Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? 6 cách dùng đông trùng hạ thảo tốt cho mẹ bầu

Thế nhưng, đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Sử dụng sản phẩm tự nhiên này như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc trên nhé.

Bà bầu nên sử dụng đông trùng hạ thảo khi nào?

Mẹ bầu không nên sử dụng loại dược liệu này trong 3 tháng đầu. Bởi nó có thể biến chứng nguy hiểm cho bào thai, dẫn đến sảy thai, sinh non. Trong khoảng từ tuần thứ 11 đến tuần 12, thai nhi đang hình thành bộ phận sinh dục. Mẹ bầu không nên tự ý sử dụng đông trùng hạ thảo mà phải được sự cho phép và theo dõi của bác sĩ.

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ việc sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ giúp cơ thể mẹ và thai nhi khỏe mạnh hơn. Thai nhi phát triển nhanh và toàn diện, giảm tình trạng mệt mỏi do ốm nghén cho mẹ.

Mẹ nên uống đông trùng hạ thảo đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Ngoài tác dụng giúp thai nhi phát triển về thể chất và trí não, nó còn giúp da dẻ mẹ bầu mịn màng hồng hào hơn. Hơn thế nữa, dược liệu này có thể hạn chế tình trạng sinh thiếu tháng, sinh non.

Đáp án cho thắc mắc liệu đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không sẽ giúp mẹ có thêm động lực sử dụng loại dược liệu này hơn. 

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Công dụng đối với mẹ bầu

Cũng như một số thảo dược khác rất tốt cho phụ nữ nói chung như cây ích mẫu, gừng, cây nhọ nồi, tầm gửi cây gạo, tam thất, lá sương xông, lá mật gấu, trà hoa cúc,… đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Để làm rõ cho mẹ bầu, dưới đây là những công dụng tuyệt vời của đông trùng hạ thảo với bà bầu mà mẹ nên biết:

Dưỡng tâm an thần

Đông trùng hạ thảo giúp các mẹ bầu ăn ngon miệng hơn, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng nuôi dưỡng bào thai và có một sức khỏe tốt. Đồng thời, nó có tác dụng điều tiết cảm xúc, khiến tinh thần mẹ bầu thoải mái, sảng khoái, tạo giấc ngủ ngon nhất, hỗ trợ mất ngủ khi mang thai tháng cuối.

Tốt sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu chỉ ra rằng đông trùng hạ thảo có thể làm giảm cholesterol LDL “có hại” (LDL là chất gây tích tụ cholesterol). Ngoài ra, hàm lượng adenosine có trong đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ tim.

Ở giai đoạn mang thai, mẹ bầu rất dễ bị tổn thương tim, mạch do sự chèn ép của thai nhi. Do đó, việc dùng đông trùng hạ thảo có thể giúp bà bầu bảo vệ tim mạch trong thai kỳ.

[inline_article id=268213]

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Có, nó cung cấp chất dinh dưỡng 

Giàu protein, peptit, tất cả các axit amin thiết yếu và polyamine; saccarit và các dẫn xuất của đường; sterol; axit béo và các axit hữu cơ khác; dồi dào các loại vitamin (bao gồm B1, B2, B12, E và K); và các nguyên tố vô cơ… Có thể nói tóm gọn rằng, với 17 loại khoáng chất, cùng nhiều axit amin, vitamin, nguyên tố vi lượng quý giá, đông trùng hạ thảo có công dụng tốt cho bà bầu. Mẹ nên dùng để bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ.

Tác dụng bổ máu cho bà bầu

Các loại khoáng chất có trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Đây quả thực là loại biệt dược quý đặc biệt có ích mà mẹ nên tham khảo trong thời kỳ mang thai.

Bổ sung canxi

Lượng canxi trong đông trùng hạ thảo giúp cân bằng và bổ sung sự thiếu hụt canxi ở mẹ bầu. Từ đó giúp mẹ giảm tình trạng đau nhức xương.

Tăng cường sức đề kháng 

Việc sử dụng đông trùng hạ thảo trong quá trình mang thai là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi loại dược liệu này có rất nhiều hợp chất quý hiếm có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng đẩy lùi các bệnh như viêm họng, cúm, sốt, thủy đậu, cảm lạnh, dị ứng,..

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Chống lại tình trạng viêm nhiễm

Mẹ cũng rất dễ mắc phải các chứng viêm nhiễm, đặc biệt là viêm nhiễm phụ khoa trong quá trình mang thai. Trong khi đó, đông trùng hạ thảo có thể ức chế các protein – tác nhân gây tăng tình trạng viêm trong cơ thể. 

bà bầu dùng đông trùng hạ thảo có tốt không

Cách chế biến đông trùng hạ thảo cho bà bầu 

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không? Có mẹ nhé. Và còn có nhiều cách để sử dụng đông trùng hạ thảo bồi bổ cho mẹ bầu, vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe.

1. Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu ăn trực tiếp?

Việc ăn trực tiếp sẽ giúp các dưỡng chất có trong đông trùng hạ thảo được hấp thu trọn vẹn cho mẹ bầu. Khi cần, mẹ đem rửa sạch 1 con đông trùng hạ thảo rồi ngâm với nước ấm cho mềm và ăn trực tiếp là được nhé.

2. Nấu cháo đông trùng hạ thảo

Nguyên liệu gồm 7 gram đông trùng hạ thảo và 7 gram gạo nếp. Đem gạo nếp hầm cùng với 500ml nước, sau đó cho dược liệu vào và đun thêm 10 phút nữa. Mẹ nên dùng cháo khi còn ấm nóng để phát huy tác dụng của dược liệu này.

3. Ngâm mật ong

Đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu? Có nhé, mẹ bầu hãy chuẩn bị ngay 100 gram đông trùng hạ thảo và 300ml mật ong nguyên chất. Sau đó đem ngâm tất cả nguyên liệu trên vào bình thủy tinh, mỗi ngày mẹ chỉ dùng khoảng 10ml. Đây là bí quyết để giúp bồi bổ cho mẹ bầu và tránh các bệnh về đường hô hấp.

4. Pha trà đông trùng hạ thảo

tác dụng của đông trùng hạ thảo

Cách làm đơn giản với chỉ 2-3 gam đông trùng hạ thảo sấy khô. Sau đó tráng qua nước sôi một lần, rót khoảng 500ml nước sôi vào bình ngâm. Khoảng 10 phút sau là mẹ bầu có thể dùng được.

5. Gà tiềm đông trùng hạ thảo có tốt cho bà bầu không?

Canh gà tiềm từ lâu đã có công dụng an thai tốt cho mẹ bầu. Khi thêm một chút đông trùng hạ thảo, món canh sẽ tăng thêm dưỡng chất.

Để nấu canh gà tiềm đông trùng hạ thảo, mẹ cần chuẩn bị 5 con đông trùng hạ thảo, 1 con gà ta khoảng 1kg. Sau đó đem gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, cho vào nồi nầm cùng hành, gừng. Dược liệu được rửa sạch bằng nước ấm. Sau khi gà được hầm nhừ thì cho đông trùng hạ thảo vào. Nêm gia vị vừa ăn.

6. Đông trùng hạ thảo chưng cùng tổ yến?

Mẹ cần chuẩn bị 3 gram đông trùng hạ thảo, 12 gram tổ yến, đường phèn. Đàu tiên mẹ đem ngâm tổ yến trong nước 10 phút, vớt ra để ráo. Rồi chưng cách thủy tổ yến và đường phèn trong khoảng 15 phút. Sau đó cho đông trùng hạ thảo vào chưng thêm 5 phút thì mẹ có thể dùng.

Đông trùng hạ thảo cho bà bầu có tốt không khi dùng quá nhiều?

Nhiều mẹ bầu lầm tưởng là càng bổ sung nhiều đông trùng hạ thảo càng tốt. Đây được xem là quan niệm sai lầm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của mẹ và thai nhi. 

Ngoài kiến thức về đông trùng hạ thảo có tốt có bà bầu hay không, mẹ cần chú ý đến những mặt hạn chế của việc lạm dụng dược phẩm này.

Phản ứng phụ và rủi ro

Đông trùng hạ thảo nói chung là an toàn, nhưng nó có thể gây đau bụng, buồn nôn và khô miệng ở một số người khi dùng quá nhiều.

Mẹ bầu có bệnh nền như ung thư, tiểu đường hoặc rối loạn về máu không được tự ý dùng đông trùng hạ thảo mà không có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ của bác sĩ. Bởi vi, nó có thể tương tác với thuốc làm loãng máu và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Để đảm bảo an toàn, bà bầu nên dùng dược liệu này dưới sự tư vấn và theo sát của bác sĩ chuyên khoa. 

[inline_article id=270827]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Selen có tác dụng gì đối với bà bầu? Mẹ bầu có cần bổ sung selen không?

Mẹ có thể đã cố gắng duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và uống vitamin trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, một khoáng chất mẹ bầu thường bỏ qua trong thai kỳ là selen. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu selen là gì và thuốc selen có tác dụng gì đối với cơ thể mẹ bầu ở bài viết dưới đây nhé.

1. Selen là gì?

Selen là một khoáng chất được biết là có liên quan đến việc điều chỉnh chức năng miễn dịch và tuyến giáp. Selenium rất quan trọng đối với chức năng tuyến giáp vì enzyme chính kích hoạt hormone tuyến giáp có chứa selen. Những công dụng tuyệt vời của selen đối với cơ thể người có thể kể đến như:

  • Chống lão hóa
  • Khử độc
  • Hỗ trợ phòng chống ung thư
  • Giúp giảm triệu chứng hen suyễn
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
  • Selen giúp hoạt hóa hormon tuyến giáp
  • Tăng tuổi thọ
  • Tăng khả năng sinh sản

2. Thuốc selen có tác dụng gì với mẹ bầu và thai nhi

Selen có tác dụng gì đối với bà bầu:

  • Selenium được ví như “vệ sĩ” bảo vệ cơ thể mẹ khỏi những tổn thương do các gốc tự do và nhiễm trùng gây ra. 
  • Chất chống oxy hóa quan trọng này giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chức năng tuyến giáp. 
  • Selen cũng cần thiết cho quá trình sinh sản và sản xuất DNA.  
  • Cơ thể mẹ bị thiếu hụt selen sẽ tác động tiêu cực đến chức năng miễn dịch và não bộ. 

Selen có tác dụng gì đối với thai nhi:

  • Selen giúp bảo vệ thai nhi khỏi các độc tố trong cơ thể mẹ.
  • Selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân có hại. 

Liều lượng tiêu thụ thuốc và thực phẩm có chứa selen an toàn cho bà bầu là 60mcg selen/ngày. Ngoài việc hiểu rõ selen có tác dụng gì, việc bổ sung đúng liều lượng cũng rất quan trọng. 

Điều gì xảy ra khi cơ thể mẹ không có đủ lượng selen cần thiết?

Tình trạng selen thấp của người mẹ trong thời kỳ mang thai có gây ra:

  • Dị tật thai nhi, 
  • Dị tật ống thần kinh 
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
  • Trẻ sinh nhẹ cân, ốm yếu

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu chỉ ra selen ngăn ngừa sẩy thai, nhưng có nhiều báo cáo rằng thiếu hụt selen ở bà bầu có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây hại cho hệ thần kinh và miễn dịch của thai nhi. Vì thế, việc hiểu rõ selen có tác dụng gì và bổ sung liều lượng phù hợp là rất cần thiết.

3. Thực phẩm giàu selen cho bà bầu

selen có tác dụng gì

Những mẹ còn băn khoăn về vấn đề selen có tác dụng gì và cách thức bổ sung nên chú ý đến chế độ ăn uống. Sau đây là danh sách những thực phẩm giàu selen cho bà bầu:

Tinh bột

Bánh mì, ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc chứa nhiều selen và các khoáng chất khác. Cứ mỗi 1 chén mì hoặc ngũ cốc, bà bầu có thể nhận được tới 40 mcg selen. Ngoài ra, 2 lát bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt cung cấp khoảng 16 mcg từ. Tinh bột là nguồn selen lành mạnh tốt cho cơ thể.

Quả hạch brazil

Một khẩu phần ăn từ 6-8 hạt chứa khoảng 544 mcg. Tuy nhiên, Bà bầu hạn chế ăn quá nhiều loại hạt này để tránh độc tính của selen.

Hải sản

Cá ngừ chứa khoảng 92 mcg selenium trên 100g. Tiếp theo là cá mòi, sò, trai, cá bơn, tôm, cá hồi và cua, có chứa số lượng từ 40 đến 65 mcg. Với lượng selen dồi dào như vậy, mẹ nhớ thêm hải sản vào thực đơn của mình nhé.

Các loại thịt

Thịt lợn, thịt bò và thịt gà là những nguồn cung cấp selen khá cao. 

Với mỗi khẩu phần 50g thịt lợn chứa khoảng 33 mcg selen. 

Phần thịt thăn bò cấp cho mẹ khoảng 33 mcg. Gan bò cung cấp khoảng 28 mcg, và thịt bò xay cung cấp khoảng 18 mcg.

Thịt gà sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 22 đến 25 mcg selen trên 50g. 

Những loại thịt này còn có nhiều dưỡng chất rất tốt trong việc hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Trứng

Selen có tác dụng gì và dưỡng chất như thế nào trong trứng? Một quả trứng luộc chín cung cấp khoảng 20 mcg selen. Mẹ có thể nấu trứng chín bất kỳ cách nào mẹ thích, vì lượng selen nhận được là như nhau.

Gạo lứt

Một chén gạo lứt cung cấp 19 mcg selen, tương ứng 27% lượng khuyến nghị hàng ngày. Ăn gạo lứt cùng thịt gà hoặc gà tây sẽ tăng mức hấp thụ selen lên đến 50 mcg selenium.

Hạt hướng dương

Một phần tư cốc hạt hướng dương cung cấp gần 19 mcg selenium. Ngoài thực phẩm ăn nhẹ tuyệt vời, loại hạt này cũng có thể cung cấp selen cho bà bầu và em bé.

Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường selen bằng cách bổ sung thuốc.

Bà bầu cần 83 microgam selen (ở dạng selen methionine) ở dạng viên uống hàng ngày trong suốt thời gian mang thai và trong 3-6 tháng sau khi chuyển dạ.

4. Selen có tác dụng gì trong thai kỳ? Lưu ý khi bà bầu bổ sung selen

selen có trong thực phẩm nào

  • Khi tiêu thụ quá mức, selen có gây tác hại gì không thì câu trả lời là không. 
  • Vì selen hòa tan trong chất béo, có nghĩa là bất kỳ lượng bổ sung nào của khoáng chất này đều được lưu trữ trong gan và các mô mỡ của cơ thể. 
  • Nó không đi qua cơ thể dễ dàng như các vitamin và khoáng chất hòa tan trong nước. Vì vậy, việc tiêu thụ một lượng quá mức có thể tích tụ đến mức độc hại cho cơ thể.
  • Ngộ độc selenium nghiêm trọng gây ra bệnh xơ gan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vậy nên, mẹ cần lựa chọn những khoáng chất, thực phẩm phù hợp và an toàn.
  • Ngoài ra, bà bầu không nên ỷ lại việc bổ sung dạng thuốc. Chế độ ăn dinh dưỡng và khoa học vẫn là quan trọng nhất.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết xoay quanh câu hỏi selen có tác dụng gì với mẹ bầu và thai nhi. MarryBaby chúc mẹ có được quá trình mang thai hiệu quả và dễ dàng. 

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Vì sao cần bổ sung kẽm cho bà bầu? Liều lượng bao nhiêu?

Vậy bổ sung kẽm cho bà bầu như thế nào là đủ? Mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây với MarryBaby nhé. 

1. Vai trò của kẽm cho bà bầu đối với mẹ và bé

Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong nhiều chức năng sinh học của cơ thể, bao gồm tổng hợp protein, phân chia tế bào và chuyển hóa axit nucleic. Do đó, trong 9 tháng thai kỳ, tế bào của thai nhi phát triển rất nhanh, đồng nghĩa với việc bổ sung kẽm cho bà bầu trở nên rất quan trọng.

Khoáng chất thiết yếu này cũng sẽ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mẹ, duy trì vị giác, khứu giác và chữa lành vết thương cho mẹ sau khi sinh.

Đáng chú ý, một nghiên cứu tổng hợp thông tin từ 17,000 phụ nữ sau sinh tại Úc, Nhật Bản, Trung Quốc và Canada năm 2015 kết luận rằng bổ sung kẽm có liên quan đến việc giảm đáng kể tỷ lệ sinh non đến 14%.

thuốc kẽm cho bà bầu
Kẽm đóng vai trò sản xuất năng lượng và sự phát triển não bộ của bé.

Đối với thai nhi, kẽm đóng vai trò phát triển tế bào và sản xuất – hoạt động ADN trong cơ thể. Kẽm cũng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng và sự phát triển não bộ của bé. 

Khi nồng độ kẽm trong huyết tương của mẹ bầu thấp, lượng kẽm vận chuyển qua nhau thai bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu kẽm cho thai nhi. 

Tình trạng thiếu kẽm của người mẹ có thể dẫn đến những hậu quả sau:

Ngoài ra, nhiều báo cáo đã ghi nhận nồng độ kẽm trong huyết thanh thấp có liên quan đến những bất thường của quá trình chuyển dạ như xuất huyết sau sinh, tăng huyết áp khi mang thai và sinh con nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm và suy giảm khả năng miễn dịch. Do đó, bổ sung kẽm cho bà bầu chính là một trong những cách góp phần cải thiện sức khỏe của trẻ sơ sinh.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vitamin B2 có tác dụng gì đối với thai kỳ? Cách dùng vitamin B2 cho bà bầu

2. Tình trạng thiếu kẽm ở mẹ bầu 

bổ sung kẽm cho bà bầu

Mặc dù tình trạng thiếu kẽm nghiêm trọng được coi là hiếm, nhưng mức thiếu hụt từ nhẹ đến trung bình tương đối phổ biến trên toàn thế giới. Ước tính gần đây có khoảng 0,5 triệu trường hợp tử vong mẹ và trẻ em hàng năm do thiếu kẽm. Điều này dấy lên lo ngại về việc bổ sung đủ lượng kẽm cho bà bầu.

Theo một tài liệu đánh giá được xuất bản từ năm 1970 đến năm 1991, trung bình phụ nữ mang thai và cho con bú trên toàn thế giới tiêu thụ 9,6 mg kẽm mỗi ngày trong 6 tháng cuối của thai kỳ. Mức tiêu thụ này thấp hơn nhiều so với mức khuyến nghị 12 mg mỗi ngày.

3. Nguyên nhân bà bầu bị thiếu kẽm và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu kẽm

  • Do chế độ dinh dưỡng: Chất lượng bữa ăn kém, ăn nhiều ngũ cốc, ít thức ăn có nguồn gốc động vật là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm. Phần lớn mẹ bầu thiếu kẽm rơi vào nguyên nhân này.
  • Do bệnh tật : Các bệnh lý về đường ruột, ung thư, bệnh gan mãn tính, bệnh thận mãn tính,…làm cho kẽm khó hấp thu vào cơ thể mẹ và nhau thai.
  • Do di truyền: Bệnh acrodematis cũng khiến cơ thể không hấp thu được kẽm.

Cách nhận biết bầu bị thiếu kẽm

Bà bầu bị thiếu kẽm sẽ có những triệu chứng sau:

  • Tự nhiên giảm cân bất thường
  • Vết thương khó lành
  • Tổn thương mắt và da, niêm mạc
  • Giảm chức năng khứu giác và vị giác
  • Chức năng hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Rụng tóc, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp
  • Các vết thương như bỏng, vết loét chậm lành
  • Viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, rụng tóc, rụng lông
  • Thiếu tỉnh táo
  • Ăn không ngon

Khi bị thiếu kẽm, phụ nữ mang thai cần bổ sung kẽm cho bà bầu đúng cách.

4. Cách bổ sung kẽm cho bà bầu

Liều lượng kẽm cần bổ sung cho mẹ bầu

Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai cần 11 mg kẽm/ngày đối với mẹ từ 19 tuổi trở lên.

Thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu

Dưới đây là một số nguồn thực phẩm với lượng kẽm dồi dào cho phụ nữ mang thai. Thực phẩm chứa kẽm bao gồm thịt đỏ, động vật có vỏ, thịt gia cầm, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc tăng cường, đậu và các loại hạt.

Trong đó, lượng kẽm cụ thể mà cơ thể có thể hấp thụ được từ các thực phẩm như sau:

  • 90g thịt bò nướng, nấu chín: 7,0 mg kẽm
  • 90g cua hoàng đế Alaska, nấu chín: 6,5 mg kẽm
  • 90g thịt lợn thăn, nấu chín: 2,9 mg kẽm
  • 1 khẩu phần ngũ cốc ăn sáng, được tăng cường 25% giá trị kẽm hàng ngày: 2,8 mg kẽm
  • 90 thịt gà, nấu chín: 2,4 mg kẽm
  • 230g sữa chua ít béo với trái cây: 1,7 mg kẽm
  • 30g hạt điều rang khô: 1,6 mg kẽm
  • 230g sữa ít béo hoặc không béo: 1,0 mg kẽm
  • 120g đậu tây: 0,9 mg kẽm
  • 30g hạnh nhân rang khô: 0,9 mg kẽm
  • 30g phô mai: 0,9 mg kẽm

Trong số đó, hàu là nguồn thực phẩm giàu kẽm nhất – chỉ cần hai con có thể cung cấp nhiều hơn lượng khuyến nghị cho cả ngày. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn hàu sống trong khi mang thai (hoặc bất kỳ thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín) vì có nguy cơ mắc bệnh qua đường tiêu hóa. Hơn nữa, hàu được thu hoạch từ một số khu vực có chứa hàm lượng thủy ngân cao nên mẹ không nên ăn thường xuyên. Tổng lượng hải sản mà mẹ bầu có thể ăn trong 1 tuần là 340 grams (tương ứng 8-12 ounces), theo khuyến cáo từ FDA Hoa Kỳ.

Nhắc đến thực phẩm giàu kẽm cho bà bầu, không thể không kể đến hàu

>>> Mẹ có thể xem thêm: Thực phẩm cho bà bầu: Những thực phẩm giàu dưỡng chất

5. Cần bổ sung kẽm cho bà bầu không?

Khi có một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lý, mẹ đã hấp thụ đủ lượng kẽm cần thiết. Tuy nhiên, khi chưa nhận đủ lượng kẽm từ chế độ ăn uống của mình, mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ sung kẽm cho bà bầu.

Đặc biệt với những bà bầu ăn chay, mẹ có thể khó nhận đủ kẽm từ thực phẩm. Vì việc hấp thụ kẽm từ thức ăn thực vật khó hơn. Do đó, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cần bổ sung kẽm hay không.

Các loại thuốc bổ sung có chứa kẽm cho bà bầu phổ biến là gluconat kẽm hay sulfat kẽm. Mẹ nên dùng sau ăn 30 phút và duy trì trong thời gian 2-3 tháng để thấy được hiệu quả. Nghiên cứu tại Peru cho thấy, mẹ bầu ở mốc 28–30 tuần và 37–38 tuần khi uống bổ sung kẽm giúp tăng lượng kẽm trong máu, nước tiểu của mẹ và trong dây rốn của thai nhi.

Lưu ý: Không cần thiết phải ăn hoặc uống quá nhiều kẽm. Mẹ không nên tiêu thụ quá 40 mg mỗi ngày từ sản phẩm bổ sung kẽm. Nếu bà bầu cần bổ sung thêm sắt thì dùng kẽm trước rồi mới dùng sắt, vì sắt làm cản trở sự hấp thu kẽm.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã nắm được cách bổ sung kẽm cho bà bầu sao cho hiệu quả. Mẹ nên xác định lượng kẽm mà cơ thể cần bổ sung, cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học và phù hợp nhất nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn mắm tôm được không và những lưu ý khi bà bầu ăn mắm tôm

Với hương vị hấp dẫn, các món mắm như mắm tôm rất dễ kích thích sự thèm ăn của các mẹ bầu. Nhưng khi đặt vấn đề khẩu vị qua một bên, mẹ bầu còn phải cân nhắc đến tính an toàn của loại món ăn này. Bởi lẽ mắm được tạo ra từ môi trường vi khuẩn dễ sinh sôi. Vậy bà bầu ăn mắm tôm được không?

Bà bầu ăn mắm tôm được không? 

Bà bầu ăn mắm tôm được không? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định chắc chắn bà bầu không có được ăn mắm tôm. Do đó, bạn có thể ăn được mắm tôm khi đang mang thai. Thậm chí, mắm tôm còn giúp hỗ trợ giảm đột quỵ, tốt cho tim mạch, tránh dị tật thai nhi, tăng cường chức năng võng mạc, cung cấp DHA phát triển não bộ thai nhi, giảm các bệnh về khớp…

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo; khi bà bầu nên cẩn trọng vì:

  • Dễ ngộ độc thực phẩm: Trong mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, nếu không chế biến sạch sẽ có thể gây ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu.
  • Có thể ăn phải mắm tôn bẩn: Khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm tôm có tươi, sạch không, quy trình chế biến như thế nào,…
  • Tăng nguy cơ bị cao huyết áp và phù nề: Mắm tôm có vị khá mặn. Do đó, nếu mẹ ăn hơn mức khuyến cáo bình thường có thể dẫn tới phù nề làm tăng huyết áp, gây nên các triệu chứng như mất nước, mệt mỏi, buồn bực,…

[key-takeaways title=””]

Như vậy, “bà bầu có được ăn mắm tôm không?” thì câu trả lời là được, nhưng không nên ăn nhiều. Bởi lẽ mang thai là thời kỳ nhạy cảm, tiêu hóa của mẹ bầu dễ bị rối loạn hơn bình thường. Hơn nữa, các loại hải sản và thực phẩm chế biến từ hải sản nói chung, có khả năng chứa thủy ngân  nguy hại cho thai nhi nên đừng ăn quá nhiều. 

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu ăn mắm được không? Những loại mắm nào an toàn cho bà bầu?

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn mắm tôm

Bà bầu ăn mắm tôm có được không?

Sau khi tìm hiều bà bầu ăn mắm tôm được không; bạn cũng nên biết mắm tôm là nguồn dưỡng chất tuyệt vời. Do đó bạn cũng nên biết mắm tôm mang đến những lợi ích tuyệt vời như:

  • Tốt cho tim mạch: Mắm tôm chứa axit béo omega 3 có nồng độ cholesterol thấp, nó là tốt cho sức khỏe tim mạch của mẹ.
  • Giúp chống lại các tác nhân gây bệnh: Trong mắm tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và dễ hấp thụ, bà bầu ăn mắm tôm giúp chống các bệnh tiềm ẩn.
  • Hạn chế được lượng đường trong máu: Mắm tôm giúp làm hạn chế được lượng đường trong máu. Mẹ ăn mắm tôm sẽ hạn chế được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
  • Giảm ảnh hưởng bởi các bệnh về khớp: Khi mang thai, mẹ thường hay mắc các bệnh về khớp hơn bao giờ hết. Các chất dinh dưỡng trong mắm tôm giúp mẹ giảm tránh đi được phần nào khi mang thai
  • Tránh dị tật cho thai nhi: Bà bầu ăn mắm tôm được không? Mắm tôm là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B giúp quá trình hình thành hệ thần kinh của bé được ổn định. Đồng thời, khi bà bầu ăn mắm tôm còn phòng tránh được các dị tật cho thai nhi.
  • Mắm tôm giàu DHA giúp thai nhi phát triển não bộ: Mắm tôm truyền thống chứa một lượng lớn DHA (Docosahexaenoic Acid) – một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của thai nhi cho đến hai năm đầu đời sau sinh. Khi bà bầu ăn mắm tôm sẽ có DHA kích thích trí thông minh cho trẻ

[recommendation title=”Lưu ý:”]

Đối với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng mắm tôm. Vì lúc này thai kỳ chưa ổn định nên không an toàn cho thai nhi. Hơn nữa, mắm tôm có mùi rất nặng nên có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên.

[/recommendation]

Mách mẹ cách chọn mua mắm an toàn hợp vệ sinh

Như vậy, bà bầu không những được ăn mắm tôm mà còn mang đến nhiều lợi ích cho thai kỳ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho thai nhi, bạn nên lưu ý cách chọn mắm tôm ngon và hợp vệ sinh theo các tiêu chí dưới đây:

  • Màu sắc: Mắm tôm có màu quen thuộc là màu sim chín, một số nơi có màu tím nhẹ. Nếu thấy mắm tôm có màu tím đỏ chắc chắn đây là sản phẩm có pha phẩm màu tuyệt đối không nên mua. 
  • Mùi vị: Bạn nên chọn mắm tôm khi chín có mùi cực kỳ đặc trưng là hơi nồng, nhưng ngửi kỹ sẽ thấy thơm nhẹ và vị khá mặn. Nếu bạn thấy mắm tôm có mùi vị lạ nhưng không tanh thì là mắn pha thì không nên chọn mua.
  • Chọn mua mắm tôm ở những nơi uy tín, chất lượng: Mắm tôm dễ dàng mua được ở các chợ và cửa hàng đồ khô nhưng bạn nên chọn nơi bán sản phẩm chất lượng và uy tín. Nếu bạn ăn những món có mắm tôm tại các hàng quán thì nnên lựa chọn nơi ăn uống hợp vệ sinh và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Nếu mua về nhà chế biến cần chú ý đến nhãn mác của mắm; tránh mua những loại mắm tôm không rõ nguồn gốc hoặc mắm tôm nghi bị nhiễm khuẩn.

Bạn có thể cùng MarryBaby thảo luận về vấn đề bà bầu có ăn được mắm tôm và bà bầu ăn được mắm nêm không trên cộng đồng MarryBaby nhé. Tại đây các chuyên gia sẽ trực tiếp trả lời và tư vấn cho bạn cách ăn uống như thế nào để tốt cho thai nhi.

Bà bầu có ăn được mắm tôm không và cách lựa mắm như thế nào?

Bà bầu nên ăn mắm tôm như thế nào cho an toàn?

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và bên cạnh tìm hiểu về vấn đề bà bầu ăn mắm tôm được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách ăn mắm tôm sao cho đúng và tốt cho thai kỳ.

  • Không ăn mắm tôm sống: Bạn tuyệt đối không được ăn mắm tôm sống vì dễ bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, bạn chỉ ăn mắm tôm khi đã được chưng chín thôi nhé.
  • Không kết hợp mắm tôm với các thực phẩm sống khác: Nếu bạn kết hợp ăn mắm tôm với các loại thực phẩm sống khác như rau sống, thịt cá sống thì rất dễ bị nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.

>> Bạn có thể xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn

Gợi ý món ăn kết hợp với mắm tôm cho mẹ bầu

1. Bún đâu mắm tôm, chả cốm

Bà bầu ăn bún đậu mắm tôm được không? Được mẹ nhé. Nhưng thay vì ra quán ăn, mẹ nên chế biến bún đậu ngay tại nhà vừa đảm bảo nguồn vệ sinh, vừa đầy đủ nguyên liệu cho mẹ chọn lựa theo từng khẩu vị những ngày thèm ăn. 

Nguyên liệu:

  • Thịt ba chỉ: 500gr
  • Đậu hũ chiên: 10 miếng
  • Chả cốm: 300gr
  • Bún tươi: 1kg
  • Mắm tôm: 1/2 bát
  • Ớt băm 1 muỗng cà phê
  • Nước cốt chanh 1 muỗng canh
  • Đường trắng 1 muỗng canh
  • Bột ngọt 1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 6 muỗng canh
  • Tía tô 100gr, rau thơm các loại 50gr
  • Dưa chuột: 3 quả

Cách làm món bún đậu mắm tôm thơm ngon khó cưỡng:

Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): 

  • Đậu cắt thành từng miếng vuông chiên giòn.
  • Thả từng miếng chả cốm vào chảo dầu chiên lên, lật đều 2 mặt cho đến khi chả cốm giòn.
  • Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, luộc chín. Tiếp theo, cắt mỏng thịt ba chỉ và xếp ra đĩa.
  • Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng.
  • Tía tô, rau thơm các loại nhặt bỏ cành, lá già, dập úa sau đó rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 30 phút rồi vớt ra rổ, vẩy sạch nước. Bún lá cắt miếng vừa ăn.

Bước 2 (bí kíp pha mắm tôm ngon): 

  • Trộn 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê ớt băm vào mắm tôm, khuấy đều. Sau đó, bạn cho 2, 3 thìa dầu nóng vừa rán đậu vào, tiếp tục khuấy đều.

Bước 3 (trình bày món ăn):

  • Mẹ dọn các nguyên liệu đậu chiên, thịt ba chỉ cắt lát, dưa leo, rau thơm lên đĩa hoặc mẹt, trang trí một chút cho món ăn thêm đẹp, hấp dẫn hơn

[recommendation title=””]

Bên cạnh tìm hiểu bà bầu có ăn được mắm tôm không; bạn có thể xem thêm bài bà bầu ăn được bún đậu mắm tôm không trên MarryBaby nhé.

[/recommendation]

2. Mắm tôm chưng trứng vịt

bà bầu ăn mắm tôm được không

Món ăn nghe có vẻ hơi lạ nhưng lại khá tốn cơm trong những ngày nhạt miệng. Mẹ bầu đã thử chưa?

Nguyên liệu: Mắm tôm, trứng vịt, thịt heo xay, rau ăn kèm: chuối chát, khế chua, rau thơm.

Cách làm món ăn:

  • Đập trứng vào chén, cho mắm, thịt heo vào đánh đến khi nổi bọt.
  • Nêm chút tiêu, bột nêm, đường vừa miệng ăn.
  • Chưng cách thủy mắm trong nồi khoảng 20 phút.
  • Lấy ra ăn nóng với chuối chát, khế chua, cơm trắng rất ngon.

3. Thịt rang mắm tôm

bà bầu có ăn được mắm tôm không

Tới đây chắc mẹ đã trả lời được câu hỏi “bà bầu ăn mắm tôm được không” rồi nhỉ. MarryBaby sẽ mách mẹ một trong những món ăn được nhiều người yêu thích đó là thịt rang mắm, mẹ bầu vừa có thể trổ tài món ăn như một cách thỏa cơn thèm, lại vừa gắn kết tình cảm gia đình trên mâm cơm nữa đó.

Nguyên liệu: Thịt lợn, mắm tôm sạch, hành củ, hành lá, tỏi, nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt.

Cách làm món ăn thịt rang mắm:

  • Đầu tiên, mẹ chuẩn bị thịt heo, hành lá, hành củ, tỏi rửa sạch, cắt nhỏ vừa ăn.
  • Tiếp theo, phi hành củ, tỏi với dầu ăn, cho thịt heo vào rang vàng rồi cho mắm tôm vào đảo đều.
  • Đảo đến khi mắm tôm quyện đều vào miếng thịt thì cho thêm đường, đun lửa nhỏ thêm khoảng 5 – 10 phút.
  • Cuối cùng, mẹ nêm nếm lại cho vừa ăn, cho thêm hành lá, tiêu vào cho dậy mùi món ăn, rồi tắt bếp
  • Món ăn kèm với cơm nóng hoặc bún cũng được mẹ nhé.

[inline_article id=279680]

Ngày nay, ngoài mắm tôm trên thị trường có rất nhiều loại mắm khác nhau, để đảm bảo mẹ không gặp vấn đề khi mang thai bé, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn ăn loại mắm nào trong giai đoạn thai kỳ đầy khó khăn này nhé ! Bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mắm tôm được không 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Review 5 loại thuốc Magnesi B6 được khuyến nghị

Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai quyết định tình trạng sức khỏe của mẹ và em bé. Lúc này, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, trong đó có Magnesi B6. Vậy Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Bài viết dưới đây cung cấp chi tiết về tầm quan trọng của nó trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cùng tham khảo nhé.

1.  Magnesi B6 là gì?

Để biết Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần hiểu thêm về thành phần cũng như đặc tính của loại dưỡng chất này. 

Magnesi B6 là thuốc thuộc nhóm thuốc bổ thần kinh với thành phần hoạt chất bao gồm:

  • Magnesi: 

Là một ion dương có nhiều trong nội bào, có tác dụng làm giảm kích thích và giảm dẫn truyền của nơron. Magnesi tham gia vào nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể con người.

Magnesi tham gia vào quá trình trao đổi chất và hoạt động “không bị gián đoạn” của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, nó có vai trò trong việc truyền các xung thần kinh trong não, kiểm soát lượng đường, cholesterol “xấu” trong máu và huyết áp. 

Đối với phụ nữ mang thai, Magnesi có vai trò trong điều trị sản giật và các cơn hen suyễn trong thai kỳ.

Hàm lượng Magnesi bình thường trong cơ thể thường ở mức > 17mg/L. 

  • Vitamin B6: 

Là một đồng yếu tố, hỗ trợ trong việc hấp thu Magnesi tại ruột và tế bào. Vitamin B6 thực hiện nhiều vai trò trong cơ thể, hầu hết liên quan đến chuyển hóa protein. 

Vitamin B6 có tác dụng ‘hộ tống’ Magnesi vào các tế bào nơi cần thiết. Điều này thực sự quan trọng bởi vì thực tế có nhiều người bị thiếu Magnesi nhẹ. Do đó, điều quan trọng là phải hấp thụ càng nhiều càng tốt.

Lượng khuyến nghị Magnesi hàng ngày chỉ là hơn 1mg mỗi ngày đối với người lớn (1,3-1,7mg).  

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bầu uống vitamin E được không và có an toàn không?

2. Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu và thai nhi

Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu

magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu
Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Đây là hoạt chất cần thiết và quý giá cho sự phát triển của thai nhi.

Theo các chuyên gia, khoảng 60 – 80% phụ nữ mang thai bị thiếu Magnesi. Vì vậy, mẹ cần bổ sung dưỡng chất này thông qua dinh dưỡng hoặc thuốc Magnesi B6. Vậy Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu?

  • Điều chỉnh độ co giãn của tử cung, là ngăn ngừa sẩy thai trong giai đoạn đầu.
  • Tham gia vào quá trình hình thành nhau thai – “liên kết” chính giữa mẹ và thai nhi.
  • Tham gia vào quá trình hình thành não và mô xương ở trẻ.
  • Giúp mẹ đối phó với căng thẳng do những thay đổi trong cuộc sống.
  • Giúp mẹ dễ ngủ, giảm nguy cơ bị phù nề và chuột rút ở chân.

Đối với thai nhi

Không chỉ Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu mà còn cho cả em bé. Việc mẹ bầu duy trì một mức đủ Magnesi trong cơ thể là một trong những yếu tố cơ bản để hình thành một thai nhi khỏe mạnh. Sự thiếu hụt chất này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại – có thể dẫn đến sự phát triển các khuyết tật về thể chất của em bé.

Khi con chào đời, việc theo dõi tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống của bé là vô cùng quan trọng. Sau cùng, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất duy nhất cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu cơ thể mẹ bầu không bị thiếu vi chất dinh dưỡng thì thai nhi sẽ có đủ vi chất này để phát triển bình thường ngay từ khi còn nhỏ.

3. Thực phẩm giàu Magnesi cho bà bầu

Bên cạnh việc tìm hiểu xem Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ có thể dung nạp Megnesi bằng cách đường ăn uống.

Nhìn chung, các nguồn giàu Magnesi là rau xanh, quả hạch, hạt, đậu khô, ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì, lúa mì và cám yến mạch. Trong đó, một số loại cụ thể dưới đây giàu Magnesi mà mẹ nên có trong bữa ăn hàng ngày của mình, theo Cleverlan Clinic (Mỹ) gồm:

  • Hạt bí ngô – nhân hạt: Khẩu phần 28 gram, 168 mg
  • Hạnh nhân, rang khô: Khẩu phần 28 gram, 80 mg
  • Cải bó xôi, luộc: Khẩu phần cỡ ½ chén, 78 mg
  • Hạt điều rang khô: Khẩu phần cỡ 28 gram, 74 mg
  • Đậu phộng rang: Cỡ khẩu phần ¼ cốc, 63 mg
  • Ngũ cốc, lúa mì vụn: Khẩu phần cỡ 2 bánh quy lớn, 61 mg
  • Sữa đậu nành: Khẩu phần cỡ 1 cốc, 61 mg
  • Đậu đen nấu chín: Khẩu phần cỡ ½ chén, 60 mg
  • Sô cô la đen – 60-69% cacao: Khẩu phần 28 gram, 50 mg
  • Bơ đậu phộng, mịn: Khẩu phần 2 muỗng canh, 49 mg
  • Bánh mì, lúa mì nguyên cám: Khẩu phần cỡ 2 lát, 46 mg
  • Quả bơ: Khẩu phần cỡ 1 cốc, 44 mg
  • Khoai tây, nướng cả vỏ: Khẩu phần 100 gram, 43 mg
  • Gạo lứt, nấu chín: Khẩu phần cỡ ½ chén, 42 mg
  • Sữa chua, trơn, ít béo: Khẩu phần 220 gram, 42 mg
  • Bột yến mạch ăn liền: Kích thước khẩu phần 1 gói, 36 mg
  • Chuối: Khẩu phần 1 trái, 32 mg
  • Cá hồi, Đại Tây Dương, nuôi: Khẩu phần 85 gram, 26 mg
  • Sữa: Khẩu phần cỡ 1 cốc, 24–27 mg
  • Nho khô: Cỡ khẩu phần ½ cốc, 23 mg
  • Ức gà quay: Khẩu phần cỡ 85 gram, 22 mg
  • Thịt bò, xay, 90% nạc: Khẩu phần 85 gram, 20 mg
  • Bông cải xanh, cắt nhỏ & nấu chín: Khẩu phần cỡ ½ chén, 12 mg
  • Cơm trắng, nấu chín: Khẩu phần cỡ ½ chén, 10 mg
  • Táo: Khẩu phần cỡ 1 trái, 9 mg
  • Cà rốt, sống: Khẩu phần cỡ 1 trái vừa, 7 mg

4. Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Cách uống như thế nào?

uống magie B6 vào lúc nào
Ngoài việc tìm hiểu xem Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ có thể đọc thêm về các loại thực phẩm chức năng bổ sung thêm vi chất này và cách ăn uống để nạp đủ dinh dưỡng cho bé yêu nhé.

Sau khi hiểu được Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, mẹ cần chú ý đến liều lượng cách dùng cũng như thời gian phù hợp để bổ sung dưỡng chất này. Mặc dù Magnesi B6 tốt cho sức khỏe, mẹ không nên tự ý sử dụng nó mà chưa có lời khuyên của bác sĩ.

  • Liều lượng

Theo mức khuyến nghị, mẹ bầu cần 350mg Magnesi và 1,9 miligam (mg) vitamin B6 mỗi ngày kèm với chế độ ăn uống lành mạnh.

  •  Thời điểm

Hầu hết các loại thuốc Magnesi đều có thể sử dụng trong ngày.

  • Cách dùng

Để đạt hiệu quả cao nhất, mẹ không nên uống Magnesi B6 cùng với canxi (nếu có).

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh đây là loại thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Bà bầu nên uống vitamin tổng hợp vào lúc nào tốt nhất?

4. Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Tác dụng phụ ra sao?

Bên cạnh việc tìm hiểu Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, các mẹ cũng nên nắm rõ những ảnh hưởng của nó khi tình trạng thiếu hụt hay dư thừa vi lượng. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

Tiêu chảy và mất nước: Magnesi có thể gây kích thích nhu động ruột ở một vài phụ nữ mang thai, từ đó dẫn tới tiêu chảy, đau quặn bụng và giảm ngon miệng. 

Đau dạ dày: Việc bổ sung Magnesi B6 quá mức có thể dẫn tới tình trạng tương tự như ốm nghén ở mẹ bầu.

[inline_article id=78870]

5. Một số lưu ý khi sử dụng Magnesi B6

Không phải lúc nào cũng có một chế độ ăn uống được suy nghĩ kỹ lưỡng cũng đảm bảo rằng mẹ bầu nhận được đủ lượng Magnesi. 

Magnesi B6 được các chuyên gia khuyến nghị nên dùng vì nó là sự kết hợp chặt chẽ giữa vitamin B6 và Magnesi. Thứ nhất, vitamin B6 thúc đẩy sự hấp thụ Magie. Thứ hai, ở phụ nữ mang thai và cho con bú, tình trạng thiếu Magnesi tương tự như thiếu vitamin B6. 

Một điều mẹ nên chú ý khi lựa chọn một loại thuốc là Magnesi có trong nó ở dạng nào. 

Trong số đó, Magnesium B6 dạng lỏng được cơ thể hấp thụ nhanh hơn. Và điều này cực kỳ quan trọng khi có nguy cơ thiếu Magnesi cấp tính. 

6. Những loại thuốc và thực phẩm chức năng chứa Magnesi B6 cho bà bầu

Thực phẩm chức năng Blackmores Bio Magnesium

Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu với Magnesi B6 Bio Magnesium của Blackmores? Là sản phẩm bổ sung Magnesi của hãng Blackmores nổi tiếng tại Úc, B6 Bio Magnesium là sản phẩm chứa Magnesi liều cao (440mg Magie/viên nén) và thành phần vitamin C, D. Các vitamin này cung cấp năng lượng cho cơ bắp, nhờ vậy mà cơ quan này được giảm đau nhanh chóng.

Thực phẩm chức năng chứa Magnesi của Mỹ – High Potency Magnesium

Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, chế thành và đóng gói bởi công ty chuyên về vitamin bổ sung nổi tiếng – Nature Made. Trong một viên nang mềm chứa đến 400mg Magnesi. Sản phẩm hỗ trợ thần kinh ổn định, góp phần chuyển hóa thức ăn thành nguồn năng lượng có ích nuôi khắp cơ thể. Đây là thuốc được đa số mẹ bầu trên thế giới tin dùng.

 Viên uống Doctor’s Best High Absorption Magnesium

Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu? Doctor’s Best High Absorption Magnesium được điều chế và sản xuất bởi công ty chuyên về thực phẩm chức năng – Doctor’s Best – của Mỹ. Sản phẩm rất nổi tiếng và được các mẹ bầu tại Mỹ sử dụng phổ biến. Lượng Magnesi trong sản phẩm không độn thêm bởi những chất khác. Chính điều này giúp dưỡng chất Magnesi dễ hấp thụ vào cơ thể và phát huy nhanh tác dụng.

Ngoài ra sản phẩm không chứa phẩm màu, không gluten và hóa chất gây hại. Đặc biệt rất thích hợp cho những mẹ bầu ăn chay vì viên uống được điều chế hoàn toàn bằng thực vật.

Thuốc Magnesi B6 cho bà bầu Magne Corbiere

Thuốc magie B6 cho bà bầu Magne Corbiere

Sản phẩm được điều chế theo công nghệ Sanofi (Pháp), sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Ngoài hoạt chất Magnesi, sản phẩm còn cung cấp thêm vitamin B6, từ đó hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các biến chứng thai kỳ của mẹ. Đồng thời cải thiện giấc ngủ ngon giúp cơ thể giảm bớt căng thẳng mệt mỏi.

Lưu ý, vì đây là thuốc nên cần có sự chỉ định, kê toa và hướng dẫn của bác sĩ thì mẹ bầu mới nên dùng nhé.

Bột Magnesi Úc Swisse Ultiboost High Strength Magnesium Powder Orange

Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ Úc. Ngoài thành phần Magnesi có ích, sản phẩm còn chứa lượng lớn vitamin C và kẽm. Tất cả phối hợp tạo nên một “bức tường miễn dịch” khỏe mạnh giúp mẹ chống chọi với các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, loại này ít được dùng bởi phụ nữ mang thai, mẹ có thể cân nhắc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh vấn đề Magnesi B6 có tác dụng gì cho bà bầu, mỗi loại thuốc đều có ưu cũng như nhược điểm riêng biệt. Điều quan trọng là mẹ phải hiểu rõ nhu cầu và cơ địa của bản thân để tìm ra loại thuốc thích hợp mẹ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

Tiêu chảy khi mang thai là một trong những khó chịu mà mẹ có thể gặp phải.  Tình trạng mất nước do tiêu chảy có thể nghiêm trọng, thậm chí gây chết người. Do đó, mẹ nên chú ý để phòng tránh hiện tượng này, đặc biệt là khi đang mang thai. Bài viết này sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì mà không ảnh hưởng đến con yêu.

1. Nguyên nhân nào khiến mẹ bị tiêu chảy khi mang thai?

Sự thay đổi chế độ ăn uống

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo thai nhi nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi thức ăn đôi khi có thể gây ra đau bụng hoặc tiêu chảy.

Dị ứng với một số loại thực phẩm

Cơ thể mẹ có thể trở nên nhạy cảm với các loại thực phẩm cụ thể. Mặc dù chúng có thể là những thực phẩm mẹ thường ăn trước đây, nhưng những loại thực phẩm này cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy nếu mẹ ăn chúng trong thời kỳ mang thai.

Sự thay đổi nội tiết tố. 

Đôi khi hormone của mẹ bầu có thể tăng tốc độ quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng bà bầu bị tiêu chảy.

Việc bổ sung vitamin

Việc mẹ uống vitamin trước khi sinh là rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày và khiến mẹ tiêu chảy.

2. Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên làm gì?

Đợi để tình trạng này qua đi

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày nếu mẹ bị ngộ độc thực phẩm, do vi rút hoặc vi khuẩn trong đường ruột.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, uống gì? Nên bù nước cho cơ thể

bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì

Mẹ bầu cần uống nhiều nước, nước trái cây và nước canh để bù nước và thay thế các chất điện giải mà cơ thể đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung lượng chất lỏng đã mất, nước trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước dùng sẽ giúp bổ sung natri cho mẹ.

Gặp bác sĩ

Nếu tình trạng tiêu chảy của mẹ bầu không hết sau hai hoặc ba ngày, mẹ sẽ cần tiến hành khám sức khỏe và có thể lấy máu để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy.

Hạn chế thực phẩm gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần

Mẹ nên hạn chế những loại thức ăn nhiều chất béo, chiên, thức ăn cay, sữa và bơ sữa, và thức ăn giàu chất xơ.

Vậy ngoài những liệu pháp điều trị trên, bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì để không gặp vấn đề phiền toái này mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi? Dưới đây là một số loại thực phẩm vàng mẹ bầu không nên bỏ qua để phục hồi cơ thể nhanh chóng.

3. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu bị tiêu chảy nên ăn theo chế độ BRAT (viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng).

Đây là những loại thức ăn dễ tiêu hóa và có thể làm dịu các triệu chứng của các vấn đề về dạ dày, đặc biệt là tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên ăn từ 1 đến 2 ngày, sau đó kết hợp với các loại thực phẩm khác như:

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ nên ăn chuối

bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì

Chuối được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng và rất có lợi cho người đang bị tiêu chảy. Các thành phần chất xơ hòa tan trong chuối có vai trò làm tăng sinh khối phân cầm tiêu chảy và cân bằng lợi khuẩn đường ruột.

Ngoài ra, chuối cũng rất dễ tiêu hóa, vậy nên, mẹ bầu hãy ăn từ 2 – 3 quả mỗi ngày cho đến khi vấn đề tiêu chảy được bình ổn trở lại.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 9 lợi ích khi bà bầu ăn chuối xanh

Cà rốt

Cà rốt cũng là một trong những loại rau củ mà mẹ nên bổ sung khi không biết bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì. Lượng pectin có trong cà rốt có khả năng làm tăng trọng lượng phân vì thế hạn chế tình trạng tiêu chảy.

>>> Mẹ xem thêm nhé: Những tác dụng của nước ép cà rốt đối với sức khỏe mẹ bầu

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Sữa chua không đường để bù lợi khuẩn cho ruột

Sữa chua không đường chứa probiotics, một loại vi sinh vật có lợi cho đường ruột, giúp diệt khuẩn, ổn định niêm mạc ruột ngăn chặn tình trạng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai.

Cơm trắng

Cơm trắng cũng chứa ít chất xơ, nhờ vậy mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Mặt khác, tinh bột cũng giúp hút bớt nước, giúp kết cấu của phân trở nên đặc hơn, hạn chế tình trạng tiêu chảy

Bánh mì trắng hoặc bánh quy

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Hãy cân nhắc đến các loại thực phẩm từ tinh bột, như bánh mì trắng hoặc bánh quy. Lượng tinh bột trong bánh mì trắng giúp hút nước trong lòng ruột, làm chậm quá trình đi ngoài. Lượng muối trong bánh quy làm chậm quá trình mất nước và cân bằng điện giải cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi.

Nước dừa

Nước dừa giàu kali, nên có khả năng bù điện giải, bổ sung nước và lượng khoáng chất mà cơ thể bà bầu bị mất đi khi bị tiêu chảy.

Thế nhưng, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa nhé.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Trứng gà

bà bầu bị tiêu chảy ăn gì thì tốt

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu nên bổ sung trứng gà nhé. Mẹ nên ăn trứng gà luộc hoặc áp chảo với ngải cứu, lá mơ. Tuyệt đối không ăn trứng rán với dầu, bơ bởi vì chất béo sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn.

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì? Quả việt quất giàu anthocyanin

Việt quất chứa nhiều anthocyanin, có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc ruột. Thêm vào đó, việt quất còn chứa chất giúp ngăn chặn quá trình bài tiết chất lỏng trong lòng ruột. Đây cũng là một lựa chọn khi mẹ không biết khi bị tiêu chảy nên ăn gì để mau khỏi bệnh.

4. Các dấu hiệu nguy hiểm cần gặp bác sĩ

Mặc dù tiêu chảy thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc mất nước trong cơ thể. Mẹ bầu không được chủ quan và hãy thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải những trường hợp như sau:

  • Tiêu chảy kéo dài hơn một hoặc hai ngày
  • Xuất hiện những cơn co thắt
  • Sốt hoặc nôn mửa 
  • Đau ở bụng dưới
  • Tình hình càng tồi tệ và nguy hiểm hơn

Hi vọng rằng những chia sẻ về việc bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì vừa rồi đã giúp mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc tốt bản thân trong thai kỳ.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu bị điện giật có sao không? Những điều mẹ cần biết

Trên thực tế, cơ thể con người được cho là một chất dẫn điện khá tốt. Vì vậy, khi tiếp xúc trực tiếp với dòng điện có thể bị điện giật. Việc xảy ra tai nạn điện giật trong thời kỳ mang thai là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc của nhiều bà mẹ về việc bà bầu bị điện giật có sao không.

1. Nguyên nhân bà bầu bị điện giật

Mặc dù mẹ thường có xu hướng cẩn thận hơn trong quá trình mang thai nhưng vẫn có những trường hợp tai nạn xảy ra. Trong số đó là hiện tượng bị điện giật. Trước khi trả lời câu hỏi bà bầu bị điện giật có sao không, mẹ cùng điểm qua những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này nhé.

Mẹ bầu bị điện giật vì các lý do sau:

  • Thiết bị, dụng cụ điện trong gia đình bị hư hỏng hoặc rò rỉ
  • Vừa sạc thiết bị điện tử vừa dùng. Thường gặp nhất là sạc điện thoại di động.
  • Dây dẫn điện bị mòn hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
  • Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò rỉ điện
  • Hệ thống dây điện trong nhà lắp đặt không hợp lý hoặc xuống cấp
  • Đường dây điện bị rơi xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện

2. Bà bầu bị điện giật có sao không?

Khi mẹ bầu bị điện giật, dòng điện sẽ truyền đến tất cả các bộ phận của cơ thể, mang lại rủi ro xấu nhất cho thai nhi khi chúng đi qua tử cung, nhau thai và nước ối. Tuy nhiên, bà bầu bị điện giật có sao không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như cường độ dòng điện, trạng thái của mẹ bầu…Nếu dòng điện nhẹ và thời gian tiếp xúc với dòng điện ngắn thì bị điện giật khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi. 

Với dòng điện mạnh, thời gian tiếp xúc lâu… thì rất có thể sẽ gây hại cho thai nhi, nghiêm trọng hơn là tính mạng người mẹ.

Vì da của thai nhi có khả năng truyền dòng điện hiệu quả, điều này làm tăng nguy cơ bị thương cho bé. Trên thực tế, da của thai nhi đã được chứng minh là có khả năng chống lại dòng điện đi qua ít hơn 200 lần so với da sau khi sinh. Người ta ước tính rằng việc tiếp xúc trực tiếp với dòng điện từ 100V – 380V, 25mA trong 0,3 giây có thể gây tử vong cho thai nhi.

Do đó, mẹ bầu cần hết sức thận trọng để không có những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

>>> Mẹ có thể quan tâm: Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

3. Bà bầu bị điện giật có sao không? Làm gì khi mẹ không may bị điện giật nhẹ?

Để đảm bảo được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho cơ thể mẹ và em bé, mẹ cần lắng nghe những dấu hiệu cơ thể trong vòng 2-3 ngày sau khi bị điện giât.

Nếu thai nhi vẫn hoạt động bình thường với những cử động nhẹ nhàng, mẹ cũng không có những cơn gò bất thường hay bị chảy máu thì chứng tỏ con vẫn ổn định và có sức khỏe tốt. 

Nếu trong 3 ngày, những triệu chứng bất thường xảy ra, mẹ bầu cần di chuyển đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ. 

Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần thoải mái, không lo âu sau khi bị điện giật là điều vô cùng cần thiết. Các mẹ nên giữ vững chế độ ăn và sinh hoạt bình thường để em bé có đủ dưỡng chất phát triển khỏe mạnh.

4. Bà bầu bị điện giật có sao không? Khi nào mẹ cần đi gặp bác sĩ?

bị điện giật khi mang thai

Mẹ có những dấu hiệu sau đây cần sự can thiệp của bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Khó thở
  • Vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim)
  • Đau cơ và co thắt..
  • Mất ý thức
  • Xuất hiện vết bỏng đáng chú ý trên da
  • Rơi vào tình trạng bất tỉnh
  • Bị tê, ngứa ran hay gặp phải những vấn đề liên quan đến thị giác, thính giác hay giao tiếp
  • Mang thai trên 20 tuần thai kỳ 

>>> Mẹ có thể cần xem: Nguy cơ sảy thai, bà bầu nên dè chừng với những dấu hiệu này

4. Các mẹo để phòng tránh điện giật khi mang thai

Mẹ bầu có thể làm giảm nguy cơ bị điện giật trong nhà bằng cách thực hiện một số biện pháp phòng ngừa:

  • Không sử dụng dây dẫn hoặc thiết bị mở rộng nếu dây bị hỏng hoặc sờn
  • Để các thiết bị điện tránh xa khu vực ẩm ướt
  • Mang giày đế cao su hoặc nhựa khi sử dụng các thiết bị điện, đặc biệt là ở những nơi ẩm ướt, trên sàn bê tông hoặc ngoài trời.
  • Lắp đặt các công tắc an toàn trong nhà có mẹ bầu và trẻ nhỏ
  • Mua bảng điện di động có tích hợp công tắc an toàn
  • Sử dụng có đồ dụng kim loại có chân cao su

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng bình xịt chống tĩnh điện trên quần áo và đồ đạc để giảm sự tích tụ electron. 

Bài viết trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh câu hỏi bà bầu bị điện giật có sao không  MarryBaby hy vọng mẹ đã trang bị cho mình có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình mang thai để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con nhé.

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thai máy nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách để thai máy ổn định

Khoảng thời gian bé đạp mạnh hay yếu sẽ tiết lộ cho mẹ biết con có đang trong tình trạng ổn định hay không? Vậy thai máy nhiều có sao không?

Nguyên nhân thai máy nhiều, thai máy nhiều có sao không?

Thai máy vì nguyên nhân gì, mẹ biết chưa?

Đối với các mẹ bầu, mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác nhau, tần suất chuyển động của mỗi bé yêu cũng rất khác nhau. Thực tế, thai nhi thường đạp nhiều hay không là do thói quen sinh hoạt hàng ngày của mẹ.

Thai nhi đạp nhiều hơn bình thường hoặc thai nhi đạp nhiều vào bụng dưới trong các trường hợp sau:

  • Sau khi mẹ bầu ăn: Bé thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ, giống như cách bé phản ứng lại với các chất kích thích không tốt cho sức khỏe. Ví dụ khi mẹ ăn đồ thực phẩm cay, nóng hay uống các loại đồ uống có cồn… thì bé sẽ phản ứng lại bằng cách đạp và lăn lộn nhiều hơn.
  • Khi mẹ ở nơi có ánh sáng mạnh hay âm thanh lớn: Từ 16 tuần tuổi thai, thai nhi có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh. Do đó, thai nhi có thể chuyển động, đạp nhiều hơn khi mẹ bầu sinh hoạt trong môi trường này. Nếu mẹ để ý có âm thanh lớn reo lên như tiếng còi xe, tiếng nổ,… bé cưng cũng có thể giật mình y như mẹ.
  • Khi mẹ nằm nghiêng bên trái: Thai máy nhiều có sao không?  Đây có thể là lý do khiến thai máy nhiều hơn bình thường vì khi mẹ bầu nằm nghiêng sang trái, tuần hoàn của cơ thể sẽ tốt hơn nên lượng oxy và dưỡng chất đưa đến thai nhi cũng nhiều hơn.
  • Ban đêm: là một trong những lý do giúp mẹ trả lời “ Thai máy nhiều có sao không”. Do không gian yên tĩnh, thanh vắng và đây cũng là khoảng thời gian mẹ bầu nghỉ ngơi nên có thể cảm nhận thai đạp nhiều, cử động rõ ràng hơn.
  • Thói quen xấu của mẹ: Thai nhi đạp nhiều có sao không? Sức khỏe của mẹ cũng phản ánh được tần suất con đá nhiều hay ít. Nếu mẹ hút thuốc, đang bị căng thẳng quá mức hoặc có thói quen ăn uống không theo khoa học thì bé rất dễ bị ảnh hưởng ít đi hoặc nhiều hơn.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu vào cuối tam cá nguyệt thứ 2 và 3, thai nhi đạp thường xuyên hơn. Nguyên nhân của việc đạp nhiều là do em bé đang lớn lên khiến không gian trong tử cung đang dần hẹp lại mà thôi.

Vậy thai máy nhiều có sao không? Theo các bác sĩ sản khoa, em bé đạp nhiều vẫn tốt hơn là em bé ít đạp, ít vận động. Nguyên do là bởi ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé cưng cũng cần vận động để xương, khớp và các cơ quan của bé phát triển đúng cách.

Vậy khi nào thai máy nhiều là bất thường?

Trong trường hợp bé đạp nhiều một cách bất thường (hơn 30 lần 1 giờ) có thể là do dây rốn quấn cổ hay thiếu oxy,… Khi ấy, các mẹ nên đi khám ngay. 

Mẹ cần làm gì khi thai nhi cử động nhiều?

Mẹ có tinh thần và dinh dưỡng tốt thì thai máy nhiều có sao không? Câu trả lời là không, mẹ yên tâm nhé.

Ngoài theo dõi sự chuyển động của thai máy thường xuyên. Mẹ cũng cần thực hiện những điều sau đây để bé phát triển một cách tốt nhất.

Thăm khám bác sĩ: Để biết được thai máy nhiều có sao không? Bác sĩ sẽ thực hiện một số trắc nghiệm giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của con, cũng như biến động của tim thai. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nếu không hấp thu đủ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất lẫn trí tuệ. 

Thai máy nhiều có sao không? Nếu mẹ bầu đang gặp các vấn đề bất thường về thai máy nhiều hay ít, mẹ nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như chất đạm từ thịt, cá… các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, ăn nhiều trái cây, rau xanh,… nhằm hỗ trợ sự phát triển tế bào não cũng như tăng khả năng hấp thu các loại vitamin A, D, E… tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn cá đuối được không? Mẹ đừng bỏ qua kẻo hại thai nhi nhé!

Tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai: Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, làm những điều mình yêu thích và lao động nhẹ nhàng để cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn hứng khởi để chào đón bé yêu ra đời.

Khi nào thi thai máy?

Tùy theo từng trường hợp mà hiện tượng thai máy xuất hiện khi nào. Thông thường thai máy dao động khoảng từ 18-25 tuần của thai kỳ, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy chuyển động của con yêu như một cách phản ứng lại với mẹ và môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn, thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ bầu đang tiêu thụ.

Theo dõi thai máy là một việc làm vô cùng quan trọng mà các mẹ cần phải chú ý. Cảm nhận và đếm chính xác số lần thai máy là việc mẹ làm để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Khi số lần thai máy giảm, đó là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe của thai nhi yếu đi. Khi thai nhi không còn thai máy hoặc có mà yếu thì rất dễ xảy ra tình trạng thai suy hay thai đã chết

Do đó, trong trường hợp thai máy ít tất nhiên là đáng lo ngại và mẹ cần mau chóng đến bệnh viện. Nhưng khi thai máy nhiều có sao không? Câu trả lời là không quá đáng lo ngại, miễn là thai máy vẫn ở mức giới hạn. Vậy giới hạn thai máy quá nhiều cần đi khám ngay là gì? Mời mẹ xem tiếp phần bên dưới.

Có thể nói không gì tuyệt vời hơn khi thấy con yêu phát triển khỏe mạnh như bạn đồng trang lứa, mẹ đừng quên ngoài thời gian dành cho bản thân, mẹ cũng nên nói chuyện, thủ thỉ với con hàng ngày. Vì có vậy, con mới cảm thấy yên tâm hơn, liên kết hơn khi được sinh ra. Hi vọng qua bài viết mẹ sẽ có câu trả lời cho riêng mình “Thai máy nhiều có sao không” mẹ nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu ăn lòng lợn được không và những điều mẹ cần biết!

Lòng lợn (lòng heo) là món ăn thơm ngon quen thuộc trên mâm cơm người Việt, có thể chế biến thành các món như lòng lợn luộc, lòng xào với rau củ, cháo lòng,… bởi lẽ món ăn mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nhiều mẹ thắc mắc bà bầu ăn lòng lợn được không? Mẹ bầu hãy đọc ngay bài viết của MarryBaby để được giải đáp nhé.

Vì sao bà bầu hay thèm ăn lòng lợn (lòng heo)?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, có người ăn uống bình thường, có người chỉ cần ngửi mùi thức ăn cũng đã nôn ói đến xanh mặt. Ngược lại, có những mẹ khi nghén thì kể cả những món ăn chưa bao giờ đụng đũa lại trở thành món khoái khẩu trong thai kỳ. 

Lòng lợn – một trong những món ăn chơi nhiều người ưa thích cũng nằm trong số đó. Nhiều mẹ bầu khi ốm nghén lại thèm đến mức không ăn không chịu được, ngon khiến mẹ khó cưỡng lại.

Một lý do khiến lòng lợn trở nên hấp dẫn với mẹ bầu là vì món ăn này được ăn kèm với các loại rau thơm, mắm tôm hoặc nước mắm, các loại gia vị giúp kích thích vị giác mẹ bầu ăn ngon miệng hơn. Có thể vì lẽ đó nên mẹ bầu hay “bất chợt” thèm món ăn này.

Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Giá trị dinh dưỡng có trong lòng lợn

Khi mang thai, liệu bà bầu ăn lòng lợn có tốt không trong khi đây là một loại thực phẩm từ nội tạng động vật? Trao đổi về vấn đề này, các chuyên gia y tế cho biết: Hầu như các cơ quan nội tạng của lợn nói chung và lòng lợn nói riêng đều mang đến giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho mẹ mang thai và trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.Chất dinh dưỡng có trong nội tạng lợn chứa nhiều vitamin, chất đạm và chất béo. Do đó, nếu mẹ bầu ăn với tần suất và lượng vừa phải, hợp quy trình chế biến sạch sẽ vệ sinh, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tốt của thai nhi, bản thân mẹ cũng không gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

Giá trị dinh dưỡng của lòng lợn 

Trong 100 gram lòng lợn chứa:

  • Calories: 175
  • Chất đạm: 27 gram
  • Vitamin B12: 1,386% RDI*
  • Đồng: 730% RDI
  • Vitamin A: 522% RDI
  • Riboflavin: 201% RDI
  • Niacin: 87% RDI
  • Vitamin B6: 51% RDI
  • Selenium: 47% RDI
  • Kẽm: 35% RDI
  • Sắt: 34% RDI

(*) RDI: Khẩu phần ăn hàng ngày tham khảo.

Ngoài ra, lòng heo còn chứa kali, magie, phốt pho, choline, selen và giàu vitamin D, E, K… Vậy nếu mẹ thắc mắc bà bầu có ăn được lòng lợn không thì câu trả lời là có. Những dưỡng chất có trong lòng heo tốt cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu ăn lòng lợn có tốt không? Lợi ích của lòng lợn (lòng heo) đối với mẹ bầu:

  • Hỗ trợ cơ và xương: Lòng heo chứa nhiều protein, giúp sửa chữa những mô bị hư hỏng và xây dựng cơ bắp, có thể giảm các cơn đau lưng, cơ khi mang thai.
  • Phòng chống thiếu máu: Món ăn này giàu vitamin B12, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, suy nhược, mệt mỏi mẹ bầu hay gặp trong thai kỳ.
  • Hỗ trợ duy trì cân nặng: Thực phẩm giàu protein có thể giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm tình trạng ăn vặt, từ đó hỗ trợ giảm cân. Hơn nữa, lòng heo chứa ít calo và chất béo so với các nguồn protein động vật khác, vậy nên tốt cho việc duy trì cân nặng khi mang thai.
  • Tốt cho sức khỏe của não, cơ và gan: Thịt nội tạng là một trong những nguồn cung cấp choline tốt nhất trên thế giới. Choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe của não, cơ và gan mà nhiều mẹ bầu có thể hấp thụ chưa đủ mỗi ngày.
  • Nguồn cung cấp nucleotide: Bà bầu ăn lòng lợn được không? Bên cạnh các loại thịt gia cầm, cá thì thịt nội tạng, bao gồm lòng lợn đóng vai trò cung cấp nucleotide rất tốt cho cơ thể. Nucleotide hoạt động như các khối xây dựng để tổng hợp ARN, ADN, các tín hiệu nội bào và sản xuất năng lượng cho toàn bộ các cơ quan.
bà bầu ăn lòng lợn có tốt không
Bà bầu có ăn được lòng heo không? Câu trả lời là có, vì lòng heo chứa nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho mẹ và bé.

Mẹ bầu ăn nhiều lòng heo có sao không?

Thực phẩm nào cũng vậy, dù tốt thì ăn nhiều cũng sẽ không tốt. Lòng lợn giàu dưỡng chất, do đó, việc cân đối tần suất và khẩu phần ăn rất quan trọng để mẹ bầu không bị dư chất, gây nguy hại cho thai nhi. Việc ăn quá nhiều lòng lợn sẽ khiến mẹ có nguy cơ gặp rắc rối với các vấn đề sau:

  • Lượng cholesterol tăng cao

Trong lòng heo cũng chứa một lượng cholesterol cao, không tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ước tính, 56g thịt nội tạng cung cấp 105mg cholesterol, tương đương 36% RDI. Một nghiên cứu với 9.000 người ở Hàn Quốc đã cho thấy những người tiêu thụ thịt nội tạng động vật ở mức vừa phải có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn so với những thường xuyên sử dụng loại thực phẩm này.

  • Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Nguy cơ nhiễm bệnh từ thực phẩm bẩn

Bà bầu ăn lòng lợn được không? Ăn thịt nội tạng, đặc biệt là những món chưa được nấu chín kỹ, có thể bị liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Đặc biệt, trong quá trình sơ chế, xử lý thịt nội tạng, có thể gây ô nhiễm chéo cho các thức ăn khác. Điều này gây ra nguy cơ dẫn tới tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn. Đây là những căn bệnh nguy hiểm cho mẹ bầu.

  • Dư thừa vitamin A gây ngộ độc 

Lòng lợn rất giàu vitamin A, dù vậy, khi ăn quá nhiều món ăn này, hậu quả sẽ là ngộ độc vitamin A và lượng Đồng cao bất thường. Điều này có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi và nhiễm độc gan mẹ bầu. Các bác sĩ khuyến cáo rằng mẹ bầu không nên ăn thịt nội tạng nhiều hơn 1 lần/tuần trong thai kỳ.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Ăn rau muống không đúng cách: Hại mẹ, thiệt con!

Bà bầu ăn lòng lợn được không? Những điều cần chú ý trước khi ăn

bà bầu có nên ăn lòng lợn không
Bà bầu cần lưu ý chỉ ăn lòng lợn không quá 1 lần/tuần trong thai kỳ của mình nhé.

Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Mẹ bầu có thể sử dụng lòng heo để làm các món hầm, nấu cháo, chế biến xúc xích, pate… thay đổi khẩu vị trong những ngày chán cơm. Thực tế, một số mẹ bầu ở nhiều nước trên thế giới cũng ăn những món này trong thai kỳ và nhận được nhiều lợi ích đáng kể.

Tuy nhiên, khi ăn, mẹ cần lưu ý:

  • Bà bầu ăn lòng lợn được không? Chỉ ăn đúng theo khuyến cáo của bác sĩ, hoặc ít hơn nếu bạn là người có vấn đề về sức khỏe, béo phì hoặc cao huyết áp. Tốt hơn hết, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn ăn thịt nội tạng (lòng heo) trong thai kỳ.
  • Bà bầu có ăn được lòng lợn không? Đối với những bà bầu mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, hàm lượng cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, thừa cân béo phì thì không nên ăn lòng lợn.
  • Khi mua, mẹ nên chọn mua loại lòng còn tươi, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, không mua các loại có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi.
  • Để đảm bảo an toàn, tốt nhất mẹ bầu nên nắm rõ nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khỏe mạnh không mắc bệnh.
  • Bà bầu ăn lòng lợn được không? Khi ăn nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường như nôn ói nhiều hoặc dị ứng,… mẹ bầu cần tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Bà bầu ăn củ kiệu được không? Những món mẹ cần tránh

Ngoài lòng lợn, mẹ bầu nên tăng cường thêm nhiều thực phẩm khác tốt cho sức khỏe như rau xanh, củ quả, nước ép trái cây. Đồng thời, bổ sung thịt, cá, tôm vào khẩu phần ăn mỗi ngày để dung nạp đủ nguồn chất dinh dưỡng cần thiết nhất.

Bài viết trên đây hy vọng đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “bà bầu có ăn được lòng lợn không” từ đó mẹ không còn lo sợ mỗi khi buồn miệng và muốn ăn lòng lợn nữa nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên đi xe máy đường dài? Những lưu ý về an toàn mẹ cần biết

Nhiều mẹ bầu thích tự mình lái xe đi làm, đi công việc vì có thể chủ động giờ giấc và không làm phiền người khác. Tuy nhiên trong thời gian này, đặc biệt trong những tháng cuối chuẩn bị sinh, khi đi xe máy mẹ cần phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề bà bầu có nên đi xe máy đường dài không dưới bài viết sau đây nhé!

Bà bầu có nên đi xe máy đường dài không?

Trong thời gian mang thai, hormone trong cơ thể sẽ thay đổi, dẫn đến các triệu chứng của thai kỳ như ốm nghén, mệt mỏi,… Những triệu chứng này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu khi lái xe. Do đó, mẹ lái xe đường gần cũng nguy hiểm chứ đừng nói chạy đường dài. Trên thực tế, có một số phụ nữ không được phép lái xe trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Vậy bà bầu có nên đi xe máy đường dài không? Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy bà bầu đi xe máy đường dài có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng với tình hình giao thông phức tạp và không khí ô nhiễm như hiện nay ở Việt Nam tại các thành phố lớn, tốt nhất mẹ không nên đi xe máy đường dài một mình.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mẹ không nên đi xe máy đường dài vì các lý do chính như sau: 

  • Ở thành phố lớn thường có nhiều phương tiện di chuyển, thậm chí có các xe chạy nhanh và vượt ẩu. Trong khi đó, mẹ bầu bụng to, khó giữ thăng bằng trên xe máy, lại phản ứng chậm nếu xảy ra va chạm. Do vậy, mẹ không nên đi xe máy đường dài để đề phòng tình huống bất ngờ, gặp tai nạn, dẫn tới sảy thai, động thai.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non

  • Bà bầu có nên đi xe máy đường dài không? Không nên. Bên cạnh những con đường lớn, các thành phố cũng có những con đường nhỏ với mặt đường lồi lõm, nhiều ổ gà, nhiều đường nhỏ hẹp, khúc cua gấp, gây bất lợi cho mẹ bầu khi tự lái xe.
  • Khói bụi, ô nhiễm môi trường, nắng nóng oi bức trên đường cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu. Thời gian chờ đợi khi tắc đường sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi và kiệt quệ.
  • Những mẹ bầu mang thai tháng cuối, cơ thể nặng nề, kém linh hoạt nên dễ gặp va chạm nếu đi xe máy. Ngay cả những va chạm nhỏ cũng có khiến cho tâm lý bà bầu bị kích thích, gây ra tình trạng co thắt bụng dưới, có nguy cơ dẫn đến sinh non.  Đây là những giúp mẹ trả lời câu hỏi bà bầu có nên đi xe máy đường dài không?
  • Đỗ xe máy hoặc dắt xe máy cũng là một hoạt động nặng nhọc đối với mẹ bầu. Do mẹ phải dùng lựa khá nhiều khi dắt và đẩy xe. Do đó, nếu mẹ còn thắc mắc bà bầu có nên đi xe máy đường dài không thì câu trả lời là không

bà bầu đi xe máy đường xa

Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Không. Đặc biệt với mẹ bầu đã có tiền sử bị sảy thai, động thai, hay mắc các biến chứng như nhau bong non, nhau thai tiền đạo, nhau thai thấp, sa tử cung… thì tuyệt đối không đi xe máy bởi chỉ một chấn động nhẹ cũng sẽ gây ra tác động xấu cho thai nhi.

Bà bầu có nên đi xe máy đường dài? Lời khuyên cho mẹ nếu phải di chuyển đường dài

Dù lý thuyết là thế, thực tế nhiều mẹ bầu vì nhiều lý do vẫn buộc phải tham gia giao thông trong những tháng cuối thai kỳ. Trong trường hợp mẹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi xe máy, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề như sau trước khi lưu thông trên đường:

  • Đội mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn kể cả khi lái xe hay ngồi sau xe người khác lái
  • Không đi xe máy trong giờ cao điểm vì dễ bị kẹt xe và gặp tai nạn
  • Mang áo khoác dạ quang dễ nhìn thấy từ xa trong trường hợp đi xe máy vào buổi tối
  • Không đi xe máy khi trời mưa hoặc sau cơn mưa vì đường trơn đường trượt và tầm nhìn bị hạn chế, nguy cơ xảy ra tai nạn cao.
  • Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Để an toàn, mẹ nên lái xe với tốc độ chậm, hạn chế vượt các xe khác trên đường di chuyển và chú ý thao tác ổn định, giữ bình tĩnh để đảm bảo an toàn cho thai nhi không bị ảnh hưởng mạnh.
  • Sử dụng loại xe máy nhỏ, dễ dắt và nên thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra xe để tránh tình trạng xe bị hư giữa đường.

>>> Mẹ có thể đọc thêm: Lỡ uống thuốc say xe khi mang thai, chị em cần làm ngay điều gì?

Một số cách giúp hạn chế bà bầu đi xe máy đường xa một mình

Trong thời gian mang thai, việc tự đi xe máy có thể không tốt cho mẹ và bé. Những va chạm bất ngờ, xóc trên đường có thể dẫn đến sinh non và các biến chứng khi mang thai khác. Mẹ có thể thử một số cách sau để tránh phải tự lái xe:

1. Đi cùng với người thân, bạn bè

Bà bầu đi xe máy đường dài được không? Trong trường hợp cần, mẹ bầu có thể đi cùng với người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp bằng xe máy, ô tô nếu muốn ra ngoài đi chợ, đi làm hay đến bệnh viện để khám thai. Mẹ bầu sẽ không phải tự điều khiển xe, từ đó, tránh được va chạm trên đường.

2. Đi bằng xe ôm hoặc taxi

Bà bầu đi xe máy đường dài không phải là giải pháp tối ưu cho mẹ khi mà hiện nay các hãng xe công nghệ đang rất phổ biến, giá cả phải chăng. Mẹ có thể chỉ cần một cái điện thoại là có thể tự đặt cho mình loại xe di chuyển như ý muốn rồi đó.

3. Đi xe buýt

Với các mẹ bầu có nhiều thời gian hơn thì cũng có thể thử các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt. Các tuyến xe buýt có lộ trình di chuyển đến khắp các quận huyện trong thành phố sẽ giúp mẹ bầu đến nơi an toàn. Ghế ngồi trên xe buýt cũng được ưu tiên cho bà bầu nên mẹ không cần phải lo lắng sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải đứng quá lâu.

bà bầu đi xe máy đường dài

Mang thai là thời điểm mẹ bầu cần được chăm sóc kĩ nhất từ người thân trong gia đình. Do đó, khi gặp bất kỳ trục trặc trong vấn đề di chuyển đường dài mẹ đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ từ người thân. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp mẹ giải tỏa câu hỏi khó nhằn “bà bầu có nên đi xe máy đường dài không” từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe cho mình và con yêu tốt nhất.