Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị đau háng và mu: Vấn đề mẹ cần biết để khắc phục bệnh kịp thời!

Bà bầu bị đau háng và mu tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến cuộc sống sinh hoạt của mẹ bị đảo lộn, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đau buốt này là gì, mẹ cần làm gì khắc phục cơn đau?

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau háng và mu là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp. Ngoài ra, cơn đau này cũng ngầm báo hiệu cho mẹ bầu biết là mẹ đang tiến đến gần thời điểm chuyển dạ. Do vậy, thay vì lo lắng nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cả con và mẹ, Marrybaby hy vọng bài viết dưới đây phần nào giúp mẹ hiểu hơn về bệnh và cách khắc phục tình trạng bệnh sao cho hiệu quả, mẹ nhé.

Vì sao bà bầu bị đau háng và mu?

Với các mẹ bầu mang thai, trọng lượng cơ thể bị thay đổi nhanh chóng. Kèm theo đó, sức khỏe của mẹ bầu cũng gặp phải không ít rắc rối. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau âm ỉ ở phần xương mu, cơn đau lan từ xương chậu đến đùi, bẹn, thậm chí hai bên háng trái và phải,… 

Cơn đau có xu hướng gia tăng khi mẹ bầu đi lại, leo cầu thang hay khi xoay người trong lúc ngủ, khiến nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi mà không biết phải làm sao. Vậy, bà bầu bị đau háng và mu có sao không?

Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tần số đau, thời gian xuất hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Căn bệnh khiến mẹ bầu khó khăn trong việc vận động và thực hiện các sinh hoạt hàng ngày.  

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một phút mỗi lần hoặc mẹ có bất kỳ triệu chứng nào khác như chóng mặt, chảy máu hoặc dịch khác từ âm đạo, sốt, đau đầu dữ dội, mẹ đừng chần chừ mà hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức, vì rất có thể mẹ đang gặp nguy hiểm về vấn đề sức khỏe trước khi chuyển dạ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Thai 38 tuần gò cứng bụng, mẹ bầu rầu rĩ và cái kết là lời giải đáp này!

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau háng bên trái, phải và xương mu là gì?

Dưới đây 4 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bà bầu bị đau háng và  mu khi mang thai. Mẹ cùng theo dõi thêm bài viết dưới đây.

1. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chóng khi mang thai gây chèn ép vùng xương chậu

Bà bầu bị đau háng và mu

Các chuyên gia cho rằng, vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể mẹ. Tuy nhiên, vào những tuần cuối của thai kỳ khi em bé của mẹ ngày càng lớn và dần di chuyển xuống phần khung xương chậu sẽ vô tình gây ra nhiều áp lực lên các dây thần kinh, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn trong 2 hoặc 3 tuần cuối trước khi sinh bé.

2. Bà bầu bị đau háng và mu do thiếu nguồn dinh dưỡng thiết yếu magiê

Có thể nói Magiê là một chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho hoạt động bình thường của các dây thần kinh. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai bé, mẹ và con có thể đã sử dụng cạn kiệt nguồn năng lượng này dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

3. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng, khiến dây căng hơn và rồi gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng và mu.

4. Bà bầu bị đau háng và mu do giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, mẹ có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng

5. Mẹ bầu từng có tiền sử bị tổn thương ở vị trí xương mu, khớp háng

Nếu trước đây mẹ bầu đã có tiền sử mắc phải một số căn bệnh liên quan đến xương mu và khớp háng như thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, thoát vị đĩa đệm vùng chậu,… 

Những bệnh lý này sẽ khiến đĩa đệm bị thoát vị, gây ra tình trạng tổn thương khớp và rất dễ khiến bà bầu bị đau háng và mu trong khi mang thai. Lúc này, cơ thể mẹ bầu lại đang phải chịu thêm một trọng lượng lớn từ thai nhi, sẽ khiến tình trạng tổn thương càng thêm nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ bầu khi mang thai nên chú ý đến vấn đề này.

6. Vận động nhiều và thường xuyên

Thực tế, một số mẹ bầu vì tham công tiếc việc nên làm đủ thứ, không kiêng cữ. Việc vận động nhiều, không được nghỉ ngơi hợp lý là nguyên nhân dễ khiến vùng lưng, xương chậu, xương mu, hông đùi và khớp háng bị đau nhức dữ dội. 

Một số biện pháp tự nhiên giảm thiểu cơn đau tại nhà

Như đã nói ở trên, bà bầu bị đau háng và mu là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra đối với cơ thể người mẹ, nên mẹ không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mẹ có thể tự khắc phục cơn đau tại nhà mà lại không mất quá nhiều thời gian và sức lực:

1. Hãy sử dụng dụng cụ hỗ trợ giảm cơn đau

Khi thai nhi phát triển, lưu lượng máu ở khu vực xương chậu cũng qua đó mà tăng lên, vô tình tạo điều kiện phần nào cho cơn đau vùng khớp háng xuất hiện. 

Việc sử dụng quần áo có tính đàn hồi theo tiêu chuẩn hoặc dây đai đỡ bụng bầu sẽ hỗ trợ nhiều cho vùng xương chậu cũng như giảm phần nào áp lực lên khu vực này hoặc khu vực lân cận, chẳng hạn như xương sống, hông, vùng cổ tử cung. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng gối đầu chuyên dụng khi ngủ để mang lại tư thế thoải mái nhất, từ đó không bị các cơn đau làm phiền nữa nhé.

2. Tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời

Bà bầu bị đau háng và mu

Ngoài dành thời gian rảnh rỗi tập các bài tập thể dục đơn giản như ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục, hoặc các động tác yoga,… Mẹ cũng có thể tham gia nhiều hoạt động thể thao ngoài trời khác như: đi bơi hoặc đi bộ,…

Điều này giúp cân bằng các vị trí vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau xương mu, khớp háng.

3. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, hợp lý

Thiếu dinh dưỡng đặc biệt Magie và canxi là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhức xương khớp. 

Do vậy, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu trong các món ăn như: Sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản có vỏ, các loại hạt, bơ,… để tăng cường sức khỏe toàn diện, giảm cơn đau.

Bà bầu bị đau háng và mu

4. Tắm nước ấm thường xuyên cũng là cách giúp bà bầu bị đau háng và mu đỡ đau hơn

Một cách giảm đau khi bà bầu bị đau xương mu, khớp háng khá đơn giản và hiệu quả nữa là mẹ ngâm mình trong bồn nước ấm mỗi ngày.

Chỉ cần mẹ dành khoảng 20 phút thả lỏng cơ thể trong bồn nước ấm vừa phải, không chỉ giúp thư giãn tinh thần mà còn giúp giảm viêm đau khớp hữu hiệu nữa đó

Bà bầu bị đau háng và mu và các triệu chứng nguy hiểm đi kèm

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:

  • Táo bón
  • Tiểu không tự chủ
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Ợ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước

Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng bà bầu bị đau háng và mu. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thêm cho mình những kiến thức quý giá trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe của mẹ và con. Chúc mẹ nhiều sức khỏe và sớm vượt cạn thành công!

>>> Mẹ có thể quan tâm: 3 dấu hiệu bị rạn da khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

By Nguyễn Kiều Vân

Nguyễn Kiều Vân là một cây bút chuyên xây dựng nội dung trong lĩnh vực mẹ và bé. Là một người luôn chú trọng truyền tải nội dung truyền cảm, Vân luôn tâm niệm câu nói hay về tình mẫu tử thiêng liêng. Đó là “Tình yêu thương của mẹ chính là nguồn cảm hứng lớn lao truyền cho con một sức mạnh vô biên để con vượt qua bệnh tật và thực hiện những điều hằng mong ước. Do đó, mẹ khoẻ mạnh con yêu sẽ vững lòng!