt.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng và các phân loại bệnh
3.1 Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng là gì?
Nguyên nhân gây bệnh bạch tạng ở người là do đột biến những gen tạo ra melanin. Đột biến gen có thể khiến cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không có hắc tố; hoặc giảm đáng kể lượng hắc tố melanin.
3.2 Các phân loại của bệnh bạch tạng
Cách phân loại các loại bệnh bạch tạng là gì? Các loại bệnh bạch tạng được phân loại dựa trên cách chúng được di truyền và gen bị ảnh hưởng:
Bệnh bạch tạng ở Mắt – da (OCA): Đây là loại bạch tạng phổ biến nhất. Những người bị OCA có tóc, da và mắt rất nhợt nhạt cũng như các vấn đề về thị lực. Nguyên nhân là do sự đột biến ở một trong bảy gen, được đánh dấu từ OCA1 đến OCA7.
Bệnh bạch tạng ở Mắt (OA): Bệnh bạch tạng ở mắt ít phổ biến hơn nhiều so với OCA. Bệnh bạch tạng ở mắt chỉ ảnh hưởng đến mắt của người bệnh. Những người bị viêm khớp thường có mắt xanh. Đôi khi màu mắt của bệnh nhân rất nhạt, để lộ các mạch máu trong mắt nên mắt có thể có màu đỏ hoặc hồng. Màu da và tóc của bạn thường bình thường.
Bạch tạng do Hội chứng Hermansky-Pudlak : Hội chứng Hermansky-Pudlak, hay HPS, là một loại bệnh bạch tạng bao gồm một dạng OCA cùng với rối loạn máu , các vấn đề về bầm tím và các bệnh về phổi, thận hoặc ruột.
Bạch tạng do Hội chứng Chediak -Higashi : Hội chứng Chediak-Higashi là một loại bệnh bạch tạng bao gồm một dạng OCA cùng với các vấn đề về miễn dịch và thần kinh.
4. Những câu hỏi thường gặp khi mắc bệnh bạch tạng là gì?
4.1 Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?
Nếu không được kiểm soát tốt ngay từ đầu, bệnh bạch tạng ở người có thể dẫn đến một số biến chứng liên quan đến da, thị lực và cảm xúc bao gồm:
Mắt: Các vấn đề về thị giác có thể ảnh hưởng đến học tập, việc làm và khả năng lái xe.
Da: Cháy nắng là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh bạch tạng vì nó có thể tạo điều kiện phát triển dày sừng ánh sáng hoặc thậm chí là ung thư da.
Cảm xúc: Một số người mắc bệnh bạch tạng có thể bị phân biệt đối xử. Điều này những người mắc bệnh bạch tạng thường có thể có tác động tiêu cực đến những người mắc bệnh này.
Bạch tạng là căn bệnh tương đối phổ biến. Nó có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạch tạng là một căn bệnh di truyền. Nếu một người trong gia đình bạn bị bệnh bạch tạng, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Tuy nhiên, bệnh bạch tạng vẫn có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây nên. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết phương pháp kiểm soát rủi ro mắc bệnh bạch tạng là gì.
4.3 Bị bệnh bạch tạng sống được bao lâu?
Hầu hết, những người mắc bệnh bạch tạng sống một cuộc sống bình thường. Họ có tuổi thọ tương đương với mọi người xung quanh. Chỉ những người mắc hội chứng Hermansky-Pudlak và hội chứng Chediak-Higashi có nguy cơ bị rút ngắn tuổi thọ do các triệu chứng liên quan.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ đặt ra câu hỏi là liệu bệnh bạch tạng có lây nhiễm được hay không? Bệnh bạch tạng lây qua con đường là gì? Và câu trả lời là bệnh không có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp. Đây là một bệnh di truyền, nếu cha hoặc mẹ mang gen bạch tạng thì mới có khả năng truyền bệnh sang con.
4.5 Bệnh bạch tạng có thể chữa không?
Câu trả lời là KHÔNG. Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra cách chữa bệnh bạch tạng triệt để. Điều trị bệnh bạch tạng chỉ có thể làm giảm triệu chứng và ngăn tổn hại do ánh nắng mặt trời.
5. Chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh bạch tạng
5.1 Những kỹ thuật y tế dùng trong chẩn đoán bệnh bạch tạng là gì?
Để chẩn đoán bạn có bị bạch tạng hay không, bác sĩ có thể khám sức khỏe và kiểm tra da, tóc và mắt của bạn. Bác sĩ có thể xét nghiệm gen để cho kết quả chính xác nhất và giúp xác định gen nào bị đột biến. Xét nghiệm DNA này sẽ giúp xác định bạn mắc loại bệnh bạch tạng nào.
5.2 Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng là gì?
Phương pháp điều trị bệnh bạch tạng là gì?
Các phương pháp điều trị bệnh bạch tạng có thể bao gồm:
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: đeo kính râm, mặc quần áo bảo vệ da khỏi tia UV, bôi kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.
Khắc phục các vấn đề về thị lực bằng cách sử dụng kính phù hợp.
Nếu bạn bị lác mắt, bác sĩ phẫu thuật có thể khắc phục vấn đề này bằng phẫu thuật.
Kiểm tra tình trạng da hằng năm giúp các bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư da.
5.3 Thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế diễn tiến của bệnh bạch tạng?
Bạn có thể đối phó với bệnh bạch tạng bằng các lối sống và biện pháp khắc phục dưới đây:
Quần áo bảo vệ da khỏi tia UV.
Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UV.
Áp dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30.
[inline_article id=268186]
6. Cách phòng ngừa bệnh bạch tạng
Phòng ngừa được bệnh bạch tạng là một vấn đề khó khăn. Cách phòng bệnh hiệu quả nhất đó là nếu trong gia đình bạn có tiền sử người bị bạch tạng thì trước khi sinh con; hãy đi xét nghiệm xem mình có mang gen lặn bạch tạng hay không. Nếu bạn có mang gen lặn; đứa bé sinh ra có khả năng mắc bạch tạng khá cao.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ bệnh bạch tạng là gì cũng như biểu hiện, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa bệnh bạch tạng là gì. Nếu đang mắc bệnh hoặc có người thân bị bạch tạng, đừng lo lắng; tuổi thọ người bạch tạng cũng giống như người bình thường. Hãy cứ vui vẻ và cởi mở làm điều bạn thích.