Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Nước ép nho mix với gì? 8 cách làm nước ép nho “ngon khó cưỡng”

Bài viết này sẽ chỉ cho bạn biết nước ép nho mix được với quả gì cũng như là cách làm nước ép nho mix vừa ngon mát lại tốt cho sức khỏe, làn da.

1. Nước ép nho mix với gì thì hợp?

Ngoài cách ép nho để uống nguyên chất, nước ép nho còn có thể mix được với nhiều loại quả cũng như nguyên liệu tươi ngon khác. Vậy nước ép nho xanh có thể mix với những gì? Nước ép nho có thể mix cùng táo, hạt chia, nấm tuyết và việt quất, gừng và lá bạc hà, mận, lê, sơ ri, dứa.

Đó là những loại quả, thực phẩm có thể mix cùng nước nho. Sau đây, bạn hãy khám phá xem cách làm nước ép nho mix là gì nhé!

2. Cách làm nước ép nho mix vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe

2.1 Nước ép nho mix táo

Nước ép nho mix với gì? Nho và táo
Nước ép nho mix với gì? Nước ép nho mix táo là bộ đôi hoàn hảo

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Táo chính là một lựa chọn tuyệt vời cho hỗn hợp nước ép này. 

Nguyên liệu:

  • 300g nho.(*)
  • 1 quả táo.
  • ½ quả chanh.
  • Vài nhánh lá bạc hà.

(*) Bạn có thể chọn nho xanh, đỏ, hoặc tím tùy vào sở thích của mình.

Cách làm nước ép nho mix táo:

  • Sơ chế nguyên liệu: Bạn rửa sạch táo, nho và bạc hà, để ráo nước, rồi vặt bỏ cuống nho. Với táo (bạn có thể để vỏ hoặc gọt vỏ tùy sở thích của bạn), bạn hãy cắt múi cau để ép. Còn với chanh, bạn vắt lấy nước cốt.
  • Ép nguyên liệu: Bạn cho nho và lá bạc hà vào ép trước. Sau đó cho táo vào để bã táo đẩy máy, vệ sinh máy tốt hơn. 
  • Thành phẩm: Bạn cho hỗn hợp nước ép vừa nãy ra ly. Rồi bạn vắt thêm ít nước cốt chanh và cho thêm đường hoặc mật ong nếu muốn. Cuối cùng là bạn đã có 1 ly nước ép mix thanh mát. 

2.2 Nước ép nho mix hạt chia

nho và hạt chia
Nước ép nho mix với gì? Nước ép nho mix hạt chia là công cụ quyền lực cho sức khỏe

Quả nho và hạt chia đều là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như chất xơ, omega 3, vitamin nhóm B,…. Chính vì thế, hạt chia chính là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi Nước ép nho mix với gì thì hợp.

Nguyên liệu

  • 300gr nho.
  • 3 muỗng cà phê hạt chia.

Cách làm nước ép nho mix hạt chia

  • Sơ chế nguyên liệu: Ngâm nho trong nước muối loãng 10 – 15 phút rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Ngâm hạt chia vào nước ấm khoảng 20 phút.
  • Ép nguyên liệu: Cho nho vào máy ép. Cho nước ép nho ra ly. Thêm đường hoặc mật ong vào theo khẩu vị. Tiếp tục cho hạt chia đã ngâm và một ít đá viên vào nước ép rồi khuấy đều.
  • Thành phẩm: Vậy là bạn đã có 1 ly nước ép nho mix hạt chia ngon ngọt giúp duy trì làn da vóc dáng.

Nếu sẵn dư hạt chia rồi thì tại sao bạn không thử làm luôn món Trà kỷ tử táo đỏ hạt chia nhỉ?

2.3 Nước ép nho mix nấm tuyết và việt quất

ép nho mix với việt quất
Nước ép nho mix với gì? Nước ép nho mix việt quất và nấm tuyết

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Bạn hãy thử ép nước nho mix với nấm tuyết và việt quốc. Công thức này sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời khiến bạn khó quên. 

Nguyên liệu

  • 300gr nho.
  • 100gr việt quốc.
  • 150gr nấm tuyết.
  • 1 muỗng cà phê đường trắng.
  • 2 muỗng canh nước cốt chanh.

Cách làm nước ép nho mix nấm tuyết và việt quốc

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nho, việt quốc và nấm tuyết. Nấm tuyết ngâm nước 15 phút cho đến khi nấm nở bung. Sau đó cắt bỏ phần cuống.
  • Nấu nấm tuyết: Đun nước sôi, cho nấm tuyết vào. Đun nấm bằng lửa lớn đến khi nước sôi thì chuyển lửa nhỏ. Đun nấm trong 20 phút rồi lấy ra cắt nhỏ vừa ăn. 
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt nho và việt quất vào máy xay sinh tố rồi lọc qua rây để lấy phần nước. Cuối cùng cho đường, nước cốt chanh và nấm tuyết vào hỗn hợp nước ép nho mix việt quốc.
  • Thành phẩm: Vậy là bạn đã có một ly nước ép vừa có màu sắc đẹp, vừa có topping giòn sần sật. 

2.4 Nước ép nho mix với gì? Gừng và lá bạc hà

Nước ép nho mix với gì? Gừng, lá bạc hà
Nước ép nho mix với gì? Nước ép nho mix gừng và lá bạc hà – một “combo” thanh mát

Gừng và bạc hà sẽ là nguyên liệu tiếp theo cho công thức nước ép nho mix.

Nguyên liệu

  • 300gr nho đỏ.
  • 1 vài lát gừng.
  • 3 muỗng mật ong.
  • Vài nhánh lá bạc hà.
  • 2 muỗng nước cốt chanh.

Cách làm nước ép nho mix gừng và lá bạc hà

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch nho, lá bạc hà và ngâm muối 15 phút. Bỏ cuống nho. 
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt hết nho đỏ và gừng vào máy ép, ép lấy hết phần nước cốt.
  • Thành phẩm: Cho nước cốt chanh và mật ong vào hõm hợp nước ép nho mix gừng. Cuối cùng để lá bạc hà lên trang trí và rồi thưởng thức thôi.

2.5 Nước ép nho mix mận muối xí muội

nước ép nho mix gì
Nước ép nho mix gì? Nước ép nho mix mận và muối xí muội

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Nước ép nho kết hợp với mận và muối xí muội thì sẽ ra sao?

Nguyên liệu

  • 250 gr nho xanh. 
  • 3 quả mận. 
  • Đá viên.
  • Muối xí muội (nên chọn muối ít mặn một xíu).

Cách làm nước ép nho mix mận

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch và ngâm nho với mận trong nước muối 15 phút. Vặt bỏ cuống nho và bổ đôi mận. 
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt nho xanh và mận vào máy ép, ép lấy hết phần nước cốt. 
  • Trang trí ly nước ép: Nhúng ướt viền ly bằng nước ép. Cho muối xí muội vào dĩa. Lấy ly đè xuống dĩa để muối dính lên viền. 
  • Thành phẩm: Cho nước ép vào ly đã được phủ muối trên viền. Thêm đá và thưởng thức. 

Uống nước ép nào mới tốt cho sức khỏe đây. Hãy tham khảo thêm: Top 25 các loại nước ép tốt cho sức khỏe và tăng đề kháng

2.6 Nước ép nho mix lê

nho và lê
Nước ép nho mix gì? Nước ép nho mix lê giúp bạn tăng cường vitamin cho cơ thể

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Bạn hãy thử mix nước ép nho với lê để nhân đôi lượng vitamin, chất chống oxy hóa và giúp da tươi trẻ hơn nhé!

Nguyên liệu

  • 250 gr nho xanh.
  • 1 quả lê.
  • Đá viên.
  • Đường, muối hồng Himalaya. 

Cách làm nước ép nho mix lê

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch và ngâm nho với lê trong nước muối 15 phút. Vặt bỏ cuống nho và cắt nhỏ lê, bỏ hạt để ép. 
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt hết nho xanh và lê vào máy ép, ép lấy hết phần nước cốt. 
  • Thành phẩm: Sau đó cho phần nước ép thu được ra ly. Thêm vào ly 1 ít đường, muối hồng và đá mát lạnh rồi thưởng thức. 

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn thô là gì? Những lợi ích không ngờ tới của việc ăn thô

2.7 Nước ép nho mix sơ ri

nước ép nho mix gì
Nước ép nho mix gì? Nước ép nho mix sơ ri

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Nước ép nho mix với sơ ri chắc chắn sẽ là một món nươc độc lạ ai cũng nên thử. 

Nguyên liệu

  • 250 gr nho xanh.
  • 1 ít lá bạc hà.
  • 200 gr sơ ri.
  • Đá viên.
  • Đường, muối xí muội. 

Cách làm nước ép nho mix sơ ri

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch và ngâm nho, sơ ri, bạc hà trong nước muối 15 phút. Vặt bỏ cuống nho và sơ ri để ép. 
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt nho xanh và sơ ri vào máy ép, ép lấy hết phần nước cốt. Cho đường vào để cân bằng vị chua. 
  • Trang trí ly nước ép: Nhúng ướt viền ly bằng nước ép. Cho muối xí muội vào dĩa. Lấy ly đè xuống dĩa để muối dính lên viền.
  • Thành phẩm: Cho nước ép vào ly đã được phủ muối trên viền. Thêm đá và trang trí ít lá bạc hà lên thì không khác gì một ly cocktail sang chảnh.  

2.8 Nước ép nho mix dứa

nho và dứa
Nước ép nho mix với gì? Nước ép nho mix dứa

Nước ép nho mix với gì thì hợp? Dứa chứa nhiều dưỡng chất nếu kết hợp với nho thì đây quả là một thứ nước “cực phẩm”.

Nguyên liệu

  • 250 gr nho.
  • 1 quả dứa.
  • Đá viên.
  • Đường. 

Cách làm nước ép nho mix dứa

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch và ngâm nho trong nước muối. Dứa bạn đem đi gọt vỏ, cắt bỏ mắt rồi cắt nhỏ để vừa máy ép.
  • Ép nguyên liệu: Cho lần lượt hết nho và dứa vào máy ép, ép lấy hết phần nước cốt. Sau đó cho phần nước ép thu được ra ly, cho thêm vào ly 1 ít đá viên, đường và thưởng thức ngay thôi.
  • Thành phẩm: Vậy là bạn đã có 1 ly nước ép nho mix dứa chua chua ngọt ngọt lại bổ dưỡng và đẹp da. 

Còn nhiều loại nước ép mix khác đang chờ bạn khám phá đấy. Hãy xem ngay: Menu các loại nước ép trái cây mix giảm cân “chuẩn như PT”

3. Nước ép nho có tác dụng gì?

công dụng, tác dụng của nước ép nho

Nước ép nho không chỉ ngon miệng và giúp bạn giải khát; đây còn là loại nước ép có công dụng như:

  • Giúp bạn ngủ ngon.
  • Giữ cho xương chắc khỏe.
  • Hỗ trợ quá trình giảm cân.
  • Duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa.
  • Cải thiện não bộ và tâm trạng.
  • Hạn chế sự phát triển của ung thư.

Nước ép nho có nhiều công dụng giống quả nho, vậy ăn quả nho có tác dụng gì?

Trên đây là 8 công thức nước ép nho mix cho bạn tha hồ lựa chọn. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết nước ép nho mix với gì thì hợp; cũng như là cách làm và công dụng của nước ép nho đối với sức khỏe.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

“Bí kíp” cách làm rượu nho hảo hạng chuẩn nhà hàng 5 sao

Hôm nay, hãy cùng Marrybaby khám phá cách làm và ngâm rượu nho thơm lừng, hảo hạng chuẩn vị ở nhà hàng 5 sao nhé!

1. Cách làm rượu nho đơn giản thơm ngon tại nhà

1.1 Cách làm rượu nho có đường 

Nguyên liệu làm rượu nho đúng cách:

  • 5kg nho tươi.
  • 2,5kg đường cát trắng.
  • Dụng cụ cần thiết: hũ thuỷ tinh.

Cách ngâm rượu nho đúng cách:

cách làm rượu nho tại nhà
Rửa sạch nho để chuẩn bị ủ nho
  • Bước 1: Rửa sạch nho và ngâm nước muối khoảng 15-20 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vớt nho để cho ráo nước. Nhặt bỏ cuống.
  • Bước 2: Bạn dùng dao cắt đôi quả nho và bóp sao cho phần vỏ tách ra là được. 
  • Bước 3: Bắt đầu cho nho và đường cắt vào hũ thủy tinh xen kẽ từng lớp. Một lớp nho rồi đến một lớp đường.
  • Bước 4: Sau đó, dùng 1 miếng nilon che kín miệng bình và đậy nắp lại. Nên nhớ đậy nắp hơi nhẹ tay không siết chặt để nắp hở một ít càng tốt.
  • Bước 5: Đem bảo quản bình rượu nho ở nơi thoáng mát tránh độ ẩm cao.
  • Bước 6: Sau vài tháng bạn đã có một mẻ rượu nho thơm nồng.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn lựu có tác dụng gì cho sức khỏe và sắc đẹp? Cách ăn quả lựu chuẩn

1.2 Cách làm rượu nho không đường

Nguyên liệu làm rượu nho đúng cách:

  • 5kg nho tươi.
  • 2l rượu trắng (trên 40 độ).
  • Dụng cụ cần thiết: hũ thuỷ tinh.

Cách làm, ngâm rượu nho đúng cách:

  • Bước 1: Rửa sạch nho và ngâm nước muối khoảng 15-20 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vớt nho để cho ráo nước. Nhặt bỏ cuống.
  • Bước 2: Loại bỏ cuống nho, cho vào thau, rồi dùng tay sạch bóp dập.
  • Bước 3: Cho hết phần nho được bóp dập vào bình thủy tinh chứa rượu trắng. Đậy nắp và đem đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
  • Bước 4: Cứ cách 2 tuần, nên dùng đũa trộn đều hỗn hợp trong bình để tạo điều kiện lên men nhanh và đều hơn.
  • Bước 5: Sau vài tháng bạn đã có một mẻ rượu nho thơm nồng.

Bạn cũng có thể thưởng thức một món nước khác nhẹ nhàng hơn rượu nhưng cũng đem đến giá trị sức khỏe. Hãy khám phá thứ nước đó là gì nhé!

1.3 Cách làm rượu vang nho kiểu Pháp

Thành quả sau khi ngâm rượu nho thành công
Thành quả sau khi ngâm nho thành công

Nguyên liệu làm rượu nho đúng cách:

  • 5kg nho tươi, tốt nhất là nho tím hoặc đỏ.
  • 2,5kg đường cát trắng.
  • Dụng cụ cần thiết: máy ép trái cây, hũ thuỷ tinh,…

Cách làm, ngâm rượu nho đúng cách:

  • Bước 1: Rửa sạch nho và ngâm nước muối khoảng 15-20 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vớt nho để cho ráo nước. Nhặt bỏ cuống.
  • Bước 2: Cắt đôi quả nho và trộn với đường theo tỷ lệ 500gr đường/1kg nho là công thức làm rượu nho đúng. Sau đó bạn cho vào máy ép trái cây để ép lấy nước cốt nho.
  • Bước 3: Cho đường trắng và nước cốt nho vào bình thủy tinh. Sau đó, lấy miếng nilon hoặc vải xô mỏng để bao miệng bình. Đậy nắp lại và để ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời.
  • Bước 4: Sau 4-5 tháng là bạn đã có một mẻ rượu nho thơm nồng.

1.4 Cách làm rượu nho xanh

Nguyên liệu làm rượu nho đúng cách:

  • 5kg nho tươi.
  • 2kg đường cát trắng.
  • Dụng cụ cần thiết: máy ép trái cây, hũ thuỷ tinh, …

Cách làm, ngâm rượu nho đúng cách:

  • Bước 1: Rửa sạch nho và ngâm nước muối khoảng 15-20 phút để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó vớt nho để cho ráo nước. Nhặt bỏ cuống.
  • Bước 2: Phần nho đã ráo nước cùng với phần đường đã chuẩn bị từ trước bạn cho vào một chậu nhỏ hay tô lớn sạch.
  • Bước 3: Đeo găng tay vào sau đó bóp cho những quả nho dập và phần vỏ tróc ra là được. Lúc này khi nho và đường đã hòa quyện vào với nhau thì bạn cho sang hũ để ngâm.
  • Bước 4: Bạn chỉ cần sử dụng một túi nilon sạch và đặt lên trên miệng hũ sau đó đặt nắp hũ vào nhưng chỉ vặn hờ cho quá trình lên men nhanh hơn.
  • Bước 5: Sau 4-5 tháng bạn đã có một mẻ rượu nho thơm nồng.

[key-takeaways title=”Lưu ý khi ủ rượu nho”]

  • Khi ngâm nho, tránh đậy nắp quá kín, vì gây khó khăn cho quá trình oxy hóa của nho diễn ra. Ngoài ra, khi gặp ở nhiệt độ cao và không gian kín (do đậy nắp quá chặt) thì dễ làm nho bị úng thối và lên men mùi ga rất khó chịu.
  • Mẹo nhận biết khi rượu bị hỏng: xuất hiện mùi chua, nấm mốc; có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, có váng màu vàng bám trên bình.
  • Nên đặt rượu nho ở nơi khô ráo, tối, tránh ánh nắng trực tiếp.

[/key-takeaways]

2. Rượu nho có tác dụng gì?

Biết cách làm rượu nho mà không biết đến công dụng thần kỳ của chúng thì quả là một thiếu sót. Uống rượu nho có những công dụng sau:

  • Hỗ trợ giảm cân: Nho chứa chất axit ellagic, có tác dụng kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, giúp cơ thể tránh các bệnh về béo phì rất tốt.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh: Rượu nho có chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể ngăn ngừa bị cảm lạnh
  • Tăng cường trí nhớ: Trong nho vỏ đỏ có chứa chất resveratrol, có tác dụng cải thiện trí nhớ và làm giảm sự mau quên. 
  • Năng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể: Chất resveratrol có trong hầu hết các loại rượu nho có thể nâng cao sức khoẻ và hiệu suất tập thể dục, cải thiện sức đề kháng và sức khỏe tim mạch

Rượu nho có nhiều công dụng giống quả nho. Vậy ăn quả nho có tác dụng gì?

3. Lưu ý khi uống rượu nho

lưu ý khi uống rượu nho

Ngâm rượu nho đúng cách nhưng nếu uống sai cách thì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi uống rượu nho, bạn nên lưu ý:

  • Chỉ nên uống 1-2 ly, không nên uống quá nhiều.
  • Trong rượu nho có chứa melatonin. Uống rượu nho sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Có thể uống rượu nho trong bữa ăn để giúp tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng hơn.

>> Bạn xem thêm: Uống rượu nho có healthy không?

[inline_article id=300107]

Trên đây là 4 cách làm rượu nho tại nhà siêu đơn giản nhưng thành quả không hề giản đơn. Hy vọng với công thức trên, bạn sẽ có cho mình và người thân những mẻ rượu nho thơm ngon, tuyệt vời.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách chính xác

Thành thử, trong bài viết này, MarryBaby sẽ giải đáp cho bạn, đặc biệt hơn là những bạn nữ tuổi vị thành niên về cách nhận biết màng trinh còn hay đã rách rồi (mất trinh).

1. Màng trinh là gì? Màng trinh nằm ở đâu?

Trước khi hiểu rõ cách nhận biết màng trinh còn hay rách; điều đầu tiên bạn cần biết định nghĩa màng trinh là gì?

Về mặt y khoa, màng trinh là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo của phụ nữ. Để dễ hình dung hơn, màng trinh giống như một “lá chắn”, nằm phía sau môi lớn và môi bé, cách cửa âm đạo khoảng 1-2 cm.

Tương tự các bộ phận khác trên cơ thể con người, màng trinh cũng có hình dạng, độ dày và kích thước khác nhau ở mỗi người.

2. Cách nhận biết màng trinh còn hay đã rách (mất trinh)

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách
Màng trinh là gì và cách kiểm tra màng trinh

Theo cách hiểu đơn giản, chúng ta có thể xác định màng trinh bị rách được chia thành hai trường hợp: Rách màng trinh khi chưa quan hệ và rách màng trinh do quan hệ tình dục.

2.1 Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Khi chưa quan hệ

Cách nhận biết màng trinh còn hay rách khi chưa quan hệ, được hiểu là nhận biết màng trinh bị rách do một nguyên nhân khác không do quan hệ tình dục. Theo đó, bạn có thể tự kiểm tra màng trinh tại nhà bằng các bước sau; mặc dù sẽ không chính xác như khi bạn đến bệnh viện.

Bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc gương soi và làm theo các bước sau:

  • Tư thế: Bạn ngồi trên ghế, hoặc giường, thành bồn tắm, bồn cầu, hai chân đặt xuống đất và xoạc rộng.
  • Chuẩn bị: Bạn chuẩn bị một chiếc gương nhỏ; và đặt ở góc 45 độ đối diện vị trí bạn ngồi.
  • Mở rộng âm đạo: Dùng ngón tay vạch vành môi âm đạo nhẹ nhàng để mở rộng lỗ âm đạo.
  • Nhìn vào lỗ âm đạo trong gương: Nếu có màng trinh thì bạn sẽ thấy có một mô mỏng hình dạng lưỡi liềm mỏng hoặc hình bầu dục, nếu rách màng trinh thì “lá chắn” này sẽ bị cuộn về thành âm đạo hoặc thấy lỗ tròn giữa tấm màng trinh.

Lưu ý: màng trinh có cấu tạo khác nhau ở mỗi người nên bạn hãy quan sát kỹ.

Trường hợp đã làm tương tự, nhưng bạn vẫn không thể nhận biết màng trinh còn hay rách. Lúc này, cách tốt hơn là bạn có thể đi kiểm tra màng trinh với bác sĩ Sản – Phụ khoa.

>> Chủ đề liên quan: Cách quan hệ lần đầu tránh có thai an toàn

2.2 Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Đã quan hệ

Đã quan hệ tình dục
Cách nhận biết màng trinh còn hay mất (rách) – Khi bạn đã hoặc vừa quan hệ

Nếu bạn đã từng quan hệ tình dục, hoặc thủ dâm thâm nhập sâu vào âm đạo; dấu hiệu rách màng trinh phổ biến nhất chính là chảy máu hồng tươi và chút cảm giác đau khi thực hiện quan hệ hoặc thủ dâm lần đầu.

>> Bạn nên đọc thêm: Lần đầu mất trinh con gái có cảm giác như thế nào?

2.3 Bẩm sinh không có màng trinh

Tính chất của màng trinh là mềm; và còn bị mỏng dần theo thời gian. Vì vậy, lớp màng này có thể bị rách bởi các hoạt động hàng ngày như dùng tampon, đạp xe, cốc nguyệt san,.. Chưa kể đến một số phụ nữ không có màng trinh bẩm sinh hoặc có rất ít lớp mô (màng trinh) này. Nếu bạn là nhóm người trong trường hợp này; cách nhận biết màng trinh còn hay rách là khi bạn soi gương, sẽ không thấy lớp mô niêm mạc bên trong lỗ âm đạo.

Đây cũng chính là điều mà phần lớn phụ nữ ngày trước phải chịu đựng. Vì theo quan niệm ngày xưa, bằng chứng cho trinh tiết hay tiết hạnh của phụ nữ chính là sự tồn tại của màng trinh; hay màng trinh phải còn nguyên trước khi có chồng.

>> Bạn nên đọc thêm: Cách nhận biết phụ nữ đã quan hệ nhiều lần chính xác!

3. Nguyên nhân khiến màng trinh bị rách là gì?

Khi bạn đã biết chính xác màng trinh nằm ở vị trí nào; ở đâu và tính chất của màng trinh ra sao. Đồng thời bạn cũng đã biết rằng; quan hệ tình dục qua đường âm đạo không phải là cách duy nhất gây rách màng trinh.

Hiểu được như vậy, bạn sẽ hiểu thêm rằng màng trinh của bạn vẫn có thể bị rách trước khi quan hệ tình dục do một số hoạt động như:

[key-takeaways title=”Nguyên nhân khác khiến màng trinh bị rách”]

  • Thủ dâm.
  • Đi xe đạp.
  • Cưỡi ngựa.
  • Vận động mạnh.
  • Tập thể dục dụng cụ.
  • Tham gia các hoạt động leo trèo.
  • Sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san khi có kinh.
  • Khám phụ khoa, chẳng hạn như làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

[/key-takeaways]

>> Chủ đề liên quan: Quan hệ tình dục trước hôn nhân là gì? Vì sao nên, vì sao không?

4. Màng trinh như thế nào là bình thường?

Màng trinh như thế nào là bình thường
Màng trinh có nhiều hình dạng khác nhau

Nếu màng trinh của bạn có vấn đề, điều này thường dễ phát hiện khi đến tuổi dậy thì. Hầu hết các loại dị tật màng trinh đều khiến bạn khó đưa tampon vào hoặc lấy ra khi “tới tháng”.

Trong một số trường hợp hiếm hơn; bạn có thể không thấy kinh nguyệt xuất hiện do màng trinh dày và bao phủ toàn bộ cửa âm đạo; làm cho máu kinh không thoát ra ngoài.Dù bạn là nam hay nữ, bạn cần có thêm một góc nhìn khi đã hiểu về cách nhận biết màng trinh còn hay rách (mất trinh). Đó là, màng trinh không phải là tiêu chuẩn để đánh giá trinh tiết; và vai trò của màng trinh với cơ thể và hệ sinh sản của phụ nữ cho đến nay chưa được biết rõ.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cách nhận biết bị bể trái chàm ở phụ nữ theo khoa học

Vậy trái chàm là gì? Và cách nhận biết bị bể (vỡ) trái chàm là gì và như thế nào? Bài viết này là tất cả những gì bạn cần biết về trái chàm bên trong ngực phụ nữ.

Trái chàm ở nữ giới là gì?

Trái chàm ở nữ giới là gì? Thật ra cụm từ “trái chàm” là cách gọi của dân gian, về mặt y khoa thì đó chính là các ống tuyến sữa bên trong vú (Mammary Duct).

Bạn có biết, một bộ ngực bình thường sẽ được tạo thành từ 12 – 20 phần được gọi là thùy (lobes). Mỗi thùy này sẽ được tạo thành từ nhiều tiểu thùy nhỏ hơn là tuyến dẫn sữa. Các tiểu thùy ở hai bên ngực đều được nối với nhau và cuộn tròn lại như “trái chàm” bên trong ngực.

Vì lẽ này, dân gian thường gọi phần cứng trong ngực là trái chàm; và đó chính xác là các ống dẫn sữa nhỏ bên trong vú.

Cách nhận biết khi bị bể trái chàm là gì?

Vỡ trái chàm ở phụ nữ là như thế nào?

Vỡ trái chàm chính là tình trạng ống tuyến vú bị giãn, hoặc còn gọi là giãn ống dẫn sữa (mammary duct ectasia); khiến cho ống dẫn sữa mở rộng và dày lên. Nhìn chung, đây là một bệnh lý ở vú của phụ nữ nhưng tương đối lành tính; và không phải do ung thư vú gây nên. 

Cách nhận biết bị bể trái chàm theo kinh nghiệm dân gian

Trên thực tế, bể trái chàm thường không có triệu chứng, do đó khó có cách nhận biết chính xác. Tuy vậy, trong một số ít trường hợp, cách nhận biết bị bể trái chàm đó là thấy núm vú tiết dịch dính và đặc; núm vú hoặc mô vú xung quanh có thể mềm, màu đỏ; thậm chí núm vú có thể bị thụt vào trong.

Đôi khi mô sẹo xung quanh ống có tính bất thường gây ra khối u cứng có thể bị nhầm lẫn với ung thư. Để cảm nhận việc bể trái chàm ở ngực rõ nhất là dùng tay sờ lên ngực. Khi sờ tay lên ngực bạn sẽ KHÔNG còn cảm thấy rõ khối tròn ở trong ngực nữa. Đây là cách để nhận biết bị bể trái chàm ở nữ theo kiến thức dân gian truyền lại.

Cách nhận biết và chẩn đoán bị bể trái chàm theo y học

Để chẩn đoán chính xác các bệnh lý ở vú của phụ nữ như bể trái chàm hoặc ung thư vú, thường là do bạn tự phát hiện những bất thường trên ngực, núm vú và sau đó đi khám bệnh. 

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết (được thực hiện bằng cách dùng kim nhỏ hút lấy một phần mô vú nghi ngờ tổn thương); và kiểm tra mô vú của bạn dưới kính hiển vi. Khi kiểm tra chặt chẽ, các bác sĩ có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong mô; từ đó, đưa ra chẩn đoán bạn bị bể trái chàm hay những vấn đề sức khỏe khác.

Các triệu chứng của tình trạng bể trái chàm bao gồm:

  • Vùng da bị đỏ.
  • Vú thay đổi hình dạng.
  • Đau vùng vú hoặc núm vú.
  • Tiết dịch núm vú bất thường.
Vỡ trái chàm là như thế nào
Cách nhận biết khi bị bể (vỡ) trái chàm là như thế nào? Phụ nữ thường rất nhạy cảm với những thay đổi lạ trên cơ thể nên sẽ chủ động đến gặp bác sĩ để được khám và tìm ra nguyên nhân

[inline_article id=311210]

Bể trái chàm ở nữ giới có nguy hiểm không?

Mặc dù tình trạng bể trái chàm ở nữ giới KHÔNG QUÁ NGUY HIỂM và có thể tự khỏi tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn ngó lơ tình trạng, thì tỷ lệ nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ tăng cao, dẫn đến lan rộng và làm tổn thương các mô.

Cách điều trị sau khi nhận biết bị bể trái chàm là gì?

Theo thông tin từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACS, các chuyên gia cho rằng, tình trạng giãn ống dẫn sữa có thể KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như uống thuốc kháng sinh không kê đơn; kết hợp chườm ấm để làm giảm các triệu chứng.

Ngược lại, nếu các triệu chứng như đau ngực, sưng tấy, vú tiết dịch bất thường kéo dài liên tục, bạn cần phải ưu tiên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa ngay. Khi đó, các bác sĩ biết cách nhận biết, chẩn đoán bị bể trái chàm; và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cách điều trị bể trái chàm
Cách điều trị bể trái chàm phải được bác sĩ chỉ định, chứ bạn không được tự ý sử dụng thuốc hoặc tự điều trị

Cách phòng ngừa bị bể trái chàm ở phụ nữ

Tính đến nay, cách phòng ngừa bị bể trái chàm là không có. Chính vì chưa có bất kỳ cách nào để phòng ngừa, bạn càng phải nên chú trọng đến sức khỏe của mình. Cụ thể là với những cách sau:

[key-takeaways title=”Cách phòng ngừa”]

  • Duy trì cân nặng phù hợp, cân đối.
  • Lựa chọn các loại áo ngực phù hợp, mặc thoải mái, vải Cotton.
  • Dành thời gian đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ, 6-12 tháng/lần.
  • Tuyệt đối không hút thuốc, từ bỏ các chất kích thích không lành mạnh.

[/key-takeaways]

Kết luận

Nhìn chung, nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về cách nhận biết bị bể trái chàm ở nữ giới là gì; cũng như định nghĩa chính xác về trái chàm. Một điều MarryBaby muốn chia sẻ với bạn rằng; bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vú, âm đạo, nói chung là phụ khoa thì không nên ngó lơ. Nhận diện sớm là bước đầu thành công trong quá trình điều trị của bạn.

[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề”]

[/key-takeaways]

[summary title=””]

Chuyên mục ‘Chăm sóc khỏe gia đình‘ đăng tải những nội dung xoay quanh các vấn đề về sức khỏe thường gặp trong gia đình. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn nho có tác dụng gì? 12 lợi ích sức khỏe bất ngờ của nho

Vậy ăn nho có tác dụng gì? Và uống nước ép nho, ăn vỏ nho có tác dụng gì không? Hãy đọc bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của quả nho

[key-takeaways title=””]

100g nho có bao nhiêu calo? Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế, trong 100g nho trung bình có chứa khoảng 68 kcal. Nho xanh ít đường hơn nên trong 100g nho xanh chứa khoảng 62 kcal. 

[/key-takeaways]

Các dưỡng chất trong 100g quả nho gồm có:

  • Carbohydrate: 16.3 g trong đó có 15g đường đơn.
  • Chất béo: 0.2 g.
  • Chất đạm: 0.4 g.
  • Chất xơ: 0.6 g.
  • Natri: 2 mg.
  • Kali: 191 mg.
  • Vitamin C: 3 mg.
  • Vitamin K: 14.6 mcg.
  • Vitamin E: 0.19 mg.

Với những dưỡng chất trên thì ăn quả nho có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

2. Ăn nho có tác dụng gì? Những lợi ích tốt cho sức khỏe và sắc đẹp

Ăn nho có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Đây là một trong những loại quả vào mùa thu có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Cùng xem những công dụng của quả nho là gì nhé!

2.1 Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

ăn nho có tác dụng gì
Ăn nho có tác dụng gì? Nhờ Kali trong nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Ăn nho và uống nước ép nho có tác dụng gì? Nho là nguồn cung cấp kali dồi dào. Trong 100g nho chứa đến 191mg Kali. Kali giúp giảm nguy cơ bị huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ. 

Ngoài ra, nho còn giúp cơ thể làm giảm hấp thu cholesterol. Chính vì thế ăn nho có tác dụng giúp duy trì mức huyết áp và bảo vệ tim mạch khỏe mạnh.

2.2 Cải thiện làn da và giúp tóc chắc khỏe

Nho có chất gì mà có tác dụng cải thiện da và tóc? Bên trong quả nho và hạt nho có chứa vitamin E, giúp làn da của bạn luôn mịn màng và căng bóng. Các hợp chất khác trong nho có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá; và tăng lưu lượng máu đến da đầu của bạn để có mái tóc chắc khỏe hơn. 

2.3 Hỗ trợ giảm cân

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng giảm cân là gì? Nho xanh chứa rất ít chất béo, cholesterol và calo. Ngoài ra trong nho cũng chứa nhiều chất xơ, nước giúp hỗ trợ no lâu. Chính những yếu tố này đã giúp người ăn nho giảm cân hiệu quả nếu ăn với số lượng vừa phải. 

Ngoài nho, ăn bơ cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân. Bạn hãy tham khảo Các món ăn từ bơ giúp giảm cân mà không cần tập nặng

2.4 Bảo vệ thị lực

tốt cho thị lực
Chất gì khiến việc ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Đó chính là vitamin A

Nho có chất gì mà ăn nho lại có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đôi mắt? Trong quả nho có chứa Caroten và Lutein có lợi cho sức khỏe mắt. Ăn nhiều nho xanh có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về mắt; bao gồm thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

2.5 Tăng cường hệ thống miễn dịch

Vì nho là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời nên ăn nho có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus như nhiễm trùng nấm men, viêm phổi, cảm lạnh, sốt,…

2.6 Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Nguyên nhân khiến việc ăn nho có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường là gì? Tương tự như mít, quả nho có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) khá thấp – 43. Vì vậy, ăn nho sẽ có khả năng thấp hơn trong việc làm tăng lượng đường trong máu (43%) so với ăn đường trắng (100%).

Muốn biết chỉ số GI là gì và tác dụng của mít ra sao, bạn có thể xem: Mít chứa bao nhiêu calo? Cách ăn mít không lo tăng cân  

2.8 Duy trì sức khỏe não bộ

tốt cho sức khỏe não bộ
Ăn nho có tác dụng gì? Nho xanh tốt cho trí nhớ của bạn

Ăn nho xanh có thể thúc đẩy khả năng học tập, trí nhớ và nhận thức chung. Vậy nhờ chất gì mà ăn nho có các tác dụng này?

Trong quả nho có chứa chất chống oxy hóa tên Resveratrol. Chất này giúp cơ thể ngăn ngừa các bệnh về thần kinh như bệnh Parkinson(bệnh loại rối loạn thoái hóa thần kinh) và bệnh Alzheimer(khiến sa sút trí tuệ, mất trí).

>> Bạn có thể tham khảo: 1 chén cơm bao nhiêu calo? Ăn cơm nhiều có mập không?

2.9 Cải thiện sức khỏe của xương

Nhờ vitamin K và các khoáng chất như canxi, magiê và kali, ăn nho có thể giúp bạn duy trì xương chắc khỏe. Ngoài ra, hợp chất resveratrol – một chất chống oxy hóa trong quả nho có thể giúp tăng cường mật độ xương.

2.10 Làm chậm quá trình lão hóa

Lại một lần nữa, Resveratrol lại đem đến một công dụng tuyệt vời cho người ăn nho. Resveratrol kích thích gen SirT1, gen này giúp kéo dài tuổi thọ bằng cách tác động đến cấu trúc tế bào và bảo vệ tế bào. Chính vì vậy, ăn nho sẽ giúp bạn sống lâu hơn. 

2.11 Ngăn ngừa táo bón

Hàm lượng nước cao trong nho có thể giúp hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru hơn. Nho cũng chứa đầy chất xơ không hòa tan, có thể giúp phân mềm và dễ đi hơn.

Uống cây nhọ nồi cũng giúp trị táo bón. Hãy xem thêm Công dụng của cây nhọ nồi tại đây nhé!

2.12 Cải thiện giấc ngủ

Nhờ chất gì mà ăn nho lại có tác dụng cải thiện giấc ngủ? Quả nho có chứa một lượng melatonin nhất định – một loại hormone hỗ trợ ngủ ngon. Vì vậy, nho có thể trở thành một món ăn nhẹ tuyệt vời trước khi đi ngủ. Chúng không chứa nhiều calo và có khả năng giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.

2. Vỏ nho có tác dụng gì? Ăn nho cả vỏ có tốt không?

Vỏ nho có tác dụng gì?

Ăn nho cả vỏ có tốt không? Câu trả lời là . Vậy vỏ nho có tác dụng gì mà ăn vào lại có lợi cho sức khỏe?

Vỏ nho, đặc biệt là vỏ nho tím còn chứa chất flavonoids giúp giảm huyết áp. Chất này thúc đẩy lipoprotein mật độ cao trong máu tăng lên, làm giảm lượng cholesterol có hại, bảo vệ tim mạch. 

Ngoài ra, cellulose, pectin, và sắt có trong vỏ nho có thể bù đắp dinh dưỡng trong chế độ ăn hiện nay. Vì vậy, nên ăn nho cả quả cùng với vỏ và hạt, cơ thể sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.

3. Nên tránh ăn nho với gì để không gây ra tác dụng phụ?

Nếu ăn nho với một số loại thực phẩm kiêng kỵ có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy ăn nho kỵ gì? Khi ăn nho, theo các quan niệm dân gian, bạn không nên chúng với: Sữa tươi, sữa chua, các loại hải sản (tôm, cua, cá,…), bia, các loại dưa, củ cải trắng,…

Nếu kết hợp nho với một trong số những thực phẩm trên dễ gây ra các vấn đề tiêu cực cho cơ thể như đau bụng, tiêu chảy,… 

Nhưng đó chỉ là những quan niệm chưa có cơ sở, bằng chứng khoa học xác thực. Do đó, bạn cứ tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để hiểu rõ hơn mình có nên ăn nho kèm với những món ăn nào hay không nhé.

[inline_article id=304907]

Trên đây là 12 tác dụng của quả nho cũng như một số lưu ý về ăn nho. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp thắc mắc của bạn về các vấn đề như ăn nho, uống nước ép nho có tác dụng gì, ăn vỏ nho có tác dụng gì và không nên ăn nho với thực phẩm gì.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn

Vậy khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ gây bệnh gì? Và cụ thể vi khuẩn Salmonella là vi khuẩn gì và thường xuất hiện ở đâu? Cùng tìm hiểu ngay!

1. Vi khuẩn Salmonella là gì?

Nhiễm vi khuẩn Salmonella là tình trạng cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella – một vi khuẩn gây ảnh hưởng đến đường ruột. Salmonella còn được gọi là vi khuẩn thương hàn và sẽ gây bệnh ngộ độc thực phẩm (Food poisoning).

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của động vật và con người và thải ra ngoài qua phân. Con đường bị nhiễm bệnh thường xuyên nhất là thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

Thông thường, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella trong trường hợp nhẹ, có thể tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải được chăm sóc y tế kịp thời.

2. Biểu hiện khi cơ thể nhiễm vi khuẩn Salmonella

Biểu hiện khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella
Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì?

Người bị nhiễm khuẩn Salmonella có những triệu chứng gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, các triệu chứng có thể tiến triển từ 12 – 72 giờ sau khi nhiễm khuẩn; và sẽ kéo dài trong vòng từ 4 – 7 ngày, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn / mắc ói.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Đi tiêu phân có lẫn máu.
  • Viêm đường ruột, viêm dạ dày.
  • Mất nước, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và người già.

[key-takeaways title=”Nhiễm vi khuẩn Salmonella nặng khi nào?”]

Tình trạng nhiễm khuẩn Salmonella có thể trở nặng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Một vài chủng loại của vi khuẩn Salmonella có thể gây bệnh sốt thương hàn. Và một số khác có thể gây chết người (trường hợp hiếm gặp). Tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ khi cơ thể liên tục có nhiều biểu hiện.

[/key-takeaways]

3. Nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Salmonella là gì?

Vi khuẩn Salmonella thường sống trong ruột của con người; các loài động vật; và chim. Phần lớn mọi người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella do tiêu thụ thực phẩm; hoặc nước có chứa vi khuẩn. 

Bên cạnh đó, người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể lây sang người khác nếu họ KHÔNG rửa tay sau khi đi vệ sinh; và chạm vào các bề mặt chung của mọi người. Tựu chung, những nguyên nhân khiến cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Thức ăn và nước uống bị nhiễm bệnh: Thịt, gia cầm, trứng và hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, rau củ trái cây sống, thực phẩm được bảo quản và xử lý không đúng cách…
  • Các bề mặt bị nhiễm trùng: Nguy cơ nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu bạn chạm vào bề mặt bị nhiễm khuẩn và sau đó đưa tay vào miệng, cầm hay chế biến thức ăn…
  • Vật nuôi bị nhiễm bệnh và các động vật khác: Các loài động vật, vật nuôi trong nhà (chim và bò sát) là những đối tượng có thể mang vi khuẩn Salmonella. Một số ý kiến cho rằng đôi khi một vài loại thức ăn cho vật nuôi có thể nhiễm khuẩn Salmonella và là nguồn lây nhiễm cho động vật.

>> [Hướng dẫn] Vệ sinh vùng kín nam đúng cách và sạch sẽ

4. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Salmonella?

Theo các chuyên gia, bên cạnh những nguyên nhân kể trên; những yếu tố làm tăng nguy cơ và khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella bao gồm:

  • Tiếp xúc gần: Tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn, vật nuôi; hoặc khu vực có nhiều người bệnh,..
  • Các vấn đề về sức khỏe: Bạn có mắc một số bệnh nền như bệnh gan, viêm ruột, nhiễm HIV / AIDS; bệnh hồng cầu lưỡi liềm, sốt rét, ung thư; rối loạn dạ dày, hoặc bạn là người có cấy ghép nội tạng,..

>> Xem thêm: Whitmore là bệnh gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

5. Chẩn đoán và điều trị khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Những thông tin sau đây được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Do đó, bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ khi thấy cơ thể có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhé.

5.1 Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải. Bạn có thể cần phải xét nghiệm máu; hoặc phân để tìm vi khuẩn Salmonella.

5.2 Điều trị

Như đã đề cập, khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella thường kéo dài từ 4 – 7 ngày; cũng như có thể sẽ tự khỏi nếu ở trường hợp bệnh nhẹ, không gây ảnh hưởng sức khỏe.

Tiếp theo, cách làm giảm các triệu chứng, hoặc hỗ trợ điều trị tình trạng cơ thể bị nhiễm Salmonella bao gồm:

  • Uống đủ nước (chất lỏng): Mục tiêu của điều trị nhiễm khuẩn salmonella là ngăn ngừa nguy cơ mất nước. Bạn hãy tham khảo bác sĩ rằng bạn nên sử dụng chất lỏng nào và với hàm lượng bao nhiêu mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Bạn cũng có thể cần uống một dung dịch bù nước như ORS. Vì ORS giúp cân bằng nước, muối và đường để thay thế dịch cơ thể.
  • Dịch truyền tĩnh mạch: Trường hợp mất nước nghiêm trọng, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân truyền dịch tĩnh mạch (IV).
  • Thuốc kháng sinh: Đôi khi, các bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho những người bị bệnh nặng. Kháng sinh cũng có thể hữu ích đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và những người bị một số bệnh mạn tính nhất định.

>> Xem ngay: Cách sơ cứu cho người bị ngộ thực phẩm do nhiễm vi khuẩn Salmonella

6. Cách phòng ngừa bị nhiễm vi khuẩn Salmonella

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella

Để ngăn chặn và phòng ngừa vi khuẩn salmonella gây bệnh, bạn nên tuân thủ những điều sau:

6.1 Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Ăn chín, uống sôi: Trước khi ăn, bạn cần nấu chín đồ ăn (nhất là các loại thịt, đặc biệt là thịt gia cầm), hãy đảm bảo rằng bạn đã đun nóng đến nhiệt độ đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn. Tuyệt đối không ăn thịt gia cầm, hải sản hoặc các loại thịt, trứng chưa nấu chín. Và chỉ uống sữa tiệt trùng.

Chế biến thực phẩm đúng cách: Rã đông thịt và gia cầm trong tủ lạnh thay vì ở nhiệt độ phòng.Thức ăn còn dư cần bảo quản trong tủ lạnh đúng cách, tách riêng thực phẩm sống và chín nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây lan chéo.

>> Xem ngay: Ăn uống Healthy là gì? Nguyên tắc và 14 thực đơn cho người mới bắt đầu

6.2 Giữ vệ sinh tay – chân – miệng

Rửa tay thật kỹ, đúng cách và đúng thời điểm: Bạn hãy rửa tay thật sạch trong nước ấm, xà phòng trong 20 giây trước và sau khi xử lý thực phẩm. 

Bên cạnh đó, bạn nên rửa trái cây, rau dưới vòi nước chảy. Vệ sinh các dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nhà bếp sẽ giúp bạn ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn này.

6.3 Chăm sóc và quản lý vật nuôi (nếu có)

Bạn cần ngăn chặn vật nuôi sinh hoạt ở những khu vực bạn cho trẻ ăn hoặc tắm.

Nếu gia đình bạn có con nhỏ dưới 5 tuổi; hoặc người lớn tuổi; hoặc người có hệ miễn dịch kém. Tốt nhất,  bạn nhất quyết không nên nuôi các bất kỳ loài bò sát; hoặc lưỡng cư nào trong nhà.

>> Bạn có thể đọc thêm: Tiêm phòng chó dại cắn có ảnh hưởng gì không?

[key-takeaways title=”LƯU Ý CHUNG”]

Bạn tuyệt đối không được đi bơi khi bạn đang bị tiêu chảy. Trẻ đang bị tiêu chảy cũng không nên cho con đến trường học cùng các bạn.

[/key-takeaways]

Tóm lại, vi khuẩn salmonella gây bệnh gì, thì là gây bệnh tiêu chảy và ngộ độc thực phẩm nói chung. Và bệnh này có nguy hiểm không, thì không có câu trả lời chính xác, nếu chưa biết tình trạng. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mít bao nhiêu calo? Ăn mít có nóng và béo không?

Vậy thì hôm nay, hãy cùng tìm hiểu 100g thịt quả mít có bao nhiêu calo, hạt mít bao nhiêu calo; ăn mít có mập không; tác dụng của quả mít là gì?

1. 1 múi và 100g mít có bao nhiêu calo?

Mít là một loại trái cây có chứa nhiều năng lượng và đường. Theo một thống kê, trong 100g mít lượng calo trung bình chứa khoảng 95 kcal với hàm lượng dinh dưỡng sau:

  • 2g chất đạm.
  • 0,6g chất béo.
  • 3g chất xơ.
  • 19g đường.

Một số bạn cũng thắc mắc “1 múi mít chứa bao nhiêu calo?“. Câu trả lời là với trọng lượng 30 – 40g/ múi, mỗi múi mít chứa khoảng 31 – 41 calo.

Ngoài calo, bạn có thắc mắc trong quả mít chứa bao nhiêu dưỡng chất không? Các dưỡng chất trong quả mít gồm có:

  • Vitamin C.
  • Pyridoxine (vitamin B6).
  • Niacin (vitamin B3).
  • Riboflavin (vitamin B2).
  • Axit folic (vitamin B9).
  • Magiê.
  • Kali.
  • Phốt pho.

Mít có nhiều chủng loại khác nhau. Cho nên lượng calo trong mỗi loại cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt nếu được chế biến, lượng calo trong mít cũng sẽ thay đổi. Vậy nên, bạn hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thử bên trong 100g mít mật, mít dai, mít thái, mít sấy, hạt mít và các món ăn từ mít có bao nhiêu calo trong bảng dưới đây nhé!

mít bao nhiêu calo
Mít và các món ăn từ mít chứa bao nhiêu calo? Mít mật tươi chứa 104 kcal/100g.

[key-takeaways title=””]

Quả mít tiếng anh là gì? Quả mít trong tiếng Anh là Jackfruit/ˈdʒæk.fruːt/.

[/key-takeaways]

2. Tác dụng của quả mít không phải ai cũng biết

tác dụng của quả mít là gì?
Với ngần ấy calo và dinh dưỡng, quả mít có bao nhiêu công dụng đối với sức khỏe?

Bên cạnh câu hỏi “mít chứa bao nhiêu calo”; nhiều bạn chắc hẳn cũng sẽ muốn biết tác dụng của quả mít là gì.

Tác dụng của quả mít gồm có:  

– Kiểm soát đường huyết: Quả mít có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) khá thấp. GI là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chất xơ trong mít làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu. Hơn nữa, mít còn cung cấp một số protein có thể giúp ngăn chặn lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn.

– Giàu chất chống oxy hóa: Nhờ chứa chất chống oxy hóa, mít có công dụng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Các chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi stress oxy hóa; ngăn ngừa chứng viêm dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư…

– Tăng cường hệ miễn dịch: Quả mít có chứa các loại vitamin A và C tăng cường miễn dịch có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Các vitamin này hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

– Giúp ngăn ngừa các vấn đề về da: Quả mít cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa như vitamin C. Nhờ đó có thể cải thiện sức khỏe của da và làm chậm sự lão hóa da.

– Bổ sung năng lượng cho cơ thể: Như bạn đã biết 100g mít có bao nhiêu calo,cũng như bao nhiêu đường rồi đấy; nhờ có hàm lượng calo cao trong 100g mà mít là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Lượng calo và đường trong thực phẩm càng cao thì cơ thể có sức để làm việc, hoạt động nhiều hơn. 

Quả na cũng có nhiều công dụng tương tự mít. Bạn hãy tham khảo thử nhé!

3. Ăn mít nhiều có tốt không?

ăn mít nhiều có tốt không?

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất mà mít cũng cấp nhiều năng lượng và đem lại không lợi ích cho cơ thể. Tuy nhiên, cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt.

Ăn nhiều mít có nóng không? Rất nhiều bạn nữ lo lắng ăn mít nhiều sẽ bị mọc mụn. Các bằng chứng cho thấy mít gây mụn hoặc gây nóng còn có nhiều mâu thuẫn. Do đó, không có một câu khẳng định chắc chắn. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát số lượng và thực hiện ăn uống điều độ loại quả này.

Ngoài mít, bạn có thể tham khảo 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có mập và nóng không?

4. Ăn mít có mập không?

Ngoài Mít chứa bao nhiêu calo, nhiều chị em đang muốn giữ dáng ắt hẳn cũng sẽ muốn biết liệu ăn mít có mập không, ăn mít có béo không? Câu trả lời là KHÔNG, nếu bạn ăn mít đúng cách và điều độ. 

Không thể phủ nhận, lượng calo trong mít khá cao hơn so với nhiều loại trái cây khác. Nhưng nếu so với các loại thịt, tinh bột và chất chất béo thì 95 Kcal không phải là quá nhiều. Trong mít cũng chứa ít chất béo nên bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề ăn mít có mập không nữa nhé!

Nếu bạn đang giảm cân thì có nên ăn mít không? Câu trả lời là CÓ, bạn vẫn có thể ăn mít; nhưng quan trọng là không được ăn quá nhiều và hạn chế không chế biến mít thành các món quá béo, ngọt.

>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn ăn sáng giảm cân trong vòng 1 tháng?

5. Cách ăn mít đúng cách mà không sợ béo

cách ăn mít

Để ăn mít không lo tăng cân, bạn không cần quan tâm đến vấn đề mít chứa bao nhiêu calo mà phải ăn làm sao cho Healthy, ít gia vị, ít thêm chất béo nhất có thể.

Sau đây là cách ăn mít không lo béo phì:

  • Vị ngọt đặc trưng của mít rất hợp với cháo yến mạch và sữa chua không đường. Bạn hãy thử kết hợp những nguyên liệu lành mạnh với quả mít.
  • Với đa dạng cách chế biến, bạn có thể nấu mít, đặc biệt là mít non với nhiều cách. Mít non với vị ngọt thanh nên dễ kết hợp với các gia vị. Đây sẽ là sự lựa chọn phù hợp với những món mặn trong bữa cơm. Hãy thử sức với món gỏi mít, canh sườn nấu mít non, mít kho chay…
  • Để tránh ăn quá nhiều quả mít, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi lần. Hãy kiểm soát tốt lượng mít bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn vừa có thể thưởng thức món ăn yêu thích, vừa đảm bảo chế độ ăn lành mạnh.

[inline_article id=312282]

Hy vọng bài viết về Mít chứa bao nhiêu calo này sẽ giúp nhiều bạn đang giảm cân không còn lăn tăn về việc có nên ăn mít không nữa. Nếu đã biết mít bao nhiêu calo thì bạn hoàn toàn có thể cân đối liều lượng mít mỗi ngày để cơ thể vừa hấp thụ chất dinh dưỡng từ mít mà ăn không sợ mập.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

6 cách làm trà táo đỏ chuẩn vị thơm ngon và bổ dưỡng tại nhà

Bên cạnh ăn không, bạn có thể làm trà táo đỏ để uống, vừa ngon, tốt cho sức khỏe mà vừa còn giảm cân. Vậy thì đừng chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào làm trà táo đỏ với những cách được gợi ý trong bài viết hôm nay thôi!

1. Trà táo đỏ là gì?

Trà táo đỏ là loại trà thảo mộc được làm từ quả táo đỏ sấy khô; có nguồn gốc từ miền bắc Ấn Độ và một số vùng ở Trung Quốc.

Trà có màu đỏ ruby ​​​​đậm hoặc màu đỏ sẫm. Trà táo đỏ là một trong các loại trà tốt cho sức khỏe vì chúng có thành phần dinh dưỡng dồi dào; bao gồm một số chất chống oxy hóa. Trong trà táo đỏ có chứa vitamin C và nhiều loại polyphenol khác nhau; cũng như kali, sắt, và các loại vitamin B khác nhau.

2. Trà táo đỏ có tác dụng gì?

trà táo đỏ có tác dụng gì?

Một số công dụng nổi bật của trà táo đỏ gồm có:

  • Giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Giảm lượng đường trong máu.
  • Có chứa ancaloit và saponin giúp giải độc máu.
  • Hỗ trợ giảm mỡ bụng, giúp quá trình giảm cân hiệu quả hơn. 
  • Tốt cho trí não và sức khỏe tinh thần nhờ có hàm lượng cao vitamin B1, B2, B3, B6.
  • Ngăn ngừa táo bón, cải thiện sức khỏe đường ruột và cải thiện tình trạng bệnh viêm ruột (IBD).
  • Tăng cường khả năng miễn dịch nhờ chứa axit betulinic có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
  • Phòng ngừa tác hại của các gốc tự do nhờ chứa chất chống oxy hóa flavonoid kaempferol 3-O-rutinoside.

Sâm đương quycây sâm đất cũng là một bài thuốc quý không thua gì táo đỏ. Hãy thử tham khảo thêm nhé!

Sau khi biết được tác dụng của trà táo đỏ thì chúng ta hãy đi đến phần quan trọng nhất – cách làm trà táo đỏ thôi nào!

3. Cách làm trà táo đỏ chuẩn vị tại nhà

3.1 Cách làm trà táo đỏ nguyên chất

cách làm trà táo đỏ

Đây là cách làm trà táo đỏ đơn giản nhất. Món trà táo đỏ khô sẽ giúp bạn ngủ ngon, giải độc máu và giảm cân hiệu quả. 

Nguyên liệu:

  • 4-6 quả táo đỏ.
  • 200ml nước sôi.
  • 2 muỗng cà phê đường.

Cách làm trà táo đỏ nguyên chất

  • Bước 1: Táo đỏ/táo tàu khô rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng khoảng 0.5cm.
  • Bước 2: Cho táo đã cắt vào ấm, đổ nước sôi vào, hãm trong khoảng 10 phút. 
  • Bước 3: Rót trà ra ly và thưởng thức. 

>> Bạn có thể tham khảo: Trà detox giảm cân có thật sự “thần thánh” như lời đồn

3.2 Cách làm trà táo đỏ kỷ tử

táo đỏ kỷ tử

Cách pha trà táo đỏ với kỷ tử sẽ giúp làn da bạn tươi trẻ, hạn chế hình thành nếp nhăn; giảm bệnh tật, ung thư.

Nguyên liệu:

  • 5 quả kỷ tử.
  • 300ml nước sôi.
  • 3 quả táo đỏ khô.
  • 3 muỗng đường phèn.

Cách làm trà táo đỏ kỷ tử

  • Bước 1: Mang táo đỏ và kỷ tử đi rửa sạch và cắt táo đỏ thành những lát mỏng khoảng 0.5cm. 
  • Bước 2: Cho táo đỏ và kỷ tử vào ấm hoặc ly, rót nước sôi vào, đậy kín nắp.
  • Bước 3: Hãm trong khoảng 10 phút, rót trà ra ly và thưởng thức.

Còn 1 thứ nước khác cũng giúp làn da trở nên mịn màn, khỏe mạnh. Hãy tìm hiểu thử xem loại nước thần thánh này là gì nhé!

3.3 Cách pha trà táo đỏ với mật ong

Trà uống kèm với mật ong

Pha trà táo đỏ theo cách kết hợp mật ong có công dụng giảm stress, hỗ trợ ngủ ngon cùng với rất nhiều công dụng tuyệt vời khác nữa.

Nguyên liệu:

  • 6 quả táo đỏ.
  • 50g đường phèn.
  • 350 ml nước.
  • 250ml mật ong.
  • 200ml nước sôi.

Cách làm trà táo đỏ mật ong

  • Bước 1: Cho táo đỏ đã rửa sạch cùng 50g đường phèn vào nồi. Cho nước vào và đun sôi cho đến khi cạn nước.
  • Bước 2: Khi nước đã cạn, dùng muỗng trộn đều và thêm 250ml mật ong vào.
  • Bước 3: Cho hỗn hợp trên vào hũ thủy tinh và dùng dần.

3.4 Cách làm trà hoa cúc táo đỏ

trà táo đỏ hoa cúc

Cách pha trà táo đỏ với hoa cúc sẽ giúp làm giảm đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt và phục hồi những thương tổn của làn da do ánh nắng, môi trường…

Nguyên liệu:

  • 10-15 bông cúc khô.
  • 10 lát táo đỏ khô cắt lát.
  • 15-20 hạt kỷ tử.
  • 20gr đường phèn bi.

Cách làm trà hoa cúc táo đỏ:

  • Bước 1: Rửa sơ táo đỏ, kỷ tử, hoa cúc và để ráo nước.
  • Bước 2: Cho hoa cúc, táo đỏ, kỷ tử vào ly hoặc ấm nhỏ.
  • Bước 3: Cho nước sôi đợt đầu tráng đều các nguyên liệu trong 5-10 giây rồi chắt đổ nước này đi.
  • Bước 4: Cho nước sôi đợt hai vào rồi đậy nắp lại, ủ trà 15 phút là được.
  • Bước 5: Cuối cùng là cho đường phèn vào khuấy nhẹ 1-2 vòng rồi để cho đường tan từ từ là có thể thưởng thức rồi.

3.5 Cách làm trà gừng táo đỏ

cách làm trà táo đỏ gừng

Cách pha trà táo đỏ kết hợp gừng sẽ giúp người uống dễ tiêu hóa, làm ấm bụng, chữa các bệnh về ợ chua, khó tiêu… 

Nguyên liệu:

  • 7 trái táo đỏ.
  • 3 lát gừng tươi.
  • 1 gói trà túi lọc.
  • 2 muỗng cà phê đường.
  • 200ml nước sôi.

Cách làm trà gừng táo đỏ:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi ngâm táo đỏ, sau đó vớt ra, cắt thành từng lát theo chiều ngang, mỗi lát dày khoảng 0,5cm, bỏ hạt.
  • Bước 2: Rửa sạch gừng, để nguyên hoặc cạo vỏ tùy thích, sau đó cắt thành những lát mỏng.
  • Bước 3: Ngâm trà túi lọc trong nước sôi khoảng 5-10 phút đến khi nước trà chuyển sang màu vàng đậm thì vớt bỏ túi trà.
  • Bước 4: Cho đường vào ly trà và khuấy cho tan.
  • Bước 5: Cho táo đỏ và gừng cắt lát vào ly trà gừng, khuấy đều là có thể dùng ngay khi còn nóng ấm.

Trà gừng mật ong cũng đem đến nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy tham khảo thử cách làm Trà gừng mật ong như thế nào nhé!

3.6 Cách làm trà táo đỏ – hạt chia

trà với hạt chia

Đây là một món trà thanh mát, thích hợp để uống giải khát.

Nguyên liệu:

  • 3-5 quả táo đỏ.
  • 1g hạt chia.
  • 1 gói trà túi lọc.
  • Đường phèn (tùy khẩu vị).
  • 650ml nước sôi.

Cách làm trà táo đỏ hạt chia:

  • Bước 1: Rửa sạch rồi ngâm táo đỏ, sau đó vớt ra, cắt thành từng lát theo chiều ngang, mỗi lát dày khoảng 0,5cm, bỏ hạt.
  • Bước 2: Ngâm trà túi lọc và hạt chia trong nước sôi khoảng 5-10 phút đến khi nước trà chuyển sang màu vàng đậm thì vớt bỏ túi trà.
  • Bước 3: Cho đường vào ly trà và khuấy cho tan.
  • Bước 4: Cho táo đỏ cắt lát vào ly trà hạt chia, khuấy đều là có thể dùng ngay khi còn nóng ấm.

[inline_article id=302922]

4. Nên uống trà táo đỏ khi nào?

Trà táo đỏ mặc dù có nhiều công dụng. Nhưng nếu uống sai thời điểm thì cũng không phát huy hết công dụng. Dưới đây là 3 thời điểm vàng mà bạn nên uống trà táo đỏ để giảm cân, giữ dáng, thanh nhiệt cơ thể:

  • Buổi sáng sau khi thức dậy: Sau khi trải qua một giấc ngủ sâu và dài, cơ thể thường bị mất nước. Việc bổ sung một tách trà táo đỏ lúc này vừa giúp cung cấp chất lỏng, vừa bổ sung năng lượng và dưỡng chất để bắt đầu ngày mới.
  • Sau khi ăn thức ăn nhiều dầu mỡ: Trà táo đỏ sẽ hỗ trợ sức khỏe đường ruột, hạn chế tình trạng khó tiêu, nóng ruột sau khi ăn quá nhiều dầu mỡ.
  • Trước khi đi ngủ 30 phút: Vào buổi tối, bạn nên uống một tách trà táo đỏ pha ở nước thứ 2 hoặc thứ 3. Lúc này, trà nhạt sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Trên đây là 6 cách làm trà táo đỏ vừa đơn giản và chuẩn vị tại nhà cùng với cách uống trà đúng cách. Hãy bắt tay vào làm thử và thưởng thức món uống tuyệt vời này ngay nhé!

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

14 cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản giúp móng tay luôn khỏe đẹp

Vậy cách chăm sóc móng tay là những cách nào? Làm sao để móng tay dày và cứng hơn? Hãy tìm hiểu kỹ bạn ơi!

1. Những cách chăm sóc móng tay để có móng tay khỏe đẹp

1.1 Giữ cho móng tay luôn khô và sạch

Bàn tay, ngón tay và móng tay và nơi chạm nhiều nhất với môi trường bên ngoài, nên rất dễ bị bẩn nơi móng tay.

Chính vì thế, bạn cần vệ sinh móng tay thường xuyên và lau khô sau khi rửa. Nên có thêm một chiếc bàn chải nhỏ, thoa một ít muối lên sau đó chà nhẹ nhàng móng và vùng da xung quanh. Cách chăm sóc móng tay này giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh tích tụ.

1.2 Ngừng việc cắn để chăm sóc móng tay đúng cách

cách chăm sóc móng tay
Hãy bỏ thói quen cắn móng tay

Một trong những thói quen xấu của nhiều người chính là cắn móng tay. Đây cũng chính là khởi nguồn của tình trạng viêm da, nhiễm trùng các vùng xung quanh móng.

Bạn có biết, trong bài viết về 5 lý do bạn phải dừng ngay việc cắn móng tay (5 reasons to stop biting your nails) của Đại học Texas A&M tại Mỹ; các chuyên gia khuyên mọi người là phải bỏ thói quen cắn móng tay vì:

  • Vi khuẩn thường trú ngụ ở móng tay.
  • Cắn móng tay làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Có hại cho răng miệng, hay thậm chí làm răng lệch dần..
  • Làm cho vùng da quanh móng bị tróc, và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Nếu bạn có sơn móng tay, thì bạn rất dễ nuốt phải những chất độc trong nước sơn móng tay.

1.3 Mang găng tay để bảo vệ

Bạn cần đeo găng tay cao su mỗi khi làm việc nhà như giặt đồ, rửa chén để giảm thời gian móng tay tiếp xúc với các loại hóa chất mạnh. Giúp cho da tay ít bị bong tróc, móng tay ít bị giòn và gãy.

Trường hợp bạn có công việc thường xuyên phải tiếp xúc với nước, các loại hóa chất thì bạn bắt buộc phải thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể bôi kem quanh lớp biểu bì quanh móng tay nhiều lần trong ngày.

1.4 Cắt tỉa móng thường xuyên

Cắt tỉa móng thường xuyên
Có thói quen cắt tia móng gọn gàng là bạn đã biết cách chăm sóc móng tay của mình

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa móng tay nhưng không nên cắt bỏ cả phần biểu bì trên móng. Sở dĩ như vậy, là vì, các lớp biểu bì chính là lá chắn giúp ngăn các loại nấm; vi khuẩn xâm hại vào da. Sau khi cắt móng tay xong, bạn nhớ giũa lại móng cho gọn gàng.

Có thể hiểu như sau, cắt đi lớp biểu bì đồng nghĩa với việc lớp bảo vệ cũng mất đi. Điều này không những làm cho lớp biểu bì mỏng đi, mà còn khiến chúng bị đỏ, sưng và thậm chí là bị nát. Vậy nên bạn không nhất thiết phải cắt bỏ phần biểu bì xung quanh móng.

>> Chủ đề liên quan: Tại sao râu mọc nhanh? Cạo râu có khiến râu mọc nhanh không?

1.5 Chăm sóc lớp biểu bì quanh móng

Như đã nhắc đến ở trên về tầm quan trọng của lớp biểu bì xung quanh móng. Bởi vậy, chăm sóc tốt lớp biểu bì cũng là một phần quan trọng của cách chăm sóc móng tay chắc khỏe. Khi bị xước da vùng xung quanh móng, bạn hãy xử lý cẩn thận; cắt nhẹ nhàng để không bị tổn thương nặng dẫn đến gây viêm và đau. 

Tuyệt đối không cắn, xé, hoặc ngoáy lớp biểu bì.

1.6 Sử dụng kem dưỡng ẩm đúng cách để chăm sóc móng tay

sử dụng kem dưỡng ẩm
Cách dưỡng móng tay, chăm sóc móng tay là hãy bôi kem dưỡng ẩm

Vùng da xung quanh móng tay thường khô và dễ bong tróc; gây mất thẩm mỹ và làm bạn bị đau rát khi chẳng may nhiễm trùng; hoặc thấm phải những chất có axit mạnh như chanh.

Và việc dưỡng ẩm cho móng tay là một trong những cách chăm sóc móng tay cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả. Vậy nên, bạn cần chăm sóc móng tay bằng cách bôi kem dưỡng ẩm xung quanh lớp biểu bì. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho toàn bộ móng tay, mà còn làm giảm tỷ lệ sứt mẻ, nứt, và chia tách móng.

>> Bạn nên đọc: Có nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho mẹ bầu trong thai kỳ không?

1.7 Chăm sóc móng tay bằng cách bổ sung chất Biotin

Biotin hay còn gọi là Vitamin B7. Một hợp chất được biết đến với công dụng cải thiện sức khỏe của lông, tóc và móng tay. Về mặt y khoa, các chuyên gia nhận thấy nếu bạn bổ sung mỗi ngày 2,5 mg Biotin có thể giúp cho móng tay của bạn cứng và dày hơn bình thường 25%.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể bổ sung Biotin dạng viên nén; bạn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm như gạo nguyên cám, trứng, bông cải xanh, quả bơ,..

>> Cách chăm sóc móng tay: Những loại thực phẩm chứa nhiều Biotin (Vitamin B7)

1.8 Không dùng các loại giũa nhám và khô

Những loại giũa móng nhám và khô KHÔNG thực sự phù hợp đối với móng tay của bạn. Vì các loại dụng cụ này có thể gây ra các vết nứt nhỏ, thậm chí làm gãy móng. 

Thay vì dùng các loại giũa móng tay nhám và thô; để giũa nhanh hơn. Bạn nên ưu tiên chọn những loại giũa móng tay mịn và ít thô, ít nhám hơn. Và nhớ rằng, bạn nên giũa móng theo một hướng; giữa chậm và đều để không làm gãy mỏng; hay bào mòn vào da.

1.9 Không nên dùng nước tẩy sơn móng tay – Acetone

cách chăm sóc móng tay
Nếu bạn sơn móng tay, cách chăm sóc và dưỡng móng tay bị hư tổn là bạn nên bớt dùng Acetone

Một loại sản phẩm để bảo vệ móng tay không bị giòn và dễ gãy mà các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tránh sử dụng đó là chất tẩy sơn móng tay chứa hóa chất acetone.

Acetone còn được gọi là Finger Nail Polish Removers, Dimethyl Formaldehyde – một hóa chất rất thông dụng trong nghề làm móng. Ảnh hưởng của hóa chất này có thể làm mỏng móng và khiến chúng trở nên giòn, dễ gãy hơn.

1.10 Tránh sử dụng Gel và Acrylics (móng tay giả)

Gel và Acrylic giúp cho móng tay trông đẹp hơn; nhưng đáng buồn là, chúng lại gây ra những tổn thương cho móng tay.

Acrylic có chứa nhiều hóa chất, làm khô móng và gây hại cho vùng da xung quanh. Tương tự dùng Gel cũng gây nhiều tổn hại không ít cho móng, cả hai đều khiến móng bị mỏng, yếu, khô xước.

1.11 Hãy cân nhắc kĩ trước khi sử dụng chất làm cứng móng tay

Hạn chế dùng các chất làm cứng móng tay như Formaldehyde; Nail hardeners,..chưa được xác minh là có an toàn tuyệt đối hay không. Về mặt y khoa, các chất này được cho rằng là không nên sử dụng. Trừ khi móng tay của bạn quá yếu và dễ gãy.

Nhìn chung, để giữ cho móng tay khỏi bị tác động thì bạn nên tránh bất cứ điều gì mà làm móng tay giòn và dễ bị tổn thương.

1.12 Cách chăm sóc móng tay: Giảm tần suất đi làm móng

Đi làm móng (làm nail) là một hoạt động phổ biến của hội chị em phụ nữ, đặc biệt là những ai đang làm nghề sân khấu, thì lại càng làm đẹp cho móng tay thường xuyên hơn.

Lúc này, móng tay sẽ liên tục phải bị nhúng vào hóa chất, nước sơn móng với tần suất liên tục. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho móng dễ khô, giòn và dễ gãy; hoặc cũng có thể bị sưng ở khu vực quanh móng tay. 

Dù muốn dù không, bạn vẫn nên dành chút thời gian để móng tay ở trạng thái tự nhiên.

1.13 Đừng quên chăm sóc móng chân

Móng chân cũng như móng tay, cũng cần được chăm sóc tương tự như những cách trên. Như bạn cũng biết, móng chân còn phải tiếp xúc nhiều hơn so với móng tay. Đó cũng là lý do về bản chất móng chân cũng dày và cứng hơn móng tay. 

Nếu bạn có thói quen cắt 2 bên khóe móng chân, thì nên bỏ dần thói quen này. Bởi vì khi cắt tỉa 2 góc của móng chân, sau đó móng dài ra sẽ dễ đâm vào phần thịt, gây đau và sưng tấy.

>> Bạn xem thêm: Khóe móng chân bị sưng đau, có mủ phải làm sao? Có cần bôi thuốc?

2. Chú ý các biểu hiện bất thường ở móng tay

Chú ý đến các biểu hiện bất thường ở móng tay
Ngoài cách chăm sóc móng tay, bạn cần biết dấu hiệu bất thường của móng

Theo dõi sức khỏe móng tay là cách chăm sóc móng tay chắc khỏe theo thời gian.

Học viện Da liễu Mỹ khuyên chúng ta nên chú ý đến tình trạng móng tay của mình nhiều hơn. Bởi đôi khi, chúng có thể phản ánh một vài vấn đề về sức khỏe nào đó của cơ thể.

Dưới đây là một số biểu hiện của móng tay có liên quan đến tình trạng sức khỏe của cơ thể:

  • Móng tay trắng: bệnh gan;
  • Móng tay nhợt nhạt: thiếu máu;
  • Móng tay nhuốm vàng: bệnh tiểu đường;
  • Móng tay một nửa hồng một nửa màu trắng: bệnh thận;
  • Móng tay vàng và dày lên làm chậm tốc độ tăng trưởng lại: bệnh phổi.

Biết là vậy, nhưng không hẳn là đúng hoàn toàn. Cách tốt nhất mỗi khi nhận thấy dấu hiệu bất thường ở móng tay và kéo dài không hết; bạn nên đi khám bác sĩ Da liễu ngay.

>> Cẩm nang yêu thương bản thân: 5 điều tiên quyết bạn nên bắt đầu

Tóm lại, cách chăm sóc móng tay tốt nhất chính là để móng tay ở trạng thái tự nhiên; giữ sạch và cắt giũa gọn gàng. Nếu được, bạn nên áp dụng thêm cách chăm sóc móng tay thông qua các loại thực phẩm có chứa nhiều Biotin (Vitamin B7). 

Bài viết đã bao gồm tất cả thông tin mà bạn cần biết về cách chăm sóc móng tay.

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hỏi – đáp: Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi là do đâu?

Vậy vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi là bệnh gì và có nguy hiểm không? Cùng Marrybaby tìm hiểu qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra dịch màu đen ở vùng kín ngay.

1. Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có sao không?

Vùng kín ra dịch âm đạo màu nâu đen không mùi, không ngứa, nếu không liên quan đến bệnh lý thì hoàn toàn bình thường. Tình trạng này là do lượng máu cũ ở chu kỳ kinh nguyệt trước hòa với dịch tiết âm đạo tạo ra màu nâu đen, không mùi.

Mặc dù tình trạng ra dịch màu nâu đen ở vùng kín là không nguy hiểm; và cũng thường bị nhầm lẫn là máu kinh nguyệt. Đặc biệt vào những ngày cuối kỳ hành kinh. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa của phụ nữ.

2. Nguyên nhân sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Tình trạng sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Tình trạng sinh lý khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

2.1 Dấu hiệu có thai sớm

Vì sao vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi lại là dấu hiệu của việc mang thai? Vì khi phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có thể ra huyết nâu do máu báo thai; do thay đổi nội tiết tố khi mang thai; hoặc cũng có thể do bạn quan hệ tình dục khi mang thai được 3 tháng.

Trường hợp, bạn đang không biết mình có thai hay không; nhưng lại thấy âm đạo ra khí hư màu nâu nhạt không mùi; bạn nên đi mua que thử để kiểm tra cho chắc nhé.

2.2 Vùng kín ra dịch màu nâu đen trước và sau kỳ kinh nguyệt

Vào những ngày trước và sau chu kỳ kinh, âm đạo thường tăng tiết dịch. Phần dịch này có thể hòa với lượng máu kinh tạo thành hiện tượng khí hư màu nâu đen; nhưng sẽ không gây ngứa và khó chịu. Và trường hợp này cũng là một tình trạng sinh lý bình thường.

>> Bạn nên xem thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bình thường?

2.3 Những thay đổi liên quan đến thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thì lượng estrogen sẽ giảm dần so với trước đó. Từ đây, thành âm đạo cũng trở nên mỏng, và giòn hơn; tình trạng này hay còn được gọi là teo âm đạo. 

Trường hợp bạn đang trong thời kỳ mãn kinh; và bản thân vừa trải qua hiện tượng vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi, tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa.

2.3 Khí hư màu nâu, không mùi liên quan đến rối loạn nội tiết tố

Khi bị rối loạn nội tiết tố chị em phụ nữ thường phải đối mặt với những thay đổi thất thường cả về thể chất và tâm sinh lý, bao gồm cả tình trạng âm đạo tiết dịch bất thường. Trong đó, vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi và không ngứa cũng có thể liên quan đến rối loạn nội tiết.

>> Bạn nên đọc thêm: Rối loạn nội tiết tố và kinh nguyệt không đều phải làm sao?

2.4 Ra dịch màu nâu sau sinh – Sản dịch (Lochia)

Sản dịch (Lochia) là dịch tiết âm đạo sau khi sinh con. Dịch tiết bao gồm máu, mô niêm mạc tử cung; nước ối; chất nhầy cổ tử cung; và có thể lẫn cả các vi khuẩn. Lúc này, dịch âm đạo có thể sẽ có màu nâu hồng; đôi khi là nâu đen.

Thông thường, sau khi sinh con, sản dịch sẽ tiết ra theo 3 giai đoạn nhỏ:

  • Từ 3 – 4 ngày đầu tiên.
  • Từ 4 – 12 ngày tiếp theo.
  • Từ ngày 12 – 6 tuần cuối.

Trường hợp dịch âm đạo của phụ nữ sau sinh có tình trạng bị vón cục, thì bạn phải đi khám bác sĩ ngay. 

2.5 Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi, không ngứa.

Tác dụng phụ còn có thể xảy ra ở mức độ nhẹ bao gồm: nhức đầu; buồn nôn; căng ngực,; và tâm trạng dễ thay đổi. Đặc biệt lưu ý đối với những bạn thường gặp tình trạng kinh nguyệt ra cục máu đông thì không nên sử dụng.

>> Bạn nên đọc thêm: Cách làm chậm kinh nguyệt để đi du lịch bằng thuốc

3. Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Các bệnh lý liên quan khiến vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi

Tình trạng ra dịch màu đen ở vùng kín mặc dù là tình trạng sinh lý bình thường; nhưng cũng có thể là do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khác. Cụ thể như.

3.1 Viêm âm đạo

Viêm âm đạo (Vaginitis) là tình trạng âm đạo bị viêm nhiễm dẫn đến tiết dịch, ngứa và đau. Nguyên nhân thường do sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn âm đạo hoặc bị nhiễm trùng. Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen sau mãn kinh cũng có thể gây ra viêm âm đạo.

>> Xem ngay: Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng Viêm âm đạo?

3.2 Viêm vùng chậu

Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có thể liên quan đến bệnh lý viêm nhiễm ở vùng chậu như: nhiễm trùng buồng trứng; cổ tử cung; ống dẫn trứng,..Thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu vùng kín ra dịch màu nâu kèm đau bụng dưới; đau khi đi tiểu; khi quan hệ; chảy máu vùng kín không phải kinh nguyệt,..

Đó là những dấu hiệu của cơ thể cho thấy cơ quan vùng chậu của bạn đang gặp vấn đề, và bạn phải cấp bách đi khám bác sĩ phụ khoa.

3.3 Viêm loét cổ tử cung

Giai đoạn đầu khi xuất hiện các vết loét viêm nhiễm cổ tử cung, người bệnh sẽ ra nhiều dịch âm đạo màu nâu đen. Giai đoạn chuyển nặng hơn, dịch sẽ đặc lại và có mùi hôi khó chịu, đặc biệt gây đau khi quan hệ tình dục. Các vết loét cổ tử cung có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản, vì vậy cần được phát hiện và xử trí kịp thời.

3.4 Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, nhưng có tỷ lệ kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên nhiều chị em thường chủ quan và bỏ qua các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung như khí hư có màu nâu đen, có mùi hôi; đau bụng dưới dữ dội,…

>> Bạn nên xem thêm: Dấu hiệu tiền ung thư cổ tử cung – Biết sớm để điều trị

4. Phải làm sao khi vùng kín ra dịch màu đen không mùi?

Vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi
Phải làm gì khi vùng kín ra dịch màu đen không mùi?

Không chỉ hiện tượng vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi; mà bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vùng kín đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý; và thói quen sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ. 

Thế nên, nếu bạn đang nghi ngờ bản thân gặp bất kỳ tình trạng nào liên quan đến vùng kín thì cần ưu tiên đi khám bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa

[key-takeaways title=”Điều phụ nữ nên làm:”]

  • Chọn đồ lót bằng vải Cotton.
  • Rửa xung quanh âm hộ bằng nước ấm và lau khô.
  • Sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ tình dục.
  • Sử dụng miếng lót thay cho băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt 3-4 lần/ngày.
  • Đặt lịch khám sức khỏe Sản – Phụ khoa định kỳ, tối thiểu là 12 tháng một lần.
  • KHÔNG thụt rửa sâu bên trong âm đạo (đây là thói quen không tốt cho âm đạo).
  • KHÔNG sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng khử mùi mạnh.

[/key-takeaways]

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết vùng kín ra dịch màu nâu đen không mùi có thể sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe; nhưng cũng có thể liên quan đến các bệnh lý. Tốt nhất là KHÔNG PHỚT LỜ các dấu hiệu.