Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Bí quyết cho thai kỳ khỏe mạnh

Vậy mẹ nên bổ sung vitamin tổng hợp vào thời điểm nào là hợp lý nhất và chọn sản phẩm nào để an toàn? Cùng MarryBaby tìm hiểu về các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu để mẹ có sự lựa chọn phù hợp nhé!

Vitamin tổng hợp cho bà bầu là gì?

Vitamin tổng hợp cho bà bầu là các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng được thiết kế đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai. Khác với vitamin tổng hợp thông thường, sản phẩm này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, đáp ứng nhu cầu tăng cao của cơ thể mẹ trong thai kỳ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc bổ sung vitamin tổng hợp giúp lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng mà chế độ ăn hàng ngày không đáp ứng đủ. Vitamin tổng hợp cho bà bầu chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như axit folic, sắt, canxi, vitamin D và các khoáng chất thiết yếu khác. Chúng giúp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi và duy trì sức khỏe cho mẹ. Bác sĩ khuyến nghị mẹ nên bắt đầu sử dụng các loại vitamin này ngay từ khi có kế hoạch mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ.

[key-takeaways title=”Thuốc an thai có phải vitamin tổng hợp cho bà bầu?”]

Trên thực tế, thuốc an thai và vitamin tổng hợp đều được xem là thuốc bổ cho bà bầu. Thuốc an thai được biết đến với tác dụng cung cấp các loại dưỡng chất cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ sảy thai cũng như giúp trẻ sơ sinh được phát triển một cách tốt nhất.

Mẹ có thể sử dụng thuốc an thai như một dạng vitamin tổng hợp cho bà bầu; bởi thuốc an thai cũng chứa các loại dưỡng chất tương tự như thế. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng thuốc an thai để bổ sung dưỡng chất, mẹ cần tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ nhé!

[/key-takeaways]

Vì sao bà bầu cần bổ sung vitamin trong 3 tháng đầu?

Việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong giai đoạn này là rất cần thiết để thai nhi phát triển tốt. Chuyên gia y tế từ bệnh viện Cleveland Clinic cho biết, tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên) là lúc hầu hết quá trình phát triển tủy sống và não bộ của thai nhi diễn ra. Chính vì vậy, axit folic đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này.

Sản phụ nên bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất 1 tháng trước khi có kế hoạch mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Nếu thai nhi không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong tam cá nguyệt thứ nhất, nguy cơ mắc còi xương bẩm sinh, dị tật ống thần kinh và chậm phát triển trong những giai đoạn tiếp theo sẽ tăng cao.

Các loại vitamin bà bầu cần bổ sung

Việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu hàng ngày không thể thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh; nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng bởi thức ăn đơn thuần không thể cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết hàng ngày cho thai phụ. Dựa theo thông tin được tổng hợp từ bệnh viện Cleveland ClinicHiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, lượng vitamin và khoáng chất mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày trong suốt thai kỳ như sau:

Dưỡng chất Lượng vitamin tối thiểu hàng ngày Lợi ích mang lại
Axit folic 400 – 800 mcg Hỗ trợ sự phát triển của nhau thai, ngăn ngừa tật nứt đốt sống và các dị tật ống thần kinh (NTDs).
Sắt 27 mg Tham gia sản xuất hemoglobin; ngăn ngừa thiếu máu, sinh con nhẹ cân và sinh non.
Canxi 1000 – 1300 mg Chắc khoẻ xương và răng, ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh cho thai nhi.
Vitamin D 600 IU (15 mcg) Giúp cơ thể hấp thụ canxi và phốt pho; tăng cường sự chắc khỏe của xương và răng thai nhi.
DHA 200 mg Bổ trợ cho sự phát triển trí não của thai nhi.
I-ốt 150 mcg Tăng cường phát triển não bộ của thai nhi; ngăn tình trạng suy giáp.

Lịch trình bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu theo từng giai đoạn

Trong suốt thai kỳ của mình, một số mẹ bầu thường mải lo toan cuộc sống mà quên mất việc phải bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày. Vì thế, mẹ cần lên kế hoạch uống vitamin tổng hợp và ghi nhớ kỹ lưỡng; để kịp thời bồi bổ dưỡng chất cho sự phát triển của cả mẹ lẫn con.

Lên kế hoạch bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu như thế nào? Để mẹ dễ hình dung về lượng vitamin và dưỡng chất mình cần dung nạp mỗi ngày trong từng giai đoạn trong thai kỳ; mời mẹ xem bảng minh hoạ bên dưới nhé:

Giai đoạn Dưỡng chất cần bổ sung Lượng dưỡng chất cần thiết hàng ngày
Trước khi mang thai Axit folic 400 mcg
Sắt 18 mg
Canxi 1000 mg
Vitamin C  75 mg
Vitamin D 600 IU
Tam cá nguyệt 1 Axit folic 800 mcg
Sắt 27 mg
DHA 300 mg
Canxi 800 mg
I ốt 150 mcg
Vitamin B6 2,5 mg 
Tam cá nguyệt 2 và 3 Axit folic 600 mcg
Vitamin D 600 IU
Canxi 1000 mg
Sắt 27 mg
DHA 200-300 mg
Vitamin B12 1000 mg
Vitamin C 85 mg
Vitamin tổng hợp cho bà bầu
Các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu cho bà bầu

Top 10 loại vitamin tổng hợp cho bà bầu

Vậy chọn loại vitamin tổng hợp cho bà bầu nào phù hợp với sức khoẻ của mẹ và bé? Dưới đây là thông tin về ưu nhược điểm, giá tham khảo của 4 sản phẩm vitamin tổng hợp cho bà bầu mẹ hãy tham khảo nhé:

1. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit (Úc)

Viên uống Elevit Bayer hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho thai kỳ (3 vỉ x 10 viên)

Elevit là vitamin tổng hợp dành cho bà bầu, được sử dụng rộng rãi ở Úc và các nước Châu Âu, Mỹ, Anh, Pháp… Sản phẩm chứa hàm lượng lớn axit folic, sắt, canxi và vitamin D, giúp giảm nguy cơ thiếu máu và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi; đồng thời nâng cao sức đề kháng của mẹ. Đây là thực phẩm chức năng hàng đầu được nhiều bác sĩ khuyên dùng hiện nay.

Liều dùng: Ngày 1 viên sau ăn sáng hoặc theo chỉ định của chuyên gia sức khỏe.

Lưu ý:

  • Nên uống Elevit trước mang thai khoảng 1 tháng trước khi mang thai.
  • Ngưng sử dụng và tham khảo tư vấn của chuyên gia y tế nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình sử dụng.
  • Không sử dụng quá liều lượng được khuyến nghị.

Giá tham khảo: 300.000 – 400.000 VNĐ (30 viên).

2. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Prenatal One Multivitamin của Rainbow Light (Mỹ)

Vitamin Khoáng Chất Cho Mẹ Bầu 120 Viên - Rainbow Light Prenatal One Daily - Garden Of Life - Folate

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Prenatal One Multivitamin Rainbow Light có khả năng cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng vượt trội (100% hoặc hơn giá trị khuyến nghị hằng ngày) của 18 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu; hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch cho phụ nữ mang thai và em bé.

Sản phẩm được bào chế từ các thành phần thực vật tự nhiên, như lá mâm xôi đỏ và nước ép gừng tươi nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mẹ được tăng cường tối đa. Ngoài ra, sản phẩm không chứa màu nhân tạo, gluten và chất phụ gia nên mẹ yên tâm khi sử dụng.

Liều dùng: Uống 1 viên mỗi ngày, trong hoặc giữa các bữa ăn. Sử dụng cho phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.

Giá tham khảo: Khoảng 800.000 – 900.000 VNĐ (120 viên)

3. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA (Mỹ)

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA

Viên uống Nature Made Prenatal Multi DHA là một sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành riêng cho bà bầu, chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu cùng 200 mg DHA có trong mỗi viên nang mềm. Sản phẩm giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, an thai và phát triển thị giác và não bộ của bé. Ngoài ra, viên uống còn có khả năng hạn chế tình trạng ốm nghén, giúp mẹ ăn uống ngon miệng hơn và tăng cường sức đề kháng.

Liều dùng: Uống 1 viên nang mềm mỗi ngày sau khi ăn.

Lưu ý:

  • Vì lượng canxi và kẽm trong sản phẩm không đủ cao, mẹ nên bổ sung thêm hai chất này từ tháng thứ 4 của thai kỳ.
  • Sử dụng vitamin tổng hợp bà bầu Nature Made Prenatal Multi DHA trước khi mang thai 2 tháng xuyên suốt tới giai đoạn 3 tháng sau sinh.

Giá tham khảo: Khoảng 700.000 – 800.000 VNĐ (150 viên)

4. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Blackmores Pregnancy & Breast-Feeding Gold (Úc)

Mua Blackmores Pregnancy Tại Nhà Thuốc Uy Tín 35 Năm

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Blackmores Pregnancy & Breast-Feeding Gold dành riêng cho phụ nữ đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai giúp bổ sung vitamin tổng hợp và các dưỡng chất thiết yếu cho phụ nữ trước giai đoạn mang thai, hỗ trợ tăng khả năng thụ thai cho phụ nữ. Nổi bật với hàm lượng lớn DHA, axit folic, vitamin D, sắt và i-ốt, sản phẩm này còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe thai kỳ và giúp mẹ bầu phục hồi sau sinh. Đây là viên uống không có chất tạo màu, hương liệu nhân tạo nên mẹ an tâm khi sử dụng.

Liều dùng: Uống 1 viên 2 lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của chuyên gia y tế. Sử dụng trong mỗi bữa ăn.

Lưu ý:

  • Sản phẩm có chứa Selen, nên nếu mẹ sử dụng liều cao sẽ dẫn đến ngộ độc.
  • Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thai nhi có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, não hoặc tủy sống trước khi sử dụng.

Giá tham khảo: Khoảng 400.000 – 800.000 VNĐ (60 viên).

5. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare Before Conception

pregnacare before conception

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare Before Conception là một sản phẩm phổ biến đối với những chị em đang có ý định sinh con. Được bào chế từ 21 loại vitamin và khoáng chất, nên viên uống này hỗ trợ khả năng thụ thai tự nhiên khá hiệu quả. Sử dụng vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare Before Conception trước thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Liều dùng: Sử dụng 1 viên sau bữa ăn hàng ngày.

Lưu ý:

  • Sản phẩm dành cho phụ nữ mong muốn có thai và phụ nữ hiếm muộn.
  • Không được uống khi bụng đói và không nhai sản phẩm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giá tham khảo: 350.000đ – 550.000đ/hộp.

6. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Blackmores Women’s Vitality Multi

Bổ sung vitamin gì để dễ thụ thai?

Vitamin tổng hợp Blackmores Women’s Vitality Multi là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng, khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe và phát triển của cơ thể phụ nữ trước, chuẩn bị và trong thời kỳ mang thai. Sản phẩm mang đến cho người sử dụng một cơ thể khỏe mạnh, năng động, đặc biệt thích hợp sử dụng cho mẹ sau sinh bởi mẹ dễ bị suy nhược cơ thể sau thai kỳ.

Liều dùng: Mỗi ngày 1 viên trong bữa ăn, hoặc theo chỉ định của chuyên gia y tế.

Lưu ý:

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú, hoặc người đang dùng thuốc kê đơn/bổ sung khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không tự ý tăng liều dùng nếu chưa có chỉ định từ chuyên gia y tế.
  • Ngưng sử dụng nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Giá tham khảo: 400.000 – 500.000 VNĐ (hộp 50 viên)

7. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Femibion 0

Bổ sung vitamin gì để dễ thụ thai?

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Femibion 0 là viên uống được thiết kế dành riêng cho nữ giới đang chuẩn bị mang thai, giúp bổ sung Folate, vitamin và các dưỡng chất thiết yếu; hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cơ thể và đẩy nhanh khả năng thụ thai. Femibion 0 được bào chế dưới dạng dễ hấp thu nhất – một sáng chế độc quyền của hãng Merck, giúp quá trình dung nạp chất dinh dưỡng của mẹ và bé được nhanh và hiệu quả.

Liều dùng: Sử dụng đều đặn 1 viên mỗi ngày sau khi ăn.

Giá tham khảo: 590.000 VNĐ (56 viên).

8. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare Max

Viên uống Pregnacare Max Omega 3 DHA Vitabiotics cung cấp vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai (84 viên)

Vitamin tổng hợp cho bà bầu Pregnacare Max là thực phẩm chức năng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai và cho con bú, hỗ trợ sức khỏe mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Mỗi hộp gồm 56 viên Pregnacare Max (màu xanh) chứa các loại vitamin và khoáng chất cần thiết, kết hợp với 28 viên Omega-3 (màu vàng), giúp bổ sung DHA và EPA, hỗ trợ phát triển trí não và thị lực cho trẻ. Với thiết kế viên omega-3 và vitamin khoáng chất riêng biệt sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ, giảm tình trạng ốm nghén và cải thiện sức khỏe tổng thể cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Liều dùng: Uống 2 viên nén Pregnacare Max (màu xanh) và 1 viên Omega-3 (màu vàng) mỗi ngày.

  • Viên xanh: Uống một viên vào buổi sáng và một viên vào buổi trưa, sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Viên vàng: uống 1 viên vào buổi tối sau khi ăn no.

Lưu ý:

  • Nuốt nguyên viên và không nhai. Không sử dụng khi bụng đói.
  • Hàm lượng sắt có trong sản phẩm chưa đủ đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày, nên mẹ cần bổ sung thêm sắt từ thực phẩm bên ngoài.
  • Nếu mẹ bầu đang sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên dùng Pregnacare Max do có chứa Omega-3.

Giá tham khảo: Khoảng 550.000 VNĐ (hộp 84 viên)

9. Vitamin tổng hợp Pregnacare Him & Her Conception

pregnacare him&her conception

Pregnacare Him & Her Conception là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe sinh sản cho cả nam và nữ, giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ quá trình thụ thai. Sản phẩm cung cấp các dưỡng chất cần thiết như Acid Folic, Inositol, L-Arginine, N-acetylcysteine, Vitamin B12,… nhằm cải thiện chất lượng tế bào trứng và tinh trùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển phôi thai khỏe mạnh.

Sản phẩm gồm 2 loại viên uống:

  • Viên hồng: Dành cho nữ, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ sức khỏe sinh sản và cân bằng nội tiết.
  • Viên đen: Dành cho nam, giúp tăng cường chất lượng tinh trùng và chức năng sinh lý.

Liều dùng: Uống 1 viên sau bữa ăn chính (nam và nữ).

Lưu ý:

  • Đây là viên uống hỗ trợ mang thai nên cần sử dụng trước từ 3-6 tháng. Ngưng sử dụng khi đã mang thai.
  • Tuân thủ đúng theo liều lượng được khuyến cáo.

Giá tham khảo: Khoảng 400.000 – 500.000 VNĐ (84 viên)

10. Vitamin tổng hợp cho bà bầu Blackmores Conceive Well Gold

Viên uống tăng khả năng thụ thai Blackmores có thực sự tốt?

Viên uống tăng khả năng thụ thai Blackmores Conceive Well Gold là một lựa chọn sáng suốt cho những chị em đang mong muốn có con. Sản phẩm chứa các dưỡng chất thiết yếu như Axit Folic, Iod, Sắt, Omega-3, Vitamin C, B6, B12; giúp cải thiện sức khỏe sinh sản và chuẩn bị nền tảng dinh dưỡng cho mẹ trước thời điểm thụ thai. Đặc biệt, viên uống Blackmores Conceive Well Gold không chứa gluten, dẫn xuất từ sữa, lúa mì, không chứa chất bảo quản, hương liệu và chất tạo ngọt tổng hợp.

Liều dùng: Mỗi ngày uống 1 viên nang mềm (màu đỏ) và 1 viên nén (màu hồng) trong bữa ăn. Hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Mẹ nên dùng viên uống tăng khả năng thụ thai Blackmores khoảng 6 tháng trước khi thụ thai.
  • Không dùng sản phẩm trong khi điều trị bằng warfarin mà không được chỉ định từ bác sĩ.

Giá tham khảo: Khoảng 500.000 – 600.000 VNĐ (hộp 56 viên)

Các loại vitamin và dược liệu bà bầu cần hạn chế

Ngoài các nhóm vitamin và dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung thì mẹ bầu cũng cần biết thêm những nhóm chất cần tránh, hay cụ thể hơn là cần tránh hoặc chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ.

  • Vitamin A: Mặc dù là một dưỡng chất có xuất hiện trong các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu nhưng nếu sử dụng với liều cao, vitamin A có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ bầu không nên sử dụng quá 10,000 IU vitamin A mỗi ngày.
  • Vitamin E: Gây đau bụng và làm vỡ ối sớm, gây nguy hiểm cho mẹ bầu.
  • Thiên ma: Gây co thắt tử cung, nguy cơ sinh non và có thể tổn thương gan ở một số trường hợp.
  • Đương quy: Kích thích co thắt tử cung, khiến nguy cơ sảy thai tăng cao.
  • Mao lương hoa vàng: Có chứa berberine, một chất có thể làm trầm trọng tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh, dẫn đến tổn thương não nghiêm trọng.
  • Yohimbe (cây yohimbe): Yohimbe là một loại thảo dược được sử dụng điều trị các rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, cây yohimbe cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp ở một số người, đặc biệt là khi họ dùng loại thảo mộc này trong một thời gian dài.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thực phẩm, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ, đồng thời ưu tiên bổ sung dinh dưỡng qua chế độ ăn uống cân bằng và sử dụng vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu

Để việc uống vitamin tổng hợp đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thì mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu là thực phẩm bổ sung và không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế chế độ ăn uống thường ngày.
  • Mẹ dùng vitamin tổng hợp dưới sự tư vấn cũng như kê đơn của bác sĩ sẽ tốt hơn. Mỗi người sẽ có cơ địa khác nhau, dẫn đến việc bổ sung vitamin cũng khác nhau.
  • Tránh tình trạng uống quá liều nếu lỡ quên uống, bởi điều này sẽ làm cho cơ thể bị dư thừa vitamin, từ đó gây ra những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Vitamin tổng hợp cho bà bầu nên là nguồn cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết trong suốt thai kỳ của phụ nữ. Hãy trao đổi với bác sĩ để được kê đơn một loại vitamin trước sinh phù hợp, an toàn sử dụng trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ.

Câu hỏi thường gặp

Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào?

Thời điểm tốt nhất để uống vitamin tổng hợp cho bà bầu là trong hoặc sau bữa ăn sáng hoặc trưa. Nguyên nhân là do các chất béo từ thực phẩm sẽ giúp mẹ hấp thu hiệu quả các axit béo có trong vitamin tổng hợp. Ngoài ra, việc cung cấp đủ dinh dưỡng vào buổi sáng còn giúp mẹ có nhiều năng lượng để hoạt động cả ngày dài.

Uống vitamin tổng hợp cho mẹ bầu có tác dụng phụ không?

Nếu mẹ bầu lựa chọn các sản phẩm kém chất lượng, uống không đúng cách, không tuân thủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ đem đến một số tác dụng phụ như:

  • Đau dạ dày.
  • Nôn mửa, tiêu chảy.
  • Đau lưng.
  • Da nhợt nhạt.
  • Rụng tóc nhiều, bong tróc da.
  • Đau cơ, đau khớp.
  • Nổi mề đay, khó thở.
  • Nhức đầu dữ dội.

Dùng vitamin tổng hợp thông thường và vitamin tổng hợp cho bà bầu cùng lúc có được không?

Vitamin tổng hợp cho bà bầu vốn dĩ đã là một dạng vitamin tổng hợp, nên việc sử dụng thêm cả hai loại sẽ trở nên dư thừa, tốn kém và không cần thiết. Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin hoặc khoáng chất có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc vitamin, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, mẹ bầu nên thảo luận thêm với bác sĩ chuyên khoa về các loại dưỡng chất hoặc thực phẩm chức năng mà mẹ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Kết luận

Bổ sung vitamin đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm giúp mẹ bầu giảm rủi ro thai kỳ và tạo nền tảng sức khỏe vững chắc cho bé. Bên cạnh đó việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng cũng quan trọng không kém. Mẹ hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhé!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai hiệu quả và an toàn

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ liệt kê các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai mà bạn có thể đọc và áp dụng, nếu bạn đang gặp phải vấn đề sức khỏe này.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, dẫn đến nhiễm khuẩn tại các cơ quan thuộc hệ tiết niệu. Trong thai kỳ, sức đề kháng của cơ thể yếu đi, khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công cơ thể dẫn đến viêm nhiễm. Đó là lý do chính khiến nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm đường tiết niệu trong suốt thai kỳ.

[key-takeaways title=””]

Nghiên cứu từ Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) chỉ ra rằng có khoảng 2 đến 10% phụ nữ mang thai bị viêm đường tiết niệu (UTI). Điều đáng lo ngại hơn nữa là viêm đường tiết niệu có xu hướng tái phát thường xuyên trong thai kỳ.

[/key-takeaways]

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau như:

  • Viêm niệu đạo: Ảnh hưởng đến niệu đạo – ống dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.
  • Viêm bàng quang: Xảy ra ở bàng quang – nơi lưu trữ nước tiểu trước khi thải ra ngoài.
  • Viêm thận bể thận: Tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến thận của thai phụ.
  • Viêm đường tiết niệu không triệu chứng (ASB): Loại viêm nhiễm này do vi khuẩn có sẵn trong cơ thể trước khi mang thai. Vì không có triệu chứng rõ ràng nên các bác sĩ thường sàng lọc ASB thông qua xét nghiệm nước tiểu tại lần khám thai đầu tiên.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Các nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu khi mang thai bao gồm:

  • Vi khuẩn E. coli: Gây ra 80–90% các trường hợp viêm đường tiết niệu. Loại vi khuẩn này thường sống trong phân và dễ xâm nhập niệu đạo qua thói quen vệ sinh sai cách hoặc quan hệ không an toàn.
  • Sự gia tăng nồng độ hormone: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến nước tiểu cô đặc hơn chứa nhiều đường và protein, đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
  • Niệu quản của thai phụ giãn nở: Từ tuần thai thứ 6, niệu quản bắt đầu mở rộng, giảm trương lực bàng quang, khiến nước tiểu lưu lại lâu hơn và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Kích thước của thai nhi phát triển: Thai nhi chèn ép lên bàng quang làm tăng nguy cơ rò rỉ nước tiểu, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai
Vi khuẩn E.coli là lý do chính của hầu hết các ca bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai.

Dấu hiệu của viêm đường tiết niệu khi mang thai

Dấu hiệu phổ biến:

Dấu hiệu ít phổ biến hơn:

  • Ớn lạnh.
  • Nôn mửa.
  • Sốt (trên 37,7°C).
  • Thay đổi tâm thần hoặc lú lẫn.
  • Đau ở bên hông (vùng sườn).

[key-takeaways title=”Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không?”]

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, ngoài ra trong một vài trường hợp có biến chứng nặng còn dẫn đến sảy thai, lưu thai, sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc bị nhiễm khuẩn sơ sinh. Chình vì vậy mà các bác sĩ thường xuyên kiểm tra nước tiểu của mẹ bầu, để đánh giá sức khỏe đường tiết niệu đồng thời nhận diện sớm các triệu chứng bất thường.

[/key-takeaways]

Cách chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Cách viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng kháng sinh

Bác sĩ thường chỉ định nhóm kháng sinh beta-lactam lành tính như Penicillin, Cephalexin hay Ampicillin kết hợp Sulbactam để chống lại các loại vi khuẩn E.coli gây bệnh. Tuy nhiên, vì E. coli có khả năng kháng thuốc cao, bạn cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp giảm nguy cơ vi khuẩn kháng lại thuốc.

[key-takeaways title=”E.coli là một chủng virus rất phức tạp”]

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NLM), một số các loại kháng sinh như amoxicillin và ampicillin đang dần vô tác dụng, vì E. coli có khả năng kháng kháng sinh cao đối với các loại kháng sinh này. Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn E.coli khác cũng có thể kháng được luôn cả kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ ba. 

[/key-takeaways]

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng để ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng các bài thuốc Đông y

Mặc dù thuốc Đông Y ít khi được bác sĩ khuyến khích sử dụng, tuy nhiên việc sử dụng thuốc Đông Y cũng tương đối an toàn và lành tính đối với sức khỏe. Dưới đây là một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng các bài thuốc Đông Y:

  • Bài thuốc 1: Kết hợp kim tiền thảo, trúc diệp, tiêu kế, xa tiền tử, củ hoa hiên… Sắc các vị thuốc này với nước, uống đều đặn 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng quả địa phu, ké đầu ngựa, đậu biếc, đỗ trọng, sa nhân, cỏ tranh. Sắc thuốc với nước và uống hàng ngày.
  • Bài thuốc 3: Bài thuốc này bao gồm rau má, cam thảo, xích đồng, hương phụ, hải kim sa, liên kiều, tơ hồng. Sắc thuốc và uống 2 lần mỗi ngày, kiên trì áp dụng để thấy rõ hiệu quả.

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai theo dân gian

Các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu quen thuộc vẫn có thể được áp dụng hiệu quả đến ngày nay. Thế nhưng, bạn nên lưu ý rằng mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai này chỉ có thể hỗ trợ điều trị trong giai đoạn đầu của bệnh và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dưới đây là một số mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai từ những nguyên vật liệu sẵn có: 

  • Kết hợp cam và dừa non: Nước cam giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, kết hợp với nước dừa non có tác dụng lợi tiểu sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường tiết niệu và đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng lá bạc hà: Lá bạc hà chứa nhiều dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Mẹ bầu có thể đun lá bạc hà với nước và uống thay nước lọc hàng ngày.
  • Uống nước râu ngô: Râu ngô có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là một trong những mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai được nhiều người áp dụng.
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai bằng nước râu ngô (râu bắp)
Nước râu ngô là một bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả.

Phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu trong thai kỳ, bạn nên:

  • Mặc đồ lót từ cotton.
  • Uống nhiều nước để giữ nước.
  • Tránh thụt rửa, nước hoa hoặc thuốc xịt.
  • Không mặc đồ lót khi đi ngủ (tùy vào thói quen của từng cá nhân).
  • Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục.
  • Tránh bất kỳ loại xà phòng hoặc sữa tắm mạnh nào ở vùng sinh dục.

[key-takeaways title=”Lưu ý”]

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp dân gian mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

[/key-takeaways]

Câu hỏi thường gặp

1. Viêm đường tiết niệu có gây hại cho thai nhi không?

Viêm đường tiết niệu trong thai kỳ thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng nếu vi khuẩn di chuyển đến thận, nó có thể tiến triển thành nhiễm trùng thận, một tình trạng nghiêm trọng hơn (như viêm bể thận). Nhiễm trùng thận có thể kéo theo tình trạng sinh non hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

2. Viêm đường tiết niệu có thể gây sảy thai không?

Viêm đường tiết niệu không trực tiếp gây sảy thai. Tuy nhiên, các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ này.

3. Có thể tự điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai tại nhà không?

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị tại nhà nào đảm bảo chữa khỏi viêm đường tiết niệu. Nếu không được điều trị đúng cách, viêm đường tiết niệu có thể khiến thận bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ bản thân đang mắc phải căn bệnh này.

Kết luận

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hy vọng với các mẹo chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai mà MarryBaby đã gợi ý ở trên sẽ hữu ích đối với bạn.

[related-articles title=”” articles=”333747,333004,331491,330425,329927,329596″][/related-articles]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

5 cách giảm đau khi chuyển dạ, Mẹ cần biết để vượt cạn dễ dàng

Có thể nói, mang thai và sinh con là bản năng nhưng cũng là nỗi sợ của không ít phụ nữ. Hơn nữa, quá trình “vượt cạn” không chỉ khiến mẹ bầu đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế, MarryBaby sẽ cùng mẹ trang bị kiến thức về các phương pháp giảm đau khi sinh nhé.

5 cách giảm đau khi chuyển dạ

Quá trình chuyển dạ sinh con có thể gây đau đớn nên mẹ bầu cần tìm hiểu những phương pháp phù hợp có thể giúp mẹ kiểm soát cơn đau, đặc biệt là khi sinh thường. Dưới đây là 5 cách giảm đau khi chuyển dạ thường được áp dụng:

1. Sử dụng Entonox – Gây tê bằng khí cười

Entonox là một hỗn hợp gồm khí oxy và nitơ oxit. Khi mẹ bầu chuyển dạ, các bác sĩ sẽ cho hít hỗn hợp khí Entonox qua mặt nạ hoặc ngậm một ống dẫn mà có thể tự giữ bằng tay.

Phương pháp này sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau khoảng 15 – 20 giây sau khi mẹ bầu hít vào. Phương pháp giảm đau khi chuyển dạ bằng cách này sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ hít thở chậm và sâu.

Tác dụng phụ:

  • Có thể khiến miệng bị khô.
  • Gây nên các cơn co thắt cơ.
  • Có thể làm cho mẹ cảm thấy lâng lâng.
  • Một số trường hợp sản phụ sẽ cảm thấy buồn nôn, buồn ngủ hoặc không thể tập trung rặn đẻ

2. Cách giảm đau khi chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng

[key-takeaways title=””]

Theo ước tính của Trường Y Yale, khoảng 70-75% phụ nữ sinh con sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, đây là phương pháp gây tê phổ biến nhất và hiệu quả nhất để giảm đau trong quá trình chuyển dạ.

[/key-takeaways]

Đây là phương pháp tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng ở vùng thắt lưng của mẹ bầu. Từ đó phong bế thần kinh dẫn truyền cảm giác đau từ tử cung đến não. Mẹ có thể yên tâm vì đây là phương pháp rất phổ biến và là lựa chọn giảm đau hiệu quả khi chuyển dạ. Bạn sẽ đạt được sự giảm đau tốt nhưng vẫn có khả năng cảm nhận và thực hiện thao tác rặn đẻ.

Tác dụng phụ:

  • Có thể mất kiểm soát bàng quang, ngứa da, buồn nôn, đau đầu, nhiễm trùng và tổn thương thần kinh.
  • Các rủi ro nghiêm trọng như: hạ huyết áp, hình thành cục máu đông bên trong cột sống và tổn thương thần kinh rất hiếm gặp.
Cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu
Gây tê ngoài màng cứng là một cách thông dụng để giảm đau khi chuyển dạ.

3. Tiêm thuốc giảm đau Pethidine

Việc tiêm thuốc Pethidine vào đùi hoặc mông sản phụ là một trong những cách giảm đau khi chuyển dạ. Sau khi tiêm sẽ mất khoảng 20 phút để thuốc phát huy tác dụng. 

Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài từ 2 – 4 tiếng nên không được khuyến khích sử dụng khi mẹ sắp chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ sinh con.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc có thể khiến một số mẹ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi và đãng trí.
  • Nếu tiêm thuốc Pethidine hoặc Diamorphine quá gần thời điểm sinh có thể gây ức chế hô hấp cho em bé.
  • Những loại thuốc này có thể gây trở ngại khi mẹ cho bé bú lần đầu tiên sau sinh.

4. Máy giảm đau TENS

Máy TENS (Transcutaneous Electrical Nerve Stimulation) là thiết bị sử dụng các xung điện nhỏ để kích thích dây thần kinh qua da. Máy sẽ được gắn vào lưng của mẹ bầu bằng các miếng dính.

Thiết bị này phát ra các xung điện cực nhỏ để chặn các tín hiệu về cảm giác đau từ cơ thể đến não bộ. Đồng thời, máy TENS còn dùng để kích hoạt giải phóng endorphin, một chất giảm đau của cho mẹ bầu. Hệ thống máy này cần được bắt đầu từ khi có chuyển dạ, nó sẽ không hiệu quả nếu bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ hoạt động.

Tác dụng phụ:

  • Hầu hết mọi người đều an toàn và không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Tuy nhiên, mẹ có thể gặp các tình trạng nhẹ như cảm giác ù tai, ngứa ran, hoặc dị ứng với miếng dán.

5. Cách giảm đau khi chuyển dạ: Áp dụng thủy liệu pháp

Một số mẹ bầu chia sẻ rằng việc ngâm mình trong bồn nước ấm khi quá trình chuyển dạ diễn ra có tác dụng xoa dịu cơ thể và giảm đau. Nguyên nhân là khi ngâm mình trong nước ấm, cơ thể mẹ được thư giãn, từ đó giảm cảm giác đau.

Để chắc chắn thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có phù hợp với phương pháp giảm đau này hay không. Lưu ý là khi ngâm mình trong nước, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ nước dễ chịu và không quá 37,5 độ C, để vòi nước xa âm đạo, tránh tạo áp lực đẩy nước vào bên trong âm đạo – tử cung

Lưu ý về cách giảm đau khi chuyển dạ trong trường hợp mẹ bầu sinh con dưới nước:

  • Không thể sử dụng máy TENS để giảm đau.
  • Không được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, chẳng hạn như Pethidine hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Đối với phương pháp áp dụng thủy liệu pháp, mẹ bầu nên có kế hoạch chuẩn bị cẩn thận từ trước, phải tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ càng.

[summary title=””]

Ngoài những phương pháp phổ biến trên, việc tham gia các lớp tiền sản hoặc tập yoga cho mẹ bầu cũng có thể giúp mẹ kiểm soát cơn đau vô cùng hữu hiệu.

[/summary]

[related-articles title=”” articles=”34801″][/related-articles]

Một số cách giảm đau khi chuyển dạ không dùng thuốc

  1. Thư giãn: Khi sợ đau, cơ thể mẹ sẽ căng lên và làm cơn đau tồi tệ hơn. Điều quan trọng nhất mẹ nên làm để có thể bớt đau là để tâm trí thật thư giãn và nhớ phải hít thở nhé. 
  2. Chọn tư thế thoải mái: Mẹ bầu có thể di chuyển xung quanh để tìm tư thế mà mình cảm thấy thoải mái nhất. Đó có thể là quỳ gối, đi bộ xung quanh hoặc lắc người về phía trước và phía sau, ngồi xổm…
  3. Dùng túi chườm ấm: Việc ôm bình nước ấm hoặc chườm túi ấm có thể giúp mẹ giảm cơn đau đẻ, đau chân và đau lưng đấy.
  4. Mát-xa: Mẹ có thể nhờ người thân mát-xa cơ thể nhẹ nhàng trong khi chuyển dạ. Song không nên xoa bóp mạnh ở vùng bụng vì thai nhi đang ở bên trong.
  5. Liệu pháp mùi hương: Trong khi tắm, mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu vào nước và tận hưởng hương thơm trong bồn nước ấm, thả lỏng cơ thể để phần nào quên đi cơn đau.

Bất kể giảm đau trong khi chuyển dạ có dùng thuốc hay không, mẹ lưu ý rằng hầu hết các kỹ thuật này đều không thể mang lại hiệu quả giảm đau tuyệt đối đâu nhé.

Cách giảm đau khi chuyển dạ hiệu quả và an toàn cho mẹ bầu
Hít thở đóng vai trò quan trọng trong việc giảm cơn đau chuyển dạ ở các mẹ bầu.

Các câu hỏi thường gặp

Các tư thế giảm đau khi chuyển dạ?

  • Đứng hoặc đi bộ: Các tư thế này không chỉ giảm đau mà còn thúc đẩy chuyển dạ diễn ra nhanh hơn. 
  • Lắc lư: Các chuyển động nhịp nhàng có thể giúp xoa dịu cơn đau khi chuyển dạ. Mẹ có thể ngồi trên một chiếc ghế, mép giường hoặc bóng cao su. 
  • Nghiêng về phía trước: Nếu mẹ bầu bị đau lưng trong khi chuyển dạ, việc nghiêng người về phía trước có thể giúp mẹ thấy đỡ hơn.
  • Quỳ gối: Quỳ gối trong khi nghiêng người về phía trước có thể giúp mở xương chậu và dịu đi cơn đau của mẹ.
  • Ngồi xổm: Tư thế này giúp mở xương chậu và giúp mẹ rặn hiệu quả hơn khi lâm bồn. 

Chuyển dạ đau như thế nào?

Đau khi chuyển dạ là một cơn co thắt, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, lưng hoặc căng cơ ở vùng xương chậu. Cơn đau này sẽ ngày càng tăng dần và ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Kết luận

Bất kỳ cách giảm đau khi chuyển dạ nào cũng sẽ có mặt lợi và mặt hại, hay chính xác hơn là tính phù hợp đối với từng cá nhân. Chính vì vậy mà mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được phương pháp giảm đau khi chuyển dạ phù hợp và an toàn.

[related-articles title=”” articles=”335118,334986,333511,330031,329341,327518″][/related-articles]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Dấu hiệu chuyển dạ sớm: Cách nhận biết và chuẩn bị an toàn cho mẹ bầu

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày hoặc 40 tuần. Nhưng không có cách nào để biết chính xác khi nào mẹ bầu sẽ chuyển dạ. Do đó, hãy cùng MarryBaby chuẩn bị những kiến thức cần thiết để đối phó trong trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ sớm nhé.

Các dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần lưu ý

Trước ngày chuyển dạ khoảng 1 tuần, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy cơ thể hơi khang khác. Các dấu hiệu báo hiện tượng chuyển dạ sớm ở mỗi mẹ bầu là khác nhau, còn dưới đây là các tình huống phổ biến nhất.

Mỗi mẹ bầu có thể trải qua các dấu hiệu chuyển dạ khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà mẹ cần lưu ý để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới

1. Sa bụng bầu (bụng bầu tụt xuống thấp)

Sa bụng bầu xảy ra khi thai nhi di chuyển thấp xuống gần khung xương chậu, thường xuất hiện từ 2 – 4 tuần trước sinh. Đi kèm với triệu chứng này là tình trạng đi tiểu nhiều, mẹ có thể thấy dễ chịu hơn, dễ thở hơn do thai nhi không còn gây áp lực lên cơ hoành. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy giai đoạn chuyển dạ đang đến gần.

2. Bong nút nhầy

Nút nhầy bong ra là dấu hiệu cho thấy sự chuyển dạ sớm ở các mẹ bầu. Nút nhầy được xem như niêm mạc tử cung có bề dày lớn nằm tại lỗ cổ tử cung, hoạt động như một hàng rào bảo vệ tử cung trước vi khuẩn, virus và các nguồn lây nhiễm khác.

Chất nhầy này đặc hơn dịch âm đạo thông thường. Nó có màu hồng hoặc nâu, tiết ra nhiều và thường xuyên, có thể xuất hiện trước ngày chuyển dạ 1 – 2 tuần hoặc thậm chí chỉ khoảng vài giờ. 

3. Vỡ nước ối

Vỡ nước ối là hiện tượng túi ối bị vỡ, làm rò rỉ chất lỏng ấm, trong, có mùi hôi mốc ra ngoài theo đường âm đạo của mẹ. Tình trạng này thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ, nhưng cũng có một số mẹ bầu sẽ vỡ nước ối trước đó.

[recommendation title=””]

Theo Medlineplus (trực thuộc Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ), hầu hết phụ nữ sẽ tự chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ nước ối. Tuy nhiên, tình trạng nước ối vỡ càng sớm (trước 37 tuần) thì càng nghiêm trọng đối với cả mẹ bầu và em bé.

[/recommendation]

Dấu hiệu chuyển dạ sớm
Vỡ nước ối là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy chuyển dạ sớm.

4. Cơn co thắt mạnh

Các cơn co thắt tăng dần về cả về cường độ, tần suất và thời gian là dấu hiệu sớm cho biết hiện tượng chuyển dạ sắp diễn ra. Hiện tượng này sẽ khiến mẹ thấy cực kỳ khó chịu ở vùng thắt lưng hoặc bụng. Thông thường, các cơn co thắt sẽ tăng tần suất từ 1 phút rưỡi đến 3 phút, và mỗi lần kéo dài từ 60 – 90 giây.

5. Buồn nôn, tiêu chảy và muốn đi vệ sinh

Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 24 đến 48 giờ trước khi chuyển dạ thực sự.

[recommendation title=””]

Theo Bác sĩ Sản phụ khoa Wetter, mẹ có thể thấy mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn và đột nhiên muốn đi vệ sinh trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Nguyên nhân một phần là vì em bé đang đè lên trực tràng của mẹ. 

[/recommendation]

6. Bản năng “làm tổ”

“Làm tổ” đúng như tên gọi của nó, là hành động mà mẹ chuẩn bị tổ ấm để đón bé yêu chào đời. Trong giai đoạn này, các mẹ đột nhiên có một nguồn năng lượng dồi dào, kéo theo mong muốn dọn dẹp, sắp xếp nhà cửa thật ngăn nắp. 

Quá trình “làm tổ” có thể bắt đầu từ khi mang thai ở tuần thứ 24, nhưng thường đạt đỉnh điểm vào vài tuần trước khi em bé chào đời. Vì những đợt bùng nổ năng lượng này có xu hướng xảy ra vào cuối thai kỳ, một số mẹ bầu tin rằng đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm?

Thời gian chuyển dạ khác nhau tùy cơ địa mỗi người. Một số mẹ bầu cần từ 5 – 14 giờ mới sinh, trong khi có người chuyển dạ nhanh và sinh ngay sau dấu hiệu đầu tiên. Do đó, khi nhận thấy hiện tượng chuyển dạ diễn ra, mẹ bầu bình tĩnh và thực hiện theo 5 bước sau:

1. Đánh giá tình huống

Mẹ cần đánh giá tình trạng bản thân để xác định xem mình có đủ thời gian đến bệnh viện hay không. Nếu mẹ có những cơn co thắt mạnh, kéo dài, mỗi cơn cách nhau chưa đến 5 phút hoặc nếu nước ối bị vỡ và có cảm giác muốn rặn đẻ thì đó có thể là những dấu hiệu sớm trước khi mẹ chuyển dạ. 

2. Nhờ giúp đỡ

Mẹ cần nhờ một người gọi giúp gọi vào số điện thoại cấp cứu y tế 115 ngay lập tức, lắng nghe nhân viên trực tổng đài hướng dẫn và hỗ trợ mẹ sinh cho đến khi xe cấp cứu đến. 

3. Bình tĩnh và bình tĩnh

Nếu các dấu hiệu chuyển dạ sớm đã diễn ra và mẹ không kịp đến bệnh viện, hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh. Nếu đây là lần đầu sinh con, mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi dấu hiệu chuyển dạ cho thấy bé đã ở vị trí lý tưởng để sẵn sàng di chuyển qua kênh sinh của mẹ. 

4. Làm cho bản thân thoải mái nhất có thể

Để có thể chuẩn bị sinh con tốt nhất, mẹ bầu hãy hạ thấp người và lót một chiếc khăn mềm hoặc mền bên dưới để em bé tiếp đất nhẹ nhàng. Nếu mẹ đang ở một mình, hãy nằm ngửa, hai chân dang rộng để bé thuận lợi ra ngoài. 

Mẹ lưu ý phải dùng sức để rặn bé ra hoàn toàn. Khi em bé đã ra ngoài, mẹ nên lấy khăn ủ ấm cho bé, đồng thời lau hết nhớt ở miệng bé.

5. Không tự ý cắt dây rốn khi bé chào đời

Ngay sau khi bé chào đời, hãy đặt bé nằm lên ngực của mẹ (da kề da) và lau khô bằng khăn mềm, sạch. Sự tiếp xúc này sẽ giúp giữ ấm cho bé. Đa phần, trẻ sẽ tự hô hấp mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào và chỉ 1% cần sự hỗ trợ.

Mẹ đừng tự ý cắt dây rốn, bởi nếu không có kinh nghiệm hoặc không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế, việc tự ý cắt dây rốn cho trẻ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, mẹ có thể cột dây rốn của bé bằng chỉ hoặc sợi vải xé để thắt đường dẫn máu giữa bé và mẹ. Điều này giúp cho bé tránh được tình trạng mất máu khi mẹ tiếp tục sổ nhau thai.

Mẹ nên giữ trạng thái bình tĩnh nhất có thể khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
Mẹ nên giữ trạng thái bình tĩnh nhất có thể khi có dấu hiệu chuyển dạ sớm.

[summary title=””]

Mẹ bầu có thể tham gia Cộng đồng – Chăm sóc mẹ bầu sau sinh trên MarryBaby, để đặt câu hỏi và được bác sĩ trả lời hoàn toàn không mất phí nhé.

[/summary]

Các câu hỏi thường gặp

Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?

Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, bụng dưới và háng do tử cung co bóp mạnh để đẩy em bé qua ống sinh. Một số mẹ bầu cũng có thể cảm thấy đau lan xuống đùi hoặc hông.

Tiêu chảy có phải dấu hiệu sắp sinh?

Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sớm phổ biến. Nguyên nhân là do áp lực của thai nhi tăng lên trực tràng và sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ.

Kết luận

Dấu hiệu chuyển dạ sớm là điều khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt cạn an toàn. Hãy nhớ giữ liên lạc với bác sĩ và đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết mẹ nhé.

[related-articles title=”” articles=”335118,334986,333511,330031,329341,327518,335099″][/related-articles]

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

9 điều không ai nói với bạn khi vượt cạn

Nội dung bài viết chỉ ra các vấn đề, các bất cập và cả những kinh nghiệm dành cho mẹ bầu khi vượt cạn, những điều không ai nói với bạn khi vượt cạn.

9 điều không ai nói với bạn khi vượt cạn

1. Đại tiện trong lúc sinh

Nghe có vẻ khó tin và “đỏ mặt”, nhưng đây là tình huống hoàn toàn bình thường khi sinh. Trong quá trình rặn đẻ, bạn có thể mất kiểm soát và đi đại tiện.Nhưng đừng xấu hổ nếu điều đó đến với bạn, bởi các y bác sĩ đều đã quen với việc này. Điều quan trọng nhất là tập trung để việc sinh nở diễn ra suôn sẻ.

2. Hút bé ra nếu mẹ sinh khó

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ có các biến chứng như huyết áp cao hoặc không đủ sức rặn thì để ưu tiên sự an toàn của cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ phải hút bé ra bằng giác hút. Nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng phương pháp này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé.

3. Băng vệ sinh sẽ là một vật dụng hữu ích

Sau sinh, việc chảy máu âm đạo kéo dài khoảng 6 tuần là hoàn toàn bình thường. Ban đầu, máu sẽ ra nhiều và đỏ tươi, sau đó chuyển dần sang màu nâu nhạt và giảm bớt. Để đảm bảo vệ sinh và tránh nhiễm trùng, bạn nên dùng băng vệ sinh nhé.

4. Cơn đau đẻ

Cơn đau co thắt khi chuyển dạ có thể rất dữ dội, mặc dù ngưỡng chịu đau của mỗi người là khác nhau nhưng đánh giá chung là rất đau.

Hãy tưởng tượng những cơn đau này giống như những cơn đau bụng kinh, và mức độ đau sẽ ngày càng tăng cho đến khi mẹ sinh xong em bé. Do đó, để giảm đau, bác sĩ thường gợi ý các mẹ gây tê ngoài màng cứng.

5. Vỡ ối

Vỡ ối không phải là hiện tượng một lượng nước lớn đổ ồ ạt xuống sàn từ âm đạo phụ nữ. Trên thực tế, vỡ ối chỉ là một dòng nước rỉ ra như són tiểu hay còn gọi là rỉ ối. Đây là điều không ai nói với bạn khi vượt cạn, chưa kể đến phim ảnh thường xây dựng ảnh người phụ nữ mang thai vỡ ối là một lượng nước lớn đổ ào ra sàn, điều này hoàn toàn không đúng,

6. Dùng vòi xịt thay vì giấy vệ sinh

Một trong những điều không ai nói với bạn chính là dùng vòi xịt để vệ sinh hậu môn sẽ giúp hạn chế việc hậu môn bị kích thích do việc chà xát khi dùng giấy. Tuy nhiên, bạn nên tránh xịt nước mạnh vào âm đạo, nếu không sẽ gây khó chịu hơn.

Dùng vòi xịt giúp giảm đau đáng kể so với khi dùng giấy vệ sinh.
Dùng vòi xịt giúp giảm đau đáng kể so với khi dùng giấy vệ sinh.

7. Rụng tóc 

Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên khiến cho tóc trở nên dày và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, sau khi sinh, nồng độ estrogen giảm dẫn đến tình trạng rụng tóc. Do đó, bạn cần duy trì chế độ ăn đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và có thể dùng thêm các chế phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất phù hợp với phụ nữ cho con bú mẹ.

8. Sưng phù ở bàn chân

Sưng phù bàn chân là hiện tượng tương đối phổ biến đối với các mẹ sau sinh, lý do là vì cơ thể đã tích một lượng nước lớn trong cơ thể trong suốt quá trình mang thai. Nhưng mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ giảm dần theo từng tuần.

Sưng phù ở bàn chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai.
Sưng phù ở bàn chân là hiện tượng thường thấy khi mang thai.

[related-articles title=”” articles=”331761″][/related-articles]

9. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm

Đổ mồ hôi vào ban đêm là tình trạng xuất hiện sau khi sinh vài tuần. Tình trạng này có thể khiến nhiều mẹ lầm tưởng là bản thân đang bị cảm, sốt hoặc nảy sinh lo lắng về sức khỏe. Về mặt y khoa, nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề nafy chính là nội tiết tố cơ thể thay đổi sau sinh, cộng với việc cơ thể đang loại bỏ chất lỏng dư thừa khỏi cơ thể, làm dẫn đến tình trạng đổ mồ đêm kéo dài.

Kết luận

Hiểu rõ những điều này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho hành trình vượt cạn. Dù cho có đôi chút khó khăn, niềm vui được gặp bé yêu chắc chắn sẽ khiến mọi vất vả tan biến. Chúc mẹ chuẩn bị tinh thần thật tốt để chuẩn bị cho hành trình thiêng liêng sắp tới nhé.

[related-articles title=”” articles=”334986,325832,333511,329341″][/related-articles]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cách tính tuổi thai IVF chuẩn xác mẹ bầu đã biết chưa?

Việc tính tuổi thai và ngày dự sinh của các mẹ bầu thường chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) thì tính tuổi thai có chính xác hơn không? Cách tính tuổi thai IVF được thực hiện như thế nào? Nếu mẹ bầu đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu với MarryBaby nhé.

Ý nghĩa của việc tính tuổi thai IVF

Tuổi thai nói chung là một thuật ngữ trong y khoa để chỉ thời gian mang thai của mẹ bầu và là thước đo sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Đơn vị tính tuổi thai thường dùng là tuần tuổi. 

Bên cạnh đó, việc tính tuổi thai cũng giúp các bác sĩ sản khoa và mẹ bầu xác định chính xác từng mốc phát triển của thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ để đánh giá sức khỏe của em bé. Do đó, việc nắm rõ cách tính tuổi thai IVF có ý nghĩa quan trọng trong thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Cách tính tuổi thai IVF được thực hiện như thế nào?

Việc thụ thai nhờ phương pháp IVF khá đặc thù nên cách tính tuổi thai cũng sẽ khác so với các thai kỳ thụ thai tự nhiên. Theo các chuyên gia, cách tính tuổi thai IVF sẽ dựa vào ngày chuyển phôi hoặc theo các chỉ số từ kết quả siêu âm.

1. Cách tính tuổi thai IVF dựa theo ngày chuyển phôi

cách tính tuổi thai IVF
Tuổi thai IVF được tính từ ngày chuyển phôi vào tử cung của mẹ bầu

Việc cấy phôi thai IVF thường sẽ tiến hành khi phôi thai đã được nuôi cấy sau khoảng 3-5 ngày trong phòng thí nghiệm. Do đó, cách tính tuổi thai IVF được chia làm 2 trường hợp gồm: cách tính tuổi thai IVF với phôi ngày 3 và cách tính tuổi thai IVF với phôi ngày 5.

Đối với trường hợp chuyển phôi vào ngày 3 thì cách tính tuổi thai IVF ngày 3 như sau:

  • Tuổi thai (tuần tuổi) = [Ngày hiện tại – Ngày chuyển phôi + 17 ngày] / 7
  • Ngày dự sinh = Ngày chuyển phôi + 266 (38 tuần) – 3 ngày

Trong trường hợp này, để tính tuần tuổi thai, mẹ bầu cần cộng thêm vào công thức 2 tuần 3 ngày (17 ngày). Bởi vì, vào thời điểm cấy phôi, phôi thai đã phát triển được 3 ngày, cộng thêm 14 ngày là thời gian chênh lệch của tuổi thai và tuổi phôi.

Đối với trường hợp chuyển phôi vào ngày 5 thì cách tính tuổi thai IVF phôi ngày 5 như sau:

  • Tuổi thai (tuần tuổi) = [Ngày hiện tại – Ngày chuyển phôi + 19 ngày] / 7
  • Ngày dự sinh = Ngày chuyển phôi + 266 (38 tuần) – 5 ngày

Trong trường hợp này, để tính tuần tuổi thai, mẹ bầu cần cộng thêm vào công thức 2 tuần 5 ngày (19 ngày). Bởi vì, vào thời điểm cấy phôi, phôi thai đã phát triển được 5 ngày, cộng thêm 14 ngày là thời gian chênh lệch của tuổi thai và tuổi phôi.

[recommendation title=””]

Như vậy, dù phôi chuyển vào tử cung của người mẹ vào ngày thứ mấy thì cách tính tuổi thai IVF cũng có công thức chung là:

  • Tuổi thai (tính theo tuần) = [ngày hiện tại – ngày chuyển phôi + tuổi thai lúc chuyển phôi] / 7
  • Ngày dự sinh = Ngày chuyển phôi + 266 (38 tuần) – số ngày phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm

[/recommendation]

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi? Giải mã toàn bộ thắc mắc về chọc hút trứng trong IVF

2. Cách tính tuổi thai IVF theo phương pháp siêu âm

cách tính tuổi thai IVF
Tuổi thai IVF cũng được tính dựa theo các chỉ số của thai nhi qua siêu âm 3 tháng đầu

Bên cạnh cách tính tuổi thai IVF dựa vào ngày chuyển phôi, bác sĩ cũng có thể tính tuổi thai dựa vào phương pháp siêu âm trong thai kỳ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bác sĩ sẽ dùng phương pháp siêu âm để đo các chỉ số phát triển của thai nhi như chiều dài đầu mông để dự đoán tuổi thai.

Đây cũng là một phương pháp tính tuổi thai khá chính xác đối với các mẹ bầu có thai theo cách tự nhiên hoặc thụ thai nhờ IVF. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý, nếu đi siêu âm lần đầu từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi thì việc tính tuổi thai theo siêu âm sẽ không chính xác.

>> Bạn có thể xem thêm: Đi siêu âm thai có phải nhịn ăn không và mẹ nên khám thai khi nào?

Những lưu ý cho mẹ bầu để chào đón em bé khỏe mạnh

Sau khi đã tìm hiểu những cách tính tuổi thai IVF, mẹ bầu cũng nên lưu ý một số điều sau để thai kỳ phát triển khỏe mạnh, khi sinh được mẹ tròn con vuông: 

1. Các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ

cách tính tuổi thai IVF

2. Dinh dưỡng và sinh hoạt trong thai kỳ

  • 3 tháng đầu thai kỳ cần sinh hoạt một cách cẩn trọng: Thai nhi trong 3 tháng đầu chưa ổn định do đó mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh di chuyển nhiều và vận động mạnh. 
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh suốt thai kỳ: Mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, khoa học và đầy đủ các nhóm chất. Nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhớ bổ sung thêm axit folic nhé. 
  • Không ăn các thực phẩm sống, tái trong suốt thai kỳ: Các thực phẩm sống, tái chưa nấu chín có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu. Do đó, mẹ nên thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bản thân nhé.

[inline_article id=315105]

Như vậy, MarryBaby đã cùng mẹ bầu tìm hiểu các cách tính tuổi thai IVF. Hy vọng thông tin của bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu đang quan tâm đến các vấn đề về IVF thì có thể tham khảo trên website của MarryBaby những bài viết sau:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày, bổ sung sao cho đúng?

Canxi là khoáng chất rất quan trọng trong thai kỳ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hệ xương, răng của thai nhi, hỗ trợ ngăn ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu. Vậy bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày để thai kỳ phát triển khỏe mạnh? Phụ nữ mang thai nên bổ sung canxi từ những nguồn nào? 

Trong bài viết này, MarryBaby mời bạn cùng tìm hiểu về việc bà bầu cần cung cấp bao nhiêu canxi mỗi ngày và các nguồn cung cấp canxi thân thiện cho mẹ bầu mà bạn nên tham khảo.

Vai trò của canxi với mẹ bầu và thai nhi 

Trước khi đi tìm lời đáp cho vấn đề “bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?”, hãy cùng MarryBaby khám phá vai trò của khoáng chất này đối với thai kỳ. 

Canxi là khoáng chất có nhiều nhất trong cơ thể và có vai trò quan trọng với quá trình hình thành xương, răng, hoạt động của hệ cơ, hoạt động của enzyme và hormone. Phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ canxi có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe ở cả mẹ và em bé, chẳng hạn như: 

[key-takeaways title=””]

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng, nhu cầu về canxi cũng cao hơn so với giai đoạn trước. Do đó, nếu mẹ không được bổ sung đủ lượng canxi khuyến nghị, cơ thể mẹ sẽ phản ứng một cách sinh lý là tăng chuyển canxi từ xương sang cho thai. Điều này sẽ phần nào khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị loãng xương về sau. Do đó, việc bổ sung đủ lượng canxi trong thai kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

[/key-takeaways]

Chuyên gia giải đáp: Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày? 

bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày
Phụ nữ mang thai cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày hay bà bầu cần bổ sung bao nhiêu canxi mỗi ngày là đủ? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, lượng canxi cần thiết nên bổ sung trong thai kỳ có thể thay đổi theo độ tuổi, cụ thể:

  • Phụ nữ mang thai dưới 18 tuổi: Cần 1.300 mg canxi/ngày.
  • Phụ nữ mang thai trong độ tuổi 19 đến 30 tuổi: Cần 1.000 miligam canxi/ngày.
  • Phụ nữ mang thai từ 31 đến 50 tuổi: Cần 1.300 miligam canxi/ngày. 

Nhìn chung, đối với vấn đề bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày thì chị em bầu bí cần bổ sung đủ hàm lượng khuyến nghị là khoảng 1.000 – 1.300 mg tùy theo độ tuổi để đảm bảo thai kỳ phát triển tốt nhất. Lời khuyên là mẹ nên bổ sung canxi có trong các thực phẩm tự nhiên và nếu có nhu cầu dùng viên bổ sung thì cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé! 

[recommendation title=”Bạn có biết? “]

Hầu hết các loại vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu thường không đáp ứng được lượng canxi được khuyến nghị. Theo đó, mẹ bầu nên dùng 2-3 khẩu phần thực phẩm giàu canxi mỗi ngày. Một khẩu phần tương đương với một ly sữa (250ml), một hộp sữa chua (200g), 2 lát phô mai (40g), một ly sữa đậu nành, sữa gạo hoặc sữa từ hạt có bổ sung ít nhất 120mg canxi trong 100ml sữa.

[/recommendation]

Các nguồn cung cấp canxi cho bà bầu 

bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày
Các thực phẩm giàu canxi tốt cho mẹ bầu

Không chỉ quan tâm đến hàm lượng canxi cần bổ sung mỗi ngày khi mang thai, chị em bầu bí cùng nên tìm hiểu thêm về các thực phẩm giàu canxi nên thêm vào chế độ ăn.  

Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng nhận thấy sữa là nguồn cung cấp canxi được quảng cáo nhiều nhất, 1 ly sữa có thể đáp ứng khoảng ¼ – ⅓ nhu cầu canxi hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Các loại sữa hạt cũng có thể là lựa chọn cho các mẹ bầu theo đuổi chế độ ăn chay nếu nhà sản xuất có bổ sung canxi. 

Nếu mẹ bầu gặp khó khăn với việc uống sữa, hãy “hô biến” sữa thành một nguyên liệu của món sinh tố hay dùng sữa làm nguyên liệu trong các món bánh… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi từ sữa bằng việc ăn sữa chua ăn, phô mai tiệt trùng

 Dưới đây là danh sách một số thực phẩm chứa canxi mà các mẹ bầu nên thêm vào chế độ ăn: 

  • Sữa chua ít béo: 415mg canxi/230g sữa chua 
  • Sữa chua nguyên chất: 275mg canxi/240ml sữa 
  • Nước cam đóng hộp được bổ sung canxi: 349mg canxi/1 cốc
  • Cam tươi: 74mg canxi/1 quả cam lớn
  • Cá mòi đóng hộp có xương: 325mg canxi/85 gram 
  • Phô mai Cheddar: 307mg canxi/42 gram 
  • Sữa tươi nguyên chất: 276mg canxi/240ml sữa 
  • Sữa đậu nành tăng cường canxi: 299mg canxi/240ml sữa 
  • Tảo biển: 134mg canxi/1 chén
  • Tôm đồng: 1.120mg canxi/100 gram tôm
  • Khoai lang: 68mg canxi/1 củ khoai lớn…

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 

Bổ sung canxi khi mang thai: Mẹ bầu cần lưu ý gì? 

bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày
Bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày, cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc tìm lời đáp cho vấn đề bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày, các mẹ bầu cũng nên quan tâm đến các lưu ý khi bổ sung canxi: 

  • Ước tính lượng canxi tiêu thụ trong ngày: Hãy ước tính lại lượng canxi có trong vitamin cho bà bầu hoặc một số loại thuốc mà mẹ bầu đang dùng. Nguyên do là bởi nhiều loại thuốc giảm ợ nóng khi mang thai không kê đơn cũng có chứa canxi. Do đó, nếu bạn đang sử dụng loại thuốc này, hãy đọc kỹ thông tin ghi trên nhãn thuốc. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn để không hấp thụ quá nhiều canxi.
  • Bổ sung vitamin D: Điều quan trọng cần nhớ là cơ thể chúng ta cần được cung cấp vitamin D để có thể hấp thụ canxi. Vì vậy, các mẹ bầu đừng quên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, trứng, nấm… Đồng thời, mẹ cũng có thể dành vài phút phơi nắng mỗi ngày vào buổi sáng hay chiều mát để tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D cho cơ thể.
  • Bổ sung canxi từ thực phẩm giàu canxi: Nếu mẹ nghĩ rằng mình đang thiếu hụt lượng canxi cần thiết, đặc biệt là với các mẹ bầu ăn chay trường hoặc không dung nạp lactose, hãy chọn cách bổ sung canxi qua nguồn thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như các loại rau lá sẫm màu, đậu phụ, các loại hạt, ngũ cốc được bổ sung canxi…. Bên cạnh đó, chị em bầu bí đừng quên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng uống viên bổ sung canxi. Nếu nhận thấy chế độ ăn của bạn không đáp ứng đủ lượng canxi thiết yếu hoặc mẹ bầu có nguy cơ gặp phải biến chứng tiền sản giật, các bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung canxi qua viên uống.
  • Không dùng viên uống chứa canxi với viên bổ sung sắt cùng thời điểm: Nếu mẹ bầu đang dùng viên uống bổ sung sắt, cần lưu ý rằng không nên uống 2 loại này cùng thời điểm. Nguyên nhân là vì việc dùng viên bổ sung canxi có thể cản trở sự hấp thụ của khoáng chất sắt. Lời khuyên là, các mẹ bầu nên dùng hai loại viên uống này cách nhau ít nhất 2 giờ.

[key-takeaways title=””]

Một chế độ ăn uống đa dạng – cân bằng – lành mạnh nói chung sẽ cung cấp đủ nhu cầu canxi của mẹ bầu trong thai kỳ. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể không nhận đủ lượng canxi khuyến nghị, hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách bổ sung phù hợp.

[/key-takeaways]

[inline_article id=149790]

MarryBaby hi vọng rằng thông qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã đã giúp mẹ bầu hiểu thêm về tầm quan trọng của canxi trong thai kỳ, đồng thời có được lời đáp cho thắc mắc bà bầu cần bao nhiêu canxi mỗi ngày. Các mẹ bầu đừng quên gia nhập Cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc thai kỳ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bị ngã khi mang thai có đáng lo không, khi nào cần đi khám gấp?

Việc bị ngã khi mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Do đó, để đảm bảo an toàn trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu cần nhận biết được các nguy cơ lẫn cách phòng tránh té ngã hiệu quả. 

Việc chẳng may bị ngã khi mang thai là một trong những nỗi lo lắng lớn của nhiều mẹ bầu. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi, làm tăng nguy cơ mất thăng bằng và dễ đến té ngã. Việc hiểu rõ về các nguy cơ và cách xử lý khi gặp phải tình huống này là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, MarryBaby mời bạn cùng tìm hiểu về những điều cần biết khi mẹ bầu bị té ngã và cách xử lý an toàn.

Bị ngã khi mang thai có nguy hiểm không, điều gì có thể xảy ra?

Nhiều mẹ bầu chẳng may bị trượt ngã thường hay lo lắng rằng bị ngã khi mang thai có nguy hiểm không, điều gì có thể xảy ra cho mẹ và thai nhi? Theo các chuyên gia sản khoa, nguy cơ mà mẹ bầu chẳng may bị ngã phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và vị trí chịu lực cũng như mức độ chấn thương. Thai nhi được bảo vệ trong tử cung với lớp cơ khá dày và chắc, xung quanh thai có lớp nước ối có vai trò phân tán lực. Tử cung nằm trong khung chậu khi thai còn nhỏ, khi thai lớn lên vẫn có các cơ thành bụng che chắn phần nào. Cụ thể:

1. Bị ngã khi mang thai 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn nhỏ, tử cung nằm trong khung xương chậu của mẹ. Vì vậy, các cú ngã nhẹ thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngã mạnh, chấn thương trực tiếp vào tiểu khung có thể gây ra các biến chứng như chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám ngay để được chăm sóc đúng cách nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

2. Bà bầu bị ngã khi mang thai 3 tháng giữa 

Trong giai đoạn này, thai nhi đã phát triển lớn hơn và nằm trong khoang bụng. Do đó, nguy cơ té ngã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi cũng tăng lên. Nếu mẹ bầu bị ngã, có thể gây ra áp lực trực tiếp lên tử cung, dẫn đến các biến chứng như bong nhau thai, vỡ ối. Mẹ bầu cần theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường và đi khám ngay nếu có triệu chứng như đau bụng, chảy máu hoặc co thắt tử cung nhé. 

3. Bà bầu bị ngã khi mang thai 3 tháng cuối 

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và thường đã quay đầu xuống dưới vào ngôi thai thuận để chờ sinh. Việc bị ngã trong giai đoạn này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi, đặc biệt là nếu mẹ bầu ngã úp bụng xuống. Các biến chứng có thể bao gồm vỡ ối, xuất huyết âm đạo hoặc co bóp tử cung. Mẹ bầu cần đi khám ngay nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ngã. 

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không? 

Mẹ bầu bị ngã khi mang thai: Cần đi khám gấp khi nào? 

bị ngã khi mang thai
Mẹ bầu bị ngã khi mang thai: Khi nào cần đi khám?

Như vậy là các mẹ bầu đã biết việc bị ngã khi mang thai có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc vào việc thai kỳ đang ở giai đoạn nào, mẹ bầu bị ngã như thế nào và lực tác động ra sao.

[recommendation title=”Cần lưu ý thêm là sau khi bị té ngã, mẹ bầu cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các dấu hiệu như sau:”]

Chảy máu âm đạo: Đây có thể là dấu hiệu của nhau bong non, một tình trạng y tế khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

  • Đau bụng dữ dội: Cơn đau có thể do chấn thương tử cung, buồng trứng hoặc các cơ quan khác.
  • Có các cơn co bóp tử cung: Những cơn co này có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non hay sẩy thai. 
  • Giảm chuyển động của thai nhi: Nếu bạn không cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong vòng vài giờ, hãy đi khám ngay.
  • Chấn thương đầu hoặc bụng: Ngay cả khi bạn không cảm thấy đau đớn, việc bị va đập mạnh vào đầu hoặc vùng bụng cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thai nhi.

[/recommendation]

Mẹo phòng ngừa té ngã khi mang thai 

Mẹo phòng tránh bị ngã khi mang thai
Mẹ bầu nên áp dụng các mẹo phòng tránh bị ngã khi mang thai để đảm bảo an toàn

Quá trình mang thai mang đến cho chị em phụ nữ nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng cũng đi kèm với những thay đổi về cơ thể khiến bạn dễ bị ngã khi mang thai hơn. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa té ngã sau:

1. Mẹo phòng ngừa bị ngã tại nhà khi mang thai

Để phòng ngừa nguy cơ té ngã khi mang thai ngay trong không gian sống, các mẹ bầu hãy:

  • Giữ nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ: Loại bỏ các vật dụng có thể gây cản trở lối đi, dây điện rườm rà và đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo, sạch sẽ. 
  • Sử dụng thảm chống trượt: Đặt thảm chống trượt ở những khu vực dễ trơn trượt như phòng tắm, nhà bếp và cầu thang.
  • Lắp đặt thanh vịn: Lắp thanh vịn ở hai bên cầu thang, trong bồn tắm và gần bồn cầu để bạn có thể bám vào khi cần thiết.
  • Sử dụng đèn chiếu sáng đầy đủ: Đảm bảo nhà cửa được chiếu sáng đầy đủ, đặc biệt là vào ban đêm và trong những khu vực ít ánh sáng.
  • Mang giày dép phù hợp: Mang giày dép thoải mái, có đế chống trượt và vừa vặn với chân. Tránh mang giày cao gót, guốc. 
  • Đi lại cẩn thận: Đi chậm rãi và cẩn thận, đặc biệt là khi lên xuống cầu thang. Tránh mang vác vật nặng, đồ cồng kềnh. 
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Mang thai có thể khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, hãy đảm bảo ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi khi cần thiết.

2. Mẹo phòng ngừa bị ngã khi mang thai ở ngoài trời cho mẹ bầu

Nhằm giảm nguy cơ bị trượt ngã ở ngoài trời hay các nơi công cộng, mẹ bầu hãy:

  • Đi bộ trên địa hình bằng phẳng: Tránh đi bộ trên những địa hình gồ ghề, trơn trượt hoặc không bằng phẳng. Khi đi bộ trên đường, luôn đi đúng phần đường quy định, hãy tránh xa những vũng nước hay nơi có công trình đang thi công. 
  • Chú ý quan sát xung quanh: Khi đi bộ, hãy chú ý quan sát xung quanh để tránh các chướng ngại vật và phương tiện giao thông.
  • Đi cùng người khác: Khi đi ra ngoài, hãy luôn đi cùng người khác để họ có thể hỗ trợ bạn nếu cần thiết.
  • Tránh leo trèo: Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh leo trèo lên những nơi cao hoặc không an toàn.

3. Chế độ dinh dưỡng

Ngoài việc thực hiện các biện pháp an toàn để phòng chống té ngã, các mẹ bầu cũng nên lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Các chị em bầu bí hãy luôn đảm bảo:

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm cung cấp canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để tránh bị mất nước. Việc bị mất nước khi mang thai có thể khiến mẹ bầu chóng mặt và dễ bị té ngã.

Ngoài ra, các mẹ bầu cũng nên tham gia các lớp học tiền sản để được hướng dẫn thêm về cách chăm sóc bản thân và thai nhi trong suốt thai kỳ.

[inline_article id=68989]

Té ngã khi mang thai là một tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào, do đó mẹ bầu cần biết cách xử lý và nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho chính mình và thai nhi. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi té ngã, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra kịp thời. Sự cẩn trọng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp mẹ bầu vượt qua thai kỳ một cách an toàn và khỏe mạnh. Ngoài ra, chị em bầu bí đừng quên tham gia cộng đồng Mẹ bầu của MarryBaby để cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ nhé! 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Giải đáp: Bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? Tư thế nào mẹ bầu nên tránh?

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu bà bầu 5 tháng có được nằm ngửa không và mẹ bầu cần tránh những tư thế nào để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ và ngủ ngon hơn.

Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là về mặt thể chất. Khi bụng bầu ngày càng to, việc chọn được tư thế ngủ thoải mái trở nên khó khăn hơn. Vì lẽ đó nên nhiều mẹ bầu nảy sinh thắc mắc “mang bầu 5 tháng có được nằm ngửa không?”. Bài viết này của MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp thêm thông tin về tư thế ngủ tốt cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn này.

Mang bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? 

Quá trình mang thai sẽ làm thay đổi khá nhiều thói quen vốn có trước đây của bạn, kể cả tư thế ngủ. Bước tới tuần 20 em bé cũng đã lớn dần và khiến mẹ bầu gặp trở ngại trong quá trình nghỉ ngơi, do đó một số chị em cũng băn khoăn, liệu rằng bầu 5 tháng có được nằm ngửa không.

Thực chất, khi mang bầu 5 tháng, việc nằm ngửa hoặc hoặc nằm nghiêng phải quá lâu không được khuyến khích. Nguyên do là bởi việc nằm ngủ ở các tư thế này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến thai nhi, từ đó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé, như chóng mặt hoặc giảm lưu thông máu. Thay vào đó, bạn nên nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng bên trái, để giúp cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tử cung.

[key-takeaways title=”Bà bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? “]

Câu trả lời là không các mẹ bầu nhé! Hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái để cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tử cung đảm bảo an toàn cho bé yêu. Tuy nhiên, không thể bắt mẹ bầu nằm cả đêm với tư thế nghiêng trái, nên về tư thế ngủ, tốt nhất là nghiêng trái, ngoài ra mẹ bầu có thể xoay trở sang các tư thế khác để tránh mỏi người quá nhé.

[/key-takeaways]

Các tư thế ngủ mà mẹ bầu nên tránh

bầu 5 tháng có được nằm ngửa không
Bà bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? Các tư thế ngủ nào mà mẹ bầu nên tránh?

Bên cạnh việc tìm hiểu vấn đề mang bầu 5 tháng có được nằm ngửa không, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm các tư thế ngủ cần tránh để bảo vệ em bé tốt nhất. Theo các chuyên gia, các mẹ bầu nên tránh các tư thế ngủ sau, nhất là khi bụng bầu đã to:

1. Phụ nữ mang thai nên tránh nằm ngửa

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi, nằm ngửa khi mang thai quá lâu sẽ tiềm ẩn một số vấn đề như:

  • Giảm lưu thông máu: Tử cung to chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, cản trở dòng máu lưu thông từ tim đi tới các cơ quan và trở về tim, dẫn đến tình trạng sưng phù nề ở chân, tay và mặt.
  • Đau lưng: Trọng lượng của thai nhi và tử cung đè nặng lên cột sống, gây đau nhức và khó chịu.
  • Tăng nguy cơ huyết áp thai kỳ: Khi mẹ bầu nằm ngửa có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi, tiềm ẩn nguy cơ huyết áp thai kỳ.
  • Gây ợ nóng: Việc nằm ngửa khi thai đã to có thể khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và khó chịu.

2. Tránh nằm sấp

Nếu bụng bầu nhỏ, mang bầu 5 tháng có được nằm sấp không? Câu trả lời cho trường hợp này cũng là không bạn nhé! Bởi việc nằm sấp khi ngủ có thể khiến mẹ bầu và thai nhi đối mặt với các nguy cơ như:

  • Thai nhi bị chèn ép: Nằm sấp có thể gây áp lực lên bụng, chèn ép thai nhi, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
  • Mẹ bầu bị khó thở: Nằm sấp khiến mẹ bầu khó thở, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Đau lưng: Nằm sấp trong thời gian dài có thể gây căng cơ và đau lưng.

3. Không ngủ hay nghỉ ngơi ở tư thế nằm gục xuống bàn

Tư thế này thường gặp khi mẹ bầu ngủ trưa tại văn phòng. Tuy nhiên, việc mẹ bầu nằm gục xuống bàn trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề như:

>>> Tìm hiểu thêm: Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi tay chân ở bà bầu 

Mẹo để có giấc ngủ ngon khi mang thai

bầu 5 tháng có được nằm ngửa không
Bà bầu 5 tháng có được nằm ngửa không? Mẹo để có giấc ngủ ngon là gì?

Ngoài việc đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc bầu 5 tháng có được nằm ngửa không, thì nhiều mẹ bầu cũng băn khoăn làm thế nào để có giấc ngủ ngon? Theo các chuyên gia sản phụ khoa, để có giấc ngủ ngon, sâu giấc, nhất là trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Tránh dùng các thức uống gây ảnh hưởng giấc ngủ: Hạn chế uống trà, cà phê từ chiều tối để tránh tình trạng khó ngủ.
  • Không ăn gần giờ đi ngủ: Tránh ăn quá gần giờ đi ngủ để không gây khó chịu cho dạ dày.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể và dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
  • Không vận động quá mức: Tránh các hoạt động thể chất mạnh vào buổi tối để cơ thể có thời gian thư giãn.
  • Đảm bảo có giấc ngủ trưa ngắn: Một giấc ngủ trưa ngắn có thể giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi chiều mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
  • Sử dụng gối đỡ bụng bầu, gối nằm cho bà bầu phù hợp: Việc sử dụng gối hỗ trợ giúp giảm áp lực lên bụng và cột sống, tạo cảm giác thoải mái hơn khi ngủ.
  • Gối cao đầu khi ngủ: Mẹ bầu nên nâng cao đầu khi ngủ, việc này giúp giảm triệu chứng ợ nóng và khó thở.
  • Kê chân lên cao: Kê chân lên cao giúp giảm sưng phù và cải thiện tuần hoàn máu.

[inline_article id=2118]

Trong suốt thai kỳ, việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Qua bài viết này, bạn có lẽ đã biết được liệu bầu 5 tháng có được nằm ngửa không và những tư thế ngủ an toàn hơn cho bà bầu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bà bầu có giấc ngủ ngon và an toàn hơn. Các mẹ bầu đừng quên tham gia Cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng chia sẻ những trải nghiệm trong quá trình bầu bí với các mẹ bầu khác nhé! 

 

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Các lưu ý mẹ bầu cần nhớ!

Sàng lọc trước khi sinh NIPT là xét nghiệm cần thiết vì phương pháp này giúp phát hiện sớm những trường hợp thai nhi có bất thường về số lượng nhiễm sắc thể. Ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ, mẹ bầu có thể làm xét nghiệm này. Nhiều mẹ bầu thắc mắc trước khi làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Hãy dành chút thời gian cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây của MarryBaby bạn nhé!

Xét nghiệm NIPT có thể phát hiện những bệnh gì?

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc “xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sức khỏe mà phương pháp chẩn đoán này có thể phát hiện là gì. Thực tế, xét nghiệm NIPT không thể tầm soát được tất cả các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể. Thông thường, NIPT có thể xác định liệu thai nhi có nguy cơ mắc phải:

  • Hội chứng Down: Còn gọi là tam nhiễm sắc thể 21 do thai nhi bị thừa 1 NST số 21 trong bộ gene
  • Hội chứng Edwards: Thừa 1 NST số 18 trong bộ gene
  • Hội chứng Patau: Thừa 1 NST số 13 trong bộ gene
  • Rối loạn liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính (X và Y), chẳng hạn như hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter, hội chứng siêu nữ (XXX), hội chứng Jacob (XYY)…

Xét nghiệm NIPT có độ nhạy và độ chính xác cao, đặc biệt với các hội chứng Down, Edwards, Patau. Tất cả phụ nữ mang thai đều được khuyến khích thực hiện xét nghiệm NIPT, đặc biệt là những đối tượng sau:

  • Mang thai khi đã trên 35 tuổi 
  • Mẹ bầu hoặc chồng đã từng có con mắc rối loạn di truyền
  • Gia đình có người thân mắc các dị tật bẩm sinh
  • Kết quả siêu âm thai cho thấy thai nhi có dấu hiệu bất thường
  • Xét nghiệm sàng lọc trước đó cho thấy có vấn đề tiềm ẩn.

[key-takeaways title=””]

Xét nghiệm NIPT cũng có thể giúp dự đoán giới tính thai nhi thông qua việc sàng lọc nhiễm sắc thể giới tính.

[/key-takeaways]

>>> Bạn có thể xem thêm: Xét nghiệm NIPT có biết được trai hay gái không? 

Giải đáp: Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?

Không ít mẹ bầu băn khoăn “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”, “làm xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn sáng không?”. Thắc mắc này là dễ hiểu vì thực tế cho thấy việc tiến hành một số xét nghiệm máu cần phải nhịn ăn, kể cả là bữa sáng.

Tuy nhiên, đối với xét nghiệm NIPT, việc nhịn ăn là không cần thiết. Các mẹ bầu có thể ăn trước khi làm xét nghiệm mà không ảnh hưởng gì đến kết quả. Điều này là do DNA tự do ngoại bào của thai nhi có sẵn trong máu mẹ bầu mà không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay bất kỳ loại thuốc nào.

Mẹ bầu có thể làm NIPT vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Vì lượng máu cần lấy khá nhiều, nên mẹ hãy nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ trước khi lấy máu làm xét nghiệm nhé.

[recommendation title=”Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không?”]

Xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không? Câu trả lời là không và mẹ bầu có thể tiến hành lấy máu vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

[/recommendation]

Lưu ý cho mẹ bầu trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT

xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không
Làm xét nghiệm NIPT cần lưu ý những gì?

Mặc dù NIPT giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới di truyền của thai nhi từ sớm nhưng trước khi thực hiện xét nghiệm này, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc:Kết quả của xét nghiệm NIPT chỉ cho biết thai nhi có nguy cơ mắc rối loạn di truyền hay không, chứ không giúp chẩn đoán bệnh.
  • Kết quả có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả (*):Mặc dù NIPT rất chính xác nhưng kết quả xét nghiệm có thể là âm tính giả hoặc dương tính giả. Nguyên nhân là vì xét nghiệm NIPT phân tích ADN của cả mẹ bầu và thai nhi, do đó mà có thể phát hiện vấn đề di truyền ở người mẹ dù trước đó mẹ bầu không biết bản thân mắc phải. Nhìn chung, xét nghiệm NIPT tạo ra ít kết quả dương tính giả hơn so với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh khác.
  • Không có ý nghĩa sàng lọc tất cả các vấn đề về NST hay rối loạn di truyền:Xét nghiệm NIPT không thể sàng lọc tất cả các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc rối loạn di truyền, chẳng hạn như bệnh xơ nang, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
  • Chi phí xét nghiệm NIPT có thể khác nhau giữa các bệnh viện: Do đó, các mẹ bầu cần tìm hiểu trước về chi phí xét nghiệm để chủ động chuẩn bị tài chính.
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích trước khi làm xét nghiệm:Thông thường các bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ bầu không nên sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích trước khi thực hiện xét nghiệm NIPT. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy cồn và chất kích thích có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm NIPT, nhưng nhìn chung, phụ nữ mang thai nên kiêng đồ uống có cồn và chất kích thích trong suốt thai kỳ.

[recommendation title=””]

(*) Kết quả dương tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi khỏe mạnh. Kết quả âm tính giả là kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi không có nguy cơ mắc bất thường di truyền, nhưng thực tế thai nhi lại có bất thường.

[/recommendation]

[inline_article id=330015]

MarryBaby hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được xét nghiệm NIPT có thể giúp sàng lọc các bất thường liên quan tới số lượng nhiễm sắc thể với độ chính xác cao, đồng thời giải đáp được thắc mắc xét nghiệm NIPT có cần nhịn ăn không. Hãy tham gia Cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng bàn luận và chia sẻ với chủ đề Review tất tần tật xoay quanh xét nghiệm NIPT các mẹ bầu nhé!