Categories
Mang thai Đón con chào đời

Năm 2024 là năm con gì mệnh gì, hợp với tuổi nào?

Bố mẹ đã biết năm 2024 là năm con gì mệnh gì chưa? Nếu muốn biết sinh con năm 2024 có hợp mệnh ba mẹ không, bạn hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Năm 2024 là năm con gì và mệnh gì?

1. Sinh năm 2024 là năm con gì?

Năm 2024 là năm con Rồng; bắt đầu từ ngày 10/02/2024 đến 28/01/2025 theo lịch dương. Và theo lịch vạn niên em bé sinh năm 2024 sẽ có thiên can và địa chi như sau:

– Năm âm lịch là Giáp Thìn.

– Thiên can là Giáp.

  • Tương hợp với Kỷ.
  • Tương hình với Mậu, Canh.

– Địa chi là Thìn.

  • Tam hợp gồm: Thân – Tý – Thìn.
  • Tứ hành xung: Thìn – Tuất – Sửu – Mùi.

>> Bố mẹ có thể xem thêm: Sinh con năm 2024 hợp tuổi bố mẹ nào bạn biết chưa?

2. Sinh năm 2024 là mệnh gì?

năm 2024 là năm con gì mệnh gì
Sinh con năm 2024 là năm con gì mệnh gì?

Em bé sinh năm 2024 mệnh gì? Em bé sinh năm Giáp Thìn sẽ có tử vi như sau:

Như vậy, bố mẹ đã biết năm 2024 là năm gì, sinh con năm 2021 mệnh gì rồi. Nhìn chung, mệnh Phú Đăng Hỏa có nghĩa là ánh lửa ban đêm có thể chiếu sáng tới những nơi mà mặt trời hay mặt trăng không chiếu tới được; gọi khác đi bằng “Dạ minh chi hỏa”. Giữa ban ngày, ánh lửa đèn không thể thi triển quang huy.

Bởi vậy, người mang nạp âm Phú Đăng Hỏa thường thích bóng tối không thích xuất đầu lộ diện; nhưng lại rất tài hoa, lúc cần đến thì được việc. Lúc bình thường, lúc chưa đắc thế sống âm thầm ẩn nặc. Khi gặp thời cơ như ánh đèn soi vào bóng tối.

>> Xem thêm: Đặt tên con theo ngũ hành với những quy tắc ba mẹ không nên bỏ qua!

3. Sinh con năm 2024 hợp màu gì

Người sinh năm 2024 hợp và kỵ với các màu sắc sau đây:

  • Màu bản mệnh: cam, đỏ, hồng.
  • Màu tương sinh: xanh lá cây.
  • Màu tương khắc: xanh dương, đen, xanh nước biển (những màu thuộc hành Thuỷ vì Thuỷ khắc Hoả sẽ làm cản trở sự phát triển của họ).

4. Em bé sinh năm 2024 hợp tuổi nào?

Theo ngũ hành, mệnh Hỏa hợp với mệnh Mộc và Thổ. Theo đó, em bé sinh năm 2024 hợp và kỵ với tuổi sau:

  • Tuổi hợp sinh năm: 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999 (mệnh Thổ); và 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003 (mệnh Mộc).
  • Tuổi kỵ với các năm: Đinh Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Mùi, Đinh Dậu, Ất Mão, Quý Mão.

>> Xem thêm: Đặt tên con theo tuổi bố mẹ để mang lại nhiều may mắn, tài lộc

5. Em bé sinh năm 2024 hợp với con số nào?

Em bé sinh năm 2024 có mệnh Hỏa (tức là Giáp Thìn), do đó các con số hợp với em bé sinh năm 2024 là số 9 (hành Hỏa) và số 3, 4 (hành Mộc).

[key-takeaways title=””]

Việc lựa chọn con số hợp mệnh cho em bé sinh năm 2024 có thể mang lại nhiều lợi ích cho em bé trong cuộc sống, giúp em bé gặp nhiều may mắn, thuận lợi và thành công.

[/key-takeaways]

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể lựa chọn các vật phẩm có chứa các con số hợp mệnh cho em bé sinh năm 2024, chẳng hạn như:

  • Dây chuyền, vòng tay, nhẫn có chứa các con số 9, 3, 4
  • Quà tặng có chứa các con số 9, 3, 4
  • Phòng ngủ của em bé được trang trí bằng các vật dụng có chứa các con số 9, 3, 4

Đặc điểm tính cách và cuộc đời em bé sinh năm 2024

Năm 2024 là năm con gì mệnh gì? Tính cách bé ra sao?
Năm 2024 là năm con gì mệnh gì? Tính cách, tình duyên, cuộc đời bé ra sao?

Bên cạnh vấn đề năm 2024 là năm con gì mệnh gì, bố mẹ cũng rất quan tâm đến tính cách và cuộc đời của em sinh năm Thìn. Dưới đây là những đặc điểm của em bé sinh năm 2024:

1. Tính cách

Ngoài vấn đề em bé sinh năm 2024 là năm con gì và mệnh gì, bố mẹ cũng quan tâm đến tính cách của các em bé tuổi Thìn.

Với các bé trai sinh năm 2024, đây là người có tham vọng và nhiệt thành trong công việc. Nhưng bản tính nóng nảy và yêu cầu cao trong đời sống cũng như công việc nên dễ bất đồng quan điểm với những người xung quanh.

Còn với các bé gái sinh năm 2024, bé gái sẽ có tính nữ quyền mạnh mẽ, yêu thích sự độc lập và công bằng. Con là người có tham vọng và luôn sẵn sàng đấu tranh để đạt được mục tiêu mong muốn. Chính vì vậy, con sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

>> Bố mẹ có thể xem thêm: Tên theo Thần số học: Hé lộ tính cách và cuộc đời con qua những con số!

2. Tình duyên

Tình duyên cũng là mối quan tâm khác bên cạnh năm 2024 là năm con gì và mệnh gì. Đối với nam sinh vào tháng 1 và tháng 12 Âm lịch của năm 2024 sẽ có nhiều thuận lợi về tình duyên. Đối với nữ là tháng 1, 5, 11 và 12 Âm lịch thì sẽ có đường tình duyên thuận lợi, gia đình viên mãn.

3. Cuộc đời

Khi bố mẹ đã biết con sinh năm 2024 là năm con gì mệnh gì, thì sẽ cần biết về tổng quan cuộc đời của các con. Nhìn chung, em bé sinh năm Giáp Thìn sẽ là người ngoại giao giỏi; có tính cách hòa đồng; thân thiện nên rất dễ làm thân với mọi người, nhưng các con lại có chút nóng tính.

Trong công việc, các em bé sinh năm Giáp Thìn sẽ là người nghiêm túc và công tư phân minh. Riêng với mệnh nữ sinh năm 2024 thì có tính cách cứng cỏi và không cam chịu những bất công trong cuộc sống cũng như công việc.

>> Bố mẹ có thể xem thêm: Sinh con năm 2026 tháng nào tốt? Cha mẹ muốn sinh con Bính Ngọ nên biết!

Những em bé sinh năm 2024 được dự đoán sẽ giàu có hơn nếu rời xa quê hương để lập nghiệp. Vì các con là những người được quý nhân phù trợ; nhiều người giúp đỡ nên có nhiều ruộng đất cũng như nhà cửa. Tuy nhiên, các con cần nhớ còn trẻ nên tích đức nhiều thì về già sẽ được hưởng phước an nhàn.

Nên sinh con vào tháng nào trong năm 2024?

Nên sinh con vào tháng nào trong năm 2024?

Tuổi rồng là tuổi rất tốt nên sẽ có nhiều cặp bố mẹ lên kế hoạch để sinh con vào năm này. Nhìn chung, trẻ sinh năm này sẽ có vẻ ngoài kiên quyết, có chí tiến thủ trong học hành và sự nghiệp. Nhưng tuổi Thìn cũng như những tuổi khác, mỗi tháng sinh sẽ có số mệnh khác nhau.

[key-takeaways title=””]

Bố mẹ chỉ cần biết rằng, theo kinh dịch, những đứa bé tuổi rồng sinh vào những tháng âm lịch năm 2024 đều tốt và đều có số mệnh rất lớn!

[/key-takeaways]

Bố mẹ vẫn nên lưu ý rằng, sinh con ở những tháng khác nhau sẽ có số mệnh không giống nhau, vì thế bố mẹ đừng quá áp lực về số mệnh của con khi chuẩn bị sinh con. Làm sao để chọn tháng sinh con trong năm 2024 chính xác? Câu trả lời là mẹ hãy lập kế hoạch mang thai cụ thể, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và “vượt cạn” an toàn.

>> Xem thêm: Sinh con năm 2025 mệnh gì, tuổi nào, tuổi sinh con đẹp nhất

Dù biết bé sinh năm 2024 mệnh gì thì điều quan trọng nhất là vẫn để bé lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, nhận được đầy đủ tình yêu thương, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất từ bố mẹ.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị tụt huyết áp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mang thai là một giai đoạn rất nhạy cảm trong cuộc đời của người phụ nữ. Nó gây ra những thay đổi lớn về nội tiết tố, ngoại hình và cả khả năng chịu đựng của người mẹ. Trong thời điểm này, việc bà bầu bị tụt huyết áp là điều rất bình thường. Bài viết dưới đây sẽ bổ sung kiến thức về tình trạng bà bầu huyết áp thấp.

Khi nào bà bầu bị tụt huyết áp?

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường dưới 120 trên 80—120 mmHg là chỉ số tâm thu (trong thời gian tim co bóp) và luôn là con số hàng đầu trên thiết bị. Nếu huyết áp thấp hơn hoặc bằng 90/60 mmHg thì được gọi là huyết áp thấp.

Hầu hết phụ nữ đều trải qua triệu chứng bị huyết áp thấp khi mang thai. Tình trạng này kéo dài trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. 

Sự dao động của huyết áp không phải là bất thường khi hệ tuần hoàn của cơ thể trải qua quá trình giãn nở và có những thay đổi để sản xuất một số hormone. Thông thường, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau tam cá nguyệt thứ ba.

>> Mẹ có thể xem thêm: Tam cá nguyệt thứ ba và những điều mẹ cần biết

Các dấu hiệu thường thấy khi bà bầu bị tụt huyết áp có thể bao gồm:

  • Thường xuyên bị chóng mặt, buồn nôn, nhất là thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng dậy.
  • Gặp vấn đề thị lực như hoa mắt, mờ mắt, mỏi mắt,… tình trạng này thường xuất hiện theo cơn.
  • Cảm thấy khát nước thường xuyên, kể cả khi vừa uống nước xong.
  • Cơ thể mệt mỏi, đuối sức.
  • Tâm lý bất ổn định, đặc biệt người mẹ thường gặp phải tình trạng lo lắng, phiền muộn.
  • Thở gấp, khó thở, hơi thở nóng do huyết áp thấp không đủ cấp máu tới các cơ quan.
  • Da lạnh, kém sắc.
bà bầu bị tụt huyết áp
Các dấu hiệu khi bà bầu bị tụt huyết áp

Huyết áp thấp ảnh hưởng gì trong thai kỳ?

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không? Khi bà bầu bị tụt huyết áp, tác động của tình trạng này đối với thai kỳ là gián tiếp hơn là trực tiếp. Thông thường, do mệt mỏi và khó thở, mẹ bầu có thể bị ngất và ngã, gây chảy máu trong. Thậm chí có thể gây thương tích cho em bé dẫn đến thai nhi bị tổn thương không thể cứu chữa được.

Huyết áp thấp có thể làm giảm tốc độ thai nhi nhận được nguồn cung cấp máu liên tục từ mẹ. Trong một số trường hợp, bà bầu huyết áp thấp có thể gây tổn thương não cho thai nhi. Dựa theo một số lượng nhỏ nghiên cứu cho thấy huyết áp thấp liên tục trong thai kỳ có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ, bao gồm cả thai chết lưu.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tụt huyết áp

Huyết áp thay đổi tùy thuộc vào mức năng lượng, trạng thái, lối sống và mức độ căng thẳng của người phụ nữ . Bà bầu bị tụt huyết áp là do hệ thống tuần hoàn, khi các mạch máu mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.

Các nguyên nhân khác có thể dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai như: 

  • Mẹ bầu bị dị ứng, nhiễm trùng.
  • Nằm trong bồn nước nóng quá lâu.
  • Đứng dậy quá nhanh.
  • Bị mất nước, suy dinh dưỡng.
  • Rối loạn nội tiết.

Một số loại thuốc cũng có thể làm bà bầu huyết áp thấp. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải thông báo cho bác sĩ biết họ đang dùng loại thuốc nào.

Huyết áp quá thấp cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.

bà bầu bị tụt huyết áp

Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

Thường không có phương pháp điều trị y tế nào khi bà bầu bị tụt huyết áp. Tuy nhiên, mẹ có thể thử một số biện pháp điều trị tại nhà để tránh bị huyết áp thấp trong giai đoạn này.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu bị huyết áp thấp nên ăn gì?

1. Chú ý đến chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng có thể giúp điều chỉnh huyết áp ổn định ở phụ nữ mang thai. Tiêu thụ trái cây và rau quả giàu vitamin và khoáng chất có thể ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp. Bà bầu bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày dựa trên chỉ dẫn về liều lượng của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa ngắn trong khoảng thời gian đều đặn, thay vì ăn nhiều bữa cùng một lúc.

2. Tập thể dục

Tập thể dục có thể có tác động to lớn đến việc điều chỉnh huyết áp trong cơ thể. Tuy nhiên, một số ít bà bầu bị tụt huyết áp có thể bị chóng mặt và mệt mỏi. Mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ tập luyện cường độ cao nhé.

3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Mẹ bầu cần phải biết huyết áp có thể dao động như thế nào trong thai kỳ. Không nên tham gia vào bất kỳ cử động nhanh sau khi nằm ngồi trong một thời gian dài.

Nằm xuống và nghỉ ngơi luôn giúp điều hòa nhịp tim. Ngủ nghiêng bên trái và mặc quần áo rộng rãi cũng sẽ giúp ích cho mẹ lắm đấy. 

4. Bổ sung chất lỏng

Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai. Uống trà xanh và các chất lỏng có thể giúp loại bỏ các triệu chứng như buồn nôn khi mang thai.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống trà xanh?

Bổ sung vitamin B-12 có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu máu cho mẹ bầu. 

bà bầu bị tụt huyết áp
Bà bầu bị tụt huyết áp phải làm sao?

Bà bầu bị tụt huyết áp: Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ thường theo dõi huyết áp của phụ nữ khi khám thai định kỳ nhằm đưa ra lời khuyên hoặc các lựa chọn điều trị nếu huyết áp quá thấp hoặc cao. Nếu mẹ trải qua những triệu chứng như sau thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

  • Bị ngất xỉu hoặc chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội.
  • Đau ngực và cảm giác tê hoặc yếu một bên của cơ thể. 
  • Bà bầu huyết áp thấp sau kỳ tam cá nguyệt thứ ba.
  • Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp.

[inline_article id=253744]

Bà bầu bị tụt huyết áp là hiện tượng bình thường và phổ biến. Do vậy, nếu mẹ gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng. Thay vào đó, mẹ cần chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như khám thai đều đặn để được bác sĩ tư vấn kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Nhiều mẹ mang thai 6 tuần thắc mắc hiện tượng ra máu đỏ tươi liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi có nguy hiểm không?

Đối với hiện tượng các mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, cũng như chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ khá là thường gặp, xảy ra trong 20 – 30% các trường hợp mang thai. Nhiều mẹ trong số này có thai kỳ hoàn toàn bình thường và sinh con khỏe mạnh.

Có thể nói mức độ nguy hiểm của tình trạng mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai, nhưng cũng có thể đến từ những nguyên nhân lành tính, ít nguy hiểm. Dù nguyên nhân có là gì, trong mọi trường hợp mang thai 6 tuần mà ra máu âm đạo đỏ tươi, thì các mẹ nên báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử trí phù hợp.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra máu hồng khi mang thai: Có nên lo lắng không?

Các nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Vậy cụ thể các nguyên nhân nào có thể khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi, các mẹ hãy cùng tìm hiểu.

1. Ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần, dấu hiệu cảnh báo sảy thai

Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sảy thai tự nhiên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân gì, ra máu vẫn là triệu chứng thường gặp nhất.

Mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu âm đạo bị ra máu đỏ tươi, để được các bác sĩ thăm khám loại trừ khả năng có tình trạng sảy thai xảy ra.

thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

2. Thai ngoài tử cung

Không phải tất cả những thai nhi 6 tuần tuổi đều có thể nhìn thấy trên siêu âm. Vì vậy trong trường hợp này, các mẹ được xác nhận tình trạng có thai của mình thông qua que thử thai mà chưa biết được vị trí của thai có nằm trong tử cung hay không.

Thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ bên ngoài buồng tử cung. Vì thai làm tổ ở những vị trí bất thường, nguy cơ thai ngoài tử cung không được phát hiện vỡ và gây xuất huyết là rất cao. Vì vậy khi có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới mẹ cần đến ngay bệnh viện.

3. Tụ máu nhau thai cũng có thể là nguyên nhân ra máu đỏ tươi khi mang thai 6 tuần tuổi

Tụ máu nhau thai là tình trạng máu tụ giữa nhau thai và tử cung. Khi những cục máu này lớn dần có thể làm nhau thai bóc tách khỏi tử cung. Những trường hợp tụ máu nhẹ không gây nguy hiểm gì lớn ngoài việc ra máu. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, hiện tượng tụ dịch này có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc làm hạn chế sự phát triển của thai nhi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

4. Thai trứng

Thai trứng gây ra do sự phát triển bất thường của các gai nhau. Giống trường hợp thai ngoài tử cung, thai trứng cũng cần được loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chảy máu âm đạo là triệu chứng phổ biến, gặp trong 90% các trường hợp thai trứng. Các triệu chứng đi kèm có thể là ốm nghén nặng, bụng phình to bất thường.

5. Chảy máu màng, nguyên nhân khiến mẹ mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi

Trong những tuần đầu mang thai, một lượng lớn hormone liên quan thai kỳ được tiết ra. Dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đẩy ra ngoài, gây nên tình trạng chảy máu màng với lượng máu ít. Hiện tượng này được xem là bình thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên các mẹ cũng không được chủ quan vì vẫn cần loại trừ những nguy nhân nguy hiểm khác.

Ngoài những nguyên nhân kể trên, còn các nguyên nhân gây xuất huyết âm đạo không liên quan tới thai như nhiễm trùng âm đạo, quan hệ tình dục, chấn thương, bệnh về rối loạn đông máu

mang thai 6 tuần bị ra máu đỏ tươi

Mang thai 6 tuần bị ra máu, mẹ nên làm gì?

Ngoài việc liên hệ bác sĩ để được tư vấn, thăm khám, tìm ra nguyên nhân, các mẹ cũng cần:

  • Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tái khám ngay nếu có tình trạng chảy máu âm đạo tái phát.
  • Trường hợp dọa sảy thai (chưa sảy thai) mẹ nên nằm nghỉ hoàn toàn, ăn các loại thức ăn mềm dễ tiêu. Đặc biệt, không nên quan hệ vợ chồng trong thời gian này.
  • Trong trường hợp bình thường cần khám thai, theo dõi định kỳ tại các bệnh viện.

[inline_article id=194901]

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc mang thai 6 tuần ra máu đỏ tươi. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi?

Tuy nhiên không phải tất cả loại thuốc tẩy giun sán đều an toàn với phụ nữ mang thai. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu xem liệu có bầu uống thuốc tẩy giun được không và nếu có thì loại thuốc tẩy giun nào an toàn với phụ nữ mang thai nhé.

Nguyên nhân nhiễm giun sán

Trước khi tìm hiểu xem có bầu uống thuốc tẩy giun được không, mời các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân nào gây nên tình trạng nhiễm giun sán.

Nước ta có điều kiện khí hậu nhiệt đới, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại kí sinh trùng khác nhau, trong đó có giun sán. Nguyên nhân nhiễm giun sán ở người rất đa dạng, một vài trong số đó có thể kể tới là:

  • Ăn thực phẩm ở các hàng quán lề đường, không rõ nguồn gốc, không được nấu chín, không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thói quen sinh hoạt kém vệ sinh như cắn móng tay, mút tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Tiếp xúc với thú cưng nhiễm giun sán
  • Đi bộ chân đất tạo điều kiện cho ấu trùng giun chui vào cơ thể qua da ở bàn chân
  • Không giữ gìn vệ sinh môi trường: Giường, chiếu, nệm không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh giun sán
  • Không sổ giun định kỳ tạo điều kiện cho giun sán tiếp tục tái nhiễm

Hẳn các mẹ rất lo lắng vì những nguyên nhân nhiễm giun sán cũng khá phổ biến và thường. Tuy nhiên với các chị em đang có bầu thì liệu có uống thuốc tẩy giun được không?

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Cách trị giun kim cho bà bầu mà không dùng thuốc

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không?

Trước đây, việc sử dụng các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu bị hạn chế, bởi thiếu thông tin kiểm nghiệm về độ an toàn của thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chứng minh tính an toàn của các thuốc tẩy giun cho bà bầu nếu được sử dụng đúng cách. Cụ thể, không sử dụng thuốc sổ giun trong 3 tháng đầu thai kỳ, cũng như tuân thủ liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, thì thuốc sổ giun hoàn toàn có thể được dùng cho bà bầu.

có bầu uống thuốc tẩy giun được không

Bên cạnh đó các lợi ích được công nhận khi sử dụng thuốc tẩy giun cho bà bầu như giúp giảm tình trạng thiếu máu ở mẹ, tránh sinh con nhẹ cân và giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh. Ở những vùng mà tỉ lệ nhiễm bệnh do giun truyền qua đất cao, việc điều trị giun sán cho sản phụ là cần thiết do lợi ích cao hơn rất nhiều so với nguy cơ trên mẹ và thai nhi.

Vì vậy nếu các mẹ thắc mắc có bầu uống thuốc tẩy giun được không, thì câu trả lời là có, nhưng cần sử dụng ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, và cần tuân thủ về liều lượng sử dụng.

Khi nào bà bầu cần tẩy giun?

Phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình có khả năng mắc giun sán dẫn đến thiếu máu. Phụ nữ thiếu máu khi mang thai dễ bị ốm yếu, sinh non và sinh con nhẹ cân do lượng dự trữ sắt thấp. Việc thiếu sắt có thể làm giảm khả năng phát triển trí não cũng như tăng trưởng thể chất của trẻ.

Vì vậy WHO (tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo nên sử dụng thuốc sổ giun cho bà bầu trong cộng đồng ở các khu vực:

  • Có tỷ lệ phụ nữ đang mang thai nhiễm giun móc hoặc giun tóc trên 20%
  • Hoặc những nơi có tỷ lệ phụ nữ mang thai thiếu máu cao hơn 40%

Tổ chức Giáo dục và Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em Trust Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng các thuốc sổ giun như Mebendazol hoặc Albendazol:

  • Liều đầu tiên khi mang thai từ tháng thứ 4 – 6
  • Liều thứ hai khi mang thai từ tháng thứ 7 – 9
  • Không dùng thuốc tẩy giun trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thuốc chống say xe cho bà bầu, không còn nỗi sợ mỗi khi đi xa

Có bầu uống thuốc tẩy giun được không? Các loại thuốc tẩy giun cho bà bầu

Sau khi trả lời câu hỏi có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Thì chắc hẳn thắc mắc tiếp theo của các mẹ là vậy những loại thuốc tẩy giun nào an toàn cho bà bầu?

thuốc tẩy giun cho bà bầu

Các loại thuốc tẩy giun dưới đây đã được chứng minh là an toàn với bà bầu, tuy nhiên các mẹ vẫn nên tham khảo với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách và an toàn:

  • Praziquantel đã được thử nghiệm trên người và động vật, chứng minh tính an toàn với mẹ và em bé trong thai kỳ. Thuốc được chỉ định điều trị các loại giun sán như sán máng, sán lá gan nhỏ, sán phổi, sán ruột, sán dây, ấu trùng sán ở não…
  • Mebendazol: Một thuốc tẩy giun khác mà các mẹ có thể tham khảo là Mebendazol. Loại thuốc này khá phổ biến trên thị trường, được chỉ định điều trị nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.
  • Albendazol: Thuốc được nghiên cứu chứng minh an toàn với phụ nữ mang thai ở liều điều trị. Thuốc có thể được sử dụng để tiêu diệt các loại giun đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun kim và giun chỉ

[inline_article id=299002]

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của các mẹ về có bầu uống thuốc tẩy giun được không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có gây hại cho thai nhi không?

Ngược lại, quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2 không chỉ không làm ảnh hưởng tới em bé, mà còn có những ích lợi không ngờ, khiến mẹ có tinh thần thoải mái và gắn kết vợ chồng.

Khi mang thai tháng thứ 2 có quan hệ vợ chồng được không?

Trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ), nhiều chị em tiết lộ rằng bản thân suy giảm ham muốn tình dục vì các lý do như buồn nôn, mệt mỏi. Một số chị em khác không bị ảnh hưởng bởi các cơn ốm nghén, thì lại cảm thấy thích thú và gia tăng cảm giác muốn gần gũi vợ chồng do ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ tiết ra. Tuy nhiên các mẹ lại lo lắng các vấn đề khác như quan hệ tình dục làm hại tới thai nhi, sự xâm nhập có thể khiến thai nhi nhiễm trùng, vỡ màng ối…

Các mẹ yên tâm, em bé nằm trong tử cung, được bao bọc, bảo vệ bởi nước ối và màng ối, lớp cơ dày của tử cung. Vì vậy cậu nhỏ của chồng không thể chạm được tới thai nhi và tinh dịch cũng không thể vào tử cung nhờ một nút nhầy thành lập ngay cổ tử cung khi mang thai. Nút nhầy này còn hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ thai nhi khỏi các vấn đề nhiễm trùng. Do đó, thai nhi không thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động ân ái nhẹ nhàng. Các mẹ mang thai tháng thứ 2 có thể hoàn toàn tự tin khi quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ nên quan hệ khi cảm thấy có hứng thú và cảm thấy đủ khỏe. Nếu cơ thể mệt mỏi, mẹ tốt hơn vẫn nên nghỉ ngơi.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Có bầu quan hệ được không: Được chứ sao không!

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 có thể gây sảy thai không?

Các mẹ bầu chắc hẳn đã nghe nhiều lời đồn đoán rằng quan hệ khi mang thai tháng thứ 2, cũng như trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ khiến nguy cơ sảy thai cao. Vậy tình trạng này có thực sự đúng?

quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa phần các trường hợp sảy thai diễn ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải do việc quan hệ tình dục. Mà chủ yếu là do bản thân em bé phát triển không bình thường, có thể do các vấn đề về gen, di truyền. Vì vậy các mẹ có thoải mái, an tâm thả mình vào cuộc “yêu”.

Các tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 2 cho mẹ bầu

Miễn là các mẹ thấy thoải mái, hầu hết các tư thế quan hệ vợ chồng đều an toàn khi mang thai tháng thứ 2. Lí do là lúc này bụng mẹ còn mi nhon, thuận tiện và an toàn cho đa số các tư thế. Có thể là tư thế ưa thích, hoặc mẹ cũng có thể thử sức sáng tạo với các tư thế mới khiến cuộc yêu thêm phần nồng nhiệt. Với các chị em đã hiểu rõ, nhưng vẫn muốn chắc chắn với các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, an toàn có thể tham khảo gợi ý của MarryBaby:

  • Tư thế truyền thống
  • Tư thế mẹ bầu bên trên (nữ cao bồi)
  • Tư thế thâm nhập từ phía sau (doggy)
  • Tư thế úp thìa
  • Tư thế mẹ bầu nằm ngửa ở gần mép giường và người chồng đứng

Ngoài việc quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 2, quan hệ bằng miệng và kích thích đầu ti vẫn được chứng minh là hoàn toàn an toàn. Vì vậy các mẹ cứ yên tâm sử dụng cho cuộc yêu thêm màu gia vị. Việc kích thích đầu vú chỉ nên hạn chế ở những tuần cuối thai kỳ do có khả năng tăng co bóp, gây chuyển dạ.

[video-embeb title=” description=” url=’https://www.youtube.com/watch?v=wkpHidKJV20′ ][/video-embeb]

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển “chồng hát, vợ khen hay”

Các trường hợp cần tránh quan hệ khi mang thai

quan he khi mang thai thang thu 2

Đa phần các chị em khi mang thai có thể tận hưởng niềm vui từ sự gần gũi vợ chồng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên các mẹ bầu tránh quan hệ tình dục:

  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Có tiền sử sảy thai trong 3 tháng đầu
  • Có tiền sử chuyển dạ sinh non
  • Cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung
  • Mang đa thai và đang ở giai đoạn sau của thai kỳ
  • Có triệu chứng của tiền sản giật, tăng huyết áp
  • Thai phụ hoặc bạn tình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV, Herpes…
  • Nhau tiền đạo, nhau bám thấp

[inline_article id=179023]

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về việc quan hệ vợ chồng khi mang thai tháng thứ 2. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Máu báo thai có dịch nhầy không? Xem ngay để giải đáp thắc mắc

Tuy nhiên, với nhiều mẹ, việc nhận biết tính chất máu báo thai vẫn còn rất xa lạ. Liệu máu báo thai màu gì, lượng nhiều không hay máu báo thai có dịch nhầy không? Hãy cùng tim hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Máu báo thai là gì?

Máu báo thai là một hiện tượng sinh lý bình thường, xuất hiện khi thai di chuyển vào làm tổ tại tử cung người mẹ. Trong quá trình làm tổ, thai đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung, làm bong một phần nhỏ lớp niêm mạc và chạm vào mạch máu ở vùng này, gây ra hiện tượng chảy máu. Máu báo thai không phải là một tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp y khoa hay điều trị.

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà các mẹ có thể nhận biết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là có nhiều nguyên nhân khác dễ gây nhầm lẫn với hiện tượng máu báo thai. Các mẹ có thể sử dụng que thử thai vài ngày sau để xác nhận chắc chắn mang thai.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Dấu hiệu có thai sớm nhất khi chưa đến kỳ kinh bạn đã biết chưa?

máu báo thai là gì

Máu báo thai có dịch nhầy không?

Để trả lời câu hỏi máu báo thai có dịch nhầy không? Các mẹ có thể tham khảo các đặc điểm của máu báo thai sau:

  • Lượng máu ít, rải rác chỉ là một đốm hoặc vệt nhỏ dây ra quần lót.
  • Màu sắc của máu báo thai thường là màu hồng, đỏ tươi hoặc hơi nâu đỏ, tùy từng người.
  • Máu báo thai chỉ ra trong vòng vài giờ, hoặc kéo dài nhiều nhất là 1 – 2 ngày.
  • Máu báo thai không bị vón cục và không chứa dịch nhầy.
  • Có thể căng tức nhẹ vùng bụng dưới, nhưng không đau bụng dữ dội hay kèm theo các triệu chứng khác.

Như vậy với thắc mắc máu báo thai có dịch nhầy không, thì câu trả lời là không. Trong trường hợp có kèm dịch nhầy, nhiều khả năng các mẹ có thể nhầm lẫn với máu kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu kèm các triệu chứng khác thì nên tìm đến cơ sở y tế để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm. Vậy các nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai là gì? Mời các mẹ tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Các nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai

Máu báo thai có dịch nhầy không? Nếu chảy máu có kèm dịch nhầy thì mẹ cần cẩn thận các trường hợp dưới đây:

1. Kinh nguyệt, nguyên nhân chảy máu có kèm dịch nhầy mà không phải máu báo thai thường gặp

Đây là nguyên nhân nhầm lẫn với máu báo thai mà các chị em thường gặp nhất. Máu kinh nguyệt có thể lúc đầu chỉ ra một đốm nhỏ gây nhầm lẫn, tuy nhiên, cách phân biệt sau đó thì hoàn toàn dễ dàng. Dễ thấy nhất là lượng máu sau đó sẽ ra nhiều, ồ ạt trong 2 ngày đầu tiên. Thời gian ra máu từ 3 – 7 ngày tùy cơ thể mỗi người. Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ sẫm, có thể lẫn máu đông, dịch nhầy. Các triệu chứng kèm theo có thể là đau bụng kinh, mệt mỏi…

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Tại sao tới tháng lại không có kinh nguyệt? 13 nguyên nhân bạn nên biết!

2. Viêm nhiễm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa cũng có thể gây nên tình trạng xuất huyết lượng ít kèm dịch nhầy. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là dịch tiết từ âm đạo có mùi hôi, ra nhiều hơn bình thường, ngứa, rát ở cơ quan sinh dục, đau khi quan hệ. Một số mẹ khác thì có thể có tiểu rát, buốt, kèm theo đau vùng bụng dưới.

máu báo thai có dịch nhầy không

3. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ ở tử cung, mà lại nằm ở bên ngoài. Tình trạng này có thể dẫn tới việc các mẹ bị chảy máu kèm theo hiện tượng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải đi khám ngay lập tức nhé.

4. Sảy thai tự nhiên ra máu báo thai

Khoảng 15-50% mẹ bầu có nguy cơ sảy thai trong vài tháng đầu tiên và sẽ bị chảy máu và đau bụng sau đó. Do đó, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức nếu đang mang thai và có những triệu chứng này.

[inline_article id=179023]

Hi vọng bài viết đã giải đáp cho các chị em thắc mắc máu báo thai có dịch nhầy không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mẹ nào quên tiêm mũi 2 thì vào xem ngay nhé

Việc phòng tránh uốn ván trong quá trình sinh nở từ lâu đã được lưu ý, thông qua việc tiêm vacxin uốn ván cho bà bầu. Vậy vacxin này được sử dụng như thế nào? Nếu bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Uốn ván là gì?

Trước khi trả lời thắc mắc mang bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, mời các mẹ cùng tìm hiểu uốn ván là gì và tình trạng này nguy hiểm như thế nào nhé.

Uốn ván (Tetanus) là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, do độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, và không bị tiêu diệt ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài. Chúng xâm nhập qua cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da.

Với các mẹ bầu, uốn ván có thể xâm nhập trong quá trình chuyển dạ, vi khuẩn vào qua đường sinh dục, từ đó dẫn đến uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, Clostridium tetani sẽ theo đường cắt rốn tấn công vào cơ thể trẻ, gây uốn ván rốn.

tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không
Bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

Uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Đây là một căn bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong rất cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt, uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong đến 95%.

Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, vết thương ngoài da. Sau đó giải phóng độc tố vào máu. Các độc tố này tấn công vào hệ thần kinh, khiến các cơ co cứng, tê liệt. Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp uốn ván ảnh hưởng tới cơ hô hấp, bệnh nhân không thể trao đổi khí, dẫn tới suy hô hấp, tử vong.

Uốn ván nguy hiểm như vậy, nên việc tiêm phòng cho các mẹ là rất cần thiết. Khi tiêm phòng vắc xin uốn ván, mẹ bầu không chỉ bảo vệ được bản thân mình mà còn giúp con yêu được bảo vệ toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và cả vào những tháng đầu sau sinh. Vậy việc tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai cụ thể như thế nào? Liệu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

>>> Bạn có thể tham khảo: Các xét nghiệm trước khi sinh mổ: Mẹ bầu không nên bỏ qua

Vacxin uốn ván cho phụ nữ mang thai

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vacxin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:

Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.

Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.

Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.

Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nếu mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, thì chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Mẹ bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?

Nếu chẳng may mẹ bầu quên tiêm mũi 2 vacxin uốn ván, vậy chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Để trả lời câu hỏi này, cần cân nhắc vào lịch sử tiêm chủng của mẹ.

Trường hợp mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván (vacxin DTaP) – Chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Không phải ai mang thai và lần mang thai nào cũng cần tiêm ít nhất 2 mũi vacxin uốn ván. Trong trường hợp mẹ bầu lúc nhỏ đã được tiêm 3 mũi vacxin DTaP, theo khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi uốn ván vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Lí do là miễn dịch với uốn ván đã được tạo ra khi tiêm 3 mũi DTaP vào lúc nhỏ, theo thời gian có thể nồng độ kháng thể sẽ hơi suy giảm một chút. Nhưng chỉ cần nhắc lại cho hệ miễn dịch bằng 1 mũi tiêm, nồng độ kháng thể sẽ đạt hiệu quả trở lại.

Một thông tin cho các mẹ là vacxin DTaP nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, được tiêm phòng miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi từ năm 1985 đến nay. Vì vậy với các mẹ trẻ, nhiều khả năng đã có miễn dịch từ chương trình tiêm chủng và nay chỉ cần tiêm nhắc 1 mũi. Nếu không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng, các mẹ phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không
Nếu chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Trường hợp mẹ mang thai lần đầu, chưa tiêm hoặc không rõ đã tiêm vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván trước đây

Bà bầu chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với trường hợp mẹ bầu mang thai lần đầu, chưa tiêm hoặc không rõ lịch sử tiêm ngừa uốn ván trước đây. Theo khuyến cáo, cần tiêm tối thiểu 2 mũi vacxin uốn ván để mang lại hiệu quả bảo vệ cho mẹ và con. Mũi 1 được tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất tối thiểu là 1 tháng và cách ngày sinh ít nhất 1 tháng.

Trong trường hợp này, với thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không, thì câu trả lời là chỉ với 1 mũi vacxin uốn ván vẫn có thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh. Nhưng hiệu quả bảo vệ là chưa cao, các mẹ vẫn có khả năng mắc uốn ván trong quá trình sinh nở. Vì vậy các mẹ cần tiêm phòng đầy đủ 2 mũi vacxin uốn ván để đảm bảo chắc chắn bản thân và con yêu được bảo vệ.

Tuy nhiên, không nên tiêm bù mũi 2 khi quá gần ngày sinh (<1 tháng). Nguyên nhân do thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần vacxin lúc đó. Cũng như, thời gian quá ngắn khiến vacxin chưa phát huy được tác dụng bảo vệ mẹ và em bé.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Các mẹ đã biết lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chưa?

Trường hợp mẹ mang thai những lần sau, đã tiêm phòng đầy đủ ở lần mang thai trước – Chỉ tiêm 1 mũi vacxin uốn ván có sao không?

Chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với các mẹ quan tâm tới sức khỏe, luôn tiêm phòng đầy đủ, thì ở những lần mang thai sau chỉ cần tiêm 1 mũi nhắc lại vacxin uốn ván. Thậm chí không cần tiêm nhắc lại nếu khoảng cách giữa các lần mang thai <1 năm, do lúc này hiệu quả bảo vệ vẫn còn.

[inline_article id=296230]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc chỉ tiêm 1 mũi uốn ván có sao không. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm 10 dấu hiệu sắp sinh con so mà mẹ bầu cần biết

Một trong những điều các mẹ nên biết là kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so, nhằm chuẩn bị tốt nhất để đón bé chào đời.

Sinh con so là gì?

Sinh con so chính là quá trình chuyển dạ sinh con đầu lòng. Quá trình này sẽ có biết bao bỡ ngỡ vì mọi thứ với người phụ nữ đều là những lần đầu. Lần đầu mang thai, lần đầu ốm nghén, lần đầu sinh nở, và lần đầu làm mẹ. Vì vậy các mẹ sẽ bối rối vì chưa có kinh nghiệm nhận biết các dấu hiệu sắp sinh con so.

Khác với sinh con so là sinh con rạ. Con rạ được dùng để chỉ chung những lần sinh con sau. Ở những lần sau này, mẹ có kinh nghiệm hơn trong việc mang thai và sinh nở, vì vậy cũng có những khác biệt trong quá trình mang nặng đẻ đau. TĐồng thời lúc này cơ thể người mẹ sẽ có những khác biệt so với những lần sinh nở đầu.

Theo thống kê, những mẹ sinh con so có giai đoạn chuyển dạ kéo dài từ 12 – 24 giờ. Còn các mẹ bầu sinh con rạ chỉ chuyển dạ trong trung bình 8 – 16 giờ. Nguyên nhân là vì cổ tử cung và tầng sinh môn của phụ nữ sinh con rạ đã bị giãn ra và mỏng đi sau lần mang thai đầu tiên. Không những vậy, các mẹ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm về các dấu hiệu sắp sinh con so, khiến thời gian kéo dài và tốn nhiều sức lực sinh con hơn. Vì thế, mẹ bầu cần tìm trang bị những kinh nghiệm về dấu hiệu sắp sinh con so nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất để đón con chào đời.

dấu hiệu sắp sinh con so

Các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so cho các mẹ

Cùng xem qua các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so dưới đây mẹ nhé!

1. Kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so – Bong nút nhầy

Trong thai kỳ, dịch vùng cổ tử cung dưới tác dụng của hormone thai kỳ, sẽ hình thành nút nhầy ở cổ tử cung. Đây là “hàng rào” bảo vệ thai nhi phát triển, tránh được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại hay các lực cơ học bên ngoài tác dụng vào buồng ối.

Một trong nhưng kinh nghiệm sắp sinh con so là có dấu hiệu bong nút nhầy. Khi cổ tử cung bắt đầu mở để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn phía trước, nút nhầy sẽ bị bong ra dưới dạng dịch trong suốt hoặc trắng đục, có khi lẫn chút máu tươi hoặc ngả nâu, hơi nhầy, nhớt.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Ra dịch nhầy màu nâu bao lâu thì sinh?

2. Tụt bụng, sa bụng theo kinh nghiệm là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so

Đối với mẹ mang thai lần đầu, kinh nghiệm cho thấy đây là dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần. Dấu hiệu bụng tụt xuống dưới thấp (sa bụng bầu) rất dễ để nhận biết trên các bà mẹ sinh con so. Nguyên nhân là vì cơ bụng lúc này vẫn còn săn chắc, vì thế khi bụng tụt mẹ bầu sẽ dễ dàng cảm nhận được một cách rõ ràng.

Tụt bụng xảy ra do em bé sẽ dần di chuyển xuống phía dưới trong khung chậu của mẹ để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn và tiểu nhiều hơn.

3. Dễ thở hơn

Trong thai kỳ, thai nhi trong buồng tử cung sẽ chiếm một thể tích lớn trong bụng mẹ. Nhất là vào những tháng cuối, khi em bé lớn hơn, sẽ chèn ép lên cơ hoành và lồng ngực khiến mẹ có thể cảm giác thở khó hơn bình thường. Khi em bé bắt đầu tụt xuống khung chậu, mẹ có thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian ổ bụng, nhờ vậy giảm được áp lực thai lên lồng ngực, cơ hoành, và giảm tình trạng trào ngược. Vì vậy theo kinh nghiệm thì dễ thở hơn cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so.

những dấu hiệu sắp sinh con so

4. Cảm giác các khớp giãn ra

Các khớp giãn ra cũng là một trong các kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so. Trong thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của bà bầu trở nên mềm và giãn hơn. Khi chuẩn bị sinh, xương khớp lại càng trở nên linh hoạt hơn nhằm giúp khung chậu mở rộng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này cũng rất quan trọng để mẹ ước chừng thời gian bé chào đời. Các mẹ có thể cảm nhận được sự linh hoạt của các khớp vào những ngày cuối lúc em bé chuẩn bị chào đời.

5. Tiêu chảy, theo kinh nghiệm cũng là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so

Tiêu chảy khi mang thai là một hiện tượng thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trước khi sinh thì tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là trước sinh khoảng 1 ngày. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do các yếu tố kích thích đến đường ruột khi sinh con. Khi chuẩn bị sinh những yếu tố liên quan sẽ tác động lên ruột và gây ra hiện tượng đau bụng kèm với việc phân lỏng để đào thải những cặn bã có trong ruột để thai nhi có thể thoải mái hơn khi ở trong bụng mẹ.

6. Chuột rút, đau lưng nhiều hơn

Kinh nghiệm nữa cho các mẹ, chuột rút, đau hai bên háng và đau lưng nhiều hơn là những dấu hiệu sắp sinh con so. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình kéo căng và chuyển dịch các cơ và khớp để chuẩn bị cho việc sinh nở.

Kinh nghiệm dấu hiệu sắp sinh con so

7. Giảm hoặc ngừng tăng cân

Trong suốt thai kỳ, các mẹ sẽ tăng cân đều đặn hàng tháng. Tuy nhiên, vào tháng cuối của thai kỳ lại ngược lại, cân nặng của mẹ ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ. Các mẹ đừng quá lo lắng vì tình trạng này là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do lượng nước ối bắt đầu giảm đi, chuẩn bị cho em bé chào đời.

8. Cơn co tử cung mạnh, dồn dập hơn

Các cơn co thắt chính là một trong những dấu hiệu sắp sinh con so rõ ràng nhất theo kinh nghiệm. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt các cơn co thắt tử cung gây chuyển dạ với cơn co braxton-hicks, thứ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. MarryBaby mách mẹ một vài dấu hiệu để giúp phân biệt hai hiện tượng đau này như sau:

  • Cơn co thắt gây chuyển dạ sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt gây chuyển dạ vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt gây chuyển dạ: Tần suất ngày càng liên tục, đau đớn và đều đặn hơn, cách nhau khoảng 5-7 phút.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: 7 điều chồng nên làm khi vợ có dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ

9. Cổ tử cung bắt đầu mở, theo kinh nghiệm là một trong những dấu hiệu rõ ràng sắp sinh con so

Khi chuẩn bị bước vào quá trình vượt cạn, cổ tử cung sẽ bắt đầu mở ra, tạo điều kiện thuận lợi để em bé ra ngoài. Độ mở của cổ tử cung được đánh giá bởi các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh khi thăm khám, đơn vị tính bằng cm. Được đánh giá trên thang từ 0cm (chưa mở) tới 10cm (mở trọn hoàn toàn).

Ban đầu, dưới tác động của các cơn co tử cung, thai nhi sẽ dần được đẩy xuống phía dưới. Điều này khiến cho cổ tử cung bắt đầu mở. Quá trình tiếp tục diễn ra khiến cổ tử cung mỏng lại, ngắn đi và mềm ra. Khi cổ tử cung mở trọn hoàn toàn, các mẹ lúc này đã sẵn sàng cho những cơn rặn sinh con. Thông thường, thời gian để cổ tử cung mở trọn ở phụ nữ sinh con so sẽ lâu hơn so với con rạ.

10. Vỡ ối, chảy nước ối

Đây là dấu hiệu đáng tin tưởng rằng các mẹ sắp chuẩn bị chuyển dạ thực sự. Dưới tác động của các cơn gò tử cung, áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm và gây vỡ ối. Một vài mẹ có thể chảy nước ối theo dạng nước nhỏ giọt, trong khi số ít khác lại tuôn nước ối ra ngoài trong một lần. Các cơn co thắt thường trở nên dữ dội hơn nhiều sau khi bị vỡ ối. Sau vỡ ối số ít bà bầu sinh ngay, còn lại đa phần phải mất tới vài giờ.

[inline_article id=179023]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã trang bị những kinh nghiệm về dấu hiệu sắp sinh con so cho bản thân. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
3 tháng đầu Mang thai

Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Dấu hiệu thai vào tử cung nên biết

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết? Mời các mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Tại sao thai làm tổ lại gây đau bụng?

Trước khi muốn biết thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại xảy ra tình trạng này nhé.

Quá trình mang thai bắt đầu từ việc trứng được thụ tinh với tinh trùng. Trứng đã được thụ tinh lúc này gọi là hợp tử và bắt đầu nhân lên, phát triển. vậy trứng thụ tinh bao lâu thì làm tổ? Trong quá trình nhân lên, hợp tử di chuyển dần xuống tử cung chuyển dần qua các giai đoạn trở thành phôi dâu, rồi phôi nang. Cuối cùng phôi nang đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của người mẹ để làm tổ.

Có thai bao lâu thì đau bụng dưới? Trong quá trình phôi đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung của mẹ, các men ly giải được tiết ra để quá trình này diễn ra thuận lợi. Vậy quá trình thai làm tổ đau bụng bên nào? Bạn có thể gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới do thai làm tổ. Cảm giác đau bụng lâm râm, căng tức nhẹ, đau thường không tăng lên và có xu hướng giảm đi khi mẹ nghỉ ngơi.

Theo một nghiên cứu, có tới 28% phụ nữ có thai trải qua cảm giác đau bụng khi thai làm tổ. Tình trạng này là bình thường nên các mẹ không cần quá quan ngại đâu nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai, cảnh giác với mối nguy cận kề!

Quá trình thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết?

Chắc hẳn các mẹ sẽ thắc mắc vậy đau bụng dưới do thai làm tổ bao lâu thì hết? Câu trả lời cho các mẹ là tình trạng này thường sẽ xảy ra trong vòng 2-3 ngày khi phôi làm tổ. Tiến trình làm tổ này diễn ra vào khoảng ngày 6-10 sau khi thụ tinh. Cơn đau thường không tăng lên mà còn giảm dần theo thời gian, khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn.

thai làm tổ bao lâu thì hết đau bụng
Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết và thai làm tổ đau bụng bên nào?

Thường cơn đau do thai làm tổ chỉ gây ra cảm giác lâm râm, căng tức nhẹ, tuy nhiên một số mẹ có thể cảm thấy đau nhiều hơn so với số khác. Lúc này, cần lưu ý không tự dùng thuốc giảm đau (NSAIDS, aspirin). Vì sử dụng các thuốc giảm đau này làm tăng nguy cơ thai không thể làm tổ, cũng như sảy thai.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề thai mấy tuần thì vào tử cung để hiểu hơn về vấn đề thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết nhé.

Các dấu hiệu nhận biết thai đã vào tổ an toàn

Sau khi tìm hiểu thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết; chúng ta cần nắm rõ thêm các dấu hiệu cho biết thai đã làm tổ kèm theo ở phần dưới đây:

  • Buồn nôn: Buồn nôn là triệu chứng của ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này là do sự thay đổi đột ngột của hormone thai kỳ.
  • Thay đổi tâm sinh lý: Một số phụ nữ khi mang thai trải qua quá trình thay đổi tâm sinh lý bất thường như tăng hoặc giảm ham muốn tình dục, dễ thay đổi cảm xúc,…
  • Sự thay đổi vùng ngực: Một số phụ nữ có thể có một số dấu hiệu thay đổi ở vùng ngực do sự gia tăng hormone thai kỳ. Chẳng hạn như sưng to, đau, hay nhạy cảm hơn,…
  • Thay đổi mùi vị: Một số thai phụ có thể bị thay đổi vị giác và khứu giác. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạn dễ buồn nôn khi ngửi thấy một số mùi hương.
  • Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung: Sự gia tăng hormone progesterone sau khi thai bám vào niêm mạc tử cung sẽ làm cho cổ tử cung sưng to và tạo ra nhiều dịch nhầy có lẫn chút máu màu hồng hoặc hơi nâu.
  • Máu báo thai: Máu báo thai thường có màu hồng nhạt và ra lốm đốm ở quần lót không giống với màu đỏ đậm của kinh nguyệt. Thường ra máu báo thai chỉ kéo dài từ vài giờ đến vài ngày không kéo dài ngày như kinh nguyệt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu thai đã vào tổ an toàn, mẹ cập nhật để an tâm

Các trường hợp đau bụng dưới cần gặp bác sĩ

Ngoài việc để ý tới cơn đau bụng do thai làm tổ bao lâu thì hết, các mẹ cần lưu ý các trường hợp đau bụng sau cần đi gặp bác sĩ:

  • Đau bụng kèm sốt, ớn lạnh
  • Đau bụng kèm, đi ngoài tiêu chảy, buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể choáng váng, thậm chí ngất xỉu
  • Đau bụng dưới kèm các tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt
  • Đau bụng dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm theo thời gian
  • Đau bụng kèm chảy máu âm đạo lượng nhiều, thấm băng vệ sinh (khác với máu báo thai chỉ chảy ít, lấm tấm)

Các trường hợp này, mẹ bầu cần đi khám ở các cơ sở y tế để tìm nguy nhân và có hướng xử trí phù hợp, kịp thời. Bởi tình trạng đau bụng lúc này không còn phải do thai làm tổ gây nên nữa.

Đau bụng do thai làm tổ, các mẹ nên làm gì?

Bên cạnh việc chú ý tới việc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ có thể thử một số phương pháp giúp làm giảm cảm giác khó chịu do cơn đau:

thai làm tổ đau bụng bao lâu
Thai làm tổ đau bụng bao lâu và mẹ nên làm gì?
  • Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, căng thẳng.
  • Nghe nhạc, đọc sách, thư giãn giúp giảm căng thẳng làm cho mẹ bầu quên đi cảm giác đau bụng.
  • Bổ sung vi chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ nào.
  • Vận động thường xuyên. Có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu.
  • Chế độ ăn uống khoa học và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh, trái cây có thể làm giảm các cơn đau. Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.

[inline_article id=296230]

Hi vọng thông qua bài viết, các mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi nào mẹ bầu cần tránh?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm và có thể phản ứng lại với một số loại thuốc. Tồi tệ hơn nó có thể gây ra dị tật ở thai nhi, để lại những hậu quả khôn lường cho cả mẹ và bé. Bởi thế mà khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý điều dưỡng cũng như cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc. Để không quá “gà mờ”, cùng MarryBaby đi tìm những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi mẹ phải biết nhé!

Điểm mặt các loại thuốc gây dị tật ở thai nhi

Kể cả thực phẩm chức năng hay thuốc thông thường đều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho bào thai. Chính vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ, với liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp. Ngoài ra, mẹ cần nắm rõ những loại thuốc có thể gây dị tật cho thai nhi sau:

1. Một số loại thuốc an thần 

Để điều trị các triệu chứng về thần kinh, thuốc an thần khá được ưa chuộng. Tuy nhiên với mẹ bầu có thể khiến trẻ bị bại não cũng như chậm phát triển. Nếu bị mất ngủ, bồn chồn, lo âu mẹ hãy tới gặp bác sĩ để được kê toa và tư vấn kỹ nhất. Tự ý sử dụng thuốc an thần có thể để lại hậu quả tai hại cho thai nhi. 

2. Một số thuốc chống đông máu 

Thuốc chống đông máu được chỉ định với mẹ bầu gặp các vấn đề về tim mạch, dễ hình thành cục máu đông. Do đó ta cần sự chỉ dẫn chuyên khoa thay vì tự ý sử dụng mà gây xuất huyết, dị tật bào thai. Đặc biệt loại thuốc warfarin còn tăng nguy cơ tử vong, không dùng trong tam cá nguyệt đầu và cuối. 

những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi
Những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi là gì?

3. Những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi: Một số thuốc kháng sinh

Cứ hễ gặp vấn đề gì về sức khỏe, mọi người lại tìm mua thuốc kháng sinh. Đó vì lý do mà tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh ngày một tăng. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần hết sức thận trọng vì một số thuốc thuộc nhóm này có thể để lại dị tật cho thai nhi. Hậu quả là trẻ sinh ra có thể bị điếc bẩm sinh, thần kinh không được ổn định,..

4. Một số thuốc chống nấm

Nhắc đến những loại gây dị tật cho thai nhi nhất định phải kể đến thuốc chống nấm. Fluconazol, Miconazole và Itraconazole là ba loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất.

Thành phần hoạt tính của chúng có thể điều trị nấm âm đạo, nấm miệng, nấm tóc,… Thế nhưng với phụ nữ mang thai, thuốc chống nấm làm tăng độc tính, dị tật não, cung xương đùi ở bào thai. 3 tháng đầu, mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi dùng loại thuốc này, ưu tiên dạng bôi hơn đường uống. 

5. Nhóm thuốc chống cảm, buồn nôn 

Đối với mẹ bầu, thuốc cảm và chống buồn nôn đều được xếp vào nhóm những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi. Bên cạnh đó, thuốc kháng viêm cũng làm tăng nguy cơ khép kín ống động mạch của mẹ. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kíp thời

6. Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A và hormone

Tại sao thai nhi dị bẩm sinh trong khi mẹ không dùng thuốc tây? Có thể là vì mẹ sử dụng thực phẩm chức năng chưa đúng cách. 

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, bao gồm việc mẹ bầu sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin hoặc hormone. Một khi mẹ bầu sử dụng quá liều vitamin, cụ thể là vitamin A đều có thể để lại dị tật thai nhi. Đó chính là lý do vì sao vitamin được cân nhắc vào danh sách những thuốc gây dị tật cho thai nhi. 

Hiện nay, chưa có công bố chính thức retinol (thuộc nhóm vitamin A) có phải là nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi hay không. Dẫu vậy, theo FDA retinol được xếp vào nhóm thuốc nguy cơ cao với cả mẹ và bé. Một khi hàm lượng vitamin A vượt quá ngưỡng cho phép, tỷ lệ quái thai ngày một tăng. 

Thêm nữa, thuốc hormone giới tính còn ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của trẻ. Dù cho là thực phẩm chức năng, mẹ đều cần sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.

7. Nhóm thuốc điều trị khối u 

Theo chuyên gia, những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi mẹ cần tránh đầu tiên là thuốc chống đông máu. Vì chúng có thể gây ra cơn co thắt tử cung, dẫn đến sinh non. Nếu mẹ đang có thai cần thông báo ngay cho bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi
Thuốc điều trị khối u là một trong những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi

8. Một số vacxin

Đại đa số, trước khi mang thai mẹ đều được khuyên cần phải tiêm đủ các loại vacxin như phòng bệnh sởi, quai bị, rubella. Tuy nhiên một số loại vacxin mẹ cần tránh để bảo vệ thai nhi toàn diện là vacxin phòng bệnh dại, bệnh thương hàn,… 

9. Thuốc chống co giật 

Những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi mẹ nên gì? Đó là thuốc chống co giật. Đây là loại thuốc thường dùng trong các trường hợp sốt cao, bệnh động kinh và co giật. Tuy nhiên chúng tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây dị tật bào thai. Ví dụ như Phenobarbital làm sứt môi, dị tật tim, vòm miệng.

>>> Bạn có thể tham khảo: HCG tăng cao nhưng không có thai, nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

Giải đáp 1001 câu hỏi về sử dụng trong thai kỳ 

Có vô vàn thắc mắc được đặt ra trong suốt quá trình mang thai mà mẹ bầu cần được trả lời. Để mẹ có được thai kỳ khỏe mạnh, MarryBaby sẽ giải đáp một số câu hỏi phổ biến sau: 

1. Thuốc có thể gây hại cho thai nhi như thế nào ?

Có nhiều nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi, một phần là do sử dụng thuốc không an toàn. Vì tất cả các loại thuốc mẹ dùng trong thai kỳ đều tác động trực tiếp lên nhau thai, làm thay đổi chức năng của bánh rau. Không những thế, thuốc có thể ảnh hưởng lên tử cung, gây ra các cơn co bóp dẫn đến sinh non hoặc thai lưu. 

những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi
Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ trước khi uống thuốc để tránh những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi

2. Đâu là biểu hiện của dị tật ở thai nhi?

Để phát hiện ra các dấu hiệu thai nhi bị dị tật sớm nhất, mẹ cần tiến hành khám sàng lọc hoặc chẩn đoán trước khi sinh. Trong đó các chẩn đoán là xét nghiệm xâm lấn nên thường được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, việc siêu âm định kỳ cũng có thể phát hiện sớm ra các dấu hiệu thai nhi bị dị tật. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai vô sọ là gì? – Phát hiện sớm dị tật thai vô sọ ở thai nhi

3. Trong suốt thai kỳ, giai đoạn nào mẹ cần chú ý nhất? 

Giai đoạn nào thai nhi dễ bị dị tật? Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm 3- 8 tuần đầu là giai đoạn dễ gây ra dị tật thai nhi nhất. Lý do là vì tế bào phôi thai mới được hình thành nên khá nhạy cảm với môi trường, hóa chất, các loại thuốc,… Hơn nữa, đây cũng là thời điểm thai nhi hình thành, não bộ, tay chân hay mắt cũng phát triển nhanh chóng. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu phải lưu ý đủ điều là bởi thế.

Chờ đợi 9 tháng 10 ngày để gặp được con yêu là điều không phải dễ dàng gì. Trong hành trình đó, mẹ đã rất cố gắng và cẩn thận để không gây ra bất cứ tổn thương nào cho bào thai. Và điều trước tiên mà bất cứ mẹ nào bước vào thai kỳ cần nắm rõ là danh sách những loại thuốc gây dị tật cho thai nhi. Việc còn lại là giữ tinh thần thoải mái và chờ đến ngày lâm bồn thôi!

[inline_article id=298897]