Làm sao để chăm sóc sức khỏe gia đình chu đáo hơn? Nơi đây sẽ giải đáp dùm bạn mọi thắc mắc để mang lại hạnh phúc trọn vẹn và đầy đủ cho người thân yêu.
Mỡ bụng là nỗi lo chung của rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những mẹ vừa sinh con. Để đánh tan mỡ bụng, giảm số đo vòng 2, mẹ hãy tranh thủ tập 4 động tác đơn giản sau.
Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Gập người trên bóng
Bước 1: Ở tư thế nằm sấp, đặt chân lên bóng, hai tay dang rộng bằng vai, chống xuống sàn. Giữ cơ thể theo đường thẳng từ đầu đến chân.
Bước 2: Từ từ co chân lại, gập đầu gối. Giữ khoảng 10 giây sau đó tập lại từ đầu. Làm khoảng 15-20 lần.
Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Chuyển tạ trên bóng
Bước 1: Ở tư thế ngửa, dựa lưng lên quả bóng, gập chân. Khoảng từ đầu đến đầu gối thẳng hàng, tay phải nắm tạ.
Bước 2: Từ từ ngồi dậy, trọng tâm dồn vào đùi trái, tay trái lấy tạ, trở lại tư thế nằm ngửa. Mỗi lần đổi tay tính 1 lần, làm 15-20 lần mỗi bên.
Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Gập bụng chéo
Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, cánh tay đặt song song cơ thể, lòng bàn tay úp xuống. Từ từ nâng chân lên và co đầu gối lại.
Bước 2: Nâng hông lên, đưa chân nhẹ nhàng qua phải. Trở lại tư thế ban đầu. Làm tương tự đưa chân qua trái, thay phiên liên tục 15-20 lần.
Bài tập thể dục giảm mỡ bụng: Chống tay nâng tạ
Bước 1: Chống tay trái, nghiêng cơ thể sang một bên. Tay phải cầm tạ đưa ra phía trước, cơ thể giữ theo đường thẳng và dồn lực lên vai.
Bước 2: Từ từ nâng tạ lên cao, cánh tay giữ thẳng. Trở lại tư thế ban đầu, làm khoảng 15-20 lần.
Lưu ý dành cho mẹ
Ngoài các bài tập thể dục, muốn giảm mỡ bụng nhanh, bạn cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng. Đừng nhịn ăn để giảm cân. Thay vào đó, hãy ăn uống lành mạnh, khoa học đủ 5 bữa mỗi ngày. Tránh ăn những thực phẩm không lành mạnh như nước ngọt, bánh ngọt, thức ăn nhanh… Đồng thời, tăng cường trái cây, rau xanh, những thực phẩm nhiều chất xơ và bổ sung nguồn chất béo lành mạnh từ cá, dầu ôliu, thịt đỏ…
Kiểu choàng khăn vừa dễ thực hiện vừa giúp bộ trang phục thêm phần kín đáo và thanh lịch. Thực hiện với khăn hình vuông bản rộng.
Bước 1: Gấp chéo khăn để tạo thành hình tam giác lớn.
Bước 2: Choàng khăn lên vai sao cho mũi nhọn của tam giác hướng về phía trước ngực áo.
Bước 3: Quấn phần khăn dài hơn của tam giác quanh phần ngắn để cố định. Điều chỉnh vuốt nếp khăn cho thẳng.
2/ Cách làm đẹp với khăn: Nút thắt kiểu Pháp
Đây là kiểu thắt khăn vô cùng phổ biến và được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Thực hiện cùng khăn lụa hoặc voan dài.
Bước 1: Gấp đôi khăn theo chiều dọc, choàng lên cổ sao cho một bên là hai vạt khăn.
Bước 2: Một tay mở rộng vòng tròn đầu khăn, tay còn lại kéo 1 khăn xuống phía dưới và vắt qua vòng tròn.
Bước 3: Kéo vạt khăn còn lại qua vòng tròn. Chỉnh lại nút thắt cho chặt và vừa vặn, vuốt thẳng 2 vạt khăn.
3/ Cách thắt khăn đẹp: Điệu đà khăn hình nơ
Kiểu thắt khăn hơi phức tạp một chút, nhưng chỉ cần luyện tập vài lần, bộ trang phục sẽ thêm phần thanh lịch, nữ tính. Thực hiện cùng khăn lụa hoặc voan bản dài.
Bước 1: Choàng khăn qua cổ sao cho một vạt khăn dài hơn vạt còn lại.
Bước 2: Tạo 1 vòng tròn từ vạt khăn bằng cách quấn khăn từ dưới lên theo chiều hướng lên trên, giấu đầu khăn vào phía trong.
Bước 3: Tạo hình nơ bằng cách cầm vào giữa vòng tròn vừa tạo. Lấy vạt khăn ngắn hơn còn lại quấn vào giữa vòng tròn theo chiều từ dưới lên trên.
Bước 4: Kéo vạt khăn tạo thành nút thắt phía sau, định hình chiếc nơ. Điều chỉnh chiếc nơ sao cho vừa vặn với cổ.
Giữa bao bộn bề cuộc sống và hàng tá những việc cần làm để chăm con cái, gia đình, làm sao để tranh thủ giây phút hiêm hoi cho riêng mình?
Ngay cả khi đã dành thời gian cả ngày để chăm con, nhiều mẹ vẫn cảm thấy chưa đủ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Tuy nhiên, bạn có biết phải chăm sóc bản thân mình tốt, bạn mới chăm con tốt nhất?
Càng dành nhiều thời gian cho bản thân, càng có nhiều năng lượng và tâm trí thoải mái, bạn càng ít bực bội, căng thẳng, việc chăm con, chăm sóc gia đình cũng vì vậy mà tốt hơn. Ngoài ra, dành thời gian chăm sóc bản thân cũng là cách giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, đặc biệt trong những tuần đầu – khi bạn đang bị “bủa vây” bởi hàng tá những việc cần làm.
Giữa bao bộn bề cuộc sống và hàng tá những việc cần làm để chăm con cái, gia đình, để tranh thủ giây phút hiếm hoi cho riêng mình liệu có phải nhiệm vụ bất khả thi?
Không cần quá nhiều, chỉ cần dành riêng cho bản thân khoảng một giờ đồng hồ mỗi ngày, như vậy đã đủ để bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái và hạnh phúc hơn. Còn cần phải làm những gì ư? Để MarryBaby lên kế hoạch giúp bạn!
1/ Rời xa con đôi chút – Tranh thủ được 5 phút
Sau sinh là khoảng thời gian vô cùng tất bật, dù sinh lần đầu hay lần 2, bạn luôn phải kè kè bên con chăm chút cho từng miếng ăn giấc ngủ. Đây chính là lý do chính làm bạn không còn thời gian dành cho riêng mình, dần trở nên stress, căng thẳng, tâm lý không ổn định. Thay vì vùi mình trong bỉm sữa, bạn có thể để con tự chơi một mình khoảng 3-5 phút trong phạm vi quan sát. Cách này cũng giúp sớm rèn tính tự lập cho bé từ thuở còn thơ. Lúc bé đang chơi, mẹ có thể ướm mình với những trang phục đẹp, ngắm mình trong gương, lên kế hoạch cho công cuộc tút tát nhan sắc sắp đến, có thể là thay đổi kiểu tóc hay xăm lông mày chẳng hạn.
2/ Tự massage hàng ngày: Thêm được 6 phút
Dựa vào thời gian biểu của bé, bạn sẽ biết được đâu là thời điểm bé chơi, bé ngủ, bé ăn. Tận dụng khoảng thời gian cố định đó để duy trì thói quen chăm sóc bản thân đơn giản, nhanh, gọn, lẹ, chẳng hạn như tự massage cho mình. Một số động tác massage đơn giản sau bạn có thể thay đổi hàng ngày để đạt được hiệu quả thư giãn tuyệt vời:
– Massage chân:
Ngửa lòng bàn chân, lấy tay xoay nhẹ tìm huyệt dũng tuyền và thất miên dưới lòng bàn chân. Sau đó lấy ngón tay ấn mạnh dần hai huyệt đó rồi thả nhẹ ra. Thực hiện 4-5 lần. Động tác massage này có tác dụng mang lại giấc ngủ sâu và ngon.
– Massage cánh tay:
Dùng 5 đầu ngón tay kéo mạnh từ đầu vai xuống tới cổ tay sao cho đầu ngón tay không cấn vào xương. Thực hiện khoảng 3-4 lần. Động tác massage này giúp thư giãn cổ tay rất hiệu quả.
[inline_article id=65428]
– Massage bàn tay:
Ngửa lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh từ cổ tay kéo dần lên từng đầu ngón tay. Sau đó úp lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay ấn mạnh vào cổ tay dưới, tiếp đến kéo mạnh lên đầu ngón tay, giữ chặt rồi thả nhẹ dần. Thực hiện 3-4 lần. Động tác này giúp máu lưu thông đều.
– Massage vai:
Ngồi thẳng, dùng hai đầu ngón tay giữa luồn qua sau, áp sát gáy. Sau đó ấn mạnh và xoay nhẹ nhàng. Tiếp theo kéo nhẹ hai bàn tay ra hai bờ vai. Thực hiện 4-5 lần. Động tác này thư giãn cơ vai, giảm cứng cơ.
– Massage cổ:
Ngồi thẳng, dùng bàn tay phải đưa lên cằm, bàn tay trái nắm khuỷu tay phải. Tiếp theo dùng tay phải đẩy mạnh cằm về phía trái. Sau đó đổi bên. Thực hiện 4 lần. Động tác này giúp thư giãn cơ cổ, chống mệt mỏi.
– Massage đầu:
Dùng hai ngón tay giữa, xoay nhẹ tìm huyệt ở đầu chân mày. Sau đó dùng hai ngón tay miết nhẹ kéo dài về phía thái dương, dùng lực ấn mạnh. Thực hiện 3 lần. Động tác này giúp thư giãn thần kinh, giảm stress hiệu quả.
3/ Đến lúc đọc rồi: Thêm được 10 phút
Tạo cho trẻ thói quen đọc sách trước giờ ngủ. Luôn chuẩn bị cho con một vài cuốn sách hay, thú vị. Mẹ cũng vậy, trong lúc con đọc sách, mẹ đọc truyện, đọc báo. Cả hai mẹ con cùng tôn trọng thời gian đọc của nhau, thật đáng tuyên dương.
[inline_article id=129217]
4/ Tranh thủ thời gian tắm: 20 phút thư giãn
Trẻ nhỏ thông thường chỉ cần tắm khoảng 3-4 lần/tuần. Do đó, ngày con không tắm, mẹ sẽ tận dụng để tự thưởng cho mình 15-20 phút nghỉ ngơi, thư giãn trong bồn tắm. Bé con khi này tốt nhất nên để trong khu quây hoặc cũi nằm trong tầm mắt của mẹ. Đừng quên cho thêm tinh dầu tạo hương, đảm bảo sẽ rất thoải mái, dễ chịu.
5/ Thăng hoa cùng âm nhạc
Trẻ sau khi ăn luôn cảm thấy hạnh phúc nhất. Lúc này, bạn có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện, đặt con vào cũi, hôn con thắm thiết, sau đó để bé tự chơi với không gian quen thuộc của mình. Sau đó, gợi ý lý tưởng nhất dành cho bạn đó là nghe nhạc. Mở một bản nhạc thư giãn yêu thích, nhắm mắt và tận hưởng không gian du dương, lãng mạn. Biết đâu đấy bé con cũng học được cách ngủ một mình nhờ tiếng ru dịu êm từ bản nhạc yêu thích của mẹ. Tiện cả đôi đường phải không?
6/ Sắp xếp thời gian khoa học: Thêm được 4 phút
Bạn sẽ không phải cuống cuồng lên tìm món này, món kia mỗi khi cần dùng đến trong lúc chăm con nếu luôn sắp xếp, tổ chức mọi thứ trong tầm tay. Đừng tự làm khó mình, chỉ cần chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải mất 4 phút tất bật vì những chuyện không đâu. Luôn chuẩn bị sẵn một túi đồ cần dùng khi đi ra ngoài với bé, đừng quên một thỏi son thêm sức sống cho gương mặt trong túi nhé. Hộp đồ cứu thương nho nhỏ cũng nên trang bị để tránh những tai nạn vô tình. Cẩn tắc vô áy náy sẽ giúp bạn nhẹ nhàng, thảnh thơi hơn rất nhiều.
Lứa tuổi trung niên là lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình, nghề nghiệp, quan hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người ta thường coi đây là giai đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như cho gia đình và xã hội. Ở tuổi trung niên, người ta bắt đầu quan tâm đến con người trong xã hội và thế giới hơn là chính mình. Người ta muốn làm hoặc để lại một cái gì cho thế hệ mai sau.
Nếu không được phát triển tốt, người ta sẽ có khuynh hướng ích kỉ và qui về cuộc sống cá nhân cho riêng mình hơn là cho người khác. Nếu như cá nhân trong giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội và nghề nghiệp, thì họ thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác như không làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
(ST)
Trong giai đoạn này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố mẹ đặc biệt là người mẹ và người thân trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ lòng tin, cảm giác được thỏa mãn. Tình yêu, sự âu yếm, ôm ấp của cha mẹ rất cần thiết để giúp em bé có được tình yêu và và sự tin tưởng với con người sau này. Lòng tin là một tình cảm tự nhiên đi kèm một mối quan hệ gắn bó khăng khít với một ngời chăm sóc, cung cấp thức ăn, hơi ấm, và sự an toàn nhờ sự gần gũi thân xác.
Nếu được giải quyết thoả đáng nhu cầu này, bé sẽ có ý thức cơ bản về sự an toàn. Và ngược lại, nếu không được giải quyết thoả đáng, chẳng hạn bị đối xử không nhất quán, thiiếu sự gần gũi và ấm áp thân xác, nhất là của ngời mẹ, hay thường xuyên vắng mặt một ngời lớn làm nhiệm vụ chăm sóc, bé nảy sinh một cảm giác mất lòng tin, mất an toàn, lo lắng và sợ hãi. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa. Như vậy, bé sẽ không được chuẩn bị cho giai đoạn thứ 2 đòi hỏi con người phải biết phiêu lưu.
Bữa cơm gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ
Phụ nữ luôn đau đầu nghĩ về bữa cơm gia đình hàng ngày. Công việc nấu ăn hàng ngày chưa bao giờ đơn giản cả. Vậy tại sao chúng ta không thử tham khảo những thông tin dưới đây.
Làm sao để vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa ngon miệng lại phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu bạn học được những bí kíp nấu ăn từ những chị em khéo tay hay làm, thì việc nấu món ngon sẽ trở nên đơn giản hơn đấy.
7 lý do không nên bỏ qua bữa cơm gia đình
Không chỉ giúp gia tăng tình cảm của các thành viên, bữa cơm gia đình còn giúp bé cưng phát triển khả năng ngôn ngữ. Hai lý do này đã đủ với bạn chưa?
Nếu chưa, mời bạn xem thêm ngay 7 lý do các chuyên gia khuyến cáo không nên bỏ quên thời gian cả gia đình cùng ăn cơm sau đây.
Bữa cơm gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ em, nhất là trẻ nhỏ
1. Hạn chế thói quen ăn uống không lành mạnh
Theo một cuộc khảo sát năm 2000, tiến hành trên những trẻ em từ 9-14 tuổi cho thấy việc thường xuyên ăn tối với gia đình sẽ giúp trẻ ăn nhiều rau và cắt giảm bớt lượng thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trẻ tiêu thụ mỗi ngày.
Hơn nữa, khẩu phần ăn của bé cũng đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm và dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, chất xơ…
2. Cơ hội hoàn hảo cho bé thử món mới
Ngay cả khi trẻ không thích trong lần đầu nếm thử, nhưng nếu thường xuyên ăn, bé cưng cũng sẽ có xu hướng tập quen dần. Thậm chí, nhiều bé “quay 180 độ” từ ghét sang thích.
Đây là kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Y khoa châu Âu (2003). Chính vì vậy, nếu bé không thích món nào, mẹ cứ kiên nhẫn tập từ từ. Không sớm thì muộn, bé cưng cũng sẽ ngấu nghiến món đó cho mà xem.
3. Ngăn ngừa nguy cơ béo phì
Đi ăn ngoài có thể sẽ tiện lợi hơn cho mẹ trong khoản nấu nướng và dọn dẹp, nhưng lại không “lợi” cho ví tiền và sức khỏe của cả nhà đâu nhé!
Theo thống kê, thường xuyên ăn ngoài sẽ khiến bạn gia tăng ít nhất 40% ngân sách cho thực phẩm và làm cơ thể nạp nhiều hơn 60% nhu cầu calories cần thiết. Nguyên nhân vì khi đối diện với nhiều thức ăn hơn, bạn có xu hướng sẽ ăn nhiều hơn mức cơ thể cần, “thủ phạm” chính gây nên tình trạng béo phì.
4. Bảo vệ sức khỏe bé
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ thường xuyên có thời gian ăn uống cùng gia đình sẽ ít có khả năng trầm cảm hoặc rối loạn tiêu hóa hơn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ trường Đại học Y tế Công cộng (Minnesota, Mỹ), với một đứa trẻ đang chán nản, buồn rầu, bữa cơm gia đình có thể được xem là một liệu pháp tâm lý hiệu quả, giúp cải thiện tinh thần.
5. Tăng vốn từ vựng cho trẻ
Mọi người thường có xu hướng chia sẻ về những công việc hoặc cảm xúc của mình trong bữa ăn gia đình. Và đây chính là cách giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ cũng như tăng vốn từ vựng của mình.
Theo thống kê, trẻ em có thể học được hơn 1.000 từ lạ trong khi ăn uống cùng gia đình, gấp rất nhiều lần so với số từ bé có thể học được thông qua việc đọc, kể chuyện mỗi tối (khoảng 143 từ).
Thậm chí, một nghiên cứu khác còn cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa thành tích học tập của trẻ và tần suất những bữa cơm gia đình. So với các bé chỉ ăn cơm cùng bố mẹ 1-2 lần/ tuần, những bé cùng ăn cơm từ 5-7 lần/ tuần sẽ có thành tích tốt hơn gấp 2 lần.
6. Stress, hãy tránh xa!
Không chỉ giảm nguy cơ trầm cảm cho trẻ, bữa cơm gia đình còn giúp các bậc phụ huynh giảm stress hiệu quả. Kết quả nghiên cứu năm 2008 của Đại học Brigham Young cho thấy cùng ăn cơm với các thành viên khác trong nhà có tác dụng giảm stress và sự căng thẳng sau nhiều giờ làm việc.
7. An toàn thực phẩm
Không thể ngăn ngừa việc phun thuốc trừ sâu, tiêm thuốc độc hại vào thực phẩm, nhưng so với ăn ngoài, chắc chắn độ vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn nhà cũng làm bạn yên tâm hơn. Đúng không?
Các cách để thiết lập bữa cơm gia đình thêm “gia vị”
Cuộc sống gia đình đầy những lo toan, bận rộn khiến việc có thời gian dành cho nhau trở nên khó khăn. Thật khó để mọi người cùng tập hợp lại để thưởng thức bữa ăn. Tuy nhiên, điều này luôn đáng để bạn nỗ lực.
1. Luôn dành ra một khoảng thời gian để ăn cùng nhau
Khi bạn đã đặt bữa ăn chung với cả nhà vào thời gian biểu hàng tuần, sẽ không khó để giữ đúng kế hoạch. Cất điện thoại, tắt ti-vi và bạn sẽ làm cho khoảng thời gian này trở nên ý nghĩa hơn.
Trẻ nhỏ trong nhà có thể giúp bạn bày chén đĩa và trang trí bàn ăn.
Nếu quá bận rộn, ít nhất bạn cũng nên dành ra một bữa ăn có sự tham gia của tất cả mọi thành viên vào cuối tuần
2. Đừng gấp gáp
Dành ra khoảng nửa giờ cho một bữa ăn sẽ giúp bé đủ thời gian để ăn uống, thử các món mới và tập thói quen ăn uống lịch sự. Thời gian này cũng đủ để thư giãn, tán gẫu và bạn sẽ thấy gia đình mình tuyệt vời biết bao.
3. Để cho mọi người đều tham gia chuẩn bị
Bạn biết không, nếu để trẻ tham gia vào việc nấu bữa ăn, ở một khâu nho nhỏ như lặt rau chẳng hạn, sẽ giúp bé hứng thú muốn thử món ăn đó hơn. Bé có cơ hội học cách nấu ăn và chia sẻ trách nhiệm với những thành viên khác trong gia đình.
4. Khơi gợi những câu chuyện
Bạn không biết những người khác trong nhà đang làm gì, tiến triển ra sao và gặp khó khăn gì. Vậy thì đừng quên để cho họ cơ hội để nói trong bữa ăn. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, khi bé không muốn nói chuyên thì bạn đừng ép buộc mà cứ để con lắng nghe câu chuyện của những người khác trong gia đình. Mục đích chính là làm cho bữa ăn trở nên thật đáng để tham gia và đầy tính cởi mở.
5. Khen ngợi những hành động đẹp
Khi các con nhỏ hành động một cách lịch thiệp tại bàn ăn và bé chịu thử một món mới, bạn đừng quên khen ngợi hay đưa ra một lời động viên cụ thể nhé. Đừng khen chung chung là “ngoan lắm con yêu”, mà hãy nói “mẹ rất vui vì hôm nay con đã không làm rơi đồ ăn ra bàn và lại còn thử món thịt bò nữa chứ”.
Đừng bao giờ dùng thức ăn để thưởng hay phạt bé. Chẳng hạn, khi bạn bảo con “ăn hết bò xào và cơm rồi mẹ sẽ cho con ăn kem”, lúc này bạn đã vô tình khiến bé xem việc ăn uống như là đối phó thay vì khám phá và thưởng thức.
6. Sáng tạo cho các bữa ăn
Sẽ thật tốt khi bạn chuẩn bị những món ăn đa dạng và không lặp lại. Điều này sẽ khiến cả nhà háo hức mong đợi đến giờ ăn để xem điều bất ngờ nào đang chờ đón họ. Một vài gợi ý:
Đưa cả nhà đi picnic trên bãi cỏ dọc bờ sông
Mời một vị khách đặc biệt đến dự bữa tối.
Chuẩn bị thức ăn theo chủ đề, ví dụ thức ăn kiểu Pháp, đồ ăn kiểu Nhật…
Nên trò chuyện về vấn đề gì trong bữa cơm gia đình?
Không phải ai cũng biết nên khơi gợi chuyện gì trong bữa cơm gia đình để các thành viên chia sẻ, lắng nghe để hiểu nhau hơn. Gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trở thành “nhạc trưởng” cho gia đình thêm vui vẻ
1. Chuyện trường lớp của con cái
Trẻ tiểu học tiếp xúc với thế giới học đường lần đầu tiên, con sẽ có rất nhiều chuyện muốn cho cha mẹ biết. Bạn hãy hỏi con những vấn đề liên quan đến một ngày học tập trên lớp, trong lúc cả nhà ngồi quay quần bên nhau và ăn bữa cơm gia đình.
Chẳng hạn như bạn hỏi bé chuyện cô giáo dạy con những gì, con với bạn bè có chuyện gì vui vẻ, hoặc có điều gì lạ hơn so với mọi ngày không.
Trẻ sẽ cảm thấy mình rất được quan tâm khi ba mẹ hỏi han mình về những chuyện của mình, đồng thời đây cũng là một cách nắm bắt suy nghĩ tâm lý của bé để dạy dỗ con trẻ tốt hơn, bảo vệ con khỏi những nguy hiểm mà chỉ có bản năng làm mẹ mới mách bảo bạn được.
2. Bàn bạc về dự định cuối tuần của cả nhà
Trong bữa cơm gia đình, bạn có thể đề cập đến chuyện sẽ thực hiện một cuộc dã ngoại ngoài trời cùng cả nhà vào dịp cuối tuần, hoặc là sẽ cùng nhau đi sở thú, đi bơi để thư giãn. Không khí của bữa cơm gia đình sẽ trở nên vui nhộn hơn rất nhiều nếu có sự góp ý của các con.
Cho con dự phần vào và lên kế hoạch theo ý mình, con bạn sẽ học được cách nêu ý kiến, bảo vệ ý kiến cá nhân và cảm thấy được tôn trọng khi được cha mẹ chấp nhận ý kiến.
3. Thăm hỏi từng thành viên trong nhà
Trong bữa cơm gia đình, bạn hãy hỏi chồng về dự định đi du lịch với công ty trong tháng tới, hoặc chồng hỏi vợ về lớp vẽ thư giãn có vui vẻ không, có thể cho anh cùng tham gia không.
Nếu trong gia đình có ông bà sống chung, hãy hỏi thăm ông bà về những chậu cây ông vừa trồng như thế nào, hay là hỏi bà về chương trình cải lương trên truyền hình vừa xem có hay không… Những câu thăm hỏi đơn giản như thế rất dễ để tạo nên sự gắn kết hơn cho gia đình bạn
4. Kể một câu chuyện vui bạn đã gặp được trong ngày
Những chuyện hài hước là liều thuốc bổ giúp giảm bớt những căng thẳng mệt mỏi cho các thành viên trong gia đình. Bạn có thể kể một chuyện vui bạn chứng kiến được trong ngày, hoặc đọc trược trên báo, xem được trên mạng internet…
Hãy học cách tạo cho mình một chút hài hước trong những cuộc trò chuyện để mọi người xung quanh cảm nhận được niềm vui. Điều đó sẽ là một yếu tố giúp duy trì ý nghĩa trong bữa cơm gia đình đấy nhé.
[inline_article id=104541]
5. Dành cho nhau những lời khen trong bữa ăn
Thay vì chỉ trích những khuyết điểm sai lầm của nhau, thì trong bữa cơm gia đình, hãy dành cho nhau những lời khen mà các thành viên gia đình bạn xứng đáng có được.
Ví dụ khen con bạn đạt điểm cao trong buổi học ngày hôm nay, khen vợ bạn hôm nay nấu ăn ngon, hoặc nếu chồng bạn đã lăng xả trong chuyện giúp vợ giặc đồ hay lau nhà thì bạn cũng đừng kiệm lời khen anh ấy trước mặt các con của mình trong thời điểm cả nhà sum họp.
6. Kể về một người tốt, việc tốt nào đó bạn gặp
Đây cũng là cách giáo dục con cái tốt. Bạn nêu ra một tấm gương tốt nào đó bạn gặp được trên đường, nơi làm việc để nói với các con của mình trong bữa cơm gia đình, con trẻ sẽ hiểu rằng làm việc tốt luôn được mọi người ghi nhớ và tôn vinh.
Thay vì nói về công việc, về những dự án vĩ mô, về sự không hài lòng đối với một số mối quan hệ bên ngoài, trong bữa cơm gia đình, bạn hãy nói với gia đình của mình những câu chuyện bé nhỏ giản đơn về lòng tốt, sự giúp đỡ, để các con của bạn học dần dần cách làm một người tốt.
Thành phần chính của thuốc tránh thai hàng ngày là các loại hoóc-môn
Chảy máu bất thường trong 3 tháng hay nhiều hơn
Theo các chuyên gia, hiện tượng chảy máu bất thường có thể sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu sử dụng, nhưng nếu đã qua mốc thời gian này mà bạn vẫn bị chảy máu bất thường thì đã đến lúc để xem lại khả năng tương tác giữa cơ thể với loại thuốc tránh thai đó. Bạn nên tạm ngưng sử dụng thuốc và tiến hành các biện pháp tránh thai khác. Tốt nhất, nên trao đổi với bác sỹ để tìm cách khắc phục.
Thiếu cảm xúc khi “yêu”
Không đạt đến sự thăng hoa cao nhất là một dấu hiệu đáng lưu ý đối với loại viên uống tránh thai mà mẹ đang dùng. Sự thật là các loại hoóc-môn, thành phần chính của viên tránh thai có thể ảnh hưởng đến cảm hứng của bạn. Không cần nói ra thì bạn cũng thấy được sự tai hại của tình trạng này. Để khắc phục, cách tốt nhất là tìm một biện pháp tránh thai thay thế như đặt vòng hay sử dụng bao cao su.
Thay đổi thị lực
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2013, việc sử dụng viên tránh thai thường xuyên và trong thời gian dài có liên quan đến chứng tăng nhãn áp. Đây là một căn bệnh có thể tạo ra biến chứng phức tạp, thậm chí là mù lòa nếu không được chữa trị kịp thời. Việc xảy ra những vấn đề về huyết áp có thể liên quan đến tác động của các loại thuốc tránh thai.
[inline_article id=91290]
Cùng với việc kiểm tra thị lực và tìm một đơn kính mới, bạn cũng nên tìm kiếm một phương pháp thay thế cho các viên uống tránh thai.
Thường xuyên bị đau đầu
Cũng giống như tăng nhãn áp, đau đầu có thể là kết quả của sự thay đổi huyết áp. Bất cứ một dấu hiệu nào của chứng đau đầu kéo dài cũng nên được đo lường và đánh giá cẩn thận. Nếu nguyên nhân được quy về thuốc tránh thai, việc ngưng sử dụng và tìm biện pháp thay thế nên được tiến hành càng sớm càng tốt.
Uống thuốc tránh thai có thể giúp bạn giảm 70% nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng sau 12 năm. Những viên thuốc này giảm số lần rụng trứng, một trong những tác nhân khởi phát sự thay đổi tế bào của buồng trứng có thể dẫn đến ung thư. Nếu bạn lo lắng về việc dùng viên tránh thai dài hạn, hãy an tâm vì chúng có thể được sử dụng liên tục đến 20 năm. Tất nhiên, khi bạn muốn có thai thì cần phải ngừng thuốc.
Thành phần chính của thuốc tránh thai là các hoóc-môn đóng vai trò điều hòa kinh nguyệt, cảm xúc và ham muốn tình dục ở nữ giới
Làm đẹp da
Estrogen, loại hoóc-môn thường thấy trong các viên tránh thai giúp cho làn da bạn trở nên mịn màng hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc tránh thai cho mục đích này.
Chu kỳ nhẹ nhàng hơn
Khi sử dụng thuốc tránh thai, quá trình rụng trứng không xảy ra nên các lớp nội mạc tử cung không quá dầy. Hầu hết phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đều chảy máu ít hơn trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Giảm khó chịu khi đến chu kỳ
Sự thay đổi hoóc-môn trong nửa sau của chu kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt bao gồm sự thay đổi cảm xúc. Tùy theo triệu chứng mà mẹ muốn khắc phục mà lựa chọn loại thuốc khác nhau. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy khó chịu ở ngực, các loại thuốc chứa ít estrogen sẽ thích hợp hơn. Nếu bạn cần giảm triệu chứng đầy hơi, hãy hỏi ý kiến bác sỹ khi dùng các loại viên tránh thai chứa drospirenone, một loại progestin được chứng minh là có khả năng giảm giữ nước trong cơ thể.
[inline_article id=29437]
Giảm tình trạng lạc nội mạc tử cung
Các mô của lớp lót tử cung có thể xuất hiện ở vùng chậu, bàng quang… gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đó chính là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Các viên tránh thai làm giảm lượng hoóc-môn kích thích các mô này phát triển, từ ngăn chặn sự lây lan của các mô này.
Trì hoãn kinh nguyệt
Trong một số trường hợp cần thiết, các viên tránh thai có thể giúp bạn bỏ qua chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, một vỉ thuốc luôn có các viên chứa hoạt chất được đánh số ngày từ 1 đến 28, bên cạnh đó là các viên giả dược có màu sắc. Trong 1 tuần kể từ khi bạn uống hết 28 viên tránh thai chứa hoạt chất và chuyển sang các viên giả dược, kỳ kinh nguyệt sẽ xảy ra. Nếu muốn trì hoãn, bạn có thể tiếp tục uống một vỉ thuốc tránh thai khác ngay sau khi uống hết 28 viên thuốc của vỉ đầu tiên. Nhưng việc này không nên tiến hành quá 3 tháng liên tiếp.
[inline_article id=84251]
Giúp ích cho các mẹ bị buồng trứng đa nang
Thực tế các viên tránh thai không thể chữa lành bệnh mà chỉ giúp làm giảm các triêu chứng. Estrogen trong thuốc sẽ giúp điều hòa các chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng mọc mụn và lông, ria mép ngoài ý muốn.
Là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và đơn giản, các viên tránh thai được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của phụ nữ trên toàn thế giới. Để duy trì hiệu quả của thuốc, bạn cần lưu ý uống thuốc đều đặn và uống vào một giờ cố định hàng ngày.
Kết hợp sữa chua với trái cây giúp tăng giá trị dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ
Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đa số các mẹ chưa biết cho trẻ ăn sữa chua đúng cách và đúng thời điểm. Mẹ có biết khi bé ăn sữa chua sai cách, cơ thể bé vừa không nhận được dưỡng chất, lại vừa có thể bị tác động tiêu cực?
Kết hợp sữa chua với trái cây giúp tăng giá trị dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ
1/ Cho trẻ ăn sữa chua phù hợp với lứa tuổi
Nhiều mẹ nghĩ rằng sữa chua có lợi, vì vậy cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mẹ nhé! Ăn quá nhiều, nhất là khi không đúng lượng với độ tuổi, sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời khiến bé bị lạnh bụng.
Với các bé nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt, do đó ăn nhiều sữa chua là cực kỳ không nên. Mẹ có thể tham khảo liều lượng sau để cho bé ăn sữa chua đúng cách:
-Trẻ từ 6-10 tháng tuổi: 50g/ngày.
-Trẻ từ 1-2 tuổi: 80g/ngày.
-Trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày.
-Trẻ lớn hơn: Có thể ăn nhiều hơn 100g/ngày, khoảng 100g-250g, tức 2 hộp nhỏ.
2/ Sữa chua kết hợp thực phẩm khác cần đúng loại
Mẹ có thể tăng giá trị dinh dưỡng của sữa chua khi kết hợp với trái cây. Không chỉ thêm hương thơm, mùi vị, trái cây còn giúp tăng lượng chất chống ô-xy hóa tự nhiên trong sữa chua. Mẹ nên thử cho bé ăn sữa chua kèm chuối, dâu hoặc xoài xắt nhỏ, với những bé nhỏ hơn, mẹ xay nhuyễn để tránh tình trạng hóc.
Khi cho bé ăn sữa chua, mẹ nên tránh để bé ăn kèm với thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhất là lạp xưởng, xúc xích,thịt hun khói… Thực phẩm này chứa quặng nitorat kali, khi kết hợp rất dễ gây ung thư. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không cho bé ăn kèm sữa chua với thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, bởi chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
[inline_article id = 70927]
3/ Ăn sữa chua cũng phải đúng thời điểm
Không phải cứ lúc nào bé muốn, mẹ lại cho bé ăn sữa chua tùy ý. Chiều con đâm ra lại gây hại cho con đấy mẹ ạ. Nhất là khi bé đói, mẹ lại càng phải nói không. Lúc đói, bụng bé trống rỗng, độ a-xít trong dạ dày lớn sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm giảm tác dụng đi rất nhiều. Theo đó, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua nên là:
-Sau bữa ăn chính hoặc sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng đồng hồ, mẹ nên cho bé ăn sữa chua. Lúc này, dạ dày đang tạo môi trường lý tưởng nhất cho lợi khuẩn hoạt động, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng.
-Trước giờ ngủ khoảng 30 phút cũng là thời điểm tốt cho bé ăn sữa chua. Ăn lúc này vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa, lại vừa giúp bé ngủ ngon.
4/ Không hâm nóng sữa chua cho bé ăn
Nhiều mẹ vì sợ bé lạnh bụng sau khi ăn sữa chua ướp lạnh, do đó chọn cách hâm nóng. Đừng như thế mẹ nhé, cách này vô tình tiêu diệt những lợi khuẩn tuyệt vời trong sữa chua đấy. Ngoài ra, chưa chắc bé đã thích ăn món sữa chua nóng đâu.
Nếu sợ lạnh, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 15-30 phút. Tốt nhất nên dùng hết sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua, và không nên để bé ăn lại sữa chua thừa sau khi bóc vỏ khoảng 3 tiếng trở đi.
5/ Ăn sữa chua bằng thìa nhựa
Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách là khi mẹ để bé ăn bằng thìa nhựa, và tránh thìa inox. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng đấy mẹ nhé! Tuy không gây mất chất, hay ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của sữa chua, nhưng thìa inox sẽ làm giảm hương vị ngọt, thơm của sản phẩm. Kết luận này đã được khẳng định qua nghiên cứu của trường đại học Oxford, Mỹ.
Cách dùng bao cao su - Khi nào nên dạy con cách dùng bao cao su?
Vậy khi nào nên dạy con cách dùng bao cao su? Và nếu dạy thì sẽ dạy như thế nào để con hiểu mà không cảm thấy quá nhạy cảm? Mời cha mẹ đọc đến cuối bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Khi nào nên dạy con cách dùng bao cao su?
Theo Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, tỷ lệ học sinh quan hệ tình dục trước 14 tuổi có xu hướng tăng lên trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, tỷ lệ này đã tăng từ 1,48% (2013) lên 3,51% (2019), đáng chú ý là số học sinh quan hệ có sử dụng bao cao su năm 2019 là 42,4%, số này đã giảm 10,2% sau 6 năm (2013).
Qua kết quả thống kê này, cha mẹ có thể thấy rằng việc thanh thiếu niên tiếp xúc với vấn đề quan hệ tình dục ngày càng sớm, thậm chí các bạn ở độ tuổi này cũng đã chủ động tìm hiểu về bao cao su trên các trang mạng xã hội khi bắt đầu có nhu cầu quan hệ tình dục.
[quotation title=””]
Do đó, theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế thì độ tuổi phù hợp để cha mẹ hướng dẫn con cách sử dụng bao cao su là khoảng 13 tuổi.
[/quotation]
Vì sao nên dạy con cách dùng bao cao su?
Trên thực tế, việc dạy con cách dùng bao cao su an toàn không phải là khuyến khích con quan hệ tình dục sớm, mà đây chính là việc định hướng cho con cũng như đảm bảo an toàn cho con, đặc biệt là bảo vệ các bé gái khỏi tình huống mang thai ngoài ý muốn quá sớm.
[recommendation title=””]
Theo khuyến khích của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP, cha mẹ nên dạy con về các biện pháp tránh thai từ sớm và một trong các biện pháp phổ biến nhất đó chính là bao cao su.
[/recommendation]
Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao cha mẹ nên dạy con cách sử dụng bao cao su từ sớm.
Tránh mang thai ngoài ý muốn
Mang thai ngoài ý muốn là tình huống gây ra nhiều khó khăn cho người mang thai, thậm chí vấn đề này còn trở nên đáng lo ngại hơn khi xảy ra ở trẻ vị thành niên, giai đoạn mà trẻ còn chưa đủ khả năng lo cho bản thân. Đó là còn chưa kể đến những rủi ro khi mang thai ở độ tuổi vị thành niên như: tăng nguy cơ tiền sản giật, viêm nội mạc tử cung sau sinh và nhiễm trùng.
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs)
Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STDs) thường gặp có thể kể đến: HIV/AIDS, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, u nhú ở người (HPV)… Đây là những bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, với con trẻ ở độ tuổi hiếu kỳ mà nếu không được trang bị kiến thức về sức khỏe tình dục thì có thể sẽ dễ dẫn đến các tình huống mà cha mẹ không mong muốn. Đó cũng là lý do vì sao cha mẹ nên dạy con cách sử dụng bao cao su an toàn sớm.
Biết cách sử dụng bao cao su đúng cách giúp giảm đến 95% nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Hướng dẫn trẻ cách sử dụng bao cao su an toàn
Để sử dụng bao cao su hiệu quả và đảm bảo an toàn, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ các bước thực hiện chi tiết sau đây.
Cách dùng bao cao su cho nam
Bao cao su cho nam là loại thường thấy nhất. Vật dụng này dùng để đeo bên ngoài dương vật và đựng tinh dịch nam giới sau khi đạt cực khoái. Dưới đây là cách dùng bao cao su cho nam:
Bước 1: Cẩn thận xé bao bì và lấy bao cao su ra.
Bước 2: Đặt bao cao su trên đầu dương vật cương cứng thẳng. Nếu người nam chưa cắt bao quy đầu, nên dùng tay vuốt bao quy đầu lên trước khi đeo bao cao su.
Bước 3: Bóp phần đầu bao cao su để đẩy không khí ra ngoài.
Bước 4: Đặt bao cao su lên phần đầu dương vật rồi vuốt xuống nhẹ nhàng đến gốc dương vật. Chú ý để bao cao su trùm kín dương vật.
Bước 5: Khi quan hệ xong, giữ mép bao rồi tuột ra khỏi dương vật.
Bước 6: Buộc bao cao su phần chứa tinh trùng rồi vứt vào thùng rác.
Bạn nên khuyên con lựa chọn bao cao su có kích thước phù hợp. Bất kể bao quá nhỏ hay quá to so với dương vật cũng đều làm giảm hiệu quả của bao.
Cách dùng bao cao su cho nữ
Bên cạnh bao cao su cho nam thì cũng có bao cao su cho nữ, tuy nhiên loại này ít phổ biến hơn. Bao cao su cho nữ dài khoảng 17cm, đeo ở phía trong âm đạo để ngăn chặn tinh dịch đi vào tử cung. Bao cao su cho nữ gồm hai đầu: đầu kín đặt trong âm đạo và đầu hở ở ngoài âm hộ.
Cách dùng bao cao su cho nữ:
Bước 1: Cẩn thận lấy bao cao su nữ ra khỏi bao bì để không làm rách bao.
Bước 2: Dùng tay tách các nếp da (môi âm hộ) xung quanh âm đạo, sau đó đưa vòng đã bóp vào âm đạo.
Bước 3: Dùng ngón tay đẩy phần đầu kín của bao cao su vào càng sâu âm đạo càng tốt, chú ý để bao không bị xoắn.
Bước 4: Đảm bảo phần đầu hở của bao cao su ở bên ngoài âm đạo khoảng từ 1-2 cm. Nếu đặt đúng vị trí, khu vực xung quanh âm hộ sẽ được bao phủ bởi đầu hở của bao cao su.
Bước 5: Sau khi quan hệ xong, tháo bao cao su bằng cách bóp và xoay đầu hở. Chú ý giữ sao cho tinh dịch bên trong bao cao su fkhông bị tràn ra ngoài.
Bước 6: Từ từ kéo bao cao su ra khỏi âm đạo. Buộc bao cao su lại và vứt vào thùng rác.
Phải đảm bảo rằng dương vật đi vào trong bao cao su cho nữ. Bạn phải nhắc con chú ý không để dương vật vào giữa bao và thành âm đạo, tức là bên ngoài bao cao su.
Một số lưu ý để sử dụng bao cao su đúng cách
Bao cao su là một trong những biện pháp an toàn nhất để bảo vệ con trong quá trình quan hệ tình dục. Để dùng bao cao su đúng cách, cha mẹ nên chú ý dặn con một số điều sau:
Kiểm tra bao cao su: Hạn sử dụng, tình trạng bao, kích thước phù hợp.
Sử dụng đúng cách: Không tái sử dụng, không dùng nhiều hơn một bao cùng lúc, không dùng chung với gel bôi trơn gốc dầu.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh nhiệt độ cao, tránh ánh sáng mặt trời.
Các câu hỏi thường gặp
Làm sao để đeo bao cao su không bị rách?
Cách tốt nhất để đảm bảo bao không bị rách là kiểm tra bao cẩn thận trước khi quan hệ tình dục. Nếu bao rách, con sẽ cảm thấy có bọt khí nhỏ trong bao khi bóp vào. Con cũng nên kiểm tra hạn sử dụng và đảm bảo không tái sử dụng bao cao su.
Ngoài ra, con nên lựa chọn bao cao su phù hợp với cơ thể của mình. Bao nhỏ hơn kích thước dương vật là một trong những nguyên nhân gây rách bao.
Đeo bao cao su ngược có sao không?
Đeo bao su ngược thật chất không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm giảm hiệu quả của quá trình quan hệ. Tuy nhiên, việc đeo bao su ngược sẽ mất công dụng của chất bôi trơn được thoa bên ngoài bao cao su, khi đó chất bôi trơn lại dính ngược vào mặt trong và dương vật, từ đó dễ làm cho bao bị tuột ra ngoài khi quan hệ.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp kiến thức tổng quan về cách dùng bao cao su, cũng như cách mà các bậc cha mẹ có thể trao đổi với con về bao cao su. Hãy nhớ rằng đây không chỉ là một chủ đề nhạy cảm mà còn là kiến thức thiết yếu giúp trẻ bảo vệ bản thân.