Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Những điều mẹ bầu cần biết

Việc tìm hiểu chỉ số nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ sẽ giúp mẹ bầu có sự chủ động khi phải chuẩn bị sinh con sớm hơn dự kiến, sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời.

Trong thời gian mang thai, nhất là giai đoạn cuối thai kỳ, việc theo dõi chỉ số nước ối là vô cùng quan trọng. Thế nên, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng khi được bác sĩ cho biết nước ối cạn và thắc mắc “Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?”. Nguyên do là bởi khi lượng nước ối giảm xuống dưới mức an toàn, chấm dứt thai kỳ là cần thiết để tránh những rủi ro không đáng có, việc sinh mổ có thể là biện pháp được lựa chọn để nhanh chóng đưa thai nhi ra môi trường bên ngoài, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu nước ối giảm nhưng các chỉ số đánh giá sức khỏe thai cho thấy thai vẫn khỏe để chịu một cuộc chuyển dạ thì sinh thường vẫn là một phương án. Vậy câu trả lời chi tiết ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MarryBaby nhé!

Cạn ối là gì, có nguy hiểm không? Dấu hiệu nào giúp mẹ bầu nhận biết 

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc này, các mẹ bầu hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về tình trạng cạn ối có nguy hiểm không, dấu hiệu nào giúp nhận biết.

1. Cạn ối là gì, có nguy hiểm không? 

Cạn ối là tình trạng y tế về lượng nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung giảm đáng kể, đôi khi xuống dưới mức an toàn cần thiết và từ đó đe dọa đến sự phát triển khỏe mạnh của bé. Nước ối có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thai nhi, giúp bé có thể chuyển động thoải mái và hỗ trợ phát triển các cơ quan như phổi và hệ tiêu hóa. Tình trạng cạn ối có thể gây ra nhiều biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

2. Dấu hiệu nào giúp mẹ bầu nhận biết mình đang cạn ối?

Một số dấu hiệu cạn ối quan trọng mà bạn cần nhận biết nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm gồm:

  • Bụng nhỏ hơn so với tuổi thai: giá trị này kém nhạy và kém đặc hiệu
  • Thai nhi giảm cử động: Khi lượng nước ối giảm, thai nhi có thể cử động khó khăn hơn, cảm giác thai máy yếu hơn. 
  • Chỉ số nước ối thấp: Qua siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chỉ số nước ối (AFI) thấp, dưới 5cm hoặc dưới bách phân vị thứ 5 thường là dấu hiệu của thiểu ối

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên hoặc có lo ngại về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, các mẹ bầu hãy đi khám ngay. 

Nguyên nhân mẹ bầu bị cạn ối 

nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ
Nguyên nhân gây cạn ối có thể đến từ mẹ bầu, thai nhi…

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ, nguyên nhân gây cạn ối là gì? Theo các chuyên gia sản khoa, có nhiều nguyên khác nhau khiến mẹ bầu bị cạn ối, bao gồm: 

1. Nguyên nhân từ mẹ

  • Bệnh lý: Việc mẹ bầu mắc một trong các bệnh như huyết áp cao, tiểu đường hoặc tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối.
  • Tác dụng phụ từ thuốc: Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng thiếu ối.

2. Nguyên nhân từ thai nhi

  • Bất thường trong hệ tiết niệu: Nếu hệ tiết niệu hoặc thận của thai nhi không phát triển bình thường, cơ chế đi tiểu của bé sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến cạn ối. 
  • Dị tật bẩm sinh: Các dị tật của thai nhi hay nhiễm trùng bào thai cũng có thể gây ra tình trạng cạn ối.
  • Bất thường ở nhau thai: Nhau thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và máu cho thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng bài tiết nước tiểu của bé.
  • Thai quá ngày dự sinh: lượng nước ối sẽ giảm càng về cuối thai kỳ đặc biệt là quá ngày dự sinh.
  • Vô căn: một tỉ lệ rất lớn các trường hợp thiểu ối hay cạn ối không rõ nguyên nhân

3. Các yếu tố khác

Rỉ ối  hay vỡ ối: Rách màng ối khiến nước ối rỉ ra ngoài, làm giảm lượng nước ối nhanh chóng. Mặc dù tiên lượng và hướng điều trị của cạn ối hay thiểu ối và ối rỉ hay ối vỡ là khác nhau, nhưng với một trường hợp siêu âm thấy nước ối ít, việc đầu tiên cần loại trừ là vỡ ối hay rỉ ối.

>> Bạn có thể xem thêm: Hiện tượng rỉ ối tuần 39 xuất hiện thì mẹ cần phải làm gì?

Nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?

Trở lại với thắc mắc nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ? Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, việc quyết định chấm dứt thai kỳ, sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là: tuổi thai và tình trạng sức khoẻ của thai. Thông thường AFI dưới 5cm hoặc độ sâu khoang ối lớn nhất dưới 1-2 cm được chẩn đoán là thiểu ối, đối với thai đủ tháng, bác sĩ có thể cân nhắc chấm dứt thai kỳ. 

Bị cạn ối 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần làm gì? 

nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ
Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp theo dõi chỉ số nước ối tốt hơn

Đến đây, hẳn là các mẹ bầu đã có câu trả lời cho thắc mắc “nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ?”. Vậy khi nhận được chẩn đoán bị cạn ối vào 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần phải làm gì? Theo các chuyên gia, mẹ bầu có thể tham khảo thực hiện một số biện pháp sau để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi:

Khám thai định kỳ và theo dõi sát sao

  • Đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình trạng nước ối và sức khỏe thai nhi.
  • Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm thường xuyên hơn để kiểm tra lượng nước ối và sự phát triển của bé yêu.
  • Theo dõi cử động thai nhi thường xuyên. Nếu cảm thấy thai cử động ít hoặc bất thường, hãy đi khám ngay.

Bổ sung nước và dinh dưỡng

  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày và ưu tiên nước lọc.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và protein.
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh.

Nghỉ ngơi hợp lý

  • Mẹ bầu cần ngủ đủ giấc mỗi đêm, ít nhất 7-8 tiếng và đảm bảo có giấc ngủ ngắn và giữa trưa. 
  • Tránh làm việc nặng nhọc hoặc hoạt động thể chất quá sức.
  • Nên nằm nghiêng sang trái khi ngủ để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực lên tử cung.

Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ

Nếu tình trạng cạn ối nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng có thể làm tình trạng cạn ối thêm tồi tệ. Vì thế, hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tập trung vào việc chăm sóc bản thân và thai nhi.

[inline_article id=303216]

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nước ối cạn bao nhiêu thì phải mổ. Việc theo dõi và duy trì lượng nước ối trong suốt thai kỳ, đặc biệt vào trong những tháng cuối, là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, chị em bầu bí đừng quên gia nhập cộng đồng Mẹ bầu trên MarryBaby để cùng nhau trao đổi về các kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ nhé! 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Làm gì khi thai không quay đầu? Nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu

Nhưng nếu chẳng may, con yêu của bạn vẫn chưa xoay đầu khi đã đến gần ngày sinh thì sao? Có lẽ, bạn đang rất hoang mang phải không? Đừng lo quá, bạn hãy đọc bài viết này để biết cách phải làm sao nhé.

Mẹ bầu phải làm sao khi thai nhi không quay đầu?

Nếu chẳng may, ở tuần 37 thai nhi vẫn không quay đầu thì làm sao? Trước hết, mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn hướng khắc phục. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ các biện pháp sau:

  • Xoay thai nhi trong tử cung về tư thế đúng
  • Lên kế hoạch sinh mổ chủ động

1. Xoay thai nhi trong tử cung

Bác sĩ sẽ làm gì khi thai nhi không quay đầu? Bác sĩ sản khoa sẽ áp dụng các kỹ thuật xoay đầu sau:

1.1 Sử dụng âm thanh để kích thích thai nhi

Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé
Làm gì khi thai không quay đầu? Dùng âm thanh để kích thích bé

Ngoài cách trên, bác sĩ có thể khuyên mẹ nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, tiếp xúc với ánh sáng để khiến thai nhi thích thú. Khi ở trong tử cung, thai nhi có thể nghe thấy âm nhạc, nhìn thấy những thay đổi ánh sáng qua da và thậm chí nghe thấy giọng nói của bạn.

Bạn có thể thử đặt tai nghe lên bụng, hướng về phía dưới để xem điều này có thu hút thai nhi không. Hoặc khi bạn chườm đá lạnh lên phần bụng trên, nơi đầu của thai nhi để bé thấy lạnh, di chuyển ra xa và quay đầu hướng xuống dưới.

1.2 Thực hiện một số bài tập hỗ trợ bé quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu làm gì để thay đổi tư thế? Đôi khi, bác sĩ có thể khuyến khích bạn thực hiện một số bài tập để thai nhi cử động và thay đổi tư thế nếu không gây hại cho hai mẹ con. Những bài tập này sẽ giống với các bài tập yoga. Với cách thực hiện, bạn nên hỏi bác sĩ hướng dẫn mình để có tư thế đúng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi quay đầu có quan hệ được không và có gây chuyển dạ không?

1.3 Phương pháp xoay thai nhi ECV (External cephalic version)

Bác sĩ làm gì khi thai không quay đầu

Phương pháp này giúp xoay thai nhi không xâm lấn để cải thiện cơ hội sinh con qua ngả âm đạo. Thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp này là khi thai nhi được 36 đến 38 tuần.

Khi thực hiện phương pháp này yêu cầu phải có 2 bác sĩ. Trong đó, một bác sĩ sẽ phụ trách nâng mông của thai nhi lên ở tư thế hướng lên và bác sĩ thứ hai sẽ tạo áp lực qua thành bụng lên tử cung người mẹ để xoay đầu thai nhi về phía trước hoặc phía sau. Sau đó, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của em bé để đảm bảo em bé vẫn ổn. Nếu không có gì bất thường, bạn có thể về nhà.

Những rủi ro của phương pháp ECV bao gồm:

  • Sinh non.
  • Vỡ ối sớm.
  • Sinh mổ cấp cứu
  • Mất máu cho bạn hoặc con bạn.
  • Thai nhi có thể quay trở lại vị trí ngôi mông.

>> Xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa?

[key-takeaways title=””]

Mặc dù các phương pháp quay đầu thai nhi ở trên không gây hại nhưng bạn cũng không nên tự thực hiện ở nhà. Khi thực hiện các phương pháp trên cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ hoặc do bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn làm. Tuy nhiên, các cách trên đôi khi cũng không mang đến hiệu quả như mong muốn.

[/key-takeaways]

Liên quan đến vấn đề làm gì khi thai không quay đầu; bạn có thể tìm hiểu thêm thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu & dấu hiệu ngôi thai ngược  trên MarryBaby nhé.

2. Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai không quay đầu? Lên kế hoạch sinh mổ chủ động hoặc sinh thường

Làm gì khi thai nhi không quay đầu? Sau khi bạn sĩ thực hiện các phương pháp xoay đầu nhưng không thành công. Bác sĩ có thể chỉ định bạn chọn phương pháp sinh mổ chủ động hoặc sinh thường.

Với trường hợp thai nhi có ngôi mông ngược thì chọn phương pháp sinh mổ chủ động sẽ an toàn cho thai nhi hơn việc sinh thường.

Tuy nhiên, cũng có một số sản phụ dự định sinh thường nhưng trong quá trình sinh lại phải chuyển qua sinh mổ. Nếu điều này xảy ra sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng cho bạn.

Sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Nhau thai đang ở đâu
  • Kích thước của thai nhi
  • Cấu trúc xương chậu của mẹ
  • Vị trí chính xác của thai nhi trong bụng mẹ
  • Lịch sử sinh mổ của mẹ trong những lần trước đó

>> Bạn có thể xem thêm: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để dễ sinh thường và không rạch tầng sinh môn?

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu

Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?
Khi thai nhi không quay đầu cần làm gì và nguyên nhân do đâu?

Bên cạnh việc tìm hiểu các cách làm gì khi thai nhi không quay đầu; thì không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể cho bạn biết nguyên nhân nào thai nhi không quay đầu. Nhưng nhìn chung, thai nhi không quay đầu do các nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Nhau thai tiền đạo: Nhau thai che phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung.
  • Lượng nước ối trong tử cung: Người mẹ có quá nhiều hoặc quá ít nước ối.
  • Dị tật thai nhi: Thai nhi bị dị tật bẩm sinh khiến đầu không thể quay xuống được.
  • Người mẹ mang thai đôi hoặc đa thai: Điều này có thể khiến thai nhi không thể quay đầu đúng vị trí.
  • Bé sinh non: Bé sinh non chào đời trước 37 tuần nên chưa kịp quay đầu đúng vị trí trước sinh.
  • Tử cung bất thường: Tử cung có hình dạng không bình thường hoặc có sự phát triển bất thường như u xơ tử cung. Thông thường, tử cung có hình dạng như một quả lê lộn ngược. Nếu tử cung có hình dạng khác có thể sẽ không có đủ chỗ cho thai nhi di chuyển vào vị trí trước sinh.

>> Xem thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

Thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không?

Không phải lúc nào những phương pháp quay đầu cho thai nhi cũng hiệu quả. Nhưng thai nhi không quay đầu có ảnh hưởng gì không? Nếu chẳng may, các cách làm gì khi thai không quay đầu kém hiệu quả, bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần cho các rủi ro sau:

1. Trường hợp sinh mổ

Một số thai nhi không quay đầu có thể được sinh an toàn qua đường âm đạo. Nhưng thông thường bác sĩ sẽ chọn đỡ đẻ bằng phương pháp sinh mổ cho an toàn. Tuy nhiên, khi sinh mổ bạn sẽ có thể gặp rủi ro như:

2. Trường hợp sinh thường

Nếu bạn vẫn chọn sinh thường dù biết thai nhi không quay đầu thì có thể gặp phải các biến chứng sau:

  • Thai nhi bị gãy xương hông hoặc xương đùi.
  • Thai nhi bị chấn thương trong hoặc sau khi sinh.
  • Thai nhi cũng có thể bị gặp vấn đề với dây rốn. Chẳng hạn như, dây rốn có thể bị xẹp trong quá trình sinh nở có thể gây tổn thương thần kinh và não do thiếu oxy.

[inline_article id=281706]

Như vậy, bạn đã biết phải làm gì khi thai nhi không quay đầu rồi phải không? Trước hết, bạn nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để có được phương án tốt nhất tuỳ vào mỗi trường hợp nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để tham khảo thêm về câu trả lời nhé.

Khi mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang bộ không?

Trong những tháng cuối của thai kỳ, sự thay đổi trọng lượng của cơ thể mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ bị té ngã. Điều này khiến mẹ bầu băn khoăn không biết có nên leo cầu thang khi mang thai 3 tháng cuối không?

Khi mang thai 3 tháng cuối bạn có thể vẫn leo cầu thang bộ được nhưng phải cần trọng. Vào tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé tụt xuống khung xương chậu sẽ giúp bạn thở dễ dàng hơn, nhưng điều này cũng khiến bạn leo cầu thang khó khăn hơn. Ở giai đoạn này, việc ngã cầu thang, đặc biệt là ngã va đập ở vùng bụng, có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn phải leo lên cầu thang bộ, hãy bước từng bước một, di chuyển chậm. Đồng thời bạn hãy luôn vịn lan can để được hỗ trợ khi leo cầu thang. Nếu bạn mệt thì hãy dừng lại để nghỉ ngơi và thở với tốc độ bình thường.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bụng bầu căng cứng khó chịu có sao không? Cách khắc phục hiệu quả

Mẹ bầu nào nên tránh leo cầu thang bộ?

mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không? Khi nào nên tránh leo cầu thang?
Mẹ bầu bị cao huyết áp không có nên leo cầu thang khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu đi cầu thang nhiều có sao không? Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ vẫn có thể leo cầu thang bộ bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn đã mang thai 3 tháng cuối nên tránh leo cầu thang nếu gặp các trường hợp sau:

Mẹ bầu leo cầu thang nhiều có tốt không?

Nếu mẹ bầu khỏe mạnh, việc leo cầu thang đúng cách có thể giúp:

  • Giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Theo một nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, leo cầu thang trong thời kỳ mang thai giúp giảm khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất đáng kể.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ; phụ nữ mang thai leo cầu thang sẽ giảm nguy cơ bị tiền sản giật và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, mẹ không nên vì những tác dụng này mà leo thang bộ quá nhiều. Mẹ chỉ nên leo khi cần, tránh gắng sức. Ở những tháng cuối thai kỳ, thay vì leo cầu thang để tập thể dục thì bạn có thể thay thế bằng việc đi bộ hoặc những bộ môn nhẹ nhàng khác như bơi lội.

>> Bạn có thể xem thêm: Điều trị tiểu đường thai kỳ, bà bầu cần biết để tránh biến chứng cho mẹ và con

Mẹo leo cầu thang an toàn trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên nghỉ ngơi khi leo cầu thang
Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên nghỉ ngơi khi leo cầu thang

Sau khi đã biết mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không. Để an toàn khi leo cầu thang, mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau:

  • Luôn đi thật chậm: Hãy đi chậm và tránh vội vàng khi leo cầu thang bộ.
  • Luôn giữ cầu thang khô ráo: Hãy tránh để cầu thang bị ẩm ướt hoặc trơn trượt.
  • Nghỉ ngơi nếu mệt: Hãy nghỉ ngơi khi leo cầu thang nếu bạn đang mệt và thở dốc.
  • Không mặc váy dài và rộng khi leo cầu thang: Khi bạn đang mặc một chiếc váy quá dài và rộng, bạn đừng đi cầu thang bộ vì có thể bị té.
  • Cầu thang luôn đầy đủ ánh sáng: Đảm bảo rằng cầu thang đủ ánh sáng để nhìn rõ các bậc thang. Bạn cần tránh leo cầu thang trong bóng tối.
  • Hãy cố định thảm trải trên cầu thang: Nếu cầu thang trải thảm, bạn hãy cố định chặt chẽ thảm với các bậc cầu thang, tránh để thảm bị xê dịch có thể khiến mẹ bầu bị ngã.
  • Luôn vịn tay lên cầu thang: Khi leo lên hoặc xuống cầu thang hãy tận dụng tối đa tay vịn của cầu thang. Nếu bạn đang cầm bất cứ thứ gì trên tay; thì tay còn lại hãy vịn vào cầu thang.

[inline_article id=323647]

Như vậy bạn đã biết khi mang thai 3 tháng cuối có nên leo cầu thang không rồi. Bạn có thể leo cầu thang bộ khi vào 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần leo chậm và cẩn thận để không bị té ngã nhé.

 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh và giặt như thế nào cho đúng cách?

Vậy bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mẹ bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh?

Hệ miễn dịch của trẻ sinh còn khá non trẻ và yếu ớt, nên việc đảm bảo vệ sinh cho tbé con khi mới chào đời rất quan trọng. Sau khi mua sắm đồ đạc, áo quần cho con, mẹ có thể giặt bất cứ lúc nào trước sinh miễn là đồ giặt xong được khô ráo và sắp xếp gọn gàng. Nếu lo ngại giặt quá sớm, cất lâu có thể không còn vệ sinh mẹ có thể tuỳ chọn thời gian và nơi cất quần áo phù hợp với điều kiện cá nhân.

>> Bạn có thể xem thêm: Bí quyết chuẩn bị đồ sơ sinh mùa hè

Vì sao mẹ bầu nên giặt đồ cho trẻ sơ sinh?

Bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh
Bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh

Sau khi chào đời, hệ thống miễn dịch của em bé vẫn đang phát triển. Vì thế, con yêu có thể bị nhiễm trùng và mắc bệnh. Một trong những ổ vi khuẩn dễ bị bỏ qua nhất mà em bé có thể tiếp xúc là quần áo của con.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có nhiều câu hỏi với vô số vấn đề nhỏ xoay xung quanh việc chăm trẻ, kể cả cách giặt đồ như thế nào? Mẹ có thể tham khảo nhé.

Cách giặt đồ lần đầu tiên cho trẻ sơ sinh

Quần áo của trẻ sơ sinh mới mua về sẽ có nhiều vi khuẩn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau khi bạn đã biết hiểu bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh, bạn cần lưu ý các cách giặt quần áo sau đây:

1. Giặt quần áo cho trẻ sơ sinh bằng tay

Dưới đây là những bước để giặt quần áo cho trẻ sơ sinh bằng tay:

  • Khử khuẩn và làm sạch tay: Bàn tay của mẹ bầu là nguồn chứa vi khuẩn nhiều nhất. Vì thế trước khi xử lý quần áo của bé, mẹ bầu hoặc bố hãy vệ sinh và rửa tay thật sạch
  • Đo nhiệt độ của nước: Khi giặt quần áo trẻ, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ nước. Nếu giặt quần áo bằng tay ở nhiệt độ quá cao có thể làm thay đổi chất liệu của quần áo, gây rách hoặc khiến mẹ bị bỏng tay.
  • Sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường, không hóa chất: Cơ thể của mẹ bầu rất khác so với cơ thể của trẻ sơ sinh. Nếu mẹ bầu sử dụng chất tẩy rửa thông thường để giặt quần áo cho trẻ có thể làm hỏng da của bé, gây dị ứng hoặc xước da bé.
  • Ngâm quần áo trước và sau khi giặt: Vi khuẩn có thể tích tụ trước khi giặt. Để giúp tiêu diệt được hầu hết vi khuẩn, mẹ bầu hãy ngâm quần áo của bé trong nước nóng trước khi giặt trong 30 phút. Sau khi giặt quần áo sơ sinh xong hãy ngâm trong nước ấm lần nữa.
  • Phơi khô quần áo: Điều cực kỳ quan trọng là mẹ bầu phải đảm bảo phơi quần áo của bé khô hoàn toàn sau khi giặt xong. Nếu em bé sơ sinh mặc phải quần áo ẩm có thể gây nhiễm nấm trên da của bé.

>> Bạn có thể xem thêm: Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh đầy đủ từ A – Z cho mẹ và bé

2. Cách giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng máy giặt

Cách giặt đồ sơ sinh bằng máy giặt
Cách giặt đồ sơ sinh bằng máy giặt

Hiện nay, có rất nhiều máy giặt trang bị những công nghệ mới, tích hợp các tính năng giặt phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau, trong đó có cả giặt đồ cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các mẹo giặt quần áo trẻ sơ sinh bằng máy dưới đây nhé:

  • Không giặt chung quần áo người lớn và trẻ sơ sinh: quần áo người lớn có thể cần sử dụng các chất tẩy rửa hay các chất tạo mùi hương khác nhau, các chế độ giặt mạnh. Bên cạnh đó, đồ người lớn có thể chứa nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Nên chuẩn bị đồ đi sinh từ tháng thứ mấy? Lựa đồ đi sinh từ A – Z cho mẹ

Những lưu ý khi giặt đồ cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là những lưu ý khi giặt quần áo cho trẻ sơ sinh:

  • Phơi quần áo dưới nắng.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hóa học.
  • Không dùng nước xả vải khi giặt đồ cho bé.
  • Giặt riêng tã lót của em bé với quần áo của con.
  • Không dùng giấy khô có hóa chất để làm khô quần áo.
  • Không sử dụng các sản phẩm có mùi thơm mạnh trong quá trình giặt.
  • Đọc kỹ hướng dẫn giặt quần áo cho trẻ sơ sinh để chất liệu vải không bị thay đổi.

[inline_article id=61218]

Như vậy mẹ bầu bao nhiêu tuần thì giặt đồ sơ sinh? Câu trả lời là bất cứ khi nào mẹ sẵn sàng. Nhưng mẹ bầu cần nắm các nguyên tắc khi giặt đồ cho bé để không gây ảnh hưởng đến làn da của con.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo từng tuần

Tìm hiểu dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong từng tuần của tam cá nguyệt thứ 3 sẽ giúp mẹ biết được dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối.

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối thai kỳ

1. Tuần 28: Mắt thai nhi mở hé

Ở tuần thứ 28 của thai kỳ, mí mắt của thai nhi có thể mở một phần và lông mi đã hình thành. Hệ thống thần kinh trung ương có thể chỉ đạo các chuyển động thở nhịp nhàng và kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

Lúc này, thai nhi có thể dài gần 37,6cm và nặng 1kg. Đây chính là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối mẹ nên nhớ nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 28 tuần đã quay đầu chưa? Cách nhận biết thai quay đầu hay chưa

2. Tuần 29: Thai nhi đá và vươn vai

Khi mang thai được 29 tuần, thai nhi đã có thể đá, vươn vai và thực hiện các động tác cầm nắm rồi đấy mẹ nhé.

3. Tuần 30: Tóc thai nhi tiếp tục phát triển

30 tuần sau khi mang thai, mắt của thai nhi có thể mở to. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là có thể có một mái tóc đẹp vào tuần này.

Các tế bào hồng cầu cũng đang hình thành trong tủy xương của thai nhi. Lúc này, thai nhi có thể dài 40cm và nặng khoảng 1,3kg.

4. Tuần 31: Thai nhi bắt đầu tăng cân nhanh chóng

31 tuần trong thai kỳ, thai nhi đã hoàn thành hầu hết sự phát triển quan trọng của mình. Bây giờ là lúc để con bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Và đó chính là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối.

5. Tuần 32: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối là thai nhi tập thở

32 tuần sau khi mang thai, móng chân của thai nhi có thể nhìn thấy được. Lớp lông tơ mềm (lông tơ) bao phủ da của thai nhi trong vài tháng qua đã bắt đầu rụng trong tuần này. Lúc này, em bé của bạn có thể dài 42,4cm và nặng 1,72kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì?

6. Tuần 33: Có sự thay đổi ở đồng tử thai nhi 

Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tuần cuối thai kỳ là gì?
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tuần cuối thai kỳ là gì?

33 tuần sau khi bạn mang thai, đồng tử của thai nhi có thể thay đổi kích thước để đáp ứng với kích thích do ánh sáng gây ra. Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là xương đang cứng lại. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn mềm và linh hoạt.

>> Bạn có thể xem thêm: Rủi ro khi sinh non 33 tuần là gì, mẹ đã biết chưa?

7. Tuần 34: Dấu hiệu thai nhi 3 tháng cuối khỏe mạnh là móng tay tiếp tục phát triển

34 sau khi mang thai, móng tay của thai nhi đã dài đến đầu ngón tay. Lúc này, thai nhi có thể dài gần 45cm và nặng 2.13kg.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi 34 tuần tuổi sinh non: Nguyên nhân và những biến chứng xảy ra

8. Tuần 35: Làn da mịn màng 

35 tuần trong thai kỳ làn da của thai nhi đang trở nên mịn màng là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Tay chân của thai nhi cũng có vẻ ngoài mũm mĩm hơn trước.

9. Tuần 36: Thai nhi chiếm gần hết túi ối 

36 tuần sau khi mang thai, không gian trật trội bên trong tử cung của mẹ bầu có thể khiến thai nhi khó cử động hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể cảm thấy căng, cuộn và ngọ nguậy của thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

10. Tuần 37: Thai nhi có thể quay đầu xuống

37 tuần trong thai kỳ, đầu của thai nhi có thể bắt đầu hạ xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị chào đời. Việc quay đầu này có thể xuất hiện từ những tuần trước đó. Nếu thai nhi không quay đầu xuống, bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về các cách giải quyết.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

11. Tuần 38: Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối là móng chân phát triển

38 tuần sau khi mang thai, chu vi vòng đầu và bụng của thai nhi gần như bằng nhau. Móng chân của thai nhi đã dài đến đầu ngón chân. Thai nhi cũng đã gần như đã rụng hết lông tơ. Và lúc này, thai nhi có thể nặng khoảng 3,08kg.

12. Tuần 39: Ngực thai nhi đã nổi rõ

Khi mẹ mang thai được 39 tuần, ngực của thai nhi ngày càng nhô cao. Đối với bé trai, tinh hoàn tiếp tục xuống bìu là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối. Chất béo đang được bổ sung khắp cơ thể bé để giữ ấm cho con sau khi sinh.

13. Tuần 40: Ngày chào đời của em bé đã đến

40 tuần sau khi mang thai thai nhi có thể có chiều dài 50,5cm và nặng 3,44kg. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối; những đứa trẻ khỏe mạnh có nhiều kích cỡ khác nhau.

thai nhi ở tuần 40

Mang thai 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý gì?

Một số sự khó chịu tương tự mà mẹ bầu gặp phải trong tam cá nguyệt thứ 2 sẽ tiếp tục. Thêm vào đó, nhiều mẹ sẽ cảm thấy khó thở và phải đi vệ sinh thường xuyên hơn do em bé ngày càng lớn và gây chèn ép lên các cơ quan. Đừng lo lắng, vì đây là dấu hiệu khỏe mạnh của thai nhi 3 tháng cuối và những điều này sẽ giảm bớt sau khi sinh con.

1. Triệu chứng có thể gặp

Ngoài dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sau trong tam cá nguyệt thứ 3:

  • Đau vú
  • Rốn lồi
  • Bệnh trĩ
  • Hụt hơi
  • Khó ngủ
  • Trào ngược axit (ợ nóng)
  • Sưng ngón tay, mặt và mắt cá chân

2. Cách kiểm soát các triệu chứng 3 tháng cuối thai kỳ

Vì thai nhi đang đủ tháng nên mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu hơn trong tam cá nguyệt thứ 3 so hai tam cá nguyệt trước. Để kiểm soát một số triệu chứng, mẹ có thể thử các cách dưới đây:

  • Ợ nóng: Hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống. Nếu những điều này không giúp ích, mẹ có thể dùng các chế phẩm kháng axit để khắc phục.
  • Khó ngủ: Hãy thử dùng gối để nâng đỡ toàn bộ cơ thể hoặc chỉ những khu vực cụ thể để giúp giảm bớt căng thẳng khi nghỉ ngơi.
  • Ăn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên: Mẹ hãy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên nhưng đừng tập quá sức. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tập thể dục khi mang thai. Đặc biệt, hãy ăn nhiều loại thực phẩm để đảm bảo đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất.

3. Khám thai trong 3 tháng cuối thai kỳ

Bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, mẹ cần lưu ý đi khám thai đúng lịch
Bên cạnh dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối, mẹ cần lưu ý đi khám thai đúng lịch

Trong các lần khám thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, bác sĩ có thể kiểm tra những điều sau đây:

3.1. Với thai nhi

  • Nhịp tim của thai nhi
  • Vị trí, sự tăng trưởng (dựa trên các thông số sinh trắc) và các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh (như cử động, lượng nước ối,…) 3 tháng cuối và các dấu hiệu bất thường.

3.2. Với mẹ bầu:

  • Cân nặng của mẹ bầu
  • Huyết áp của mẹ bầu
  • Chiều cao của tử cung
  • Bất kỳ triệu chứng hoặc khó chịu hiện tại
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm albumin (một loại protein có thể xác định tiền sản giật hoặc nhiễm độc máu) cũng như phát hiện các bất thường khác.
  • Vào những tuần sau của thai kỳ (bắt đầu từ khoảng tuần thứ 38), bác sĩ có thể thực hiện khám phụ khoa để xác định sự giãn nở và xóa của cổ tử cung. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về bất kỳ cơn co thắt nào và thảo luận về các thủ tục chuyển dạ và sinh nở.

Bác sĩ sẽ thay đổi lịch thăm khám thai khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3  từ hàng tháng thành 2 tuần/lần. Các lần khám trước khi sinh có thể được lên lịch 1 tuần/lần. Lịch trình này sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

4. Dấu hiệu chuyển dạ

Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu khỏe mạnh của thai nhi 3 tháng cuối; mẹ bầu cũng cần biết hầu hết phụ nữ sinh con trong khoảng từ 38-41 tuần của thai kỳ. Nhưng không có cách nào để biết chính xác thời điểm bạn sẽ chuyển dạ. Khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung giãn ra và các cơ tử cung bắt đầu co lại đều đặn và sẽ xích lại gần nhau hơn theo thời gian.

Các cơn co thắt sẽ có cảm giác tương tự như đau bụng kinh nhưng dữ dội hơn. Khi tử cung co lại, mẹ bầu có thể cảm thấy đau ở lưng hoặc xương chậu. Và bụng của mẹ bầu sẽ trở nên cứng hơn. Khi tử cung giãn ra, bụng của mẹ bầu sẽ mềm trở lại. Ngoài các cơn co thắt, một số dấu hiệu chuyển dạ khác cho thấy quá trình chuyển dạ đang bắt đầu bao gồm:

  • Vỡ nước ối
  • Cảm giác thai nhi tụt xuống thấp hơn
  • Bong nút nhầy (lượng dịch trong suốt hoặc màu hồng tăng lên)

Điều quan trọng cần lưu ý là mẹ bầu có thể không nhận thấy một số thay đổi này ngay khi quá trình chuyển dạ bắt đầu. Nếu mẹ bầu nghĩ rằng mình đang chuyển dạ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kịp thời can thiệp mẹ nhé.

[inline_article id=288167]

Như vậy mẹ bầu đã nắm rõ các dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong 3 tháng cuối thai kỳ rồi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần nhớ 3 tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì để có thai kỳ khỏe mạnh; đặc biệt là các triệu chứng của thai kỳ và dấu hiệu chuyển dạ để em bé chào đời được mẹ tròn con vuông nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Mẹ bầu nên biết để đối phó!

Một trong những biến chứng bạn có thể gặp khi mang thai là tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn không biết cách xử trí thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại di chứng sau khi sinh. MarryBaby sẽ chia sẻ cho các bạn thông tin dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối và những thông tin liên quan trong bài này nhé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, chúng ta cần tìm hiểu về biến chứng này. Theo Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC); tiểu đường thai kỳ có thể phát triển trong thai kỳ ở những phụ nữ chưa mắc bệnh trước đó.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin. Khi mang thai, cơ thể tạo ra nhiều hormone hơn và trải qua những thay đổi khác nhau. Điều này khiến các tế bào của cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả hơn gây ra tình trạng kháng insulin. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều mẹ bầu bị tăng nồng độ đường trong máu do máu không đi vào trong các tế bào được.  

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mía được không? Điều cần lưu ý với chứng tiểu đường thai kỳ

[key-takeaways title=”Đối tượng dễ bị tiểu đường thai kỳ là ai?”]

Để biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là gì thì bạn cần biết tất cả phụ nữ mang thai đều có thể tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Người có tiền sử bệnh tim.
  • Người có tiền sử bệnh huyết áp cao.
  • Người ít vận động
  • Người bị béo phì.
  • Người đã mắc bệnh hoặc có người thân bị tiểu đường.
  • Người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Phụ nữ trước đây đã sinh em bé nặng hơn 4kg.

[/key-takeaways]

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

1. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Khát nước

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Khát nước

Nếu bạn không thường xuyên ăn mặn hay vận động quá sức mà lại thấy khát nước đến khô miệng. Theo phản ứng tự nhiên, chúng ta sẽ thường xuyên uống nước khi khát nước và cho rằng do cơ thể cần bù nước. Tuy nhiên, khát nước khi mang thai có thể là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ nếu có thêm biểu hiện thường xuyên khô miệng khát nước.

2. Khô miệng

Trong thai kỳ bạn nhận thấy miệng thường xuyên bị khô cứng. Thông thường, chúng ta vẫn nghĩ đó là dấu hiệu của việc thiếu nước và cần uống nước. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.

3. Đi tiểu thường xuyên

Bên cạnh dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là khô miệng và khát nước. Thì đi tiểu thường xuyên cũng có thể là biểu hiện của tiểu đường thai kỳ. Thực tế, trong thai kỳ phụ nữ sẽ thường xuyên đi tiểu do thai nhi phát triển gây chèn ép lên bàng quang.  Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu thường xuyên kèm theo dấu hiệu hay khô miệng và khát nước thì không phải là vấn đề bình thường nữa rồi.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu đi tiểu buốt là do đâu? Tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục

4. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Mệt mỏi

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối: Mệt mỏi

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, mệt mỏi khi mang thai cũng có thể là triệu chứng tiểu đường thai kỳ. Bởi vì, các tế bào trong cơ thể không nhận đủ năng lượng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải không muốn vận động.

Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối qua biểu hiện mờ mắt, ngứa vùng kín hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu nằm nghiêng bên trái bị khó thở là vì sao?

[key-takeaways title=”Mẹ bầu cần làm xét nghiệm thai kỳ như thế nào?”]

Khi bạn đã biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng cuối, thì cũng nên biết cách kiểm tra đường huyết. Thông thường, vào khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kiểm tra đường huyết. Dưới đây là một số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ:

  • Nghiệm pháp dung nạp glucose (2 bước) : Bạn sẽ được uống một cốc nước đường, trước đó không cần nhịn đói. Sau khoảng một giờ, bạn sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường. Nếu lượng đường trong máu cao bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm dung nạp glucose.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose (1 bước) : Trước khi thực hiện xét nghiệm này bạn cần phải nhịn ăn trong 8 giờ. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy máu của bạn trước và trong khoảng thời gian một và hai giờ sau khi bạn uống một cốc nước đường. Xét nghiệm này có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

>> Bạn có thể xem thêm: Giá xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, chi phí rẻ – an toàn cho mẹ và bé 

[/key-takeaways]

Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ

Sau khi bạn nhận biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Bạn nên biết thêm các biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ nếu không chăm sóc sức khỏe tốt dưới đây:

Biến chứng khi bị tiểu đường thai kỳ ở 3 tháng cuối

1. Ảnh hưởng đến mẹ bầu

  • Bạn có khả năng cao tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
  • Bạn có thể bị đa ối – dư nước ối khi mang thai.
  • Bạn có thể bị tiền sản giật dẫn đến các biến chứng khi mang thai nếu không được điều trị.
  • Em bé có thể có kích thước lớn khiến bạn sinh nở khó khăn có thể bị sinh mổ.
  • Nguy cơ cao bạn sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở sớm.

3. Ảnh hưởng đến con

  • Em bé của bạn bị hạ đường huyết hoặc vàng da sau khi sinh.
  • Em bé có nguy cơ cao bị chết lưu trong bụng mẹ.
  • Em bé cũng có nguy cơ cao bị sinh non trước 37 tuần tuổi.

[key-takeaways title=”Tiểu đường thai kỳ có hết không?”]

Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối; bạn cần biết thông tin tiểu đường thai kỳ có hết không. Hầu như lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống sau khi sinh con. Và lượng hormone trong cơ thể cũng trở lại hoạt động bình thường.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp sản phụ sẽ phát triển thành tiểu đường tuýp 2 vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn có một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này sau khi sinh con.

[/key-takeaways]

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Thông thường, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai ở tuần thai thứ 24-28.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu theo 2 cách:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Mẫu máu được lấy sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Mức đường huyết lúc đói bình thường là dưới 95 mg/dL.
  • Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi uống glucose: Mức đường huyết bình thường sau 2 giờ uống 75g glucose là dưới 140 mg/dL.

Nếu kết quả của một trong hai xét nghiệm trên vượt quá ngưỡng bình thường, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ở mẹ bầu dưới đây:

  • Mẹ bầu thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Ngứa vùng kín
  • Sụt cân
  • Chậm lành vết thương
  • Nước tiểu có mùi ngọt

Tuy nhiên, các dấu hiệu này không đặc hiệu cho tiểu đường thai kỳ và có thể gặp ở những người không mắc bệnh. Vì vậy, xét nghiệm đường huyết vẫn là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất.

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối, cần có phương pháp điều trị phù hợp để kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì?

Sau khi bạn biết dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối thì cần biết thêm các lưu ý sau:

1. Chế độ dinh dưỡng khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Chế độ dinh dưỡng khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Bạn nên xây dựng một thực đơn khoa học với việc điều tiết hàm lượng tinh bột và đường mỗi ngày.
  • Không nên ăn quá nhiều cơm trắng, phở, bánh mì… và các thực phẩm giàu tinh bột.
  • Thay thế các loại nước ngọt, nước ép trái cây bằng nước lọc để giảm bớt lượng đường trong cơ thể.
  • Thường xuyên bổ sung rau quả củ giàu chất xơ và vitamin cho cơ thể.

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

2. Chế độ sinh hoạt khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

  • Bạn có thể thường xuyên kiểm tra đường huyết tại nhà với dụng cụ đo đường huyết.
  • Cần có một chế độ nghỉ ngơi và vận động hợp lý để ổn định lượng đường huyết trong cơ thể.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá vì không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con.

3. Sử dụng thuốc

Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không kiểm soát được đường huyết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho mẹ bầu. Song, mẹ cần nghiêm chỉnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

[inline_article id=295846]

Như vậy bạn đã biết các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là thường xuyên cảm thấy khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều và mệt mỏi. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra đường huyết trong thai kỳ và khám thai thường xuyên để kiểm tra sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải sắp sinh không?

Ở tuần thứ 38, em bé đã phát triển toàn diện nên mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật tốt để đón bé yêu chào đời. Tuy nhiên, một số mẹ gặp triệu chứng đau bụng như đau bụng kinh vào thời điểm này. Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh? Đây có phải là dấu hiệu sắp sinh hay không?

Tại sao thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh?

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh do nhiều nguyên nhân gây ra. Sự phát triển gần như hoàn chỉnh của thai nhi khiến các cơ quan, cơ dây chằng bên trong cơ thể mẹ bị chèn ép. Khi bị chèn ép nhiều rất dễ gây ra cơn đau âm ỉ ở bụng dưới như đau bụng kinh.

Bạn có thể tham khảo thêm: Dư ối tuần 38 có nguy hiểm không? Mẹ bầu hãy cẩn thận với biến chứng này

1. Các cơn gò giả hoặc cơn gò chuyển dạ

Các cơn gò Braxton Hicks hay các cơn gò chuyển dạ giả cũng có thể khiến bạn đau bụng. Các cơn gò này có cường độ và nhịp độ khó nắm bắt. Nhưng thường có tần suất co thắt và đau ít hơn cơn gò chuyển dạ thật.

Cơn gò chuyển dạ sẽ có cường độ và tần suất thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian cố định. Bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau ở bụng dưới như đang bị đau bụng kinh vậy. Có lẽ bạn sẽ thấy những dấu hiệu chuyển dạ khác xuất hiện. Lúc này hãy sẵn sàng để đón em bé chào đời nhé.

Vùng xương chậu ở tuần 38 cũng chịu nhiều áp lực do sức nặng của em bé. Điều này cũng có thể khiến mẹ bị đau bụng, đau lưng, chuột rút ở bụng dưới.

>> Xem thêm: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải bệnh phụ khoa hay sắp sinh?

2. Tiền sử bệnh lý, cơ địa, tâm lý

Ngoài ra, thai 38 tuần đau bụng dưới cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý liên quan đến tử cung cần được bác sĩ can thiệp.

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh cũng có thể do bạn quá căng thẳng, stress, mệt mỏi hoặc mất ngủ. Những yếu tố này khiến cơ thể không đủ khỏe để nâng đỡ thai nhi. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nhé.

Bạn có thể tham thêm: Thai 38 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm hay không?

Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có thể là một dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38. Hãy cùng điểm qua những dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 sau:

Các dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời. Tùy vào trường hợp các triệu chứng này sẽ lần lượt xuất hiện hoặc xuất hiện cùng một lúc. 

Các dấu hiệu chuyển dạ ở tuần 38 không phải là sinh non nếu như mẹ tính sai tuần thai. Thông thường, tuần thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Nếu xảy ra trường hợp tính nhầm tuổi thai thì bé yêu của mẹ có thể đã đủ tháng để ra đời.

Sẽ dễ hiểu nếu lúc này mẹ hay đi vệ sinh hơn, dễ bị tiêu chảy, có thể bị phù ở bàn chân, ngứa bụng, các cơn gò đau bụng xảy ra…. Nhưng thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh có phải là một dấu hiệu nguy hiểm?

Bạn có thể tham khảo thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Những điều bầu 38 tuần đau bụng dưới cần lưu ý 

Khi phát hiện thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh, kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ thì bạn cần đến ngay bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra các cơn gò và độ mở tử cung để xác nhận bạn sắp đón em bé chào đời.

Việc đau bụng kèm các dấu hiệu khác có thể sẽ kéo dài đến khi cổ tử cung mở đủ rộng để bắt đầu sinh. Trong thời gian này, bạn hãy cố gắng bình tĩnh, đi bộ nhẹ nhàng, nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái nhé.

Nếu không có các dấu hiệu chuyển dạ khác xảy ra và chỉ là cơn đau ngắn hạn thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc và tăng cường ăn uống đủ dinh dưỡng

Ở những mẹ bầu có tiền sử bệnh lý khác nhau, cơ địa sức khỏe không được tốt, mẹ và gia đình cần chú ý đến các triệu chứng đau ngắn hạn và luôn đi khám thường xuyên cho đến khi đón con chào đời thành công. Trường hợp bầu 38 tuần đau bụng dưới kéo dài và có thiên hướng nặng hơn, song không phải là dấu hiệu chuyển dạ, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng thai nhi và chẩn đoán nguyên nhân. 

[inline_article id =303962] 

Thai 38 tuần đau bụng như đau bụng kinh dễ xảy ra khi thời điểm dự sinh đang tới gần. Các thay đổi trong cơ thể, tiền sử bênh hoặc tâm lý người mẹ có thể là nguyên nhân. Bạn nên thường xuyên khám thai, chuẩn bị sức khỏe tốt và một tinh thần thoải mái để đón em bé chào đời nhé.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Bầu mấy tháng có sữa non: mẹ ghi nhớ nếu có bất thường nhé

Bầu mấy tháng có sữa non? Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai mấy tháng thì có sữa non. Chính xác thì sữa non bắt đầu có từ lúc nào? Nếu có sớm thì có sao không? Mẹ hãy tìm hiểu và nhận biết các dấu hiệu nguy cơ nhé

Sữa non khi mang thai

Sữa non là nguồn dinh đưỡng quý giá dành cho trẻ sơ sinh. Sữa non không chỉ bổ dưỡng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều kháng thể, protein miễn dịch trong cơ thể giúp bé:

  • Chống lại vi khuẩn, vi rút khi cơ thể bị nhiễm. 
  • Tăng trưởng và hỗ trợ sức khỏe cho trẻ sơ sinh cũng như tăng cường miễn dịch.
  • Bảo vệ đường tiêu hóa bằng cách thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh cho bé
bầu mấy tháng có sữa non 4
Bầu mấy tháng có sữa non?

Dấu hiệu nhận biết sữa non

Để trả lời cho câu hỏi “Bầu mấy tháng thì có sữa non?” mẹ cần biết được các dấu hiệu sữa non xuất hiện.

Dựa vào những dấu hiệu này mà mẹ bầu có thể xác định được sữa non của mẹ xuất hiện vào tháng thứ mấy:

  • Ở đầu ti xuất hiện những đốm li ti nhỏ như mụn và có màu trắng.
  • Ngực có dấu hiệu căng cứng và đau khiến các mẹ cảm thấy khó chịu cũng như ngứa ngáy.

Vậy bầu mấy tháng có sữa non? Khi các thai phụ xuất những dấu hiệu kể trên thì khoảng vài tuần sau sẽ xuất hiện sữa non.

Bầu mấy tháng có sữa non?

Câu trả lời cho câu hỏi “Bầu mấy tháng có sữa non?” sẽ phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng người. Tuy nhiên, thông thường với đa số mẹ bầu thì sữa non thường tiết ra trong khoảng tuần 24 – 28 có nghĩa là khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ ba, nồng độ hormone prolactin (hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ) trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này

Các mẹ bầu ở mấy tháng tam cá nguyệt thứ 3 mà chưa có sữa non thì không cần quá lo lắng vì sữa non được tiết ra nhiều khi bé bú sau khi sinh.

Lượng sữa non khi mang bầu nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các mẹ cần tránh việc nặn hoặc vệ sinh ngực không đúng cách, điều này sẽ gây kích thích tử cung dẫn đến một  số tình trạng bất thường trong quá trình mang thai.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Lưu ý cách vệ sinh rốn cho mẹ bầu

Nếu vẫn còn băn khoăn và cảm thấy chưa an tâm, các mẹ có thể đến gặp bác sĩ sản khoa để được giải đáp trực tiếp.

bầu mấy tháng có sữa non 2

Mẹ bầu ra sữa non sớm có sao không?

Như vậy những trường hợp mẹ bầu 4 tháng ra sữa non có sao không? Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không? Việc sữa non tiết ra nhiều vào mấy tháng ở tam cá nguyệt thứ hai kèm theo dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu lưu ý ngay. Việc này có khả năng nguy hiểm đến bé, mẹ nên đi khám để biết hướng giải quyết và điều trị.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Vừa hại mẹ, hại cả con!

Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ bầu khi có sữa non sớm như:

  • Sữa non có sớm kèm theo các triệu chứng như chảy máu ở âm đạo, đau bụng. Đây là những dấu hiệu bất thường cho thấy ảnh hưởng đến chức năng của nhau thai và sự phát triển bình thường của thai nhi.
  • Sữa non đi kèm với máu hoặc có mùi hôi: Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ bầu như có u nhú trong ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp, thậm chí đây còn dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
bầu mấy tháng có sữa non 3
Bầu mấy tháng có sữa non? Ra sữa non sớm có sao không?

Các mẹ không phải quá lo lắng vì đa số các trường hợp có sữa non sớm nhưng sức khỏe vẫn hoàn toàn bình thường. Mẹ chỉ cần chú ý đến sức khỏe và thăm khám thai thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

[inline_article id= 262765]

Như vậy mẹ đã yên tâm về thời điểm có sữa non khi mang bầu ở tháng thứ mấy đúng không. Mẹ hãy giữ tinh thần lạc quan để đảm bảo sự phát triển của bé. Đồng thời lưu ý các dấu hiệu bất thường để kịp thời bảo vệ bé yêu nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai ngôi mông là gì và làm sao để sinh em bé thai ngôi mông an toàn

Thai ngôi mông là gì? Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Ngôi thai là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách thức sinh nở của mẹ bầu. Thông thường, vào những ngày cuối thai kỳ, bé sẽ nằm dọc, xoay đầu về hướng xương chậu.

Tuy nhiên, với trường hợp thai ngôi mông thì bé sẽ nằm ngược lại, nghĩa là chân và mông hướng xuống dưới.  MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích đến mẹ.

Thai ngôi mông là gì?

Những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ dần di chuyển vào một vị trí cố định để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Thông thường đến tuần thứ 36, hầu hết em bé sẽ quay đầu xuống phía dưới, hướng về phía tử cung.

Vị trí này được gọi là ngôi thai thuận, ngôi thai dọc hoặc ngôi thai đầu. Đây là ngôi thai được đánh giá là thuận lợi cho mẹ sinh nở bằng đường ngả âm đạo.

Vậy thai ngôi mông là gì? Thai ngôi mông (sinh ngôi ngược) là hiện tượng chân hoặc mông của thai nhi nằm dưới đáy của tử cung, thay vì phần đầu. Theo thống kê, có khoảng 3%-4% các trường hợp mang thai sẽ gặp tình trạng ngôi thai không thuận.

Tùy theo vị trí cụ thể của em bé, thai ngôi mông thường được chia ra làm ba loại sau:

  • Thai ngôi mông hoàn toàn: Phần mông của em bé hướng xuống dưới, về phía âm đạo, hai đầu gối gập lại như đang ngồi bắt chéo chân.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông: Phần mông của em bé hướng xuống đường dẫn sinh, hai chân đưa thẳng lên phía trước cơ thể, bàn chân gần với đầu.
  • Thai ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân: Một hoặc hai bàn chân của em bé hướng xuống đường dẫn sinh. Ở tư thế này, chân có thể sẽ ra ngoài trước nếu mẹ sinh thường qua đường ngả âm đạo.
thai ngôi mông là gì
Tình trạng thai ngôi mông chiếm tỷ lệ đến 3-4%

Vì sao có hiện tượng thai ngôi mông?

Thai ngôi mông là gì  và nguyên nhân vì sao? Không có một lý do chính xác nào dẫn đến tình trạng thai ngôi mông. Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây được cho là có nguy cơ gặp phải hiện tượng thai ngôi mông nhiều hơn những mẹ khác.

  • Mẹ mang đa thai
  • Mẹ bị nhau tiền 
  • Mẹ có tiền sử sinh non trước đây
  • Tử cung có quá ít hoặc quá nhiều nước ối, khiến thai nhi gặp khó khăn trong việc xoay đầu.
  • Tử cung có hình dạng bất thường.
  • Biến chứng từ các bệnh lý của tử cung như u xơ tử cung.
  • Nếu mẹ đã gặp phải tình trạng thai ngôi mông trong lần sinh trước thì sẽ có nguy cơ cao cho những bé sau.
  • Trẻ sinh non có khả năng rơi vào trường hợp thai ngôi mông cao hơn trẻ sinh đủ ngày đủ tháng. Theo thống kê, khoảng 25% trẻ bị ngôi ngược ở tuần 28 nhưng ở tuần 34 thì con số này giảm xuống chỉ khoảng 7%.
  • Mẹ bầu nghiện thuốc, hút thuốc lá trong suốt thai kỳ có thể làm tăng khả năng thai ngôi mông ở bé.
  • Mẹ bầu béo phì, chỉ số BMI cao cũng có thể là nguyên nhân khiến thai nhi xoay vào vị trí ngôi mông.
thai ngôi mông là gì
Nhiều nguyên nhân dẫn đến thai ngôi mông

Phải làm gì khi gặp tình trạng thai ngôi mông?

Thai ngôi mông là gì và có đổi vị trị ngôi thai được không? Nếu sau tuần 36 mà bé vẫn chưa xoay đầu về vị trí thuận, bác sĩ có thể tiến hành phương pháp xoay ngôi mông. Bác sĩ sẽ đặt tay lên bụng mẹ, xoay tay để đẩy trẻ hướng đầu xuống dưới. Trong quá trình thực hiện, mẹ có thể được tiêm thuốc để làm mềm cơ bụng.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể thử áp dụng các phương pháp sau để hỗ trợ bé xoay đầu.

  • Mẹ quỳ bằng tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống trong vài phút. 
  • Mẹ tiếp tục di chuyển cánh tay về phía trước cho đến khi đầu nằm trên sàn, lúc này phần thân mông sẽ hướng lên trên. Mẹ hít thở nhịp nhàng và giữ tư thế này trong vài giây.
  • Nếu biết bơi, mẹ hãy thử đi bơi.
  • Đặt một chiếc tai nghe có mở nhạc ở phía bụng dưới. Điều này có thể kích thích bé xoay đầu về hướng có âm thanh.

Các biện pháp hỗ trợ xoay ngôi thai không đảm bảo hiệu quả tuyệt đối. Nếu trong trường hợp đầu của thai nhi vẫn không thay đổi, mẹ sẽ cần phải sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Thai ngôi mông nguy hiểm như thế nào?

Thai ngôi mông là gì và thai ngôi mông nguy hiểm như thế nào với mẹ và bé? Thai ngôi mông có thể gây nên một số biến chứng khi sinh như sau:

  • Khi sinh thường, đầu thai nhi là phần to và cứng nhất lại sinh ra cuối cùng nên có nguy cơ kẹt hoặc sang chấn.
  • Trong trường hợp ngôi mông không hoàn toàn – kiểu chân, mẹ rất dễ gặp tình trạng sa dây rốn. Lúc này, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, từ đó dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu đến bé. Ngoài ra, khi sinh thường ở tư thế này, bé có nguy cơ dị tật ở chân rất cao.
  • Trường hợp ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông và ngôi mông hoàn toàn, mẹ vẫn có thể sinh qua đường ngả âm đạo. Tuy nhiên, quá trình đưa bé ra sẽ có nhiều khó khăn, đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc sinh thường đối với những trường hợp thai ngôi mông cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước được. Em bé ngôi mông được sinh ngả âm đạo có nhiều khả năng bị tổn thương trong hoặc sau khi sinh hơn so với các em bé được sinh ngôi thuận. Theo thống kế, thai nhi sinh ngược có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với những em bé ngôi đỉnh (ngôi đầu).

Thai ngôi mông nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Nếu việc xoay ngôi thai được tiến hành thuận lợi ở những tuần cuối cùng, mẹ vẫn có thể sinh thường qua đường âm đạo. Tuy nhiên, nếu sau 37 tuần, em bé vẫn là thai ngôi mông thì bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để an toàn cho cả mẹ và bé. 

Thời điểm cụ thể để mổ em bé thai ngôi mông dựa vào tình trạng thai kỳ cũng như sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả của quá trình khám thai, từ đó có sự tư vấn chính xác nhất cho từng trường hợp cụ thể.

thai ngôi mông là gì
Sau tuần 37, em bé thai ngôi mông thường được chỉ định sinh mổ

Thai ngôi mông là gì? Thay vì phần đầu hướng xuống phía tử cung thì em bé lại quay mông và chân, tạo nên tư thế không thuận lợi cho việc chào đời bằng sinh thường. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng.

Các bác sĩ sẽ theo dõi tình hình và có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé. Mẹ cần giữ tinh thần thật tốt, tuân thủ lịch khám định kỳ để đón bé yêu chào đời thật khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải bệnh phụ khoa hay sắp sinh?

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số  bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy; chúng ta cần hiểu rõ những sự thay đổi của thai kỳ trong giai đoạn này. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là bong nút nhầy cổ tử cung đã bong và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai 39 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy
Ngoài dấu hiệu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh?

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ  báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thai 39 tuần quan hệ có sao không? Những lưu ý mẹ bầu cần biết

mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy và các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy do nguyên nhân bệnh lý

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. 

  • Viêm âm đạo do nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh. 

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy và các sự bất thường nào khác; mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

Ngoài vấn đề mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có thể do bệnh lý; thì bạn cũng cần tham khảo thêm thai 40 tuần bụng vẫn cao khiến mẹ bầu ‘đứng ngồi không yên’ trên MarryBaby nữa nhé.

[key-takeaways title=”Mẹ bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng trong có sao không?”]

Mẹ bầu 39 tuần có dịch màu trắng trong xuất hiện là hiện tượng bình thường. Vì giai đoạn này, nút nhầy cổ tử cung đang bắt đầu bong và đào thải dần ra khỏi âm đạo. Cổ tử cung cũng bắt đầu co giãn mở rộng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở nên ở cổ tử cung cũng ra nhiều dịch nhầy khi mang thai 39 tuần.

[/key-takeaways]

Mẹ cần làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ?

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất. 
mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy
Bên cạnh việc để ý mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, bạn cần chú ý giữ gìn sức khỏe và tinh thần trong giai đoạn này

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

[inline_article id=2473]

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]